Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn vận dụng phương pháp dạy học theo dự án cho chuyên đề phân bón hoá học nhằm...

Tài liệu Skkn vận dụng phương pháp dạy học theo dự án cho chuyên đề phân bón hoá học nhằm định hướng phát triến năng lực học sinh

.PDF
68
1453
119

Mô tả:

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể là: „„Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi tạo cơ nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, các sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thứ các hoạt động xã hộ ạng, chú ý ứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học‟‟; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc tăng cƣờng đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phƣơng pháp dạy học, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong các trƣờng trung học. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trƣờng phổ thông, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chƣơng trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục „„tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới. Trong đó tăng cường Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -1- năng lực dạy học theo hướng „„tích hợp, liên môn‟‟; đẩy mạnh việc dạy học theo dự án trong các môn học nhằm giúp học sinh tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề thực tiễn là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên‟‟. Bắt đầu từ năm học 2014- 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai việc xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. II. THỰC TRẠNG Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã đƣợc tiếp cận với các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ nhƣ phƣơng pháp dạy học tích cực, dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phƣơng pháp "bàn tay nặn bột"...; các kĩ thuật dạy học tích cực nhƣ động não, khăn trải bàn, bản đồ tƣ duy,... không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phƣơng pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên nên bài giảng mang nặng tính thuyết trình. Nhiều giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học đƣợc trình bày trong sách giáo khoa, chƣa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình, xây dựng kiến thức phù hợp với các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Phần lớn giáo viên có mong muốn sử dụng phƣơng pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh không hoàn thành các hoạt động đƣợc giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhƣng việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực hiện hay (trong đó có phƣơng pháp dạy học theo dự án) chƣa thực sự tổ chức đƣợc hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo cho học sinh; việc tăng cƣờng hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn hạn chế. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chƣa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; chƣa kết hợp đƣợc sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -2- tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối “đọc - chép”, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy và học hiện nay, đồng thời để tạo hứng thú học tập và phát triển các năng lực cho học sinh khi học bộ môn Hoá học, tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. III. CÁC GIẢI PHÁP PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. NĂNG LỰC 1.1.1. Khái niệm Khái niệm năng lực có thể đƣợc hiểu là khả năng, là hiệu suất công việc đƣợc chứng minh qua kết quả hoạt động thực tế. Năng lực liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm cá nhân. Năng lực của ngƣời học là khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà ngƣời học đã học đƣợc vào giải quyết một cách phù hợp và có hiệu quả các tình huống đa dạng trong cuộc sống hàng ngày. 1.1.2. Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chƣa chắc đã đƣợc coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi. Năng lực đo lƣờng đƣợc các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một ngƣời cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau. 1.1.3. Cấu trúc của năng lực Cấu trúc chung của năng lực đƣợc mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần gồm: Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -3- - Năng lực chuyên môn: là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng nhƣ khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phƣơng pháp và chính xác về mặt chuyên môn. - Năng lực phƣơng pháp: là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hƣớng, mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. - Năng lực xã hội: là khả năng đạt đƣợc mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. - Năng lực cá thể: là khả năng xác định, đánh giá đƣợc những cơ hội phát triển cũng nhƣ những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO: Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESCO Năng lực chuyên môn Học để biết Năng lực phƣơng pháp Học để làm Năng lực xã hội Học để cùng chung sống Năng lực cá thể Học để tự khẳng định 1.1.4. Các loại năng lực * Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -4- - Năng lực tƣ duy - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản lý * Nhóm năng lực về quan hệ xã hội - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác * Nhóm năng lực công cụ - Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tính toán 1.1.5. Năng lực chuyên biệt môn Hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học - Năng lực thực hành Hoá học - Năng lực tính toán Hoá học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc sống. 1.2. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NĂNG LỰC 1.2.1. Khái niệm - Phƣơng pháp dạy học đƣợc hiểu là cách thức, là con đƣờng hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. - Phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở nhiều nƣớc để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Phƣơng pháp dạy học tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học. 1.2.2. Một số biện pháp đổi mới phƣơng pháp dạy học - Cải tiến các phƣơng pháp dạy học truyền thống: chuyển dần trọng tâm của phƣơng pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa - cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân. - Kết hợp đa dạng các phƣơng pháp dạy học. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -5- - Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề. - Vận dụng dạy học theo tình huống. - Vận dụng dạy học định hƣớng hành động. - Tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học. - Tăng cƣờng năng lực vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi. - Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo. - Chú trọng các phƣơng pháp dạy học đặc thù bộ môn. - Bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập tích cực cho học sinh. 1.2.3. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực - Phƣơng pháp dạy học nhóm - Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình - Phƣơng pháp giải quyết vấn đề - Phƣơng pháp đóng vai - Phƣơng pháp trò chơi - Phƣơng pháp dạy học theo góc - Phƣơng pháp dạy học theo dự án... 1.2.4. Tìm hiểu phƣơng pháp dạy học theo dự án a. Một số khái niệm liên quan Dự án là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phƣơng tiện, tài chính, nhân lực và cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Dự án đƣợc thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau Học theo dự án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Dạy học theo dự án (DHTDA) là một phƣơng pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó ngƣời học dƣới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -6- sản phẩm. Nhiệm vụ này đƣợc ngƣời học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học theo dự án. b. Đặc điểm của dạy học theo dự án - Định hƣớng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của ngƣời học. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trƣờng hợp lý tƣởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hƣớng hứng thú ngƣời học: học sinh đƣợc tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của ngƣời học cần đƣợc tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. - Định hƣớng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học. - Tính tự lực cao của ngƣời học: Trong dạy học theo dự án, ngƣời học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thƣờng đƣợc thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -7- cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng nhƣ với các lực lƣợng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn đƣợc gọi là học tập mang tính xã hội. - Định hƣớng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm đƣợc tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trƣờng hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. c. Mục tiêu của dạy học theo dự án - Tất cả các nội dung của môn học đều hƣớng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực. - Rèn luyện cho ngƣời học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung học tập và cuộc sống. - Rèn luyện cho ngƣời học nhiều khả năng: tổ chức kiến thức, kỹ năng sống, làm việc theo nhóm. - Phát triển tính tích cực và sáng tạo của ngƣời học. - Giúp ngƣời học nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. d. Vai trò của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong dạy học dự án * Vai trò của HS: - HS là ngƣời quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng nhƣ phƣơng pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết các vấn đề đó. - HS tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng thông qua làm việc nhóm. - HS là ngƣời chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó rồi tổng hợp, phân tích và tích luỹ kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em - HS hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -8- - HS cũng là ngƣời trình bày kiến thức mới mà họ đã tích luỹ đƣợc thông qua dự án. - HS là ngƣời đánh giá và đƣợc đánh giá dựa trên những gì đã thu thập đƣợc, dựa trên tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trƣớc đó. * Vai trò của GV: - GV là ngƣời hƣớng dẫn và tham vấn chứ không phải “cầm tay chỉ việc” cho HS của mình. Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tƣởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học e. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án * Ưu điểm: - Kích thích động cơ, thúc đẩy học tập của HS, phát huy khả năng làm việc, tính trách nhiệm và mong muốn đƣợc nhìn nhận, đánh giá của HS. - Yêu cầu và tạo điều kiện cho HS sử dụng thông tin của những môn học khác nhau để giải quyết vấn đề. Nhờ vậy, kiến thức học trong chƣơng trình đào tạo đƣợc liên kết với nhau. - Khuyến khích HS giải quyết những vấn đề phức tạp mang tính thực tế, HS phải khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách có khoa học, qua đó phát triển các kỹ năng nhận thức. - Tạo điều kiện và yêu cầu HS tiếp thu tri thức theo cách học của ngƣời lớn là học và ứng dụng tri thức. Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự giải quyết các vấn đề một cách đầy đủ, thúc đẩy suy nghĩ sâu hơn khi gặp các vần đề khác nhau. - Thúc đẩy và rèn luyện năng lực cộng tác, kỹ năng giao tiếp giữa HS với GV và giữa các HS với nhau. Đôi khi sự cộng tác còn đƣợc mở rộng ra các thành viên của cộng đồng. - HS có cơ hội để định hƣớng việc học của mình, họ coi trọng việc học hơn. Do những nghiên cứu theo chiều sâu, việc học tập của HS đƣợc mở rộng Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu -9- ra khỏi những vấn đề trƣớc mắt. HS học đƣợc những kỹ năng nghiên cứu có giá trị mà họ không thể có đƣợc từ các bài giảng truyền thống. - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; phát triển năng lực đánh giá. * Nhược điểm: - DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tƣợng, hệ thống cũng nhƣ rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản. - DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHTDA không thay thế cho phƣong pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phƣơng pháp dạy học truyền thống. - DHTDA đòi hỏi phƣơng tiện vật chất và tài chính phù hợp. - Nhiều HS đã quen với phƣơng pháp dạy học truyền thống nên không quen với việc chủ động định hƣớng quá trình học tập, vì thế gặp nhiều khó khăn. - Tƣơng tự, nhiều GV đã quen và tự tin với vai trò giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống nếu chuyển sang vai trò “ngƣời dẫn đƣờng” trong DHTDA cũng gặp nhiều lúng túng. e. Tiến trình thiết kế quá trình dạy học theo dự án Có nhiều tài liệu nghiên cứu đƣa ra các mô hình thiết kế khác nhau về DHTDA, qua nghiên cứu và học hỏi tôi thấy rằng mô hình thiết kế gồm 5 bƣớc sau đây là đầy đủ và dễ dàng thực hiện hơn cả: * Bước 1. Xác định chủ đề - GV và HS xác định đề tài, đề xuất ý tƣởng và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống chứa đựng một vấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của ngƣời học cũng nhƣ ý nghĩa xã hội của đề tài. * Bước 2. Lập kế hoạch thực hiện dự án - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giới thiệu các tài liệu hỗ trợ. Đồng thời GV đƣa ra tiêu chí đánh giá dự án. - Sau đó các nhóm sẽ bàn bạc thống nhất đề cƣơng cũng nhƣ kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 10 - - Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định công việc cần làm, ngƣời thực hiện, cách thức thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành và sản phẩm tạo đƣợc, kinh phí thực hiện dự án Công việc Ngƣời Cách thức thực Thời gian Sản phẩm thực hiện hiện hoàn thành dự kiến * Bước 3. Thực hiện dự án - Các thành viên trong nhóm sẽ tiến hành thu thập thông tin, giải quyết các công việc cần làm, chia sẻ và thảo luận trong nhóm để thực hiện tốt kế hoạch đề ra. - GV hƣớng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc HS thực hiện để kịp thời can thiệp sƣ phạm cần thiết để giúp HS về phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu, hợp tác làm việc nhóm, viết báo cáo,… - GV có thể tổ chức cho HS cả lớp tham gia một buổi đi hoạt động ngoại khoá để có thêm tƣ liệu hoàn thành dự án của nhóm một cách đầy đủ và chi tiết nhất. * Bước 4. Tổng hợp kết quả và báo cáo sản phẩm - GV tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận. Kết quả thực hiện dự án có thể đƣợc viết dƣới dạng thu hoạch, báo cáo hoặc có thể đƣợc trình bày trên Power Point hoặc qua các sản phẩm vật chất đƣợc tạo ra qua hoạt động thực hành hoặc có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể đƣợc trình bày giữa các nhóm HS, giới thiệu trong trƣờng hay ngoài xã hội. * Bước 5. Đánh giá - GV và HS cùng đánh giá sản phẩm dự án của từng nhóm theo tiêu chí đánh giá đã đề ra. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho dự án tiếp theo. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 11 - Trong thực tế, khi áp dụng quy trình DHTDA, chúng ta có thể xen kẽ, thâm nhập lẫn nhau ở các bƣớc tùy theo hoàn cảnh. Vì vậy việc phân chia các bƣớc trong quy trình chỉ mang tính tƣơng đối. 1.3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1.3.1. Một số khái niệm liên quan - Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra đƣợc hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Nhƣ vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. - Đánh giá trong dạy học là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận, phán đoán về trình độ, phẩm chất của ngƣời học hoặc đƣa ra những quyết định để cải thiện quá trình dạy học dựa trên cơ sở thông tin đã thu thập đƣợc một cách hệ thống trong quá trình dạy học. - Đánh giá năng lực HS đƣợc hiểu là đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. 1.3.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục - Là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. 1.3.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá Trong dạy học, ngƣời ta thƣờng sử dụng các hình thức kiểm tra sau: * Kiểm tra, đánh giá thường xuyên - Là hình thức kiểm tra, đánh giá phổ biến hiện nay trong các trƣờng học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. - Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên thƣờng đƣợc thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ và đƣa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo. - Mục đích của kiểm tra thƣờng xuyên. Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của GV và HS. Thúc đẩy HS cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 12 - Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bƣớc mới. * Kiểm tra, đánh giá định kỳ - Kiểm tra định kỳ thƣờng đƣợc tiến hành sau khi: Học xong một số chƣơng Học xong một phần chƣơng trình Học xong một học kỳ - Mục đích của kiểm tra định kỳ Giúp thầy trò nhìn nhận lại kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định. Đánh giá đƣợc việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời hạn nhất định. Giúp cho HS củng cố, mở rộng tri thức đã học. Tạo cơ sở để HS tiếp tục học sang những phần mới, chƣơng mới. * Kiểm tra, đánh giá tổng kết - Hình thức kiểm tra tổng kết đƣợc thực hiện vào cuối học kì hoặc cuối khóa học. - Mục đích kiểm tra, đánh giá tổng kết nhằm: Nhằm cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn. Nó là cơ sở để phân loại, lựa chọn HS, phân phối HS vào các chƣơng trình kiểm tra thích hợp, đƣợc lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh. Đƣa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS. 1.3.4. Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS - Phải đánh giá đƣợc các năng lực khác nhau của học sinh - Đảm bảo tính khách quan - Đảm bảo sự công bằng - Đảm bảo tính toàn diện Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 13 - - Đảm bảo tính công khai - Đảm bảo tính giáo dục - Đảm bảo tính phát triển 1.3.5. Xu hƣớng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS - Chuyển từ chủ yếu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (kiểm tra, đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, định kỳ sau từng chủ đề, từng chƣơng nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học. - Chuyển từ chủ yếu kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng sang kiểm tra, đánh giá năng lực của ngƣời học. Tức là chuyển trọng tâm kiểm tra, đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tƣ duy bậc cao nhƣ tƣ duy sáng tạo. - Chuyển kiểm tra, đánh giá từ một hoạt động gần nhƣ độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp kiểm tra, đánh giá vào quá trình dạy học, xem kiểm tra, đánh giá nhƣ là một phƣơng pháp dạy học. - Phối hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình, cộng đồng. - Tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá. 1.4. DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN - Dạy học tích hợp có nghĩa là đƣa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học nhƣ: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng, an toàn giao thông... - Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 14 - PHẦN 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC: Tìm hiểu về Phân bón hoá học. 2.2. MỤC TIÊU DẠY HỌC 2.2.1. Kiến thức - Biết đƣợc khái niệm và phân loại phân bón hóa học. - Biết đƣợc tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón hoá học khác (phân hỗn hợp, phức hợp và vi lƣợng). - Nêu đƣợc tác dụng và cách sử dụng phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón hoá học khác (phân hỗn hợp, phức hợp và vi lƣợng). - Tính đƣợc độ dinh dƣỡng của phân đạm, phân lân, phân kali. 2.2.2. Kĩ năng - Quan sát các mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hoá học. - Biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học. - Giải đƣợc bài tập: tính khối lƣợng phân bón cần thiết để cung cấp một lƣợng nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên quan. - Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo, phỏng vấn,…) và xử lí thông tin thu nhận đƣợc. - Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trƣờng, giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập đƣợc từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng… - Sử dụng phần mềm Word, Power Point, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip,… - Lập sơ đồ tƣ duy và sử dụng sơ đồ tƣ duy để phát triển, trình bày ý tƣởng về một nội dung nào đó. - Triển khai hoạt động học theo dự án và các bƣớc tiến hành học theo dự án. - Quan sát, nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện dự án (bao gồm đánh giá học sinh khác và tự đánh giá bản thân)... Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 15 - - Ngoài ra HS còn có cơ hội đƣợc rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống nhƣ: Kĩ năng hợp tác trong công việc. Kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng trình bày vấn đề trƣớc đám đông. Dám nhận trách nhiệm và thể hiện trách nhiệm cá nhân với phần công việc của mình và với tập thể. Tính sáng tạo và ham học hỏi, tìm hiểu tri thức, thực hiện và trao đổi ý tƣởng mới với ngƣời khác, luôn cởi mở và tiếp nhận những ý tƣởng mới mẻ, đa dạng. 2.2.3. Giáo dục tình cảm, thái độ - Giáo dục đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm. - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trƣờng, tuyên truyền, vận động, thuyết phục ngƣời khác tham gia bảo vệ môi trƣờng. - Tạo hứng thú với phƣơng pháp học tập mới, từ đó bồi dƣỡng niềm say mê với môn Hoá học. - Giáo dục thái độ say mê nghiên cứu khoa học. 2.2.4. Phát triển các năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực hợp tác. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính toán hóa học. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. - Năng lực vận dụng kiến thức liên môn. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 16 - 2.2.5. Kiến thức tích hợp, liên môn - Môn Công nghệ: đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thƣờng. - Môn Sinh học: dinh dƣỡng Nitơ ở thực vật, chu trình Nitơ trong tự nhiên; vai trò của nitơ, photpho, kali với cây trồng; cấu tạo bộ rễ cây họ đậu. - Môn Địa lý: tìm hiểu đặc điểm các loại đất, khí hậu ở Việt Nam. - Môn Toán: tính toán hàm lƣợng các nguyên tố có trong phân bón, độ dinh dƣỡng của một phân bón cụ thể. - Môn Giáo dục công dân: giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trƣờng, tuyên truyền, vận động, thuyết phục ngƣời khác tham gia bảo vệ môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. - Môn Tin học: Sử dụng phần mềm Word, Power Point, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip.... Biết tìm kiếm các thông tin trên Internet. 2.3. ĐỐI TƢỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN - Học sinh lớp 11A1 và 11A3 năm học 2014-2015 trƣờng THPT A Hải Hậu - Số lƣợng học sinh tham gia: 89 HS - Mỗi lớp đƣợc chia thành bốn nhóm (11-12 HS/nhóm) để thực hiện các dự án 2.4. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2.4.1. Chuẩn bị của giáo viên - Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, thìa lấy hoá chất, đèn cồn. - Hoá chất: đạm amoni clorua, đạm canxi nitrat, ure; dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3, dung dịch Na2CO3, quỳ tím. - Máy tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, máy ghi âm. - Phiếu đánh giá dự án. - Bài giảng powerpoint, 1số bài tập, trò chơi củng cố lý thuyết. - Các phiếu học tập giao nhiệm vụ học sinh. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 17 - - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà từ tiết trƣớc cho từng nhóm. * Nhóm 1: Tìm hiểu về phân đạm Phiếu học tập số 1 - Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào? - Tác dụng của phân đạm? - Độ dinh dƣỡng của phân đạm đƣợc đánh giá nhƣ thế nào? - Các loại phân đạm và cách điều chế mỗi loại? - Dựa vào kiến thức môn Công nghệ, Địa lý cho biết cách bón phân đạm: thời điểm bón phân đạm, loại đất, khí hậu phù hợp? * Nhóm 2: Tìm hiểu về phân lân Phiếu học tập số 2 - Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào? - Tác dụng của phân lân? - Độ dinh dƣỡng của phân lân đƣợc đánh giá nhƣ thế nào? - Các loại phân lân và cách điều chế mỗi loại? - Dựa vào kiến thức môn Công nghệ, Địa lý cho biết cách bón phân lân: thời điểm bón phân lân, loại đất, khí hậu phù hợp? * Nhóm 3: Tìm hiểu về phân kali Phiếu học tập số 3 - Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào? - Tác dụng của phân kali? - Độ dinh dƣỡng của phân kali đƣợc đánh giá nhƣ thế nào? - Dựa vào kiến thức môn Công nghệ, Địa lý cho biết cách bón phân kali: thời điểm bón phân kali, loại đất, khí hậu phù hợp? * Nhóm 4: Tìm hiểu về các loại phân bón khác Phiếu học tập số 4 - Thế nào là phân hỗn hợp? Nêu ví dụ về phân hỗn hợp? Cách bón phân hỗn hợp? Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 18 - - Thế nào là phân phức hợp? Nêu ví dụ về phân phức hợp? Cách bón phân phức hợp? - Thế nào là phân vi lƣợng? Cách bón phân vi lƣợng? 2.4.2. Chuẩn bị của học sinh - Sổ theo dõi dự án. - Bút màu, giấy A0 hoặc A1 hoặc bảng phụ để vẽ sơ đồ tƣ duy, các hình ảnh liên quan. - Các dụng cụ, hoá chất để thực hành tìm hiểu nhiệm vụ đƣợc phân công. - Trồng cây thực nghiệm để thấy rõ vai trò của các loại phân bón hoá học đối với cây trồng. - Máy tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, máy ghi âm. - Các phƣơng tiện cần thiết để đi thực tế tìm hiểu kinh nghiệm từ ngƣời nông dân hay một số cán bộ nông nghiệp...phục vụ cho nhiệm vụ đƣợc phân công. - Sản phẩm của dự án: bài thuyết trình hoặc kể chuyện hoặc đóng kịch... - Phiếu đánh giá dự án (phiếu dành cho HS đánh giá chéo lẫn nhau) 2.5. PHƢƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 2.5.1. Phƣơng pháp dạy học - Phƣơng pháp dạy học theo dự án (phƣơng pháp chính) - Phƣơng pháp dạy học nhóm - Phƣơng pháp trực quan 2.5.2. Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật hỏi và trả lời - Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Kĩ thuật trình bày một phút 2.6. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Gồm 5 bƣớc nhƣ đã nêu ở trên, cụ thể nhƣ sau: 2.6.1. Bƣớc 1- Xác định đề tài - GV và HS xác định đề tài: Tìm hiểu về phân bón hoá học Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 19 - - HS đề xuất ý tƣởng dƣới sự định hƣớng của GV Giống Nƣớc Năng suất Cần Phân Các vấn đề liên quan đến môi trƣờng Khái niệm, tác dụng, phân loại Tính chất, cách sử dụng, bảo quản Điều chế, nhà máy sản xuất Phân bón hoá học Làm thực nghiệm Các kiến thức thực tế Các kiến thức liên môn - GV và HS cùng xác định mục tiêu của dự án (chính là mục tiêu dạy học ở phần 2.2) 2.6.2. Bƣớc 2- Lập kế hoạch thực hiện dự án - GV cùng HS thảo luận, thống nhất bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện dự án. - GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ: Nhóm 1 thực hiện nhiệm vụ về phân đạm. Nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ về phân lân. Chu ThÞ Lµnh - GV Tr-êng THPT A H¶i HËu - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng