Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-tạo hứng thú cho trẻ 3 tuổi học tốt môn làm quen văn học...

Tài liệu Skkn-tạo hứng thú cho trẻ 3 tuổi học tốt môn làm quen văn học

.PDF
14
1156
108

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ 3 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học là một loại hình nghệ thuật, trong đó truyện là thể loại rất được trẻ yêu thích. Đến với mỗi câu truyện là trẻ lại được bước vào một thế giới vừa thực,vừa ảo, với bà tiên, ông bụt, với những nhân vật đáng yêu, đáng ghét. Việc tạo cho trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học, không những giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà còn phát triển khả năng tư duy, chú ý, ghi nhớ. Đặc biệt còn giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ. thông qua các câu chuyện với ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và có sắc gợi cảm, không chỉ làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ, mà còn giúp trẻ 3 tuổi nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. Các câu chuyện này còn là những bài học giáo dục đạo đức, thẩm mỹ đến với trẻ một cách dễ dàng. Ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung, nhất là các bé lớp 3 tuổi của tôi nói riêng cháu chưa biết đọc, chưa biết viết, mà trẻ dựa vào ngôn ngữ, lời nói của cô kết hợp với đồ dùng trực quan trong tiết học, giúp trẻ tìm tòi, khám phá mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Vì vậy trẻ đặt ra muôn vàn câu hỏi tại sao? Cái gì? Vì sao lại thế… để người lớn trả lời, trẻ vô cùng thích được cô giáo kể chuyện nhất là truyện cổ tích đầy bí ẩn. Bản thân tôi cũng rất yêu thích những tác phẩm văn học đặc biệt là những câu truyện có lời đối thoại hấp dẫn, nội dung giáo dục hay. Qua tình hình học thực tế của lớp tôi vì thế tôi đi sâu nghiên cứu để giúp trẻ 3 tuổi có hứng thú học tôt môn làm quên văn học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tạo hứng thú cho trẻ học tốt môn làm quen văn học, từ đó chọn lọc các hình thức, hình ảnh trực quan để tạo hứng thú phù hợp với trẻ 3 tuổi. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng là trẻ mẫu giáo 3 tuổi tại trường mầm non Cát Bi- Hải An- Hải Phòng. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nhiệm vụ chính của quá trình tạo hứng thú cho trẻ là giúp trẻ sự chú ý, khả năng phát âm rõ ràng, diễn đạt trọn vẹn ý, khả năng ghi nhớ có chủ định thông qua hình ảnh trực quan, đồ dùng, đồ chơi. Vì vậy nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là tìm ra một số giải pháp giúp trẻ hứng thú học tốt môn làm quen văn học cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và đàm thoại. 2. Phương pháp đọc kể diễn cảm. 3. Phương pháp thực nghiệm. 4. Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh. 2 5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu. B.PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Đối với trẻ 3 tuổi luôn được những người thân trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ yêu thương, chăm sóc, trẻ chưa được làm quen với thế giới xung quanh nhưng khi đến trường mầm non thế giới xung quanh được mở ra trước mắt trẻ vô cùng đẹp và thích thú cái gì cũng mới lạ, điều gì trẻ cũng muốn được khám phá, trẻ luôn đặt ra những câu hỏi hồn nhiên và ngộ nghĩnh.” Cái gì đây?, Để làm gì?, Con gì đây?, Sao lại biết bơi?, Bơi ở đâu?...”. Tất cả những câu hỏi ngộ nghĩnh đó đều bắt nguồn từ sự quan sát của trẻ. Nếu người lớn chỉ giải thích bằng những ngôn ngữ đơn thuần thì trẻ rất mau quên và chóng chán. Mặt khác đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hành động, chú ý của trẻ là chú ý không chủ định. Vì vậy đối tượng nào gây sự chú và thích thú đến với trẻ thì trẻ sẽ tập trung chú ý và nhớ lâu hơn. * Về đặc điểm tâm sinh lý: Với trẻ 3 tuổi khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định của trẻ đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, ngôn ngữ diễn đạt bằng lời còn bị hạn chế. Chính vì vậy thông qua các câu chuyện bằng hình ảnh trực quan như rối dẹt, rối tay, tranh động, qua sự minh họa của cô giúp trẻ hứng thú và hiểu được hành động, tính cách, tình cảm của từng nhân vật khi trẻ được làm quen trong tác phẩm văn học. II. HIỆN TRẠNG Bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu của việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học làm quen với tác phẩm văn học với trẻ 3 tuổi là rất cần thiết. Nếu cô giáo chỉ kẻ bằng lời trẻ sẽ rất chán và không muốn nghe. Vì vậy trong một năm nghiên cứu tổ chức việc tạo hứng thú cho trẻ học tốt môn làm quen tác phẩm văn học, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1.Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cở sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho môn văn học. Các cháu cùng lứa tuổi nên khả năng tương đối đồng đều. 2.Khó khăn: Sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao, nên việc thể hiện ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện còn yếu. - Đồ dùng dạy chỉ có đủ cho chương trình, phần sử dụng đồ dùng chưa sáng tạo, thể loại đồ dùng còn ít, không đa dạng và chưa phong phú. - Giọng đọc và lời kể của giáo viên còn hạn chế nên chưa thu hút được sự hứng thú với trẻ. - Ngôn ngữ giao tiếp của trẻ còn hạn chế, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn. Vì vậy sự hứng thú học tập của trẻ còn chưa cao. III. NHỮNG GIẢI PHÁP 3 Trong thực trạng đó cũng như nhận thức được tình hình thực tế trên tôi đã suy nghĩ, tìm tòi ra những giải pháp để tạo hứng thú cho trẻ một cách tốt nhất. Vì vậy tôi đã dùng phương pháp thực nghiệm lấy 40 trẻ ở hai lớp là lớp 3A1 và 3A2 chia thành hai nhóm: Nhóm đối chứng 20 trẻ là lớp 3A2; nhóm thực nghiệm 20 trẻ là lớp 3A1. Sau đó tôi tiến hành thực nghiệm và áp dụng vào từng giải pháp cụ thể sau: 1. Giải pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng dạy gây hứng thú cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo nhất là các bé 3 tuổi tư duy của trẻ là trực quan hình tượng trẻ chóng nhớ, mau quên. Cho nên trong tiết dạy đồ dùng trực quan rất cần thiết, mà đồ dùng phải đẹp, hấp dẫn trẻ. Có vai trò rất quan trọng trong quá trình truyền thụ kiến thức cho trẻ: Minh họa cho lời kể, khắc sâu những hình ảnh qua lời kể của cô giáo VD1: Chuyện “Anh em mèo”. Tôi làm những chú mèo băng ống rối tay bằng những nguyên vật liệu dễ kiếm dễ làm, đầu mèo tôi làm rời, chọn những miếng vải nỉ khâu đầu nhồi bông, trang trí mắt, râu, với màu sắc gần gũi với trẻ. Khi được học tiết kể chuyện này trẻ rất thích. Trẻ mẫu giáo bé chỉ có thể hiểu đầy đủ nội dung của tác phẩm khi được nghe cô kể và được nhìn thấy đồ dùng trực quan minh họa cho lời kể. Điều đó sẽ làm cho tác phẩm văn học trở nên sống động hơn, rõ ràng hơn. Vì thế đồ dùng minh họa phải thể hiện được một cách khái quát nhưng phải đảm bảo tính hệ thống. VD2: Chuyện “Nhổ củ cải” Tôi làm tất cả các con rối dẹt có trong câu chuyện, đằng sau dính gai. Khi kể đến nhân vật nào thì tôi đưa và dính nhân vật đó lên, với những đồ dùng trực quan nhiều thể loại, mỗi câu chuyện là những chất liệu khác nhau nên trẻ rất hứng thú. VD3: Chuyện “Chú vịt xám”. Tôi làm những chú vịt bằng những quả bóng trang trí mắt, mỏ, chân bằng nguyên vật liệu dễ kiếm (len, hột, hạt…). Mỗi một câu truyện tôi luôn luôn phải suy nghĩ, phải chuẩn bị đồ dạy như thế nào, khác với đồ dùng của tiết học trước để cho cháu lớp tôi chú ý tham gia vào giờ học Với việc chuẩn bị đồ dùng chu đáo trước khi vào giờ dạy, tôi cảm thấy tự tin hơn. Trẻ lớp tôi hứng thú tham gia giờ học. 2. Giải pháp 2: Sử dụng đồ dùng linh hoạt thuận tiện. Như chúng ta đã biết, trong một tiết dạy văn học, khi đã chuẩn bị đày đủ đồ dùng thì giáo viên nào cũng phải nghĩ cách sử dụng đồ dùng vừa linh hoạt và thuận tiện, mới hỗ trợ cho giọng đọc, trực quan như thế nào cho hiệu quả mới là vấn đề cần bàn. Tôi đã suy nghĩ để có nhiều loại đồ dùng khác nhau, tức là 4 đa dạng về thể loại, nhưng phải đơn giản, đẹp, hấp dẫn đến với trẻ, và dễ sử dụng. Cụ thể với từng loại như: VD1: Với câu truyện “Chuyện của mèo con” Tôi làm các con vật bằng ống dầu gội đầu… trang trí len, mút… khi sử dụng tôi luồn tay vào thân nhân vật đó và kể. VD2: Với câu truyện “Đôi bạn tốt” Tôi làm các con rối ngón tay dài khoảng 15 cm, rộng 10 cm bằng bìa và tô màu khi kể đến nhân vật nào dính nhân vật đó và kể. - Trước khi vào dạy tiết văn học, tôi thường tập sử dụng đồ dùng dạy, với mục đích xem việc sử dụng đồ dùng này còn gặp khó khăn gì. VD3: “Giọng hót chim sơn ca” Tôi làm các con chim bằng rối que, khi sử dụng những con rối này rất dễ. Đôi khi tôi còn nhờ giáo viên dạy cùng lớp tập sử dụng, còn tôi ngồi phía dưới ngang tầm nhìn của trẻ, xem tất cả các cháu có nhìn thấy không, xem bạn mình sử dụngnhư thế đã phù hợp chưa, với những việc chuẩn bị trước khi sử dụng đồ dùng trực quan như vậy, tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động trong giờ học. Tôi cũng cảm thấy tự nhiên hơn khi sử dụng đồ dùng trực quan của tiết dạy 3. Phƣơng pháp 3: Kết hợp với giọng kể diễn cảm. Muốn gây hứng thú cho trẻ khi học, giáo viên phải thuộc chuyện chuẩn bị giọng kể diễn cảm. Để có giọng diễn cảm trước tiên phải xác định giọng của từng nhân vật. VD1: Chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” Giọng của bác gấu kể với giọng ồm ồm, chậm. Giọng thỏ trắng nhẹ nhàng, trong trẻo. Giọng thỏ nâu gắt gỏng. - Khi kể chuyện xác định ngữ điệu, nhịp điệu, cường độ của âm thanh, ngôn ngữ, sắc thái khác nhau để trình bày tác phẩm văn học. - Đồng thời chú ý đến nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của mình sao cho phù hợp với từng nội dung của câu truyện hay tôi có thể tập kể để cho đồng nghiệp góp ý. VD2: Chuyện”Cô bé quàng khăn đỏ” Giọng của chó sói hung dữ, tôi kể cho các bạn, đồng nghiệp nghe xem, tôi bắt chước giọng nói đã được chưa? Nếu chưa được thì tôi nhờ bạn cùng lớp kể mẫu rôi tôi tập kể lại, kết hợp nét mặt điệu bộ, tuy nhiên có những câu chuyện khó tôi phải tập kể đi, kể lại nhiều lần, có khi nghe băng đài rồi bật đi, bật lại nghe để tự sửa. Có lúc tôi còn đứng tập kể trước gương kể sửa nét mặt điệu bộ phù hợp với tính cách của nhân vật. 5 VD3: Truyện “Hoa mào gà” Giọng gà mái kể với ngữ điệu vui, phấn khởi. Giọng của cây hoa mào gà chậm. Cứ như vậy tôi tự rèn luyện giọng đọc, giọng kể cho mình và sau một thời gian tôi nhận thấy bản thân có nhiều tiến bộ về giọng kể, kể diễn cảm, tự tin, thoải mái hơn, trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện. 4. Giải pháp 4: Tạo tâm thế cho trẻ khi vào tiết học. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng muốn tạo tâm thế hứng thú khi vào tiết kể chuyện, đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm tòi, suy nghĩ cách vào bài như thế nào để gây hứng thú cho trẻ tham gia vào tiết học một cách tự nguyện, thoải mái. Mỗi một tiết học tôi luôn suy nghĩ vào bài với nhiều hình thức. - Hình thức giới thiệu bài bằng các câu đố. VD1: “Con gì đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mƣợt có tài nhảy nhanh” Đố biết con gì? Với câu đố này giúp trẻ suy nghĩ trả lời, cô giáo giới thiệu vào câu truyện “Chú thỏ tinh khôn” - Cho trẻ làm quen các nhân vật trong câu truyện. VD2: Truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” “Chào các bạn” các bạn có biết như vậy tôi giới thiệu để vào nội dung câu truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”. Ngoài ra trò chơi với các con vật. VD3: Chơi tạo dáng giống chú gà trống, chú vịt bầu, tôi sẽ giới thiệu vào truyện “ nhớ lời mẹ dặn”. Gợi ý qua bức tranh: cháu đi từ ngoài vào hát một bài, cho trẻ xem một bức tranh của truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”. VD4: Tôi cho cháu chơi bắt chƣớc tiếng kếu của các con vật: con mèo kêu nhƣ thế nào? Tiếng của chú gà trống gáy ra sao? Cháu hứng thú tham gia chơi cùng bạn, cùng cô, tôi sẽ giới thiệu vào câu truyện “Đôi bạn thân” qua nhiều hình thức giới thiệu, vào bài như vậy, tôi thấy cac cháu lớp tôi rất thích, tham gia vào tiết học một cách tự nguyện, thoải mái. Tóm lại: Trong một giờ dạy truyện, giáo viên phải biết thay đổi lựa chọ hình thức cho phù hợp, linh hoạt và sáng tạo, trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động và giờ học sẽ đạt kết quả cao. 5. Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. Là sự kết hợp rất cần thiết giữa gia đình và nhà trường, thời gian ở lớp trẻ còn học các môn như âm nhạc, tạo hình, thể dục…và hoạt động vui chơi. Vì vậy khi trẻ nhận được sự động viên, quan tâm của gia đình và cô giáo giúp trẻ 6 sẽ hứng thú hơn và chăm chú học tốt hơn. Từ đó giữa phụ huynh và giáo viên thường xuyên có sự trao đổi thông tin hai chiều về tình hình học tập của trẻ trong các giờ đón và trả trẻ. Với các chủ điểm học của trẻ, tôi thường tuyên truyền ở bảng tuyên truyền của lớp và phát động phụ huynh ủng hộ các nguyên phụ liệu cần thiết giúp cho cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cho quá trình học các môn, nhất là môn làm quen tác phẩm văn học. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh về cách kể truyện qua hình ảnh và đồ dùng trực quan để phụ huynh kết hợp với cô giáo dạy trẻ tốt hơn. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP 1. Kết quả nghiên cứu. Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên vào giảng dạy, đến nay tôi đã đạt được một số kết quả sau: a. Chất lƣợng trên trẻ: - Kết quả ban đầu của hai nhóm như sau: Mức độ Nhóm Số trẻ Chƣa đạt (0đ) Thực nghiệm 20 Trẻ Điểm Trẻ Điểm Trẻ Điểm 12 0 8 8 2 4 0,7 Đối chứng 20 8 0 10 10 2 4 0,6 Đạt yêu câu (1đ) Tốt (2đ) Kết quả * Nhìn vào bảng trên, ta thấy kết quả của hai nhóm là tương đương nhau. - Sau khi thực hiện các giải pháp kết quả như sau: Nhóm Số trẻ Thực nghiệm 20 Đối chứng 20 Mức độ Chƣa đạt (0đ) Đạt yêu câu (1đ) Tốt (2đ) Kết quả Trẻ Điểm Trẻ Điểm Trẻ Điểm 0 0 5 5 15 30 1,75 5 0 12 12 3 6 0,9 * Nhìn vào bảng trên, ta thấy kết quả được tăng lên rõ rệt. - Kết quả của hai nhóm trong quá trình thực nghiệm: Nhóm Số trẻ Kết quả ban đầu Kết quả sau thực nghiệm Kết quả Thực nghiệm 20 0,7 1,75 Tăng 1,05 Đối chứng 20 0,6 0,9 Tăng 0,3 * Như vậy bảng trên đã chứng minh kết quả của hai nhóm trước thực nghiệm là tương đương, sau thực nghiệm thì kết quả của nhóm thực nghiệm là 7 cao hơn. Với kết quả này, những giải pháp mà tôi đưa ra để tạo hứng thú cho trẻ 3 tuổi học tốt môn làm quen tác phẩm văn học đã đạt kết quả cao. b. Đối với giáo viên: Đã nắm chắc phương pháp dạy môn làm quen văn học theo hình thức đổi mới của ngành chỉ đạo. - Qua rèn luyện tôi thấy bản thân có nhiều tiến bộ,tự tin, thoải mái khi dạy. - Khả năng tự sáng tác truyện và làm đồ dùng đồ chơi có sự tiến bộ rõ rệt. Trong các đợt kiểm tra của nhà trường những tiết dạy môn văn học đều đạt loại tốt - Kết hợp giữa gia đình và nhà trường thống nhất nội dung, hình thức để tạo hứng thú cho trẻ đạt kết quả cao khi làm quen với tác phẩm văn học - Bản thân giáo viên có kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ luôn tìm tòi học hỏi yêu nghề mến trẻ thường xuyên nghiên cứu tài liệu trong và ngoài chương trình có nội dung tạo hứng thú cho trẻ trong tiết học để vận dụng vào thực tế khi dạy trẻ. Trên đây là một số giải pháp tôi đã tiến hành trên lớp và đạt kết quả. Tôi rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo và chị em đồng nghiệp để tôi đạt kết quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT Hải Phòng, ngày 16 tháng 02 năm 2014 CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƢỜI NGHIÊN CỨU …………………………………… …………………………………… …………………………………... …………………………………… ………..………………………… Nguyễn Thị Diện Tài liệu tham khảo 8 * Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề - Nhà xuất bản giáo dục. * Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 3-4 tuổi, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội – 2006 * Thơ, truyện dành cho bé (nhà xuất bản giáo dục 2005) * Sách văn học thiếu nhi và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2003). * Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Dự án Việt bi - Bộ giáo dục và đào tạo năm 2008. * Đọc tham khảo các trang thư điện tử, báo chí trên mạng của các trường và các chị em động nghiệp… * Giáo dục học mầm non (NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2003). PHỤ LỤC 9 1. MẪU THIẾT KẾ ĐIỀU TRA PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HỌ VÀ TÊN: ................................................................................................................ Tuổi: ............................................................................................................ Trình độ đào tạọ……………..........................Số năm công tác:…..…. năm Nơi ở hiện nay: ............................................................................................ Để nâng cao chất lượng tổ chức hướng dẫn cho trẻ 3 tuổi tạo hứng thú thông qua làm quen tác phẩm văn học, xin chị vui lòng trả lời câu hỏi sau (Đánh dấu “+” vào ý đúng): Câu 1: Theo chị việc tạo hứng thú cho trẻ 3 tuổi để học tốt môn làm quen văn học có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng    Câu 2: Theo chị hoạt động tạo hứng thú ở trường mầm non có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống tinh thần và sự phát triển toàn diện cho trẻ? Không ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Ảnh hƣởng tốt    Câu 3: Chị đã tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hứng thú như thế nào? Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên    Câu 4: Để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hứng thú có hiệu quả cần phải có những điều kiện gì? - Sƣu tầm nhiều nguyên vật liệu sẵn có để làm những con rối, cỏ cây, các trò chơi hấp dẫn phù hợp với trẻ. - Tạo môi trƣờng mới lạ hấp dẫn - Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, tự tin. Câu 5: Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hứng thú chị thường gặp những khó khăn gì? - Số trẻ đông. - Không có tranh, sa bàn. - Còn ý kiến gì xin ghi thêm 10 .................................................................................................................... .................................................................................................................... Xin trân trọng cảm ơn! PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN PHỤ HUYNH 11 Họ tên Bố (Mẹ) trẻ:...................................................................................... Họ tên trẻ: .................................................................................................... Lớp: ............................................................................................................. Trường:........................................................................................................ Nơi ở hiện nay ............................................................................................. Để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hướng dẫn cho trẻ 3 tuổi tham gia hoạt động tạo hứng thú, xin anh (chị) vui lòng trả lời câu hỏi sau (đánh dấu “+” vào ý đúng) Câu 1: Theo Anh (chị) việc gây hứng thú của trẻ 3 tuổi khi tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng    Câu 2: Theo anh (chị) hoạt động tạo hứng thú ở trường mầm non có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống tinh thần và sự phát triển toàn diện cho trẻ? Không ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Ảnh hƣởng tốt    Câu 3: Anh (chị) đã làm gì để góp phần cùng giáo viên giúp trẻ hứng thú học tốt môn làm quen tác phẩm văn học để đạt kết quả cao. - Sƣu tầm bài hát, trò chơi,câu chuyện hay  - Ủng hộ nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ chơi văn học  - Cùng tham gia biểu diễn văn nghệ với trẻ vào các ngày lễ hội  Câu 4: Theo Anh (chị) việc gây hứng thú cho trẻ để học tốt môn làm quen văn học có cần thiết không? - Có cần thiết - Rất cần thiết - Không cần thiết    DANH SÁCH TRẺ 12 STT Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm STT 1 Nguyễn An Ninh 1 Cao Trần Việt Anh 2 Bùi Hà Phương 2 Đoàn Thị Phụng Anh 3 Phạm Khải Vỹ 3 Trần Minh Dương 4 Lê Diệu Linh 4 Đặng Nhật Huy 5 Vũ Huy Thắng 5 Lê Trần Mai Lâm 6 Khổng Minh Hương 6 Hà Anh Thư 7 Phạm Đình Chí Thành 7 Phạm Nam Khánh 8 Bùi Đình Khánh Ngọc 8 Nguyễn Thu My 9 Hoàng Bảo Trung 9 Nguyễn Đình Phong 10 Trần Thanh Nhiên 10 Nguyễn Ngọc Bảo Nhi 11 Trần Trọng Nhân 11 Nguyễn Hồng Quân 12 Nguyễn Đức Dũng 12 Mai Hà Trang 13 Phạm Xuân Bách 13 Nguyễn Minh Quân 14 Vũ Hữu Kiên 14 Nguyễn Thuỳ Trâm 15 Nguyễn Xuân Mai 15 Phạm Anh Khoa 16 Lê Hoàng Diệu Anh 16 Nguyễn Thị Nhật Linh 17 Hoàng Gia Minh 17 Hoàng Sơn Tùng 18 Nguyễn Hải Long 18 Đoàn Khánh Phương 19 Nguyễn Phương Linh 19 Nguyễn Sinh Hùng 20 Vũ Nhật Minh 20 Phạm Viết Hoà MỤC LỤC 13 Nội dung Stt Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 4 III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1 5 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1 6 V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 7 B. PHẦN NỘI DUNG 2 8 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 9 II. HIỆN TRẠNG 2 10 III. GIẢI PHÁP 3 11 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP 6 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 13 1. MẪU THIẾT KẾ ĐIỀU TRA 9 14 2. PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN PHỤ HUYNH 11 15 3. DANH SÁCH TRẺ 12 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng