Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tiểu học hân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa...

Tài liệu Skkn tiểu học hân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

.DOC
38
1900
134

Mô tả:

Phần 1: Mở đầu THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt - Lớp 5. 3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Minh Huệ; Nam (nữ): Nữ. Ngày, tháng, năm sinh: 04/ 07/ 1976 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học. Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Hồng Dụ. Điện thoại: 0949939018 4. Đồng tác giả (nếu có): Họ và tên: ....................................................................... Nam ( nữ): ........................ Ngày tháng năm sinh: ................................................................................................ Trình độ chuyên môn: ................................................................................................ Chức vụ, đơn vị công tác: .......................................................................................... Điện thoại: ................................................................................................................. 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Hồng Dụ - Ninh Giang. Địa chỉ: Thôn Lang Viên xã Hồng Dụ huyện Ninh Giang; Số ĐT: 03203767310. 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Hồng Dụ - Ninh Giang. Địa chỉ: Thôn Lang Viên xã Hồng Dụ huyện Ninh Giang; Số ĐT: 03203767310. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên, học sinh, chương trình học, sách giáo khoa. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014. HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ DỤNG SÁNG KIẾN 1 ÁP TÓM TẮT SÁNG KIẾN Môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về hệ thống Tiếng Việt, đồng thời hình thành cho HS các kĩ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là: Trang bị cho HS một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường, là công cụ để học các môn học khác. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ hiệu quả để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt. Cùng với các từ loại khác, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Với mục tiêu giúp GV và HS dạy và học tốt phần “Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”, nội dung sáng kiến đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc dạy học tốt phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa; khái quát đánh giá thực trạng việc dạy và học nội dung này ở trường Tiểu học trong những năm qua; nêu được một số giải pháp chỉ đạo nhằm giúp GV và HS dạy và học tốt phần “Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. Bên cạnh đó, sáng kiến cũng khẳng định được tính sáng tạo, hiệu quả của vấn nghiên cứu thế nào? Khẳng định lợi ích thiết thực và khả năng áp dụng của sáng kiến ra sao? Đưa ra bài học kinh nghiệm cụ thể sau thời gian nghiên cứu và áp dụng thực tiễn. Nêu được một số khuyến nghị để việc triển khai và áp dụng dạy 2 và học “Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” mang tính hiệu quả và khả thi hơn trong thời gian tiếp theo. Phần 2: Nội dung MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt. Cùng với các từ loại khác, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Qua thực tế giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn nhiều năm, tôi nhận thấy: Số tiết dạy về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là rất ít (có 5 tiết - từ tuần 5 đến tuần 8 của chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5), sách giáo khoa chỉ đưa ra một vài ví dụ điển hình mang tính chất giới thiệu. Trong khi đó mảng kiến thức này khá trừu tượng mà khả năng đọc hiểu của các em học sinh Tiểu học lại phát triển chưa cao. Vậy với nội dung và thời lượng giảng dạy như thế liệu có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học hay không? Sau một năm học, bao nhiêu em nắm được nét đẹp, sự phong phú mà hiện tượng đồng âm và nhiều nghĩa mang lại? Chưa nói đến các em làm sao sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, nếu sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa không đúng thì không đạt được kết quả giao tiếp vì không biểu đạt đúng thái độ của chủ thể giao tiếp với đối tượng cần giao tiếp. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nếu sử dụng sai sẽ làm sai lệch nghĩa của câu văn, đoạn văn… Vậy làm thế nào giúp các em sử dụng đúng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Thực tế qua các bài tập làm văn của học sinh, ngôn ngữ rất nghèo nàn và hầu như chưa biết sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp kém của học sinh trong việc nói và viết tiếng Việt trong đó có những nguyên nhân trên. Đó là điều trăn trở lo nghĩ của biết bao giáo viên đứng trên bục giảng khi dạy phân môn luyện từ và câu và cũng là điều băn khoăn của những người cán bộ quản lí chỉ đạo công tác chuyên môn 3 trong trường Tiểu học hiện nay. Bởi những lí do đó trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát, xử lí thông tin nhằm tìm ra biện pháp giúp học sinh thực hành phân biệt và nhận diện những từ đồng âm và từ nhiều nghĩa qua những bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt, hoặc trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, các tiết trong buổi tăng thêm để: - Giúp học sinh nắm được bản chất của hiện tượng đồng âm và nhiều nghĩa. - Học sinh nhận diện (xác định) đựơc từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có trong đoạn văn, câu văn. - Sử dụng (vận dụng) từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để làm các bài tập trong chương trình học tập và sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Qua việc nghiên cứu những vấn đề trên tôi mong muốn tìm ra những phương pháp mang tính khả thi, dễ tiếp thu nhằm giúp anh chị em giáo viên dạy tốt hơn phân môn luyện từ và câu nói chung và từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nói riêng. Đồng thời khi nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan giúp giáo viên và học sinh vận dụng tốt hơn những từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong thực tế dạy và học. 2.1. Cơ sở khoa học của sáng kiến. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ hiệu quả để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm. Nội dung từ đồng âm và từ nhiều nghĩa được bắt đầu đưa vào chương trình Tiểu học (Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5) với 5 tiết: Bài 10,12,13,14,16. Đây là vấn đề khá phức tạp, dễ nhầm lẫn như dân gian có câu ”Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.” Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H, 1997. Từ đồng âm là những từ trùng 4 nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. như: đường1 (đường tàu Thống Nhất), đường2 (mua một cân đường); sao1 (ông sao trên trời), sao2 (sao anh lại làm như thế), sao3 (đi sao giấy khai sinh), sao4 (sao thuốc nam)… Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xuất hiện ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần phần ngữ âm không phức tạp. Vì vậy, chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu, và đây là nét chủ đạo còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi. Cũng theo các học giả nói trên: Từ nhiều nghĩa (cách gọi khác từ đa nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ như từ đi trong Tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa chỉ sự dịch chuyển bằng hai chi dưới (Tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy.) vừa có nghĩa chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối). Trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng ở Tiểu học, mở rộng vốn từ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để làm phong phú vốn từ ngữ cho học sinh. Trong đó từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là các loại từ quan trọng, nó được xem như là “hiện tượng đặc thù” của Tiếng Việt. Việc nhận diện các loại từ này đối với người lớn đã khó, đối với HS lớp 5 lại càng khó hơn nhiều. Các em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm. Hơn thế nữa các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ, chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó. Mặt khác HS chưa hiểu rõ được rằng người ta nói và viết không chỉ cho riêng mình mà còn cho người khác nên ngôn ngữ cần chính xác, rõ ràng đúng đắn và dễ hiểu, tránh làm cho người khác hiểu sai nội dung câu, từ, ý nghĩa diễn đạt. Qua thực tế dự giờ đồng nghiệp ở trường tôi nhận thấy việc dạy học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn có một số tồn tại, hiệu quả tiết dạy chưa cao. Với những căn cứ và cơ sở khoa học nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu và giới thiệu 5 một số kinh nghiệm giúp HS lớp 5 „Phân bịêt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. Nhằm giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, lầm lẫn khi phân biệt và sử dụng các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tạo nền tảng để các em học tốt môn Tiếng Vịêt; giúp giáo viên giảng dạy về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đạt hiệu quả cao hơn. 2.2. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu. 2.2.1. Thuận Lợi. *Về phía nhà trường: - Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II nên cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học trong nhà trường tương đối đầy đủ, đồng bộ và hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học cũng như các hoạt động giáo dục khác. *Về phía CBQL và giáo viên: - Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục, có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, mến trẻ và nhiệt tình trong mọi công việc được giao. *Về phía học sinh: Mặc dù địa phương là một xã có quy mô nhỏ so với các xã trong huyện, kinh tế còn khó khăn nhưng phụ huynh rất quan tâm đến công tác giáo dục. Đa số học sinh đều ngoan ngoãn, có ý thức và sức khỏe tốt, chăm chỉ học tập và lao động theo sự hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ, kết quả học tập đạt cao và thực chất. Những năm gần đây trường đều có HS đạt học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. 2.2.2. Khó khăn, hạn chế. *Về phía giáo viên: - GV giảng dạy kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn máy móc và sơ sài, lấy ví dụ chưa rộng và chưa cụ thể, mới chỉ bó hẹp trong phạm vi sách giáo khoa. Khi thoát khỏi phạm vi này thì hầu hết giáo viên và học sinh đều luống cuống và nhầm lẫn. 6 - Khi thể hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi, còn lại đa số HS khác thụ động ngồi nghe, một số em khác muốn nêu cách hiểu của mình về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng sợ sai lệch, từ đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú không tạo được hiệu quả trong giờ học. - GV chưa dành nhiều thời gian học hỏi và nghiên cứu tài liệu tham khảo, chưa tích cực trao đổi với đồng nghiệp. *Về phía học sinh: - Đa số học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ đồng âm đều gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là: + Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ thiếu chính xác, lúng túng và diễn đạt lủng củng. + Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, định tính. Đặc biệt phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ học sinh còn làm sai tương đối nhiều. + Đặt câu có sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: chưa chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu. + HS lo ngại, chán nản, lúng túng khi gặp phải một số bài tập dạng phân biệt, giải nghĩa hoặc đặt câu với từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 2.2.3. Điều tra thực trạng. - Sau khi lên kế hoạch nghiên cứu đề tài,tôi đã ra đề khảo sát và tiến hành kiểm tra kiến thức của HS về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa như sau: + Thời điểm kiểm tra: sau khi HS học xong các phần kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. + Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối lớp 5 năm học 2013-2014. + Tổng số học sinh tham gia kiểm chứng: 35 em. * Đề kiểm tra: ĐỀ KIỂM TRA 20 PHÚT 7 Bài 1 (1 điểm): Dòng nào dưới đây có từ nhiều nghĩa? a, đàn gà mới nở - hoa nở - nở nụ cuời b, vàng ươm - vàng hoe - vàng tươi c, thơ thẩn - thơ ca - thơ ngây Bài 2 (1 điểm): Cặp từ nào dưới đây có từ đồng âm? a, vỗ bờ - vỗ tay b, vách đá - đá bóng c, mắt cá - mắt lưới d, lưng núi - đau lưng Bài 3 (2 điểm): Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? Vàng: - Giá vàng nước ta tăng đột biến. - Tấm lòng vàng. - Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. Bài 4 (3 điểm): Em hiểu các từ sau đây như thế nào? Đi, bàn, mắt, hoa, đầu. Bài 5 (3 điểm): Em hãy viết đoạn văn ngắn (4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Gạch dưới các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong đoạn văn em viết. * Kết quả kiểm tra: Tổng Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm số 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 HSKS 35 2 6 6 11 4 4 2 2013-2014 Như vậy kết quả khảo sát có 25 em (71,4%) đạt yêu cầu. Kết quả cho thấy phần lớn các em còn nhầm lẫn trong lúc nhận diện, phân biệt các từ đồng âm và từ 8 nhiều nghĩa. Nhiều em không đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Còn khả năng giải nghĩa sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong câu, trong đoạn văn của các em rất hạn chế. 2.3.4. Nguyên nhân của những khó khăn: * Lý do thứ nhất: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa. Ví dụ 1: Từ đồng âm “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau: “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc, “bàn” (2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến. Ví dụ 2: Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn phím”. Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì “bàn” (1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân dùng để đi kèm với ghế làm đồ nội thất; “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại đàn hoặc máy tính. bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” đều mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển. * Lý do thứ hai: Vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là vấn đề khó kể cả đối với giáo viên thậm chí đối với các nhà ngôn ngữ học vẫn còn nhiều bàn cãi. * Lý do thứ ba: Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có nhiều bài luyện tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, đặc biệt chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS rèn kĩ năng phân biệt. * Lý do thứ tư: Vốn từ vựng của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là một số học sinh phát âm chưa chuẩn dẫn đến phân biệt từ chưa chính xác. 2.3. Một số giải pháp chỉ đạo dạy - học “Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy - học tốt phần “Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. 9 Để tìm ra biện pháp nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy - học tốt phần “Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” trong nhà trường, tôi tiến hành làm phiếu điều tra nhận thức của GV với một số câu hỏi cụ thể như sau: *Đồng chí hãy bày tỏ ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống phù hợp để trả lời các câu hỏi sau: 1/ “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa” là nội dung kiến thức khó hay dễ? A. Khó B. Bình thường C. Dễ 2/ “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa” chỉ khó đối với học sinh, không khó đối với giáo viên? A. Khó với HS B. Khó với GV C. Khó với cả GV và HS 3/ Đồng chí đã dạy tốt nội dung kiến thức này chưa? A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Chưa tốt 4/ Học sinh lớp đồng chí đã học tốt nội dung kiến thức này chưa? A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Chưa tốt 5/ Dạy và học tốt về “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa” có cần thiết cho mỗi GV và học sinh không? A. Rất cần thiết B. Bình thường C. Không cần thiết 6/ Đồng chí đã chuẩn bị điều kiện gì cho mình khi dạy nội dung kiến thức này? A. Đọc sách giáo khoa B. Đọc sách giáo khoa và nghiên cứu kĩ tài liệu C. Không làm gì 7/ Những điều kiện cần thiết hỗ trợ cho đồng chí dạy tốt nội dung này? A. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, máy chiếu... B. Tổ chức chuyên đề, thảo luận về cách dạy... C. Chỉ cần SGK Ngoài việc điều tra bằng phiếu điều tra như trên tôi còn có thể nắm bắt ý kiến của GV thông qua các đợt hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn... Lấy ý kiến trực tiếp của giáo viên để đánh giá nhận thức của từng người nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp giúp đỡ nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đạt hiệu quả tốt nhất. 10 - Giúp giáo viên nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy và học tốt phần “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa” trong trường Tiểu học, tạo sự đồng thuận và nâng cao trách nhiệm của mỗi giáo viên trong mỗi hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. - Giúp giáo viên có nhận thức sâu sắc hơn về việc dạy và học tốt phần “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa” trong trường Tiểu học: hình thức và phương pháp tổ chức dạy học, cách mở rộng kiến thức, phương tiện hỗ trợ... sao cho có hiệu quả. Vì mỗi nội dung khác nhau, mỗi lớp khác nhau và mỗi đối tượng học sinh khác nhau phải có cánh tổ chức khác nhau sao cho hiệu quả nhất. - Tổ chức dạy và học “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa” lôi cuốn và hấp dẫn học sinh giúp các em không chỉ mở rộng vốn từ ngữ, được rèn luyện về cách sử dụng từ, mà còn rèn cho các em kỹ năng sống phù hợp: kỹ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống; thói quen và kỹ năng học tập tích cực; kỹ năng sinh hoạt theo nhóm... Tổ chức dạy và học tốt phần “Từ đồng âm” và “Từ nhiều nghĩa” cũng là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện tốt nội dung giáo dục toàn diện học sinh, góp phần giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa độc đáo của Tiếng Việt. 2.3.2. Tìm hiểu về “Từ đồng âm” và cách phân loại. 2.3.2.1. Khái niệm “Từ đồng âm”: - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. (SGK Tiếng Việt 5 - trang 67) *Ví dụ: Từ (câu) 1. Từ : “Câu” a. Anh Hùng ngồi câu cá. Nghĩa - Bắt cá bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi), buộc ở đầu một sợi dây. b. Đoạn văn này có 5 câu. - Đơn vị của lời nói, diễn đạt một trọn vẹn. (SGV tr 130 –TV5 T1). c. Sáng nay, mẹ em nấu rau câu - Là loại tảo hồng, thường mọc ở các cánh 11 để ăn. đồng nước mặn ven biển, dùng làm nộm. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994, tr 664). 2. Từ : “Mực” a. Em thường viết bài bằng mực - Chất lỏng có màu dùng để viết. (Từ điển tím. TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr535). b. Mực khô là một món ăn rất - Là loài động vật ở biển, thân mềm, chân ở ngon. đầu, bụng chứa túi mực, thường bắt ăn tươi hay phơi khô. (Từ điển TV NXB khoa học xã hội 1994,tr535). 3. Từ: “Sao”. a. Sao bạn lại làm như vậy? - Hỏi lí do của một hành động. b. Bầu trời đầy sao lấp lánh như - Mọi thiên thể nhìn thấy dưới dạng chấm những hạt kim cương. sáng ban đêm trong không gian vũ trụ. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 684). c. Mẹ em đi sao giấy khai sinh. - Chép lại bản chính. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 684). d. Bố em sao thuốc Bắc để uống. - Rang thuốc cho khô. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 684). 4. Từ: “Giá” a. Giá xăng tăng nhanh quá. - Số tiền phải bỏ ra để mua một vật. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 343). b. Bé Lan treo rổ lên giá. - Đồ dùng để treo hay để gác vật gì đó. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr334). c. Mẹ mua giá về nấu canh chua. - Loại rau làm bằng đậu ngâm cho mọc mầm ra. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 343). 5. Từ: “Bàn”. a. Lọ hoa đặt trên bàn thật đẹp. -Vật dụng thường được làm bằng gỗ, nhựa…,mặt phẳng ,có chân, để bày vật 12 dụntg,viết lách….(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr41). b. Chúng em bàn nhau quyên -Trao đổi kiến với nhau về một vấn đề gì đó. góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt. (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 41). c. Cái bàn chải này đẹp quá. - Dụng cụ làm bằng lông cứng hay rễ tre, ken vào một miếng gỗ, nhựa…có thứ dùng để giặt giũ, có thú dùng để đánh răng. (Từ điển TVNXB khoa học xã hội 1994,tr 41). 2.3.2.2. Phân loại “Từ đồng âm”: - Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xuất hiện ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần ngữ âm không phức tạp. Vì vậy, ta chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu, và đây là nét chủ đạo. Còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi. - Hiện tượng từ đồng âm có mặt trong ngôn ngữ là một tất yếu vì số lượng âm thanh mà con người phát ra được và dùng làm vỏ ngữ âm cho các từ, dù có nhiều đến mấy cũng chỉ có giới hạn của nó. - Từ đồng âm trong tiếng Việt, do đặc trưng loại hình đơn lập của tiếng Việt quy định, có những đặc điểm riêng. Trước hết, vì tiếng Việt không biến hình nên những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng. Trong tiếng Việt có một số cách phân loại từ đồng âm như sau: *Đồng âm từ với từ: Ở đây tất cả các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm đều thuộc cấp độ từ. Loại này lại được chia thành hai loại nhỏ hơn. + Đồng âm từ vựng (đồng âm ngẫu nhiên): Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại. Ví dụ: - đường1 (đắp đường - DT) - đường2 (đường phèn DT). 13 - đường kính1 (một loại đường để ăn - DT) - đường kính2 (dây cung lớn nhất của đường tròn - DT). - cất1 (cất vó - ĐT) - cất2 (cất tiền vào tủ - ĐT) - cất4 (cất rượu - ĐT) + Đồng âm từ vựng-ngữ pháp (đồng âm chuyển loại): Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại. Ví dụ: - chỉ1 (cuộn chỉ - DT) - chỉ2 (chỉ tay năm ngón - ĐT) - câu1 (nói vài câu - DT) - câu2 (rau câu - DT) – câu3 (câu cá - ĐT) Loại từ đồng âm này chiếm số đông trong tiếng Việt. *Đồng âm từ với tiếng: Ở đây, các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, và kích thước ngữ âm của chúng đều không vượt quá một tiếng. Ví dụ: - Con trai Văn Cốc lên dốc bắn cò, đứng lăm le cười khanh khách. Con gái Bát Chàng bán hàng thịt ếch, ngồi châu chẫu nói ương ương. - Nhà cửa để lầm than con thơ trẻ lấy ai rèn cặp. - Cơ đồ đành bỏ bễ vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi. - Con công đi qua chùa kênh, có nghe tiếng cồng nó kềnh cổ ra. - Con cóc leo cây võng cách, nó rơi phải cọc nó cạch đến già. Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc, nhưng có một số từ, nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con đường đã hình thành nên chúng. *Một số trường hợp đặc biệt: Đối với tiếng Việt, ngoài những nhóm đồng âm nói trên còn có một con đường rất đáng chú ý là sự biến đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biển đổi ngữ âm lịch sử nào đó. Chẳng hạn: - hoà → và (từ nối) đồng âm với động từ và (và cơm). - mấy → với (từ nối) đồng âm với động từ với (giơ tay với thử trời cao thấp). - lời → lời (lời nói) đồng âm với lợi → lời (buôn bán có lời). Cách phát âm của tiếng địa phương, (như phương ngữ Bắc Bộ) cũng dẫn đến những trường hợp đồng âm trong phương ngữ đó, dù là phương ngữ phổ biến. Ví dụ: 14 - che (tre) đồng âm với che (che đầu). - da (ra) đồng âm với da (lột da, da thịt). - xâu (sâu) đồng âm với xâu (xâu cá). Ngoài dựa vào tiêu chí nguồn gốc, có thể thấy hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các yếu tố sau: -Yếu tố thuần Việt - Yếu tố thuầnViệt - Yếu tố thuần Việt - Yếu tố vay mượn. -Yếu tố vay mượn - Yếu tố vay mượn. 2.3.2.3. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng âm. Có thể kể ra 4 nguyên nhân chính sau: - Do sự tiếp nhận từ ngữ nước ngoài. - Do sự biến đổi ngữ âm. - Do sự rút gọn các từ đa âm tiết. - Do sự phân hóa của từ đa nghĩa. Tóm lại, đồng âm là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong tiếng Việt, nó đã được người Việt khai thác một cách hiệu quả, đặc biệt trong thơ văn đấu tranh giai cấp, trong các áng văn thơ yêu nước chống ngoại xâm, trong các câu đối,... Hiện tượng đồng âm tạo ra những ngữ cảnh trong đó mỗi từ có thể được hiểu nước đôi để ngầm ẩn ý nghĩa tố cáo, châm biếm hay đả kích. 2.3.3. Tìm hiểu về “Từ nhiều nghĩa” và cách phân loại. 2.3.3.1. Khái niệm “Từ nhiều nghĩa”: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 - trang 67) Ví dụ: - Từ “mắt” trong câu “Đôi mắt của bé mở to.” (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt - Nghĩa gốc) 15 - Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” (quả na bắt đầu chín, có những vết nứt rộng ra giống hình con mắt - Nghĩa chuyển). Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau. 2.3.3.2. Phân loại “Từ nhiều nghĩa”: Các từ lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa đen), trải quan thời gian có thêm nhiều nghĩa mới (nghĩa phái sinh, nghĩa bóng) được tạo ra từ nghĩa cơ sở (nghĩa gốc, nghĩa đen) đó, trên cơ sở những biểu tượng nhất định. Biểu tượng làm hình ảnh về hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất của sự vật được phản ánh trong ngôn ngữ từ nghĩa gốc của từ, dưới dạng các nét nghĩa trở thành cơ sở để tự phát triển thêm nghĩa mới. Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vẩt ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ đa nghĩa của từ nảy sinh từ đó. Ví dụ: - Chín(1): Chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng. (Quả đã chín - nghĩa gốc). - Chín(2): Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện, từ đó đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín). - Chín(3): Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt). - Chín(4): Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm. (cơm chín). 16 Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ đa nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở: *Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có các dạng sau: + Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng. Ví dụ: Mũi1 (mũi người) và Mũi2 (mũi thuyền); Miệng1 ( miệng xinh) và miệng2 (miệng bát) + Dạng 2: Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở ẩn dụ về cách thức hay chức năng, của các sự vật, đối tượng. Ví dụ: cắt1 (cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ ) + Dạng 3: Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở ẩn dụ kết quả do tác động của các sự vật đối với con người. Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng) *Theo cơ chế hoán dụ nghĩa của từ thường có các dạng sau: + Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Ví dụ: Chân1, Tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (Anh ấy có chân2 trong đội bóng; Tay2 bảo vệ của nhà máy số ba có mặt2 trong hội nghị) + Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa. Ví dụ : Nhà1 - Là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà.) Nhà2 - Là gia đình (Cả nhà có mặt đông đủ.) Thúng1 - Đồ vật dùng để đựng đan bằng tre hoặc nứa (Cái thúng này đan khéo quá) Thúng2 - Chỉ đơn vị (Hai thúng lúa) + Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển dựa trên nguyên liệu hay công cụ với sản phẩm được làm ra từ nguyên liệu hay công cụ đó hoặc hành động dùng nguyên 17 liệu hay công cụ đó. Ví dụ: Muối1 - Nguyên liệu (Một kg muối); Muối2 - Hành động làm cho thức ăn chín hoặc lên men (Chị ấy muối dưa ngon lắm) 2.3.4. N¾m v÷ng ph¬ng ph¸p d¹y tõ ®ång ©m vµ tõ nhiÒu nghÜa - Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Giáo viên có thể tổ chức các hình thức dạy học cho học sinh như sau: + Bước 1: Giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. + Bước 2: Giáo viên tổng hợp và chốt kiến thức của bài học (như nội dung phần ghi nhớ), cho HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ. + Bước 3: Giáo viên cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. - Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ tới các kiến thức đã học của phân môn LTVC nói riêng và tất cả các môn học nói chung. * Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo quy trình các bước: + Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. + Học sinh rút ra các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. + Nêu ví dụ củng cố về nội dung bài học. + Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới. 18 - Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa… * Quy trình làm bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Làm một bài tập về nhận diện, đặt câu, xác định nghĩa…của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thường theo quy trình sau: (Để thực hành có hiệu quả thì GV và HS vận dụng linh hoạt các bước sau tùy theo yêu cầu của mỗi bài) + Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài (đây là bước quan đầu tiên cần thực hiện). + Bước 2: Giải nghĩa từ và xác định từ loại, nghĩa đen, nghĩa chuyển… (Đây là bước rất quan trọng. thực hiện tốt nội dung này giúp các em phân loại từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa chính xác) + Bước 3: Phân loại, nhận diện, tìm từ, câu theo yêu cầu. + Bước 4: Đưa ra kết luận và chốt kiến thức của bài. 2.3.5. Dùng bảng hệ thống để so sánh, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: Phân biệt và nhận biết từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tương đối khó. Thực tế học sinh thường nhầm lẫn giữa từ nhiều nghĩa, từ đồng âm và không nắm được nghĩa của chúng bởi vì định nghĩa về từ nhiều nghĩa, từ đồng âm chưa đầy đủ dẫn đến sự khó khăn cho học sinh trong việc nhận diện. Tôi đã lập bảng so sánh về từ đồng âm và từ nhiều cho HS nghĩa như sau: *Giống nhau: - Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều có hình thức âm thanh giống nhau Ví dụ: ba - ba: (1) bố: Ba tôi rất thích đọc báo. (2) số từ: Số ba là con số không may mắn. Học sinh có thể nhầm lẫn từ“ba” là từ nhiều nghĩa vì có hình thức âm thanh giống nhau. Khi gặp trường hợp này tôi đã phân biệt để HS thấy được giữa các nét nghĩa của từ nhiều nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau còn ở đây các nét nghĩa không có quan hệ với nhau vì thế không phải là từ nhiều nghĩa 19 Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa - Từ đồng âm là những từ - Từ nhiều nghĩa là những từ giống nhau về giống nhau về âm nhưng khác âm, từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: a. Anh Hùng ngồi câu cá: Bắt cá bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi), buộc ở đầu một sợi dây. b. Đoạn văn này có 5 câu: Đơn bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: - Từ “mắt” trong câu “Đôi mắt của bé mở to.” (bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt - Nghĩa gốc) - Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” vị của lời nói, diễn đạt một trọn (quả na bắt đầu chín, có những vết nứt rộng ra vẹn. giống hình con mắt - Nghĩa chuyển). - Cách phân loại từ đồng âm: - Cách phân loại từ nhiều nghĩa: - Cơ sở tạo ra từ đồng âm là do - Từ nhiều nghĩa được phân loại theo 2 cơ chế: tính chất tiết kiệm. Thường xẩy * Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ra ở những từ có cấu trúc đơn các dạng sau: giản + Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự - Các từ đồng âm trong Tiếng giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện Việt chỉ xẩy ra trong ngữ cảnh tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu vì Tiếng Việt là ngôn ngữ không tương quan về hình dáng. biến hình Ví dụ: Mũi1 (mũi người) và Mũi2 (mũi thuyền); + Đồng âm từ vựng (đồng âm Miệng ( miệng xinh) và miệng (miệng bát) 1 2 ngẫu nhiên): Tất cả các từ đều + Dạng 2: Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở thuộc cùng một từ loại. Ví dụ: ẩn dụ về cách thức hay chức năng, của các sự - đường1 (đắp đường - DT) vật, đối tượng. - đường2 (đường phèn DT). Ví dụ: cắt1 (cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ ) - đường kính1 (một loại đường + Dạng 3: Nghĩa của từ phát triểm trên cơ sở để ăn - DT) - đường kính2 (dây ẩn dụ kết quả do tác động của các sự vật đối cung lớn nhất của đường tròn - với con người. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng