Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mỹ thuật lớp 9...

Tài liệu Skkn sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mỹ thuật lớp 9

.DOC
56
1582
84

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN MỸ TRƯỜNG THCS TÂN VIỆT -----š š › › ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 9” Môn/lĩnh vực Họ và tên Chức vụ Trường : Mỹ thuật : Đỗ Thu Hương : Giáo viên : THCS Tân Việt Năm học 2013-2014 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 “SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 9” A PHẦN MỞ ĐẦU Chúng ta biết Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thẫm mỹ ở trường phổ thông hiện nay. Đó là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn trong sáng, thơ ngây và đáng yêu của lứa tuổi thiếu nhi. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy mỹ thuật nói riêng, không phải là đưa ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển tưởng tượng, khả năng sáng tạo của học sinh. Nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao cùng với sự phát triễn của kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ đối với người lớn, tầng lớp trí thức mà là tất cả mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội. Mỗi lứa tuổi lại có những cách cảm nhận, suy nghĩ và lí giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận lôgic, còn trẻ em thì có cái nhìn vô tư, trong sáng, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà tập trung tình cảm, sự yêu thích của mình vào mỗi bài vẽ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất. Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở qúa trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập, tính tích cực của học sinh được làm việc dưới nhiều hình thức và gây được hứng thú trong giờ học. Một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, tính độc lập sáng tạo, độc lập tư duy là biện pháp “sử dụng đồ Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 2 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 dùng trực quan”. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS cũng như những môn học khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng trong giờ giảng. Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết giảng sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phỏng đoán và ghi nhận sự vật dễ dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Vì thế mà tôi muốn đề cập đến phương pháp “sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 9” ở trường THCS sao cho bài giảng đạt kết quả cao nhất từ đồ dùng trực quan và mạnh dạn xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này: II. ĐỐI TƯỢNG,THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Tân Việt. 2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2012 – 2013 và học kì I năm học 2013 – 2014. 3. Phạm vi nghiên cứu: Là giáo viên bộ môn mĩ thuật của trường THCS Tân Việt tôi xin đề cập một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc “Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 9” tại trường THCS Tân Việt Huyện Yên Mĩ Tỉnh Hưng Yên. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu thành công đề tài với kết quả áp dụng được hiệu quả thì phương pháp nghiên cứu góp một phần chủ yếu quan trọng. Đồng thời cần có sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp sau: - Phương pháp trực quan, quan sát sư phạm, minh họa. - Phương pháp điều tra, có phiếu điều tra. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 3 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 - Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp gợi trí tò mò cho học sinh. - Phương pháp đặt vấn đề và giao nhiệm vụ. - Phương pháp hoạt động nhóm. Tùy theo nội dung từng bài học mà có sự kết hợp phương pháp dạy học phù hợp để mang lại hiệu quả tốt cho quá tŕnh dạy và học. 2. Mục đích nghiên cứu: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuật lớp 9” - Nhằm tạo hứng thú cho học sinh tích cực tìm hiểu học tập môn mĩ thuật. - Rèn luyện óc sáng tạo cho học sinh. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận : Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi là từ "trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng" vì vậy tầm quan trọng của đồ dùng trực quan trong các môn học là rất lớn. Với môn mĩ thuật đòi hỏi càng cần thiết hơn. Nó kích thích hứng thú học tập của học sinh làm cho học sinh say mê, lôi cuốn học sinh hấp dẫn học sinh tham gia vào việc sáng tạo ra cái đẹp, là tiền đề cho giờ học đạt hiệu quả cao . Tóm lại, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong môn mĩ thuật ngoài việc học sinh lĩnh hội được tri thức, nó còn có tác dụng lớn đến xúc cảm thấm mĩ, đến đạo đức, tình cảm và trí tuệ của học sinh. Dạy mĩ thuật cho học sinh không khác nào dạy văn miêu tả. Nếu trong văn miêu tả chúng ta dùng ngôn từ, ngữ pháp để diễn đạt thì trong môn mĩ thuật lại dùng hình ảnh, đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc để thể hiện nội dung định miêu tả. Do đặc thù lứa tuổi cần phải nhìn thấy để cảm nhận, gợi mở nên môn mĩ thuật rất cần đồ dùng dạy học để minh hoạ kích thích sự tìm tòi, sáng tạo nhất. Tuy nhiên với tầm quan trọng của đồ dùng dạy học như vậy thì người giáo viên phải biết sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để phát huy hết tính năng của đồ dùng dạy học lại là điều không kém phần quan trọng. Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 4 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 Ví dụ Cùng là một đề tài phong cảnh nhưng có nhiều chủ đề về phong cảnh miền núi, nông thôn, thành phố, biển… Do vậy đồ dùng dạy học phải bao hàm những nét cơ bản nhất hàm xúc nhất, học sinh lấy đó làm cơ sở phát huy gợi mở, sáng tạo cái đẹp. Có thể nói: Trong giảng dạy mĩ thuật người giáo viên tìm được đồ dùng dạy học thích hợp và biết sử dụng nó để có hiệu quả thì người giáo viên đó đã nắm được nội dung bài dạy để đi tới sự thành công. 2. Cơ sở thực tiễn : Học sinh lớp 9 ở giai đoạn cuối trung học cơ sở nên việc dẫn dắt gợi mở một phương pháp vẽ cho học sinh là vô cùng quan trọng. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy rõ một điều là ở lớp 6, 7 các em vẽ tự nhiên ngây thơ, không đắn đo, không chần chừ, không sợ sai nhưng lên lớp 9 nét vẽ trở nên ngập ngừng, hình vẽ khô cứng đơn điệu hay thắc mắc, so sánh với thực tế cuộc sống. Sự hồn nhiên ngây thơ, chiều sâu của nét vẽ không nhiều cảm xúc. Chính vì vậy người giáo viên phải nắm bắt được tâm lý của trẻ và nắm bắt được cách nhìn nhận của trẻ… từ đó tìm ra phương pháp dẫn dắt trẻ đi vào con đường sáng tạo nghệ thuật một cách tự nhiên hơn. Muốn làm được điều đó thì việc sử dụng đồ dùng khi dạy mĩ thuật là không thể thiếu. Chính điều này đã thôi thúc tôi đến với đề tài này . I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Trong thực tế của ngành giáo dục, giáo viên của bộ môn mĩ thuật trong những năm gần đây đã được chuyên biệt hóa cao. Tức là đã tương đối đủ chỉ tiêu giáo viên chuyên dạy môn mĩ thuật trong trường THCS. Như vậy, ở các trường THCS học sinh đã được học môn mĩ thuật do giáo viên chuyên phụ trách trước kia giáo viên thường vẫn dạy theo nối truyền đạt cũ là thày nói trò ghi chép vì thế mà hiệu quả của việc dạy và học chưa cao, khiến cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, qua loa, chiếu lệ, có thái độ không cần thiết. Một số giáo viên vẫn còn coi môn mĩ thuật là môn phụ, môn có cũng được, không có cũng không sao, dạy thế Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 5 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 nào cũng xong, khiến cho việc khích lệ học sinh còn hạn chế. Phương pháp giảng dạy bộ môn mĩ thuật, cái khó là rất khó nếu như người đóng vai trò gợi mở cho học sinh không biết cách tìm tòi, sáng tạo và kích thích sự tư duy của học sinh. 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Số liệu khảo sát: Khảo sát học sinh khối 9 trước khi áp dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học được kết quả như sau: Tổng số học Giỏi sinh khối 9 94 2 2.1% Khá 18 Trung bình Yếu Kém 20.8% 64 62.6% 10 10.4% 4 4.2% Nhận xét: Qua số liệu khảo sát cho ta thấy tỉ lệ học sinh đạt giỏi còn quá ít. Số lượng học sinh trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến số điểm của các em không cao là do các em học thuộc lòng theo cách học vẹt, không chú ý đến ý nghĩa của bài học, không chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo và đặc biệt không hứng thú trong học tập. 2. Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi: * Đối với giáo viên: Đa số giáo viên đều có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. * Đối với học sinh: Học sinh được học môn mĩ thuật từ các lớp tiểu học. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn khuyến khích, động viên các em học tập các môn học nói chung và môn mĩ thuật nói riêng. Khó khăn: Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 6 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. - Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. + Nặng sức ì, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học. Sức ì của một thời “dạy chay” vẫn tồn tại trong không ít giáo viên. Nhiều khi giáo viên cò tâm lý lo sợ sẽ không thành công, sợ mất nhiều thời gian chuẩn bị dẫn đến việc ngại sử dụng hoặc chỉ sử dụng thiết bị dạy học đối phó khi cần. + Chất lượng thiết bị dạy học còn kém cũng dẫn đến tình hình sử dụng thiết bị dạy không thành công - Sử dụng thiết bị dạy học còn lúng túng là do giáo viên chưa có trình độ chuẩn về sử dụng thiết bị, các kỹ năng hầu hết là do giáo viên tự mày mò nghiên cứu, giáo viên chỉ được hướng dẫn qua loa, không được đào tạo một cách bài bản và kỹ lưỡng nên rất lúng túng khi kết hợp giảng bài và hướng dẫn học sinh làm bài. - Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học. - Địa phương xã Tân Việt thuộc vùng kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình. Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học. - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game…ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học, bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập. 3. Những vấn đề cần giải quyết: Trước thực trạng khó khăn, điều kiện dạy học chưa đầu đủ và đồng bộ, phương pháp giáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để môn mĩ thuật thực sự trở thành niềm thích thú của học sinh. Đồng thời bổ sung kỹ năng vẽ cho các phân môn. Nhất thiết cần tìm ra nhiều hướng, nhiều phương pháp dạy học Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 7 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 mới gây sự chú ý và thích thú cho học sinh. Để làm được điều này giáo viên cần chú ý một số điểm sau: + Công tác chuẩn bị của giáo viên thật chu đáo cho bài giảng. + Hướng dẫn học sinh khái thác chuẩn bị bài. + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập. Vấn đề này được giải quyết tốt thì hiệu quả sẽ đem lại một bài giảng thành công cho bộ môn mĩ thuật. II. CÁC GIẢI PHÁP: Khái niệm về đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy và học mà học sinh có thể nhìn thấy được đặc biệt là được sử dụng trong công tác giảng dạy. Đối với bộ môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở: Đồ dùng dạy học không thể thiếu đối với người thầy khi lên lớp và đối với học sinh khi nghiên cứu vấn đề. Vì thế đồ dùng dạy học chính là điều kiện, phương tiện để dạy và học môn mĩ thuật ở các lớp trong trường trung học cơ sở. Rõ ràng qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy, nhất là trong việc hình thành cho các em thao tác thực hành, đem hình ảnh sống động vào thực tế và có thể nói đồ dùng dạy học là nhịp cầu bắt qua ngôn ngữ, giúp học sinh các lớp trung học cơ sở cảm thấy gần gũi và yêu thích bộ môn hơn. Tóm lại nội dung kiến thức của bộ môn mĩ thuật bao giờ cũng đặt quan sát, phân tích và tiến hành thực hành lên hàng đầu, do đó đồ dùng dạy học là không thể thiếu đối với hoạt động dạy và học môn mĩ thuật. Sử dụng các đồ dùng dạy học trong các tiết học lí thuyết và làm thực hành sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thao tác với các đồ dùng dạy, là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua đồ dùng dạy. Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 8 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 Các đồ dùng dạy hiện đại có sự trợ giúp của đồ dùng dạy như máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu hắt, tivi, loa, giúp các nội dung kiến thức được làm rõ, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Có thể nói đồ dùng dạy học với việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quyết định thành công của giờ dạy. Như vậy có thể khẳng định: muốn nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy cho môn học, giáo viên cần phải sử dụng tích cực và phát huy tối đa những chức năng của đồ dùng dạy học. Việc sử dụng đồ dùng dạy học ở trường hiện nay có các hình thức sau: * Phiếu học tập (cá nhân hoặc nhóm) kết hợp với bảng phụ hoặc máy chiếu. Có thể sử dụng trong các tiết lý thuyết hay thường thức mĩ thuật. * Tranh, ảnh, mô hình ( Tranh phiên bản của các họa sĩ trong nước và thế giới, bài vẽ của học sinh, tranh vẽ và cách hướng dẫn của giáo viên, đồ vật thật…) * Các phương tiện nghe nhìn: Máy chiếu projector, đầu video, băng hình, máy tính… Để một tiết dạy mĩ thuật đạt kết quả cao tôi luôn ý thức cho mình phải có sự chuẩn bị chu đáo và thực hiện trọn vẹn những vấn đề sau : - Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, khoa học và có hiệu quả. - Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc đúng chỗ. - Khai thác đồ dùng dạy học hết tính năng và tác dụng của nó. - Không lạm dụng đồ dùng dạy học . 1. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học: Đồ dùng dạy học có nhiều loại như tranh phiên bản của họa sĩ trong nước và thế giới, tranh vẽ của họa sĩ và học sinh, mẫu vật thực, máy chiếu đa năng, máy tính...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy. Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 9 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề. 2 Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, khoa học và có hiệu qủa : Muốn tiết dạy hiệu quả, thầy truyền đạt được hết kiến thức cần thiết, trò tiếp thu tốt, lĩnh hội được yêu cầu bài thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng, để gây được hứng thú và niềm say mê học vẽ cho học sinh thì : + Giáo viên cần chuẩn bị: Tranh ảnh, tư liệu, bài vẽ… + Học sinh: Đồ dùng học tập đủ bộ ( giấy A4, bút chì, màu, tẩy, tranh ảnh sưu tầm, vở, SGK ...) Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh rất hiếu động, tò mò, dễ thích ứng nhưng cũng rất dễ chán nản. Vì vậy đồ dùng phải có tính sư phạm phù hợp với nội dung bài dạy. Tranh ảnh phải rõ ràng, chuẩn mực có tính gợi mở đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học và tính giáo dục cao. Tránh tình trạng đồ dùng đơn điệu, không trọng tâm, cẩu thả tuỳ tiện, thiếu thẩm mĩ điều đó sẽ dẫn tới không phát hiện được óc thẩm mĩ và tư duy sáng tạo của học sinh. Đồ dùng phải rõ cho toàn bộ học sinh bao quát được, quan sát dễ dàng nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy . Ví dụ : Tiết 10 - Bài 10 Vẽ tranh: Đề tài Lễ hội Tôi chuẩn bị 1 số bài vẽ trên khổ A3 vẽ về các lễ hội khác nhau, các hình ảnh về lễ hội cũng khác nhau như tranh vẽ về Lễ hội đấu vật, đua thuyền, hát quan họ, trọi gà, đi chơi hội đầu xuân… Học sinh quan sát rõ có thể tìm nhiều cách thể hiện. Nếu như sử dụng các bài vẽ vào giấy A4 thì hơi nhỏ học sinh khó quan sát và sẽ rối mắt, các hình ảnh sẽ không rõ ràng như bài vẽ ở khổ A3. Tuy nhiên tôi cũng sử dụng những bài chưa đẹp về cả hình, bố cục và màu sắc để học sinh rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Ngoài những đồ dùng do thầy trò tự tạo ra thì đồ dùng thiên nhiên là một trong những đồ dùng sống động nhất đối với đôi mắt trẻ thơ. Chính vì vậy trước khi học bài này tôi đã hướng dẫn các em tự quan sát các lễ hội ở quê mình đặc biệt là lễ hội Tứ thôn ở xã Tân Việt trong nhiều khía cạnh. Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 10 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 Ví dụ: Tiết 4 – Bài 4 Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí túi xách Giáo viên chuẩn bị ba loại đồ dùng: - Tranh vẽ của giáo viên và học sinh về các loại túi xách phong phú về kiểu dáng, màu sắc, họa tiết trang trí. - Ảnh chụp về các loại túi xách - Một số chiếc túi xách thật ( lưu ý giáo viên chuẩn bị những chiếc túi có nhiều kích thước, màu sắc, chất liệu, họa tiết trang trí... khác nhau) để học sinh được tận mắt nhìn và sờ vào chiếc túi. Tranh vẽ: tôi chọn 1 số tranh vẽ của học sinh vẽ theo cách nghĩ cách cảm nhận và sự quan sát được của các em. Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 11 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 Trong các bài vẽ mẫu cho học sinh tham khảo tôi cũng đưa ra một số bài vẽ chưa đẹp để học sinh rút kinh nghiệm về cách sắp xếp bố cục, cách tạo dáng và trang trí khi vẽ : + Bài vẽ 1: cái túi xách nhỏ ở giữa tờ giấy. + Bài vẽ 2: cái túi xách to chiếm hết tờ giấy. + Bài vẽ 3: cái túi xách vừa không quá to hay quá nhỏ đặt ở chính giữa tờ giấy. Qua quan sát tranh học sinh gợi mở được nhiều điều trong khi vẽ phải chú ý : bố cục (cách sắp xếp). Ngoài đồ dùng gợi về kiểu dáng và họa tiết tranh trí cho học sinh thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng về bố cục, màu sắc và cách tô màu . Giáo viên đưa ra những câu hỏi: ? Theo em túi xách thường có dạng hình gì ? ? Dáng như thế nào ? ? Túi xách thường làm bằng những chất liệu gì ? ? Màu sắc túi xách như thế nào ? Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 12 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 ? Những họa tiết nào được đưa vào trang trí túi xách ? ? Túi xách có vai trò gì ? Sau khi đưa ra những câu hỏi giáo viên lần lượt giới thiệu những bức tranh ảnh về các loại túi xách. Giới thiệu tranh, ảnh xong giáo viên đưa ra những chiếc túi thật và giới thiệu cho học sinh có thể gọi học sinh lên để tận tay sờ và cảm nhận. Sau phần hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí giáo viên giới thiệu những bài vẽ của học sinh khóa trước. 3 Sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ : Chuẩn bị tốt đồ dùng rất cần thiết nhưng chưa đủ. Sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ mới là điều kiện để đồ dùng phát huy hiệu quả. Thông thường đồ dùng tôi thường cho các em quan sát ở hai phần đó là hướng dẫn quan sát và nhận xét, hướng dẫn cách vẽ. Khi học sinh đã thực hành tôi cất đi để các em không sao chép. Thời gian treo đồ dùng cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu như là các tiết đầu tôi thường đưa ra các câu hỏi vấn đáp trước sau đó mới treo tranh. Thông qua các câu trả lời và quan sát thấy các em đã hình thành được nội dung bài và cách thể hiện riêng của mình. Tuy nhiên các tiết học cuối buổi học sinh uể oải mệt mỏi thiếu tập trung thì ngay từ đầu tôi đã treo đồ dùng để gây sự chú ý của học sinh hướng học sinh vào sự tò mò, dẫn dắt học sinh vào khám phá nội dung bài học. Khi treo tranh phải để học sinh nhận xét, nhìn nhận ra vấn đề thông qua các câu hỏi của giáo viên, tránh tình trạng treo tranh ra mà không phân tích giảng giải hay vừa treo lại cất đi ngay. Để tạo sự lôi cuốn học sinh tham gia vào giờ học đôi khi người giáo viên phải biết kết hợp minh họa nhanh trên bảng kết hợp với đồ dùng làm sẵn tạo chiều sâu của tiết học có chất lựợng. Tuỳ theo đối tượng học sinh mà phần củng cố có thể treo để học sinh củng cố lại hoặc có thể lấy luôn bài vẽ đẹp và chưa đẹp của học sinh để học sinh củng cố nhận xét và hoàn thiện bài ở nhà . Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 13 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 Ví dụ Tiết 15 – bài 15: Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí thời trang Trước khi cho học sinh quan sát tranh tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi trước sau đó mới cho học sinh quan sát và nhận xét tranh . Hệ thống câu hỏi : Em hay quan sát một số bộ trang phục do cô chuẩn bị hãy cho biết ? Đây là những bộ trang phục gì ? GV giới thiệu một số trang phục đã chuẩn bị về hình dáng, kiểu cách, chất liệu, mục đích sử dụng. - GV giới thiệu một số hình ảnh qua máy chiếu đa năng và đặt câu hỏi ? Thời trang là gì ? GV giới thiệu: Sự thay đổi thời trang xưa  nay (Thời trang là thước đo của xã hội, kinh tế, văn hóa vì xã hôi, kinh tế phát triển thời trang cũng thay đổi theo sự phát triển đó) Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 14 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 - GV giới thiệu hình ảnh qua máy chiếu đa năng ? Thời trang giữa các vùng miền có khác nhau không ? vì sao ? - GV giới thiệu hình ảnh qua máy chiếu đa năng ? Em có nhận xét gì về các mẫu thời tranh và màu sắc ? ? Theo em như thế nào là trang phục đẹp ? - GV giới thiệu đưa ra ví dụ trang phục đẹp cần phù hợp theo tuổi tác, theo mùa, giới tính, văn hóa dân tộc, hoàn cảnh( đặc biệt về trang phục học đường,…thông qua hình ảnh). - GV giới thiệu hình ảnh qua máy chiếu đa năng ? Ngoài thời trang quần áo còn có các vật dụng đi kèm gì ? - GV giới thiệu hình ảnh qua máy chiếu đa năng ? Thời trang có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống ? Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 15 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 Sau khi đưa ra một hệ thống câu hỏi như trên, trên máy chiếu đa năng và cho học sinh nêu nhận xét. Khi học sinh đã nhận xét tôi đưa ra một số bức tranh vẽ màu đẹp và chưa đẹp và đưa ra câu hỏi cho học sinh nhận xét về màu . * Sang phần cách vẽ: Giáo viên thị phạm trên bảng theo từng bước cụ thể, trang phục nam đến trang phục nữ. Trước khi đến phần thực hành tôi cho học sinh quan sát một số bài tiêu biểu về cả nội dung và hình thức thể hiện các mẫu trang phục của học sinh khóa trước, tôi nhận xét qua và cất tranh đi . Phần thực hành hoàn toàn do mỗi em phát huy khả năng sáng tạo của bản thân trên cơ sở đã được quan sát gơị ý và sự hướng dẫn của giáo viên cùng với cảm nhận và sự hiểu của mình. Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 16 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 4 Khai thác hết tính năng, tác dụng của đồ dùng : Giáo viên phải biết khai thác triệt để tính năng của đồ dùng thì giờ học mới sôi nổi hấp dẫn. Muốn như vậy giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi kèm theo để khai thác hết kiến thức. Tức là giáo viên phải kết hợp cùng lúc 3 phương pháp: trực quan - quan sát nhận xét - hỏi đáp học sinh tiến tới sự liên tưởng, hình thành khả năng nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát, nhìn nhận, phát huy óc sáng tạo khi vẽ bài . Ví dụ 1: Tiết 5 – Bài 5 Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương Tôi đưa đồ dùng ra theo 4 loại bài vẽ phong cảnh chính : + Phong cảnh nông thôn + Phong cảnh miền núi. + Phong cảnh miền biển . + Phong cảnh thành phố . Đưa ra hệ thống câu hỏi : Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 17 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 + Thế nào là tranh phong cảnh ? (Là tranh vẽ về cảnh vật thiên nhiên ….) + Tranh phong cảnh thường có những loại nào ? ( 4 loại ) + Em có nhận xét gì về từng loại tranh phong cảnh . + Em hãy so sánh các loại tranh phong cảnh đó ? + Em có nhận xét gì về cách tô màu và màu sắc trong tranh ? + Em yêu quý tranh nào ? Tại sao ? Ví dụ 2: Tiết 14 – Bài 13: Vẽ theo mẫu: Tập vẽ dáng người Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh, yêu cầu học sinh quan sát và đưa ra câu hỏi: ? Hình này vẽ những hoạt động gì ? ? Các em có nhận ra tư thế của đầu, tay, chân, thân ? người khi đứng, cúi ngồi quỳ… như thế nào ? Qua hình ảnh đó gợi ý học sinh tìm ra tỉ lệ các bộ phận và chỉ ra cho học sinh thấy được trục của từng bộ phận cơ thể người, dáng người ở tư thế đứng, đi, chạy, nhảy, ngồi, quỳ… Giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ những hoạt động khác nhau của các nhân vật. Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 18 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 5. Không lạm dụng đồ dùng dạy học : Học sinh trung học cơ sở thích những cái mới, cái lạ để bắt chước theo, thích ghi nhận nhiều nhưng lại ít có khả năng chọn lọc. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên đổi mới đồ dùng và không nên lạm dụng đồ dùng nếu không sẽ phản tác dụng dẫn đến nhàm chán. Ví dụ Tiết 18 – bài 18: Vẽ tranh: Đề tài tự chọn Tôi thấy ở bài này nhiều giáo viên chưa biết chọn lọc để giảng bài vẽ tự chọn cho hiệu qủa. Có giáo viên đưa ra rất nhiều tranh vẽ mà vẫn cảm thấy thiếu, chưa đủ, chưa nói được hết những gì bài yêu cầu và khả năng học sinh chưa đạt được sự thoả mãn . Nhiều giáo viên còn chưa xác định được "thế nào là vẽ tranh đề tài tự chọn". Có giáo viên đưa cả vẽ trang trí, vẽ theo mẫu vào đồ dùng. Chính vì vậy mà bài giảng lan man không tập trung. Ở bài này tôi chọn mỗi chủ đề một tranh : - Tranh phong cảnh: + Phong cảnh nông thôn. + Phong cảnh miền núi. + Phong cảnh miền biển . + Phong cảnh thành phố . Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 19 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuât lớp 9 - Tranh sinh hoạt : + Lao động + Học tập + Thể thao, văn nghệ… Giáo viên: Đỗ Thu Hương Trường THCS Tân Việt 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng