Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử ở...

Tài liệu Skkn tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông

.DOC
27
1227
120

Mô tả:

TẬP CHO HỌC SINH TIẾP CẬN LỊCH SỬ QUA CÁC TƯ LIỆU TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, thực tế khách quan hiện nay trên thế giới và trong nước đặt ra nhiều vấn đề phải đổi mới giáo dục. Khuynh hướng đổi mới của quan điểm giáo dục nói chung hiện nay là phải hướng mục đích vào xây dựng một xã hội, trong đó, mọi người dân bình thường đều có cơ hội như nhau đối với việc trau dồi sự hiểu biết, phát huy năng lực cá nhân, để có thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và linh hoạt giải quyết các vấn đề do thực tế đặt ra. Theo tinh thần đổi mới của quan điểm giáo dục, trong hoạt động dạy và học, vai trò của người dạy và người học phải thay đổi. Thầy phải là người tổ chức những tình huống học tập, có tác dụng tạo ra ở học sinh nhu cầu nhận thức, khuyến khích và đưa các em vào những hoạt động có tính chất tự học, tư tìm tòi, nghiên cứu, để từng bước rèn luyện cho các em các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, như phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, quan sát, phê phán… Sự đổi mới quan điểm giáo dục nhất định đưa đến sự đổi mới về kiểu dạy học. Từ kiểu dạy học “truyền thống”, xem thầy là nhân vật trung tâm, “ngồi cho chữ”, đến kiểu dạy “lấy học sinh làm trung tâm”, “hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của học sinh” là cả một bước tiến dài, có tính cách một sự biến đổi về chất. Trong tinh thần đổi mới giáo dục nêu trên, việc dạy và học lịch sử cũng cần tự thay đổi. Bởi vì, suy cho cùng, sự đổi mới của giáo dục, nhất định phải thông qua mỗi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn. Điều chúng ta cần suy nghĩ là phải tránh lối dạy có sẵn. Như vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh (HS) trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp, ví dụ như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... Nhưng việc tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Việc chủ 1 động tìm tòi, khám phá những tri thức cũng góp phần giúp các em chủ động giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống sau này của mình, một cách gián tiếp đó cũng là giáo dục kỹ năng sống cho các em: không trông chờ, ỷ lại... Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử... Thực trạng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT Trần Phú: 1. Ưu điểm : *. Về phía giáo viên : - Đại đa số giáo viên (GV) đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.... - Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những em yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá giỏi và học sinh nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử...... - Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiên dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, ....và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học lịch sử... *. Về phía học sinh : - Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. - Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiêụ quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức . - Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa... các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật... 2. Hạn chế : * Về phía giáo viên : 2 - Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ , chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, “thầy đọc, trò chép ”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn ... - Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học tức là sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên. - Một số câu hỏi giáo viên đặt ra hơi khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào vì không có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề. - Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém .Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học của mình. * Về phía học sinh : - Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy . Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. - Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ... còn yếu. - Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh...thì học sinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung... * Điều tra cụ thể : - Bản thân tôi đảm nhận việc giảng dạy môn lịch sử khối 12 và khối 11. Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi 3 tiết dạy.Việc điều tra được thực hiện thông qua hỏi đáp với những câu hỏi phát triển tư duy học sinh ở trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút ... Kết quả điều tra tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi mang tính chất trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì các em còn rất lúng túng khi trả lời. Do vậy kết quả điều tra cũng không cao. Cụ thể: Lớp SLHS 11a1 11a2 12a1 12a2 39 38 34 35 Giỏi SL % 15.4 6 4 10.5 6 17.6 2.9 1 Khá SL % 13 15.4 9 10.5 15 17.6 2.9 8 Tb SL 15 14 10 16 % 38.5 36.8 29.4 45.7 Yếu SL % 5 12.8 9 23.7 8.8 3 10 28.6 Kém SL % 0 0.0 2 5.3 0 0.0 0 0.0 Nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn lịch sử nói riêng, bản thân tôi là giáo viên dạy lâu năm, có kinh nghiệm trong giảng dạy tôi xin trình bày một số vấn đề về: "Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông" để phát huy tính tích cực của học sinh. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: a. Cơ sở khoa học Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại. Như vậy mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của Lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô gic có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất các sự 4 kiện ), Phân tích và tổng hợp (giúp học sinh khái quát các sự kiện), quy nạp, diễn dịch... Để thực hiện những thao thao tác như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (đồ dùng trực quan, tài liệu giải thích ....) song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh,đưa lại kết quả tốt. Hỏi và trả lời chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp nhau hiểu sâu sắc lịch sử hơn. Việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dưỡng giáo dục và phát triển lớn. Vì vậy việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ dạy học lịch sử nói riêng và các môn học khác nó phát huy được tính tích cực của học sinh. Chỉ thị 40/2008/CT- của Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013 đã khẳng định sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy. b. Cơ sở thực tiễn : Ở trường THPT Trần Phú đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử .....còn yếu. Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà phải đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì ... Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác, giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra được hệ thông câu hỏi và sử dụng câu hỏi đó như thế nào cho phù hợp, cho nên chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: “Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông", để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài a. Tiếp cận sự kiện lịch sử Trước khi bước vào bài mới, giáo viên nên nêu vấn đề nhận thức cho học sinh. Sự kiện lịch sử ( biến cố và hiện tượng lịch sử) chỉ diễn ra một lần trong quá khứ, không lặp lại, phản ánh một tiến trình lịch sử, được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con người..., chẳng 5 hạn: Khởi nghĩa Tây Sơn, cuộc đánh chiếm ngục Bastile, đánh chiếm cung điện Mùa Đông Nga năm 1917, Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, cuộc đảo chính ngày 18/8/1991ở Liên Xô (cũ) v.v... Sự kiện lịch sử luôn diễn ra trong hoàn cảnh, điều kiện lịch sử nhất định và chính hoàn cảnh, điều kiện lịch sử này cắt nghĩa những nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp và cả những duyên cớ của sự bùng nổ sự kiện. Hoàn cảnh lịch sử còn giúp chúng ta hiểu diễn biến và kết quả của quá trình phát triển các sự kiện. Sự kiện lịch sử có thể đưa lại những hậu quả lâu dài, hậu quả trước mắt, những hậu quả trong nước, ngoài nước... Hình dung được diễn biến, hiểu đúng được bản chất của sự kiện không phải điều đơn giản, dễ dàng. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự kiện lịch sử, trước hết đặt học sinh trước bản thân sự kiện cụ thể, gợi ý để học sinh tiếp cận sự kiện từ các góc độ sau đây: - Tên gọi sự kiện lịch sử; thời điểm mở đầu và kết thúc, diễn biến (nêu các giai đoạn phát triển). - Bối cảnh lịch sử ( chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự, trong và ngoài nước...) - Xác định đây là sự kiện thuộc lĩnh vực nào trong đời sống xã hội (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá). Tiếp theo hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nguyên nhân làm bùng nổ và qui định những diễn biến của sự kiện, cụ thể, các em cần xem xét: - Nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ làm xuất hiện sự kiện lịch sử. thông thường ta lưu ý cho học sinh tìm những biến cố trở thành nguyên nhân mới xuất hiện trước sự kiện lịch sử khoảng một thời gian ngắn, có thể tính bằng tuần lễ, bằng ngày, bằng giờ... - Những nguyên nhân sâu xa, thường xuất hiện trước đó hàng nhiều tháng, nhiều năm. Yêu cầu học sinh phân tích các nguyên nhân để thấy mối liên hệ giữa các nguyên nhân ấy ( kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, văn hoá, tài chính...). Cuối cùng hướng dẫn học sinh tìm hiểu hậu quả sự kiện lịch sử. Cần gợi ý để học sinh tự nêu nhận xét, nhận định ,đánh giá sự kiện lịch sử. Đó là sự kiện gây nên hậu quả tích cực hay tiêu cực đối với tiến trình lịch sử, có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm, kéo lùi... Hậu quả có thể là thấy rõ trước mắt, cũng có thể là những hậu quả lâu dài. Hậu quả trước mắt có thể thấy ngay trong thời gian tính bằng tuần lễ, nhưng hậu quả lâu 6 dài hàng năm mới thấy được, thậm chí có hậu quả mang ý nghĩa biểu tượng tồn tại bền vững với thời gian. Ví dụ 1: Khi dạy bài 16. “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời” (sách giáo khoa lịch sử 12 trang 102).Cho HS tìm hiểu sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, sự kiện sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, bản Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945). - Giáo viên nêu câu hỏi : Căn cứ vào đâu mà Trung ương Đảng phát động lệnh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?. + HS theo dõi SGK, suy nghĩ , trả lời câu hỏi...Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố... + Giáo viên phân tích để HS hiểu được: Nhật Bản đầu hàng Đồng minh là một sự kiện quan trọng, vì khi được tin Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc đã phát động lệnh Tổng khởi nghĩa. GV cần phân tích cho HS hiểu rõ thời cơ của Tổng khởi nghĩa. Nhật bản đầu hàng Đồng minh khiến cho quân đội Nhật Bản ở Đông Dương án binh bất động, chính phủ bù nhìn như rắn mất đầu. Đó là một trong ba yếu tố tạo nên thời cơ: kẻ thù không thể thống trị như trước được nữa. 7 Còn hai yếu tố sau: lực lượng trung gian ngả về phía cách mạng và quần chúng cách mạng mong muốn hành động thì đã sẵn sàng. - Giáo viên nêu tiếp câu hỏi: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà được thành lập như thế nào?. + HS theo dõi SGK suy nghĩ, trả lời... + Sau đó GV phân tích để HS nhận thức được bản Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc trong cuộc mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, là một văn kiện lịch sử quan trọng, đề cập tới nhiều vấn đề. + GV phân tích để HS hiểu rõ những nội dung sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới về sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt nam đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ phong kiến đã làm nên thắng lợi lịch sử Cách mạng tháng Tám.... Quyết tâm của nhân dân Việt Nam giữ vững quyền tự do, độc lập của mình. Trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn tuân thủ trình tự cấu tạo của sách giáo khoa, song cần khai thác nhấn mạnh, giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên. Học sinh trả lời được câu hỏi này tức là đã nắm và hiểu được kiến thức chủ yếu của bài. Ví dụ 2: - Khi dạy bài. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) - SGK lịch sử 11- trang 31 ( chuẩn). GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuối cùng hướng dẫn HS tìm hiểu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 8 - GV yêu cầu học sinh đọc SGK và bằng những kiến thức đã học, hãy rút ra những đặc điểm mang tính qui luật của CNTB và yêu cầu các em phân tích các nguyên nhân để thấy mối quan hệ giữa các nguyên nhân ấy (kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự). Sau khi HS thảo luận, phát biểu, GV kết luận, chốt ý: + Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất: Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa đế quốc... + Nguyên nhân trực tiếp : sự hình thành hai khối quân sự đối lập ở Châu Âu... + Duyên cớ của chiến tranh là vụ ám sát Thái tử ở Xécbi... + Cuối cùng cho các em tìm hiểu hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, mặt tích cực và tiêu cực... Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập muốn trả lời phải huy động kiến thức cơ bản đã học trước đó và kiến thức của toàn bài. Chính vì vậy học sinh phải chuẩn bị bài và trả lời trước các câu hỏi cuối mục ở nhà, chú ý, tập trung cao độ theo dõi bài giảng , chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp. b.Tiếp cận với nhân vật lịch sử Trừ bài Công xã Nguyên thuỷ không có tên tuổi một nhân vật nào và một số bài về chế độ chiếm hữu nô lệ thường ít đề cập đến các nhân vật lịch sử cụ thể, các bài lịch sử từ thời trung cổ đến sau này thường có nêu tên tuổi của một số nhân vật lịch sử. Vì nhiều lí do khác nhau và do không cần thiết, chúng ta chỉ nên chọn ra một số nhân vật lịch sử tiêu biểu để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu. Chúng ta có thể theo những mặt, những bước như sau: * Ở mức độ tiếp cận đầu tiên, học sinh cần tìm hiểu: - Ngày, tháng, năm sinh và mất của nhân vật. - Nơi sinh, nơi mất. - Đôi nét về gia đình và hoàn cảnh xuất thân. - Thời đại lịch sử mà nhân vật lịch sử sống và hoạt động. * Đi sâu hơn, học sinh cần tìm hiểu: - Nhân vật lịch sử bắt đầu hoạt động ( chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học...) từ khi nào, dưới chế độ xã hội nào. Thái độ chính trị của nhân vật lịch sử. - Những giai đoạn hoạt động chính trị của nhân vật lịch sử. thành công, thất bại... Ảnh hưởng của nhân vật lịch sử đối với thời đại mà nhân vật đó sống và hoạt động ( qua đánh giá của người đương thời...) và đối với ngày nay ( nếu còn) - Nhận xét, đánh giá hiện nay về nhân vật lịch sử. *Những tài liệu mà học sinh cần tìm đọc để tiếp cận với nhân vật lịch sử Ví dụ minh hoạ: tập và hướng dẫn học sinh tiếp cận và tìm hiểu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc 9 A. Trước hết cho HS tự tìm hiểu Ngày-tháng-năm-sinh, đôi nét về hoàn cảnh gia đình của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu đôi nét về tiểu sử Nguyễn Ái Quốc: Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-51890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, chịu ảnh hưởng của cách mạng sâu sắc từ người cha và các anh, chị, lớn lên trên mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống đấu tranh, được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời, được chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tất cả những điều đó đã hun đúc ở Nguyễn Ái Quốc lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm cứu dân, cứu nước. B. Thời đại lịch sử mà Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt động: Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam đều không đi tới thắng lợi.Thất bại của phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến (phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX), phong trào nông dân Yên Thế đã đánh dấu chấm hết cho con đường cứu nước phong kiến ở Việt Nam. Trong những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với các đại diện Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can… cũng không giành được thắng lợi. Lúc này, yêu cầu lịch sử đòi hỏi cần phải có con đường cứu nước đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về đường lối lãnh đạo. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn về dân tộc và mâu thuẫn về dân chủ. Yêu cầu lịch sử đặt ra cần có đường lối cứu 10 nước đúng đắn để giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn trên. Trong bối cảnh lịch sử có nhiều đòi hỏi cần giải quyết đó, Nguyễn Ái Quốc với lòng yêu nước nồng nàn và hoài bão cứu dân, cứu nước đã xuất hiện và đáp ứng yêu cầu của lịch sử. C. Những giai đoạn hoạt động chính trị của Nguyễn Ái Quốc: thành công- thất bại- ảnh hưởng * Người tìm ra con đường cứu nước: - Ngày 5-6-1911, từ cảng Nhà Rồng lấy tên là Văn Ba, Người làm phụ bếp cho chiếc tàu buôn Pháp Latusơ Têrơvin và bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Ngày 6-7-1911 tàu cập cảng Mácxây ( Pháp). - Từ 1917 →1919 Người hoạt động phần lớn ở Pháp, tìm hiểu phong trào công nhân. Khi cách mạng tháng Mười thành công, Người bắt đầu chú ý đến tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Năm 1919 Người gửi Tàu Latusơ Têsơvin bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Véc xai đòi các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng, quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam, nhưng không được chấp nhận. Từ đó Người đã rút ra được nhận xét quan trọng; không thể dựa vào đế quốc mà phải tiến hành tự giải phóng. - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người như muốn reo lên trước dân tộc “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ, đây là cái cần thiết của chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc. Con đường đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Các bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian - Tháng 12-1920 Người tham hoạt động tại Pháp dự Đại hội lần thứ XVIII của 11 Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua Đảng xã hội Pháp họp ở Tua. Tại đây Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, và tham gia sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp và Người trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Sự kiện năm 1920 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước, qua thực tế hoạt động trong phong trào công nhân, đón nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. Có thể nói không có sự kiện năm 1920 thì không có sự kiện năm 1930. * Nguyễn Ái Quốc có công sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. - Từ 1921 → 1927, Người hoạt động tích cực ở Pháp, Liên Xô rồi Trung Quốc để truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mac – Lênin về nước, đồng thời chuẩn bị chu đáo về tư tưởng chính trị, tổ chức và cán bộ cho sự ra đời của Đảng. - Năm 1929, do nhận thức khác nhau mà ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản: An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn. Hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức này gây cản trở không tốt cho quá trình phát triển cách mạng Việt Nam. Năm 1930, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc). * Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo cách mạng tháng Tám thành công - Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước và Người cùng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cách mạng giành chính quyền. Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 và đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam. - Từ ngày 19/8→28/8/1945 Nguyễn Ái Quốc cùng Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước chớp thời cơ, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc bản Tuyên Ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, trong đó Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò to lớn làm nên thắng lợi này. 12 * Nguyễn Ái Quốc đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (19451946). Hồ Chủ Tịch tại chiến Khu Việt Bắc Hồ Chủ Tịch đi công tác tại chiến Khu Việt Bắc Chiến dịch Đông Khê 1950 Cờ đỏ tung bay trên nóc hầm Đờ catơri Hồ Chủ Tịch cùng với Bộ chỉ huy Việt Bắc * Từ năm 1946-1969 Hồ chủ tịch cùng Đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm, với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ; Xây dựng và bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, từng bước đánh bại âm mưu xâm lược của đế quốc Mĩ. D. Nhận xét- đánh giá về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Cả cuộc đời mình, không lúc nào Người không quyết tâm. Ý chí quyết tâm, dũng cảm của Người đã trở thành một phẩm chất sáng ngời, tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Phẩm chất đó Người kế thừa các anh hùng dân tộc xưa như: Chiến lược đoàn kết toàn dân và chiến tranh nhân dân (kế thừa của Trần Hưng Đạo), nghệ thuật kết thúc chiến tranh độc đáo của Lê Lợi – Nguyễn Trãi và nghệ thuật chớp thời cơ của Quang Trung. Cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc thể hiện phẩm chất của một chiến sĩ đấu tranh giải phóng dân tộc với lòng yêu nước nồng nàn, những đóng góp cho mọi lĩnh vực văn hóa khác nhau… Tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất của Người sáng mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. 13 Sự đánh giá của UNESCO về Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. c. Tiếp cận tranh ảnh lịch sử: Trong sách giáo khoa lịch sử của chúng ta có rất nhiều tranh ảnh lịch sử. Chúng ta có thể nêu lên những gợi ý về cách khai thác tranh ảnh lịch sử sau đây để giúp học sinh tìm cách tiếp cận lịch sử. - Trước hết, cần biết: + Thời điểm và nguồn gốc xuất hiện. + Những nhân vật chính có mặt trong tranh ảnh. Họ là những ai? Họ đại diện cho ai? Cho tầng lớp xã hội hoặc tổ chức chính trị xã hội nào?. + Cách thể hiện các nhân vật lịch sử của tác giả bức tranh hay ảnh. - Tiếp theo sau, giúp học sinh đi sâu hơn vào nội dung tranh ảnh, bằng những gợi ý như: + Từng nhân vật (chính) được thể hiện trong tư thế như thế nào, trong khung cảnh nào? + Trang phục của các nhân vật (chính)? Trang phục có phản ánh địa vị, hoàn cảnh xuất thân của nhân vật hay không, nếu có, phản ánh điều gì? + Ngoài những nhân vật lịch sử tiêu biểu, trong tranh ảnh còn có những con người nào? Tác giả còn đưa thêm những con vật hay đồ vật, những hình ảnh gì nữa vào bức tranh, bức ảnh và vì sao có những hình ảnh đó? Chúng làm bức tranh, ảnh đó có thêm ý nghĩa gì? + Nếu là bức biếm hoạ, hãy chỉ ra nét châm biếm của bức tranh qua đó nêu nhận xét về thái độ của tác giả đối với sự kiện, hiện tượng hay thời kì lịch sử đó? . + Cảm tưởng của học sinh khi quan sát thoáng qua và khi tìm hiểu kĩ bức tranh, ảnh. Ví dụ minh hoạ:  Ví dụ 1. Khi dạy bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng. SGK lớp 11- trang 115. Chúng ta khai thác hình 55- trang 118 : Hình ảnh Nguyễn Tri Phương (1800- 1873). 14 Nguyễn Tri Phương (1800-1873) - Trước hết chúng ta giới thiệu sơ qua về tiểu sử Nguyễn Tri Phương, sau đó chúng ta cung cấp cho HS tư liệu về Nguyễn Tri Phương rồi chúng ta đặt câu hỏi: Nguyễn Tri Phương ông đại diện cho tầng lớp nào?. Những việc làm của ông từ 1858 đến 1873?. - HS dựa vào kiến thưc đã học trả lời: + Nguyễn Tri Phương: Ông đại diện cho tầng lớp quan lại của triều đình. Ông từng được triều đình cử chỉ huy chống Pháp ở mặt trận Đà nẵng, kế sách vườn không nhà trống, xây thành, đắp luỹ của ông lúc đó đã khiến thực dân Pháp sa lầy tại Đà Nẵng. + Lần thứ hai, ông được triều đình cử vào Gia Định. Ông đã cho xây dựng đại đồn Chí Hoà để chặn giặc. Nhưng lần này đại đồn của ông không chịu nổi sức công phá bởi vũ khí đại bác của Pháp. Vì vậy đại đồn thất thủ. + Lần thứ ba vào năm 1872, ông được triều đình điều đi giữ chức Tuyên sát đổng sứ đại thần, thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kì, làm tổng đốc thành Hà Nội, lúc này ông đã 73 tuổi. Khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ông đã chỉ huy binh sĩ chiến đấu anh dũng, 15 song thành Hà Nội vẫn thất thủ. Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn và ông đã hi sinh năm 1873. - Cảm tưởng của học sinh khi quan sát thoáng qua bức ảnh , và tìm hiểu kĩ về nhân vật: Quân triều đình không thiếu lòng dũng cảm song do vũ khí thô sơ, cách tổ chức đánh giặc nặng về phòng thủ, kém linh hoạt cho nên nhanh chóng thất bại.  Ví dụ 2: Khai thác hình 56- Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII SGK lớp 10- trang 151. - Đây là bức tranh biếm hoạ nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản được sử dụng để dạy học bài 31, phần I, mục 1. Tình hình kinh tế - xã hội (chương trình chuẩn), nhằm giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm nổi bật về kinh tế, thể chế chính trị và mâu thuẫn xã hội của nước Pháp trước năm 1789, qua đó rút ra nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp. - Sau khi cung cấp cho học sinh biết đặc điểm nổi bật vế kinh tế, chính trị và xã hội Pháp trước năm 1789, GV sử dụng bức tranh biếm hoạ tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng để miêu tả kết hợp với phân tích nhằm cụ thể hoá những vấn đề đã trình bày. Để phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của HS, GV cần hướng dẫn các em quan sát bức tranh (từ khái quát đến chi tiết, tỉ mỉ), kết hợp với đọc SGK để trả lời câu hỏi do GV gợi mở: Bức tranh này có mấy người? Họ là đại diện cho những tầng lớp nào trong xã hội Pháp? Tại sao mỗi người trong tranh lại có vẻ mặt và sự thể hiện địa vị khác nhau như vậy? Tại sao người nông dân già nua, ốm yếu phải cõng trên lưng mình hai tên Quý tộc, Tăng lữ béo khoẻ? Các loại giấy tờ trong túi áo, túi quần của Tăng lữ, Quý tộc phản ánh điều gì? Hình ảnh người nông dân chống tay lên cái cuốc đã mòn vẹt nói lên điều gì? Vì sao dưới chân người nông dân lại có hình ảnh các con chim, thỏ, chuột?. TìnhHS cảnh nông dân Pháp trước - Sau khi trao đổi, GV miêu tả cách chốtmạng lại ý và yêu cầu các em nhận xét: + Bức tranh này có ba người, miêu tả một người nông dân đã già nua, ốm yếu, nhưng phải cõng trên lưng mình hai người có thân hình béo khoẻ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng. 16 + Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, có đeo cây thánh giá, tượng trưng cho Tăng lữ (đẳng cấp một). Người ngồi sau đeo một thanh kiếm dài ở cạnh sườn, có nhiều đồ trang sức và trang phục rất đẹp tượng trưng cho tầng lớp quý tộc (đẳng cấp hai). Cả hai đều béo tốt, mập mạp, ăn mặc diêm dúa và cực kì sang trọng. Trong túi quần và túi áo của Tăng lữ, Quý tộc thò ra các loại văn tự, khế ước cho vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến ngàn đời họ cũng không trả hết được.Người nông dân phải nộp đủ các loại thuế.... + Vì phải cõng trên lưng hai đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ, nên lưng của người nông dân phải còng xuống, tay chống nhờ trên một chiếc cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ canh tác thô sơ, lạc hậu của người nông dân, cũng như nền kinh tế nông nghiệp Pháp trước năm 1789. Sản phẩm nông nghiệp do người nông dân làm ra hết sức ít ỏi, lại phải nộp gần hết cho Quý tộc, Tăng lữ; số còn lại bị thỏ, chim ,chuột... ra sức phá hoại. + Chế độ đẳng cấp hà khắc, khắt khe ở Pháp đã đè nặng lên vai người nông dân, Sống trong tình cảnh ấy, nông dân Pháp chỉ có con đường duy nhất là bùng lên hất tung hai đẳng cấp trên ra khỏi lưng mình, nếu không họ cũng khuỵ xuống mà chết. Điều này giải thích vì sao nông dân Pháp là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng và cũng là những người kiên quyết cách mạng nhất. d. Tiếp cận với bản đồ lịch sử: Chúng ta đều hiểu rất rõ rằng đường biên giới mỗi quốc gia được hình thành dần từng bước trong cả một thời gian dài hàng nhiều thế kỉ. Trong suốt thời kì dựng nước và giữ nước, đến giai đoạn phát triển nào đó, trong những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử nhất định mỗi dân tộc trước hết là một bộ phận thống trị đã tìm mọi cách xác định, gìn giữ và kể cả mở rộng lãnh thổ với mục đích phát triển kinh tế, phân bố lại dân cư, giữ gìn an ninh quốc phòng, mở rộng thế lực... Từ những ý kiến nêu trên, chúng tôi muốn đi đến một đề nghị: Hãy cho học sinh tiếp cận với những bản đồ phản ánh lãnh thổ quốc gia trong những thời kì lịch sử khác nhau khi nghiên cứu những nội dung lịch sử có thời gian lịch sử tương ứng. Bởi vì sử dụng bản đồ có đường biên giới hiện đại để phản ánh các sự kiện lịch sử trong quá khứ là không hợp lí, giảm tính khoa học, là mất ý nghĩa lịch sử. Cần cho các em ý thức được rằng biên giới quốc gia không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên, tình cờ, một sớm một chiều, một cách dễ dàng, tự nhiên hoặc theo ý riêng, chủ quan của riêng ai. Trái lại đó là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, đầy mưu lược pha lẫn với âm mưu và tham vọng, phản ánh sức mạnh và quyền lợi của các bộ tộc, các dân tộc, các tập đoàn thống 17 trị... Tóm lại, cần cho họ hiểu chính đường biên giới quốc gia, khu vực cũng có lịch sử của nó. Theo hướng như vậy, chúng ta có thể giúp học sinh tiếp cận theo các góc độ như sau, chẳng hạn: - Bản đồ phản ánh phần lãnh thổ nào của thế giới (của quốc gia...), tên gọi là gì? - Bản đồ vẽ với mục đích gì? Nội dung lịch sử, địa lí được thể hiện trên bản đồ?. - So sánh những bàn đồ phản ánh cùng khu vực, quốc gia trong những khoảng thời gian lịch sử khác nhau để thấy những thay đổi vế biên giới, khu vực, kinh tế, hành chính, địa danh, sự phân bố dân cư, bố trí lực lượng quốc phòng... - Giải thích và đánh giá những thay đổi nêu trên... Cách tiếp cận bản đồ nêu trên, theo tôi là cần thiết, giúp cho học sinh có cái nhìn ( động) biện chứng vế mối tương tác giữa lịch sử và điều kiện địa lí, về sự thay đổi về những nội dung lịch sử có quan hệ với địa lí tự nhiên hay nhân văn. Ví dụ minh hoạ:  Ví dụ 1: Khi dạy bài 25: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)- SGK lớp 10- Trang 139 (nâng cao). GV hướng dẫn HS tìm hiểu lược đồ nước ta thời thuộc Đường (thế kỉ VII - IX). 18 - Trước hết, GV giới thiệu khái quát lược đồ: năm 618, nhà Đường đặt ách đô hộ lên đất nước ta. Năm 679, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ để cai trị nước ta. Để củng cố nền thống trị hà khắc của mình, nhà Đường đã chia nhỏ các khu vực hành chính thành các châu, quận, huyện, hương và xã. Bấy giờ An Nam đô hộ phủ cai quản 12 châu. Một lần nữa trong lịch sử dân tộc, bản đồ hành chính nước ta có sự thay đổi: + Giao châu, Phong châu, Trường châu (Bắc Bộ ngày nay). + Thang châu, Chi châu, Vũ Nga châu, vũ an châu (Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay). + Ái châu, Phúc Lộc châu, Diễn châu, Hoan châu (Bắc Trung bộ). + Lục châu (thuộc đất Trung Quốc và vùng Quảng Ninh). Hình Lược đồ nước ta thời thuộc Đường (thế kỉ VII - IX) thể hiện tên những châu Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và miền núi phía Tây Bắc nước ta. Đường biên giới chính là biên giới ngày nay. - Tiếp theo GV nêu câu hỏi để HS thảo luận: So với các triều đại trước, nhà Đường đã tổ chức bộ máy cai trị đối với nước ta như thế nào? Em hãy nêu nhận xét về bộ máy cai trị của nhà Đường đối với nước ta. Âm 19 mưu của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc tổ chức bộ máy cai trị như trên là gì?. - Sau khi HS trao đổi, GV chốt ý: So với các triều đại trước, nhà Đường đã thực hiện chia nhỏ các khu vực hành chính, tăng cường kiểm soát và cử quan lại cai trị đến tận cấp huyện. Như vậy, đến thời thuộc Đường, cả nước ta trở thành một đơn vị hành chính có tổ chức cai trị thóng nhất. Âm mưu của các triều đại phong kiến phương Bắc là nhằm xoá bỏ đất nước, dân tộc Việt Nam, sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của chúng để dễ bề cai trị. Ví dụ 2: Khi dạy bài 25- trang 126- mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao ( chương trình chuẩn) và bài 38, mục 2.Tổ chức vương triều ( CT nâng cao).GV huớng dẫn HS quan sát, tìm hiểu : hình 49 lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng