Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trư...

Tài liệu Skkn thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường thpt lộc hưng

.DOC
37
979
138

Mô tả:

Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 MỤC LỤC A.TÓM TẮT ĐỀ TÀI ....................................................................................Trang 3 B.GIỚI THIỆU ................................................................................................Trang 4 C.PHƯƠNG PHÁP..........................................................................................Trang 5 a. Khách thể nghiên cứu..........................................................................Trang 5 b. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................Trang 5 c. Quy trình nghiên cứu..........................................................................Trang 6 d. Đo lường và thu thập dữ liệu .............................................................Trang 7 D.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ...............................Trang 7 E.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................Trang 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………................………...................Trang 12 PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................Trang 13 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC...............Trang 30 Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 1 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng Người nghiên cứu: 1. Nguyễn Thị Thúy An 2. Nguyễn Công Minh Đơn vị (trường, huyện): Trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng Bước 1. Hiện trạng Nguyên nhân Hoạt động - Học sinh thiếu kĩ năng sống, không có khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp kém. - Tiết SHC thông thường dành nhiều thời gian cho công việc hành chánh mà không chú ý nhiều tới việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 2. Giải pháp thay thế Cho học sinh trao đổi, thuyết trình,giải quyết tình huống, nêu gương... tùy nội dung, chủ điểm từng tháng trong năm học, Đoàn trường tích hợp giải pháp tích cực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số tiết SHC 3. Vấn đề nghiên cứu Việc cho học sinh trao đổi, thuyết trình,giải quyết tình huống,nêu gương... tùy nội dung chủ điểm từng tháng vào tiết SHC có giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hay không? Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc cho học sinh trao đổi, thuyết trình,giải quyết tình huống,nêu gương... tùy nội dung, chủ điểm từng tháng vào tiết SHC Đoàn trường có giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 4. Thiết kế Mẫu 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương (Lớp 12A và 12B1),(Lớp 12B3 và 12B5) 5. Đo lường Tỉ lệ học sinh làm được bài thông qua điểm trung bình của 2 Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 2 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 nhóm 6. Phân tích dữ liệu So sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị P của T-test, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD và đồ thị ở giai đoạn có tác động 7. Kết quả Tỉ lệ học sinh có kĩ năng sống tăng lên. Như vậy, Việc cho học sinh trao đổi, thuyết trình,giải quyết tình huống,nêu gương... tùy nội dung, chủ điểm từng tháng vào tiết SHC Đoàn trường có giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. A.TÓM TẮT ĐỀ TÀI - Việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. - Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng sống ở nước ta còn rất hạn chế. Giáo viên đến lớp phần lớn là cung cấp kiến thức quá nhiều nên không dành thời gian dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường thiên nhiên…. - Trước tình hình đó, với vai trò là Đoàn trường chứng tôi đã mạnh dạn tham mưu với chi ủy và Ban Giám Hiệu nhà trường để đưa những nội dung giáo dục kĩ năng sống cho các em vào tiết sinh hoạt cờ vào mỗi thứ 2 hàng tuần bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau như thông qua các mẫu chuyện, câu hỏi đố vui các tiếu phẩm, tình huống .... Giải pháp này được chúng tôi tiến hành trên hai nhóm: nhóm A gồm lớp 12A ( nhóm thực nghiệm) và 12B1 ( nhóm đối chứng); nhóm B gồm lớp 12B3 ( nhóm thực nghiệm) và 12B5 ( nhóm đối chứng) trường THPT Lộc Hưng. Lớp thực nghiệm tôi thực hiện các giải pháp tác động như cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm tình huống, thuyết trình hùng biện... tùy nội dung,chủ điểm từng tháng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Kết quả cho thấy: Giải pháp này có tác động rất lớn đến việc thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả nhóm A:P = 0,00011 < 0,05; nhóm B: P= Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 3 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 0,00012< 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. B.GIỚI THIỆU - Học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn đặt vào những hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn , thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng dễ phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như : nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa,… chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp… - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. - Thực tế cho thấy, các khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư phổi,…nhưng họ vẫn hút thuốc; Có những người là luật sư, công an, thẩm phán…có những hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm về pháp luật. Đó chính là họ đã thiếu kĩ năng sống. - Và trong nhà trường phổ thông, Đoàn trường có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách, phẩm chất cho đoàn viên thanh niên.đặc biệt là qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa.... Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 4 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Chính vì vậy,chúng tôi viết đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp tác động để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.Thông qua đó,chúng tôi muốn giới thiệu với quý thầy cô giáo và các em học sinh một số giải pháp rất có hiệu quả. Vận dụng được những giải pháp này, nó sẽ giúp cho các buổi sinh hoạt dưới cờ không còn khô cứng nữa mà sẽ là những tiết giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hiệu quả hơn. C. PHƯƠNG PHÁP a. Khách thể nghiên cứu - Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy,cũng như trong công tác đoàn từng đạt chiến sĩ thi đua, luôn nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Học sinh 2 nhóm lớp nhóm A gồm hai lớp 12A và 12B1; nhóm B gồm hai lớp 12B3 và 12B5 có sĩ số tương đương nhau, trình độ nhận thức như nhau, các em đều tích cực trong học tập. b. Thiết kế nghiên cứu: 1. Khảo sát thực tế học sinh: Vào đầu năm học 2. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực tham gia vào các hoạt động hay không? Có kĩ năng làm bài hay không?...) Quan sát hoạt động vui chơi (Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay gian lận khi tham gia trò chơi…). Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người…). 3. Sử dụng phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống. 4. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ở khối 12 của nhà trường và gia đình. Chúng tôi kiễm tra việc hình thành kĩ năng sống cho các em dạng câu hỏi nhận định về một sự kiện sau đó nói lên suy nghĩ và cảm nhận của bản thân mình về sự kiện kiện đó trong khoảng 15 phút .Và kết quả lần 1 trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau. Do đó, chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm trước tác động. Bảng kiểm chứng để xác định hai lớp của nhóm A tương đương: Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 5 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Đối chứng (12B1) Thực nghiệm (12A) 6,03 6,05 Giá trị TB Giá trị p 0,23 p = 0,23 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng thuộc nhóm A là không có ý nghĩa, 2 lớp được coi là tương đương. Tương tự như thế, chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm chứng để xác định hai lớp của nhóm B tương đương.: Đối chứng (12B5) Thực nghiệm (12B3) 5,68 5,71 Giá trị TB Giá trị p 0,34 p = 0,34 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng thuộc nhóm B là không có ý nghĩa, 2 lớp được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Bảng thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ Thực nghiệm 01 Tiết sinh hoạt cờ có tích hợp các giải pháp tích cực giáo dục kĩ năng sống 03 02 Tiết sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống bình thường 04 (12A; 12B3) Đối chứng (12B1;12B5) Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. c . Quy trình nghiên cứu Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 6 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 1. Chuẩn bị bài của giáo viên - Đối với lớp đối chứng: thiết kế tiết SHC giáo dục kĩ năng sống bình thường - Đối với lớp thực nghiệm,chúng tôi tích hợp bằng một số mẫu chuyện, tình huống ,nêu gương...Dùng phương pháp giải quyết tình huống,thuyết trình, hùng biện …để hình thành ở các em một số kĩ năng sống cần thiết. 2. Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực hiện tiết SHC vẫn tiến hành như thời gian quy định của nhà trường d. Đo lường và thu thập dữ liệu Chúng tôi dùng thời gian 15 phút đầu giờ cho học sinh hai lớp làm kiểm tra 15 phút để kiểm tra việc hình thành kĩ năng sống ở các em. Dạng câu hỏi kiểm tra là trắc nghiệm 10 câu, mỗi câu 1 điểm và chấm bài theo đáp án đã xây dựng. D. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ I. Phân tích dữ liệu và kết quả Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra ở nhóm A sau tác động: Đối chứng(12B1) Thực nghiệm(12A) ĐTB 6,71 7,60 Độ lệch chuẩn 0,99 0,81 Giá trị P của T-test 0,00011 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,89 Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00011 < 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB lớp thực nghiệm cao hơn ĐTB lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 7 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 6,69  6,04 = 0,74 0,89. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hình thức dạy học này đến lớp thực nghiệm là lớn. Nhóm A Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra ở nhóm B sau tác động: Đối chứng(12B5) Thực nghiệm(12B3) ĐTB 6,22 7,02 Độ lệch chuẩn 0,92 0,83 Giá trị P của T-test 0,00012 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,87 Tương tự như ở nhóm A, chúng tôi cũng nhận thấy ở nhóm B sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00012 < 0,05, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB lớp thực nghiệm cao hơn ĐTB lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 6,69  6,04 = 0,74 0,87. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hình thức dạy học này đến lớp thực nghiệm là lớn. Nhóm B Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 8 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 II.Bàn luận - Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm A: lớp thực nghiệm ĐTB = 7,60; lớp đối chứng ĐTB = 6,71. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,89 điều đó cho thấy ĐTB của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có ĐTB cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 0,89. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối lớn. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p = 0,00011 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải ngẫu nhiên mà do tác động. - Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm B: lớp thực nghiệm ĐTB = 7,02 ; lớp đối chứng ĐTB = 6,22. Độ chênh lệch điểm số giữa hai lớp là 0.8 điều đó cho thấy ĐTB của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có ĐTB cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 0,87. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là tương đối lớn. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p = 0,00012 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải ngẫu nhiên mà do tác động. E. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết luận: Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 9 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Việc áp dụng một số phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết SHC thay cho cách SHC thông thường đã góp phần tích cực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. II.Khuyến nghị: - Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải kiên trì, mất nhiều thời gian hay thời gian kéo dài. - Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để sưu tầm những mẫu chuyện, câu hỏi, tình huống thiết thực, gần gũi với các em theo chủ điểm từng tháng mà mình hoạt động, phân bố thời gian, chuẩn bị một số câu hỏi để tìm hiểu kiến thức, một số câu dạng cảm nhận, một số câu hỏi để kiểm tra kĩ năng ứng xử của học sinh, câu hỏi thảo luận, cho học sinh trình bày một phút… Tất cả nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn để học sinh dễ tiếp thu. - Giáo viên làm công tác đoàn trong trường THPT có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, giáo viên nên có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể và các giáo viên bộ môn khác để giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả. - Giáo viên có thể linh hoạt giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tùy theo đơn vị kiến thức và đối tượng học sinh, tránh lồng ghép gượng ép, không phù hợp, sẽ mất tác dụng giáo dục. Riêng học sinh trường THPT Lộc Hưng chúng tôi cho rằng cách giáo dục kĩ năng sống trên được thực hiện và kiểm chứng qua 2 lần kiểm tra và học sinh đã có sự thay đổi ứng xử trong các mối quan hệ, có thể áp dụng cho tất cả khối 12. Đề tài này chúng tôi đã thể hiện bằng văn bản. Chúng tôi rất muốn được trao đổi đề tài này với các đồng nghiệp và tất cả học sinh lớp 12 trong và ngoài phạm vi nhà trường. Cám ơn quý thầy cô đã quan tâm những điều tâm huyết được trình bày trong bài này. Chúng tôi cũng mong rằng qua đây chất lượng giáo dục thế hệ trẻ ngày càng được nâng lên. Các em sẽ trở thành con người mới đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 10 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 CÁC TỪ VIẾT TẮT: TB: Trung bình ĐTB: điểm trung bình SHC: Sinh hoạt cờ SV: Sinh viên Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 11 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống Tác giả: Nguyễn Thanh Bình – Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2. Tuyển tập các câu chuyện giáo dục nhân cách Tác giả: Bùi Văn Trực - Nhà xuất bản văn hóa - thông tin 3. Giáo dục kĩ năng sống Tác giả: Bùi Văn Trực - Nhà xuất bản văn hóa - thông tin 4. Ứng xử Sư phạm và giáo dục kỹ năng sống trong nền giáo dục hiện nay” Tác giả Tăng Bình, Thu Huyền, Ái Phương - Nhà xuất bản Hồng Đức Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 12 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 PHỤ LỤC I. Chủ đề tháng trong năm học : Tháng 8: Tiếp sức đến trường Tháng 9: Chào năm học mới Tháng 10: Văn hóa học đường thân thiện, lành mạnh Tháng 11: Tri ân thầy cô Tháng 12: Chào mừng Đại hội toàn quốc hội thanh niên Việt Nam Tháng 1: Noi gương anh Trần Văn Ơn Tháng 2:Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh Tháng 3:Tháng thanh niên và hành động của tuổi trẻ học đường Tháng 4:Ngày hội thống nhất đất nước Tháng 5: Học tập và làm theo lời Bác Tháng 6+7: Chiến dịch tình nguyện hè Thông qua các chủ điểm từng tháng để chúng tôi chọn hoạt động tích hợp giáo dục kĩ năng sống phù hợp.Để thay cho tiết SHC cờ có giáo dục kĩ năng sống thông thường,và trong giới hạn của đề tài chúng tôi xin nêu một số tiết SHC có tích hợp một số giải pháp tích cực giáo dục dục kĩ năng sống cho học sinh cụ thể như sau: II. Trình tự tiết sinh hoạt cờ đầu tuần: - Chào cờ - Báo cáo nề nếp nội quy của giám thị trong tuần qua - Dặn dò nhắc nhở của Ban giám hiệu nhà trường, một số công việc khác... - Sinh hoạt của đoàn trường: Báo cáo hoạt động trong tuần qua và đưa ra phương hướng cho tuần tới. Tiếp theo đó chúng tôi tiến hành hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo chủ đề từng tháng. Đối với chủ đề tháng 8: Chúng tôi cho các em nghe 1 mẫu chuyện về gương vượt khó của 1 học sinh lớp 12B3 của trường Em tên là Nguyễn Ngọc Sơn em đã 2 lần nhận được nhận học bỗng vượt khó do báo tuổi trẻ trao tặng, câu chuyện như sau: Ba mẹ em gặp nhau lúc mẹ em 27 tuổi tình cảm tốt đẹp nào ngờ một cơn bệnh đã cướp đi đôi mắt của mẹ,và khi em chào đời mẹ cũng đã không một lần nào nhìn thấy được gương mặt của đứa con trai mà mẹ mang nặng đẻ đau và khi em lên 5 tuổi ba đã bỏ mẹ con em đi biệt. Từ đó em và mẹ được ông bà ngoại đùm bọc, nuôi dưỡng , nhưng ông bà ngoại đã già, yếu ông lại bị chứng cao huyết áp nên Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 13 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 không thể làm được những công việc năng nhọc nên ngoài giờ học ra thời gian còn lại em phải đi làm thuê, ai thuê gì em làm đó hái ớt, hái bắp, nhổ đậu... để lấy tiền trang trãi cho việc học tập.Năm nay em đã học lớp 12 con đường tương lai phía trước đang chờ đợi, em đang nổ lực hết mình để đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp cũng như đại học sắp tới.Vì vậy trong thời gian này giờ học rất nhiều em không thể đi làm thêm được nữa cuộc sống ngày một khó khăn hơn có những lúc em nghĩ mình sẽ gục ngã trước số phận nhưng các bạn biết không mỗi ngày khi đi học về mẹ đều ngồi trước nhà để đợi em mỗi tối mẹ thức để cùng em học bài. Em thương mẹ vô cùng và em tự hứa rằng mình phải cố găng học tập để đền đáp công ơn của mẹ và ông bà ngoại.Ước mơ lớn nhất của em là sẽ thi đậu trường sĩ quan lục quân 2 vì được vào học trường này chi phí cho việc học thấp sẽ giảm được gánh nặng cho ông bà ngoại và giảm bớt nỗi lo lắng của mẹ. Em luôn tự hứa với bản thân mình rằng em sẽ nổ lực phấn đấu hết sức mình để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.Chính những ước mơ và hoài bảo đó mà 12 năm qua Sơn luôn là học sinh khá,giỏi luôn là một đoàn viên thanh niên mẫu mực đáng là một tấm gương sáng để các bạn noi theo. Thông qua mẫu chuyện này chúng tôi giáo dục cho các em lòng tương thân tương ái biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ các bạn học sinh khó khăn và biết vươn lên trong cuộc sống dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu nếu bản thân chúng ta có ý chí, có ước mơ và hoài bảo ra sức nổ lực học học tập thì chúng ta sẽ chiến thắng được hoàn cảnh và sẽ thành công, sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội. Đối với chủ đề tháng 9: Buổi lễ khai giảng ngày 5/9 đoàn trường tổ chức lễ đón học sinh khối 10 diễn ra rất trân trọng đầm ấm và vui vẻ,và buổi sinh hoạt đầu tiên sau khai giảng chúng tôi cho các em học sinh viết bài cảm nghỉ sau gần 1 tháng học tập ở một cấp học mới, ngôi trường mới, thầy cô bạn bè mới các em trình bày hết những khó khăn bở ngỡ của mình và thông qua các bài viết đó chúng tôi tiếp cận giúp đỡ các em và chọn 3 bài cảm nghĩ hay nhất, xúc động và chân thật nhất để chia sẻ dưới cờ và với hoạt động này chúng tôi đã gây được 1 hiệu ứng rất tích cực từ các em. Qua hoạt động này chúng tôi giáo dục cho các em cách hòa nhập với mọi người xung quanh biết chia sẻ những khó khăn với người khác tạo sự hòa đồng với mọi người để các em có cơ hội hiểu nhau hơn để chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm học tập,sinh hoạt... Đối với chủ đề tháng 10: Với chủ đề văn hóa học đường, chúng tôi cho các chi đoàn lớp thi thuyết trình về những khẩu hiệu được trang trí trên lớp cũng như các khẩu hiệu gắn ở cổng ra vào và khẩu hiệu được khắc trên tảng đá to của công trình thanh niên, và các khẩu hiệu dán ở những khu vực các em thường xuyên ra vào.Các khẩu hiệu này với nội dung hết sức đơn giản nhưng nó lại mang lại hiệu quả giáo dục rất cao. Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 14 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Ví dụ: - Khẩu hiệu" Đi nhẹ, nói khẽ" qua khẩu hiệu này chúng tôi giáo dục các em tác phong đi đứng, lời ăn tiếng nói với thầy cô bạn bè và khi giao tiếp với mọi người xung quanh tránh lớn tiếng quát nạt người khác, biết ứng xử lễ phép như biết đi thưa về trình, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô và những người lớn tuổi, khi đến những nơi như Bệnh viện ,trường học phải đi nhẹ nói khẽ để không ảnh hưởng đến người khác... - Khẩu hiệu:" Nữ sinh nết na đằm thắm" giáo dục cho các em nữ về thuần phong mỹ tục của phụ nữ Việt là phải dịu dàng nết na đằm thắm,phải giữ được vẽ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt nam, vì mỗi cử chỉ hành động của các em đều thể hiện một phần bản chất của bản thân mình và truyền thống văn hóa của dân tộc, khi mà chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế thì mỗi chúng ta là một hình ảnh về đất nước và con người Việt nam - Khẩu hiệu:"Tài sản này là của chúng ta" qua khẩu hiệu chúng tôi giáo dục các em ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường như tủ,bàn,ghế... Sử dụng phải có ý thức bảo vệ không viết vẽ bậy lên tường ,bàn, ghế,...khi sử dụng nhà vệ sinh xong phải giữ vệ sinh chung,ra khỏi phòng phải tắt quạt đèn...Chúng tôi đưa nội dung tắt quạt,đèn, khóa cửa khi ra khỏi phòng học vào nội dung thi đua giữa các lớp,lớp nào khi ra về khóa cứa phòng học mà không tắt cầu dao điện sẽ bị đoàn trường, giám thị ghi nhận một lỗi trừ thi đua cho lớp. Hoạt động của chúng tôi mang lại hiệu quả rất tích cực ngoài việc giáo dục ý thức bảo vệ tài sản của chính mình và tài sản chung của nhà trường, mà hàng năm chúng tôi còn tiết kiệm một số lượng điện năng rất lớn cho đơn vị. Đối với chủ đề tháng 11: Những hoạt động trọng tâm trong tháng chúng tôi điều hướng vào giáo dục các em truyền thống tôn sự trọng đạo, biết tôn trọng vâng lời thầy cô những người đang ngày đêm cần mẫn cho sự nghiệp trồng người, vào lần SHC đầu tiên của tháng Đoàn đã phát động phong trào thi làm thiệp trong toàn trường,phát động thi đua 3 tuần học tốt để chào mừng ngày hiến chương nhà giáo 20/11.Tiết SHC vào tuần thứ 3 của tháng chúng tôi tổ chức cho tất cả các lớp thi trang trí thiệp mỗi lớp cử 2 đại diện với thời gian là 30 phút các em phải thực hiện trang trí và hoàn thành 1 tấm thiệp,mang về phòng truyền thống trưng bày để ban giám khảo chấm điểm và 3 thiệp đẹp nhất sẽ được trao giải vào ngày toàn trường tổ chức mít tinh kỉ niệm ngày hiến chương Nhà giáo việt nam 20/11 và cũng trong buổi lễ mít tinh các lớp sẽ nhận lại thiệp của lớp mình tặng lại cho GVCN lớp Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 15 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Kết quả hội thi làm thiệp Hạng I (12B2) Hạng II (11B5) Hạng III (11A) Qua hoạt động này rèn cho các em nhiều kĩ năng như: trình bày, trang trí, kĩ năng đoàn kết hợp tác và tinh thần đồng đội, phát huy tính sáng tạo của các em và quan trọng hơn cả là chúng tôi đã tạo cho các em một phong trào thi đua sôi nổi, lành mạnh và chinh phục được sự hạn chế về thời gian, phát huy tính nhanh nhạy sáng tạo, tập trung của các em khi các em chiến thắng được thử thách đó để có 1 tấm thiệp đẹp nhất,ý nghĩa nhất để dâng tặng thầy cô mình nhân ngày 20/11 Đối với chủ đề tháng 1 : Chủ đề tháng này tuần đầu tiên của tháng chúng tôi cho các em nghe bài tuyên truyền kỉ niệm 64 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên 9/1/1950-9/1/2014 của em Lê Trần Diễm Sương học sinh lớp 11B1 với nội dung như sau: Trong giai đoạn 1925-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, các tổ chức học sinh, sinh viên yêu nước lần lượt ra đời, như: tổ chức Học sinh Đoàn, Đội Ngô Quyền, Tổng Hội Sinh viên đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Từ năm 1947 đến 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai. Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và HSSV trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2/1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hàng năm làm ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 16 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 V (22-23/11/1993) tại thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9/1 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam. Nhằm thống nhất lực lượng, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phong trào SV và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, năm 1955, Đại hội thành lập đã quyết định lấy tên của tổ chức sinh viên là ”Hội Liên hiệp SV Việt Nam”. Qua 8 kỳ đại hội, đến nay, Hội chính thức lấy tên là Hội SV Việt Nam. Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2009 – 2014 đã diễn ra vào tháng 02/2009 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 647 đại biểu. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bô ô Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hô ôi Nước Cô nô g hòa xã hô ôi chủ nghĩa Viê ôt Nam đã đến dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội phát động và tổ chức chỉ đạo 2 cuộc vận động: cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” và “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh”. Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển; nhìn lại quá trình phát triển của phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, chúng ta tự hào: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục và phát huy những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, được Đảng và Nhà nước dày công bồi dưỡng. Qua bài tuyên truyền này chúng tôi giáo dục các em lòng yêu nước tinh thần tự hào dân tộc,lòng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước không tiếc máu sương của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Và để các em có những hoạt động thiết thực trong tháng noi gương anh Trần Văn Ơn chúng tôi phát động các em cuộc thi hùng biện với chủ đề "Thanh niên sống có trách nhiệm" để các em nói lên được trách nhiệm của bản thân các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường là gì? trách nhiệm với cha mẹ với xã hội là gì? kết quả chúng tôi chọn ra 3 bài có chất lượng nhất để hùng biện và trao giải dưới sân cờ, chúng tôi mời Ban giám khảo là đại diện ban giám hiệu 1 người, tổ trưởng tổ bộ môn văn, bí thư đoàn trường cùng tham gia chấm điểm phần hùng biện của các em và kết quả giải nhất thuộc về em Nguyễn Thị Hồng Huế học sinh lớp 11A với bài hùng biện nội dung hết sức xúc tích như sau: Kính thưa quí thầy cô, các anh, chị và các bạn thân mến! Em là Nguyễn Thị Hồng Huế là học sinh lớp 11A – Trường THPT Lộc Hưng. Hôm nay em xin trình bày suy nghĩ của lớp em về câu nói “Thanh niên sống phải có trách nhiệm”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt, đúng như Bác Hồ đã khẳng định: "Thanh niên phải là rường cột của nước nhà”. Vậy muốn cho thanh niên thật sự là “rường cột của nước nhà” thì thanh niên phải “sống có trách nhiệm”. Vậy thanh niên là ai? Và sống có trách nhiệm là sống như thế nào? - Có thể nói lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất của một đời người. Vì ở lứa tuổi đó, con người ta luôn tràn đầy nhựa sống, luôn khát khao học tập, luôn muốn khám phá những cái mới, luôn muốn được cống hiến và luôn muốn có cơ hội được thể hiện mình. - Sống có trách nhiệm là sống có lí tưởng và mục đích đúng đắn, có tâm hồn lành mạnh, trí tuệ sáng suốt, có hành động thiết thực, luôn sống theo phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 17 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 Em xin trình bày câu nói “Thanh niên sống phải có trách nhiệm” với ba luận điểm chính: Luận điểm thứ nhất: Thanh niên sống phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Trước hết thanh niên phải biết trân trọng tuổi xuân của chính mình, sống phải có mục tiêu, lí tưởng trong sáng, không ngừng trau dồi văn – thể - mỹ. Nói một cách cụ thể là phải: Luôn học tập, trau dồi kiến thức, nhằm nâng cao trình độ của mình. Từ đó mới có điều kiện áp dụng những hiểu biết của mình vào trong công việc một cách có hiệu quả. Luôn chăm lo rèn luyện sức khỏe nhằm đảm bảo luôn có một thể lực sung mãn nhất, để sẳn sàng đương đầu với mọi khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Luôn rèn luyện nhân cách của mình để trở thành người thanh niên sống có văn hóa, có thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Biết yêu mến, kính trọng những tấm gương sáng, đồng thời biết cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời gặp nhiều khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Là học sinh trường THPT Lộc Hưng, muốn thực hiện được phương châm “Không ngừng cố gắng tiến bộ”, trước hết phải sống có trách nhiệm với chính bản thân mình: 1. Phải biết chăm lo học hành như: + Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. + Trong giờ học phải nghiêm túc, tích cực phát biểu xây dựng bài và mạnh dạn thắc mắc hoặc hỏi những vấn đề mà mình chưa rõ. + Trung thực trong học tập, phải mạnh dạn nhận lỗi và sửa sai khi phạm lỗi. + Phải có hoài bão, ước mơ. 2. Phải biết yêu thương, kính trọng và vâng lời cha mẹ, thầy cô. Điều đó được thể qua các hành động như: + Biết phụ giúp cha, mẹ làm các công việc nhà. + Khi gặp thầy cô và người lớn tuổi, chào hỏi kèm theo một nụ cười thân thiện. + Phải khoan dung, độ lượng và có lòng vị tha. + Không lười biếng, ăn chơi, đua đòi. Không nên tiêu phí thời gian quí báu của tuổi học trò vào những thú vui vô bổ, game online, các trang mạng xã hội hay thần tượng hóa các ngôi sao trong làng giải trí mà phần nhiều sự nổi tiếng của họ là nhờ công nghệ lăng-xê, … mà nên noi theo những tấm gương sáng, thiết thực trong cuộc sống ở xung quanh ta hay qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Luận điểm thứ hai: Thanh niên sống phải có trách nhiệm với gia đình. Có thể nói gia đình là tế bào của xã hội. Muốn xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì trước hết, gia đình phải có nếp sống lành mạnh. Muốn được như thế thì mỗi thành viên trong gia đình phải đòan kết, thương yêu và có trách nhiệm với nhau. Trong đó, người thanh niên phải là một thành viên tích cực, biết chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống với các thành viên khác trong gia đình. Còn với các bạn học sinh của chúng ta trách nhiệm với gia đình là gì? Cha mẹ có trách nhiệm nuôi nấng, dạy bảo chúng ta nên người. Đối với hầu hết chúng ta điều đó gần như là tất nhiên nên chẳng mấy khi ta nghĩ đến. Nhưng có một điều mà cha mẹ Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 18 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 hiếm khi tâm sự cùng ta. Đó là mong muốn chúng ta thành đạt, sẽ luôn bay cao bay xa và sẽ là chỗ dựa vững chắc cho mình lúc tuổi già. Vậy, chúng ta không những phải cố gắng học tập, vâng lời cha mẹ mà còn phải biết quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của cha mẹ, biết san sẻ công việc gia đình cùng cha mẹ. Đừng nên tự biến mình thành một loại “thú cưng” tầm thường, chỉ biết sống dựa vào sự chăm bẩm, nựng nịu của cha mẹ mình. Luận điểm thứ ba: Thanh niên sống phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc”. Câu nói đã nói lên trách nhiệm to lớn của thanh niên đối với tổ quốc, đồng thời cũng cho thấy niềm tự hào của mỗi thanh niên khi được cống hiến tuổi xuân của mình cho đất nước. Ngày nay, chúng ta được sống trong hòa bình, mọi người cùng chung tay xây dựng đất nước mà chìa khóa thành công chính là tri thức. Nói đến tri thức ta nghĩ ngay đến lực lượng thanh niên. Họ là lực lượng tiên phong, sẽ tiếp nhận tri thức thông qua con đường học tập và áp dụng những trí thức đó vào thực tiễn, nhằm giúp đất nước ngày càng phát triển. Đúng như Bác Hồ đã từng nói “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Thật đáng buồn, khi có một số thanh niên tự hủy hoại tuổi xuân của chính mình. Sống một cuộc sống không có lí tưởng, không có khát vọng, đắm mình vào các thú vui vô bổ, tầm thường. Chính họ đã để tuổi xuân của mình sớm khô héo, lụi tàn. Học sinh chúng ta để có thể gánh vác được trọng trách là người chủ tương lai của đất nước, thì ngay từ bây giờ, chúng ta phải làm được những công việc phù hợp với khả năng của mình để góp phần cải thiện xã hội ngày càng văn minh hơn qua các việc làm như: 1. Không được xúc phạm người khác. 2. Không đi xe phân phối không đúng qui định. 3. Không được đi xe hàng 2, hàng 3. 4. Không được tự hủy hoại thân thể mình. 5. Khi đi xe đạp điện hay xe môtô phải đội mũ bảo hiểm. 6. Tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các phong trào họat động xã hội do Đòan, Trường hay địa phương tổ chức… “Thanh niên sống phải có trách nhiệm” đã trở thành một mục tiêu mà mỗi thanh niên hiện nay luôn cố gắng phấn đấu và càng hạnh phúc biết bao khi điều đó trở thành điều tự nhiên như lẽ sống của chính mình. Và càng đáng tự hào biết bao nếu học sinh Lộc Hưng chúng ta biết sống có trách nhiệm. Ý tưởng trên đã kết thúc phần trình bày của em. Em xin cám ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Với bài hùng biện này gần như đã thay chúng tôi nói hết những gì mà chúng tôi muốn giáo dục các em về trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay khi mà thực tế cho chúng ta thấy tình trạng học sinh không vâng lời bố mẹ, thầy cô, không chịu sự kiểm soát của gia đình, của nhà trường dẫn đến lười học, bỏ học dẫn đến vi phạm pháp luật có chiều hướng ngày càng gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm trăn trở của các bậc làm cha, làm mẹ của các thầy cô giáo và của toàn xã hội chúng ta. Qua bài Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 19 Trường THPT Lộc Hưng Năm học 2013 – 2014 hùng biện này chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò của thanh niên sống là phải có lý tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. III. Đề kiểm tra trước, sau tác động a.Đề kiểm tra trước tác động ( Thời gian 15 phút) 1. Bản thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS nêu lên vấn đề gì? Vì sao cho rằng đó là một vấn đề rất cần phải đặt lên “ vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân”? ( 3đ) 2. Trách nhiệm của mỗi người trong việc phòng chống HIV/AIDS? ; Đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS, ta phải làm gì? ( 3đ) 3. Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả đã nhấn mạnh đặc biệt đến điều gì? Từ đó, em có cảm nhận gì về con người tác giả? ( 4đ) Đáp án: 1. Bản thông điệp nêu lên vấn đề phòng chống AIDS - Đó là một vấn đề rất cần phải đặt lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân, vì: + HIV/AIDS là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của toàn nhân loại và đe dọa nghiêm trọng tới AIDS vẫn hoành hành đang lây lan với tốc độ báo động, nhất là ở phụ nữ và có rất ít dấu hiệu suy giảm. + HIV/AIDS làm tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao. + Những thách thức cạnh tranh không quan trọng hơn bằng vấn đề cấp bách HIV/AIDS. 2. Trong việc phòng chống HIV/AIDS, trách nhiệm là của mỗi người, mỗi công dân trong xã hội. Đối với những người bị bệnh HIV càng rất cần có tình thương, sự quan tâm an ủi của mọi người. Chỉ khi tất cả mọi người cùng lên tiếng để chống lại HIV/AIDS, thông cảm, sẻ chia với những người bất hạnh lúc ấy cuộc sống mới thực sự dễ chịu, có ý nghĩa thay vì sự dè dặt im lặng vô ích. 3. Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh “ Thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa về tiến độ hoàn thành các mục tiêu nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS” - Từ đây có thể thấy: Tác giả là một con người có trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương một tấm lòng nhân đạo sâu sắc ở ông có tầm nhìn sâu rộng đối với sự vận động không ngừng của sự sống, luôn quan tâm đến vận mệnh của loài người hơn bao giờ hết. Ông là một con người sống vì công việc vì sự ổn định tốt đẹp của toàn nhân loại. Đề tài: Thông qua một số sinh hoạt cờ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Lộc Hưng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan