Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn xây dựng nền nếp và chất lượng thực hiện skkn....

Tài liệu Skkn xây dựng nền nếp và chất lượng thực hiện skkn.

.DOC
15
1461
143

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Xây dựng nền nếp và chất lượng thực hiện SKKN ở cấp Tiểu học” Người thực hiện: NGUYỄN ĐẠT Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011 - 2012 1 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN ĐẠT 2. Ngày tháng năm sinh: 11 – 4 - 1958 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 1L Cư xá Phúc Hải, P. Tân Phong, Tp. Biên Hoà 5. Điện thoại: 6. Fax: 7. Chức vụ: 3842439 (CQ) / 3826878(NR); ĐTDĐ: 0913.755855 / E-mail: [email protected] Trưởng phòng 8. Đơn vị công tác: Phòng GDTH – Sở GD&ĐT Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 1. Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học 2. Năm nhận bằng: 1985, 2005 3. Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn Anh, Giáo dục chính trị III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lí giáo dục tiểu học - Số năm có kinh nghiệm: 30 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng trong trường tiểu học (2009-2010) 2. Tham mưu chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hội thi GVDG các cấp ở giáo dục tiểu học (2010-2011) 2 BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm : “Xây dựng nền nếp và chất lượng thực hiện SKKN ở cấp Tiểu học” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ nhiều năm nay, việc viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) đã trở thành một thông lệ vào dịp cuối năm học của cán bộ, giáo viên (CB-GV). Do một số nguyên nhân khác nhau, một bộ phận không nhỏ CB-GV đã có nhận thức chưa đầy đủ về việc thực hiện SKKN, xem SKKN hầu như chỉ dành riêng phục vụ cho công tác xét danh hiệu thi đua. Từ đó, không ít CB-GV đã có một số thái độ, cách ứng xử có tính đối phó, thiếu trung thực khoa học khi thực hiện SKKN. Hậu quả là SKKN chưa thật sự phản ánh rõ nét quá trình tổ chức, hiệu quả thực hiện và chưa gắn kết chặt chẽ với công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sư phạm vào thực tế công tác của cá nhân trong hoạt động giáo dục ở cơ sở. Điều quan trọng nhất là SKKN chưa thực sự góp phần tạo chuyển biến tích cực cho chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Trước tình hình đó, rất cần thiết phải đặt ra vấn đề nâng cao nhận thức của đội ngũ trong việc thực hiện SKKN sao cho gắn kết với nội dung sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề và nghiên cứu, ứng dụng khoa học sư phạm của mỗi cá nhân, mỗi cơ sở giáo dục và đặc biệt là gắn chặt quy trình tổ chức xét chọn giáo viên dạy giỏi (GVDG) trong hội thi GVDG các cấp với quy trình xét danh hiệu thi đua hàng năm. Với lí do trên, nội dung SKKN với đề tài “Xây dựng nền nếp và chất lượng thực hiện SKKN ở cấp Tiểu học” là đúc kết kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và phối hợp với các phòng ban chức năng liên quan để tham mưu Lãnh đạo Sở chỉ đạo củng cố nền nếp và từng bước nâng cao chất lượng thực hiện SKKN ở cấp Tiểu học trong những năm gần đây. I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Từ đầu năm 2007, Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Giám đốc Sở GD&ĐT ban hành công văn số 193/SGDĐT-VP ngày 25/01/2007 về việc triển khai viết và thẩm định SKKN để xét công nhận danh hiệu 3 thi đua. Nội dung công văn đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể về quy trình thẩm định SKKN và thể thức văn bản của SKKN. Đây là hướng dẫn rất quan trọng và lần đầu tiên tạo được sự thống nhất về quy chuẩn trong quy trình viết và thẩm định SKKN, chấm dứt tình trạng mơ hồ, thiếu đồng bộ giữa nhiều hình thức thể hiện khác nhau của SKKN đã kéo dài trong nhiều năm trước. - Từ năm học 2010-2011, theo Điều lệ hội thi GVDG các cấp giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành tại Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, báo cáo SKKN hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một trong 3 nội dung chính thức của hội thi GVDG các cấp (SKKN, bài kiểm tra năng lực và thực hành giảng dạy). Điều này đã đặt ra một yêu cầu rõ ràng, cụ thể và thiết thực đối với các CB-GV có tâm huyết và phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ; đồng thời, cũng đã tạo một động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sư phạm và viết SKKN ở các cơ sở giáo dục. - Ngày 18/5/2012, Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT đã tham mưu Giám đốc Sở GD&ĐT ban hành Quy định thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ chơi trong GD&ĐT và báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Quyết định số 366/QĐ-SGDĐT). Điều mới và quan trọng nhất trong nội dung Quy định này là đã xác định rõ các SKKN đã được xem xét, công nhận trong các hội thi GVDG thì cũng có giá trị được công nhận trong việc xét danh hiệu thi đua cuối năm. Với quy định này, ngành đã xác lập tính hệ thống hợp lí và liên tục từ công tác chuyên môn trong năm học đến công tác xét danh hiệu thi đua vào cuối năm học, tạo nên thuận lợi rất cơ bản và thiết thực giúp cho CB-GV gắn kết nỗ lực nghiên cứu đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy với việc phấn đấu đạt danh hiệu thi đua hàng năm. 2. Khó khăn - Một bộ phận khá lớn trong đội ngũ CB-GVTH có khả năng thực hành sư phạm tốt nhưng thiếu một số kĩ năng cần thiết trong việc tổng hợp, phân tích, đúc kết kinh nghiệm và thực hiện nghiên cứu khoa hoc sư phạm ứng dụng. Nguyên nhân một phần là do nội dung đào tạo những năm trước (và trong hệ Trung cấp/Cao đẳng) chưa có học phần nghiên cứu khoa học; và phần lớn là trong quá trình công tác hầu hết CB-GVTH tập trung nhiều nỗ lực học tập của mình vào các kĩ năng thực hành sư phạm theo hướng “nghề dạy nghề” hơn là nghiên cứu tài liệu khoa học về phương pháp dạy học. - Việc thực hiện SKKN, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở cơ sở giáo dục chưa thực sự được quan tâm, tổ chức triển khai, theo dõi, hướng dẫn, và quản lí thông qua nội dung sinh hoạt chuyên môn các cấp như tổ, khối chuyên môn, hội đồng sư phạm nhà trường. Nhiều SKKN tuy có giá trị khoa học nhưng vẫn mang đậm tính chất riêng lẻ của cá nhân có tâm huyết, trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện ở cơ sở chưa thực sự được đồng nghiệp trong cùng đơn vị chia sẻ, tham gia thực hiện có tính hỗ trợ, đối chứng. Việc kí xác nhận của tổ/khối chuyên môn và nhà trường vào văn bản SKKN nhiều khi chỉ là thủ tục hành chính, 4 chưa đảm bảo thể hiện rõ quá trình theo dõi tiến trình và ghi nhận kết quả thực hiện đề tài, nội dung SKKN của CB-GV tại đơn vị mình. - Cách thức tổ chức xét duyệt SKKN theo hướng chỉ phục vụ cho công tác thi đua kéo dài trong nhiều năm qua đã vô hình trung làm suy giảm chất lượng khoa học của việc thực hiện SKKN, tăng tính hình thức và nặng phần báo cáo thành tích của SKKN. Không ít CB-GV đã nảy sinh tâm lí làm SKKN theo kiểu đối phó, sao chép lẫn nhau,... II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: a. Sáng kiến kinh nghiệm là gì? - Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới; - Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có. Kinh nghiệm là những tri thức do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân loại để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy, nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế , không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ. - “ Sáng kiến kinh nghiệm” là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên. (Phạm Phúc Tuy – Trưởng khoa CBQL& Nghiệp vụ trường CĐSP Bình Dương) b. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì? Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH), sách giáo khoa, phương pháp quản lí, chính sách mới, … của giáo viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục. Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu. - Tác động là vận dụng tư duy sáng tạo và thực hiện những giải pháp thay thế nhằm cải thiện hiện trạng trong PPDH, chương trình, sách giáo khoa hoặc quản lí. - Nghiên cứu là vận dụng tư duy phê phán để so sánh kết quả của hiện trạng với kết quả sau khi thực hiện giải pháp thay thế bằng việc tuân theo quy trình nghiên cứu thích hợp. ( Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – NXB Đại học sư phạm – 2010) c. Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng? 5 NCKHSPƯD, khi được áp dụng đúng cách trong trường học sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, vì nó: - Phát triển tư duy của CB, GV một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học. - Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác. - Khuyến khích CB, GV nhìn lại quá trình và tự đánh giá. - Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lí giáo dục (lớp học, trường học). - Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của CB, GV. CB, GV tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, PPDH mới một cách sáng tạo và có sự phê phán một cách tích cực. (Soh, K.C & Tan, C (2008), Hội thảo về NCKHSPƯD. Hong Kong: EL21). d. Chu trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Chu trình NCKHSPƯD bao gồm: suy nghĩ, thử nghiệm và kiểm chứng. - Suy nghĩ: Quan sát, phát hiện vấn đề và nghĩ đến giải pháp thay thế. - Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học, trường học. - Kiểm chứng: Tìn xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không. Chu trình NCKHSPƯD tiếp diễn không ngừng và dường như không có kết thúc. Kết thúc một NCKHSPƯD này là khởi đầu một NCKHSPƯD mới. Điều này làm cho NCKHSPƯD trở nên thú vị. CB, GV tham gia NCKHSPƯD có thể liên tục làm cho bài giảng, công tác quản lí của mình cuốn hút hơn, hiệu quả hơn. ( Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – NXB Đại học sư phạm – 2010) Trên cơ sở nắm vững cơ sở khoa học và mục đích, yêu cầu của việc thực hiện SKKN và NCKHSPƯD, việc tổ chức thực hiện SKKN ở các cơ sở giáo dục cần phải được tiến hành đảm bảo các yêu cầu và biện pháp như sau: 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a) Tổ chức tập huấn về NCKHSPƯD: Phòng GDTH đã phối hợp Trường Đại học Đồng Nai tổ chức lớp tập huấn chuyên đề “Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” cho 185 CB, GV cốt cán là thành viên Hội đồng bộ môn Giáo dục tiểu học cấp tỉnh, lãnh đạo phụ trách chuyên môn và cán bộ phụ trách GDTH các phòng GD&ĐT trong thời gian 3 ngày, từ ngày 09/3/2011. Các thành viên tham dự lớp tập huấn đã được cấp phát và nghiên cứu trước tài liệu NCKHSPƯD do Dự án Việt-Bỉ Bộ GD&ĐT cung cấp. Sau lớp tập huấn cấp tỉnh, các phòng GD&ĐT đã triển khai nội dung tập huấn đến toàn bộ GVTH ở cơ sở và tài liệu NCKHSPƯD được cấp phát về thư viện các 6 trường học đã được CB, GV thường xuyên sử dụng. Phòng GDTH cũng đã thiết lập một diễn đàn “Trao đổi chuyên môn” qua thư điện tử để tạo điều kiện cho CB, GV trao đổi ý kiến về việc thực hiện SKKN, phân tích những điểm tương đồng và dị biệt trong quy trình và thể thức văn bản giữa SKKN và đề tài NCKHSPƯD và đi đến sự thống nhất quan điểm cơ bản về quy trình và thể thức SKKN. Đây là lần đầu tiên CB, GVTH được chính thức học tập một cách có hệ thống và bài bản về công tác NCKHSPƯD, qua đó nhận thức và kĩ năng thực hiện SKKN được từng bước nâng cao và điều không kém phần quan trọng là đã xây dựng được niềm tin vào chính bản thân là mỗi người đều có thể thực hiện đề tài SKKN, nâng cao trình trình độ lí luận nghiệp vụ sư phạm một khi đã hiểu biết và vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. b) Chỉ đạo về yêu cầu và quy trình tổ chức đánh giá SKKN: Để triển khai thực hiện Điều lệ hội thi GVDG các cấp ban hành theo Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Phòng GDTH đã tham mưu Giám đốc Sở có văn bản số 1290/SGDĐT-GDTH ngày 17/8/2011 hướng dẫn tổ chức hội thi GVDG các cấp ở Giáo dục tiểu học; trong đó đã xác định cụ thể các yêu cầu cần thiết đối với SKKN và chỉ đạo rõ về phương thức thực hiện và quy trình tổ chức đánh giá SKKN; cụ thể như sau: b.1) Về các yêu cầu đối với SKKN: - Yêu cầu về đề tài (chủ đề, đề bài,…) và nội dung: SKKN phải do giáo viên đúc rút từ thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của chính mình hoặc phát triển, ứng dụng SKKN của giáo viên khác hay nguyên lý, luận điểm khoa học giáo dục được xác định rõ ràng và chính xác nguồn tham khảo, trích dẫn. Đề tài SKKN cũng có thể là kết quả của việc nghiên cứu, thử nghiệm hay áp dụng có hiệu quả tốt một chuyên đề đã được chính CB-GV, tổ khối, nhà trường hoặc các cấp quản lí giáo dục đề xướng, triển khai. Đây là yêu cầu nhằm thúc đẩy CB-GV nỗ lực tự học tập, tự nghiên cứu, biết lắng nghe, tìm tòi, quan tâm chia sẻ chuyên môn với đồng nghiệp trong thực tế công tác giảng dạy, giáo dục và quản lí ở cơ sở. - Yêu cầu về thời điểm đăng kí: Đề tài SKKN phải được giáo viên đăng kí chính thức với nhà trường (thông qua tổ khối) cùng lúc với đăng kí danh hiệu thi đua vào đầu năm học. SKKN trong hội thi GVDG cũng chính là SKKN phục vụ cho công tác bình xét danh hiệu thi đua hàng năm. Nếu là SKKN cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hay phát triển (mở rộng, nâng cao,..) thì đăng kí lại như đăng kí lần đầu. Đây là yêu cầu nhằm đảm bảo CB-GV xác định chủ ý vấn đề nghiên cứu, đề tài SKKN và đăng kí đề tài SKKN với nhà trường để tạo nên sự công khai, minh bạch trong tập thể CB-GV, giảm thiểu được sự trùng lắp không cần thiết về đề tài nghiên cứu và đồng thời cũng để cho tập thể, nhà trường có thể tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện SKKN. - Yêu cầu về thể thức: Văn bản báo cáo SKKN phải đảm bảo quy định về cấu trúc và thể thức quy định tại công văn số 193/SGDĐT-VP ngày 25/01/2007 7 của Sở GD&ĐT về việc triển khai viết và thẩm định SKKN. SKKN được in thành 3 bộ, mỗi bộ có độ dài từ 4 đến 8 trang giấy A4 với cỡ chữ 14, kiểu Times New Romans, mã Unicode và chép trên đĩa CD. Đây là yêu cầu nhằm bảo đảm cho CB-GV tập dượt và thực hiện đúng thể thức văn bản báo cáo khoa học; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ và phổ biến, chia sẻ tài nguyên chất xám trong cộng đồng sư phạm. b.2) Về tổ chức thực hiện và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm Quá trình thực hiện SKKN diễn ra chủ yếu ở cơ sở giáo dục, nơi xuất phát của hầu hết mọi vấn đề trong giáo dục cũng là nơi đầu tiên tiếp nhận và thể hiện cụ thể các thành tựu và hiệu quả tốt đẹp mà SKKN có thể mang đến. Vì vậy, xây dựng nền nếp và chất lượng thực hiện SKKN trước hết phải đặt nền tảng ở cơ sở giáo dục và đảm bảo quy trình và nguyên tắc như sau: b.2.1) Nguyên tắc chung: - Đối với cấp trường, SKKN là điều kiện đủ để công nhận danh hiệu GVDG. Do đó, việc đánh giá SKKN có thể được tiến hành sau khi đã tiến hành các nội dung thi khác. Nhà trường tổ chức đánh giá SKKN một lần trong mỗi năm học. - Đối với cấp huyện và tỉnh, SKKN là điều kiện cần để giáo viên có thể tham gia các nội dung thi khác. Kết quả công nhận, xếp loại SKKN quyết định việc giáo viên được hay không được tham gia các nội dung thi khác trong hội thi GVDG cấp huyện, tỉnh. - Việc đánh giá, xếp loại SKKN phải đảm bảo tính công khai và khả năng kiểm chứng tính thực tiễn, hữu dụng. b.2.2) Quy trình thực hiện và đánh giá: + Ở cấp trường: - Kể từ khi đăng kí chính thức SKKN, giáo viên phải định kì báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn tổ khối về tiến độ và kết quả sơ bộ việc nghiên cứu, áp dụng SKKN,… cũng như trong việc trao đổi, góp ý các tiết dạy (hoặc hoạt động giáo dục) có vận dụng, thử nghiệm SKKN của bản thân nhằm công khai việc nghiên cứu, triển khai SKKN cho đồng nghiệp và cán bộ quản lí biết và tham gia đóng góp, chia sẻ, phản biện,… giúp giáo viên từng bước đúc rút và hoàn thiện SKKN. Đây là quy định nhằm tăng khả năng kiểm soát quy trình thực hiện SKKN, gắn chặt nỗ lực nghiên cứu của CB-GV vào thực tế công tác và đồng thời giúp làm tăng hàm lượng khoa học không chỉ cho chính nội dung SKKN mà còn cho nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề các cấp ở cơ sở. - Đến thời điểm nhà trường quy định (tuỳ theo kế hoạch tổ chức hội thi GVDG hàng năm ở cơ sở), giáo viên dự thi có trách nhiệm hoàn chỉnh SKKN và trình bày trước tập thể tổ khối, nhà trường về quá trình, nội dung và kết quả nghiên cứu, vận dụng SKKN. Tập thể tổ khối, nhà trường thảo luận, phản biện và nhận xét, góp ý công khai. Hiệu trưởng (hoặc Phó hiệu trưởng) tổng hợp, phân tích các ý kiến trao đổi, nhận xét và chính thức đánh giá, xếp loại SKKN. 8 + Ở cấp huyện, tỉnh: - Các thành viên tổ giám khảo do Phòng, Sở thành lập nghiên cứu SKKN của giáo viên dư thi trong thời gian ít nhất là 2 tuần. Vào thời điểm quy định, giáo viên dự thi có trách nhiệm trình bày tóm tắt SKKN và trao đổi bổ sung, làm rõ nội dung của 1 hoặc 2 vấn đề do giám khảo đặt ra liên quan đến nội dung SKKN. - Mỗi SKKN được 2 giám khảo nhận xét, đánh giá. Bình quân tổng điểm của các giám khảo là điểm số chính thức của SKKN. Thực hiện đầy đủ quy trình này sẽ bảo đảm chất lượng SKKN thật sự là kết quả đúc kết của quá trình suy nghĩ, thử nghiệm và kiểm chứng; đồng thời không chỉ có thể giúp CB-GV ngày càng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mà còn giúp phát triển kĩ năng trình bày, thuyết trình và hướng dẫn đồng nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc cao của quy định về năng lực nghiệp vụ của Chuẩn nghề nghiệp GVTH. c. Tổ chức hội thi SKKN cấp tỉnh: Liên tục trong hai năm học (2010-2011 và 2011-2012), Phòng GDTH đã đề xuất và tham mưu Lãnh đạo Sở tổ chức hội thi SKKN cấp tỉnh nhằm mục đích: - Chuẩn bị các điều kiện về tâm thế và thử nghiệm năng lực thực hiện Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong đó, chú trọng triển khai đảm bảo thực hiện tốt khâu thực hiện và đánh giá, xếp loại SKKN là một yêu cầu mới trong 3 nội dung chính thức của hội thi GVDG các cấp (SKKN, bài kiểm tra năng lực và thực hành giảng dạy); tích cực chuẩn bị về số lượng và chất lượng thực hiện đề tài – SKKN cho Hội thi GVDG cấp tỉnh sẽ tổ chức vào năm học 2014-2015. - Góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, hội đồng bộ môn và giáo viên tiểu học trong công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tạo nên chuyển biến làm cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn các cấp. - Chuẩn bị đội ngũ tham gia Liên hoan CBQL giỏi cấp tiểu học toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 3 năm 2012. Để phù hợp với năng lực đội ngũ và đảm bảo quy trình thử nghiệm, hội thi SKKN đã có sự giới hạn về số lượng và thành phần tham dự hội thi: 24 CBQL giỏi cấp cơ sở và 50 GV đã đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh trong năm học 20082009. Cán bộ, giáo viên tham gia Hội thi phải thực hiện 2 nội dung đảm bảo các yêu cầu như sau: (1) Bài báo cáo về SKKN: - Chủ đề (đề tài/đề bài) và nội dung của báo cáo phải xuất phát từ thực tế hoạt động dạy học và công tác giáo dục, đã được cá nhân, tập thể (tổ khối, nhà trường,…) tổ chức thử nghiệm, phổ biến áp dụng, đúc rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả. 9 - Đảm bảo cấu trúc và thể thức quy định; phần nội dung chính có độ dài từ 4 đến 8 trang giấy A4, cỡ chữ 14 kiểu Times New Roman, Unicode; không kể các phụ lục, thống kê minh họa, minh chứng,…đính kèm (nếu có). - Mỗi báo cáo thực hiện thành 3 bộ in (có cùng hình thức, nội dung và các phần phụ lục đính kèm) và 1 bộ chép vào đĩa CD. (2) Trình bày báo cáo về SKKN: Trong thời gian 15 phút, cán bộ, giáo viên dự thi có trách nhiệm: - Trực tiếp trình bày tóm tắt nội dung báo cáo, tập trung chủ yếu vào nội dung và hiệu quả của giải pháp; kĩ thuật trình chiếu được khuyến khích sử dụng để đảm bảo thời gian trình bày không quá 10 phút; - Trao đổi thêm về 1 đến 2 vấn đề (do Ban giám khảo nêu) để làm rõ hơn nội dung và hiệu quả của giải pháp trong thời gian không quá 5 phút. III. KẾT QUẢ 1. Kết quả các Hội thi SKKN cấp tỉnh: a) Đối với CBQL: Tổng số SKKN tham gia Hội thi: 24. Ban Giám khảo tuyển chọn 6 đề tài, SKKN đề cử xét khen thưởng và giới thiệu 5 CBQL chính thức tham gia Giao lưu CBQL Giỏi cấp tiểu học toàn quốc: (1) SKKN “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trường tiểu học Trưng Vương” – Nguyễn Văn Đôn, Hiệu trưởng trường TH Trưng Vương, Định Quán. (2) SKKN “Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương XHHGD, huy động các nguồn lực XH góp phần “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” – Lê Văn Đông, Hiệu trưởng trường TH Hoà Bình, Biên Hoà. (3)SKKN “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường TH Cây Gáo A” – Nguyễn Thị Ánh Linh, Hiệu trưởng trường TH Cây Gáo A, Vĩnh Cửu. (4) SKKN “Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường TH Hùng Vương” – Vũ Văn Minh, Hiệu trưởng trường TH Hùng Vương, Xuân Lộc. (5) SKKN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động GDNGLL trong trường tiểu học” – Võ Thần Tiên, Phó hiệu trưởng trường TH Kim Đồng, thị xã Long Khánh. (6) SKKN “Một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi ở trường tiểu học Chu Văn An” – Vũ Thị Mận, Phó hiệu trưởng trường TH Chu Văn An, Định Quán. b) Đối với GVDG: + Hội thi SKKN năm học 2010-2011: Tổng số SKKN tham gia Hội thi: 25, được đánh giá, xếp loại như sau: + Khá: 11 + Đạt yêu cầu: 13 + Không đạt: 01 + 5 đề tài, SKKN chuẩn bị tham gia Giao lưu GVDG Toàn quốc: 10 (1) SKKN “Nâng cao hiệu quả việc dạy học buổi 2 cho học sinh lớp 3 ở trưòng tiểu học bán trú Cao Bá Quát” – GV Phạm Thị Ngọc Bích (H. Trảng Bom) – Xếp loại Khá (2) SKKN “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 cách lựa chọn đối tượng và sử dụng từ ngũ trong làm văn miêu tả” – GV Bùi Thị Mai Xoan (Tp. Biên Hoà) – Xếp loại Khá (3) SKKN “Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Địa lí ở Tiểu học” – GV Trương Thị Kim Thoa (Tp. Biên Hoà) – Xếp loại Khá (4) SKKN “ Làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường tiểu học” – GV NguyễnThị Đoan Trang (H. Long Thành) – Xếp loại Khá (5) SKKN “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu môn Toán lớp 4” – GV Lê Thị Bích Hà (H. Vĩnh Cửu) – Xếp loại Khá (Đính kèm Bảng tổng hợp kết quả Hội thi SKKN năm học 2010-2011) + Hội thi SKKN năm học 2011-2012: Tổng số SKKN tham gia Hội thi: 25, được đánh giá, xếp loại như sau: + Khá: 12 + Đạt yêu cầu: 11 + Không đạt: 02 + 6 đề tài, SKKN được chọn đề nghị xét khen thưởng: (1) SKKN “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào Dạy- Học một số môn học ở lớp 4 ” – GV Trần Thị Thuý Vân , TH Trần Quốc Toản, H. Tân Phú – Xếp loại Khá (2) SKKN “Một số kinh nghiệm dạy học hòa nhập cho học sinh chậm phát triển trí tuệ. ” – GV Trần Thị Hoàng Anh , TH Trần Qúy Cáp, H. Trảng Bom – Xếp loại Khá (3) SKKN “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lý ở lớp 4 ” – GV Dương ĐìnhThục Nhi, TH Võ Thị Sáu, H. Cẩm Mĩ – Xếp loại Khá (4) SKKN “Đưa trò chơi dân gian vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh lớp 53 - Trường TH Xuân Thạnh ” – GV Hoàng Thị Phương Thảo, TH Xuân Thạnh, H. Thống Nhất – Xếp loại Khá (5) SKKN “Kinh nghiệm rèn chữ đẹp cho học sinh trường tiểu học ” – GV Nguyễn Thị Lệ Tuyền, TH Trịnh Hoài Đức, TP. Biên Hoà – Xếp loại Khá (6) SKKN “Hướng dẫn học sinh Tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại Tiếng Anh” – GV NguyễnThị Kim Phượng, TH Tân Phú, H. Vĩnh Củu. (Đính kèm Bảng tổng hợp kết quả Hội thi SKKN năm học 2011-2012) 2. Đánh giá kết quả, tác động của các hội thi SKKN cấp tỉnh: a) Ưu điểm: - Hấu hết SKKN đã thể hiện khá rõ sự đầu tư, chăm chút về hình thức trình bày; bố cục rõ ràng, tương đối đảm bảo thể thức quy định; nội dung nghiên cứu sát hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể trong công tác soạn giảng và chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học. - Phần lý do chọn đề tài và cơ sở lý luận của nhiều SKKN đã cơ bản nêu được tầm quan trọng, ý nghĩa và nhận thức của bản thân giáo viên về đề tài đã chọn; xác định được cụ thể những hạn chế, yếu kém trong công tác dạy học và những khó khăn thực tế của giáo dục hiện nay. 11 - Tuy đa số các SKKN chưa có tính mới hoàn toàn, nhưng hầu hết đã tiếp thu, bước đầu cải tiến và phát triển các ý tưởng và giải pháp tốt đã có; từ đó, xây dựng được các giải pháp có tính hệ thống, cụ thể, thực tế và khá sát hợp với các loại đối tượng học sinh. Đặc biệt đáng biểu dương là đã có một số đề tài, SKKN thể hiện được sự phối hợp các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục, đã đưa ra một số ví dụ điển hình về thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh cũng như đã minh họa được rõ cách vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp/kĩ thuât dạy học vào một số hình thức tổ chức dạy học phù hợp trong một tiết dạy hoặc hoạt động giáo dục cụ thể (như các SKKN “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 cách lựa chọn đối tượng và sử dụng từ ngữ trong làm văn miêu tả” - GV Bùi Thị Mai Xoan –BH; “Làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường tiểu học” – GV Nguyễn Thị Đoan Trang – LT); “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu môn Toán lớp 4” – GV Lê Thị Bích Hà –VC; …) - Là những SKKN đúc rút từ thực tế công tác cũng như có cơ sở khoa học và thực tiễn khá vững chắc, đồng thời đã được trải qua thử nghiệm của bản thân giáo viên nên đa số SKKN tương đối đảm bảo tính hiệu quả, và do đó, khả năng áp dụng, phổ biến rộng rãi trong toàn ngành là rất hiễn nhiên. - Nhiều giáo viên trong Hội thi đã thực hiện khá tốt phần tóm tắt, trình bày SKKN, trao đổi rõ ràng, mạch lạc một số vấn đề về nội dung, giải pháp và hiệu quả của SKKN. Điều này đã chứng tỏ nhiều giáo viên nắm khá chắc vấn đề nghiên cứu và thực sự có năng lực nghiên cứu khoa học. b. Tồn tại: - Một số SKKN chưa đảm bảo thể thức quy định; cấu trúc và bố cục chưa hợp lý, phần giải pháp được trình bày ít hơn khá nhiều so với phần lí do chọn đề tài và cơ sở lí luận, không có phần tài liệu tham khảo. Tranh ảnh và bảng biểu chưa có chú thích rõ ràng. - Cơ sở lí luận của một số đề tài còn chung chung, sao chép dài dòng mà chưa nêu bật được sự liên quan thiết yếu với nội dung trọng tâm của đề tài. - Một số đề tài xác định phạm vi, đối tượng áp dụng quá rộng trong khi đó việc giải quyết nội dung của đề tài thì mới chỉ được vận dụng một phần vào thực tế lớp dạy của giáo viên. - Tuy hầu hết các SKKN đều có dẫn chứng số liệu về chất lượng nhưng chưa xác định thời gian cụ thể bắt đầu áp dụng thử nghiệm cho đề tài; công cụ đo đạc, khảo sát, đánh giá hiệu quả chưa được quan tâm xây dựng đúng mức dẫn đến việc đánh giá hiệu quả rất phiến diện, chưa ghi nhận được sự chuyển biến về thái độ lao động, học tập, vui chơi. - Không ít SKKN còn trình bày khá mờ nhạt phần các biện pháp đã áp dụng, chưa nêu được cụ thể một số việc đã làm, kinh nghiệm đúc rút còn chung chung. Sự phân chia nhóm các giải pháp trong đề tài có sự trùng lắp và định hướng giải quyết vấn đề của đề tài chưa được cụ thể. Phần lớn các giải pháp của GV trình bày chủ yếu thực hiện trên một loại đối tượng học sinh mang tính giả định, thiếu thực tế trải nghiệm để đánh giá hiệu quả. Cá biệt, có một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học trên lớp của một số đề tài chưa tạo được hứng thú học tập bởi việc 12 lựa chọn trò chơi chưa phù hợp, chưa đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. - Nhiều SKKN có kế hoạch nghiên cứu chỉ trong vòng một vài tháng trong năm học. Như vậy, quá trình thực hiện có thể chưa đảm bảo thời gian tích lũy kinh nghiệm, đối chiếu giữa lí thuyết với thực hành, giữa ý tưởng nghiên cứu với thực tiễn sinh động của công tác giáo dục. Vai trò tư vấn, hỗ trợ, tham gia thử nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp, tổ khối chuyên môn và nhà trường còn mờ nhạt. - Điều đáng tiếc là trong 2 hội thi SKKN cấp tỉnh vẫn còn tồn tại tình trạng (02 SKKN) sao chép gần như nguyên văn các SKKN đã đăng tải trên các trang thông tin điện tử và (01 SKKN) chế biến thô sơ, vụng về các đề tài, SKKN đã đạt giải cao trong hội thi khác. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Hội thi SKKN cấp Tiểu học ở cấp tỉnh trong 2 năm học vừa qua, tuy với quy mô giới hạn và có tính chất thử nghiệm, đã thực hiện thành công mục tiêu đặt ra và khẳng định một số ý nghĩa nhất định. 1. Kết quả Hội thi đã xác quyết một niềm tin là đội ngũ CB-GVTH hoàn toàn có thể làm và làm tốt công tác nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo dục ứng dụng nói riêng. 2. Hội thi khẳng định yêu cầu tiếp tục quán triệt và vận dụng đúng đắn, nhuần nhuyễn phương pháp và quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học trong đội ngũ nhà giáo. Trên phương diện này, Hội thi đã thực sự là một đợt tổng dợt quan trọng nhằm chuẩn bị thực hiện tốt công tác thi chọn GVDG các cấp theo Thông tư 21/2010 ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT. 3. Qua Hội thi, mỗi cá nhân, đơn vị tham gia Hội thi nhất định đã tự rút ra cho mình một số nhận thức và kinh nghiệm cần thiết để có thể tham gia và tổ chức ngày càng nền nếp, khoa học và hiệu quả hơn công tác nghiên cứu khoa học, làm đề tài, SKKN cũng như tổ chức đánh giá, công nhận kết quả nghiên cứu khoa học của giáo viên tại địa phương. V. KẾT LUẬN Viết SKKN tuy không phải là việc hoàn toàn mới lạ đối với cán bộ, giáo viên tiểu học, nhưng cũng không phải đơn giản, dễ dàng để có những SKKN có giá trị chất lượng xứng đáng thể hiện đầy đủ tâm huyết và trình độ lao động sư phạm của đội ngũ và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất giáo dục hiện nay. Để từng bước xây dựng nền nếp và chất lượng thực hiện SKKN ở cấp Tiểu học, điều quan trọng là các cấp QLGD và bản thân mỗi CB, GVTH cần tiếp tục quán triệt và kiên trì vận dụng đúng đắn, nhuần nhuyễn phương pháp và quy trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và gắn kết các bước quy định trong công tác nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả 13 thực hiện SKKN với quy trình bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm, đảm bảo tính khoa học và công khai, dân chủ nhằm tạo được hiệu ứng lan tỏa hứng thú nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, khoa học quản lí giáo dục trong đội ngũ CB-GVTH, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng lực đội ngũ và cải thiện chất lượng giáo dục ở cơ sở./. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – NXB Đại học sư phạm – 2010) 2. Công văn số 193/SGDĐT-VP ngày 25/01/2007 của Sở GD&ĐT về việc triển khai viết và thẩm định SKKN. 3. Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Công văn số 1290/SGDĐT-GDTH ngày 17/8/2011 của Sở GD&ĐT hướng dẫn tổ chức hội thi GVDG các cấp ở Giáo dục tiểu học. 5. Quyết định số 366/QĐ-SGDĐT ngày 18/5/2012 chủa Giám đốc Sở GD&ĐT ban hành Quy định thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ chơi trong GD&ĐT và báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 6. Một số trang thông tin điện tử: tailieu.vn; box.math.vn; cdspbinhduong… NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đạt BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI PHÒNG GD TIỂU HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 14 Đồng Nai, ngày 30 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011 - 2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng nên nếp và chất lượng thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ở cấp Tiểu học” Họ và tên tác giả: Đơn vị (Tổ):..................................... NGUYỄN ĐẠT Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...........................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ....................................................  1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng