Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tích hợp chuyên đề đạo đức hồ chí minh về lòng yêu thương và giúp đỡ con ng...

Tài liệu Skkn tích hợp chuyên đề đạo đức hồ chí minh về lòng yêu thương và giúp đỡ con người; sống có nghĩa có tình trong môn ngữ văn lớp 9 để giáo dục học sinh

.PDF
25
2022
62

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong mỗi người dân Việt Nam nói chung và trong mỗi cán bộ công chức nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Với sự phát triển ồ ạt của nền kinh tế thị trường theo hướng phát triển chung của thế giới đã vô tình kéo theo nhiều suy thoái về đạo đức cũng như lối sống của một số cán bộ công chức, thậm chí cả với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Nắm được tình hình đó của đất nước , Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp đó vào ngày 14 tháng 5 năm 2011, Bộ chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị 03 - CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với mục tiêu phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; Với mục tiêu to lớn đó mà trong những năm qua, Ban giám hiệu trường THCS Phú Lộc đã tích cực triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách cụ thể và sâu rộng đến tất cả cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. không những thế nhà trường còn tổ chức các cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức trong mỗi CBGV và học sinh, tham gia các cuộc thi do huyện tổ chức và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 đồng thời được nhà trường giao trọng trách chủ nhiệm lớp 9A, trước hết bản thân tôi luôn học tập và thực hiện theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, bên cạnh đó tôi luôn lấy nội dung các chuyên đề học tập đạo đức của Người để lồng ghép vào trong các bài dạy, các tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức cho các em học sinh lớp 9 mà tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả sau một thời gian rèn luyện học tập, tôi nhận thấy đạo đức lối sống của các em đã có nhiều thay đổi rõ rệt, thái độ học tập được nâng cao. Chính vì thế mà tôi đã chọn nội dung đó làm sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi: “Tích hợp chuyên đề đạo đức Hồ Chí Minh về lòng yêu thương và giúp đỡ con người; sống có nghĩa có tình trong môn Ngữ văn lớp 9 để giáo dục học sinh”. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  I.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI : 1. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt chuyên đề đạo đức Hồ Chí Minh về yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa có tình để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9, trường THCS Phú Lộc, thông qua đó giúp các em học hành chăm ngoan, có lối sống trong sáng, lành mạnh tự giác và biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cũng như trong cuộc sống hằng ngày. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu : Dựa vào đặc trưng của môn học Ngữ văn, đồng thời căn cứ các mẩu chuyện và chuyên đề nghiên cứu nên đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu kĩ chuyên đề đạo đức Hồ Chí Minh về yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa có tình, để từ đó lập kế hoạch đúng với nội dung học tập. - Xây dựng nội dung học tập, kế hoạch và thời gian học tập để triển khai một cách đồng bộ và đầy đủ đến các em học sinh lớp 9. - Triển khai nội dung chuyên đề đến học sinh với nhiều hình thức như: lồng ghép vào nội dung bài học; tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ, kết hợp với các tổ chức Đội, Đoàn trong nhà trường để tổ chức các hội thi, các chương trình học tập đảm bảo đúng kế hoạch và chương trình giảng dạy I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, vận động học sinh học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em lớp 9 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy đó là học sinh lớp 9A, 9B, 9C trường THCS Phú Lộc, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng. I.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Với đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 9 nên phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung trong phạm vi trường THCS Phú Lộc. I.5. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tôi tiến hành nghiên cứu nội dung chuyên đề đạo đức Hồ Chí Minh về yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa có tình thông qua các văn kiện như Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 và Chỉ thị 03 -CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 Bộ chính trị và một số văn bản chỉ đạo, sách giáo khoa môn Ngữ văn và một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 2 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  2. Phương pháp khảo sát: Dựa trên những tư liệu về các chuyên đề đã được nghiên cứu, tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh, đây là một đối tượng khá phức tạp về tâm sinh lí, các em đang ở giai đoạn muốn làm “người lớn” nên rất dễ thay đổi hành động của mình. Do đó tôi đã trực tiếp tâm sự cùng các em, trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh để nắm bắt cụ thể thái độ, các hành vi cũng như trạng thái tâm sinh lí để triển khai kế hoạch học tập một cách bài bản và sâu rộng. 3. Phương pháp khảo nghiệm vấn đề: Sau khi đã có kết quả nghiên cứu về chuyên đề cần thực hiện trong việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tôi đã tiến hành lập kế hoạch triển khai thực hiện. 4. Phương pháp tổng kết. Sau khi triển khai thực hiện chuyên đề theo kế hoạch đề ra, tôi đã bám sát kết quả thu được, trên cơ sở đó tôi điều chỉnh cách làm để phù hợp với nội dung nghiên cứu, sau đó tổng kết quá trình thực hiện, từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp thực hiện đại trà đến nhiều học sinh hơn nhằm nâng cao đạo đức cho các em ở những lớp cuối cấp. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu của sáng kiến. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 3 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  II. PHẦN NỘI DUNG II. 1. Cơ sở lý luận: (Tham khảo tài liệu học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh) a. Học tập quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong tổ chức và nhân dân: Ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW quyết định tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Mục đích của cuộc vận động là: “làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức... đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”. b. Nội dung chuẩn mực đạo đức cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh Yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa, có tình. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng mà rất cụ thể, sâu sắc và bao dung. Hồ Chí Minh chẳng những thương yêu tất cả những người lao động, mà còn đặc biệt thương yêu những người bị áp bức, bóc lột, bị đọa đày đau khổ, bị nô dịch giai cấp và dân tộc. Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lòng “trắc ẩn”, mà còn được nâng lên ở tầm cao của nhận thức tư tưởng. Sống có nghĩa, có tình, giúp người, cứu người, hướng tới giải phóng triệt để con người là động cơ mạnh mẽ, là mục tiêu lý tưởng cao cả của Hồ Chí Minh. Người nói rõ: “Chúng ta đấu tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”. Do đó, để giải phóng triệt để con người thì không chỉ đánh đổ bọn thực dân xâm lược, giải phóng dân tộc mà còn xoá bỏ tình trạng người bóc lột người. Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện được mục tiêu đó thì “không có con đường nào khác đó là con đường cách mạng vô sản”. Trường THCS Phú Lộc rất quan tâm đến công tác xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho toàn thể CB-GV và các em học sinh. Do đó sau khi nhận Chỉ thị của cấp trên, nhà trường đã triển khai đến tất cả các CB-GV và học sinh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động, tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong cán Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 4 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  bộ, đảng viên, giáo viên toàn thể học sinh. Đặc biệt là tinh thần tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em học sinh lớp 9 trong nhà trường. c. Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn tích hợp liên môn: Nghiên cứu về nội dung Công văn số: 3790/BGDĐT-GDTrH, ngày 29/7/2015 tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp Nghiên cứu Công văn số 974/SGDĐT-GDTrH, ngày 27/8/2015 về việc Tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2015-2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk. II. 2. Thực trạng: a. Thuận lợi – Khó khăn: * Thuận lợi: Trường THCS Phú Lộc được đóng trên trung tâm xã Phú Lộc, thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh. Nhà trường rất quan tâm đến chất lượng học tập của các em, đồng thời chú trọng đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sôi nổi, có trình độ chuyên môn vững vàng, thương yêu và tận tụy với học trò. Điều đặc biệt là học sinh tại xã Phú Lộc tương đối chăm ngoan lễ phép, biết chịu khó vươn lên trong học tập. * Khó khăn: Đa số gia đình phụ huynh học sinh làm nghề nông nghiệp, trình độ bố mẹ còn thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa thật quan tâm và đầu tư đến việc học hành của con cái mà chủ yếu là phó thác việc học tập của con cho nhà trường. Vì vậy giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của các em. Mặt khác, ở lứa tuổi lớp 9 là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ em và người lớn, tâm sinh lý các em thay đổi bất thường, tính sĩ diện, học đòi bắt đầu phát triển…trong khi đó xã hội bên ngoài đầy rẫy những cám dỗ của cuộc đời nên rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh. b. Thành công – Hạn chế: * Thành công: Có rất nhiều chuyên đề học tập về đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi chuyên đề là một giá trị nhân văn cao cả mà Người đã để lại cho dân tộc ta. Chính vì vậy trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 5 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  học tập đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của mỗi CB-GV cũng như học sinh trong trong giai đoạn hiện nay. Dựa trên những tài liệu tôi đã nghiên cứu, tôi chọn chuyên đề đạo đức Hồ Chí Minh về yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa có tình để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9. Do đó thành công của đề tài là giúp học sinh hiểu được giá trị đạo đức sáng ngời của Bác Hồ kính yêu, qua đó giúp các em nhận thức một cách sâu sắc và học tập tấm gương của Người đề từng bước khắc phục những điểm yếu của mình, trở thành con ngoan trò giỏi; Sống hòa nhã với bạn bè, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, quý trọng thầy cô và những người thân. * Hạn chế: Việc tuyên truyền chuyên đề học tập đạo đức Hồ Chí Mình đến các em học sinh lớp 9 không hề đơn giản bởi ở lứa tuổi này tâm sinh lí chưa ổn định, các em thường thay đổi theo sở thích, do đó rất khó khăn cho giáo viên khi triển khai. Bên cạnh đó thời gian triển khai rất hạn chế, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt lồng ghép đúng nội dung cũng như triển khai một cách hài hòa. Mặt khác ngoài việc triển khai tuyên truyền, thì qua quá trình theo dõi kết quả thực hiên của học sinh cũng làm mất nhiều thời gian cho giáo viên. c. Mặt mạnh – Mặt yếu: Hòa trong sự phát triển chung của xã hội ngày nay thì những thói hư, tật xấu cũng kéo theo không nhỏ làm ảnh hưởng đến sự phát triển đạo đức của các em học sinh, nhất là các em lớp 9. Đây là lứa tuổi rất phức tạp về tâm sinh lý. Chính vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua những câu chuyện kể về Người là rất cần thiết và cấp bách, nhằm xây dựng một nền đạo đức mới góp phần giáo dục các em đi đúng hướng trên con đường học tập để mai sau trở thành những người tốt vừa giúp ích cho xã hội vừa xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mỗi cá nhân các em. Một trong những mặt mạnh của vấn đề nghiên cứu là thông qua việc lồng ghép đạo đức Hồ Chí Minh, những câu chuyện cảm động về Người để các em cảm nhận một cách sâu sắc giá trị nhân văn của một con người vĩ đại như Bác Hồ Kính yêu. Để từ đó tư tưởng của Người sẽ ngấm vào máu thịt các em và giúp các em vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những giá trị đó để từng bước đưa đạo đức của Người đi vào cuộc sống của bản thân. Vì vậy nâng cao việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, học tập chuyên đề “Tình yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa có tình” là một nội dung không thể thiếu trong ngành giáo dục hiện nay. Nhưng để đảm bảo cho việc học tập xuyên suốt năm học và được Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 6 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  triển khai một cách đồng bộ thì đòi hỏi phải có một số biện pháp, kế hoạch cụ thể và sát với thực tế của đơn vị thì mới mang lại hiệu của của nội dung học tập. Bên cạnh đó vấn đề nghiên cứu vẫn còn một số mặt yếu trong quá trình triển khai thực hiện: Thứ nhất việc lồng ghép vào nội dung bài học tương đối khó khăn bởi chương trình nội dung bài học đã được thiết lập sẵn. Thứ hai, đối tượng học sinh là các em lớp 9, đây là đối tượng “Khó bảo nhất” trong các lứa tuổi. Lồng ghép thế nào để các em thích nghe, kể chuyện ra sao là một vấn đề không hề đơn giản. Thời gian thích hợp để thực hiện việc lồng ghép cũng rất hạn chế, do đó nếu vận dụng không linh hoạt chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Trong những năm gần đây, xuất phát từ sự phát triển của xã hội, lối sống của các nước Châu Âu đã xâm nhập vào nước ta làm phá vỡ những nếp sống văn minh của cha ông ta để lại. Chẳng hạn truyền thống của cha ông ta là “lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”.., đây là một truyền thống tốt đẹp đã được truyền từ đời này sang đời khác, vậy mà khi lối sống tư bản từ các nước phát triển xâm nhập vào nước ta thì lối sống đó đã bị ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển đạo đức của các em. Một số em đã đánh mất tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong lớp, trong trường. Sống ích kỉ nhỏ nhoi, cười đùa trên nỗi đau người khác, vi phạm đạo đức, mắng chửi cha mẹ, người thân…. Nếu gặp một bạn trong trường tật nguyền, không những các em không đồng cảm, không giúp đỡ mà các em lại tỏ ra khinh bỉ, cười cợt; ra đường gặp một người chở nặng, cần sự giúp đỡ thì các em lại dửng dưng bỏ đi,… Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến một số học sinh đã bị suy thoái về đạo đức, có lối vô cảm trong cuộc sống hằng ngày. Xuất phát từ đó tôi đã nghiên cứu vấn đề lấy chuyên đề “Yêu thương và giúp đỡ con người, sống có nghĩa, có tình” trong tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục các em học sinh lớp 9 thông qua việc lồng ghép nội dung đó vào một số bài dạy môn Ngữ văn cũng như vào trong các buổi sinh hoạt lớp. “Yêu thương” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu thương đồng bào nhân loại, là sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của bạn bè đồng nghiệp, chia sẻ những lúc khó khăn, hoạn nạn… Tư tưởng đó đã thấm nhuần và được mọi người thực hiện bằng những hành động hết sức cụ thể: sống có trách nhiệm và Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 7 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  đoàn kết, lấy châm ngôn sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm chuẩn mực (Trích dẫn trong tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh) Phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Bộ chính trị là một nội dung đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ hội để các giáo viên và học sinh nói riêng hiểu biết hơn về tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, là điều kiện để tạo sự gắn bó với nhau trong cuộc sống, từ đó đoàn kết phấn đấu cùng vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Học tập thông qua những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập suốt đời. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Khi nền kinh tế của đất nước phát triển thì cũng là lúc cuộc sống của con người thay đổi theo, thay đổi từ cách ăn mặc, cách nói và cả cách giao tiếp…. ,Với sự thay đổi như vậy, đó cũng là điều rất tốt, bởi nếu chúng ta biết học tập về cách làm kinh tế mới để dân giàu nước mạnh thì quả là quá tuyệt vì chúng ta đã có sẵn một nền văn hóa lúa nước từ bao đời nay, một nền văn hóa lành mạnh đoàn kết, tương thân tương ái với nhau. Nhờ đó mà trải qua bao cuộc khác chiến gian khổ chúng ta đều giành thắng lợi. Nhưng kể từ ngày hội nhập với thế giới, mục đích của đất nước ta là học hỏi giao lưu để đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. lấy văn minh của thế giới để học tập xây dựng đất nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở của hội nhập, thu hút du lịch. Tất cả những vấn đề trên đã đưa đất nước ta phát triển ngày càng lớn mạnh, đời sống nhân dân được ấm no hạnh phúc và sống hiện đại. Nhưng bên cạnh những điểm mạnh cho sự phát triển thì cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy bởi lối sống tư bản của người nước ngoài. Chẳng hạn việc xem nhiều phim ảnh nước ngoài trên ti vi hoặc internet,.. đã làm cho một số em bị nhiễm lối sống thực dụng với bạn bè, với những người thân. Các em thường thờ ơ trước những mất mát, đau thương của bạn bè hay lạnh nhạt khi bạn bè cần giúp đỡ. Tình đoàn kết của một số em đã bị bào mòn bởi lối sống ích kỉ ... Những lối sống đó đã ít nhiều xâm nhập vào đất nước chúng ta làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của thế hệ trẻ nhất là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đây là lực lượng nòng cốt để tiếp bước cha anh dây dựng tương lai đất nước trong thời kì đổi mới. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 8 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  Xuất phát từ vấn đề trên mà Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 06CT/TW, ngày 07-11-2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm khôi phục lại đạo đức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi trào lưu xã hội mới. Học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là học tập sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo. Trong tư tưởng của Người là minh chứng của người cách mạnh chân chính, cũng là minh chứng của nền đạo đức cách mạng Việt Nam. Sự sáng tạo của Đảng ta trong việc triển khai cuộc vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Khi chúng ta hội nhập thì việc cái tốt và cái xấu sẽ cùng xâm nhập vào một lúc, điều quan trọng là chúng ta biết cách ngăn ngừa, hạn chế cái xấu đồng thời phát huy cái tốt để đất nước được phát triển đồng bộ hơn. Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là lời kêu gọi nhằm giúp cho toàn đảng, toàn dân học tập tấm gương của Bác, để điều chỉnh cho cuộc sống tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Tấm gương đạo đức, lối sống mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam là một tài sản vô giá. Người đã trở thành biểu tượng của đạo đức và văn minh không phải chỉ của riêng Đảng, riêng dân tộc ta mà còn là biểu tượng của đạo đức – văn minh nhân loại. Triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong các cấp, các ngành, trong toàn thể Đảng viên cán bộ - Giáo viên và học sinh, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện thường xuyên, lâu dài. Thông qua những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác, mỗi đảng viên, cán bộ - Giáo viên vận dụng một cách sáng tạo cụ thể vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh trong Nhà trường. Nhận thức một cách sâu sắc về vấn đề trên nên bản thân tôi đã giành rất nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó chắt lọc những nội dung quan trọng và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9 mà tôi đang dạy Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc ................................................ 9 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  để lồng ghép vào quá trình giảng dạy nhằm đưa tấm gương đạo đức sáng ngời của Người thấm nhuần trong mỗi trái tim các em. Nội dung chuyên đề tôi lựa chọn là: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người, sống có nghĩa có tình” để làm nội dung nghiên cứu. II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Nhằm tuyên truyền sâu rộng cho các em học sinh lớp 9 về tư tưởng đạo đức cách mạng thông qua tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức rèn luyện trong học tập và sinh hoạt. - Tiếp tục nâng cao nhận thức của học sinh lớp 9 về giá trị tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của cuộc vận động và rèn luyện. Từ đó, phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em. - Đây là cơ hội để các em hiểu biết hơn về tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, là điều kiện để tạo cho các em sự gắn bó với nhau trong học tập, từ đó đoàn kết phấn đấu cùng vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. - Học tập thông qua những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức để giáo dục các em. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: * Bước 1: Lựa chọn nội dung câu chuyện phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9 để lồng ghép vào các bài học một cách phù hợp nhất. Đây là một trong những bước quan trọng, là cốt lõi của vấn đề nghiên cứu. Vì vậy tôi đã giành nhiều thời gian tìm hiều và lựa chọn nội dung để lồng ghép sao cho phù hợp với lứa tuổi các em. Sau khi nghiên cứu kĩ chuyên đề: “Tình yêu thương con người, sống có nghĩa có tình”. Tôi đã lựa chọn ra một số mẩu chuyển cảm động về Bác Hồ để tiến hành lồng ghép vào một số bài dạy như: 1- Tình cảm của Bác Hồ với thương binh, gia đình liệt sĩ. 2- Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở Trại Kim Đồng 3- Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ 4- Bát chè sẻ đôi 5- Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau 6- Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ 7- Lòng nhân ái của Bác Hồ Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 10 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  Mỗi câu chuyện được tôi sưu tầm, chắt lọc từ các tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh và các tài liệu tuyên tuyền cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi đã đọc thật kĩ để hiểu sâu sắc về ý nghĩa cũng như giá trị đạo đức rút ra từ đó. Để khi lồng ghép vào các nội dung bài dạy tôi không cần phải sử dụng đến tư liệu làm ảnh hưởng thời gian của bài học mà tôi có thể kể ngay câu chuyện trong vòng 2-3 phút, và cho học sinh suy nghĩ về giá trị đạo đức cũng như ý nghĩa nhân văn rút ra từ câu chuyện của tôi vừa kể. * Bước 2: Lập kế hoạch lồng ghép nội dung đạo đức Hồi Chí Minh vào trong các bài dạy môn Ngữ văn. Việc lập kế hoạch lồng ghép những câu chuyện đạo đức của Bác Hồ vào trong mỗi bài dạy là một công việc hết sức khó khăn bởi nhiều yếu tố: - Thứ nhất: Do mục tiêu mỗi bài học trong môn Ngữ văn lớp 9 đều có những ý nghĩa giáo dục khác nhau, rất khó cho việc thực hiện lồng ghép các mẩu chuyện kể về Bác Hồ phù hợp với mục tiêu bài học. - Thứ hai: Thời gian nội dung mỗi bài dạy đều được ấn định cụ thể nên khó khăn cho việc thực hiện lồng ghép các mẩu chuyện trong mỗi bài dạy. Nếu thực hiện không khoa học sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy (Gv sẽ sa vào phần kể chuyện nhiều hơn). - Thứ ba: Đối tượng học sinh là các em lớp 9, đây là đối tượng “khó bảo nhất” trong bậc học THCS bởi tâm sinh lí các em thay đổi rất nhiều, thường dễ chán nản khi cô giáo nói nhiều hoặc giảng lâu,… điều này cũng rất khó cho giáo viên nếu lồng ghép chưa phù hợp với đặc điểm học sinh. Xuất phát từ những khó khăn đó mà tôi đã nghiên cứu kĩ lưỡng về thời gian, chương trình các bài học đến lịch học tập của các em rồi từ đó lập ra một kế hoạch chi tiết việc lồng ghép những nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong quá trình dạy học của mình. TT Thờigian Câu chuyện Bài lồng ghép Ghi chú Bát chè sẻ đôi -Phong cách Hồ Chí -Phần luyện tập 1 5 phút Minh(Văn 9.Tập 1/T5) Bác Hồ đến với các Tuyên bố thế giới -Phần đọc- hiểu cháu mồ côi ở trại về sự sống còn, văn bản 2 5 phút Kim Đồng quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em(Văn 9.Tập 1/T31) Bác Hồ với sự Chuyện người con Phần tổng kết: Ý 3 4 phút nghiệp giải phóng gái Nam Xương và nghĩa nhân dạo Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 11 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  phụ nữ Truyện Kiều (Văn trong tác phẩm 9.Tập 1/T45,77) 4 5 phút 5 5 phút 6 7 5 phút 5 phút Lòng nhân ái của Bác Hồ Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Bài Đồng chí (Văn 9.Tập 1/T128) Phần đọc – hiểu văn bản Phần đọc - hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội Phần luyện tạp xe không kính(Văn 9.Tập 1/T133) Tình cảm của Bác Chiếc lược ngà (Văn Phần đọc - hiểu Hồ với thương binh 9.Tập 1/T195) văn bản gia đình liệt sĩ Bước 3: Triển khai lồng ghép các câu chuyện đạo đức về Bác Hồ trong một số bài dạy. Việc lồng ghép những mẩu chuyện đạo đức trong các bài dạy theo kế hoạch chi tiết đã lập, đòi hỏi giáo viên cần phải thuộc nội dung câu chuyện, bố trí thời gian hợp lý để triển khai một cách khoa học. Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh” tôi triển khai bài dạy theo đúng chương trình giáo án đã soạn. Nhưng đến phần luyện tập: yêu cầu tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài việc lồng ghép câu chuyện “Ao cá nhà sàn/ Bác Hồ tự học/ Bác Hồ với việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài”..ở phần tìm hiểu về “lối sống của Bác” thì ở phần này tôi còn kể mẫu cho các em nghe câu chuyện “Bát chè sẻ đôi”và sau đó cho học sinh thảo luận để tìm thêm một số câu chuyện kể khác. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 12 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  Chuyện kể rằng: Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc. - Cháu ăn đi! Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục: - Ăn đi, Bác cùng ăn... Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin: - Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa. - Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi… Sau khi kể xong câu chuyện, tôi đã nêu ý nghĩa của câu chuyện: đó là tình thương yêu vô hạn của Bác Hồ dành cho đồng chí liên lạc, dù Bác chỉ có một bát chè nhưng cũng sẵn sàng chia sẻ cùng ăn. Một tấm lòng cao cả. Tiếp đó tôi cho gọi một số em kể lại câu chuyện tôi vừa kể nhằm đánh giá mức độ nhận thức của các em có tập trung lắng nghe hay không. Tôi cho dừng câu chuyện tại đây và yêu cầu học rút ra bài học giáo dục đó là phải đoàn kết yêu thương, biết sẻ chia mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ 2: Trường hợp khác, khi dạy bài: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” Sau khi thực hiện nội dung bài dạy, tôi tiến hành lồng ghép câu chuyện “Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng” vào phần “nhiệm vụ” nhằm giáo dục về tình thương yêu con người cho các em. Câu chuyện như sau: Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu ở trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía: - Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như một nhà tù thế này? Chú Thuận – phụ trách trại trẻ thưa: Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 13 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  - Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ! Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn – Bác hỏi cán bộ phụ trách trại – còn thế nào, các cô, các chú biết không? Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp: - Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ. Bác Hồ mỉm cười: - Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú nuôi dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu, còn cái vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật, trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu? Bác lại hỏi: - Những cháu kém có nhiều không? - Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ. - Nhiều là bao nhiêu? Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay: - Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có như vậy thì dạy mới có kết quả tốt. Bác bảo chú Thuận đứng bên: - Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại. Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt ve nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi: - Tên cháu là gì? - Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ! Bác nhìn em, ái ngại: - Ai đặt cho cháu cái tên ấy? - Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 14 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  - Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi? - Thưa Bác... Cháu... Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi và các ngõ phố ạ. Sao cháu không chịu ở trong trại mà lại trốn ra bên ngoài? - Thưa Bác... ở trong trại khổ cực lắm ạ. - Khổ cực như thế nào? - Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ. - Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào? - Thưa Bác... Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời. Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác, Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc...”. Nước mắt càng giàn giũa trên hai má Quốc. Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác. Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quần áo mới để mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em trèo trẹo bên hông đi xin sữa cho em sau ngày mẹ qua đời. Bác căn dặn các em như ông dặn cháu: - Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội... Rồi Bác bảo: - Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào? Một tiếng “co…o…ó…!” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là, noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”. Ngày hôm ấy, Bác đã để lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 15 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm của Bác trong trái tim. Những câu chuyện về Bác kể mãi không bao giờ hết, mỗi câu chuyện nhỏ về Bác luôn nhắc nhở mỗi chúng ta phải có tình thương yêu đồng chí, đồng bào, yêu thương và quý trọng con người. Trong cuộc sống hàng ngày, chính Người đã lấy tình thương của mình để che chở, nâng đỡ mọi người, thương yêu con người phải tin vào con người, với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người khác thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, kể cả những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm khuyết điểm. Người dành tình thương cho tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi đau riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì trở thành nỗi đau khổ của tôi". Chính tình yêu thương bao la của Bác đã tạo nên một huyền thoại về lòng nhân ái Hồ Chí Minh! Câu chuyện ngắn, thoáng qua như một hình ảnh chợt gặp, một ấn tượng chợt đến nhưng để lại những rung cảm thật sâu lắng. Sự rung cảm ấy không phải bởi tình huống hấp dẫn, hồi hộp của câu chuyện mà chính là sự"truyền lửa" từ trái tim đến trái tim, từ tình yêu thương bao la của một tâm hồn vĩ đại đến những tâm hồn của trẻ thơ và có sự rung động nào chân thành hơn khi nó được bắt đầu từ một trái tim! Sau câu chuyện kể, tôi đã cho các em 02 câu hỏi như sau: 1. Tuy cậu bé Quốc có lỗi nhưng cách xưng hô giữa Bác Hồ với cậu bé thế nào? 2. Nêu ý nghĩa của câu chuyện. Sau khi các em trả lời câu hỏi, tôi tổng kết lại ý nghĩa của câu chuyện và qua đó rút ra bài học cho các em: Nêu cao tình yêu thương con người trong mối quan hệ với bạn bè trong lớp cũng như trong trường. Và cứ thực hiện cách lồng ghép như thế dựa vào kế hoạch đã được thiết lập chi tiết từ ban đầu, tôi đã từng bước đưa được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong tâm hồn mỗi cá nhân học sinh thông qua việc lồng ghép những câu chuyện cảm động về Bác. Từ đó xây dựng cho các em ý thức học tập Bác về tình yêu thương con người, yêu thương bè bạn, thầy cô. Ví dụ 3: Khi dạy bài thơ “Đồng chí” ngoài việc thực hiện đúng yêu cầu nội dung bài dạy, tôi đã tiến hành lồng ghép câu chuyện “Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau” để giúp học sinh hiểu được tình đồng chí trong quân ngũ phải keo sơn gắn bó để từ đó giáo dục các em tình đoàn kết, biết yêu Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 16 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  thương lẫn nhau, tôn trọng,sống có nghĩa, có tình…có như vậy mới xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh… c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Để nội dung của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai một cách sâu rộng trong các bài dạy và giúp cho học sinh học tập một cách đầy đủ thì cần có những điều kiện cụ thể và hợp lí: Xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết và phù hợp với mỗi bài học. Nội dung học tập là xây dựng tình yêu thương con người. cụ thể : phải thường xuyên quan tâm theo dõi học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn…, tạo mọi điều kiện để các em bám trường, bám lớp, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái với phương châm “tất cả vì học sinh thân yêu”. Tình yêu thương đó phải gắn với thái độ tôn trọng nhân cách học sinh, biết cách nâng đỡ học sinh hiếu học, nắm bắt tâm lí và hoàn cảnh gia đình của các em, từ đó có hướng giáo dục một cách hợp lí. Phải rộng lượng khoan dung với các em, đồng thời nghiêm khắc với mình trong mọi hoạt động sư phạm để thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi thường xuyên theo dõi, nhắc nhở các em học tập nghiêm túc, nêu gương tốt trong mỗi buổi sinh hoạt cuối tuần và sau mỗi đợt học tập đã tổ chức sơ kết đánh cụ thể chi tiết, nắm bắt cụ thể kết quả học tập của các em và xác định nguyên nhân của những tồn tại trong học tập để từ đó có biện pháp xây dựng và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những chuyên đề khác. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp : Để nội dung học tập tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh đến với các em một cách sâu lắng và thấm nhuần thông qua việc lồng ghép những mẩu chuyện cảm động vào một số bài dạy thì cần có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp: - Những mẩu chuyện phải được chọn lọc kĩ lưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh, ngắn gọn, súc tích đảm bảo thời gian ngắn để lồng ghép, tránh rườm rà, dài dòng dẫn đến học sinh chán nản, không nghe. - Thời gian phải cân đối hợp lý, đảm bảo tính thông suốt trong bài dạy, tránh vi phạm thời gian nội dung bài dạy. - Lời kể của giáo viên rõ ràng, mạch lạc trầm ấm truyền cảm, làm nổi bật nội dung và ý nghĩa câu chuyện để đưa nội dung đi vào lòng các em một cách nhẹ nhàng và sâu lắng, giúp các em nhớ lâu, thâm thía bài học để làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 17 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  - Nội dung câu chuyện khi lồng ghép phải phù hợp với nội dung bài dạy tránh ngược chiều làm học sinh bối rối mà không biết tiếp thu câu chuyện. e. Kết quả khảo nghiệm: Ngay đầu năm học, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9A và giảng dạy bộ môn Ngữ văn của lớp 9A, 9B, 9C. Đây là đối tượng lớn tuổi nhất trường và cũng nghịch ngợm nhất trường. Ở lứa tuổi này là giai đoạn chuyển từ trẻ con sang người lớn nên tâm sinh lý không ổn định, khó chỉ bảo hơn các lứa tuổi khác. Nắm bắt được những yếu tố này nên ngay khi nhận lớp được 1 tuần, tôi đã có một cuộc khảo sát sơ bộ nhằm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tính tình, tâm lí của mỗi em để có phương pháp giảng dạy cũng như kế hoạch chủ nhiệm sát với thực tế và đối tượng từng em. Kết quả cuộc khảo sát tại lớp 9A như sau: * Về số liệu thống kê: - Tổng số học sinh: 25 em, trong đó có 11 em nữ. - Con gia đình cán bộ công chức: 02 em. - Con gia đình buôn bán: 03 em. - Còn lại là con gia đình làm nông nghiệp * Về chất lượng học tập: - Học sinh giỏi: 01 em - Học sinh khá: 10 em - Học sinh trung bình: 12 em - Học sinh yếu: 02 em. * Về thái độ đạo đức: - Đa số học sinh của lớp 9A chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô; hòa nhã thân thiện với bạn bè. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh nam còn chưa ngoan, thường hay cúp tiết bỏ học, chơi game, không thực hiện đúng nội quy nhà trường, xử sự thô lỗ với bạn bè, không thấu hiểu cho hoàn cảnh của bạn nên tỏ ra hách dịch, lỗ mãng, thiếu thiện cảm với bạn. Sau khi nghiên cứu kĩ nội dung của đề tài tôi đã tiến hành áp dụng khảo nghiệm tại lớp 9A bằng cách lồng ghép những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mỗi bài dạy của môn Ngữ Văn. Sau một thời gian khảo nghiệm đã cho thấy kết quả tương đối khả quan. Cụ thể: 100% học sinh chấp hành tốt các nội quy của nhà trường, đến lớp đúng giờ, không có học sinh bỏ học, cúp tiếp hoặc trốn học. - 100% học sinh tham gia học tập chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, rèn luyện để có kết quả học tập tốt hơn. Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 18 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  + Chấp hành tốt sự phân công của lớp trưởng, có ý thức tự học tự rèn để nâng cao kiến thức, luôn có tinh thần cầu tiến, trung thực trong thi đua. + Đoàn kết, gắn bó với tập thể trong học tập cũng như lao động, giúp đỡ bạn bè, không có hành vi biểu hiện cá biệt. + Không có học sinh nào hút thuốc, uống rượu, bia, sử dụng điện thoại trong giờ học hoặc đang tham gia các hoạt động khác ở trường. Với kết quả khảo nghiệm như trên đã cho thấy dấu hiệu khả quan của việc khảo nghiệm tại lớp 9A. tuy đây chưa phải là xuất sắc mà chỉ là có sự tiến bộ rõ nét. Điều đó đã giúp tôi khẳng định lại những nội dung của đề tài đang khảo nghiệm tại lớp 9A là một nội dung đi đúng hướng. Sau kết quả khảo nghiệm cho thấy niềm vui khi học sinh lớp 9A có nhiều tiến bộ, tôi đã báo cáo kết quả đó với Ban giám hiệu nhà trường và được nhà trường đánh giá cao, bên cạnh đó nhà trường còn động viên tôi tiếp tục triển khai những nội dung đã làm tại lớp 9A đến các lớp 9B và 9C. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tiến hành triển khai nội dung lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến các em học sinh khối 9 qua các bài học của môn Ngữ Văn. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Với nội dung đã được nghiên cứu và khảo nghiệm, tôi đã áp dụng tại các lớp 9A, 9B, 9C trong suốt học kì I của năm học 2015-2016. Kết quả thu được qua khảo nghiệm như sau: * Về đạo đức lớp 9A: Tổng số HS Tốt 25 25 * Về đạo đức lớp 9B: Tổng số HS Tốt 24 24 * Về đạo đức lớp 9C: Khá Trung bình Yếu Kém 0 0 0 0 Khá Trung bình Yếu Kém 02 0 0 0 Tổng số HS Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 26 26 04 0 0 0 * Về học lực: - Lớp 9A: Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 19 Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn lớp 9 .......................................................................  Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 2 12 11 0 0 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 1 8 14 1 0 Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 26 1 10 14 1 0 25 - Lớp 9B: Tổng số HS 24 - Lớp 9C: Người thực hiện: Phạm Thị Thảo – Trường THCS Phú Lộc .............................................. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng