Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn rèn luyện kĩ năng đọc hiểu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá học si...

Tài liệu Skkn rèn luyện kĩ năng đọc hiểu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá học sinh thpt theo định hướng phát triển năng lực

.PDF
52
1233
127

Mô tả:

 TÊN CƠ SỞ ĐƯỢC YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN: Trường THPT Bình Minh TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Trần Quốc Việt - Tổ chuyên môn: Văn – Sử - Địa – GDCD - Chuyên môn giảng dạy: Ngữ văn - Điện thoại: 0916588136 - Email: [email protected] - Địa chỉ: Khối 6, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG. - Tên sáng kiến: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo định hướng phát triển năng lực - Lĩnh vực áp dụng: Thực hiện kiểm tra, đánh giá trong dạy và học Ngữ văn tại trường trung học phổ thông. Chú trọng ứng dụng, rèn luyện các kĩ năng cần thiết để học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. Giải pháp cũ thường làm Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc kiểm tra, đánh giá ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là: - Quá trình dạy học ngữ văn vẫn còn nặng về truyền thụ tri thức một chiều, vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năn vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường trung học phổ thông. - Hoạt động kiểm tra đánh giá chua đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “đọc-chép” thuần tuý, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiếm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa thực sự đồng bộ hiệu quả. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học 2 tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế. Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau: - Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa cao. Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học còn hạn chế. - Lý luận về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách có hệ thống; còn tình trạng vận dụng lý luận một cách chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục còn nghèo nàn. - Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục. Ở các trường trung học của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa chú trọng vấn đề đọc hiểu. Hoạt động đọc thường chỉ chú ý đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc chiếu lệ trước khi giảng một bài. Kế thừa truyền thống giáo dục thời thuộc địa chúng ta có môn Giảng văn, tiếp thu giáo dục xô viết ta có hình thức phân tích tác phẩm văn học. Giảng văn hay phân tích là việc làm của thầy có tính thị phạm trên lớp nhằm giúp học sinh hiểu văn, chứ không nhằm đào tạo năng lực tự đọc – hiểu văn bản cho học sinh. Khái niệm đọc chỉ hạn chế trong việc đào tạo, đọc chính âm, đọc diễn cảm. Khái niệm đoc – hiểu chưa có. Chưa có môn đọc – hiểu văn bản. Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hay giáo viên cho về nhà đều gắn với phân tích và giảng văn. Dù là giảng văn hay phân tích văn học đều có cơ sở đọc- hiểu văn ở trong đó, sông đây là các định hướng khác nhau. Giảng văn phân tích là việc của giáo viên, giáo viên là chính, học sinh là phụ. Đọc – hiểu thì khác: đọc – hiểu là việc của học sinh, 3 giáo viên hướng dẫn. Từ sự khác nhau đó mà việc soạn bài, soạn câu hỏi, soạn giáo án cũng khác hẳn nhau. Xây dựng bộ môn đọc – hiểu văn bản văn học có quy củ ở trường phổ thông phải là công việc của tương lai gần. Hiện tại, chúng ta chuẩn bị tư tưởng, kĩ năng cho bộ môn đó, đưa dần môn giảng văn, phân tích sang môn đọc văn. II.Giải pháp mới cải tiến trong kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn 1. Những đổi mới, cải tiến dưới góc nhìn so sánh. Quá trình phát triển của xã hội kéo theo sự thay đổi của nhiều lĩnh vực, giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, giáo dục từ lâu luôn được coi là nền tảng, động lực tạo nên bước đột phá về kinh tế, khoa học – công nghệ, làm phong phú đời sống tinh thần con người. Xuất phát từ vị thế nổi bật như vậy, các quốc gia phát triển luôn chú trọng đầu tư cho giáo dục, trong đó chú trọng vào việc bồi dưỡng khả năng tư duy của con người, bởi vì: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy cho con người biết tư duy” (T. Edison). Từ việc tư duy, người học sẽ thể hiện những năng lực nổi bật của bản thân đối với cộng đồng, có khát vọng cống hiến. Với tư cách là bộ môn cơ bản, môn Ngữ văn cũng đã có những đổi mới quan trọng cả về nội dung chương trình và cách thức kiểm tra, đánh giá. Việc đổi mới tập trung vào đánh giá nhận thức, năng lực của học sinh. Để nhận thức rõ hơn sự đổi mới, chúng ta hãy tiếp cận hai nhóm ví dụ sau đây: Mã đề 1: Câu 1: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Câu 2: Thế nào là ngôn ngữ khoa học? Hiểu thế nào là tính khái quát, trừu tượng trong phong cách ngôn ngữ khoa hoc? Câu 3: Nêu ý nghĩa câu thơ đề từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Mã đề 2: 4 ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích (A) và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: (A) Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. (Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn, tập 2) Câu 1: Nêu hoàn cảnh liên quan đến nhân vật Tràng được thể hiện trong đoạn trích trên. Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong vế in đậm của câu sau: Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Em hiểu gì về cuộc sống qua cách miêu tả đó? Câu 3: Hành động, tâm lí của hình tượng người đàn bà nói lên điều gì bản chất con người này? Câu 4: Việc sử dụng từ ngữ trong diễn đạt của đoạn văn dưới đây có chỗ chưa phù hợp, hãy sửa lại thành đoạn văn khác chuẩn xác hơn và súc tích hơn mà vẫn giữ được ý chính: Cuộc sống “vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. 5 Đọc đoạn trích (B) và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: (B) Là những người thua cuộc trong trận đấu với Bờ Biển Ngà, nhưng cách hành xử đầy văn hóa của cả cổ động viên và các cầu thủ Nhật đã khiến thế giới phải nể phục. Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, những người Nhật đã nán lại, cầm theo những chiếc túi nhựa để nhặt rác vương vãi tại khu vực ghế ngồi của các cổ động viên Nhật. Trong lúc cổ vũ, họ cũng giống như cổ động viên đến từ các nước khác, có vứt rác xuống khán đài, nhưng khi trận đấu kết thúc, chính họ sẽ ở lại để thu dọn rác mà mình đã vứt ra… Tại Nhật, hành động này sẽ chẳng có gì đặc biệt bởi đó đã là thói quen của người Nhật từ bao lâu nay. Mỗi khi tham gia vào những sự kiện lễ hội, thể thao, họ luôn có ý thức giữ gìn cảnh quan nơi mình tới. Trước khi rời sân đấu, những cầu thủ của đội Nhật đã xếp hàng ngay ngắn, cúi đầu hướng về phía những cổ động viên trung thành, đã lặn lội đi theo họ sang tận Brazil để cổ vũ. Các cầu thủ Nhật đã ở lại để xin lỗi những cổ động viên nước mình. (Theo dantri.com.vn,16/6/2014) Câu 5. Trận đấu giữa Nhật Bản với Bờ Biển Ngà diễn ra vào ngày 15/6/2014, hãy cho biết đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào của văn bản? Câu 7. Đoạn trích trên thể hiện những hành vi ứng xử nào của cổ động viên và cầu thủ Nhật Bản? Những hành vi ứng xử đó phản ánh điều gì về con người và đất nước Nhật Bản? Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ nhận thức bài học cuộc sống cho bản thân từ các thông tin được đề cập trong đoạn trích trên. Từ mã đề 1 và mã đề 2, chúng ta có thể hình dung quá trình đổi mới qua bảng so sánh sau: 6 MÃ ĐỀ 1 MÃ ĐỀ 2 - Thực hiện trong kiểm tra - Thực hiện trong KTĐG đánh giá KTĐG) thường thường xuyên hoặc định kì. ĐIỂM GIỐNG NHAU xuyên hoặc định kì. - Sử dụng kiến thức đã học - Sử dụng kiến thức đã trong chương trình phổ học trong chương trình thông. phổ thông. - Yêu cầu học sinh ghi - Yêu cầu học sinh đọc và nhớ, thuộc kiến thức để giải quyết vấn đề bằng khả trả lời theo đúng chuẩn năng nhận thức, tư duy kiến thức của chương dựa trên vốn kiến thức đã trình. nhà trường phổ thông. ĐIỂM KHÁC NHAU có trong quá trình học tập ở - Chú trọng đánh giá khối - Chú trọng đánh giá kĩ lượng kiến thức học sinh năng nắm bắt, vận dụng cần nắm được kiến thức để từ đó thể hiện các năng lực quan trọng của học sinh: tư duy, sáng tạo, cảm thụ,... Như vậy, quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn đã có những đổi mới quan trong với những yếu tố đặc trưng, bản chất như sau: MÃ ĐỀ 1 MÃ ĐỀ 2 Mục tiêu dạy học được mô Kết quả học tập cần đạt được Mục tiêu giáo dục tả không chi tiết và không mô tả chi tiết và có thể quan sát, nhất thiết phải quan sát, đánh giá được; thể hiện được đánh giá được. mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục 7 Việc lựa chọn nội dung Lựa chọn nội dung nhằm đạt dựa vào các khoa học được kết quả đầu ra đã quy Nội dung giáo dục chuyên môn, không gắn định, gắn với các tình huống với các tình huống thực thực tiễn. Chương trình chỉ quy tiễn. Nội dung được quy định những nội dung chính, định chi tiết trong chương không quy định chi tiết trình Giáo viên là người truyền - Giáo viên chủ yếu là người tổ thụ tri thức, là trung tâm thức, hỗ trợ học sinh tự lực và của quá trình dạy học. tích cực lĩnh hội tri thức. Chú Phương pháp Học sinh tiếp thu thụ động trọng sự phát triển khả năng giải những tri thức được quy quyết vấn đề, khả năng giao định sẵn dạy học tiếp… - Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành. Chủ yếu dạy học lý thuyết Tổ chức hình thức học tập đa dạng trên lớp chú ý các hoạt động xã hội, ngoại Hình thức khoá, nghiên cứu khoa học, trải dạy học nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực dựng chủ yếu dựa trên sự đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá ghi nhớ và tái hiện nội dung trình học tập, chú trọng khả năng vận đã học dụng trong các tình huống thực tiễn. 8 MÃ ĐỀ 1- Xây dựng theo chương trình giáo dục định hướng nội dung học: Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục “định hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, càng lên khối lớp cao hơn việc tiếp nhận trở nên bất cập. Do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng giáo viên “đọc hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” học sinh diễn ra khá phổ biến. Trong các giờ đọc hiểu văn học, học sinh thường nghe và ghi chép lại những bài giảng của giáo viên hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Hơn nữa, văn bản được đọc hiểu chủ yếu là văn bản văn học, có rất ít văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình, SGK. Việc đánh giá kỹ năng đọc của học sinh hiện nay thường diễn ra dưới hai hình thức: Kiểm tra miệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiếm tra viết (viết về một vấn đề nào đó của văn bản đã học). Hình thức này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại văn bản khác nhau của người học. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên, ngày nay chương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau” - Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. 9 Do đó, việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời. - Chương trình dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động. MÃ ĐỀ 2 - xây dựng theo chương trình giáo dục định hướng năng lực: Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh. Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn 10 nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầu đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc vào quá trình thực hiện. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn…. - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hoá các nội dung hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể….Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản….; 11 - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học. 2. Khái quát về kĩ năng và ngữ liệu minh chứng 2.1. Khái quát về kĩ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc. Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm…giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi. Như vậy, kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ năng cũng đều trải qua những bước sau đây: - Hình thành mục đích. Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tôi có lợi gì?”… - Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu về mức độ hoàn thành chương trình của học sinh. Cũng có những kế hoạch chi 12 tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”. - Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường và từ thày của mình. - Luyện tập kỹ năng: có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện tập với thầy cô hoặc tự mình luyện tập. - Ứng dụng và điều chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình. Trong quá trình dạy học, các kĩ năng cùng với kiến thức và thái độ hình thành nên năng lực của cá nhân. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hoá những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới. Nếu nhìn nhận kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, thì kĩ năng chính là cách thức, con đường để học sinh khám phá và bồi dưỡng năng lực của mình. Khả năng đáp ứng phù hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trọng của năng lực, tuy nhiên, khả năng đó có được lại dựa trên sự đồng hoá và sử dụng có cân nhắc những kiến thức, khả năng vận dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Các kĩ năng được hình thành ở bản thân mỗi học sinh thể hiện trong các mức độ nhận thức của quá trình học tập. Người ta chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng như sau: 13 Các mức Các bậc trình độ quá trình nhận thức Các đặc điểm Tái hiện - Nhận biết lại cái gì đã học Hồi tưởng Nhận biết lại theo cách thức không thay thông tin Tái tạo lại đổi. 1. - Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không thay đổi 2. Xử lí thông tin Hiểu và vận dụng - Phản ánh theo ý nghĩa cái Nắm bắt ý nghĩa đã học Vận dụng - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự Xử lí, giải quyết vấn đề 3. Tạo thông tin - Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng - Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới - Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng Tổng hợp theo các mức quá trình nhận thức và trình độ nhận thức để giúp các em học sinh làm tốt bài đọc hiểu, đề tài tập trung vào các kĩ năng sau: - Kĩ năng nắm bắt, hồi tưởng và khái quát thông tin. - Kĩ năng xử lí thông tin. - Kĩ năng tạo thông tin. 14 Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Không thể có năng lực về toán nếu không có kiến thức và được thực hành, luyện tập trong những dạng bài toán khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi. 2.2. Ngữ liệu minh chứng MÃ ĐỀ 2: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích (A) và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: (A) Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. (Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn, tập 2) Câu 1: Nêu hoàn cảnh liên quan đến nhân vật Tràng được thể hiện trong đoạn trích trên. Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong vế in đậm của câu sau: Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Em hiểu gì về cuộc sống qua cách miêu tả đó? 15 Câu 3: Hành động, tâm lí của hình tượng người đàn bà nói lên điều gì bản chất con người này? Câu 4: Việc sử dụng từ ngữ trong diễn đạt của đoạn văn dưới đây có chỗ chưa phù hợp, hãy sửa lại thành đoạn văn khác chuẩn xác hơn và súc tích hơn mà vẫn giữ được ý chính: Cuộc sống “vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Đọc đoạn trích (B) và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: (B) Là những người thua cuộc trong trận đấu với Bờ Biển Ngà, nhưng cách hành xử đầy văn hóa của cả cổ động viên và các cầu thủ Nhật đã khiến thế giới phải nể phục. Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, những người Nhật đã nán lại, cầm theo những chiếc túi nhựa để nhặt rác vương vãi tại khu vực ghế ngồi của các cổ động viên Nhật. Trong lúc cổ vũ, họ cũng giống như cổ động viên đến từ các nước khác, có vứt rác xuống khán đài, nhưng khi trận đấu kết thúc, chính họ sẽ ở lại để thu dọn rác mà mình đã vứt ra… Tại Nhật, hành động này sẽ chẳng có gì đặc biệt bởi đó đã là thói quen của người Nhật từ bao lâu nay. Mỗi khi tham gia vào những sự kiện lễ hội, thể thao, họ luôn có ý thức giữ gìn cảnh quan nơi mình tới. Trước khi rời sân đấu, những cầu thủ của đội Nhật đã xếp hàng ngay ngắn, cúi đầu hướng về phía những cổ động viên trung thành, đã lặn lội đi theo họ sang tận Brazil để cổ vũ. Các cầu thủ Nhật đã ở lại để xin lỗi những cổ động viên nước mình. (Theo dantri.com.vn,16/6/2014) 16 Câu 5. Trận đấu giữa Nhật Bản với Bờ Biển Ngà diễn ra vào ngày 15/6/2014, hãy cho biết đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào của văn bản? Câu 7. Đoạn trích trên thể hiện những hành vi ứng xử nào của cổ động viên và cầu thủ Nhật Bản? Những hành vi ứng xử đó phản ánh điều gì về con người và đất nước Nhật Bản? Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ nhận thức bài học cuộc sống cho bản thân từ các thông tin được đề cập trong đoạn trích trên. MÃ ĐỀ 3 (Dẫn theo tài liệu tập huấn, Bộ GD &ĐT, 2014): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 9 đến Câu 16: TRÁI TIM HOÀN HẢO Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm ; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói: - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. Cụ già trầm tĩnh đáp: - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè...Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống 17 nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tim tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề nhận lại được gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của mình trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong trái tim anh. (Theo Trí Quyển - Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TP HCM, 2006) Câu 9. Nội dung chính của văn bản trên là gì? ............................................................................................................................. Câu 10. Em hiểu thế nào về nhan đề Trái tim hoàn hảo? ............................................................................................................................. Câu 11. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? .......................................................................................................................... Câu 12. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì? ....................................................................................................................... Câu 13. Hãy cho biết ý nghĩa biểu tượng của những chi tiết sau: - vết sẹo:.................................................................................................... - đường rãnh khuyết: ................................................................................ - đường lởm chởm:.................................................................................... 18 Câu 14. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai. ................................................................................................................... Câu 15. Bài học gì được rút ra từ câu chuyện trên? .......................................................................................................................... Câu 16. Viết đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về câu văn: “Trái tim của anh không thật sự hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong trái tim anh.”? .......................................................................................................................... 3. Bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Để thực hiện đọc – hiểu và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên cần có thái độ cởi mở, chấp nhận những cách hiểu khác nhau miễn là có lí. Trong trường hợp có cách hiểu khác nhau thì giáo viên phát huy đối thoại, thảo luận, phân tích giá trị của từng cách hiểu dựa trên nền tảng kiến thức cơ bản, để lựa chọn cách hiểu có ý nghĩa nhất, hay nhất, có sức thuyết phục cao. 3.1. Kĩ năng nắm bắt, hồi tưởng và khái quát thông tin. Kĩ năng này giúp học sinh thực hiện các câu hỏi dạng tái hiện lại, nhận biết thông tin. Câu hỏi dạng tái hiện lại, nhận biết thông tin. Câu 1: Nêu hoàn cảnh liên quan đến nhân vật Tràng được thể hiện trong đoạn trích trên. MÃ ĐỀ 2 Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong vế in đậm của câu sau: Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy 19 Tràng về với một người đàn bà nữa.? Câu 5. Trận đấu giữa Nhật Bản với Bờ Biển Ngà diễn ra vào ngày 15/6/2014, hãy cho biết đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào của văn bản? Câu 7. Đoạn trích trên thể hiện những hành vi ứng xử nào của cổ động viên và cầu thủ Nhật Bản? Câu 9. Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 11. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức MÃ ĐỀ 3 biểu đạt nào? Câu 12. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên là gì? 3.1.1. Đối với những văn bản trong chương trình phổ thông. - Đọc kĩ ngữ liệu và xác định các đơn vị kiến thức cần thiết và liên quan: tác giả và tác phẩm (bối cảnh sáng tác, thể loại, nội dung cơ bản và đặc trưng nghệ thuật,...), vị trí đoạn trích,.... - Đọc kĩ các yêu cầu từ ngữ liệu để chuẩn bị thực hiện các yêu cầu: Lựa chọn đơn vị kiến thức trong bộ môn và liên môn phù hợp với yêu cầu. Muốn lựa chọn đúng và trúng yêu cầu, học cần nắm được đặc trưng bản chất cốt lõi của đơn vị kiến thức cần nêu ra. Nếu đề yêu cầu chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng thì học sinh phải hiểu được: Phương thức biểu đạt Đặc trưng, bản chất Tự sự Kể lại, thuật lại Miêu tả Thể hiện cụ thể về đặc trưng, chi tiết, vẻ đẹp, điểm nổi bật của đối tượng để người đọc hình dung cụ thể 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng