Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn ứng dụng cntt trong tiết dạy văn ở bậc thcs...

Tài liệu Skkn ứng dụng cntt trong tiết dạy văn ở bậc thcs

.PDF
12
1794
148

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG CNTT TRONG TIẾT DẠY VĂN Ở BẬC THCS Phần I PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đại văn hào Nga M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”, tức là học về con người, học làm người. Là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà còn mang một sứ mệnh cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Vậy mà thế hệ học sinh ngày nay lại rất thờ ơ với môn Văn. Đối với một số em, văn chương trở thành một môn học đáng chán, đáng ghét, thậm chí đáng sợ. Tại sao lại như vậy? Người giáo viên cần phải làm gì để nâng cao chất lượng và tăng hứng thú cho học sinh? Đó là vấn đề mà giáo viên dạy Văn chúng tôi luôn trăn trở. Từ thực tế đó, chúng tôi luôn vạch ra cho mình những kế hoạch và việc làm nhất định. Tích cực tiếp thu sự đổi mới về phương pháp dạy học, UDCNTT vào soạn giảng làm tăng tính hấp dẫn cho bài dạy, từ đó lôi cuốn học sinh đến với giờ Văn. Học sinh không còn chán ghét môn Văn, thay vào đó là sự hứng thú trong mỗi giờ học được thể hiện rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng, giáo viên chủ yếu vẫn tự học hỏi, mày mò nên gặp không ít khó khăn. Chính từ những khó khăn, vướng mắc đó đã trở thành bài học kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Nghiên cứu lí luận -Thực nghiệm -Khảo sát thực tế. III. PHẠM VI SÁNG KIẾN: “Ứng dụng CNTT trong tiết dạy Văn ở THCS” IV. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN: Học sinh lớp 9A trường THCS Lao Bảo Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS Phần II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Công nghệ thông tin là một ngành kỹ thuật vận dụng tất cả các tiến bộ về khoa học, công nghệ, điện tử, toán học, quản trị học.....để thu thập, biến đổi, truyền tải, lưu trữ, phân tích, suy luận, sắp xếp thông tin...phục vụ cho lợi ích của con người như: máy tính, internet, phần mềm, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá.... Cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của CNTT vào các lĩnh vực của cuộc sống, trong giáo dục, công nghệ thông tin cũng đã dần phát huy tác dụng trong việc hiện đại hoá giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT và các cấp cơ sở đã có những chiến lược, kế hoạch quan trọng nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Nhiều trường đã xây dựng hệ thống thư viện điện tử, giáo án điện tử, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin và các phần mềm dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện cho việc cập nhật những thành tựu khoa học kĩ thuật, những tri thức mới trong hoạt động dạy học. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, trong nhiều năm qua Lãnh đạo và tập thể giáo viên của trường đã không ngừng tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và trở thành một trong những trường đi đầu trong lĩnh vực UDCNTT vào dạy học và giáo dục. Ngoài việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại như: máy ảnh, camera kĩ thuật số, máy quét, máy tính xách tay, projector...nhà trường còn mở các lớp bồi dưỡng tin học, bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các phần mềm thông dụng cho giáo viên. Tổ chức các câu lạc bộ tin học, chuyên đề để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Năm học 2006-2007, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9A, qua khảo sát đầu năm tôi thấy tình hình học văn của học được thể hiện như sau: * Số liệu về mức độ hiểu bài của học sinh. Hiểu các ý Đối tượng Hiểu hoàn Hiểu các nội chính nhưng Hiểu sơ sài điều tra toàn dung chính chưa đầy đủ 43 học sinh 3 (7,0%) 15 (34,9%) 15 (34,9%) 10 (23,2%) lớp 9A Xác định rõ tầm quan trọng của việc UDCNTT vào dạy học, bản thân tôi tích cực học hỏi từ lãnh đạo, đồng nghiệp và cả tự mày mò để thiết kế nhiều bài giảng điện tử phục vụ giảng dạy, đồng thời qua đó, hướng dẫn học sinh những kĩ năng sử dụng CNTT thông qua các tiết học dự án. III. PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TIẾT DẠY VĂN Ở BẬC THCS. 1. Khai thác và xây dựng kho tư liệu điện tử : Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn Ngữ văn kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay ở môn học này, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa không nhiều. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS tư liệu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn: + Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet + Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ... Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy. + Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các tác giả văn học, các tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim hoặc bài hát, khúc ngâm …cần thực hiện thao tác: Mở các băng hình, các đĩa CD - Rom, lựa chọn các đoạn phim có thể làm tư liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính thành các file dữ liệu trong thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy… Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng. Có thể tổ chức thành cây thư mục như sau: THƯ VIỆN TƯ LIỆU HÌNH ẢNH LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9 ÂM THANH LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9 PHIM ẢNH LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 LỚP 9 PHẦN MỀM LOẠI KHÁC Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS 2. Xây dựng bài giảng điện tử. a. Các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử thường được sử dụng trong dạy học Ngữ văn. Phần mềm CNTT được giáo viên Ngữ văn sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phần mềm Powerpoint. Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ thống các nội dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn hiệu ứng, đưa các tư liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc tác phẩm …) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn hơn. Bên cạnh Powerpoint là phần mềm Violet, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử của Công ty Bạch Kim, với giao diện trực quan, dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt rất thuận lợi cho giáo viên. Phần mềm này cũng cung cấp một hệ thống các công cụ soạn thảo giúp giáo viên soạn bài giảng nhanh chóng. Trong quá trình soạn giáo án, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa, sách bài tập (như bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ/kéo thả hình ảnh …), ngoài ra Violet còn hỗ trợ nhiều module cho từng môn học giúp giáo viên tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp. Sau khi soạn thảo xong, phần mềm cho phép xuất bài giảng ra thành một sản phẩm chạy độc lập có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet .… b. Quy trình thiết kế một tiết dạy Văn có UDCNTT Thiết kế một giáo án điện tử không thể tuỳ tiện, tuỳ hứng mà cần tuân theo những quy tắc, quy trình nhất định tương tự như quá trình soạn một giáo án truyền thống. Việc soạn giảng có thể tiến hành theo các bước sau: - Xác định rõ mục tiêu bài dạy. - Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm. - Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, phim … và những thông tin cần thiết phục vụ bài dạy. - Lựa chọn phần mềm soạn giảng, lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phù hợp … xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động. - Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng. Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS 3. Phương pháp ứng dụng CNTT vào tiết dạy Văn. a.Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: Tránh gây tâm lí nặng nề vào đầu giờ học, giáo viên có thể thiết kế các trò chơi nhỏ như: hái hoa dân chủ, trò chơi ô chữ…qua đó kiểm tra, củng cố kiến thức bài cũ đồng thời giáo viên dẫn vào bài mới một cách tự nhiên. Ví dụ dạy bài “Mây và sóng” của Ta-gor ( Tiết 129-Ngữ văn 9), giáo viên có thể thiết kế trò chơi ô chữ như sau: * Câu hỏi hàng ngang: 1/ Văn bản của Et.Môn-Đô-Ami-xi viết dưới dạng một bức thư của người cha gửi cho con, nhắc nhở về thái độ đối với mẹ. (Ngữ văn 7) 2/ Ba tiếng đầu trong tên một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được nhạc sĩ- Huyền Dân phổ nhạc. (Ngữ văn9). 3/ Tên đoạn trích trong tác phẩm “Thời thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng . (Ngữ văn9) 4/ Văn bản viết như lời mẹ ru với những hình ảnh đẹp trong ca dao của nhà thơ Chế Lan Viên (Ngữ văn 9) 5/ Văn bản nhật dụng của tác giả Lí Lan viết về cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con (Ngữ văn 8) K C H T U R M C O Ô N G E H N C T T A G O R Ô T L N Ư I R O C Ơ U N O N G M E G M Ơ R A * Câu hỏi hàng dọc: điểm chung của các văn bản trên là gì? Học sinh trả lời: các văn bản trên đều viết về người mẹ, về tình mẹ con. Giáo viên giới thiệu bài mới: Viết về đề tài này, Ta-gor, nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ có bài “ Mây và sóng” . Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. b. Tìm hiểu chung về văn bản: - Giáo viên sử dụng những hình ảnh trực quan, sinh động, các đoạn phim tư liệu để giới thiệu tác giả, tác phẩm. Ví dụ dạy tác phẩm “ Truyện Kiều”, giáo viên đưa một số hình ảnh về tác giả, về quê hương Nguyễn Du, một số hình ảnh về Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS bản dịch của Truyện Kiều sang tiếng nước ngoài, hình ảnh các nhân vật trong tác phẩm… -- Hướng dẫn đọc diễn cảm thông qua các đoạn băng đọc mẫu, khúc ngâm như bài: Đồng chí, Con cò, Viếng lăng Bác, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ… c. Tìm hiểu chi tiết văn bản: Xác định việc sử dụng tranh, ảnh, phim… bổ trợ cho việc phân tích nội dung, nhân vật trong tác phẩm. Vì thế khi đưa tranh ảnh vào bào học, cần nghiên cứu, nhận xét về chất lượng, giá trị trực quan trước khi sử dụng. Định hướng nội dung cần khai thác. Không sử dụng một cách hình thức, hời hợt, như vậy sẽ mất thời gian và phản tác dụng. *Sử dụng tranh, ảnh, phim để minh hoạ cho những nội dung phân tích Ví dụ: dạy văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ( Tiết 93-Lớp 7), văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”( Tiết 1-2-Lớp 9), sử dụng một số hình ảnh minh hoạ cho lối sống giản dị của Bác : ngôi nhà sàn đơn sơ; bộ trang phục quen thuộc: bộ bà ba màu nâu, bộ ka ki màu trắng…; đôi dép cao su… Dạy văn bản “Những sôi sao xa xôi”(Tiết 141 và 142- Lớp 9) ,sử dụng một số hình ảnh, đoạn phim về những cô gái trong phim “ Ngã ba Đồng Lộc”, giúp học sinh hình dung rõ hơn về công việc, đời sống của những nữ thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ... Với phần mềm Powerpoint, giáo viên sử dụng các bài hát, khúc ngâm minh hoạ làm cho bài dạy trở nên sinh động, hấp dẫn như các bài: “Ca Huế trên sông Hương”, “Ca dao- dân ca” (Văn 7); Bài thơ “Đồng chí ”, “Mùa xuân nho nhỏ ”,“Viếng Lăng Bác ” (Văn 9). Sử dụng một số tranh ảnh, đoạn phim giúp học sinh liên hệ thực tế. Ví dụ dạy các văn bản nhật dụng “Cầu Long biên chứng nhân lịch sử”(Văn 6),“Ôn dịch, thuốc lá”,“Bài toán dân số”, “Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ” (Văn 8), “Phong cách Hồ Chí Minh”(Văn 9)... Đặc biệt với các tiết chương trình địa phương ( Văn 8-Tiết 121, Văn 9-Tiết 143), giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học theo dự án của Intel Teach to the Future (Chương trình dạy học cho Tương lai của Intel), phương pháp này đòi hỏi học sinh vừa làm việc theo nhóm vừa ứng dụng CNTT trong quá trình học tập để thiết kế ba bài tập: Bài trình diễn PowerPoint, trang web và ấn phẩm (tờ rơi) để thực hiện ý tưởng dự án của mình. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải được tập huấn các nội dung của Chương trình dạy học cho Tương lai của Intel và hướng dẫn cho học sinh ứng dụng CNTT để thực hiện các yêu cầu của chương trình phục vụ cho quá trình học tập Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS d.Củng cố-luyện tập. Nhằm khắc sâu kiến thức sau mỗi bài học, giáo viên có thể ứng dụng các phần mềm powerpoint hoặc violet thiết kế các dạng bài tập kéo chữ, bài tập trắc nghiệm, thi trả lời nhanh các câu hỏi… IV.KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1. Kết quả khảo sát: Số liệu được tổng hợp qua phiếu thăm dò ý kiến, bài test và kết quả các bài viết của học sinh lớp 9A trường THCS Lao Bảo trong học kỳ 2 năm học 2006 – 2007): * Mức độ thích học các giờ học Văn có ứng dụng CNTT. Mức độ Đối tượng thăm dò Lí do Bài học sinh động, dễ hiểu Giờ học thoải mái không gò ép Có nhiều tư liệu phong 43 phú Được tự trình bày với học sinh máy vi tính Được chơi trò chơi lớp 9A Nhiều hình ảnh, hiệu ứng đẹp Khó ghi chép nội dung bài Không rõ lí do Rất thích Thích vừa phải 8 1 7 2 Không thích Không có ý kiến 4 2 7 2 2 1 0 1 4 7 1 5 0 30 1 1 TỔNG SỐ (69,8%) (16,2%) (11,6%) (2,4) * Số liệu về khả năng ghi chép bài của học sinh trong giờ học có ứng dụng CNTT. Đối tượng Ghi bài đầy đủ Ghi bài chưa đầy đủ Không ghi được bài 30 (69,8%) 10(23,3%) 03 (6,9%) điều tra 43 học sinh lớp 9A Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS * Số liệu về mức độ hiểu bài của học sinh. Đối tượng điều tra 43 học sinh Hiểu hoàn toàn Hiểu các nội dung chính Hiểu các ý chính nhưng chưa đầy đủ Hiểu sơ sài 5 (11,6%) 20 (46,5%) 15 (34,8%) 03 (7,1%) lớp 9A Qua những con số trên và qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy, với những tiết dạy bằng giáo án điện tử có sức hấp dẫn lớn đối với học sinh. Học sinh học tập vui vẻ hơn, hăng say hơn. Đặc biệt với các trò chơi đã làm cho lớp học sôi động hẳn lên. 2. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong tiết dạy Văn. a. Những ưu điểm: Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những hiệu quả nhất định: - Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh hoạ sống động. Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. - Những giờ thực hành hoặc phần chuẩn bị bài của học sinh sẽ thật sự hữu ích cho các em với các bài thuyết trình hoặc thực hiện dự án. Từ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn. Kiến thức các em tự tích luỹ từ kho tư liệu khổng lồ Internet qua các giờ thực hành giúp bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa. - Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo nội dung bài học nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều. - Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp. - Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS môn Văn nữa. Đây chính là điều kiện cần thiết để Văn chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh. b.Những hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc ứng dụng CNTT vào dạy học tiết Văn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục: - Như đã nói ở trên, dạy – học Ngữ văn không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ và năng lực ngôn ngữ. Hoạt động này đòi hỏi người thầy phải vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp. Nếu không tiết dạy sẽ phản tác dụng. - Việc soạn giảng với các phần mềm mất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có khi phải chuẩn bị trước vài ba ngày thậm chí cả tuần hoặc cả tháng , rồi máy hư, phần mềm bị lỗi …tất cả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của giáo viên. - Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có ứng dụng CNTT. Song, bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học mới này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục sau: một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài. Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS PHẦN III: KẾT LUẬN 1- Để ứng dụng CNTT vào dạy học, điều quan trọng trước tiên là chúng ta cần có trình độ, kĩ năng về tin học. Cụ thể là những kĩ năng như: truy cập internet, soạn thảo văn bản ; kĩ năng sử dụng các phần mềm, đặc biệt là phần mềm powerpoint ( soạn thảo, chèn hình ảnh, âm thanh, chọn hiệu ứng…;kĩ năng sử dụng các thiết bị hiện đại như máy ảnh kĩ thuật số, đèn chiếu, projector…) 2- Để hoàn thành một bài giảng điện tử nhanh và hiệu quả, cần có kế hoạch và chuẩn bị chu đáo từ khâu hình ý tưởng, khai tư liệu đến soạn bài. Những tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài soạn và bỏ vào một thư mục riêng, tránh tình trạng “ soạn đến đâu mới tìm tư liệu đến đó”. 3- Những hình ảnh, âm thanh tải từ mạng , khi tải cần xem hình ảnh đủ kích cỡ mới tải , như thế khi đưa vào bài soạn mới hiệu quả.Cần sử dụng thích hợp các hiệu ứng âm thanh, chuyển động, màu sắc chữ, nền. Hạn chế tối đa các hiệu ứng không cần thiết vì như thế sẽ làm phân tán sự chú ý của học sinh,;màu sắc nền và chữ phải có sự tương phản, không nên sặc sỡ, loè loẹt. Một bài giảng không nên quá nhiều side. Nếu quá lạm dụng CNTT , học sinh sẽ không tập trung cảm thụ vẻ đẹp của ngôn từ văn chương mà chỉ chú tâm đến phần trình diễn kĩ thuật tin học. 4- Phim, ảnh nhiều nhưng khi đưa vào bài dạy cần chọn lọc, không nên đưa tràn lan vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Rõ ràng, việc dạy-học Văn ở trường THCS đang có những chuyển biến tích cực với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT. Đó chính là điều kiện để môn Văn phát huy sứ mệnh cao cả của mình là góp phần hình thành nhân cách và bồi đắp tâm hồn.Tuy nhiên,việc ứng dụng CNTT trong dạy Văn ngoài mặt tích cực cũng có mặt hạn chế. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên Ngữ Văn phải sáng suốt trong lựa chọn nội dung, lựa chọn các phần mềm CNTT phù hợp dễ hỗ trợ, giúp cho quá trình giảng dạy của mình đạt kết quả mong muốn. Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên sáng kiến này chắc không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những thông tin phản hồi từ đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Lao Bảo, tháng 4 năm 2007. Người viết Dương Thị Thảo Trang Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 10 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tạp chí khoa học công nghệ. 2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, môn Ngữ Văn, Bộ giáo dục và đào tạo. 3. Phương pháp dạy học Ngữ Văn trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực, Đoàn Thị Kim Nhung-NXB Đại học quốc gia TP HCM. 4.Mạng internet -Thư viện tư liệu giáo dục. 5. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6,7,8,9 Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 11 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Văn ở THCS Người thực hiện: Dương Thị Thảo Trang - Trường THCS Lao Bảo 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng