Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn vận dụng linh hoạt ứng dụng khoa học kĩ thuật vào bài giảng hoá...

Tài liệu Skkn vận dụng linh hoạt ứng dụng khoa học kĩ thuật vào bài giảng hoá 10 học kì i

.DOC
22
1058
129

Mô tả:

BM 01-Bia SK SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĨNH CỬU Mã số: ................................ (Do HĐTĐSK Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN VÂÂN DỤNG LINH HOẠT ỨNG DỤNG KHOA HỌC KĨ THUÂÂT VÀO BÀI GIẢNG HOÁ 10 HỌC KÌ I Người thực hiện: NGUYỄN VĂN ĐOÀN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: HOÁ HỌC  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: .............................. 0 BM02-LLKHSK SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Văn Đoàn 2. Ngày tháng năm sinh: 09/12/1985 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 32/5 Khu phố 3 – Phường Tân Hoà – Biên Hoà – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0938978717 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Giảng dạy môn hoá lớp 10A6, 10A7, 10A12, 12A5, 12A9, chủ nhiê êm lớp 10A12 và uỷ viên BCH Công đoàn trường THPT Vĩnh Cửu 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2013 - Chuyên ngành đào tạo: Hoá vô cơ và ứng dụng III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hoá học Số năm có kinh nghiệm: 9 - Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây: + Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ việc dạy học mô êt số tiết thực hành hóa học trung học phổ thông ban cơ bản + Giảng dạy phản ứng oxi hoá-khử phần vô cơ theo hướng dạy học tích cực + Hướng dẫn học sinh học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản thông qua bài tâ p nhiều cách giải ê + Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, chương nitơ – photpho ban cơ bản trường THPT Vĩnh Cửu 1 BM03-TMSK Tên sáng kiến: VÂÂN DỤNG LINH HOẠT ỨNG DỤNG THỰC TẾ KHOA HỌC KĨ THUÂÂT VÀO BÀI GIẢNG HOÁ 10 HỌC KÌ I I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục cho học sinh. Thông qua việc học hoá học là để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn dựa trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học... Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người... Nhưng thực tế, đối với những giờ học Hóa hiện nay thì việc phát huy tối đa mục đích trên lại rất hạn chế. Học sinh chỉ được tiếp thu những lí thuyết, khái niệm, định luật… khô cứng. Đặc biệt là học sinh THPT khối 10, khi mà các em có mới bắt đầu làm quen chương trình hoá học cấp 3. Hứng thú học tập là một khái niệm “ xa xỉ” đối với các em. Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, khi các môn học có xu hướng chú trọng liên hệ khoa học kĩ thuâ êt thực tế, các đề thi Hóa học thường có những câu hỏi thực tiễn dưới hình thức là câu hỏi “ vận dụng ở mức độ cao”. Học sinh bắt đầu lúng túng, thường xuyên không giải quyết được những câu hỏi này. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc giảng dạy, xa rời mục đích ban đầu của bộ môn Hóa học đặt ra. Để nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập môn Hóa học của học sinh, giáo viên giảng dạy cũng đã sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề, ...Tuy nhiên, việc gắn liền các kiến thức thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Hóa học lại ít được chú trọng, đúng hơn là lãng quên. Khoa học kĩ thuâ êt ngày ngày càng phát triển, nên nắm được kiến thức khoa học kĩ thuâ êt trong thực tiễn và áp dụng vào bài học thì đem lại hứng thú cho học sinh. Thông qua viê êc thể hiê ên kiến thức khoa học kĩ thuâ êt mà các em biết thì làm cho các em tự tin hơn trong viê êc chinh phục các kiến thức cao hơn. Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Hóa học mà cụ thể là tăng hứng thú học tập cho học sinh, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các kiến thức khoa học kĩ thuâ êt trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là lí do tôi chọn để tài: VÂÂN DỤNG LINH HOẠT ỨNG DỤNG THỰC TẾ KHOA HỌC KĨ THUÂÂT VÀO BÀI GIẢNG HOÁ 10, HỌC KÌ I 2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Về cơ sở lý luận: a) Khái niê Âm: Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Các ngành khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm khoa học kỹ thuật xây dựng (bao gồm cả khoa học trắc địa), khoa học chế tạo máy và khoa học điện tử. Các ngành khoa học kỹ thuật mới bao gồm kỹ thuật an toàn, kỹ thuật công trình nhà, hóa kỹ thuật và vi kỹ thuật. Nền tảng của khoa học kĩ thuâ êt: Các cơ sở khoa học (kỹ thuật) nền tảng cho các khoa học kỹ thuật bao gồm đặc biệt là toán học, vật lý học, cũng có thể là hóa học (ví dụ trong lĩnh vự khoa học vật liệu và khoa học vật liệu xây dựng) hoặc là địa chất học (trong phạm vi ngành khoa học kỹ thuật xây dựng). Trong ngành này cơ học (với các phân ngành tĩnh học, động lực học và động học) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cho ngành chế tạo máy là động lực học và cho ngành điện tử là kỹ thuật điện tử. Ngoài các cơ sở kể trên thì các ngành cơ sở hướng - phươngpháp như lý thuyết thiết kế hoặc các cơ sở bổ sung khác như kinh tế quản trị và tin học hoàn thiện nền tảng cho các khoa học kỹ thuật. b) Vai trò của việc đưa kiến thức ứng dụng thực tiễn khoa học kĩ thuâ Ât vào bài giảng trong quá trình dạy học hóa học phổ thông Có thể nói rằng, việc đưa kiến thức thực tiễn khoa học kĩ thuâ êt vào bài giảng là một điều cần thiết phải có trong quá trình dạy học. - Nó sẽ kích thích, lôi cuốn và gây hứng thú cho học sinh. Khi đã tạo cho mình một sự cuốn hút, thích thú học sinh sẽ hết sức say sưa, tự giác tìm tòi và luôn sáng tạo trong lĩnh hội tri thức. Nhờ đó học sinh đạt kết quả cao trong học tập. - Khơi dậy niềm thích thú học tập, ham hiểu biết, dẫn tới sự học tập chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đó, kết quả học tập được nâng cao, trọng tâm của quá trình dạy học sẽ di chuyển về phíùa học sinh. - Tạo ra sự tập trung, chú ý cao độ và nhất là những tiết học thứ 4-5, lúc đó các em học sinh đã mệt mỏi vì lượng kiến thức phải tiếp thu ở những tiết học trước. Nếu một tiết học nhàm chán, không tạo sự chú ý lôi cuốn trong bài giảng thì hiệu quả của quá trình dạy học sẽ rất thấp, bởi: “chỉ có hứng thú với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho họat động ấy được tích cực” - Làm cho việc học tập trở nên lý thú, không đơn điệu nhàm chán, đồng thời kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. → Bất kỳ một môn học nào cũng có sẵn những khả năng to lớn để khơi gợi và phát huy hứng thú học tập ở học sinh. Và thật sự bản thân môn Hóa Học rất lôi cuốn, điều quan trọng là người giáo viên phải biết cách hé mở nó, làm sao để các em tự cảm nhận được vẻ đẹp kỳ bí, hấp dẫn của nó trong mỗi nội dung bài học. 3 Cái mới mẻ, kỳ thú bao giờ cũng gây hứng thú cao độ bởi nó kích thích trí tưởng nơi trẻ, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Từ đó tăng hiệu quả của việc dạy và học Hóa trong trường THPT. 2. Về cơ sở thực tiễn: Tình trạng dạy học hóa học có liên hệ thực tiễn khoa học kĩ thuâ t ở các trường phổ thông trong những năm gần đây  Thực trạng cho thấy giáo viên ít liên hệ kiến thức kĩ thuâ ê t hóa học với thực tế. Do cách thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn. Do vậy, đa số giáo viên chỉ đưa những kiến thức kĩ thuâ ê t hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học truyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho các kì kiểm tra thì giáo viên chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần túy hóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra. - Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội đưa những kiến thức thực tế vào bài học. - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tế của học sinh còn hạn chế. - Vốn hiểu biết thực tế của học sinh về các hiện tượng có liên quan đến hóa học trong đời sống hàng ngày còn ít. Do đó, người giáo viên phải biết vâ ên dụng linh hoạt kiến thức khoa học kĩ thuâ êt vào trong bài học, điển hình là lớp 10 khi học sinh tiếp xúc với các kiến thức khoa học hoá học nền tảng cơ bản. 4 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP (ĐỀ XUẤT) 1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp Hiện nay, với sự phát triển về mọi mặt đòi hỏi tính toàn diện nên chương trình đào tạo cũng hướng tới mục đích liên kết, kết hợp các môn học thuộc cùng lĩnh vực lại với nhau. Thông qua một bài học hóa học, chúng ta nên và cần làm rõ cho học sinh thấy được mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những hóa học mà còn giữa các ngành khoa học khác như: sinh học, vật lí, toán học…. Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử thì đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. Ví dụ: Khi học vâ ât lí, học sinh được giáo viên trình bày cho khái niêm â dòng điê ân: Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly. Trong dời sống con người sử dụng điên vào các mục đích khác nhau. Vâ ây khi học â về ion và electron thì học sinh càng hiểu hơn về hạt mang điên là gì, tại sao lại â có hạt mang điên, cách thức để tác đô âng tạo thành hạt mang điên â â 2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn khoa học kĩ thuâ Ât Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Ví dụ: Vì sao sau cơn mưa có sấm sét thì không khí trong lành hơn ? Vì trong cơn mưa có sấm sét O nguyên tử trong thành phần của ozon, có tính oxi hoá mạnh hơn, có khả năng oxi hoá các bụi bẩn và làm cho không khí trong lành hơn. 3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định bằng các hiện tượng thực tiễn Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn. Ví dụ: Vì sao trong thực tế người ta dùng bình sịt phun sương để tưới cây hay máy phun sương để làm mát không khí ? Giải thích: Các phân tử chất khi phun sương thì kích thước nhở cỡ micro và nano nên cây xanh hấp thu hiêu quả hơ, hay phun sương làm cho không khí â mát hơn do nhiêtâ đô â môi trường được hấp thụ hiều quả hơn. 5 Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua nhau tìm câu trả lời. Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. 4. Một số tình huống để áp dụng thực tiễn khoa học kĩ thuâ Ât vào bài học a) Đặt tình huống dẫn vào bài Tiết dạy có thành công hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ lôi hút được sự chú ý của học sinh. b) Liên hệ thực tế trong bài dạy Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn. 5. Mô Ât số ứng dụng khoa học kĩ thuâ Ât ứng dụng trong hoá học lớp 10 học kì I Câu 1: Vì sao khi đốt, khí CO cháy còn khí CO2 lại không cháy? Do trong CO2, nguyên tử C đã có số oxi hoá cao nhất là +4 rồi. Trong CO nguyên tử C mới có số oxi hoá +2, khi tác dụng với O2 nó tăng lên +4. 2 4 2CO  O 2  2CO 2 Áp dụng: Có thể ứng dụng giải thích cho sự biến đổi số oxi hoá khi tác đô ng yếu tố nhiê êt đô . (Bài Oxi hoá khử chương 4 lớp 10) ê ê Câu 2: Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ? Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có 1 tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn không bị ôi thiu. Áp dụng: Có thể cho học sinh hình dung ra kích thước nguyên tử nhỏ và có ứng dụng thực tế trong cuô êc sống. Câu 3: pH và sự sâu răng liên quan với nhau như thế nào ? Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng : 5Ca 2  3PO3  OH  � Ca 5 (PO 4 )3 OH 4 (1) 6 Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic, axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt nhất cho việc sản sinh ra các axit đó. Lượng axit trong miệng tăng, pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra: H   OH   H 2 O . Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường, đánh răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF 2, vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra. 5Ca 2 3PO 3  F   Ca 5 ( PO 4 ) 3 F 4 Hợp chất Ca5(PO4)3 F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH. Trước đây, ở nước ta một số người có thói quen ăn trầu là tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong miếng trầu có vôi tôi Ca(OH) 2, chứa Ca2+ và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận. Áp dụng: Khi trình bày cho học sinh khái niê êm ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử (bài Liên kết ion) Câu 4: Có phải hợp chất chứa kim loại dùng chuẩn đoán và chữa bệnh bằng tia phóng xạ. Trong y học hạt nhân người ta chuẩn đoán bệnh bằng cách đưa một hạt nhân bức xạ  vào cơ thể, sau đó dùng một máy dò để ghi nhận sự phân bố của đồng vị phóng xạ để xác định vị trí mang bệnh và trạng thái của nó. Hạt nhân phóng xạ hay được sử dụng nhất là tecnixi. Tính ưu việt của nó là ở chỗ nó phát ra photon  thuần nhất thuận lợi cho việc ghi nhận mà không bị nhiễu bởi các tia  và  có hại. Chu kỳ bán huỷ của nó là 6 giờ vừa đủ để ghi nhận mà bệnh nhân không phải chịu bức xạ quá lâu. Mặt khác tecnexi được sản xuất khá dễ dàng trong các lò phản ứng hạt nhân nên tương đối rẻ và dễ kiếm. Nhiều chế phẩm y học phóng xạ của tecnexi được điều chế từ sau năm 1980 đã được xác định cấu tạo khá tỉ mỉ và dùng để chuẩn đoán bệnh tim hay xác định bệnh não v.v.. Một trong những thành công gần đây là điều chế được progestin chứa tecnexi đánh dấu để chuẩn đoán ung thư vú. Các ion kim loại có giá trị lớn trong y học nhờ tính thuận từ. Cộng hưởng thuận từ là phương pháp chuẩn đoán quan trọng dựa trên sự khác nhau về tốc độ hồi chuyển proton của nước trong các mô khác nhau và chuyển các sự khác nhau này thành những thông tin cần thiết giúp chuẩn đoán bệnh. Áp dụng: Trình bày cho học sinh ứng dụng của tia phóng xạ trong nghiên cứu nguyên tử và trong cuô êc sống. (bài Thành phần nguyên tử) 7 Câu 5: Chất lượng nước ở các nguồn khác nhau như thế nào? Nước bay hơi tích tụ trong khí quyền là khá sạch. Khi trở về trái đất dưới dạng mưa hoặc tuyết rồi di chuyển trên mặt đất hoặc ngấm qua đất về phía biển, nước sẽ có thêm tạp chất mà nồng độ và bản chất khác nhau tuỳ vùng, và tuỳ giai đoạn của chu trình. Nước mưa. Tuy khá tinh khiết nhưng nước mưa vẫn chứa các khí, một số muối tan và cả những chất rắn không tan có thể có trong khí quyển. Nước trên mặt đất (sông suối) Nước mưa chảy trên mặt đất có thể chứa axít vì ngoài việc đã hấp thụ một số khí có tính axít trong khí quyển (như SO 2, CO2) nó còn hoà tan các axít cacboxylic và cacbon đioxit sinh ra do quá trình phân huỷ thực vật. Ngoài ra nó còn hoà tan được các muối khoáng gặp trên dòng chảy. Nước axít này sẽ hoà tan được các muối và khoáng gặp trên dòng chảy. Nước axit này sẽ hoà tan được một số quặng theo phản ứng sau: KAlSi3O8(r) + 2H+(aq) + 9H2O(1)  2K+(aq) + 4H4SiO4(aq) + Al2Si2O5(OH)4(r) (fenspat) (Cao lanh) Do vậy nước mất dần tính axit. Nước trên mặt đất còn có thể bị ô nhiễm bởi vi sinh vật nữa. Nước biển: Nồng độ các ion tan trong nước biển lớn hơn nhiều so với nước trên mặt đất và nước ngầm: Các nguyên nhân là: - Nước biển bay hơi liên tục, trở lại dưới dạng mưa và mang theo chất tan - Nước đi càng xa mới đến biển sẽ càng hoà tan nhiều muối. - Những lượng lớn quặng được đưa từ bề mặt quả đất tới các đại dương dưới dạng macma. Mọi nguyên tố hoá học đều có trong các đại dương nên đại dương được coi như một kho quặng lớn nhất thế giới. Nước đại dương chứa khoảng 40 triệu tấn chất rắn tan trong mỗi kilômet khối nước. Nguyên tố Clo Natri Magie Lưu huỳnh Số tấn/km3 22.000.00 0 12.000.00 0 1.600.000 1.000.000 Nguyên tố Inđi Số Nguyên tố 3 tấn/km 23 Bạc Số tấn/km3 0,2 Kẽm 12 Lantan 0,2 Sắt Nhôm 12 Kripton 12 Neon 0,2 0,1 8 Canxi Kali Brom Cacbon Stronti Bo Silic Flo Agon Nitơ Liti Rubiđi Photpho Iot Bari 450.000 44.000 75.000 32.000 9.000 5.600 3.400 1.500 680 590 200 140 80 68 35 Molipđen Selen Thiếc Đồng Asen Urani Niken Vanađi Mangan Titan Antimoan Coban Xesi Xeri Ytri 12 4 3 3 3 3 2 2 2 1 0,5 0,5 0,5 0,5 0,2 Cađimi Vonfram Xenon Gemani Crom Thori Scanđi Chì Thuỷ ngân Gali Bitmut Niobi Tali Heli Vàng 0,1 0,1 0,1 0,1 0,05 0,05 0,05 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 0,005 Áp dụng: Sử dụng trong phần giới thiê êu vào bài Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Câu 6: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin mặt trời thế nào? Người ta dùng chất liệu là những tế bào silic để làm pin mặt trời (pin quang học). Từ một tinh thể silic, người ta cắt ra thành phiến nhỏ, phiến này có tính dẫn điện N (âm). Trên bề mặt có dán lớp tạp chất Bo (B) có tính dẫn điện P (dương). Giữa P - N có lớp phân cách mỏng. Trên bề mặt hai lớp P - N được gắn điện cực dẫn điện ra ngoài. Nguyên tắc hoạt động: Lớp P có những lỗ rất nhỏ để ánh sáng chiếu tới lớp N. Các tia nắng cung cấp năng lượng vào lớp N khiến vô số electron tách ra khỏi nguyên tử lớp silic khuyếch tán và tích tụ ở điện cực ( - ) hình thành điện tích âm. Còn lớp P do tác dụng của ánh sáng luôn tạo thêm những điện tích dương và tích tụ ở bản cực ( + ). Nếu khép 2 mạch điện cực sẽ có dòng điện. Áp dụng: Sự kích thích electron di chuyển trong cấu hình electron của nguyên tử sẽ phát sinh ra dòng điê n (bài Cấu hình electron phần ứng dụng) ê Câu 7: Viên kim cương lớn nhất ngân hà nằm ở đâu ? Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện ra một ngôi sao kim cương có đường kính 1500 km, cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng được gọi là “Lucy” Lucy hay BPM37093 có lõi đặc, nóng của một ngôi sao cổ đã từng chiếu sáng giống như mặt trời. Tuy nhiên, ngôi sao cổ này đã nguội, và co lại. Các nhà thiên văn thường gọi nó là: “Sao lùn trắng”. Gần đây các nhà thiên văn phát hiện ra rằng: các vì sao không chỉ toả sáng mà còn “ngân vang” giống như một chiếc chuông khổng lồ. Đo những rung động này, người ta có thể nghiên cứu thành phần bên trong của Lucy. Từ đó, họ phát hiện ra rằng cacbon bên trong Lucy đã cứng lại tạo nên khối kim cương lớn nhất ngân hà. 9 Từ đó, các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng, Mặt Trời của chúng ta, khi tàn lụi trong vòng 5 tỉ năm nữa sẽ kết tinh tạo ra viên kim cương khổng lồ ở trung tâm Thái dương hệ. Metcalfe nói: “Mặt Trời của chúng ta sẽ trở thành một viên kim cương vĩnh hằng”. Áp dụng: Phần mở rô ng khái niê êm tinh thể nguyên tử trong bàiTinh Thể ê Câu 8: Thế nào là bom hiđrô (bom khinh khí ) ? Năng lượng của bom hiđro (bom H) không phải sinh ra từ sự phân rã hạt nhân của các nguyên tử nặng như bom nguyên tử (bom A) mà là từ sự tổng hợp hạt nhân của các nguyên tử nhẹ: Hiđro. Sự giải phóng năng lượng khổng lồ của bom H được sinh ra từ phản ứng nhiệt hạch: 2 4 21 H ––––> 2 He (Đơteri) (Heli) Sự tổng hợp hạt nhân này diễn ra với sự mất đi của vật chất, nó chuyển hoá thành năng lượng trong một phần nhỏ của giây. Do vậy mà sinh ra sự nổ. Để cho phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra, cần phải có nhiệt độ rất cao do một quả bom A nhỏ tạo ra để châm mồi cho quả bom H. Áp dụng: Ứng dụng kĩ thuâ êt đồng vị trong lò phản ứng hạt nhân, sử dụng trong phần Đồng vị Câu 9: CO2 lỏng và rắn có những công dụng gì? Anhyđrit cacbonic (thường gọi là khí cacbonic) ở điều kiện thường là khí 44 1,51 không màu, nặng hơn không khí (tỉ khối so với không khí là 29 ). Người ta thường nén khí cacbonic để nó hoà tan nhiều trong các nước giải khát, như bia, coca cola tạo ra loại nước có ga. Khí cacbonic ở điều kiện 400C và nén dưới áp suất 197,4 atmotphe thì chuyển thành dạng lỏng. Cacbonic lỏng là một loại dung môi siêu đẳng vì dung môi này không độc so với các loại dung môi hữu cơ khác, giá rẻ và không sợ cháy, nổ. Dung môi cacbonic được dùng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm như tách cafein trong cafe hoặc chiết hublôn trong hoa hublôn dùng trong công nghiệp sản xuất bia. Người ta cũng dùng CO2 lỏng để chiết chất béo trong các hạt có dầu. Các chất được chiết trong các thiết bị chịu áp, sau đó đưa ra ngoài, ở áp suất thường thì dung môi bay hơi hết chất còn lại là cafein, cao hublon, dầu béo v.v... Ở Mỹ người ta đã thử dùng CO 2 lỏng để khử các chất hữu cơ làm ô nhiễm đất. Ngay thuốc trừ sâu DDT không bị phân huỷ khi lưu trong đất cũng được cacbonic lỏng chiết ra. 10 Ngày nay, cacbonic lỏng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sơn. Đầu tiên nó được làm dung môi để làm sạch bề mặt vật liệu cần sơn, chủ yếu là tẩy sạch các chất béo. Cacbonic lỏng được dùng làm dung môi sơn nhờ một thiết bị chuyên dùng có khả năng điều tiết quá trình sơn. Sơn tương ứng với loại dung môi đặc biệt này là sơn bột hoặc sơn nước. Công nghiệp điện tử coi cacbonic lỏng là dung môi cực tốt để làm sạch các vi mạch, mối nối, dây dẫn. Các dụng cụ quang học, các thiết bị cơ khí chính xác, phức tạp cũng được tẩy sạch bằng dung môi cacbonic lỏng. Trong công nghiệp sản xuất dây cáp quang có công đoạn kiểm tra bằng máy quét . Khi dây cáp quang qua máy này thì phải có một loại dầu nhẹ bôi trơn. Chỉ có dùng cacbonic lỏng làm dung môi mới làm sợi cáp quang đạt các chỉ tiêu kỹ thuật. Trong đời sống hàng ngày, việc giặt là, tẩy hấp "khô" giặt "khô" thường dùng dung môi hữu cơ để tẩy bẩn. Cacbonic lỏng cũng đang được khảo nghiệm trong lĩnh vực này. Anhyđrit cacbonic dạng rắn còn gọi là "băng khô" hay "nước đá khô" hoặc "tuyết cacbonic", khi bay hơi chuyển sang dạng khí có thể làm nhiệt độ hạ xuống tới - 78,50C. Các loại xe lạnh có máy lạnh làm việc trong suốt chặng đường tiêu hao nhiều nhiên liệu cho máy lạnh, đồng thời dung tích chuyên chở và tải trọng của xe cũng giảm vì phải dành chỗ cho máy lạnh cũng như tải trọng của nó. Ngày nay người ta chế tạo một loại xe đông lạnh mà nguồn lạnh được cung cấp bởi CO 2 rắn. Loại xe mới này có trang bị máy tính để điều tiết sự bay hơi của CO 2 rắn. Xe đảm bảo giữ lạnh trong suốt 24 giờ vận chuyển với nhiệt độ từ 2 - 6 0C, có loại còn có thể giữ lạnh đến - 180C. Đặc biệt xe còn vận chuyển các sản phẩm có chế độ giữ lạnh khác nhau trên cùng một chuyến. Áp dụng: Ứng dụng trong bài Tinh thể 11 IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Mô t số thực tiễn khoa học kĩ thuâ t trên tôi đã vâ n dụng tại 3 lớp 10: 10A6, 10A7 ê ê ê và 10A12, nhâ n thấy rằng tỉ lê ê học sinh hứng thú và thích học môn hoá tăng lên rõ rê t ê ê thông qua bảng đánh giá sau: Bảng 1: Đánh giá mức đô ê hứng thú của 3 lớp: 10A6, 10A7, 10A12 Nô êi dung khảo sát: Em thấy thích học môn hoá học không ? Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 10A6 5% 60% 10A7 15% 100% 10A12 10% 80% Qua bảng trên cho thấy học sinh yêu thích và hứng thú hơn khi giáo viên vâ ên dụng linh hoạt ứng dụng khoa học kĩ thuâ êt vào bài giảng. Bảng 2: Đánh giá chất lượng bô ê môn hoá học trên trung bình của 3 lớp: 10A6, 10A7, 10A12 Lớp Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 10A6 30,00% 50,78% 10A7 52,50% 84.05% 10A12 35,00% 67,44% Qua bảng trên cho thấy học sinh sau khi giáo viên có vâ ên dụng khoa học kĩ thuâ êt vào bài giảng thì học sinh tự tin và yêu thích học môn hoá, khi gă êp vấn đề trong hoá học, học sinh tự tìm hiểu, khắc sâu kiến thức nên các em làm bài tốt hơn. Sự thay đổi nhiều nhất ở lớp 10A7 và 10A12, giá trị chênh lê êch là 32%, còn ở lớp 10A6 giá trị chênh lê êch là 20%. Viê êc áp dụng ứng dụng khoa học kĩ thuâ êt vào bài giảng có th 12 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Viê êc vâ ên dụng linh hoạt ứng dụng khoa học kĩ thuâ êt vào bài giảng lớp 10 học kì I đã cho thấy hiê êu quả cao, sự vâ ên dụng yêu cầu cần khéo léo, linh hoạt trong từng phần, từng bài. Hiê êu quả sẽ tăng cao hơn khi vâ ên dụng nhiều hơn ở học kì II và các lớp 11 và 12. Nhằm nâng cao hơn hiê êu quả học môn hoá của học sinh và định hướng cho học sinh tham gia vào các cuô êc thi khoa học kĩ thuâ êt do sở giáo dục và bô ê giáo dục tổ chức thì bản thân tôi có những đề xuất sau: + Nhà trường tạo điều kiê ên cho giáo viên có thời gian, tham gia các cuô êc hô êi thảo trao đổi chuyên môn về khoa học kĩ thuâ êt. + Tổ chức các hô êi thi sáng tạo nhiều hơn cho học sinh. + Giáo viên tìm tòi, học hỏi và nâng cao trình đô ê chuyên môn hơn nhằm sáng tạo ra các cách tổ chức dạy và học. 13 VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG - Nguyễn Xuân Trường ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006) 2. INTERNET 3. SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 – Nhà xuất bản giáo dục. 4. TRANG WEB vnedu.vn VII. PHỤ LỤC Phiếu khảo sát Họ và tên:……………………… Lớp:……………………………. Câu hỏi: Em thấy thích học môn hoá học không ? Có Không NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Đã ký) Nguyễn Văn Đoàn 14 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 2 Cơ sở thực tiễn III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO VII. PHỤ LỤC Trang 2 3 3 4 5 12 13 14 15 15 BM01b-CĐCN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị THPT VĨNH CỬU ––––––––––– CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Vĩnh Cửu., ngày 10 tháng 05 năm 2017 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: 2016 - 2017 Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất ––––––––––––––––– Tên sáng kiến: VÂÂN DỤNG LINH HOẠT ỨNG DỤNG KHOA HỌC KĨ THUÂÂT VÀO BÀI GIẢNG HOÁ 10 HỌC KÌ I Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Đoàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu Họ và tên giám khảo 1: Trương Thị Thanh Thảo Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu Số điện thoại của giám khảo: 0909793311 * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới Thay thế mô êt phần giải pháp, đề xuất đã có với mức đô ê khá. ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: 5,0 /6,0. 2. Hiệu quả Có minh chứng thực tế đủ đô ê tin câ êy ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: 7,0 /8,0. 3. Khả năng áp dụng Sáng kiến có khả năng áp dụng cho tổ ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: 5,0 /6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: 17 ./20. Xếp loại: ............Xuất sắc...................... 16 Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến của giám khảo 2. GIÁM KHẢO 1 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) (Đã ký) Trương Thị Thanh Thảo 17 BM01b-CĐCN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị THPT VĨNH CỬU ––––––––––– CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Vĩnh Cửu., ngày 10 tháng 05 năm 2017 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: 2016 - 2017 Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai ––––––––––––––––– Tên sáng kiến: VÂÂN DỤNG LINH HOẠT ỨNG DỤNG KHOA HỌC KĨ THUÂÂT VÀO BÀI GIẢNG HOÁ 10 HỌC KÌ I Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Đoàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu Họ và tên giám khảo 1: Huỳnh Thị Mỹ Nhung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu Số điện thoại của giám khảo: 0914123264 * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới Thay thế mô êt phần giải pháp, đề xuất đã có với mức đô ê khá. ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: 5,0 /6,0. 2. Hiệu quả Có minh chứng thực tế đủ đô ê tin câ êy ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: 7,0 /8,0. 3. Khả năng áp dụng Sáng kiến có khả năng áp dụng cho tổ ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: 5,0 /6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: 17 ./20. Xếp loại: ............Xuất sắc...................... 18 Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến của giám khảo 2. GIÁM KHẢO 2 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) (Đã ký) Huỳnh Thị Mỹ Nhung 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan