Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tham mưu triển khai phương pháp “bàn tay nặn bột” trong các trường tiểu học...

Tài liệu Skkn tham mưu triển khai phương pháp “bàn tay nặn bột” trong các trường tiểu học

.PDF
12
1308
134

Mô tả:

UBND TỈNH ĐỒNG NAI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THAM MƯU TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Người thực hiện: Huỳnh Công Thuận Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012- 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Huỳnh Công Thuận 2. Ngày tháng năm sinh: 12. 6. 1968 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Hố Nai 3 – Trảng Bom- Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 6. Fax: E-mail: (NR); ĐTDĐ: 0913 675 659 7. Chức vụ: Chuyên viên 8. Đơn vị công tác: Phòng GDTH- Sở GD&ĐT Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Tiểu học - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: GD Tiểu học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý GD Số năm có kinh nghiệm: 19 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: THAM MƯU TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Thực hiện công văn số 5379/BGDĐT-GDTH ngày 20/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học, trong nhiệm vụ năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định rõ việc triển khai thí điểm phương pháp "Bàn tay nặn bột" tại 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Mỗi tỉnh, thành phố chọn tối thiểu 2 trường có điều kiện: mỗi trường 2 lớp, mỗi giáo viên dạy thí điểm 1 - 2 chủ đề ở môn Tự nhiên và Xã hội, hoặc môn Khoa học, các tiết học khác, giáo viên chủ động vận dụng ở mức độ phù hợp. Giáo viên được chủ động bố trí thời gian hợp lý để hướng dẫn học sinh học tập. - Thực hiện Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011 – 2015”; vào ngày 25. 4. 2013, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị giao ban Đề án "Triển khai phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy và học ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015", dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, kết thúc Hội nghị Thứ trưởng có kết luận: Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là phương pháp thực hành khoa học. Thực hành ở đây có nghĩa là bắt tay vào làm chứ không phải chỉ thực hành minh họa. Các tình huống đưa ra được coi như đề tài thảo luận của học sinh, giáo viên chỉ hỗ trợ để học sinh tìm ra cách học mới khoa học và logic. - Trên cơ sở tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các đơn vị trường học, ngoài những việc đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn để học sinh chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu tìm hiểu khám phá khoa học, thực hành thí nghiệm tìm ra kiến thức trong các giờ học đối với một số môn học như Tự nhiên – Xã hội và Khoa học là rất cần thiết, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Với mục tiêu và ý nghĩa nêu trên vào đầu năm học 2012 – 2013, Sở có chủ trương thực hiện thí điểm dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh. II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Đồng Nai hiện có một đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán đã được cử đi tập huấn về phương pháp “Bàn tay nặn bột”từ năm 2002 tại trường ĐHSP Hà Nội và sau đó đến năm 2006 tiếp tục mời chuyên gia Pháp về tập huấn tại Đồng Nai; chính vì vậy công tác triển khai thực hiện thí điểm tại địa phương đã gặp rất nhiều thuận lợi. - Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Phòng GD&ĐT, các trường đã có những văn bản chỉ đạo và tài liệu về công tác tổ chức dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trước khi triển khai thực hiện thí điểm, các thành viên của Hội đồng bộ môn (HĐBM) cấp huyện/tỉnh đã đã nắm bắt được tinh thần của phương pháp “Bàn tay nặn bột” và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra một số giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Trên mạng internet giới thiệu tài liệu về phương pháp “Bàn tay nặn bột” khá phong phú để giáo viên tham khảo. - Phương pháp “Bàn tay nặn bột” sẽ tạo cho học sinh sự ham thích học tập, hăng say tìm tòi, trải nghiệm và sáng tạo; thông qua việc tự học, mày mò, khám phá, học sinh từng bước hình thành kĩ năng quan sát, suy nghĩ độc lập, thực hành thí nghiệm và phát triển tốt óc phán đoán, năng lực tư duy khoa học, phát triển kĩ năng giao tiếp và tinh thần trách nhiệm cao trong việc hợp tác, học tập. 2. Khó khăn - Năm học 2012 – 2013, là năm học đầu tiên triển khai thực hiện thí điểm dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Nhiều CB-GVTH phải mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, xác định nội dung dạy học (về lí luận và kinh nghiệm thực tiễn) để tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm, trải nghiệm theo một hình thức học tập mới. Công tác triển khai tập huấn ở một số địa phương và cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, nên vẫn còn một số CB-GVTH ít quan tâm, dẫn đến việc nắm bắt, hiểu và tổ chức triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” còn rất nhiều hạn chế. - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác thí nghiệm thực hành tại các trường còn nhiều hạn chế; các nguồn tài liệu như sách tham khảo, giáo án sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong trường học còn nhiều hạn chế. Một số đơn vị vẫn còn sử dụng bàn ghế 4 chỗ ngồi nên công tác tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn . . - Phương thức thể hiện nội dung bài học và những thí nghiệm trong sách giáo khoa môn Tự nhiên – Xã hội, Khoa học chưa thật sự phù hợp với phương pháp “Bàn tay nặn bột” nên trong trong thực tế dạy học giáo viên phải nghiên cứu sắp xếp lại mạch kiến thức, thiết kế lại một số thí nghiệm sao cho phù hợp với việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong thực tế, có những nội dung kiến thức khoa học cần phải đầu tư 4 - 5 dạy tiết thì mới có thể dễ dàng thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Nhiều học sinh chưa quen và thiếu tự tin khi thực hành thí nghiệm, gặp nhiều khó khăn khi thực hiện những yêu cầu mang tính độc lập ở mức độ cao. Ngoài ra, học sinh không được thực hành thường xuyên nên việc phối hợp hoạt động giữa thầy và trò còn nhiều lúng túng (đôi khi giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để hướng dẫn, chỉ việc). III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động trọng tâm như: + Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. + Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. + Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường. - Từ những chủ trương trên cùng với những định hướng lớn về công tác phát trển giáo dục trong năm học 2012- 2013, nhằm thực hiện đa dạng hóa các hoạt động dạy học trong nhà trường cũng như việc tổ chức cho học sinh có những cơ hội “học đi đôi với hành” để học sinh tự khám phá, tìm ra những kiến thức khoa học trong các môn Tự nhiên – Xã hội và khoa học việc áp dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” trong các trường Tiểu học hiện nay là hết sức cần thiết. - Với quan điểm áp dụng Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là khuyến khích học sinh học tập tích cực trong các tiết học về Tự nhiên – Xã hội và Khoa học, giáo viên chỉ là người tổ chức, học sinh là người chủ động đối với các thí nghiệm thực hành. Thông qua các hoạt động nghiên cứu, thực hành thí nghiệm của học sinh sẽ tạo cho các em có thêm sự tò mò, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình bằng cách tham gia các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm để đút kết các kiến thức cho riêng mình từ đó tạo cho các em có những tu duy, những suy nghĩ ban đầu về những kiến thức khoa học cơ bản ở xung quanh các em. - Phương pháp “Bàn tay nặn bột” có ý nghĩa khoa học và góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như đã trình bày ở trên, do đó việc áp dụng Phương pháp “Bàn tay nặn bột” cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ khuyến khích học sinh tư duy, hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và say mê khoa học có như thế mới đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai. 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài - Các nội dung, biện pháp chủ yếu của đề tài được nghiên cứu là: a) Tham mưu Lãnh đạo Sở ban hành văn bản thực hiện b) Chỉ đạo điểm cấp Tỉnh/huyện c) Triển khai dạy thử nghiệm d) Tổ chức thực hiện, sơ tổng kết chuyên đề cấp huyện/tỉnh để đánh giá rút kinh nghiệm - Từ bốn nội dung cơ bản nêu trên để thực hiện có hiệu qủa thì cần phải có một số giải pháp thực hiện cho từng nội dung, cụ thể như sau: - Thứ nhất là: Tham mưu Lãnh đạo Sở ban hành văn bản thực hiện Ngày 25. 9. 2012 tham mưu Lãnh đạo Sở ban hành văn bản số 1808 /SGDĐT-GDTH về việc triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột trong các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh. -Thứ hai là: Về chỉ đạo điểm - Chỉ đạo điểm cấp tỉnh Căn cứ vào tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ cốt cán được cử đi tham dự các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức, Sở (Phòng GDTH) tham mưu chọn và triển khai chỉ đạo điểm thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” tại 02 trường tiểu học: Trường TH Tân Triều (H. Vĩnh Cửu ) Trường TH Chu Văn An ( H. Xuân Lộc ) + Mỗi trường tiểu học nêu trên có trách nhiệm phân công cán bộ phụ trách và chọn cử giáo viên có năng lực chuyên môn thuộc các khối lớp 3, 4 và 5 – mỗi khối 02 giáo viên, phối hợp với cán bộ chuyên môn Sở tiến hành thực hiện các bước vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào việc dạy học môn Khoa học và TN-XH; các giáo viên còn lại của đơn vị nghiên cứu và vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào một hoặc hai chủ đề/nội dung của môn Khoa học hoặc TNXH trong mỗi học kì. + Trong sinh hoạt chuyên môn cấp trường và tổ khối cần tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về việc soạn giảng; chủ động chọn lựa và đề xuất những bài dạy/nội dung/chủ đề có thể vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Chỉ đạo điểm cấp huyện + Mỗi Phòng GD&ĐT chọn 02 trường tiểu học tiến hành chỉ đạo điểm việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”vào trong dạy học. + Mỗi trường chỉ đạo điểm phân công cán bộ phụ trách và chọn cử ít nhất 05 giáo viên/5 khối lớp có tinh thần trách nhiệm cao và năng lực chuyên môn tốt tham gia nghiên cứu và soạn giảng thử nghiệm 1 hoặc 2 bài/nội dung/chủ đề trong môn Khoa học hoặc TN-XH. Các bài dạy thử nghiệm theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” phải được giáo viên thể hiện và đúc rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ khối và trường – có sự tham dự của một số thành viên Hội đồng bộ môn cấp huyện và tỉnh được phân công. Sau thời gian thử nghiệm, mỗi trường thử nghiệm sẽ chọn 1 hoặc 2 giáo viên có bài dạy tốt nhất để báo cáo tại hội thảo chuyên đề cấp huyện. - Thứ ba là: Triển khai dạy thử nghiệm - Các trường tiểu học còn lại trên địa bàn tỉnh, mỗi đơn vị chọn cử ít nhất 2 GV cốt cán tiến hành soạn giảng thử nghiệm để phổ biến, hướng dẫn tập thể GV rút kinh nghiệm sơ bộ ở đơn vị mình. * Trong quá trình tổ chức thực hiện thí điểm cũng như triển khai dạy thử nghiệm - Mỗi trường tiểu học thành lập tổ chuyên môn ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” gồm phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và những giáo viên có năng lực chuyên môn thuộc các khối lớp được trường chọn thực hiện thí điểm. - Trường chủ động xây dựng cụ thể kế hoạch sinh hoạt của tổ chuyên môn ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo từng tháng sao cho không trùng lấp với các hoạt động sinh hoạt chuyên môn khác của trường, trong quá trình xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn các trường thường xuyên liên hệ, trao đổi qua mail với Phòng GDTH Sở. - Trong thời gian thực hiện các thành viên của tổ chuyên môn ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” của các trường cần phối hợp với cán bộ chuyên môn Phòng/ Sở để nghiên cứu, trao đổi nắm bắt những bài học/ chủ đề/ môn học có nội dung liên quan có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy, theo tháng/ học kì từ đó tiến hành thực hành soạn giảng và thực hiện các bước vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào việc dạy học môn Khoa học và TNXH đạt hiệu quả. - Thứ tư là: Tổ chức thực hiện, sơ tổng kết chuyên đề cấp huyện/tỉnh để đánh giá rút kinh nghiệm Để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, Phòng GDTH Sở yêu cầu các đơn vị thực hiện các nội dung công việc phải theo các mốc thời gian qui định. - Trước ngày 05. 10. 2012 + Các Phòng GD&ĐT triển khai hướng dẫn nội dung, giải pháp tổ chức dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”; chọn cử và báo cáo Sở danh sách CB phụ trách và trường chỉ đạo thí điểm cấp huyện. + Sở (Phòng GDTH) làm việc trực tiếp với 2 trường chỉ đạo điểm cấp tỉnh, chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện. - Trong các tháng từ 10. 2012 đến tháng 02. 2013: Triển khai thực hiện giai đoạn chỉ đạo điểm, tổ chức dạy học thử nghiệm và rút kinh nghiệm ở cấp cơ sở. - Trong 3. 2013: Các Phòng GD&ĐT tiến hành tổ chức hội nghị chuyên đề về phương pháp “Bàn tay nặn bột” cấp huyện; trước ngày 20. 02. 2013, các Phòng gửi về Sở (Phòng GDTH – qua email) gồm: + 05 giáo án có áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” (mỗi khối lớp 1 giáo án); + Văn bản đề xuất nội dung/chủ đề/các bài dạy có thể liên kết và số tiết dạy cần bố trí để vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với môn Khoa học và TN-XH các khối lớp; + Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị chuyên đề cấp huyện, để Sở sẽ có kế hoạch giới thiệu, điều chuyển thành viên HĐBM từ các đơn vị khác đến cùng tham gia trao đổi và học tập kinh nghiệm. + Hạ tuần tháng 04. 2013: Sở tổ chức hội nghị chuyên đề cấp tỉnh. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Với bốn nội dung cơ bản nêu trên và thông qua một số giải pháp thực hiện cho từng nội dung, sau thời gian tổ chức thực hiện thí điểm việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT đã có tổng kết đánh giá bước đầu triển khai thực hiện đã đem lại một số kết qủa đáng kể như sau: 1. Về công tác tổ chức thực hiện điểm a) Chỉ đạo điểm cấp tỉnh - Sở GD&ĐT triển khai chỉ đạo điểm thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” tại 02 trường tiểu học: + Trường TH Tân Triều (H. Vĩnh Cửu ) + Trường TH Chu Văn An ( H. Xuân Lộc ) - Mỗi trường tiểu học nêu trên có trách nhiệm phân công cán bộ phụ trách và chọn cử giáo viên có năng lực chuyên môn thuộc các khối lớp 3, 4 và 5 – mỗi khối 02 giáo viên, phối hợp với cán bộ chuyên môn Sở tiến hành thực hiện các bước vận dụng phương pháp BTNB vào việc dạy học môn Khoa học và TN-XH. Các giáo viên còn lại của đơn vị nghiên cứu và vận dụng phương pháp pháp “Bàn tay nặn bột” vào một hoặc hai chủ đề/nội dung của môn Khoa học hoặc TNXH trong mỗi học kì. - Trong sinh hoạt chuyên môn cấp trường và tổ khối, tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về việc soạn giảng; chủ động chọn lựa và đề xuất những bài dạy/nội dung/chủ đề có thể vận dụng phương pháp pháp “Bàn tay nặn bột”. b) Chỉ đạo điểm cấp huyện - Mỗi Phòng GD&ĐT chọn 02 trường tiểu học tiến hành chỉ đạo điểm việc áp dụng phương pháp pháp “Bàn tay nặn bột” vào trong dạy học. - Mỗi trường chỉ đạo điểm phân công cán bộ phụ trách và chọn cử ít nhất 05 giáo viên/5 khối lớp có tinh thần trách nhiệm cao và năng lực chuyên môn tốt tham gia nghiên cứu và soạn giảng thử nghiệm 1 hoặc 2 bài/nội dung/chủ đề trong môn Khoa học hoặc TN-XH.. Các bài dạy thử nghiệm theo phương pháp pháp “Bàn tay nặn bột” phải được giáo viên thể hiện và đúc rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ khối và trường – có sự tham dự của một số thành viên Hội đồng bộ môn cấp huyện và tỉnh được phân công. Sau thời gian thử nghiệm, mỗi trường thử nghiệm sẽ chọn 1 hoặc 2 giáo viên có bài dạy tốt nhất để báo cáo tại hội thảo chuyên đề cấp huyện. - Ngoài ra, các trường còn lại trên địa bàn tỉnh, mỗi đơn vị chọn cử ít nhất 2 GV cốt cán tiến hành soạn giảng thử nghiệm để phổ biến, hướng dẫn tập thể GV rút kinh nghiệm sơ bộ ở đơn vị mình. 2. Kết quả thực hiện - Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đưa phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào trường tiểu học, các Phòng GD&ĐT đã quán triệt tinh thần, nội dung hướng dẫn của Bộ và Sở đến tất cả CB-GVTH ở cơ sở. Hầu hết các Phòng GD&ĐT và 02 trường thí điểm cấp tỉnh đã nghiêm túc thực hiện công tác thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột”, có kế hoạch triển khai và tổ chức hội thảo chuyên đề về dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách chuyên môn tiểu học và các thành viên HĐBM cấp tỉnh/ huyện theo dõi, giúp đỡ các đơn vị được chọn thực hiện thí điểm cấp tỉnh và cấp huyện. - CB-GVTH ở cơ sở đã hiểu được khái niệm "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Đồng thời đã hiểu và nắm được 10 nguyên tắc của phương pháp "Bàn tay nặn bột" để áp dụng và đặt biệt chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… Ngoài ra, đã tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. - Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. - Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. - Qua theo dõi, tổng hợp tinh hình triển khai thực hiện ở các đơn vị, Sở GD&ĐT nhận thấy rằng, hầu hết CB-GVTH đã được làm quen và bước đầu hình thành nhận thức và thái độ đúng đắn trong về việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học; đa số giáo viên đều đã có nhiều cố gắng nghiên cứu chương trình, tìm được các hoạt động/bài học/nội dung... để ứng dụng thử nghiệm phương pháp “Bàn tay nặn bột” và qua đó, phát hiện những khó khăn, vướng mắc và đúc rút được một số giải pháp tổ chức dạy học có hiệu quả thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trường/tổ khối. Những cố gắng trên đã đem lại một số kết quả bước đầu đáng khích lệ trong việc đầu tư nghiên cứu soạn giảng theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong trường tiểu học hiện nay. Kết quả thực hiện toàn tỉnh như sau: Kết quả thực hiện chỉ đạo điểm TT ĐƠN VỊ TP Biên Hòa 12 TH Chu Văn An 13 TH Tân Triều 01 01 CỘNG 24 6 7 8 335 27 20 20 22 21 20 15 21 20 10 13 10 13 280 386 06 08 06 08 130 130 02 02 11 5 372 310 295 345 275 328 330 352 10 10 10 10 10 10 10 13 10 10 4 10 10 10 10 10 10 10 13 10 02 2 02 02 02 02 02 02 02 Tx Long Khánh 3 Số lượt sinh hoạt CM Số GV áp dụng 9 2 Số giờ dạy áp dụng Số lớp áp dụng Vĩnh Cửu Trảng Bom Long Thành Nhơn Trạch Cẩm Mĩ Xuân Lộc Thống Nhất Định Quán Tân Phú 1 Số HS tham gia học Số trườn g Kết quả thực hiện thử nghiệm Số giờ dạy áp dụng Số lượt sinh hoạt CM 3360 65 300 44 78 272 66 18 217 6378 425 03 10 03 04 03 02 03 62 55 72 153 2120 5849 72 187 08 104 1029 30991 1744 257 Số trườ ng dạy Số lớp áp dụng Số GV áp dụng 05 10 04 04 05 06 08 4 10 14 49 58 44 39 166 66 13 136 218 59 58 44 39 166 66 13 136 223 2072 10 16 20 02 20 52 72 153 176 274 13 17 07 04 4058 242 89 280 1014 29 20 12 25 33 20 29 26 Số HS tham gia học 1740 1270 1390 4483 1900 429 - Nhiều tiết dạy có áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã thể hiện rõ khá mục tiêu, nội dung và bước đầu vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các nội dung/bài học/hoạt động phù hợp, vừa sức với học sinh; giúp các em từng bước có được những kĩ năng cơ bản trong việc làm thí nghiệm, thực hành khoa học, tự mình dự đoán và giải thích các hiện tượng trong thực tiễn, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và hào hứng hơn khi học các nội dung kiến thức khoa học, làm cho giờ học khá sinh động, vui tươi, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. - Trong quá trình thực hiện tiết dạy thí điểm, vai trò của tập thể tổ khối và các thành viên HĐBM cấp tỉnh/huyện đã được huy động khá tích cực trong việc tham gia đóng góp ý kiến, làm đồ dùng dạy học cùng với các giáo viên thực hiện tiết dạy thí điểm. Nội dung sinh hoạt chuyên môn các cấp đã có một số chuyển biến tích cực và thiết thực hơn về nội dung và hình thức sinh hoạt, kịp thời trao đổi, định hướng nội dung, có đánh giá rút kinh nghiệm thông qua việc dự giờ thăm lớp. . . Các giáo viên dạy thử nghiệm đã biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh động; trong một tiết học có nhiều hoạt động, có khi chỉ áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho một hoạt động, các hoạt động còn lại giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học khác . . . . V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Trong quá trình tổ chức thí điểm áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong các trường tiểu học đơn vị nào có sự quan tâm sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, có kế hoạch phân công cụ thể cho từng cán bộ quản lý, cũng như các thành viên của Hội đồng bộ môn huyện/ tỉnh cùng tham gia cộng tác thực hiện thì kết quả thực hiện đạt hiệu quả cao. Các trường tiểu học được chọn làm thí điểm nếu tổ chức tốt, hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn trưòng/khối và tạo điều kiện cho giáo viên trường/khối tham gia chia sẻ kinh nghiệm từ việc soạn giáo án đến việc rút kinh nghiệm sau tiết dạy thì việc dạy học tích hợp đạt hiệu quả cao hơn. - Để việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học đạt hiệu cao giáo viên cần có sự đầu tư nghiên cứu nội dung bài dạy và phải biết lựa chọn hoạt động/ nội dung nào cần cho học sinh thực hành thí nghiệm; trong quá trình áp dụng giáo viên cần đưa ra cho học sinh những tình huống, những vấn đề để các em tự tư duy dự đoán kết quả, từ đó sẽ tạo cho các em sự hứng thú, say mê trong học tập. Việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học là cần thiết đối với học sinh tiểu học hiện nay, bởi phương pháp này sẽ giúp cho học sinh tự chứng minh được các vấn đề khoa học ở xung quanh và tự khám phá tìm tòi những kiến thức mới của bài. . . - Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực và phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của các thành viên HĐBM cấp tỉnh/huyện về phương pháp "Bàn tay nặn bột” để tạo tác động đồng bộ trong việc chia sẻ, tư vấn, thúc đẩy giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn nữa các tiết dạy ứng dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột” . Trong đó, tập trung nỗ lực cùng CB-GVTH nghiên cứu tài liệu về phương pháp "Bàn tay nặn bột” và nội dung chương trình Giáo dục tiểu học để xác định, liên kết các nội dung có thể tổ chức dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột”; tăng cường biên tập, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dạy học áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột”. - Đẩy mạnh các hình thức giao lưu học tập giữa các đơn vị thông qua các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo chuyên môn về phương pháp “Bàn tay nặn bột”: tổ chức 1 hội thảo cấp tỉnh/năm; 01 chuyên đề cấp huyện/năm và 02 chuyên đề cấp cơ sở/năm (cấp trường và cấp tổ/khối). VI. KẾT LUẬN - Bước đầu đã tạo ra một sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp "Bàn tay nặn bột” nói riêng. Tạo được sự đồng thuận giữa cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về việc áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột". - Từ nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo ở các cơ sở giáo dục, nhiều giáo viên trong các trường Tiểu học được chọn làm thí điểm đã tích cực áp dụng phương pháp này trong các bài học cụ thể. Thông qua việc áp dụng đó, năng lực của nhiều giáo viên đã được nâng cao thể hiện ở khả năng thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. - Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về cho CB-GVTH trong các lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Hè 2013 ở các cấp; kết hợp đưa nội dung phương pháp "Bàn tay nặn bột” thành một nội dung (module) trong chương trình Bồi dưỡng thường xuyên. - Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các đơn vị trong công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột”, tích cực chuẩn bị mở rộng phạm vi thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột” trong năm học 2013 – 2014. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu tập huấn về Đề án "Triển khai phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy và học ở trường phổ thông giai đoạn 2011 - 2015" của Bộ GD&ĐT. - Sách "Bàn tay nặn bột" nguyên bản tiếng Pháp của G. Charpak được dịch ra tiếng Việt bởi Đinh Ngọc Lân, do NXB Giáo dục xuất bản năm 1999. - Tài liệu Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở trường Tiểu học – do Lê Thị Thu Huyền chịu trách nhiệm Biên tập nội dung và sửa bản in. - Tài liệu hỏi đáp về Phương pháp “Bàn tay nặn bột” – do Lê Thị Thu Huyền chịu trách nhiệm Biên tập nội dung và sửa bản in. NGƯỜI THỰC HIỆN Huỳnh Công Thuận SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị PHÒNG GDTH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Nai, ngày tháng 6 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: THAM MƯU TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM “ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên tác giả: HUỲNH CÔNG THUẬN Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị: Phòng GDTH Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)  - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng