Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh thcs....

Tài liệu Skkn rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh thcs.

.PDF
28
10176
128

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Bàn về lời ăn tiếng nói, phải khẳng định rằng ông bà ta sâu sắc biết chừng nào khi đúc kết: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người ngoan ăn nói dịu dàng dễ nghe" Lời nhắc nhở trên đã phần nào cho ta thấy được vai trò của lời nói trong hoạt động giao tiếp. Bởi quá trình này không chỉ giúp chúng ta trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm mà nó còn là một trong những yếu tố, phương tiện hữu hiệu giúp ta tồn tại, thành công trong cuộc sống. Dù rằng ai cũng biết, con người khi sinh ra nếu không mắc phải khiếm khuyết về khả năng phát âm thì ai cũng có thể nói được tiếng mẹ đẻ của mình (chưa kể có những người có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ trên thế giới). Nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi tại sao trong "túi khôn" của ông cha ta ngày trước lại căn dặn rằng: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Chuyện "ăn, nói, gói, mở" đâu phải là một việc làm gì khó khăn đối với một người bình thường, thậm chí nó còn rất dễ dàng dù là với một đứa trẻ lên năm, lên mười. Nhưng có lẽ sự kết luận nào ở đây đi nữa cũng là quá vội vàng. Bởi đúng là đứa trẻ lên năm, lên mười nào cũng có thể "ăn, nói, gói, mở" nhưng "ăn, nói, gói, mở" theo đúng nghĩa (thể hiện được sự hiểu biết và cả sự khéo léo) của người nói thì tôi có thể khẳng định đó hoàn toàn không phải chuyện dễ. Vì để nói cho được hay không phải là một phản ứng vô điều kiện. Mà để có được khả năng đó, để có thể nói "Cho vừa lòng nhau" thì nó đòi hỏi cả một quá trình học tập, rèn luyện rất nghiêm túc và lâu dài. Một ví dụ rất rõ là chỉ riêng về lời nói, cách nói thôi, thì ông cha ta cũng đã cho cho con cháu đời sau như chúng ta biết bao bài học: "Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" Kinh nghiệm đó cũng đủ cho ta hiểu thấu vai trò của cách nói, cách giao tiếp của chúng ta hằng ngày. Trong khi đó lại có những người (thậm chí là rất nhiều) khi nói năng, giao tiếp bị nhận xét là: Nói như đấm vào lỗ tai hay nói như dùi đục chấm mắm cáy. Từ đó, chúng ta càng có đủ cơ sở để khẳng định: Nói thì ai cũng nói được nhưng để làm sao nói cho đúng, rồi từ đó nói cho hay thì quá trình này đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức "học nói" thật nghiêm túc. Tuy nhiên, một điều khiến chúng ta không khỏi lo lắng trước thực trạng ngày nay là khi đất nước ngày mỗi đi lên, ngày một phát triển, ngày một giàu đẹp thì tiếng Việt của chúng ta lại đang đứng trước nguy cơ bị mất dần đi sự trong sáng. Mà theo tôi nguyên nhân chính ở đây là do sự thiếu ý thức của người sử dụng (đa số là giới trẻ). Hằng ngày, ta sẽ rất dễ dàng bắt gặp tình huống sử dụng từ mượn, ngôn ngữ Chat, biệt ngữ xã hội một cách tùy tiện. Ví dụ: Thay bằng nói: Xin chào lại dùng hello, hi; tạm biệt (mình về đây, về nghe,..) lại dùng goodbye, bye,... Điều đó đã và đang làm tổn hại đến tài sản vô giá của đất nước (ngôn ngữ) và về lâu về dài còn ảnh hưởng tới văn hóa giao tiếp của cả thế hệ tương lai. Bản thân 1 là một giáo viên Ngữ văn, tôi thấu hiểu tại sao nhà văn Pháp An - phông - xơ Đô đê lại khẳng định: "Khi một đất nước rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù". Bởi tiếng nói chính là linh hồn dân tộc. Vì thế, ý thức bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt là một điều vô cùng hệ trọng. Bên cạnh đó, tôi thiết nghĩ rằng tiếng nói chẳng phải là một vật hữu hình để ta có thể cho vào rương, hòm để cất giữ. Cho nên, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phụ thuộc vào việc sử dụng ngôn ngữ của mọi người trong giao tiếp, học tập, làm việc,... Nói tóm lại là trong quá trình nói và viết. Vậy mà một thực tế đau lòng vẫn tồn tại đó là khi tôi đã không ít lần chứng kiến việc học sinh mắc rất nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt trong các bài viết của mình. Còn khi được cô thầy kiểm tra (bằng hình thức vấn đáp) thì khả năng nói (giao tiếp) của các em còn yếu kém hơn. Nhiều em ấp a ấp úng, lúng búng như ngậm hột thị, có em thì lại nói dây cà ra dây muống,...Vậy thử hỏi với cách nói năng như thế, sử dụng ngôn ngữ như thế và khả năng giao tiếp như thế sẽ có ảnh hưởng xấu như thế nào nếu sau này các em bước vào đời. Trong khi mục tiêu giáo dục hiện nay, xã hội hiện nay đòi hỏi con người phải phát triển một cách toàn diện, phải luôn trau dồi, thích nghi với guồng quay hối hả của cuộc sống năng động và hiện đại. Từ đó, đã đặt ra một yêu cầu cho học sinh ở tất cả các bậc học là trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, các em không chỉ phải tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ mà các em còn phải học và được trang bị các kĩ năng sống cơ bản. Đó có thể là kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, giao tiếp,...để các em có thể tự tin đối mặt với muôn vàn vấn đề khó khăn trong cuộc sống thực tại. Với lòng mong mỏi của bản thân có thể góp phần nhỏ bé trang bị cho các em khả năng tự tin trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và rộng ra là trong tất cả các mối quan hệ trong xã hội, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THCS". Với mục tiêu giúp các em rèn giũa khả năng giao tiếp để có thể tự tin, tự nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Và đây cũng chính là nền tảng vững chắc nhất cho các em khi bước vào đời. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Tôi thiết nghĩ, để thực hiện mong muốn rèn luyện cho các em khả năng giao tiếp thì đây là một việc làm lâu dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố (môi trường sống, môi trường học tập, sự giáo dục của gia đình, cách thức giao tiếp giữa thầy cô và học sinh,..). Bản thân là giáo viên Ngữ văn (vừa trực tiếp đứng lớp, vừa làm công tác chủ nhiệm) nên tôi tập trung vào việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho các em trong phạm vi nhà trường, tức là qua những giờ lên lớp, các tiết sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động ngoại khóa, các trò chơi, hoạt động tập thể,...Tôi đã tìm hiểu kĩ những mặt mạnh, mặt yếu của từng em, những khó khăn các em thường gặp phải trong vấn đề giao tiếp để có thể tư vấn, hướng dẫn các em những cách khắc phục hiệu quả nhất. Từ đó, giúp các em dần hình thành khả năng giao tiếp một cách tự tin trong môi trường học tập cũng như trong đời sống thường nhật. 2 Bên cạnh đó, qua đề tài tôi còn nêu ra các biện pháp, giải pháp thực hiện công việc cụ thể. Đồng thời, cũng làm rõ kĩ năng nào được tập trung, ưu tiên rèn luyện, đối tượng cần rèn luyện là ai, đặc điểm nào cần chú ý, nhiệm vụ nào cần hoàn thành và kết quả nào cần hướng đến và đạt được sau khi thực nghiệm. Và cuối cùng, đề tài còn có nhiệm vụ là cung cấp cách thức, giải pháp thực hiện, kết quả của quá trình thực nghiệm trong việc áp dụng. Để từ đó có thể nhân rộng và áp dụng đề tài vào thực tiễn nhằm không chỉ rèn luyện cho một lớp học, khóa học nào đó mà còn có thể rèn luyện ngày càng nhiều hơn nữa những thế hệ học trò vững kiến thức và vững cả khả năng hòa nhập trong cuộc sống. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: "RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THCS" là các em học sinh từ độ tuổi 11 đến 15 tuổi. Cụ thể trong đề tài này là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của trường THCS Trần Hưng Đạo, xã Tam Giang. Với nội dung trọng tâm là rèn luyện kĩ năng giao tiếp với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh; rèn luyện khả năng lựa chọn từ ngữ thích hợp với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp cụ thể nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho mỗi cuộc giao tiếp nhất định. I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Đề tài: "RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THCS" có giới hạn và phạm vi nghiên cứu đó là tập trung giáo dục cho các em biết cách nói năng, ứng xử hợp lí, khôn khéo với từng tình huống đặt ra. I.5. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được những kết quả như mong muốn, tôi đã cùng lúc vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp quan sát; - Phương pháp tìm hiểu; - Phương pháp trò chuyện; - Phương pháp điều tra (Câu hỏi tình huống, yêu cầu tạo lập văn bản, tái hiện hoặc xây dựng cuộc thoại…); - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp đánh giá; - Phương pháp kết luận,... II. Nội dung: II.1. Cơ sở lí luận: Thiết nghĩ, chúng ta phải khẳng định với nhau rằng con người được xem là tiến hóa hơn các loài động vật khác bởi chúng ta có ngôn ngữ, chữ viết để trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm với nhau. Vì thế hoạt động giao tiếp bên cạnh hoạt động lao động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của loài người. Có lẽ, sẽ chẳng có ai có thể sống một cách đúng nghĩa nếu không giao tiếp với đồng loại: "Một người đâu phải nhân gian Sống chăng chỉ đốm lửa tàn mà thôi" 3 Cho nên, chúng ta đều thấy ngay đến những người bị khiếm khuyết về ngôn ngữ, họ cũng không ngừng giao tiếp với những người xung quanh, thế giới xung quanh. Từ đó, ta dễ dàng lí giải tại sao hoạt động giao tiếp lại được đề cập, bàn luận trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống: Kinh tế học, Ngôn ngữ học, Chính trị học, Triết học, Văn học,...Trong mỗi lĩnh vực ngôn ngữ giao tiếp đều được nghiên cứu một cách rất nhiêm túc, bài bản để nâng hoạt động nói năng của con người trở thành một nghệ thuật. Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà nghệ thuật giao tiếp có thể được xem là một yếu tố vô cùng quan trọng, có thể quyết định sự thành bại trong sự nghiệp của một con người, vận mệnh của một dân tộc. Ví dụ: - Vào những giờ phút căng thẳng trên bàn đàm phán tại Giơ - ne - ver chẳng phải là nhờ sự khôn khéo của các nhà ngoại giao (cộng thêm chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ) mà chúng ta đã buộc kẻ thù phải kí kết vào bản hiệp định để miền Bắc nước ta được bước sang một trang sử mới. - Nhờ chiến lược ngoại giao khôn khéo mà chúng ta đã buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông, tránh đụng độ về quân sự và làm thất bại phần nào dã tâm của chúng. Xin nói thêm là cũng chẳng cần phải bàn đến những vấn đề đao to búa lớn đó mà chỉ cần đơn cử đến vấn đề hết sức nhỏ nhặt, thường nhật diễn ra hằng ngày quanh chúng ta như khi ta muốn một ai đó thuận theo yêu cầu của ta, chẳng phải ta phải nói năng cho thật khéo léo, thật vừa lòng người đó sao? Qua đó, tôi chắc rằng tất cả mọi người đều thật sự thấy rõ giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp là môn học quan trọng, là một kĩ năng sống không thể thiếu trong hành trang của mỗi người. Điều này, đã được kiểm nghiệm một cách hết sức nghiêm túc qua các bài viết, bài nghiên cứu, cẩm nang cũng như trong thực tiễn cuộc sống của chính chúng ta. II.2. Thực trạng: a) Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: - Môi trường học tập rộng mở và có nhiều thuận lợi; - Điều kiện kinh tế phát triển giúp các em có điều kiện đi nhiều, tiếp xúc nhiều; - Ngành giáo dục đã xây dựng chương trình Giáo dục kĩ năng sống toàn diện cho học sinh ở tất cả các cấp học; * Khó khăn: - Gia đình chưa chú trọng lắm đến việc điều chỉnh hành vi nói năng cho trẻ; - Trong quá trình giao tiếp hằng ngày, các em ít được sự quan tâm uốn nắn với những cách nói chưa đúng, chưa hay; - Môi trường xã hội phức tạp là tấm gương xấu cho các em học theo;... - Sự giao lưu, hòa nhập quốc tế đang diễn ra khá mau lẹ đã ảnh hưởng nhiều đến lối sống, hành vi, ngôn ngữ của các em. b) Thành công, hạn chế: * Thành công: 4 - Giúp các em hiểu vai trò to lớn của kĩ năng giao tiếp; - Nắm rõ được các nguyên tắc trong giao tiếp; - Biết được các cách thức giao tiếp; - Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả và tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. * Hạn chế: - Việc áp dụng đề tài còn hạn hẹp trong môi trường học tập; - Việc kết hợp rèn luyện kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng khác còn nhiều khó khăn; - Thời gian áp dụng đề tài chỉ mới bắt đầu được một thời gian ngắn; - Sự kết hợp giữa nhà trường, các giáo viên bộ môn, gia đình, cộng đồng để rèn luyện kĩ năng giao tiếp còn chưa thật nhuần nhuyễn,... c) Mặt mạnh, mặt yếu: * Mặt mạnh: - Đề tài đã đề cập đến vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với học sinh THCS nói riêng và con người nói chung; - Đề tài đem lại nhiều lợi ích thiết thực, nhiều mặt cho cá nhân mỗi học sinh để tăng khả năng biểu lộ tâm tư, tình cảm, nhận thức, tư duy, học hỏi cho các em học sinh; - Đề tài đã áp dụng những tình huống cụ thể, gần gũi thường gặp để các em có cơ hội thực hành, vận dụng hiệu quả những phần lí thuyết được học vào đời sống riêng của mình; * Mặt yếu: - Đối với một số em khả năng làm việc nhóm, sự tự tin, kĩ năng ứng phó với căng thẳng còn hạn chế thì sự tiến bộ của các em là chưa thật rõ rệt. d) Các nguyên nhân, yếu tố tác động: - Giao tiếp là hoạt động vô cùng cần thiết trong cuộc sống, chúng ta không thể sống mà không có sự giao tiếp với mọi người và thế giới xung quanh. - Sự trăn trở của một người dạy về ngôn ngữ, nghệ thuật sử dụng ngôn từ mà đôi khi phải chứng kiến cảnh học sinh ăn nói một cách vụng về hoặc không biết làm thế nào để diễn tả suy nghĩ của bản thân. - Bản thân tôi nhận thức được vai trò to lớn của giao tiếp. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Đất nước ta sau 40 năm độc lập đã đem đến cho mỗi người dân Việt Nam được quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Nhưng có lẽ, điều hạnh phúc hơn cả là sự thống nhất này tạo điều kiện thuận lợi để cho bao thế hệ con em của chúng ta được sống trong một thế giới thật sự an toàn. Hòa cùng với sự phát triển hằng ngày, hằng giờ của đất nước, các em cũng có nhiều hơn các cơ hội để học tập, giao lưu, học hỏi cùng bạn bè khắp nơi. Nếu như không nhìn sâu vào vấn đề này, ta ngỡ như đây là chuyện hết sức bình thường. Nhưng nếu suy ngẫm một cách nghiêm túc thì ta sẽ thấy rõ đây là một cơ hội to lớn. Vì rõ ràng rằng, môi trường học tập của một con người không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường hay trong sách vở mà môi trường học tập của các em hiện hữu ở mọi lúc, 5 mọi nơi bởi "Học thầy không tày học bạn". Do đó, hoạt động vui chơi, giao lưu sẽ giúp hình thành và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho các em một cách tự nhiên, không gò bó, cứng nhắc. Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục không ngừng áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến cùng với mô hình giáo dục truyền thống đã giúp cho cả thầy lẫn trò thay đổi về tư duy dạy - học. Đây không phải là một quá trình truyền thụ tri thức từ thầy đến trò nữa mà là quá trình học sinh chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của người thầy. Phương pháp này thật sự phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời cũng buộc các em phải vận dụng khả năng giao tiếp để trao đổi, tiếp nhận thông tin từ các hoạt động học tập với nhóm học tập của mình. Vì mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là đào tạo ra những con "mọt sách" mà là những thế hệ khỏe cả về thể lực lẫn trí lực. Các em không chỉ được trang bị về kiến thức mà còn được trang bị đầy đủ kĩ năng sống trong đó có kĩ năng giao tiếp. Đây chính là nguyên nhân để giúp các em phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh đó, các em còn được tạo nhiều điều kiện để thâm nhập cuộc sống, trực tiếp trải nghiệm những gì đã được học trong sách vở qua các hoạt động ngoại khóa. Chính điều này đã rèn luyện cho các em khả năng hòa nhập, linh hoạt xử lí các tình huống thường xảy ra, phát triển khả năng giao tiếp trong xã hội. Đồng thời, sự phát triển kinh tế cũng giúp cho các bậc phụ huynh có nhiều điều kiện chăm lo cho con cái của họ về mọi mặt. Thay vì phải tất bật với chuyện chén cơm manh áo, họ đã có nhiều thời gian hơn để quan tâm sâu sát đến việc phát triển toàn diện cho con em mình. Ngoài đầu tư cho việc học các em còn có cơ hội đi tham quan, tìm hiểu về đất nước, tham gia các lớp học năng khiếu, có cơ hội tự trải 6 nghiệm các hoạt động từ thiện,...Từ đó, chính bản thân các em cũng đã thu nhận được nhiều bài học, phát triển tư duy của bản thân và đặc biệt qua đó vốn sống, vốn hiểu biết, vốn ngôn ngữ của các em cũng được tăng lên. Tuy nhiên, một thực trạng mà ta cũng dễ thấy đó là dù điều kiện để chăm lo và đầu tư cho con cái đã có nhiều thuận lợi nhưng kĩ năng của của các bậc phụ huynh trong quá trình uốn nắn, điều chỉnh hành vi giao tiếp phải nói còn có nhiều vấn đề cần bàn. Nếu các bậc cha mẹ của chúng ta đều biết phải chăm sóc con cái cẩn thận về nhu cầu dinh dưỡng để con có một cơ thể khỏe mạnh thì việc chú ý đến hành vi giao tiếp của các em chưa được quan tâm đúng mức. Những cách nói năng chưa đẹp hằng ngày của chúng ta ảnh hưởng không tốt đến các em. Ví dụ: - Các bà mẹ thường hay la mắng con gay gắt khi chúng mắc lỗi. - Hành vi nói tục bừa bãi trong gia đình hay nơi công cộng. Những cách giao tiếp tiêu cực này cũng sẽ được hình thành trong vốn sống của trẻ và chúng cũng sẽ có xu hướng lặp lại như người lớn đã làm vì gia đình chính là nơi hình thành nhân cách cho trẻ. Trong khi đó các em lại ít được rèn giũa, uốn nắn từ những hành vi giao tiếp đơn giản nhất như gặp người lớn mà không chào; khi ăn phải biết mời người lớn, nói năng với người vai trên mà thiếu lễ phép,...Thêm vào đó, môi trường xã hội ngày càng phức tạp, các nét đẹp về truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục của dân tộc cũng đang bị bào mòn, lối nói kiểu dân "anh chị" trên các trang mạng xã hội làm mất đi vẻ đẹp trong giao tiếp của người Việt chúng ta. Rồi sự giao lưu văn hóa một cách không chọn lọc cũng đã và đang khiến cho hành vi ngôn ngữ của các em có nhiều sự thay đổi theo hướng tiêu cực. Có em thì khả năng giao tiếp phát triển nhanh nhưng đó lại là "lợi thế" để các em xảo biện; Có em tư duy ngôn ngữ giao tiếp lại chậm phát triển trở nên rất rụt rè, nhút nhát và ngại giao tiếp với mọi người 7 nhất là người lạ. Như vậy, thì dù là chiều hướng thế nào đi chăng nữa cũng có ảnh hưởng không tốt đến học sinh. Đồng thời cũng tạo nhiều khó khăn hơn trong quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp tích cực cho các em. Tuy nhiên, một điều thật đáng mừng là trong quá trình thực nghiệm đề tài, bản thân tôi đã ghi nhận được nhiều sự thay đổi, tiến bộ của các em mà cụ thể là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy và đảm nhận công tác chủ nhiệm. Trước hết là đề tài đã phần nào thay đổi cách suy nghĩ, nhìn nhận của các em về vai trò của giao tiếp trong cuộc sống. Giúp các em hiểu giao tiếp là điều kiện tiên quyết giúp con người có thể tồn tại. Ví dụ: Em Hồ Thị Mỹ Quyên lớp 9B tôi đã theo dạy em từ lớp 6 năm học 2012 2013. Lần đầu tiên tôi gọi em lên bảng trả bài, tôi đã thật sự ngạc nhiên bởi em chỉ đứng yên mà không có một lời nói đáp trả lại các câu hỏi tôi đưa ra. Tìm hiểu lí do thì tôi biết em gặp vấn đề rất lớn trong giao tiếp với mọi người. Em chỉ giao tiếp với người thân quen trong gia đình còn với người lạ (kể cả bạn bè trong lớp) thì em có rất ít sự giao lưu. Những ngày tiếp theo, tôi thấy em gần như cô độc trong khi các bạn cùng lớp thì vui tươi, hiếu động. Từ trường hợp đó đã cho thấy nhờ có sự giao tiếp thì chúng ta mới có thể giao lưu tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau, mới tạo ra sự ràng buộc và gắn kết trong cộng đồng. Bên cạnh việc giúp mỗi học sinh hiểu được vai trò to lớn của giao tiếp thì đề tài cũng cho các em nắm rõ được các nguyên tắc trong giao tiếp. Để thực hiện điều này tôi đã hướng dẫn các em phải xác định rõ mình đang nói với ai? Nói cái gì? Nói để làm gì? Nói như thế nào? Xác định rõ những câu hỏi này sẽ giúp các em có thái độ, cách thức, ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống giao tiếp. Ví dụ: Xây dựng cho các em tình huống cụ thể như: - Ở vai ngang hàng, bạn bè: + Quan hệ thân quen: Nam: Đi đâu thế? Khoa: Đi chơi. + Quan hệ sơ (chưa thân thiết): Nam: Xin lỗi, cho mình mượn cây thước được không? Khoa: Ồ được, bạn lấy đi. Nam: Cám ơn bạn nhé! - Ở vai trên hoặc dưới: Bác Ba: Cháu ơi, cho bác hỏi ai chủ nhiệm lớp 9C vậy cháu? Lan: Dạ thưa bác! Giáo viên chủ nhiệm lớp 9C là cô Từ ạ. Như vậy qua các nguyên tắc giao tiếp cụ thể sẽ giúp các em có thể điều chỉnh, điều khiển hành vi ngôn ngữ của mình cho thật phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, quan hệ xã hội. Từ đó, giúp các em tự tin hơn trong việc tham gia một cuộc thoại, kinh nghiệm của bản thân cũng được nâng lên và từ đó đời sống tâm lý cũng được phát triển phong phú hơn. 8 Rõ ràng, đề tài đã tạo ra nhiều sự chuyển biến trong lối nói, lối giao tiếp của học sinh. Tuy vậy, bản thân cũng nhận thấy một số hạn chế nhất định bộc lộ trong quá trình áp dụng đề tài trong cuộc sống. Trước hết, mong muốn của tôi là tập trung vào các đối tượng học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy và phụ trách. Cho nên, đối tượng của đề tài bị thu hẹp trong môi trường học tập, qua các mối quan hệ giao tiếp giữa thầy với trò; trò với trò. Mà đây lại là một môi trường khá chuẩn mực và lành mạnh. Vì thế nó chưa thể tạo ra được các tình huống phức tạp để đòi hỏi các em bộc lộ các cách thức giao tiếp, ứng xử của mình. Cho nên, việc dự báo cũng như đưa các ví dụ cụ thể về những vấn đề trong cuộc sống chưa được thường xuyên mà chủ yếu là qua các tiết luyện nói, hoạt động ngoài giờ lên lớp,... Thêm vào đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS tuy đã được coi trọng nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa như mong muốn. Minh chứng là vẫn có rất nhiều em chưa có kĩ năng tự bảo vệ mình. Ví dụ: - Làm mẹ bất đắc dĩ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; - Là nạn nhân của bạo lực học đường mà không biết tìm sự giúp đỡ; - Bị tai nạn đuối nước; - Chưa có ý thức bảo vệ môi trường;.. Tất cả những sự yếu và thiếu kĩ năng sống đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường và còn ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp vì một khi con người thiếu sự tự tin, bản lĩnh, vốn sống thì nghiễm nhiên khả năng giao tiếp cũng không thể tốt được. Thêm vào đó, tôi cũng nhận thấy học sinh THCS đang ở một giai đoạn phát triển tâm lí hết sức đặc biệt, những tác động dù là nhỏ của môi trường xung quanh cũng dễ khiến các em có thể bị kích động. Mà để tạo cho các em một lối giao tiếp linh hoạt, hiệu quả thì không phải chỉ ngày một, ngày hai là làm được mà nó đòi hỏi cả một quá trình lâu dài để tạo cho hoạt động đó trở thành một phản xạ có ý thức. Trong khi thời gian áp dụng đề tài cũng còn ngắn, chủ yếu là trong các hoạt động tại trường. Bên cạnh đó, việc áp dụng đề tài cũng chưa có sự đồng bộ cao, nhà trường cũng chưa xây dựng được nhiều hoạt động bổ ích (đi thăm gia đình thương binh liệt sĩ, các hoạt động bảo vệ môi trường,...). Giữa giáo viên các bộ môn trong việc phối hợp giáo dục kĩ năng giao tiếp cũng chưa sâu sát. Có giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến cách nói chuyện, cách trả lời hay câu cú còn lủng củng, thiếu chủ ngữ của các em. Thêm vào đó, địa bàn trường THCS Trần Hưng Đạo chúng tôi đóng tại một xã xa trung tâm, bà con nơi đây chủ yếu là làm nông. Vì thế, cho dù tạo mọi điều kiện cho con ăn học nhưng với tư tưởng "Trăm sự nhờ thầy" nên việc chú ý uốn nắn hành vi của con cái trong giao tiếp cũng còn hạn chế. Một điều đáng bàn ở đây là cách ăn nói hằng ngày của chính các bậc phụ huynh đôi khi còn ảnh hưởng xấu đến các em (nói tục, cãi nhau,...). Nhưng phải khẳng định, điều thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này là xuất phát từ chính tác dụng to lớn mà đề tài sẽ mang lại cho tất cả học sinh của tôi. Bởi như tôi đã đề cập rèn luyện kĩ năng giao tiếp là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối 9 với học sinh THCS nói riêng và con người nói chung. Qua giao tiếp, các em có thể tham gia vào các mối quan hệ đa chiều, phức tạp của xã hội. Từ đó, giúp các em lĩnh hội các nét đẹp văn hóa, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội và thông qua giao tiếp để các em hình thành năng lực tư duy, năng lực tự ý thức. Xuất phát từ điều đó, tôi đã xây dựng các qui tắc rõ ràng, dễ áp dụng, xây dựng các tình huống cụ thể, gần gũi thường gặp để các em có cơ hội thực hành, vận dụng hiệu quả những phần lí thuyết được học vào đời sống riêng của mình. Biến những kinh nghiệm của mọi người thành cái của riêng mình, vận dụng theo quan điểm và lối suy nghĩ của bản thân chứ không phải vận dụng một cách máy móc. Tuy vậy, trong quá trình thực nghiệm tôi cũng nhận thấy rằng, đối với những học sinh còn yếu về kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng phó với căng thẳng thì sự tiến bộ của các em chưa được như ý muốn của bản thân. Ví dụ: Em Nguyễn Văn Lâm lớp 9A từ một học sinh hết sức nhút nhát, rụt rè. Trong bài luyện nói môn Ngữ văn năm em học lớp 6, khi tôi gọi lên bảng, em không thể tự giới thiệu bất cứ một điều gì về bản thân và gia đình của mình thì hiện tại em đã tự tin hơn khi giao tiếp với thầy cô. Tuy nhiên, sự linh hoạt, sức biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em vẫn chưa bằng các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, sự tiến bộ của học sinh (dù là rất nhỏ) cũng chính là động lực cho tôi trong nghiên cứu. Bởi tôi nhận thức rất rõ con người không thể sống nếu không có sự giao tiếp với mọi người và thế giới xung quanh. Giao tiếp là nhu cầu lâu bền nhất của chúng ta từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay. Có thể nói, ở đâu có con người ở đó có giao tiếp. Bên cạnh đó là sự thôi thúc của nghề, tôi - một người dạy về ngôn ngữ, nghệ thuật sử dụng ngôn từ mà đôi khi phải chứng kiến cảnh học sinh ăn nói một cách vụng về hoặc không biết làm thế nào để diễn tả suy nghĩ của bản thân thì làm sao không khỏi lo lắng cho các em. Rồi sau này khi các em trưởng thành có nghề nghiệp, lao động để kiếm sống các em cũng phải giao tiếp; muốn hành nghề được cũng phải có nghệ thuật giao tiếp. Từ đó các em mới có cơ hội tồn tại và thành công trong cuộc sống. * Kết quả khảo sát trước khi áp dụng chuyên đề: Khảo sát 1: cho 160 em học sinh khối 6, 7 vào tháng 12/2013 làm bài trắc nghiệm hiểu biết về vai trò của kĩ năng giao tiếp. (Trong tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp). Nội dung câu hỏi: Câu 1: Em có thường giao tiếp hằng ngày không? a) Có b) Không (Tại sao) Câu 2: Khi giao tiếp chúng ta có mục đích không? a) Có b) Không Câu 3: Trong giao tiếp không cần có nghệ thuật? a) Đúng b) Sai Câu 4: Ngôn ngữ và cách thức giao tiếp trong các cuộc thoại có phong phú không? a) Có b) Không 10 Câu 5: Khi đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp thay đổi thì cách thức thức giao tiếp và ngôn ngữ giao tiếp không thay đổi ? a) Đúng b) Sai Nội dung cần đạt: Câu 1: a) Có Câu 2: a) Có Câu 3: b) Sai Câu 4: a) Có Câu 5: b) Sai Kết quả khảo sát TSHS được sát 160 khảo Nội dung khảo sát Tốt TS Vai trò của kĩ năng 125 giao tiếp Chưa tốt % TS % 78.1 35 21.9 II.3. Các giải pháp, biện pháp: 3.a. Mục tiêu của giải pháp: Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp đối với học sinh THCS nói riêng và tất cả chúng ta nói chung, đề tài: "RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THCS" hướng tới mục tiêu làm rõ thế nào là kĩ năng giao tiếp? Kĩ năng giao tiếp có vai trò cụ thể như thế nào? Các nguyên tắc cần có khi giao tiếp của cả giáo viên và học sinh. Đồng thời, đề tài cũng đặt ra một số tình huống cụ thể để học sinh có thể thực hành kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tại trường, qua các bài học và cả thông qua các hoạt động vui chơi tập thể. 3.b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp. 3.b1. Đối với giáo viên: Việc hướng đến người giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS có thể khiến cho mọi người cảm thấy ngạc nhiên. Nhưng tôi thiết nghĩ, việc học của con người là việc làm cả đời (ngay với người giáo viên cũng vậy). Vì thế việc bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp cho giáo viên sẽ có ý nghĩa hết sức tích cực. Điều đó, sẽ giúp khoảng cách giữa thầy và trò được thu hẹp lại, kĩ năng giao tiếp sẽ giúp cho người thầy có thể thấu hiểu được suy nghĩ, khả năng nhận thức của học trò cũng như biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để đạt được hiệu quả cao trong cuộc giao tiếp, theo tôi người giáo viên cần chú ý đúng mức đến những kĩ năng giao tiếp sau: * Trong cuộc giao tiếp thầy/cô cần chú ý vào đối tượng giao tiếp. (có thể nhìn vào mắt, không nhìn đi chỗ khác): Điều này tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng cử chỉ này lại khiến cho học sinh đối tượng giao tiếp nhận thấy họ thật sự quan trọng trong cuộc thoại đó và người giao tiếp đang rất tôn trọng, chú ý đến mình. Đồng thời, còn khiến cho học sinh tập trung và chú ý tối đa đến điều mà thầy/cô đang nói, trao đổi. 11 Ví dụ: Khi ta trò chuyện với học sinh về một vấn đề trong học tập hay cuộc sống, phải đảm bảo cho các em thấy rằng bạn thật sự đang tập trung vào đề tài giao tiếp bằng cách không nhìn đi chỗ khác hoặc chú ý đến vấn đề nào đó xung quanh. Vì việc bạn chú ý đến người khác sẽ khiến các em nghĩ bạn đang không muốn nói hoặc không hứng thú với vấn đề mà giữa thầy trò đang đề cập. * Thầy/cô nên thường xuyên động viên, khích lệ các em: Chêm xen vào các lời thoại của học sinh chúng ta có thể dùng các từ ngữ biểu thị sự đồng ý như "đúng rồi, cô/thầy hiểu, phải,..." hoặc các cử chỉ như "gật đầu, mỉm cười,..." những từ ngữ hay cử chỉ này sẽ giúp học sinh có thể cảm nhận, đoán biết thái độ của chúng ta. Từ đó, các em có thể tự tin trình bày điều mình đang có ý định nói hoặc điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Ví dụ: Khi chúng ta gọi học sinh lên bảng (đứng dậy trả bài) trong khi học sinh trả lời yêu cầu chúng ta, hãy khuyến khích các em bằng nụ cười, cái nhìn thân thiện để các em bình tĩnh và tự tin. Với cử chỉ đó, chắc chắn chúng ta có thể giúp các em bớt run sợ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. * Thầy/cô cần chắc chắn rằng học sinh hiểu được nội dung mà thầy/cô đang nói: Chúng ta đều biết, quá trình giao tiếp không đơn thuần là một hệ thống phát và thu, truyền và nhận thông tin một cách máy móc. Mà là sự trao đổi công việc giữa hai chủ thể tích cực, hai con người, hai nhân cách. Do vậy, muốn giao tiếp thành công, muốn thực hiện được quá trình trao đổi thông tin giữa hai chủ thể thì phải sử dụng chung một hệ thống tín hiệu, được mã hóa bởi người gửi và giải mã bởi người nhận. Tính chất của thông tin không chỉ là thông báo thuần túy, mà trong giao tiếp thông tin đó phải tác động đến tâm lí người nhận. Để từ đó, thay đổi hành vi, suy nghĩ của đối tượng giao tiếp. Điều đó mới nói lên hiệu quả của giao tiếp. Vì thế, khi phát đi thông tin, chúng ta phải đảm bảo được học sinh tiếp nhận và giải mã được thông tin đó và đây mới chính là mục đích cuối cùng và quan trọng nhất mà ta cần đạt được. Ví dụ: Trong một tiết học, bạn nên đặt ra các câu hỏi lật ngược vấn đề kiểu như: ý kiến của em thế nào? Em hiểu vấn đề đó ra sao? Tại sao em lại cho là như vậy? Để kiểm tra sự tiếp thu và cách hiểu của học sinh. * Thầy/cô cần nói có trọng tâm: Để làm được điều này, cách thức giao tiếp là vô cùng quan trọng. Đừng nói dài dòng, lan man, hãy nói thật ngắn gọn, có trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề, mà thầy/cô đang muốn nói. Cách nói này vừa giúp học sinh có thể tiếp thu nhanh, chính xác thông tin. Đồng thời còn giúp cho các em học tập được kĩ năng giao tiếp khoa học từ chính thầy/cô. * Thầy/cô cần tạo cơ hội cho học sinh phản hồi, trình bày quan điểm của bản thân: Như tôi đã trình bày, quá trình giao tiếp diễn ra giữa hai chủ thể, hai nhân cách, hai con người, hai suy nghĩ cho nên không chỉ thầy/cô có quyền đưa ra ý kiến mà 12 trong mọi trường hợp chúng ta phải dành thời gian và phải nhận phản hồi từ phía học sinh. Bởi đó là cách nhìn nhận của các em về tín hiệu mà thầy cô vừa phát đi. Nhận được những phản hồi đó sẽ giúp thầy/cô điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Ví dụ: Trong tuần lớp của thầy/cô bị giờ xấu, vào giờ sinh hoạt lớp thầy cô đưa vấn đề này ra giải quyết. Chúng ta không nên chỉ trách mắng ý thức học tập cũng như việc rèn luyện nề nếp của các em một cách xối xả. Mà phải để cho các em có cơ hội trình bày lí do, cảm nhận của các em về giờ xấu đó (bởi đôi khi các em vẫn chưa thật sự tâm phục khẩu phục trước đánh giá giờ dạy của giáo viên). Nếu chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc của mình, lắng nghe các em kể cả khi chúng mắc lỗi. Chắc chắn rằng, thầy/cô sẽ chiếm trọn sự tin tưởng, tôn trọng của học sinh dành cho mình. Trong mắt các em thầy/cô sẽ trở thành người cầm cân nảy mực đáng tin cậy. Từ đó, tôi chắc chắn rằng việc giáo dục của thầy/cô sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả gấp bội. * Thầy/cô phải ý thức được việc "lựa lời" khi nói: Tôi luôn tâm đắc với câu nói của một nhà triết học là những điều bạn không muốn người khác làm với mình thì hãy đừng làm điều đó với người khác. Câu châm ngôn này đã cho ta một bài học sâu sắc. Cho ta hiểu rằng trong cuộc sống ai cũng muốn được yêu thương, tôn trọng. Chẳng ai muốn bị những người xung quanh chỉ trích, xúc phạm hay làm điều gì đó mà trái ý chúng ta. Điều này là dễ hiểu nhưng có bao giờ chúng ta tự đặt mình vào đối tượng giao tiếp của mình để xem khi nghe điều mình nói họ sẽ có cảm giác ra sao? Nếu chúng ta ý thức tốt được điều này thì trong bất cứ một cuộc giao tiếp nào ta cũng dễ dàng đạt được thành công và mối quan hệ của chúng ta sẽ trở nên thật sự tốt đẹp. 3.b2. Đối với học sinh: * Giáo dục cho học sinh hiểu biết thế nào là giao tiếp? Kĩ năng giao tiếp? Khi bắt tay vào đề tài, tôi không nghĩ rằng bất cứ một em nào trong số học sinh của tôi không ý thức được: Thế nào là giao tiếp? Bởi lẽ, ngày nào các em cũng thực hiện hành vi này. Nhưng để giao tiếp một cách tự tin thì tôi chắc không phải em nào cũng làm được. Điều này được minh chứng rõ ràng qua khảo sát mà tôi đã tiến hành đối với 115 học sinh các lớp 9A, 9B, 9C năm học 2015 - 2016. Kết quả đã cho thấy 90/115 em cho rằng bản thân tự tin trong giao tiếp với người thân và thầy cô và có đến 105/115 em cảm thấy chưa tự tin trong giao tiếp với người lạ. Câu hỏi khảo sát: Câu 1: Giao tiếp là gì? Câu 2: Giao tiếp có vai trò gì đối với em và mọi người? Câu 3: Em đã tự tin trong giao tiếp chưa? Nếu chưa thì điều gì khiến em không tự tin trong giao tiếp? Từ đó cho thấy, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn. Việc biết và việc vận dụng điều mình biết vào hoạt động thực tiễn lại là hai việc hoàn toàn khác nhau. Cho nên, có nhiều người thường nói: "Tôi biết nhưng khổ lắm tôi 13 không làm được". Vì thế, giáo dục cho các em hiểu một cách thấu đáo về giao tiếp, kĩ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng. Qua các tình huống cụ thể gắn với đời sống sẽ giúp các em có quá trình thực hành và trải nghiệm bản thân. Từ đó, giúp nâng cao năng lực giao tiếp hằng ngày. Đây sẽ là nhịp cầu nối giữa kiến thức, sự hiểu biết với hành vi. Theo tiến sĩ Bùi Phương Nga thì giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm, thông tin với một hoặc nhiều người. Nhưng nó không đơn giản là nói chuyện mà trong đó còn bao hàm rất nhiều vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như bạn mong đợi,...Hiểu và làm được điều đó đồng nghĩa với viêc chúng ta đã hình thành kĩ năng giao tiếp. Vì kĩ năng giao tiếp được hiểu là khả năng tiếp xúc, trao đổi thông tin, mong muốn, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,...là khả năng thể hiện mối quan hệ tương tác giữa người này với người khác về các vấn đề khác nhau. Đồng thời cũng cần cho các em hiểu quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào? Vì đó không đơn thuần là quá trình thu, phát thông tin giữa hai chủ thể mà đó là quá trình có mục đích nhất định. Cho nên theo cuốn Tâm lý - Đại học Y Hà Nội để cuộc giao tiếp thành công thì cả hai chủ thể phải cùng sử dụng chung một hệ thống tín hiệu được mã hóa và thông tin đó không chỉ mang tính chất thông báo mà còn phải tác động đến tâm lí và thay đổi hành vi của cả hai chủ thể. * Giáo dục cho học sinh hiểu vai trò to lớn của giao tiếp trong đời sống: Dù rằng, bản thân mỗi học sinh đều ít nhiều hiểu về vai trò của giao tiếp nhưng khi các em chưa có ý thức rèn luyện kĩ năng này trong cuộc sống hằng ngày thì tôi vẫn khẳng định các em chưa ý thức đầy đủ vai trò to lớn của hoạt động này. Phải cho các em thấy được chúng ta sống không thể thiếu sự giao tiếp. Giao tiếp chính là điều kiện tồn tại của chúng ta, tạo nên các mối quan hệ, sự ràng buộc lẫn nhau trong cuộc sống. Và quan trọng hơn qua hoạt động này có thể giúp các em hình thành và phát triển nhân cách Ví dụ: Chúng ta có sự giao tiếp với người xung quanh, môi trường xung quanh từ khi sinh ra, khi một đứa trẻ được hai đến ba tháng tuổi chúng đã biết giao tiếp với người lớn và chỉ khi ta chết đi thì quá trình này mới ngừng lại (thậm chí loài người còn tìm cách giao tiếp với người đã chết - linh hồn). Bên cạnh đó, cần cho các em thấy nếu chúng ta không giao tiếp thì ta sẽ không thể nhận thức, tư duy, học hỏi,...Nếu kĩ năng giao tiếp của chúng ta không tốt sẽ hạn chế đi phần nào khả năng nhận thức, suy nghĩ, tư duy vì qua giao tiếp ta cũng có thể xác định mức độ hiểu biết của đối tượng, thu nhận được kinh nghiệm, tiến bộ xã hội để làm vốn kinh nghiệm cho mình,...Giao tiếp càng tốt bao nhiêu thì khả năng nhận thức càng tốt và hiệu quả bấy nhiêu; Khả năng tiếp thu và học tập của các em ngày càng tăng. Bởi trong cuộc sống không có ai tự nhiên hay dễ dàng chia sẻ cho ta những kinh nghiệm quý báu của họ. Như vậy, có thể thấy rõ giao tiếp ngoài ý nghĩa đối với đời sống xã hội nói chung thì đối với mỗi cá nhân trong xã hội đó, giao tiếp 14 là điều kiện để chúng ta phát triển và hoàn thiện nhân cách, lối sống cho bản thân. Đồng thời, qua hoạt động giao tiếp còn giúp chúng ta được thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, về việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng và cả nhu cầu được thừa nhận. * Giáo dục cho học sinh những cách giao tiếp trong đời sống: - Giao tiếp bằng lời: Như tôi đã đề cập, ngôn ngữ quả là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Nhờ có ngôn ngữ mà các giá trị của vật chất và tinh thần được lưu lại cho các thế hệ tương lai. Ngôn ngữ cũng chính là phương tiện hữu hiệu để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Ví dụ: Khi chúng ta muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải thông tin mà chúng ta muốn bày tỏ. Vậy ngôn ngữ là công cụ giao tiếp mà ta luôn sử dụng hằng ngày. Và việc sử dụng ngôn ngữ, việc giao tiếp có hiệu quả, truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chiếm được tình cảm của người khác thì ai cũng muốn nhưng không phải ai cũng làm được. Ví dụ: - Em Lê Thị Yến Nhi lớp 9A, một học sinh giỏi toàn diện. Em có khả năng lãnh đạo tốt, khả năng giao tiếp khá tự tin. Nhưng theo tâm sự của em, tôi được biết trước đây em gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp và điều đó khiến em rất ngại ngùng trong giao tiếp đặc biệt là đối với người lạ. Theo em, sự trở ngại lớn nhất là do giọng Huế của em. Nhi nghĩ giọng Huế vừa nặng, vừa khó nghe, vừa khó biểu đạt tình cảm, ngữ điệu cũng không phong phú nên khi tham gia các hoạt động giao lưu do Liên đội tổ chức em rất ngại và không dám giao tiếp với mọi người. - Hay trường hợp của em Cao Ngọc Bảo lớp 9A, em cũng là học sinh giỏi. Theo đánh giá của tôi, em cũng là một học sinh năng động, hoạt bát có khiếu ăn nói. Nhưng khi trả lời câu hỏi khảo sát của tôi thì em bộc bạch, em vẫn không tự tin lắm trong giao tiếp vì các lí do: Sợ lời nói của mình khiến người đối diện cảm thấy khó chịu; Quên những điều mình nói; Sợ cách nói của mình bị nhận xét thô tục; Sợ đám 15 đông; Do khoảng cách giữa em và người nói chuyện, không tự tin vào bản thân, sợ họ không hiểu mình,... Như vậy, phần đông hoc sinh của chúng ta vẫn còn gặp nhều vấn đề trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Để khắc phục điều này tôi đã chỉ rõ cho các em thấy những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ, cụ thể như sau: + Về âm điệu của lời nói: vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nhỏ quá. + Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề thảo luận, tránh phân tán để vừa hiểu nội dung câu chuyện, vừa thể hiện sự tôn trọng đối phương. + Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời khi họ chưa nói hết ý. + Trong giao tiếp nên tránh nói nhiều quá mà không chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác không kịp trả lời. + Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình mà không tôn trọng ý kiến của người khác. + Cần xác định rõ vai xã hội của mình để lựa chọn ngôn ngữ cho thật phù hợp,.... - Giao tiếp không lời: Ngoài lời nói, chúng ta cũng biết rằng ngôn ngữ của cơ thể cũng đóng góp một phần quan trọng vào cuộc thoại. Trong tình huống giao tiếp bất kì cái gật đầu, lắc đầu, xua tay, vẫy tay, mỉm cười, nhăn mặt, ánh mắt,...đều có thể giúp chúng ta biểu đạt tâm trạng, thái độ tình cảm mà không cần dùng lời nói. Khi biểu thị sự đồng tình ta có thể dùng cử chỉ gật đầu, ánh mắt vui vẻ. Khi biểu thị sự bất bình ánh mắt của ta sẽ tức giận. Từ đó cho thấy, ngôn ngữ cơ thể có một sức mạnh vô cùng to lớn, tác động mạnh mẽ đến đối tượng giao tiếp. Ví dụ: - Em Lê Thị Thu Hằng lớp 9A cảm thấy không tự tin trong giao tiếp vì sợ thái độ khó chịu và hành động của người khác; Do run sợ; Cảm thấy khó chịu khi phải đối mặt với đối phương,... 16 - Với em Phạm Thị Bằng Khuyên lại sợ thái độ nghiêm khắc, sợ cử chỉ lơ đi hoặc hắt hủi của đối phương; Sợ hơi thở không thơm mát tạo sự khiếm nhã,.. Như vậy, ta thấy kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể quan trọng không kém ngôn ngữ lời nói vì nó sẽ giúp cho việc giao tiếp của chúng ta đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế, ta cần hướng dẫn cho học sinh cố gắng kết hợp việc giao tiếp không dùng ngôn ngữ với những gì các em đang nói để thông tin các em truyền đi sẽ có hiệu quả cao hơn. Để sử dụng tốt giao tiếp không lời cần nhấn mạnh để các em chú ý những điều sau: + Trong khi nói chuyện hoặc trao đổi một vấn đề nào đó nên quay mặt hướng về người giao tiếp ở tư thế ngang tầm có thể cùng đứng hoặc cùng ngồi. + Nét mặt luôn thể hiện sự niềm nở, biểu thị sự quan tâm của mình tới lời nói của đối tượng, tùy theo nội dung câu chuyện mà thể hiện sự lo lắng, đồng cảm hoặc vui vẻ,... + Trong khi giao tiếp nên nhìn vào mắt đối tượng và duy trì ánh mắt thiện cảm. + Có những biểu hiện tán đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe như gật đầu. Với những định hướng, chỉ dẫn cụ thể cộng với ý thức rèn luyện của bản thân mỗi em sẽ giúp kĩ năng giao tiếp của các em tiến bộ và được cải thiện trông thấy. Điều đó có ý nghĩa rất lớn bởi các em rút ngắn thời gian mày mò, tìm hiểu, giúp các em tự tin hơn trong các mối quan hệ của mình. Từ đó, cha mẹ của các em cũng có thể yên tâm hơn để tập trung cho hoạt động lao động, công tác vì con cái của họ đã biết cách ứng xử, tự lập,... * Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các môn học: Như chúng ta đã biết, mục đích của hoạt động học hiện nay không chỉ dừng lại ở phần kiến thức các em thu nhận được, mà hơn hết chúng ta còn hướng tới các kĩ năng như giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề,...Điều này được thể hiện rất rõ trong mục tiêu của mô hình trường học mới. Qua đây, tạo điều kiện cho các em hình thành kĩ năng sống. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học tích hợp cũng đã và đang được quan tâm. Theo đó các thầy/cô giáo không chỉ truyền đạt nội dung bài học mà thông qua từng nội dung cụ thể còn liên hệ, tích hợp tới các vấn đề nội dung liên quan. Bản thân tôi thấy qua quá trình áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đem lại nhiều tác dụng. Trong đó, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các môn học như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử,... là một việc có nhiều thuận lợi và đem lại hiệu quả trông thấy. - Qua môn Ngữ văn: Là một giáo viên Ngữ văn tôi hiểu sâu sắc giá trị của ngôn ngữ đối với con người. Qua từng tác phẩm văn học giúp cho các em rèn luyện tư duy thẩm mỹ, nâng cao năng lực cảm thụ và giúp cho tâm hồn được phong phú; qua từng bài Tiếng việt cho các em hiểu ý nghĩa của câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" và qua từng kiểu bài Tập làm văn lại cho các em biết thế giới đời sống nội tâm phức tạp của bản thân mình. Từ đó có thể khẳng định môn học này có thuận lợi lớn trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho các em. 17 Với kết cấu phân môn gồm có ba phần, ở mỗi phân môn lại cho các em những kĩ năng cụ thể, mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo chương trình học của từng khối lớp. Như ở phần Văn bản sẽ giúp các em rèn luyện khả năng đọc, nói sao cho diễn cảm. Đây có lẽ là vấn đề gây trở ngại nhiều nhất cho các em khi giao tiếp vì rất nhiều em sợ giọng của mình không hay sẽ bị người khác chê cười nên rất ngại giao tiếp với người lạ. Thêm vào đó, các văn bản còn giúp các em nâng cao khả năng cảm thụ, cảm nhận. Rèn giũa cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, hiểu về tình cảm thiêng liêng của con người về gia đình, thầy cô, bạn bè. Chính qua hoạt động này giúp sự tư duy của các em được nhạy bén và sâu sắc hơn. Để từ đó, các em biết ứng xử tế nhị, lịch sự và có thể nắm bắt được tâm lí của đối tượng giao tiếp. Ví dụ: Qua bài "Tức nước vỡ bờ" trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố Cai lệ: Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! Chị Dậu: Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa...Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất... Qua văn bản "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao Ông giáo: Cụ cứ tưởng thế đâý chứ nó chẳng hiểu gì đâu!...Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó nó đấy, hóa kiếp để nó làm kiếp khác. Lão Hạc: Ông Giáo dạy phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút...kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn. Qua lời thoại của các nhân vật, các em sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ nét về ngôn ngữ của Cai lệ và chị Dậu; Ngôn ngữ của lão Hạc và ông Giáo để từ đó cho các em hiểu ngôn ngữ thể hiện một cách rõ ràng nhất tính cách, thái độ, địa vị, sự hiểu biết của một con người. Thế nên mới có câu: 18 "Người khôn ăn nói nửa chừng Để cho người dại nửa mừng nửa lo" Bên cạnh đó, phân môn tiếng Việt lại cho các em cơ hội trau dồi vốn từ, làm giàu vốn từ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng để làm tăng vốn từ phải thông qua các hoạt động: nghe, hỏi, thấy, xem, ghi. Qua các tiết học về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt; Sự phát triển của từ vựng;...sẽ giúp các em làm giàu vốn từ của mình. Để từ đó, các em có nhiều sự lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. Bởi trong cuộc sống quan hệ xã hội của mỗi người rất đa dạng nên vai xã hội cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại các em phải có ý thức lựa chọn cách nói và ngôn ngữ thật uyển chuyển. Đồng thời với việc trau dồi vốn từ thì chúng ta cũng phải hướng cho các em trong việc sử dụng từ cho chính xác cả về nghĩa, tránh việc diễn đạt không đúng điều cần nói. Ví dụ: a) Việt Nam ta có nhiều thắng cảnh đẹp. --> Thừa từ "đẹp" vì thắng cảnh cũng có nghĩa là đẹp. b) Về khuya, đường phố rất im lặng. --> Dùng sai "im lặng" (để nói về con người) phải dùng từ "yên tĩnh,.." c) Những hoạt động từ thiện của ông ấy khiến chúng tôi rất cảm xúc. --> Sai từ "cảm xúc" (đây là danh từ) phải dùng tính từ "xúc động" Còn đối với phân môn Tập làm văn sẽ giúp cho các em vận dụng những kiến thức đã tích lũy vào tình huống giao tiếp cụ thể thông qua các hoạt động của tiết luyện nói. Với yêu cầu từ thấp đến cao qua các tiết luyện nói kết hợp với các phương thức biểu đạt của chương trình các em sẽ được thực hành kĩ năng giao tiếp trước lớp. Ví dụ: Lớp 6: Các em được giới thiệu bản thân và gia đình. Lớp 7: Các em được phát biểu cảm nghĩ về một đối tượng hoặc một tác phẩm văn học. Sau khi học văn bản Thạch Sanh yêu cầu học sinh tái hiện lại cảnh Thạch Sanh đánh Chằn tinh nhưng không dùng ngôn ngữ. 19 --> Các yêu cầu cần đạt: dùng hành động của tay, chân, các miếng võ, cảnh vật lộn, chém, ánh mắt để tái hiện cảnh đánh nhau ác liệt đã xảy ra. Như vậy, để thực hiện tốt yêu cầu của bài học các em không chỉ cần có kiến thức mà còn cần cả kĩ năng vận dụng kiến thức; kĩ năng ứng phó với căng thẳng; kĩ năng thuyết trình, ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ cơ thể và qua đây kĩ năng giao tiếp tự tin của các em đã được hình thành. - Qua môn Giáo dục công dân: Cũng như môn Ngữ văn, môn Giáo dục công dân có một vai trò đặc biệt vì đây là môn học giáo dục cho con người cách làm người, cách làm việc đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội, đúng với qui phạm của pháp luật. Bên cạnh đó, cũng cho các em những bài học về giao tiếp vô cùng bổ ích và thiết thực. Ví dụ: Trong bài "Lịch sự - Tế nhị" cho tình huống. Trống đã vào học thầy đang say sưa giảng bài thì Hùng và Nam chạy ào vào lớp và nói rất to "Em chào thầy ạ". Trong lúc đó, Tuyết đứng nép ở ngoài cửa, nghe thầy ngừng giảng, mới bước ra trước cửa, nghiêm chào thầy và nói "Em xin lỗi thầy, em đến chậm. Xin thầy cho em vào lớp" - Qua tình huống đó ai là người không lịch sự, tế nhị? Ai là người lịch sự, tế nhị? --> Hùng và Nam là người không lịch sự, tế nhị; Tuyết là người lịch sự, tế nhị. Qua các tình huống rất gần gũi nhưng dễ gặp ấy sẽ giúp cho các em nhiều bài học về kĩ năng giao tiếp cho mình một cách tự nhiên, không gò bó, cứng nhắc. * Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động khác: - Hoạt động của Liên đội: Hằng năm, để tạo cho các em có nhiều hoạt động ý nghĩa, Liên đội của trường đã tổ chức nhiều chương trình như thăm và tặng quà cho các gia đình Thương binh liệt sĩ, dọn dẹp nghĩa trang, văn nghệ, cắm trại, tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền về an toàn giao thông. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng