Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn số giải pháp tăng hiệu quả công tác trong thi đua – khen thưởng...

Tài liệu Skkn số giải pháp tăng hiệu quả công tác trong thi đua – khen thưởng

.PDF
15
1260
89

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI VĂN PHÒNG SỞ Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRONG THI ĐUA – KHEN THƯỞNG Người thực hiện: HÀ UYÊN THY Lĩnh vực nghiên cứu:  - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Thi đua – Khen thưởng  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HÀ UYÊN THY 2. Ngày tháng năm sinh: 28/10/1977 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: A1/132c Bùi Hữu Nghĩa, phường Tân Vạn, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613846444 (CQ)/ 0618851344 (NR); ĐTDĐ: 0918177842 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Chuyên viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Phụ trách thi đua – khen thưởng 9. Đơn vị công tác: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2000 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Lịch sử - Số năm có kinh nghiệm: 15 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Năm học 2010-2011: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông 2. Năm học 2012-2013: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 THPT. 3. Năm học 2013-2014: Một số biện pháp góp phần nâng cao chấtt lượng, hiệu quả công tác thi đua - khen thưởng ở trường THPT Nam Hà. BM03-TMSKKN Tên SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRONG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển của đất nước hiện nay với số lượng cán bộ, giáo viên và người lao động lớn nhất so với tất cả các ngành khác. Để đội ngũ cán bộ, giáo viên và người lao động này tham gia tích cực vào công tác trồng người và không ngừng nỗ lực phấn đấu, phát huy sáng tạo nhằm đào tạo ra những tài năng cho đất nước thì thi đua - khen thưởng góp một phần không nhỏ. Để làm tốt công tác thi đua - khen thưởng của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai đòi hỏi người cán bộ phụ trách lĩnh vực này phải luôn nhạy bén; ngoài việc tìm hiểu một cách kỹ càng các thông tư, hướng dẫn về công tác thi đua - khen thưởng còn phải soạn thảo các văn bản hướng dẫn về các đơn vị cơ sở một cách đơn giản, dễ hiểu và chính xác nhất. Nếu không các đơn vị sẽ không đánh giá đúng vai trò của công tác thi đua - khen thưởng. Vì vậy, hàng năm các đơn vị sẽ lúng túng trong việc đăng ký thi đua đầu năm học, xét thi đua cuối năm học cũng như đề nghị khen thưởng các cấp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của đơn vị. Để đánh giá đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng; để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên của các đơn vị giáo dục trong toàn tỉnh nắm bắt đầy đủ việc đăng ký thi đua cũng như đề nghị khen thưởng các cấp vào cuối năm học một cách chính xác nhất tôi đã chọn đề tài: "Một số giải pháp tăng hiệu quả công tác trong thi đua - khen thưởng". II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006, và với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề phát triển nguồn lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực con người. Nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhân lực đem tài năng, sức lực, trí tuệ cống hiến cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 11/6/1948, trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Thi đua - khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày". - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để chỉ đạo, quản lý hoạt động Thi đua - Khen thưởng như: Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc đổi mới và tiếp tục đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng; Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 39CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Luật số 39/2013/QH13, ngày 16/11/2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013; Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013. Quán triệt các văn bản nêu trên, phong trào thi đua yêu nước đã được tổ chức rộng rãi trong ngành giáo dục, bám sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của hoạt động giáo dục nói chung. Đồng thời từng bước đổi mới nội dung, hình thức thi đua - khen thưởng. Thi đua - khen thưởng có vị trí rất quan trọng trong công tác dạy và học trong các nhà trường cũng như ở các cơ quan đơn vị nói chung, vì thi đua - khen thưởng kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Để thi đua - khen thưởng thực sự trở thành động lực nâng cao chất lượng đào tạo thì thi đua - khen thưởng phải đi vào thực chất, phải là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị trường học và của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Để các danh hiệu thi đua thực sự xứng đáng là sự tôn vinh của nhà trường, xã hội đối với từng cá nhân, từng đơn vị trường học đã có những thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học cũng như trong công tác quản lý giáo dục thì quá trình tổ chức cho các đơn vị đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học và việc bình xét thi đua cuối mỗi năm học phải được nhận thức lại thật đầy đủ và sâu sắc, phải nghiên cứu, phải đổi mới cách đăng ký thi đua cho mỗi cá nhân, tập thể tổ, tập thể nhà trường một cách thật cụ thể, tránh hiện tượng đăng ký cho có hình thức, khi bình xét tránh cào bằng bình quân, nể nang, xét qua loa. Bên cạnh đó, việc triển khai các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua - khen thưởng của cấp trên như: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh chủ yếu thông qua các văn bản hành chính. Do đó, ngoài yêu cầu về tính hợp pháp và các yêu cầu khác, văn bản bản hành chính còn phải đạt yêu cầu cao về hình thức thể hiện, nhất là không xuất hiện các lỗi sai sót do việc soạn thảo. Trong khi đó, soạn thảo văn bản là công việc quan trọng, chủ yếu và chiếm đa số thời gian làm việc của cán bộ công chức, nhất là chuyên viên văn phòng. Việc định hình nội dung của văn bản và sau đó là thực hiện văn bản, nếu được xử lý tốt, nhanh chóng sẽ nâng cao hiệu suất công việc của cá nhân. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công việc của cơ quan. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc soạn thảo văn bản như trên, trong những năm công tác, dựa trên các tiện ích có sẵn trong phần mềm soạn thảo văn bản Word và qua tham khảo các đồng nghiệp, bản thân tôi đã thực hiện được thủ thuật đơn giản để giảm thời gian soạn thảo văn bản và hạn chế đến mức thấp nhất các lỗi chính tả trong văn bản. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Giải pháp tăng hiệu suất soạn thảo văn bản Nhận thấy được tầm quan trọng của việc soạn thảo văn bản, trong những năm công tác, dựa trên các tiện ích có sẵn trong phần mềm soạn thảo văn bản Word và qua tham khảo các đồng nghiệp, bản thân tôi đã thực hiện được thủ thuật đơn giản để giảm thời gian soạn thảo văn bản và hạn chế đến mức thấp nhất các lỗi chính tả trong văn bản. Cách thức thực hiện như sau: Trong phần mềm Word có tiện ích Auto correct option. Tiện ích này được tích hợp vào Word với mục đích tự chỉnh sửa các ký tự khi người dùng nhập sai, ví dụ: nhập deptartment (sai ở chỗ dư chữ t) thì Word tự động sửa thành department cho đúng. Trong hệ thống văn bản của các cơ quan nhà nước, một số từ, nhóm từ thường xuyên được lặp lại như: tên các phòng ban, sở ngành, … hoặc tên các vị lãnh đạo, chức danh, địa danh, … Việc nhập các từ, cụm từ này nếu thực hiện theo các thông thường cũng sẽ không có trở ngại nhưng mất thời gian và đôi khi không đồng nhất hoặc bị sai; ví dụ: Phòng Giáo dục và Đào tạo nhưng khi ghi cấp sở lại là Sở Lao động thương binh và xã hội (không đồng nhất ở các chữ viết hoa) hoặc ở phần trên là PhòngTài chính Kế hoạch nhưng phần dưới lại là PhòngTài chính và Kế hoạch,… Để khắc phục hạn chế này, tôi sử dụng tiện ích Auto correct option nêu trên của Word; theo đó, tạo và bổ sung vào bảng mặc định sẵn của mục này danh sách các từ, cụm từ thường sử dụng trong văn bản. Các từ, cụm từ này sẽ thay thế các chữ viết tắt được nhập vào, chẳng hạn: Nhập vào Sẽ tự động thay bằng ub UBND tp thành phố dn Đồng Nai sgd Sở Giáo dục và Đào tạo skh Sở Khoa học và Công nghệ svh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch pct Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên ptc Phòng Tổ chức - Cán bộ hlg Huỳnh Lệ Giang tthd Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng btc Ban tổ chức …… Việc bổ sung, chỉnh sửa danh sách này hết sức linh động, dễ dàng và thậm chí, chỉ cần nhập một vài chữ (gõ tắt) thì có thể tạo ra một cấu trúc phức tạp hơn các cụm từ nêu trên, như: nhập kt sẽ cho ra KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 2. Giải pháp 2: Hướng dẫn tổ chức đăng ký thi đua và thực hiện hồ sơ xét thi đua năm học Vào đầu mỗi năm học, bộ phận phụ trách công tác thi đua Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu lãnh đạo ban hành quyết định chia cụm thi đua của ngành Giáo dục, ban hành hướng dẫn tổ chức đăng ký thi đua cho các đơn vị và ký kết thi đua giữa các đơn vị trong cụm. Từng đơn vị trường phải nghiên cứu kỹ tiêu chí thi đua năm học, căn cứ vào hướng dẫn chi tiết về từng nội dung đăng ký cho các tập thể, cá nhân cho mỗi danh hiệu thi đua trong quy chế thi đua khen thưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo, điều kiện và quy trình đăng ký, bình xét thi đua trong năm học để quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tất cả các chỉ tiêu đăng ký phải thể hiện bằng các con số cụ thể không chung chung. Sau đó, các đơn vị gửi đăng ký về cụm trưởng và bộ phận phụ trách công tác thi đua Sở Giáo dục và Đào tạo. Ví dụ: SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 25 tháng 09 năm 2014 ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA CỦA TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN NĂM HỌC 2014 – 2015 Kính gửi: - Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, - Cụm thi đua các trường THPT công lập 1. Thực hiện Công văn số ngày / / của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai về việc hướng dẫn ký kết và đăng ký danh hiệu thi đua năm học 2014 – 2015, Trường THPT A đăng ký các danh hiệu thi đua năm học của 2014 - 2015 đơn vị như sau : A. Tổng hợp đăng ký : Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn đơn vị : 106 người Trong đó: Cán bộ quản lý: 04, Giáo viên: 92, Nhân viên: 08 B. Danh hiệu thi đua: Số lượng Danh hiệu tập thể Đơn vị Đơn vị Tổ LĐTT LĐTT LĐTT xuất sắc 01 01 Danh hiệu cá nhân LĐTT CSTĐCS CSTĐ cấp tỉnh CSTĐ toàn quốc 98 14 03 0 09 C. Hình thức khen thưởng: Tập thể Cá nhân Huân chương Lao động 0 0 Bằng khen của Thủ tướng 01 02 Bằng khen của Bộ GD&ĐT 0 02 Cờ thi đua của Cờ thi đua của Bộ Chính phủ Giáo dục và Đào tạo Bằng khen của UBND Tỉnh 01 01 Cờ thi đua của UBND tỉnh Giấy khen của Sở 03 22 Cờ thi đua của SGDĐT Tập thể Cá nhân Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG - Như trên; - Lưu VT. Nguyễn Văn A Cuối năm học, để chuẩn bị cho việc tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm học, bộ phận phụ trách Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục căn cứ hướng dẫn tổng kết thi đua của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh ban hành công văn hướng dẫn các đơn vị thực hiện hồ sơ xét thi đua năm học. Việc xét thi đua phải đúng theo trình tự từ Tổ, Hội đồng thi đua đơn vị (trường) và danh hiệu thi đua cũng như hình thức khen thưởng được đề nghị đúng theo các tiêu chuẩn quy định. Ví dụ: 1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”: - Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên đạt các tiêu chuẩn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng, hiệu quả cao trong công tác. - Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phong trào thi đua. - Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ. - Có đạo đức, lối sống lành mạnh… 2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”: Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: - Là “Lao động tiên tiến” ; - Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận. Lưu ý: Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% trên tổng số cá nhân đạt “Lao động tiên tiến” của đơn vị. Đối với tập thể có dưới 10 lao động thì tỷ lệ không quá 60% trên tổng số cá nhân đạt “Lao động tiên tiến”. 3. Cờ thi đua Sở Giáo dục và Đào tạo: được xét tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn sau: - Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm học; - Là tập thể đứng đầu cụm thi đua; - Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác… 4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” Danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh được xét chọn từ những cá nhân xuất sắc, tiêu biểu, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, trong số những cá nhân đã 03 lần liên tục đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở. Hồ sơ gồm: 02 bản báo cáo thành tích xin công nhận danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh; bản sao giấy chứng nhận CSTĐ cơ sở (năm học 2012-2013; 2013-2014); 05 cuốn đề tài sáng kiến kinh nghiệm). Lưu ý: Chỉ xét chọn từ những cá nhân xuất sắc, tiêu biểu, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, được lựa chọn không quá 30% trong số những cá nhân đã ba lần liên tục được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”… Như vậy, lần lượt các tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đều được quy định một cách rõ ràng giúp các cá nhân và tập thể tại các đơn vị, trường học tiến hành xét chọn và đề nghị thuận tiện, dễ dàng và đúng trình tự. Tuy nhiên, đối với khen thưởng cấp Nhà nước, để giúp các tập thể và cá nhân đề nghị khen thưởng dễ hiểu và thuận tiện hơn trong việc thực hiện hồ sơ khen thưởng, ngoài hướng dẫn như các hình thức trên, có thể hướng dẫn thông qua bảng biểu một cách cụ thể như sau: DANH MỤC TÀI LIỆU HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG CẤP NHÀ NƯỚC Gửi về Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục STT TÀI LIỆU/ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CƠ QUAN LẬP (Tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) SỐ LƯỢN G GHI CHÚ 1 I 2 3 BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 1 Đối với tập thể 4 5 1.1 Báo cáo thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Đơn vị đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu 1.2 Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu 1.3 Quyết định công nhận Tập thể LĐXS 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013,2013-2014, 20142015 (bản photo) Đơn vị đề nghị khen thưởng 02 Hoặc Giấy chứng nhận TTLĐXS 1.4 Bằng khen của UBND tỉnh hoặc Bộ GD&ĐT (bản photo) Đơn vị đề nghị khen thưởng 02 NH 2009-2010 1.5 QĐ tặng Cờ thi đua cấp tỉnh hoặc bộ (bản photo) Đơn vị đề nghị khen thưởng 02 Trong thời gian từ 2011 đến 2015 2 Đối với cá nhân 2.1 Báo cáo thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Cá nhân đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu 2.2 Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu 2.3 Bằng khen của UBND tỉnh hoặc Bộ GD&ĐT (bản photo) Cá nhân đề nghị khen thưởng 02 NH 2009-2010 2.4 05 SKKN được công nhận và áp dụng hiệu quả phạm vi cấp cơ sở Cá nhân đề nghị khen thưởng 05 Trong thời gian từ 2011 đến 2015 (1 SKKN/năm học) II HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA 1 Đối với tập thể 1.1 Báo cáo thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Đơn vị đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu 1.2 Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu 1.3 QĐ công nhận Tập thể LĐXS năm 2011, 2012 , 2013, 2014, 2015 (bản photo) Đơn vị đề nghị khen thưởng 02 05 năm sau khi được tặng BK Thủ tướng 1.4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (bản photo) Đơn vị đề nghị khen thưởng 02 NH 2009-2010 1.5 QĐ tặng Cờ thi đua cấp tỉnh hoặc bộ 2 lần (bản photo) Đơn vị đề nghị khen thưởng 02 Trong thời gian từ 2011 đến 2015 16 Hoặc QĐ tặng Cờ thi đua cấp tỉnh , ngành, bộ (01 lần) và BK cấp tỉnh hoặc bộ (02 lần) (bản photo) Đơn vị đề nghị khen thưởng 02 Trong thời gian từ 2011 đến 2015 2 Đối với cá nhân 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 III 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.2 2.3 Cá nhân đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu 02 Hoặc Giấy chứng nhận 02 NH 2009-2010 02 Trong thời gian từ 2011 đến 2015 Tập thể đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu QĐ tặng Huân chương Lao Tập thể đề nghị khen thưởng động hạng 3 (bản photo) QĐ công nhận Tập thể LĐXS Tập thể đề nghị khen thưởng (bản photo) 02 NH 2009-2010 02 05 năm sau khi được tặng Huân chương Lao động hạng 3 Tập thể đề nghị khen thưởng 02 Trong thời gian từ 2011 đến 2015 Cá nhân đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu Báo cáo thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) QĐ công nhận Chiến sỹ thi đua Cá nhân đề nghị khen cơ sở năm 2010, 2011, 2012, thưởng 2013, 2014 Bằng khen của Thủ tướng Cá nhân đề nghị khen thưởng Chính phủ (bản photo) Cá nhân đề nghị khen 02 SKKN được công nhận và thưởng áp dụng hiệu quả phạm vi cấp bộ, tỉnh. HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHÌ Đối với tập thể Báo cáo thành tích 05 năm (từ 2009-2014) Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) QĐ tặng Cờ thi đua ngành, bộ, tỉnh (01 lần) và Cờ thi đua của Chính phủ (01 lần) (bản photo) hoặc Cờ thi đua ngành, bộ, tỉnh (03 lần) Đối với cá nhân Báo cáo thành tích (sau khi được tặng Huân chương Lao động hạng 3 đến thời điểm đề nghị khen thưởng) Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) 2.4 QĐ tặng Huân chương Lao Cá nhân đề nghị khen thưởng động hạng 3 (bản photo) 03 SKKN được công nhận và Cá nhân đề nghị khen áp dụng hiệu quả phạm vi cấp thưởng bộ, tỉnh. IV HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT 1 Đối với tập thể 02 02 Sau thời gian được tặng Huân chương Lao động hạng 3 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.2 2.3 2.4 Tập thể đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu QĐ tặng Huân chương Lao Tập thể đề nghị khen thưởng động hạng nhì (bản photo) QĐ công nhận Tập thể LĐXS Tập thể đề nghị khen thưởng từ (bản photo) 02 02 05 năm sau khi được tặng Huân chương Lao động hạng nhì QĐ tặng Cờ thi đua của Chính Tập thể đề nghị khen phủ (01 lần) Cờ thi đua bộ, thưởng ngành, tỉnh (02 lần) hoặc Cờ thi đua bộ, ngành, tỉnh (04 lần) (bản photo) 02 Trong thời gian đề nghị khen thưởng Cá nhân đề nghị khen thưởng 05 Theo mẫu Đơn vị đề nghị khen thưởng 01 Theo mẫu Báo cáo thành tích 05 năm (sau khi được tặng Huân chương Lao động hạng nhì) Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) Đối với cá nhân Báo cáo thành tích (sau khi được tặng Huân chương Lao động hạng nhì đến thời điểm đề nghị khen thưởng) Tóm tắt thành tích 05 năm (từ 2010-2015) QĐ tặng Huân chương Lao Cá nhân đề nghị khen thưởng động hạng nhì (bản photo) 04 SKKN được công nhận và Cá nhân đề nghị khen áp dụng hiệu quả phạm vi cấp thưởng bộ, tỉnh 02 02 Sau khi được tặng Huân chương Lao động hạng nhì IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Bằng cách áp dụng và sử dụng những giải pháp trên vào công việc hàng ngày bản thân tôi đã khắc phục triệt để các lỗi (như đã nêu trên) trong việc soạn thảo văn bản, tốc độ soạn thảo văn bản cũng tăng lên; đồng thời việc giải quyết hồ sơ thi đua của các trường học và đơn vị cũng thuận tiện hơn. Từ đó, làm tăng hiệu quả công việc của bản thân. Đặc biệt, trong việc đề nghị khen thưởng cấp cao của Sở Giáo dục và Đào tạo trong 2 năm 2013 và 2014; khâu tiếp nhận, kiểm tra và trình hồ sơ khen thưởng đều đạt hiệu quả cao. Tất cả hồ sơ trình khen đều được giải quyết. Cụ thể ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã đạt được kết quả như sau: - Huân chương lao động hạng Nhất: 01 tập thể. - Huân chương lao động hạng Ba: 02 cá nhân. - Danh hiệu Nhà giáo ưu tú (NGƯT) năm 2014:15 NGƯT. - Có 05 đơn vị được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ; 08 tập thể và 26 cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. - Có 1.278 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. - Có 04 đơn vị được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT; 06 đơn vị nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc kết qua quá trình làm công tác Thi đua - Khen thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai. Do khả năng còn nhiều hạn chế nên vẫn còn những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để việc đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng đạt hiệu quả và góp phần vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới. II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thi đua khen thưởng và một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật thi đua khen thưởng năm 2013 của Quốc hội. 2. Hướng dẫn số 1620/HD-SNV-TĐKT ngày 22/9/2014 của Sở Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Đồng Nai. NGƯỜI THỰC HIỆN Hà Uyên Thy BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI VĂN PHÒNG SỞ ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Đồng Nai, ngày 20 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRONG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG Họ và tên tác giả: Hà Uyên Thy Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: .Thi đua – Khen thưởng  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng