Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn giáo dục công dân ...

Tài liệu Skkn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn giáo dục công dân

.DOCX
24
1413
82

Mô tả:

Trường THCS Phương Trung SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN Tên tác giả : Nguyễn Thị Vi Chức vụ : Giáo viên Năm học 2014 - 2015 1 Trường THCS Phương Trung SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Đề tài: "Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Giáo dục Công dân" PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu .Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tầm quan trong đặc biệt của môn học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính là nó góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh cho học sinh,giúp học sinh hiểu biết, phân biệt lẽ phải ,trái ; biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác ; biết sống trung thực , khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha. Hơn nữa ,Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như :Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông….. Mặc dù vậy, nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong đào tạo nhân cách , rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nên chưa có nhiều suy nghĩ để tạo ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả.Ngoài ra, phần lớn giáo viên đảm nhiện dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở thường được đào tạo và dạy cùng môn học khác như môn Văn với Giáo dục công dân, Môn Sử với Giáo dục công dân hoặc chủ nhiệm kiêm dạy thêm môn Giáo dục công dân…Chính vì vậy việc giảng dạy bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay. Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở đã được chú ý hơn trước, giáo viên giảng dạy bộ môn này được đi tập huấn, được thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt hàng năm Phòng Giáo dục có thanh tra Sư phạm giáo viên bộ môn này. Qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và thanh tra Sư phạm, giáo viên được học hỏi và cọ sát rất nhiều song như vậy chưa đủ mà giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực chủ động, 2 Trường THCS Phương Trung sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, háo hức của học sinh đối với bộ môn Giáo dục nhân cách này.Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn Giáo dục công dân”. 3 Trường THCS Phương Trung PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI 1. Thực trạng việc giảng dạy bôn môn GDCD ở nhà trường hiện nay: Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Trước hết phải kể đến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý đến rèn tài mà nhân cách chưa rèn đạo đức. Thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết/tuần). Sách giáo khoa hiện nay nội dung phong phú, hợp với lứa tuổi học sinh theo từng cấp học nhưng nếu giáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh không thích học bộ môn này. Giáo viên giảng dạy bộ môn này thường kiêm nghiệm hai phân môn như Văn- Giáo dục công dân; sử - Giáo dục công dân…Chính vì vậy mà thời gian dành cho bộ môn này chưa đủ dẫn đến bài giảng khô khan,đơn điệu, qua loa. Trong đợt thi giáo viên vừa qua, còn giáo viên đạt thành tích cao trong hội thi đều là những giáo viên đã biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để tăng thêm sự hấp dẫn hứng thú cho học sinh chẳng hạn như lấy tấm gương tiêu biểu ngoài cuộc sống và trong nhà trường, HS đã tham gia kể chuyện, đóng vai, hoạt động nhóm… đã tạo được ấn tượng, sự hứng thú cho học sinh trong giờ học. 2. Đối tượng học sinh - Học sinh trường Trung học Cơ sở Phương Trung chúng tôi đa số các em đều ngoan và đã chú trọng việc học tập của mình.Tuy nhiện còn một số học sinh chưa chủ động, tự giác học tập vẫn còn phải nhắc nhở trong vấn đề tiếp nhận tri thức .Chính vì vậy tạo hứng thú cho học sinh trong bài dạy là điều vô cùng quan trọng. 4 Trường THCS Phương Trung PHẦN III: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI A. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG Môn Giáo dục công dân ở trường THCS có vai trò quan trọng trọng việc hình thành nhân cách cho học sinh.Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức và pháp luật...Các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao.Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội. Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các quy tắc, quy định của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân… Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn. Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí tầm quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học. B. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC MÔN GDCD Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế không phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinh rất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng 5 Trường THCS Phương Trung thú với giờ học, môn học, gây ra mất trật tự. Theo tôi để tạo hứng thú trong giờ học Giáo dục công dân, giáo viên phải nắm vững các bước sau: 1. Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh( Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa trước khi dạy). Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị cho học sinh phải trên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục học sinh Trung học Cơ sở là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau: a. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học Đặc điểm kiến thức của lớp 6, lớp 7 về đạo đức là rất giản đơn như khái niệm về khoan dung, lễ độ, trung thực… những kiến thức này thường phải gắn với thực tế để minh họa, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm cho học sinh nhẹ nhàng, tự nhiên trên cơ sở của việc giảng giải. b. Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi Hầu hết học sinh Trung học Cơ sở còn nhỏ tuổi. Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp, cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên có phương pháp giáo dục thích hợp. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút ra của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học sinh cảm nhận và tự nâng lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những lý thuyết chung chung, tránh những lời hô hào phải thế này, thế kia. c. Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay - Những yêu cầu về lối sống hiện nay - Những ứng xử hàng ngày của học sinh (trong gia đình, nhà trường, xã hội). - Những vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái 6 Trường THCS Phương Trung - Những vấn đề về kỷ luật trong học tập, lao động 2. Các nguyên tắc của công tác giáo dục tư tưởng đạo đức Giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân, đó là việc làm rất khó nhưng bắt buộc. Ở đây, phải xuất phát từ khái niệm đạo đức học của pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi các nguyên tắc sau: + Phải cho học sinh hiểu rõ khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa, cách vận dụng, hình thành tư tưởng, tình cảm của học sinh. + Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để giáo dục. + Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đìnhvà toàn xã hội. + Giáo dục tư tưởng phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương trình học. Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hòa và gắn liền hữu cơ với nhau, không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng gây hứng thú cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận dụng kết hợp các nguyên tắc trên. C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHI THỰC HIỆN Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học Giáo dục công dân muốn thực hiện được tốt, theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thầy là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. 7 Trường THCS Phương Trung Với sách giáo khoa, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để học sinh chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa" để học sinh hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, việc làm nào nên làm- việc làm nào cần tránh… Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm việc, sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian. Thực tế, nếu dập khuôn theo sách giáo khoa thì môn Giáo dục công dân là khô cứng, giáo điều, học sinh rất khó hiểu. Chương trình lớp 9 khó, nhiều bài liên quan đến chính trị, tư tưởng như kiến thức đưa vào thì giáo viên phải dạy và học sinh đều phải học, tuy nhiên để minh họa rõ cho bài học thì khá khó khăn. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Giáo dục công dân cần chú ý các biện pháp sau: 1. Biện pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học. Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng internet, truyền hình… giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng. 2. Biện pháp nêu gương. Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người thật, việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm gương nêu ra phải được học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở lớp, ở trường, ở giâ đình,ở địa phương mình. 3. Biện pháp đóng tiểu phẩm - sắm vai. 8 Trường THCS Phương Trung - Biện pháp này học sinh phải được chuẩn bị dưới sự hướng của giáo viên. - Học sinh được thể hiện mình và thấy hứng thú hơn trong bài dạy. 4. Biện pháp cho học sinh kể chuyện liên quan đến bài học. - Nhằm để học sinh tìm hiểu kỹ, sâu hơn về bài học. Đồng thời tự tin trước đám đông và muốn thể hiện mình. 5. Biện pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức, pháp luật, người tốt - việc tốt liên quan đến bài học. - Biện pháp này giáo viên có thể kết hợp với đoàn thoại - giáo viên chủ nhiệm lớp để học sinh được tập duyệt trong giờ sinh hoạt. Đồng thời những chủ đề lớn như "An toàn giao thông", "Phòng chống tệ nạn xã hội", “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” cần tổ chức trong các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, rất thiết thực đối với mỗi học sinh. 9 Trường THCS Phương Trung PHẦN IV: ỨNG DỤNG TRONG BÀI DẠY CỤ THỂ GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Tiết 2-Bài 2: Siêng năng,kiên trì (GDCD 6) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Học sinh nắm được khái niệm,biểu hiện,ý nghĩa của đức tính siêng năng,kiên trì. -Các em hiểu biết thêm các tấm gương có đức tính siêng năng,kiên trì. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh cách kể chuyện, diễn, thuyết trình trước đám đông. 3.Thái độ - Bồi dưỡng những đức tính, thói quen tốt cho học sinh, phát huy trong học tập và trong cuộc sống. - Học sinh tích cực, đấu tranh,phê phán các hiện tượng xấu trong xã hội. II. Phần chuẩn bị của giáo viên - Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,phiếu học tập. - Tình huống, câu chuyện liên quan đến bài giảng. - Hình ảnh tấm gương thể hiện tính siêng năng,kiên trì trong cuộc sống. III. Phần chuẩn bi của học sinh - Tập sắm vai,tình huống theo yêu cầu của giáo viên. - Ôn lại những kiến thức đã học,tìm hiểu những tấm gương siêng năng,kiên trì trong cuộc sống. - Kể chuyện liên quan đến bài học.. IV. Các biện pháp tiến hành theo tiến trình bài dạy Đối với bài này,tôi thấy rằng đây là một bài khó,cần tổng hợp lại các kiến thức đã học, học sinh vận dụng những kiến thức đó vào thực tế thông qua các tình 10 Trường THCS Phương Trung huống,sắm vai, kể chuyện…là điều làm tôi luôn trăn trở và suy ngẫm.Để gây được sự hứng thú, ấn tượng cho học sinh tôi đã vận dụng các biện pháp tích cực trong giờ dạy của mình.Tuy nhiên yếu tố không thể thiếu làm cho tiết dạy thành công đó là sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Để đặt vấn đề tôi lấy câu chuyện Bác Hồ tự học ngôn ngữ và gọi học sinh lên kể câu chuyện này cùng với các hình ảnh liên quan(quan sát bức tranh Bác Hồ trên tàu…) Sau khi kể chuyện xong,tôi cho học sinh tìm hiểu câu chuyện với những câu hỏi logic và được chiếu lên máy. -Chuyện nói về ai? -Bác Hồ sống trong hoàn cảnh,điều kiện như thế nào? -Bác Hồ đã tự học như thế nào? -Do đâu mà Bác đã làm được như vậy? => Nhận xét Bác Hồ là người có đức tính gì? Từ đó học sinh thấy rằng Bác Hồ là người có đức tính siêng năng,kiên trì thì sẽ thành công trong cuộc sống. Kết thúc câu chuyện,tôi cho học sinh rút ra khái niệm về siêng năng,kiên trì. =>Đó chính là nội dung bài học. Để học sinh rõ hơn về siêng năng,kiên trì tôi cho học sinh phân biệt được siêng năng kiên trì và trái với siêng năng kiên trì là lười biếng… Sau đó giáo viên hỏi:’’Trong hoàn cảnh nào thì con người cần có tính siêng năng,kiên trì”(Trong mọi hoàn cảnh đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn) Để từ đó học sinh rút ra được biểu hiện của siêng năng,kiên trì.Đó chính là tính cần cù,chịu khó,kiên trì trong mọi công việc.Tiếp theo tôi cho học sinh quan sát hình ảnh Nguyễn Ái Quốc và con tàu Đô đốc LaTuTes ở bến cảng Nhà Rồng.Sau đó đặt câu hỏi:”Em có biết hình ảnh đó là ai?Em hãy kể lại câu chuyện? Thông qua phần 11 Trường THCS Phương Trung này,học sinh nhớ được câu chuyện và rèn luyện đức tính siêng năng,kiên trì cho bản thân. Tiếp đó,tôi lại đưa ra hình ảnh về thầy giáo Ngyễn Ngọc Ký,và đặt câu hỏi:Em biết gì về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí,kể lại câu chuyện? Sau đó rút ra nhận xét về giọng kể và đặ câu hỏi:”Thông qua câu chuyện cùng với những hình ảnh xúc động này,em học tập được gì ở thày giáo?Học sinh trình bày suy nghĩ,giáo viên chốt vấn đề.Đây chính là biện pháp nêu gương trong thực tế để học sinh biết được ý nghĩa của siêng năng,kiên trì trong cuộc sống hắng ngày. Ở mục cách rèn luyện,tôi đưa ra một số tấm gương vượt khó trong học tâp của học sinh trường THPT Phương Trung và hỏi học sinh:”Em có học tập được điều gì ở bạn?” Học sinh trình bày ý kiến,giáo viên tích hợp lại kiến thức sau đó tổng hợp lại bằng câu hỏi:Các em thấy lớp mình bạn nào có tính siêng năng,kiên trì,các bạn đã rèn luyện đức tính đó như thế nào? Thông qua phần này,giúp học sinh có tính siêng năng,kiên trì càng phát huy được mình hơn. Để tạo được hứng thú cho học sinh trong mối giờ học,phần kiến thức học sinh chưa hiểu biết và có thái độ muốn tìm hiểu,muốn vậy phần kiến thức mà tôi truyền tới học sinh nửa kín nửa mở,tạo sự hứng thú cho học sinh. Tôi đưa ra sơ đồ tư duy về bài học,một số nội dung còn thiếu,yêu cầu học sinh điền vào đó. SN,KT Thông qua phần này học sinh dễ dàng khắc sâu kiến thức đồng thời tạo được húng thú, góp phần giảm sự mệt mỏi, căng thẳng. 12 Trường THCS Phương Trung Ở mục luyện tập,tôi cho học sinh xử lý tình huống(Trang 10/SGK).Sau đó tôi đặt câu hỏi:Em có nhận xét gì về việc làm của bạn An? Tôi nhấn mạnh chúng ta cần phải có tính siêng năng,kiên trì thì mới có kết quả trong học tập và trong cuộc sống. Giáo viên giới thiệu them một số tấm gương trong trường có hoàn cảnh khó khăn mà vẫn học tập tốt. Thông qua hình ảnh tích cực đó,học sinh sẽ học tập và làm theo tấm gương thể hiện đức tính siêng năng,kiên trì và đạt được những kết quả tốt trong học tập và rèn luyện. Để làm cho bài giảng them phong phú,tôi yêu cầu học sinh tìm một số câu ca dao,tục ngữ về tính siêng năng,kiên trì. “Có công mài sắt,có ngày nên kim” “Năng nhặt chặt bị”. “Siêng làm thì có,siêng học thì hay” Tiết 1 – Thực hành ngoại khóa về các vấn đế địa phương và nội dung đã học chủ đề phòng chống ma túy. I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Học sinh hiểu biết về hiểm họa HIV/AIDS từ đó nắm được cách thức và biện pháp phòng tránh. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng: Trình bày ý kiến của mình trước tập thể. 3. Thái độ 13 Trường THCS Phương Trung - Có thái độ không đồng tình và phản đối lối sống sa đọa,buông thả của thanh niên như mại dâm,nghiện hút,tiêm chích ma túy,… - Có lập trường đúng đắn trong suy nghĩ, hành động để không có suy nghĩ cũng như hành động tiêu cực. II. Nội dung - Những hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS? Tác hại của HIV/AIDS đối với cá nhân,gia đình và cộng đồng xã hội. - Nguyên nhân dẫn đến HIV/AIDS? Những biện pháp phòng chống HIV/AIDS mà nhà trường,xã hội thể hiện. - Những quy định,chủ trương của Đảng nhà nước về phòng chống HIV? AIDS. III. Hình thức hoạt động. - Thi tìm hiểu về HIV/AIDS. - Thi đặt lời bình cho một bức tranh. - Thi vẽ tranh phòng chống HIV/AIDS. IV. Chuẩn bị -Những câu hỏi về HIV/AIDS. -Mỗi tổ cử ra ba học sinh tham gia -Thành lập ban giám khảo -Cử người dẫn chương trình -Trang trí lớp học -Chuẩn bị phương tiện cho các nội dung thi -Phần thưởng cho các đội(nếu có) *Tiến hành lên lớp -Dẫn chương trình:Kính thưa cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến.Hôm nay chúng ta đang tích cực hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng 14 Trường THCS Phương Trung chống HIV?AIDS-một hiểm họa lớn cho toàn cầu,gây tác hại cho sức khỏe,kinh tế,xã hội,nòi giống dân tộc…Thấy được những tác hại của HIV/AIDS,hôm nay,dưới sự hướng dẫn,điều kển của cô giáo trong tiết học thực hành ngoại khóa,chúng ta tổ chức cuộc thi với chủ đề “Phòng chống HIV/AIDS” chúng ta mong rằng thông qua tiết học này,các bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn,dầy đủ về tác hại của HIV/AIDS. Đến dự với cuộc thi hôm nay,tôi xin trân trọng giới thiệu có cô…giáo viên môn GDCD lớp ta cùng toàn thể các bạn học sinh trong lớp…Đề nghị lớp chúng ta cho một tràng pháo tay thật lớn. Kính thưa cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh.Trong trường chúng ta đang phát động tháng phòng chống HIV/AIDS.Hôm nay thông qua tiết thực hánh môn GDCD chúng ta tổ chức cuộc thi “Phòng chống HIV/AIDS” cho các bạn học sinh lớp mình.Để bắt đầu phần thi tôi xin trân trọng giới thiệu thành phần ban giám khảo và thư kí. Ban giám khảo: 1.Cô giáo:…………..Giáo viên môn GDCD 2.Bạn A 3.Bạn B Thư kí:Bạn C Và bây giờ là những nhân vật chính của cuộc thi hôn nay,đó là các bạn đến từ bốn tổ chia làm hai đội đó là đội Xanh và đội Đỏ. Kính thưa cô giáo và các bạn học sinh than mến,cuộc thi của chúng ta gồm có bốn phần. Phần 1:Màn chào hỏi. Phần 2:Thi tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS Phần 3:Thi đặt lời bình cho bức tranh 15 Trường THCS Phương Trung Phần 4:Thi vẽ tranh về đề tài phòng chống HIV/AIDS. Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu màn chào hỏi của hai đội.Ở phần thi này,mỗi đội có một phút đẻ giới thiệu về đội của mình.Điểm tối đa cho phần này là 10 điểm. Đội đầu tiên thực hiện phần thi này là đội Xanh,xin mời:… Đội tiếp theo,xin mời đội Đỏ:… Vừa rồi chúng ta đã theo dõi màn chào hỏi với những phong cách riêng của hai đội.Bây giờ là phần đánh giá của BGK. -Đội Xanh:…điểm -Đội Đỏ:…điểm Chúng ta đến với phần thi thứ hai “Thi tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS” Luật thi:Phần thi này gồm 8 câu hỏi kiến thức trắc nghiệm,mỗi câu chúng tôi đưa ra câu trả lời và các phương án đúng sai,thời gian suy nghĩ mỗi câu là 5 giây,mỗi câu trả lời đúng được 10 điển.Chúc cả hai đội sẽ đạt được điểm tối đa trong phần thi này.Xin mời cả hai đội,chúng ta bắt đầu phần thi. Câu 1:Em hãy điền ý đúng vào các phần còn trống sau? A:HIV là một loại virut gây… B:AIDS là giai đoạn… (Đáp án:A.Suy giảm miễn dịch .B.Cuối của sự nhiễm HIV) Câu 2:HIV lây truyền qua con đường nào? A.Đường máu C.Từ mẹ sang con B.Đường tình dục D.Cả ba phương án trên đều đúng Câu 3:HIV/AIDS có tác hại như thế nào đối với cá nhân,gia đình và xã hội? A.Ảnh hưởng đến kinh tế,xã hội B.Ảnh hưởng đến tương lai giống nòi C.Anhr hưởng đến sức khỏe,tính mạng D.Cả ba đáp án trên 16 Trường THCS Phương Trung Câu 4: Theo em,tình hình nhiễm HIV/AIDS của thế giới cũng như của Việt Nam hiện nay A.Tăng B.Không tang C.Giảm D.Bình thường Câu 5:Nếu bạn bè,người than nhiễm HIV em sẽ làm gì? A.Xa lánh,ruồng bỏ. B.Để người lớn trong gia đình,xã hội quan tâm C.Quan tâm,động viên,chăm sóc, D.Không động viên,chăm sóc. Câu 6:Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS có hiệu lưc vào ngày tháng,năm nào? A.29/5/1995 B.30/5/1995 C.31/5/1995 D.1/6/1995 Câu 7:Nguyên nhân nào dẫn đến HIV/AIDS. A.Kém hiểu biết,tâm sinh lý thay đổi. B.Đời sống không lành mạnh,bản than không làm chủ. C.Kinh tế phát triển D.Phương án A,B đúng Câu 8:Con đường nào sau đây không lây nhiễm HIV? A.Đường máu. B.Ăn uống,nói chuyện C.Từ mẹ sang con D.Đáp án A.C 17 Trường THCS Phương Trung DCT:Vậy là hai đội đã hoàn thành xuất sắc phần thi tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS.Sau đây,xin mời BGK công bố kết qủa của hai đội trong phần thi vừa rồi. BGK:Đội Xanh:…điểm Đội Đỏ:…điểm DCT:Một lần nữa xin chúc mừng hai đội đã hoàn thành phần thi thứ hai,và ngay sau đây chúng ta sẽ đến với phần thi thứ ba “Đặt lời bình cho bức tranh” ở phần thi này,hai đội sẽ được xem hai bức tranh do ban tổ chức đưa ra,hai đội sẽ có thời gian 1 phút suy nghĩ đưa ra lời bình.Lời bình đúng và có ý nghĩa sẽ được 10 điểm. Một phút suy nghĩ bắt đầu…Đã hết thời gian xin mời hai đội đưa ra lời bình của mình. Đội Xanh:… Đội Đỏ:… Xin cảm ơn hai đội đã đưa ra câu trả lời của mình.Bây giờ là bức tranh thứ hai,xin mời đáp án của hai đội:… Bây giờ là sự đánh giá,nhận xét của BGK. Đội Xanh:…điểm Đội Đỏ:…điểm DCT:Xin chúc mừng hai đội đã hoàn thành phần thi thứ ba.Kính thưa cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến,ngày nay nhà nước và nhân dân ta đang rất quan tâm đến việc ngăn chặn phòng ngừa đại dịch HIV/AIDS.Nhiễm HIV/AIDS là vấn đề vô cùng bức xúc và được sự quan tâm lớn của toàn xã hội.Bởi trong đó có một số bộ phận thanh thiếu niên đang dấn mình vào lối sống buông thả,mại dâm,nghiện hút,tiêm chích ma túy mà không biết rằng đó chính là những con đường ngắn nhất lây truyền HIV/AIDS. 18 Trường THCS Phương Trung Sau đây xin mời cô giáo và các bạn sang phần thi thứ tư mang tên “Vẽ tranh với chủ đề phòng chống HIV/AIDS” (Luật thi:Mỗi đội sẽ được vẽ một bức tranh theo chủ đề phòng chống HIV/AIDS trong khoảng 10 phút.Sau đó hai đội sẽ giới thiệu bức tranh của mình với thời gian tối đa là 1 phút.Điểm tối đa cho mỗi bức tranh là 20 điểm.(vẽ:10 điểm,giới thiệu:10 điểm) Yêu cầu bức tranh:+Vẽ đúng yêu cầu đề,ý nghĩa +Đường vẽ đẹp +Thuyết minh rõ rang,đúng ý tưởng DCT:Thời gian dành cho hai đội bắt đầu(trong thời gian chờ đợi,có thể cho các bạn khán giả hát) DCT:Thời gian vẽ tranh đã hết,mời hai đội lần lượt nêu lên ý tưởng của mình… Xin mời ý kiến nhận xét,đánh giá và cho điểm về phần thuyết trình và vẽ tranh của hai đội. BGK:Đội Xanh…điểm Đội Đỏ…điểm DCT:Bây giờ,trong khi chờ đợi phần tổng kết điểm của ban thư ký.Xin mời các bạn cùng trao đổi về cuộc thi hôm nay.Xin mời ý kiến. -Theo bạn tiết học của chúng ta hôn nay đã giúp bạn có thêm những hiểu biết gì? -Bạn thích phần nào nhất?Tại sao? DCT:Và bây giờ là giây phút hồi hộp nhất đối với chúng ta,đặc biệt là hai đội dự thi. BGK công bố điểm: Đội Xanh:…điểm Đội Đỏ:…điểm 19 Trường THCS Phương Trung DCT:Xin chúc mừng cả hai đội,các bạn đã thực hiện xuất sắc phần thi trong tiết học của chúng ta hôm nay.Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng.Sau đây xin mời cô giáo lên có ý kiến nhận xét đánh giá về tiết học hôm nay. (Giáo viên nhận xét,đánh giá,tuyên dương lớp) V.Kết quả. Với những biện pháp tôi vận dụng vào bài dạy của mình,học sinh hiểu được và nắm vững nội dung của bài đồng thời các em biết vận dụng vào thực tế cuộc sống,một số em đã có tính siêng năng,kiên trì hơn. Qua tiết thực hành ngoại khóa,các em đã chủ động,tự giác tham gia các hoạt động của trường lớp.Ngoài ra giúp các em mở mang thêm nhiều kiến thức,hơn nũa các em có hứng thú trong giờ học môn GDCD .Các em thấy được đây là một môn học thực sự bổ ích,hình thành trong các em tư tưởng đạo đức tích cực,góp phần phát triển đất nước. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng