Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn skkn tuyên truyền vận động học sinh bỏ học đi học lại ở trường trung học ph...

Tài liệu Skkn skkn tuyên truyền vận động học sinh bỏ học đi học lại ở trường trung học phổ thông đắc lua

.PDF
15
366
149

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường THPT Đăc Lua Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG HỌC SINH BỎ HỌC ĐI HỌC LẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẮC LUA Người thực hiện: PHAN THANH SƠN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2016 - 2017 1 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: PHAN THANH SƠN 2. Ngày tháng năm sinh: 02/04/1981 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Đắc Lua 5. Điện thoại: 0919. 243.498 (CQ)/ 0633.884.564 (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Quản lý phong trào 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Đắc Lua II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đai học - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm thể dục thể thao III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: quản lý trường học Số năm có kinh nghiệm: 13 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Công tác giáo dục học sinh ý thức chăm sóc tạo cảnh quan nhà trường " Xanh - Sạch - Đẹp". 2. Một vài kinh nghiệm quản lý đồ dùng dạy học của bộ môn thể dục trong nhà trường 3. Một số biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở trường THPT Đắc Lua 2 TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG HỌC SINH BỎ HỌC ĐI HỌC LẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẮC LUA I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đảng ta đặt giáo dục và đào tạo thành “Quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc”, “một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững”. Bác Hồ kính yêu của dân tộc đã khẳng định “Cách mạng là sự nghiệp cua quần chúng”, đã chú ý đến công cuộc xã hội hoá giáo dục, nhằm làm cho mọi tầng lớp nhân dân được hưởng quyền lợi cơ bản “Ai cũng được học hành” và có trách nhiệm xây dựng giáo dục về mọi mặt. Trong bối cảnh phát triển của sự nghiệp Giáo dục, hiện nay vẫn còn hiện trạng bỏ học ở học sinh cấp THCS, THPT nói chung và đối với trường THPT Đắc Lua nói riêng. Đây là vấn đề bức xúc, là tiếng kêu của toàn xã hội mà đặc biệt là ngành Giáo dục có vai trò chủ chốt . Trong thực tế hiện nay , nhiều gia đình gặp không ít khó khăn , không đủ điều kiện nuôi con ăn học cho nên đã cho con ở nhà giúp việc gia đình và cho đi làm ăn xa, một số gia đình có nhận thức kém nên không quan tâm gì đến việc học của con em , giao hẳn cho nhà trường . Thực tế chúng ta nhìn ở một khía cạnh nào đó thì hiện nay vẫn còn tái diễn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng? Tại sao cuộc sống người dân được ổn định phát triển nhưng con em của họ thì bỏ học nửa chừng? Đây là bài toán cực kỳ hóc búa, hiện nay chưa trường nào tìm ra giải pháp khắc phục triệt để. Theo tôi học sinh bỏ học nửa chừng có nhiều nguyên nhân. Trước tiên, em các còn ở tuổi vị thành niên. Chính vì vậy các em có nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ. Đôi khi các em mạnh mẽ can trường, có khi đua đòi, tò mò và tập làm người lớn, hoặc có khi các em dám xả thân cứu bạn, dám dốc túi tiền của mình cho bạn đến đồng bạc cuối cùng. Các em chưa thật sự trở thành người lớn nhưng các em cũng không muốn người lớn khẳng định mình là còn trẻ con? Từ suy nghĩ đó, các em sẵn sàng phản ứng lại những lời khuyên dạy của người lớn, quyết tâm làm theo suy nghĩ hiểu biết riêng của cá nhân mình, cho dù việc đó đúng hay sai? Các em từ vi phạm nhỏ, dần dần quy tụ thành vi phạm lớn, nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn thì chắc chắn có nguy cơ các em là gánh nặng cho gia đình, xã hội, đất nước sau này. Ñöùng tröôùc thöïc traïng naøy, baûn thaân toâi laø một cán bộ quản lý và cũng là giáo viên được trưởng thành từ ngôi trường mình đang công tác, tôi rất buồn nhưng cũng rất thương cho một số học sinh bỏ học. Bởi vì tất cả các em chưa ý thức được việc làm cuả mình. Vậy chúng ta là người giáo viên đang công tác dưới mái trường xã hội chủ nghĩa có hiểu được nguyên nhân đó không ? Tại sao chúng ta không tìm ra biện pháp để giáo dục, để vận động học sinh bỏ học đến trường, để các em được học hành như bao đứa trẻ khác . 3 Từ những bức xúc trên, tôi đã có quyết định tìm hiểu và viết sáng kiến kinh nghiệm về tuyn truyền vận động học sinh bỏ học đi học lại . Có thể nói những biện pháp này, tôi cũng đã áp dụng trong nhiều năm qua và cũng đã có kết quả . II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Quản lý trường phổ thông nói chung và quản lý THPT nói riêng cần phải dựa trên cơ sở lý luận quản lý , giáo dục là quản lý việc đào tạo con người việc hình thành và hoàn thiện nhân cách . Nhìn thực tế các trường học hiện nay trên cả nước từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng. Trường THPT Đắc Lua cũng có tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng. Trường tôi đa số các em học sinh chăm chỉ học tập, ngoan hiền lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi nhưng ngược lại vẫn còn một số ít học sinh đôi lúc cũng chưa chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp quy định. Các em học sinh này thường biểu hiện những hành vi vi phạm của mình, như nghỉ học không phép, bỏ tiết, đi làm kiếm tiền cùng một số bạn đồng trang lứa đã nghỉ học dủ rê, ... cuối cùng các em nghỉ học nửa chừng. Những em học sinh này được lãnh đạo địa phương, trực tiếp là lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo dạy bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm rất quan tâm giúp đỡ, nhằm để vận động các em đi học lại. “Có hai kiểu giáo dục. Một kiểu dạy chúng ta làm thế nào để sống và kiểu còn lại dạy chúng ta phải sống như thế nào.” (John Adams). Đây là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm vận động học sinh bỏ học đi học lại. “Dùng người như dùng gỗ, đừng vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn.” (Khổng Tử). Thực tiễn cuộc sống minh chứng, có nhiều con đường đi đến thành công, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, xã hội và phụng sự tổ quốc, đa số là những con người có tri thức cao. Bên cạnh những người nổi tiếng, còn có những người thành đạt, đa số họ là những con người được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn cao và họ là những con người hữu ích, đóng góp rất nhiều công sức cho xã hội, cho đất nước. Vì vậy việc học của các em hôm nay là thước đo về việc thành đạt của các em ngày sau. Thuở sinh thời Bác Hồ rất quan tâm lo lắng nhiều về việc học tập của học sinh: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. (Trích “Thư gửi học sinh”, của Bác Hồ, vào tháng 9/1945, nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên sau Tết Độc lập), Bác còn nhấn mạnh và khẳng định chiến lược lâu dài về việc học tập của các em đối với vận mệnh sinh tồn của nòi giống quốc gia là: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Trong sự phát triển như vũ bão của xã hội ngày nay đòi hỏi mỗi con người phải tự trang bị cho mình một khối lượng kiến thức vững chắc, nhạy bén, luôn tạo cho mình cơ hội để hòa nhập và phát triển, có như vậy thì mới có thể theo kịp thời đại. Bên cạnh đó sự phát triển của mỗi quốc gia cũng thể hiện qua trình độ học thức, năng lực làm việc của mỗi công dân ở quốc gia đó. Vì thế, Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển của đất nước đó là lấy giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Để thực hiện được chiến lược đó, trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phát động nhiều phong trào như: “Mỗi thầy, cô là tấm gương tự học và sáng tạo”, hoặc cuộc vận động “ Hai 4 không” với bốn nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp” đã tạo được những chuyển biến tích cực trong xã hội. 2/ THỰC TIỄN: 2.1. Đặc điểm tình hình của trường THPT Đắc Lua. Trường THPT Đắc Lua thành lập từ năm 2004 theo quyết định số 3563/QĐCT.UBT ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai. Trường được xây dựng tại ấp 5b – xã Đắc Lua – Huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai Là một ngôi trường thuộc vùng sâu ,vùng xa ,vùng khó khăn của Tỉnh Đồng Nai(cách trung tâm của Tỉnh khoảng 160 km, cách trung tâm của Huyện hơn 80 km), phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp vườn Quốc gia Cát Tiên. Đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện học tập đi lại của học sinh chủ yếu đi bộ và bằng xe đạp, trong nhiều năm qua tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông xếp hạng trung bình của Tỉnh (Năm học 2015-2016 tỷ lệ tốt nghiệp trung học là 98,73 % đứng nhóm đầu các Trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh). - Đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên đều đạt trình độ chuẩn về đào tạo. - Năm 2016 – 2017 tổng số Cán bộ, Giáo viên, Công nhân viên của nhà trường là 56, nữ 28, trong đó BGH: 03. giáo viên đứng lớp là 45, công nhân viên là 8. - Tổ chức bộ máy lãnh đạo của trường: BGH: 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng; + 1 Chi bộ Đảng gồm 21 đảng viên, nhiều năm liên tục được công nhận Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh. + Trường có 06 tổ: gồm 05 tổ chuyên môn (có 05 tổ ghép: Toán-Lý-Tin-KT; Văn-GDCD; Ngoại Ngữ - Nhạc-Họa; Hóa-Sinh- Thể dục- QP; Sử -Địa-NH) và một tổ Văn phòng. + Nhà trường có 03 tổ chức Đoàn thể: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Trường có 2 cấp học (THCS và THPT): + Khối THCS với tổng số 12 lớp(3 lớp 6, 3 lớp 7, 4 lớp 8, 2 lớp 9) .Với số học sinh là :352 em . + Khối THPT với tổng số 08 lớp (3 lớp 10, 3 lớp 11 và 2 lớp 12). Với số học sinh là :209 em - Tổng số học sinh toàn trường là: 561/ 20 lớp. - Quân bình 29 học sinh trên 1 lớp . Cơ sở vật chất: với 2 tầng lầu ( 2 lầu, 1 trệt), 24 phòng học và 16 phòng chức năng. Có 2 phòng thí nghiệm thực hành, 1 phòng thư viện đang xây dựng chuẩn, có 1 phòng truyền thống, 1 phòng họp hội đồng, có 1 phòng thiết bị, thực hành các phòng dành cho BGH, các ban ngành đoàn thể, Trường có đầy đủ cây xanh, bóng mát, sân chơi, bãi tập cho học sinh. 2.2. Cơ cấu tổ chuyên môn 5 Ngay từ tháng 6 năm học trước, hiệu trưởng đã họp liên tịch và thống nhất đề bạt tổ trưởng, tổ phó cho năm học tới. Yêu cầu của tổ trưởng phải đạt được những tiêu chuẩn sau: - Có năng lực chuyên môn so với giáo viên trong tổ,có uy tín và được sự tín nhiệm của đồng nghiệp. - Có năng lực quản lý tổ chức, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức. Vào đầu tháng 8, sau khi đội ngũ đã ổn định. Hiệu trưởng dựa vào quy định chung và phân tổ chuyên môn. Thực tế trường THPT Đắc Lua do ít giáo viên nên chỉ có 5 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng và phải ghép rất nhiều bộ môn như:Toán-Lý-Tin-KT; Văn-GDCD; Ngoại Ngữ - Nhạc-Họa; Hóa-Sinh- Thể dục- QP; Sử -Địa-NH. Do ghép nhiều bộ môn nên việc sinh hoạt chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn, và rất khó cho việc quản lý của tổ trưởng trong mọi hoạt động. Qua nắm bắt thực tế, tôi nhận thấy hiệu trưởng đã đưa ra các biện pháp hoạt động tổ chuyên môn đó là: nâng cao nhận thức của giáo viên đối với hoạt động tổ chuyên môn; biện pháp quản lý thực hiện chương trình dạy học; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; sinh hoạt tổ chuyên môn định kì; sử dụng bảo quản trang thiết bị dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Trường THPT Đắc Lua công tác giáo viên chủ nhiệm của một bộ phận giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, tiếp cận việc đổi mới trong công tác chủ nhiệm còn chậm, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu sự quan tâm giáo dục học sinh . - Giáo viên có kinh nghiệm thì lớn tuổi quản lý lớp tốt nhưng không phù hợp với những hoạt động đổi mới trong sinh hoạt . - Giáo viên trẻ thì dễ dãi với học sinh, thiếu kinh nghiệm quản lý, phù hợp với hoạt động đổi mới trong công tác chủ nhiệm nhưng thiếu kinh nghiệm quản lý lớp, dễ dãi quá mức đối với học sinh nên hiệu quả thấp trong công tác chủ nhiệm . - Còn khá nhiều học sinh thiếu ý thức trong việc chấp hành nội qui kỷ luật, thiếu chuyên cần, thiếu động cơ học tập, mất căn bản, lười học. - Một bộ phận học sinh còn chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, chưa chăm học, ham chơi ít rèn luyện, hay bỏ học, bỏ lớp, hay ăn quà, tham gia vào các trò chơi như Điện tử, Bida, ý thức đạo đức chưa tốt lại chưa được sự quan tâm của gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh ỷ lại, ít hoạt động tại trường, buông thả dẫn đến kết quả học tập thấp từ đó các em chán trường và bỏ học III / TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP : 3.1. Tổ chức thực hiện: - Việc bỏ học của các em có rất nhiều nguyên nhân cho nên để huy động các em ra lớp, chúng ta cần phải xác định nguyên nhân bỏ học cụ thể của từng em để có biện pháp thích hợp vận động các em đi học lại. - Đối với nguyên nhân thứ nhất : Giáo viên chủ nhiệm nên gặp trực tiếp phụ huynh học sinh trao đổi để họ thấy được tầm quan trọng của việc học, từ đó cùng kết 6 hợp với nhà trường quản lí, nhắc nhở, đôn đốc các em trong việc học tập, nhất là thời gian học ở nhà. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra bài vở, việc chuyên cần của các em ở đầu giờ mỗi buổi học của các em, quán triệt không cho các em tiếp tục theo đuổi những trò chơi vô bổ, chú tâm hơn trong việc học tập. - Đối với nguyên nhân thứ hai: Là giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh nằm trong hoàn cảnh đặc biệt này, ban khuyến học cố gắng vận động các nguồn quỹ từ trong và ngoài nhà trường, kêu gọi những tấm lòng vàng và bản thân giúp đở các em một phần nào về vật chất để giải quyết những khó khăn nhất thời , tạo điều kiện cho các em được tiếp tục đến trường theo đuổi ước mơ và nguyện vọng của mình. Để làm được điều này phải cần có sự chung tay, góp sức của các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền , nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở xã nhà, đáp ứng mục tiêu xã hội hóa giáo dục. - Đối với nguyên nhân thứ ba: Trong hoàn cảnh này thì người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người thầy, người cô mà còn phải thật sự là người thân thiết của các em, luôn gần gũi, chia sẽ, lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, giúp các em cả tinh thần lẫn vật chất. Bằng nhiều biện pháp huy động, kêu gọi… để bù đắp nỗi mất mát, thiếu thốn mà các em đã bất hạnh gánh lấy. Từ đó tiếp thêm sức mạnh, vào cuộc sống để các em có thể vượt qua những hụt hẫng trong cuộc đời vững bước trên con đường học vấn của mình. - Đối với nguyên nhân thứ tư: giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể cùng với gia đình học sinh tăng cường việc quản lí các em ngoài giờ học, tách rời các em với nhóm bạn hư hỏng mà em thường giao lưu, phân công cán bộ lớp có năng lực giúp đỡ các em đó trong giờ học cũng như khi vui chơi, tạo môi trường thân thiện và hứng thú trong học tập, giúp các em ham thích đến trường. - Đối với nguyên nhân thứ năm: ngay từ đầu năm nhà trường đã có kế hoạch cùng giáo viên bộ môn tổ chức phụ đạo cho các em để các em có thể theo kịp chương trình, lấp đầy những lổ hỗng kiến thức trước đây, có được như vậy các em mới dám tự tin đến trường và ham mê học tập Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: các em chưa có ý thức học tập, lười biếng, ham chơi, thích đi lao động để kiếm tiền, một số các em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nhà đông con không đủ điều kiện để tiếp tục đến trường, vì thế mà các em phải nghỉ học nữa chừng để phụ giúp cha mẹ và chăm các em, Bên cạnh đó thì còn có một số em có trường hợp đáng thương hơn đó là các em mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ đang phải nương tựa bà con mà sống. Hay cũng có những em nằm trong trường hợp cha mẹ ly hôn, các em thiếu thốn tình thương, thiếu sự quan tâm, lo lắng và chăm sóc dẫn đến các em hay mặc cảm, né tránh, không muốn đến nơi đông người như trường học, vì thế mà việc học của các em bị đứt đoạn. 3.2: Các giải pháp Giải pháp 1: GVCN không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện nhân cách và phải thật sự có tâm huyết với nghề. Chuyên môn nghiệp vụ và nhân cách là thước đo về đức và tài của người thầy giáo mẫu mực. Người thầy giáo là tấm gương sáng tỏa nhiều để cho học sinh noi 7 theo. Nếu người thầy giáo có chuyên môn sâu rộng, cộng với cái tâm yêu nghề mến trẻ là động lực chính để chinh phục trái tim học sinh. Người thầy giáo phải thật sự là người “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi.” (Khổng Tử ). Vì vậy giáo giáo viên bộ môn nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng, phải thường xuyên trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng rèn luyện nhân cách làm thầy ngày càng mẫu mực hơn, thể hiện qua từng bài giảng, từng cử chỉ, từng câu chuyện tâm sự nỗi niềm buồn vui đối với học sinh. “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác” (Usinxki). Ví dụ học sinh chưa hiểu bài thì thầy sẵn sàng, vui vẻ giảng giải kiến thức cho em, nếu học sinh nghịch ngợm quậy phá thì thầy phải kiên nhẫn, giàu lòng vị tha, ân cần giải thích cho em hiều được điều hay lẽ phải. “Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung” (Helen Keller); "Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng ." (William A. Warrd). Giải pháp 2: . Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các em bỏ học nửa chừng và tìm ra giải pháp để khắc phục nguyên nhân đó. Các em bỏ học nửa chừng thường có nhiều nguyên nhân. Theo tôi các em bỏ học nửa chừng, thường xảy ra từ các nguyên nhân sau, như do điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn; gia đình không quan tâm hoặc ít quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em; hoặc gia đình có quan tâm đến việc học tập và hạnh kiểm của con em nhưng chưa hợp lý; hoặc một số phụ huynh quan niệm về vấn đề học tập của con em còn rất giản đơn, phiến diện ở khía cạnh của cuộc sống; hoặc do tác động mặt trái của xã hội đến tâm sinh lý của các em; hoặc do các em học lực còn yếu kém, các em học bị lưu ban. Làm tốt công tác liên kết với hội cha mẹ học sinh: Ngay từ đầu năm hiệu trưởng đề xuất với hội cha mẹ học sinh chọn những ông (bà) thực sự hiểu biết về giáo dục, có điều kiện và thực sự tâm huyết về giáo dục thông qua đó nhà trường mới vận động hội hoạt động có hiệu quả. Tuyên truyền hội cha mẹ học sinh làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, đặc biệt quan tâm đến những học sinh thuộc các gia đình khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh có đạo đức chưa tốt để cùng chủ nhiệm lớp, ban giám hiệu nhà trường trực tiếp phối hợp vận động từng gia đình để có phương pháp quản lý tốt học sinh khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Hội phụ huynh cùng nhà trường làm tốt công tác nhân đạo từ thiện truyền thống nhân ái, nhân đạo, nhân văn “Thương người như thể thương thân” Trong năm học 2016-2017 đã tổ chức tặng áo quần cho 23 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tặng sách vở quà tết cho 45 học sinh diện đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện tốt cho học sinh đến trường. Kết hợp với hội phụ huynh trực tiếp vận động, thuyết phục những học sinh bỏ học đến lớp, năm học qua do tác động đã vận động được 19 học sinh bỏ học ra lớp. 8 Giáo viên chủ nhiệm làm công tác liên hệ với gia đình học sinh và xã hội: đầu năm học theo sự chỉ đạo chung tất cả các lớp đều tiến hành họp phụ huynh học sinh trước khi khai giảng năm học để thông báo kế hoạch hoạt động, thời khóa biểu, những qui định chung của nhà trường, kiện toàn ban chấp hành chi hội lớp, thông báo các khoản đóng góp, một số mặt khác, qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, lấy chữ ký mẫu trao đổi thông tin khi cần thiết để phối hợp giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Họp phụ huynh lần thứ hai vào cuối học kỳ I và lần ba vào cuối học kỳ II. Hàng tháng đều có kết quả gởi về gia đình qua phiếu liên lạc ( Tin nhắn điện thoại ) có nhận xét và nhận lại ý kiến phản hồi của phụ huynh đó là trao đổi thông tin theo định kỳ của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, ngoài ra để giáo dục các em một cách có hiệu quả giáo viên chủ nhiệm còn phải phối hợp thật chặt chẽ với gia dình học sinh để cùng với cha mẹ học sinh tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức con người mà trong đó có con em chúng ta cho nên giáo viên chủ nhiệm muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì cần thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh nhất là những học sinh thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình hình một cách chính xác nhất và trong qui định chung chỉ cần một học sinh nghỉ học 2 buổi không phép là giáo viên chủ nhiệm đã phải liên lạc với gia đình để nắm thông tin từ đó mới có biện pháp giáo dục học sinh đạt hiệu quả. Giải pháp 3 : Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.” Về mặt gia đình. Phụ huynh ít quan tâm quản lý các em về việc học tập, hạnh kiểm. Ví dụ phụ huynh chỉ lo làm ăn xa, giao khoán việc học tập và hạnh kiểm của con em mình cho nhà trường thầy cô giáo. Hoặc có phụ huynh quan tâm quản lý các em nhưng chưa hợp lý. Ví dụ phụ huynh sẵn sàng cung cấp đầy đủ về sách vở, tiền bạc, … cho con ăn học, khi con cái xin tiền đi chơi nhưng lại nói dối cha mẹ đi học, phụ huynh không hề hay biết? Có em nghỉ học, vì phụ huynh còn quan niệm lạc hậu so với thời cuộc, họ xem nhẹ việc học hành của con em, họ chấp nhận cho con nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình, lớn lên cho học nghề rồi tự kiếm sống bản thân . Có em nghỉ học vì hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, nhà nghèo lại đông con. Luật Giáo dục năm 2005,còn điều 94, quy định về t rách nhiệm của gia đình như sau: “1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Tæ chøc phèi hîp víi c¸c ®oµn thÓ trong nhµ tr-êng ®Ó qu¶n lý häc sinh: Chỉ đạo Công đoàn, Đoàn TNCS, Đội TNTP của nhà trường tham gia tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục truyền thống nhà trường cho học sinh. Đặc biệt nêu cao các gương cựu học sinh trong nhà trường qua các thời kỳ đã thành đạt trong xã hội để học sinh gắn bó học tập yêu mến trường lớp để phấn đấu tiến bộ. 9 Nêu cao tinh thần trách nhiệm của ban giám hiệu, nêu gương tốt coi trọng vị trí “tấm gương sáng" cho tất cả các thầy giáo, cô giáo... đã được cụ thể hoá trong các chỉ đạo qua các nhiệm vụ sau: Xây dựng tốt tác phong của người thầy giáo, cô giáo gương mẫu trong công tác và học tập thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, xây dựng cho mình có lối sống lành mạnh, mẫu mực, lấy uy tín của người thầy để chăm lo giáo dục học sinh. Vận động mỗi thầy cô giáo phải nêu cao tinh thần nhân ái, xây dựng tâm hồn trong sáng, lương tâm làm việc vì thế hệ trẻ, tôn trọng nhân cách học sinh, làm tốt công tác nhân đạo từ thiện trong nhà trường để tạo niềm tin cho các em. Mỗi thầy cô giáo phải thực sự tự bồi dưỡng để có hiệu quả giáo dục tốt nhất, có kế hoạch tự học, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục. Giải pháp 4: Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng trong công tác duy trì số lượng. Làm tốt công tác tham mưu với hội đồng giáo dục xã tạo điều kiện kinh phí có chế độ khen thưởng cho cán bộ giáo viên có thành tích trong quản lý số lượng học sinh. Những cá nhân trong và ngoài nhà trường có thành tích vận động học sinh bỏ học ra lớp hoặc vận động tốt học sinh có những biểu hiện bỏ học đề nghị Ban khuyễn học nhà trường tặng giấy khen và phần thưởng để động viên kịp thời khi thực hiện tốt công tác này. Cuối mỗi năm học khi bình xét đánh giá phân loại cán bộ giáo viên phải lấy tiêu chí duy trì số lượng học sinh là một trong cơ sở đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ giáo viên để bình xét xếp loại thi đua, bình chọn những đồng chí thực hiện tốt để biểu dương khen thưởng. IV/ HIỆU QUẢ Sáng kiến kinh nghiệm tuyên truyền vận động học sinh bỏ học đi học lại, của tôi góp phần cải thiện môi trường. Học sinh có đi học thì các em mới có kiến thức cơ bản và ý thức về việc cải thiện môi trường. Ví dụ các em có học kiến thức bảo vệ môi trường thì các em mới thấy tác hại về việc xả rác bừa bãi, về nạn chặt phá rừng, làm ô nhiễm bầu không khí do khói bụi bặm của các nhà máy, xe cộ thải ra,…từ đó các em có ý thức tham gia vào việc bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp hơn, trước tiên là các em giữ gìn lớp, trường học, nhà cửa, xóm làm sạch sẽ, không khí trong lành. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người: “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Sáng kiến kinh nghiệm Vận động học sinh bỏ học đi học lại, của tôi góp phần điều kiện lao động. Các em có đi học thì các em mới nắm vững những kiến thức cơ bản nhất trong mọi công việc. Ví dụ một người công dân mới vào nhà máy làm việc thì điều kiện đầu tiên là anh phải có kiến thức cơ bản phổ thông THCS. Nếu các em không đi học thì các em không có bằng tốt nghiệp THCS, đồng nghĩ là các em không có việc làm. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người: “Chiến lược trồng người là trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội”. 10 Với đề tài này được áp dụng trong 2 năm học (2015-2016, 2016-2017) ở trường THPT Đắc Lua đã có kết quả khả quan: đã thực sự hạn chế được học sinh bỏ học, kết quả tỉ lệ phổ cập giáo dục cũng được nâng lên cụ thể như sau: 4.1. Tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm so với khi thực hiện đề tài 2015 - 2016 2016 - 2017 Ghi chú Số lượng % Số lượng % 10 1,29 3 0,3 4.2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được duy trì phát triển tốt. Trong năm học, nhà trường đã chỉ đạo cho các tổ chuyên môn có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ HSG các bộ môn ở các khối lớp theo hướng kế thừa các năm học trước, xây dựng và triển khai bồi dưỡng cho học sinh; kết quả tham gia kì thi HSG cấp huyện, tỉnh: đạt 01 giải nhất cấp huyện môn Hoá học lớp 9, 04 giải khuyến khích cấp tỉnh (01 môn sinh 10, 02 ngữ văn10, hoá học 9) a. Hạnh kiểm: Hạnh kiểm Tổng số LỚP Tốt Khá TB Yếu HS SL TL SL TL SL TL SL TL 79 6 112 70.54 32 28.57 1 0.89 0 0.00 75 7 87 86.21 12 13.79 0 0.00 0 0.00 72 8 95 75.79 23 24.21 0 0.00 0 0.00 9 58 53 91.38 5 8.62 0 0.00 0 0.00 10 75 66 88.00 9 12.00 0 0.00 0 0.00 11 82 73 89.02 8 9.76 1 1.22 0 0.00 12 52 51 98.08 1 1.92 0 0.00 0 0.00 Toàn tr 561 469 83.60 90 16.04 2 0.36 0 0.00 b. Học lực: Học lực Giỏi SL 21 22 19 13 12 10 TL 18.75 25.29 20.00 22.41 16.00 12.20 Khá SL 29 18 32 22 26 34 TL 25.89 20.69 33.68 37.93 34.67 41.46 TB SL 35 30 24 23 29 34 TL 31.25 34.48 25.26 39.66 38.67 41.46 Yếu SL 24 16 19 0 8 4 TL 21.43 18.39 20.00 0.00 10.67 4.88 Kém SL 3 1 1 0 0 0 TL 2.68 1.15 1.05 0.00 0.00 0.00 11 12 109 23.08 19.43 27 188 51.92 33.51 13 188 25.00 33.51 0 71 0.00 0 12.66 5 0.00 0.89 - Đối với khối 9 đủ ĐK xét tốt nghiệp THCS: 58/58= 100% Kết quả xếp loại thi đua do Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường bình xét cuối năm như sau: - Đối với tập thể: 02 TCM đạt lao động tiên tiến( Văn phòng; Hoá –Sinh), 06 tập thể lớp lao động tiên tiến(6A1, 6A2; 7A2; 10a1, 11a1, 12a1) * Về thành tích của CB-GV-NV: - Từ kết quả thao giảng cấp Tổ đã lựa chọn được 19 GV tham dự Hội thi GV dạy giỏi của cấp Trường, kết quả có 09 GV đạt GV dạy giỏi; Khá: 07;TB: 01; CĐYC: 02. - Đối với cá nhân: 06 Chiến sĩ thi đua cơ sở; 31 lao động tiên tiến Hiệu quả công tác: A( 37) ; B(19) - Luôn có ý thức tốt trong việc giải quyết các ý kiến, đề nghị của nhân dân cũng như của các bộ giáo viên, công nhân viên đơn vị đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng, tính linh hoạt khi đề xuất giải quyết. Tuy nhiên việc chỉ đạo cán bộ, giáo viên nâng cao năng lực sư phạm đạt hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện tốt việc giảng dạy áp dụng công nghệ thông tin, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi của nhà trường đạt chưa cao. V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Kết luận Từ kết quả thu được sau hai năm thực hiện phương pháp này thì tỉ lệ học sinh bỏ học trường tôi công tác đã giảm và sĩ số học sinh trong trường cũng được duy trì. Tôi thiết nghỉ, việc huy động học sinh ra lớp để đản bảo sĩ số là việc làm của nhiều ban ngành, đoàn thể, trong đó nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò nòng cốt. Bên cạnh đó chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân bỏ học cụ thể của từng trường hợp để có biện pháp sát thực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng , nguy cơ bỏ học của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra. 2. Kiến nghị Để thực hiện tốt hơn nữa công tác huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số theo tôi cần một số biện pháp sau: a) Đối với tổ chủ nhiệm Có sự liên kết thống nhất với nhau trong việc giáo dục các em, luôn thông báo với nhau về những khuyết điểm của các em nhằm kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp giúp các em tránh tình trạng bỏ học. b) Đối với nhà trường 12 Tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu nhằm bù đắp lổ hổng kiến thức cho các em, giúp các em đuổi kịp chương trình, tạo hứng thú trong học tập cho các em. Xây dựng trường học thân thiện, đảm bảo mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi nhằm thu hút các em, tránh tình trạng các em tham những trò chơi vô bổ. c) Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, quản lí thật tốt các điểm vui chơi không lành mạnh. Cùng chung tay với nhà trường xây dựng cổng trường bình yên, giúp đở về tinh thần và vật chất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đắc Lua, ngµy 25 th¸ng 5 n¨m 2017 Ng-êi thùc hiÖn 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo cáo Sơ kết, tổng kết của nhà trường THPT Đắc Lua. 2.Thông tư, công văn của BGD& ĐT về việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3.Tài liệu tập huấn bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lý điều hành cho hiệu trưởng trường THPT ( Bộ giáo dục và đào tạo ) 4.Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ( Bộ giáo dục và đào tạo ) 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan