Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông...

Tài liệu Skkn sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học ngữ văn ở trường trung học phổ thông

.PDF
41
2706
135

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VINH XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn: Ngữ văn Tên tác giả: Phan Thị Tuyết Nhung Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Phú Vang, tháng 3 năm 2016 1 MỤC LỤC Trang PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp của đề tài 2 6. Cấu trúc đề tài 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4 1.1. Khái quát về sơ đồ, bảng biểu 4 1.2. Những ưu điểm của phương pháp dạy học theo sơ đồ, bảng 4 biểu 1.3. Hạn chế của sơ đồ, bảng biểu 5 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀO DẠY HỌC 6 NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Đối với những bài khái quát văn học 6 2.1.1. Bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ 6 XIX (Ngữ văn 10) 8 2.1.2. Bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Ngữ văn 11) 2.1.3. Bài khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 10 năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ văn 12) 2.2. Đối với những bài học có sự đối sánh, liên tưởng 12 2.2.1. Chương trình lớp 10 12 2.2.2. Chương trình lớp 11 15 2 2.2.3. Chương trình lớp 12 16 2.3. Đối với nội dung trọng tâm của từng bài học 17 2.3.1. Ứng dụng sơ đồ, bảng biểu để tóm tắt tác phẩm 17 2.3.2. Ứng dụng sơ đồ, bảng biểu để dạy một nội dung trọng tâm 17 của bài học 2.3.3. Ứng dụng sơ đồ, bảng biểu vào hoạt động tổng kết bài học 18 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN CÓ SỬ DỤNG SƠ 20 ĐỒ, BẢNG BIỂU 3.1. Thiết kế giáo án tiết 48, 49: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" 20 (Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ Văn 12) 3.2. Thiết kế giáo án tiết 76: "Thuốc " của Lỗ Tấn (Ngữ văn 12) 28 PHẦN III. KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 3 PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lí do chọn đề tài Ngữ văn là môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông, là môn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp. Nó không chỉ quyết định đến việc đánh giá, xếp loại học sinh mà quan trọng hơn là góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh. Chính vì vậy, dạy học Ngữ văn trong nhà trường luôn được quan tâm và đặt lên vị trí hàng đầu. Nhưng thực tế những năm trở lại đây, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đang gặp phải những khó khăn thách thức, vì đa số học sinh không quan tâm đến môn Ngữ văn do nghĩ rằng Ngữ văn thuộc khối C sau này ít có cơ hội chọn ngành nghề. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông là vô cùng cần thiết. Trong bối cảnh ngày nay, khi ngành giáo dục đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu rộng và mạnh mẽ thì mỗi giáo viên cần có những hoạt động đổi mới phương pháp dạy học để nhanh chóng bắt kịp với hướng giáo dục hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng đã trở thành quen thuộc và luôn được đề cao. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học được áp dụng bằng nhiều cách thức, nhiều phương tiện mà mục đích cuối cùng là cải thiện và nâng cao chất lượng bộ môn. Mục đích ấy có đạt được hay không còn tùy vào cách thức lựa chọn và sử dụng phương tiện trực quan của từng giáo viên. Qua thực tế, chúng ta nhận thấy các phương tiện trực quan được giáo viên phổ thông sử dụng thường là máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, băng đĩa... Những phương tiện trực quan trên đã khơi dậy hứng thú học tập của học sinh góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Nhưng theo tôi hiệu quả mang lại vẫn chưa cao vì những phương tiện trực quan trên chỉ mang lại hứng thú tức thời như xem tranh ảnh, nghe băng đĩa chứ không có tác dụng nhiều trong việc tích cực hóa hoạt động của học sinh mà trái lại có khi lựa chọn phương tiện trực quan không phù hợp như tranh ảnh, băng đĩa và còn mang tính đối phó, gượng ép sẽ làm cho giờ học Ngữ văn thêm nhàm chán, nhạt nhẽo. 4 Vì vậy, bản thân tôi nhận thấy còn một phương tiện trực quan nữa mà các giáo viên dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay ít sử dụng và thậm chí cho là lạc hậu nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc phát huy tính tích cực của học sinh, đánh thức khả năng tư duy của người học đó là sử dụng sơ đồ, bảng biểu. Nếu sử dụng phương pháp này kết hợp với thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức một cách có hiệu quả hơn. Với những lí do trên bản thân tôi đã lựa chọn đề tài: "Sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông". 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một số sơ đồ, bảng biểu phù hợp với nội dung các bài học Ngữ văn trong chương trình trung học phổ thông nhằm cụ thể hóa kiến thức giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực tế sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong giảng dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Vinh Xuân. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ thực tế giảng dạy các giờ Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Vinh Xuân. Qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học bản thân tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát nhằm đưa ra một số sơ đồ bảng biểu phù hợp với các bài học trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và khắc sâu hơn kiến thức đã học. 5. Đóng góp của đề tài Chỉ ra những ưu thế của phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ, bảng biểu trên phương diện thực tiễn. Giúp học sinh nâng cao hiệu quả tự học nhờ sử dụng sơ đồ, bảng biểu. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần lí do chọn đề tài, phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm được cấu trúc thành các chương: 5 Chương 1: Khái quát chung về sơ đồ, bảng biểu Chương 2: Ứng dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Chương 3: Thiết kế một số giáo án có sử dụng sơ đồ, bảng biểu. 6 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 1.1. Khái quát về sơ đồ, bảng biểu Sơ đồ là hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của một sự vật hay một quá trình. Sơ đồ, bảng biểu là một trong những phương pháp thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Sử dụng hình vẽ, quy ước, thiết kế mẫu bảng để mô hình hóa bài học giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về bài học. Để sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học có hiệu quả trước tiên các kiến thức cơ bản cần được sắp xếp dưới dạng mô hình sơ đồ, bảng biểu. Sơ đồ , bảng biểu là những hình ảnh có tính biểu tượng được xây dựng trên các sự vật, các yếu tố trong cấu trúc sự vật và mối liên hệ giữa các yếu tố đó dưới dạng trực quan cảm tính. Sơ đồ, bảng biểu tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc và lôgíc bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể nhằm giúp cho học sinh nắm vững một cách trực tiếp, khái quát những nội dung cơ bản của bài học đồng thời qua đó phát triển năng lực nhận thức của học sinh. Dạy học theo sơ đồ, bảng biểu là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, giúp người học hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng liên quan đến nội dung, nhiệm vụ dạy học dựa vào sơ đồ, bảng biểu. 1.2. Những ưu điểm của dạy học theo sơ đồ, bảng biểu Phát huy tính tích cực của học sinh, huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức. Kiến thức được cụ thể hóa dưới dạng sơ đồ, bảng biểu ngắn gọn, dễ nhớ nên học sinh dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi và xây dựng kiến thức mới. Dùng sơ đồ, bảng biểu để minh họa sẽ tạo được hiệu quả cao vì chỉ trong một thời gian rất ngắn có thể khái quát được một lượng kiến thức lớn vừa làm rõ bài giảng vừa xâu chuổi kiến thức và các mối liên hệ giữa chúng. 7 Sơ đồ, bảng biểu sẽ tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp tiết học trở nên sinh động, qua đó học sinh phát triển khả năng quan sát, kích thích tư duy, củng cố kiến thức bài học. Áp dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận tri thức mới và hứng thú với môn học hơn. Sơ đồ, bảng biểu giúp học sinh khám phá tri thức mới theo trình tự lôgíc, hiểu được bản chất của vấn đề, nắm chắc nội dung bài học thuận lợi cho quá trình tái hiện tri thức khi cần thiết. 1.3. Hạn chế của sơ đồ, bảng biểu Do kiến thức được mô hình hóa bằng sơ đồ, bảng biểu nên thường ngắn gọn không thể chi tiết, mở rộng nếu người học không hiểu được bản chất sẽ gặp khó khăn trong quá trình diễn giải. Nếu sử dụng sơ đồ, bảng biểu cho một lượng kiến thức quá lớn thì người học không biết bắt đầu từ đâu để ghi nhớ và liên tưởng các phần kiến thức với nhau. Nếu sử dụng sơ đồ, bảng biểu không đúng lúc, đúng chỗ hoặc quá lạm dụng sẽ làm cho học sinh mất phương hướng, không hứng thú với việc tiếp thu bài giảng. Giáo viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, học sinh phải có tư duy sáng tạo, nhạy bén thì mới vận dụng tốt phương pháp này. 8 CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Đối với những bài khái quát văn học Những bài khái quát văn học thường khô khan, dài và khó đối với học sinh. Nó cung cấp kiến thức ở mức độ khái quát cao như: Về chặng đường phát triển của văn học, những đặc điểm, thành tựu của một thời kì, giai đoạn văn học để phân biệt với các thời kì, giai đoạn văn học khác. Nếu yêu cầu học sinh học thuộc hết thì rất khó nên vận dụng sơ đồ, bảng biểu ở những bài học này là rất cần thiết để giúp học sinh nắm bắt được những nét khái quát, những đơn vị kiến thức cơ bản của bài học, có sự đối chiếu giữa các giai đoạn, thời kì văn học với nhau. Đồng thời phát huy được năng lực nhận biết, so sánh, tổng hợp ở học sinh giúp học sinh khắc sâu bài học một cách có hệ thống. Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông có ba bài khái quát văn học tương ứng với ba thời kì phát triển của văn học Việt Nam như sau: 2.1.1. Bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Ngữ văn 10) Với bài học này ta có thể vận dụng sơ đồ, bảng biểu ở mục II - các giai đoạn phát triển với bảng biểu sau: Giai đoạn văn Hoàn cảnh học lịch sử Nội dung Nghệ thuật phẩm tiêu biểu Từ thế kỉ X -Dân tộc ta Yêu nước với -Văn đến hết thế kỉ giành XIV Tác giả, tác học "Chiếu dời đô" được âm hưởng hào chữ Hán với của Lý Công quyền độc lập hùng những tự chủ. loại tiếp thu tướng sĩ" của -Xây dựng từ nhà nước Quốc. thể Uẩn, Trung Trần -Văn hòa bình. chữ Nôm đặt độ nền Quốc Tuấn... trong thời kì -Chế "Hịch học móng 9 phong kiến đầu tiên cho nhìn chung văn học viết đang phát dân tộc phát triển. triển Từ thế kỉ XV -Cuộc kháng Phản ánh, phê Văn học chữ "Bình Ngô đại đến hết thế kỉ chiến chống phán chế độ Hán, chữ cáo" XVII Minh phong kiến. phát Nguyễn quân Nôm của Trãi, thắng lợi, chế triển với "Truyền độ phong kiến nhiều thể mạn lục" của đạt đến cực loại thịnh. phú. -Chế kì phong Nguyễn Dữ... độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng dẫn đến nội chiến, đất nước bị chia cắt. Từ XVIII thế kỉ -Chế đến phong kiến đi nghĩa, nửa đầu thế kỉ từ XIX độ Nhân đạo chủ Văn xuôi, "Chinh phụ đòi văn vần, văn ngâm" của khủng quyền sống, học chữ Hán Đặng Trần Côn, hoảng đến suy quyền hạnh và chữ Nôm "Truyện Kiều" thoái. -Phong phúc của con đều trào người. nông dân khởi nghĩa triển phát của Nguyễn mạnh Du... mẽ. mạnh mẽ, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Nửa sau thế kỉ -Thực dân Yêu nước với -Xuất hiện "Văn tế nghĩa 10 XIX Pháp xâm âm hưởng bi chữ lược Việt tráng có biểu ngữ. Nam của Nguyễn hiện mới với -Chữ Hán và Đình Chiểu, thơ -Xã hội Việt tư tưởng canh chữ Nam quốc sĩ cần Giuộc" chuyển tân đất nước. từ phong kiến Nôm Nguyễn vẫn giữ vai Khuyến. trò chủ đạo. sang thực dân nửa phong kiến. Với bảng biểu này, học sinh dễ dàng nắm được văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gồm bốn giai đoạn, phát triển ở những hoàn cảnh khác nhau, mỗi giai đoạn có một nội dung phản ánh và đặc sắc nghệ thuật riêng gắn liền với những tác giả, tác phẩm khác nhau. Qua đó, học sinh có thể thấy được văn học chịu một sự tác động lớn từ hoàn cảnh lịch sử, xã hội, đó là quy luật phát triển của văn học "Thời đại nào văn học ấy". Giúp học sinh có cái nhìn bao quát về một thời kì văn học trung đại, ghi nhớ tên tác giả, tác phẩm ở từng giai đoạn thuận tiện cho việc học những tác phẩm sau đó. Sử dụng bảng biểu này nội dung cô đọng, chính xác giúp học sinh nắm chắc bài học, học bài cũ dễ thuộc, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. 2.1.2. Bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Ngữ văn 11) Với bài học này có thể vận dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu ở I.1. Qúa trình hiện đại hóa văn học với mẫu bảng như sau: Giai đoạn Đặc điểm Thành tựu Tác giải, tác phẩm Từ đầu thế kỉ XX Đây là giai đoạn -Chữ quốc ngữ "Thầy La-za-rôđến năm 1920. mở đầu chuẩn bị phát triển rộng rãi, Phiền" cho Nguyễn Trọng hiện đại hóa văn -Xuất hiện sáng Quảng, "Xuất học. công cuộc phổ biến. của tác văn xuôi quốc dương lưu biệt " 11 ngữ mở đầu cho của Phan Bội truyện ngắn Việt Châu... Nam. - Thơ văn của các chí sĩ yêu nước. Từ 1920 đến 1930 Quá trình hiện đại Xuất hiện một số "Cha con nghĩa hóa đạt những tác giả, tác phẩm nặng" của Hồ thành tựu đáng kể có giá trị. Biểu Chánh, "Tố tuy nhiên yếu tố Tâm" của Hoàng văn học trung đại Ngọc vẫn còn tồn tại. "Bản án chế độ Đây là giai đoạn thực dân Pháp" giao thời. của Nguyễn Ái Phách, Quốc... Từ 1930 đến 1945 Qúa trình hiện đại -Truyện ngắn và "Số đỏ" của Vũ hóa hoàn tất với tiểu thuyết được Trọng những cách tân viết theo lối mới. Phụng, "Chí Phèo" của sâu sắc trên mọi -Thơ đổi mới sâu Nam Cao, "Vội thể loại nhất là sắc tạo được cuộc vàng" của Xuân tiểu thuyết và thơ. cách mạng trong Diệu... thơ ca đặc biệt là phong trào thơ mới. Với bảng biểu này sẽ giúp học sinh nắm chắc được quá trình hiện đại hóa diễn ra qua ba giai đoạn: Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1920 là bước chuẩn bị cho quá trình hiện đại hóa. Văn học giai đoạn này có sự đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng chưa đổi mới về hình thức nghệ thuật; Giai đoạn hai từ 1920 đến 1930 là giai đoạn giao thời giữa cái cũ và cái mới, văn học giai đoạn này đã hiện đại hóa về nội dung nhưng hình thức nghệ thuật vẫn còn nghiêng về những 12 phạm trù của văn học trung đại; Giai đoạn ba từ 1930 đến 1945 là giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hóa nên văn học đã có sự đổi mới hoàn toàn cả nội dung và hình thức làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà. Với bảng biểu này, học sinh nắm bắt bài học dễ hơn, thấy được hiện đại hóa diễn ra theo một quá trình và nắm được những thành tựu chủ yếu cũng như tác giả, tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn văn học. Qua đó, giúp các em có nền tảng cơ bản để tiếp thu các tác phẩm văn học sau này. 2.1.3. Bài khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ văn 12) Với bài học này có thể vận dụng sơ đồ, bảng biểu cho mục II.2. Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. Thành tựu Nội dung Chặng đường chính phát triển Văn xuôi Thơ Kịch và Tác giả, lí luận tác phẩm phê bình -Ca ngợi Tổ Có những Đạt nhiều Chưa "Làng" quốc, quần tác chúng nhân mở đầu cho xuất sắc triển Lân, dân cách văn "Truyện mạng, phẩm thành tựu phát của xuôi với cảm nhưng ca kháng hứng về có ngợi tinh thần chiến tình yêu số Kim một Tây Bắc" tác của Tô Từ 1945 đến đoàn kết, cổ chống quê phẩm Hoài, 1954 vũ phong trào Pháp. hương đáng "Tây Nam tiến. đất nước, chú ý. Tiến" của -Thể lòng căm Quang niềm tự hào thù Dũng... dân tộc. sâu sắc. hiện giặc 13 Từ 1955 đến -Ca ngợi sự Mở rộng đề Phát triển Xuất "Mùa 1964 lạc" thay đổi của tài, bao mạnh mẽ hiện của đất nước và quát nhiều có nhiều nhiều Nguyễn con Khải, "Vợ trong người vấn đề, tập thơ tác phẩm nhặt" của đầu xây dựng vi của đời được Kim Lân, xã hội chủ sống. công "Gió nghĩa ở miền chúng lộng" của Bắc. đón Tố nhận. Riêng -Tình với bước nhiều phạm xuất sắc. cảm miền Hữu, chung" Nam ruột thịt, của Xuân nỗi đau chia Diệu... cắt đất nước, ý chí thống nhất nước nhà. Từ 1965 đến Ca ngợi tinh Khắc 1975 thần yêu thành công một bước nhiều nước và chủ hình nghĩa anh con hùng cách Việt mạng. họa Đánh dấu Có anh "Những đứa con ảnh phát triển tác trong gia người mới của phẩm đình" của Nam thơ ca gây dũng, Việt Nam được Nguyễn Thi, kiên cường, hiện đại. tiếng "Rừng xà bất khuất. vang nu" lớn. Nguyễn của Trung Thành, "Máu và hoa" của 14 Tố Hữu, "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm... Với bảng biểu trên học sinh sẽ nắm và ghi nhớ được văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 phát triển qua ba chặng đường khác nhau, mỗi chặng đường có nội dung phản ánh riêng và đạt được những thành tựu nhất định. Từ đó, học sinh thấy được văn học Việt Nam thời kì này theo sát từng chặng đường lịch sử, từng nhiệm vụ chính trị của đất nước để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình là phục vụ kháng chiến trở thành một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh trực diện với kẻ thù. Qua đó, học sinh thấy được tầm quan trọng của văn học đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước cũng như sự phát triển phong phú, đa dạng của các thể loại văn học trong thời kì này đặc biệt là văn xuôi và thơ. 2.2. Đối với những bài học có sự đối sánh, liên tưởng Dạng bài này thường là có sự so sánh, đối chiếu giữa các đơn vị kiến thức để giúp học sinh khắc sâu một đặc điểm của đối tượng này trong mối tương quan với đối tượng khác làm nổi bật sự giống nhau, khác nhau hoặc mối quan hệ giữa chúng. Dạng bài này trong chương trình trung học phổ thông rất nhiều và có thể áp dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu ở cả ba phân môn: Đọc văn; Làm văn; Tiếng Việt. Sau đây tôi minh họa bằng một số ví dụ cụ thể: 2.2.1. Chương trình lớp 10 *Bài tổng quan văn học Việt Nam có thể sử dụng hai mẫu bảng biểu so sánh sau: Mẫu 1: Dùng bảng so sánh giữa hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết trong mục I ở sách giáo khoa: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam 15 Các phương diện Văn học dân gian Văn học viết Tác giả Nhân dân lao động Những người trí thức Đặc trưng -Tính truyền miệng -Được ghi lại bằng chữ -Tính tập thể viết -Tính biểu diễn -Mang đậm dấu ấn cá nhân và tác giả Thể loại Ca dao, tục ngữ, thần Truyện, tiểu thuyết, thơ, thoại, sử thi, truyện cười, ngâm khúc, hát nói, truyện ngụ ngôn, truyền kịch... thuyết... Mẫu 2: Dùng để so sánh giữa văn học trung đại và văn học hiện đại ở mục II. Qúa trình phát triển của văn học Việt Nam. Các phương diện Thời gian Văn học trung đại Văn học hiện đại Từ thế kỉ XVIII đến hết Từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XIX thế kỉ XX Chữ viết Chữ Hán và Chữ Nôm Chữ quốc ngữ Thể loại Tiếp nhận hệ thống thể Thơ mới, tiểu thuyết, loại của văn học Trung kịch. Quốc và sáng tạo thể loại mới của dân tộc như lục bát, song thất lục bát. Nội dung Yêu nước, nhân đạo -Phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam. -Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 16 Tác giả, tác phẩm "Nam quốc sơn hà" của "Chí Phèo" của Nam Lý Thường Kiệt, "Bình Cao, "Vợ nhặt" của Kim Ngô đại cáo" của Lân, "Vội vàng" của Nguyễn Trãi. Xuân Diệu... Như vậy, với hai bảng biểu trên thay vì trình bày nội dung bài học bằng chữ viết rất dài dòng, khó nhớ, khó thuộc và học sinh nhàm chán, khi trình bày bằng sơ đồ, bảng biểu này tiết học sẽ sinh động hơn, kiến thức được trình bày cô đọng và hiểu quả hơn giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc bài hơn. Đồng thời học sinh cũng phân biệt được sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết cũng như sự tác động qua lại của hai bộ phận văn học này trong văn học hiện nay; Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về các phương diện chữ viết, thể loại, tác giả, tác phẩm. * Bài đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có thể sử dụng bảng biểu sau để so sánh và chuyển tải toàn bộ nội dung bài học Các phương diện Hoàn cảnh sử dụng Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết -Ngôn ngữ âm thanh lời -Thể hiện bằng chữ viết nói trong văn bản. - Sử dụng trong giao tiếp -Diễn ra lâu dài. hàng ngày. Yếu tố hỗ trợ Ngữ điệu, cử chỉ, ánh Hệ thống dấu câu, kí mắt, điệu bộ. hiệu, các hình ảnh minh họa, sơ đồ, bảng biểu. Từ ngữ, câu văn -Phong phú đa dạng, có -Từ ngữ lựa chọn có tính thể sử dụng khẩu ngữ. chính xác cao phù hợp -Câu tỉnh lược, câu đặc với từng phong cách văn biệt, câu rườm rà. bản. -Câu văn đầy đủ thành phần. 17 Với bảng so sánh này học sinh sẽ nắm được những đặc điểm khác nhau của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, tránh dùng những yếu tố ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tốt hơn trong quá trình giao tiếp hàng ngày cũng như sử dụng văn bản. 2.2.2. Chương trình lớp 11 Có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong bài: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện để so sánh cho học sinh thấy những điểm khác nhau của hai thể loại thơ và truyện. Các phương diện Khái niệm Thơ Truyện -Thơ là một thể loại văn -Là thể loại văn học phản học tác động đến người ánh tính khách quan của đọc bằng sự nhận thức nó qua con người, hành cuộc sống. vi, sự kiện được miêu tả - Cốt lõi của thơ là trữ được kể lại bởi một tình. người kể chuyện. - Cốt lõi của truyện là tự sự. Đặc điểm Là tiếng nói tình cảm của Có cốt truyện, nhân vật, con người, sự rung động sự kiện, tình tiết. của trái tim. Ngôn ngữ Cô đọng, hàm súc, giàu Đa dạng: ngôn ngữ của hình ảnh, nhạc điệu. người kể chuyện, nhân vật, độc thoại, đối thoại Phân loại -Theo nội dung biểu -Văn học dân gian: Thần hiện: thơ tự sự, trữ tình, thoại, truyền thuyết, cổ trào phúng. tích, ngụ ngôn, truyện -Theo cách tổ chức: thơ cười... cách luật, thơ tự do, thơ -Văn văn xuôi. học trung đại: Truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm. 18 -Văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài. Với bảng biểu này, học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học mới đồng thời cũng thấy được những nét khác biệt giữa hai thể loại văn học này giúp học sinh có một nền tảng kiến thức cơ bản để tiếp thu các tác phẩm cụ thể của hai thể loại trên. 2.2.3. Chương trình lớp 12 Có thể sử dụng bảng biểu sau để so sánh nội dung của bài thơ "Sóng" qua hai hình tượng sóng và em: Khổ thơ Khổ 1 và 2 Sóng Em -Có những trạng thái đối lập: -Người con gái khi yêu cũng dữ dội >< dịu êm; ồn ào >< có những trạng thái tình cảm lặng lẽ. khác nhau: Giận dữ, hờn ghen, nồng nàn, sâu lắng. -Sóng từ bỏ không gian chật -Em chủ động tìm kiếm tình hẹp của dòng sông để tìm yêu của mình. đến không gian rộng lớn của biển cả. Khổ 3 và 4 Sóng muốn tìm nguồn gốc Em muốn cắt nghĩa nguồn của mình. Kổ 5 gốc của tình yêu. Sóng nhớ bờ ngày đêm Em nhớ anh cả trong mơ còn không ngủ được. Khổ 6 và 7 Mọi con sóng đều muốn vỗ Em luôn hướng đến anh, vào bờ, hướng về bờ. Khổ 8 và 9 thức. khao khát có anh. Sóng vẫn luôn vỗ mãi ở biển Em khát khao tình yêu luôn khơi. bất tử, vĩnh hằng. Với bảng so sánh này học sinh vừa thấy hứng thú, vừa dễ dàng nắm bắt được nội dung của các khổ thơ và khắc sâu kiến thức. Đồng thời có một sự đánh 19 giá khái quát giữa "sóng" và "Em" luôn có sự đồng điệu khi hòa làm một, khi tách ra để biểu hiện một cách sâu sắc các cung bậc, cảm xúc của tình yêu. 2.3. Đối với nội dung trọng tâm của từng bài học Với mỗi bài học cụ thể của từng phân môn, ta có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu cho từng đơn vị kiến thức ở mỗi mục, mỗi phần, mỗi hoạt động trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh hứng thú, phát huy được sự tư duy, vai trò chủ động tích cực của học sinh. Tôi xin minh họa bằng một số ví dụ sau: 2.3.1. Ứng dụng sơ đồ, bảng biểu để tóm tắt tác phẩm Khi dạy tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn (Ngữ văn 12) ta có thể tóm tắt tác phẩm bằng sơ đồ sau: Đêm thu gần về sáng Sáng mùa thu Tiết thanh minh Lão Hoa đi mua thuốc Uống thuốc bàn về thuốc, tử tù Hai bà mẹ gặp nhau Pháp trường Quán trà Nghĩa địa Thời gian nghệ thuật Diễn biến câu chuyện Không gian nghệ thuật Với sơ đồ này học sinh sẽ nắm được cốt truyện, diễn biến của toàn bộ câu chuyện cũng như thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm để từ đó hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nếu dùng sơ đồ để tóm tắt thì ít mất thời gian, học sinh dễ thuộc, dễ nhớ và nhớ lâu hơn so với việc tóm tắt bằng văn bản. 2.3.2. Ứng dụng sơ đồ, bảng biểu để dạy một nội dung trọng tâm của bài học Ví dụ khi dạy tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn có thể sử dụng sơ đồ sau để minh họa cho phần 1. Các tầng nghĩa của thuốc: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng