Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tổ chức chỉ đạo và đánh giá công tác thư viện trong nhà trường, áp dụng t...

Tài liệu Skkn tổ chức chỉ đạo và đánh giá công tác thư viện trong nhà trường, áp dụng thực hiện trong những năm qua

.PDF
10
1280
57

Mô tả:

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Đinh Nam Thứ. 2. Ngày tháng năm sinh: 26/09/1960 - Nam 3. Nơi thường trú: 6C/10A, khu phố 4, phương Tân Mai – Biên Hòa 4. Điện thoại: 0907870033 5. Chức vụ: Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Thị Vân 6. Đơn vị : Trường Tiểu học Lê Thị Vân – thành phố Biên Hòa. II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học Sư Phạm - Năm nhận bằng: 1998 - Chuyên ngành đào tạo: Khoa cử nhân tiểu học III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lí giáo dục. - Số năm kinh nghiệm: 05 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện trong 5 năm gần đây: 1. Rèn chữ giữ vở học sinh. 2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ 3. Tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý thư viện. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 2 Tổ chức chỉ đạo và đánh giá công tác thư viện trong nhà trường, áp dụng thực hiện trong những năm qua. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trường tiểu học Lê Thị Vân là trường thực hiện 2 buổi/ ngày, số lượng học sinh tham gia 517/517 học sinh, tỷ lệ đạt 100%. Cạnh đó là trường Chuẩn quốc gia từ năm học 2001-2002 cho đến nay. Vì thế, thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển về quy mô và ngày càng to lớn đáp ứng với yêu cầu học tập ngày càng cao của thế hệ trẻ và toàn xã hội, cho nên công tác thư viện được nhà trường chú trọng và quan tâm. Để thực hiện mục tiêu trên toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng có một vai trò và nhiệm vụ trực tiếp đào tạo ra những nguồn nhân lực cho xã hội. Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông đã chỉ rõ: Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. (Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông - Bộ GD&ĐT). Trong những năm học vừa qua, các văn bản chỉ đạo về kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành đều đặt vấn đề về vị trí vai trò và tác dụng của thư viện trường học. Đặc biệt trong nhiệm vụ năm học về hướng dẫn công tác thư viện trường học, với đề tài được áp dụng từ năm học 2008 - 2009 và tiếp tục cập nhật bổ sung thực hiện tiếp cho đến năm học 2011 - 2012 từ cơ sở đó xây dựng và thường xuyên cập nhật bổ sung những kinh nghiệm cần thiết nhằm hoàn thiện nhiệm vụ chung như sau: 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh về vị trí và tác dụng của thư viện trường học ngày càng tốt hơn. 2. Tổ chức chỉ đạo và quản lí hoạt động thư viện khoa học và đạt hiệu quả hơn. 3. Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động thư viện qua các mô hình thư viện xanh; thư viện lớp; thư viện di động.... 4. Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học đảm bảo những điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất kĩ thuật nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ thư viện. 5. Bố trí phòng thư viện độc lập ở vị trí thuận lợi để hoạt động thư viện có hiệu quả. 2 3 Bước vào năm học 2011 - 2012, Phòng GD&ĐT thành phố Biên Hoà đã chỉ đạo các trường tổng kết và rút kinh nghiệm quản lí trường học nhằm tạo cơ hội để các đơn vị học tập và nghiên cứu về các vấn đề cần thiết đặt ra trong năm học mới về công tác thư viện trường học. Trường tiểu học Lê Thị Vân trong năm học 2011 – 2012, đã quan tâm chỉ đạo hoạt động thư viện trong nhà trường và tổ chức tổng kết đánh giá các hoạt động thư viện trong nhà trường, nên chúng tôi mạnh dạn lấy ý kiến đóng góp từ giáo viên và học sinh về những việc làm cụ thể đã làm được và chưa làm được, để chỉ đạo phong trào hoạt động của phòng thư viện nhà trường ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và học sinh. Biết rằng hoạt động thư viện của nhà trường còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm và còn tiếp tục chỉ đạo trong năm mới và những năm tiếp theo. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: A. Cơ sở lý luận của vấn đề tổng kết: Để hoạt động thư viện nhà trường đạt được kết quả đáp ứng với mục tiêu cần có sự kết hợp giữa nhận thức vai trò nhiệm vụ của công tác thư viện, với điều kiện cơ sở vật chất và kĩ thuật của thư viện, về tổ chức phương thức hoạt động của thư viện đặc biệt là vai trò của giáo viên, phụ trách thư viện và sự phối hộ đồng bộ giữa các thành viên trong nhà trường. Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về con người và phương pháp tổ chức hoạt động của thư viện phù hợp với thực tế nhà trường sẽ đạt được hiệu quả cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường. B. Biện pháp thực hiện và công việc cụ thể: 1. Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thư viện, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã thành lập tổ công tác thư viện và xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác thư viện. Một người trong Ban giám hiệu là tổ trưởng. Các thành viên trong tổ gồm có nhân viên thư viện, đại diện BCH Công đoàn, Chi đoàn, Tổng phụ trách, các khối trưởng chuyên môn và đại diện ban chỉ huy Liên đội. Quy chế và công tác thư viện, các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện được Hiệu trưởng trực tiếp truyền đạt trong Hội nghị nhà trường và sinh hoạt của tổ công tác thư viện. Công tác thư viện được tuyên truyền rộng rãi trong nhà trường. Tổ công tác thư viện được phân công cụ thể, rõ việc cho từng thành viên. Ban giám hiệu thực hiện công tác xây dựng kế hoạch theo dõi việc chỉ đạo và tiến độ công việc thực hiện trong từng tháng, từng học kỳ nhằm đánh giá rút kinh nghiệm về công tác tổ chức. Vai trò của giáo viên thư viện được coi trọng. Giáo viên thư viện tự học và tham gia các lớp tập huấn do ngành đã triển khai. Thông qua đó nắm chắc nghiệp vụ thư viện để thực hiện một cách khoa học và có bài bản. Để kết hợp, nhà trường đã đào tạo giáo 3 viên thư viện có trình độ tin học, vừa hỗ trợ cho giáo viên thiết kế các giáo án điện tử, xây dựng chuyên đề của trường khi có nhu cầu. 4 Các đoàn thể trong nhà trường là lực lượng hỗ trợ tuyên truyền hưởng ứng các yêu cầu của Ban giám hiệu đặt ra. Các Khối trưởng chuyên môn tham gia để tuyên truyền cho giáo viên, học sinh đọc sách và tham gia các hoạt động thư viện. Ngoài ra tham mưu cho giáo viên thư viện thực hiện công tác thư viện bám sát với yêu cầu chương trình của chuyên môn. 2. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các phòng đọc cho giáo viên và học sinh. Nhà trường đã dành 2 phòng thoáng mát, rộng rãi với diện tích một phòng trên cho thư viện và thiết bị nhà trường. Mỗi phòng được trang bị sắp xếp khoa học, kho thư viện, tủ sách, giá sách được qui định theo từng chủng loại. 45m2, Phòng thư viện được trang bị 12 máy tính, nối mạng Internet nhằm giúp truy cập thông tin cho công tác thư viện và trang bị phần mềm quản lý tài sản thư viện khoa học và nhanh chóng trong tìm kiếm thư mục tài liệu sách báo tham khảo. Tài liệu giảng dạy của giáo viên, sách tham khảo, truyện đọc cho học sinh được đầu tư tập trung (mua mới hoặc bổ sung) 2 lần/ năm học gồm: + Đối với học sinh: 3 triệu đồng /học kì, tương đương trên 4.000 đồng/HS. + Đối với giáo viên: 3 triệu đồng /học kì, tương đương trên 100.000 đồng/GV. Tổng cộng kinh phí dành cho thư viện 6 triệu đồng / học kỳ (12 triệu/ năm). Ngoài ra, thư viện kết hợp cùng Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức phong trào quyên góp ” sách dùng chung” để huy động thêm nguồn sách cho thư viện, phong trào được tổ chức 2 lần / năm. Đợt I: vào tháng 11, học sinh góp truyện tranh; sách tham khảo. Đợt II: vào cuối tháng 5, học sinh góp sách giáo khoa cũ. Tính đến thời điểm này tổng số sách báo thư viện gồm: 8.216 Trong đó: Sách giáo khoa: 771 cuốn. Sách nghiệp vụ: 704 cuốn Sách tham khảo: 3.301 cuốn ( Tỷ lệ: 6,2 quyển/ 1 học sinh). Sách thiếu nhi: 2.598 cuốn Báo và tạp chí: 842 3. Tổ chức các hoạt động của thư viện Thư viện kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí minh, phát động các em học sinh cả trường cùng tìm hiểu về Bác thông qua tìm kiếm thông tin, ảnh về Bác Hồ để trưng bày triển lãm tại bản tin của nhà trường. 4 Tổ chức các hoạt động ngoại khoá: đố vui, giải ô chữ, thi sáng tác thơ văn, ca dao, tục ngữ dạng làm báo tường theo chủ đề. 5 Tuyên truyền về thời gian phát sóng các chương trình giảng dạy cấp tiểu học trên truyền hình và tên các tài liệu để giáo viên có điều kiện nghiên cứu, giới thiệu tên sách trong chương trình mỗi ngày một cuốn sách trên đài truyền hình VTV1 phát sóng vào sáng và tối hàng tuần. Việc sắp xếp giá sách, tủ sách khoa học, có mục lục cập nhật mã số sách được làm thường xuyên, lên dữ liệu trên máy tính, được thông báo công khai mục lục sách tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên khi cần nghiên cứu một cuốn sách, dễ tìm, dễ thấy. Để thực hiện tốt yêu cầu kỷ cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá, nhà trường tập trung xây dựng tủ sách pháp luật. Các văn bản chỉ đạo của nhà nước liên quan tới giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành, các hệ thống văn bản quy chế chuyên môn, các văn bản kế hoạch thông tin được lưu trữ công khai tại phòng thư viện để cán bộ giáo viên nắm vững và thực hiện nghiêm túc. 3.1 Hoạt động của giáo viên: Khối trưởng chuyên môn kết hợp thư viện tổ chức hàng tháng các chuyên đề do yêu cầu thực tế đặt ra được tổ chức hàng tháng. Nội dung các tiết chuyên đề thường được ứng dụng CNTT. Giáoviên thư viện đã được đào tạo về CNTT nên cùng giáo viên soạn giáo án điện tử kết hợp các phần mềm để bài giảng chuyên đề được hấp dẫn, tiết học trở nên sinh động. Bước đầu đã xây dựng được kho dữ liệu điện tử bao gồm tư liệu về sáng kiến kinh nghiệm, các giáo án do giáo viên nhà trường biên soạn. Tổng số giáo án điện tử: 27 giáo án trải đều cho tất cả các môn học ở các khối lớp. Trong năm học này, tiếp tục chỉ đạo tốt hơn soạn, giảng giáo án điện tử nhằm nâng cao số lượng và chất lượng. Hàng năm theo kế hoạch của nhà trường, các tổ khối chuyên môn tổ chức Hội thảo để trình bày về nội dung, hình thức, tổ chức công tác thư viện nhằm nêu những ưu khuyết điểm hạn chế về hoạt động thư viện, đóng góp ý kiến về số lượng lượng sách báo nhu cầu cần bổ sung thêm. Nhà trường lên lịch đọc sách cho giáo viên khi trống tiết dạy và thông báo tại Phòng thư viện của giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên tham khảo sách báo tài liệu. Thư viện kết hợp với nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đọc tin tức trên mạng Internet và tổ chức tự học và thời gian có thể thực hiện được. 3.2 Hoạt động của học sinh: Các buổi chiều hàng tuần thư viện phân lịch đọc sách cho học sinh tại thư viện. Học sinh chủ động đọc sách báo theo sự hướng dẫn quản lý của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên thư viện tại phòng đọc sách. 5 Tổ chức tủ sách thư viện ở các lớp để các em đọc sách ngay tại lớp trong các giờ ra chơi và sinh hoạt tập thể. 6 Số lượt tham gia đọc sách thư viện: khoảng 441 lượt học sinh/ tuần – Tỷ lệ: 85,3% Nhà trường có tổ chức câu lạc bộ về văn hoá vào chiều thứ sáu hàng tuần đây là điều kiện để học sinh tự học, tự nghiên cứu theo tài liệu tham khảo nâng cao kiến thức cho học sinh và là tiền đề chọn đội tuyển học sinh tham gia các phong trào do Ngành tổ chức. Tổ chức cho học sinh toàn trường tham gia giải toán và tiếng Anh qua internet. Kết quả học sinh thi đạt giải Toán qua Internet cấp trường là 33/64 đạt – Tỷ lệ đạt 51,2% ; học sinh thi đạt giải Internet cấp thành phố là 10/10 đạt – Tỷ lệ đạt 100% ; Học sinh thi đạt giải Internet cấp tỉnh là 10/10 đạt – Tỷ lệ đạt 100%; Học sinh đạt giải cấp Quốc gia và 1/1- Tỷ lệ 100%. Thành tích trên là sự tích lũy kinh nghiệm của năm học trước về công tác tổ chức tham gia phong trào của thư viện nhà trường. Hàng tháng nhân giáo viên thư viện tuyên truyền về sách cho giáo viên và học sinh. Tổ chức giới thiệu sách thông qua các bảng tin ở phòng Hội đồng nhà trường , chỗ nhiều người qua lại quan tâm. Sách giới thiệu được viết tóm tắt nội dung sách để thông báo tới từng thành viên trong nhà trường. Làm thư mục sách tham khảo để giới thiệu theo các khối lớp và theo môn như thư mục sách tham khảo môn Toán, Tiếng Việt... khối 4, khối 5 và thư mục theo các chủ đề lớn được Phòng Giáo dục - Đào tạo đánh giá khá tốt. Vào dịp các ngày lễ lớn, các phong trào cần phát động, bảng tin thư viện điểm sách theo chủ đề để giới thiệu cho giáo viên quan tâm như: Chủ đề Hồ Chí Minh, chủ đề 30/04, 1/6,Chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam 20/11... Đối với học sinh, kết hợp với tổng phụ trách giới thiệu sách các hoạt động ngoại khoá vào thứ ba hoặc thứ năm hàng tuần. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thư viện tổ chức giới thiệu tới cả giáo viên và học sinh về các cuốn sách "Bác Hồ kính yêu", "Kể chuyện về Bác Hồ", "Bông sen vàng", "Từ làng Sen", "Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục" gương mặt Nhà giáo.... Thư viện tổ chức trao đổi về các bài học, tấm gương của Bác qua các câu chuyện ngắn trong cuốn "Bác Hồ kính yêu". Thư viện kết hợp Đội tổ chức hoạt động kể chuyện về Bác thông qua đọc sách về Bác Hồ ở chi đội khối 4 và 5. Hoạt động được diễn ra nghiêm túc có tác dụng giáo dục cao. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Hưởng ứng cuộc vận động "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", thư viện nhà trường luôn duy trì, tổ chức giới thiệu tới giáo viên và học sinh về các cuốn sách "Bác Hồ kính yêu". Hoạt động được diễn ra nghiêm túc có tác dụng giáo dục cao. Nhà trường trao giải cho các tiết mục đạt kết quả tốt. 6 7 Nhà trường tổ chức cho học sinh kể chuyện về Bác vào những buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần thu hút được hơn 30 lượt kể chuyện và các em tham gia thi kể chuyện về Bác cấp cụm, cấp phường. Các buổi chiều hàng tuần thư viện phân lịch đọc sách trong tiết tự học tại thư viện, thu hút được rất nhiều học sinh tham gia. Học sinh chủ động đọc sách báo theo sự hướng dẫn quản lí của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên thư viện tại phòng đọc của học sinh. Số lượt tham gia thư viện: khoảng 485 lượt học sinh/ tuần Kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, thực hiện tổ chức cho học sinh tham gia tự nguyện mua báo Đội, tuyên truyền báo Đội và hưởng ứng phong trào "Đọc và làm theo báo Đội". Ngoài ra, thư viện nhà trường còn phát động xây dựng tủ sách thư viện dùng chung, đóng góp: sách; báo; truyện.... nhằm giúp các em trao đổi sách báo mới qua trao đổi sách đọc, giúp các em tiết kiệm được các khoản mua sách. Số lượng học sinh tham gia đọc báo Đội: 362 em - Tỉ lệ: 70,4 % Qua chỉ đạo và hoat động, thư viện nhà trường đạt xuất sắc, giáo viên thư viện đạt danh hiệu thư viện giỏi cấp tỉnh. Bản thân thư viện luôn được Hiệu trưởng quan tâm động viên trong công tác và tạo điều kiện thư viện tự học và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua nhiều năm thực hiện đề tài được áp dụng từ năm học 2008 - 2009 cho đến năm học 2011 - 2012 cho thấy hoạt động thư viện phải được coi là một hoạt động thường xuyên mang tính tự giác. Cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu và sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu sách báo, cho giáo viên và học sinh, đảm bảo đủ ba bộ phận: sách giáo khoa; sách nghiệp vụ giáo viên;sách tham khảo. Đầu năm học thư viên đã có ”Tủ sách giáo khoa dùng chung” để chuẩn bị cho số học sinh không có điều kiện mua sách, đảm bảo mỗi em 1 bộ, bằng hình thức cho mượn, nhằm đảm bảo việc học tập của tất cả học sinh toàn trường. Giáo viên thư viện thật sự nắm được nghiệp vụ chuyên môn, say mê đọc nghiên cứu để tuyên truyền giới thiệu và tham mưu cho Ban giám hiệu. Trong giai đoạn hiện nay, giáo viên thư viện cần có trình độ tin học để cùng giáo viên nghiên cứu thực hiện công nghệ thông tin. Công tác chỉ đạo hoạt động thư viện tiếp tục được nhà trường quan tâm trong những năm học tiếp theo. Rất mong được Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cấp trên góp ý, để công tác chỉ đạo hoạt động thư viện ngày đạt hiệu quả cao . V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 7 Tiếp tục theo dõi chỉ đạo công tác thư viện trường học nhằm có kế hoạch phù hợp cho công tác thư viện, hàng năm đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. 8 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1-Tài liệu: Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Luật giáo dục. 3. Các văn bản: Quyết định, tiêu chuẩn, hướng dẫn về hoạt động thư viện trường học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Đồng Nai và Phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Biên Hoà. 4. Tài liệu Chuyên đề Thư viện trường học. 5. Kế hoạch năm học của trường. NGƯỜI THỰC HIỆN Đinh Nam Thứ XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP BIÊN HÒA .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................ XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................. 8 9 MỤC LỤC I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 2 II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 3 III- HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Trang 6 VI- BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Trang 7 V- ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trang 7 VI- TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 8 MỤC LỤC THAM KHẢO Trang 9 9 10 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng