Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn xây dựng quy trình xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú the...

Tài liệu Skkn xây dựng quy trình xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú theo tiêu chuẩn iso 9001 2008.

.DOCX
14
344
118

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Văn phòng Sở Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 Người thực hiện: Quang Vĩnh Thảo Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Thi đua – Khen thưởng  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013. 2 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Quang Vĩnh Thảo 2. Ngày tháng năm sinh: 26 – 10 - 1962 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Văn phòng Sở 5. Điện thoại: 0613.846.441(CQ)/ 0613.952.652(NR); ĐTDĐ: 0908.117.934 6. Fax: 0613.846.400 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó chánh văn phòng 8. Đơn vị công tác: Sở GD&ĐT Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP - Năm nhận bằng: 1997 - Chuyên ngành đào tạo: Toán III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý trường học Số năm có kinh nghiệm: 16 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Cải tiến công tác Thi đua, khen thưởng. + Hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm. 3 BM03-TMSKKN Tên SKKN : XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001: 2008 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là người được phân công phụ trách công tác Thi đua, Khen thưởng của Ngành Giáo dục và Đào tạo. Qua thực tiễn tham gia công tác xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú từ năm 2008 đến nay. Bản thân tôi nhận thấy đây là một việc rất quan trọng có tác dụng ghi nhận và tôn vinh nhà giáo đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Đến năm 2012 là lần phong tặng danh hiệu lần thứ 12. Với quy định 02 năm có một đợt phong tặng và với mỗi lần tổ chức xét tặng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có Thông tư hướng dẫn cho mỗi đợt với nhiều thay đổi từ tiêu chuẩn, hồ sơ, yêu cầu về thành tích, thâm niên…khác nhau, điều này dẫn đến quá trình tiếp thu và triển khai thông tư gặp nhiều khó khăn. Đơn cử qua các đợt phong tặng và thông tư hướng dẫn như sau:  Đợt phong tặng lần thứ 5 – năm 1996: Thông tư số 05//GD-ĐT ngày 23 tháng 3 năm 1996 hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú lần thứ Năm.  Đợt phong tặng lần thứ 6 – năm 1998: Thông tư số 06//GD-ĐT ngày 24 tháng 02 năm 1998 hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú lần thứ Sáu.  Đợt phong tặng lần thứ 7 – năm 2000: Thông tư số 07/TT/BGD&ĐT ngày 17 tháng 3 năm 2000 hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú lần thứ Bảy.  Đợt phong tặng lần thứ 10– năm 2008: Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ Mười.  Đợt phong tặng lần thứ 12– năm 2012: Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 của Bộ GDĐT Hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ Mười hai. Trước thực trạng đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài Xây dựng Quy trình Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 để phần nào giải quyết những khó khăn hay gặp trong quá trình triển khai công tác xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú trong ngành GDĐT. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 4 Trên cơ sở các Thông tư hướng dẫn của Bộ GDĐT đối với mỗi đợt xét tặng và hướng dẫn cách xây dựng quy trình thủ tục hồ sơ công việc theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 do Sở GDĐT triển khia xây dựng; kinh nghiệm thực tiễn qua các năm làm thư ký của Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI 2. Nội dung, biện pháp thực hiện: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ––––––––––––––– Ta có thể hiểu: ISO 9001 là tiêu chuẩn được công nhận tòan cầu dành cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Hệ thống này cung cấp bộ nguyên tắc để đảm bảo phương pháp ý thức chung cho việc quản lý các hoạt động của đơn vị được nhất quán. Khi xây dựng quy trình Quy trình Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 theo hướng dẫn của các chuyên gia tư vấn. Tôi đã căn cứ vào Thông tư hướng dẫn của Bộ GDĐT và kết hợp với hệ thống ISO để viết thành Quy trình Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 với nội dung cụ thể như sau: QUY TRÌNH XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ Mã số: QT-TĐKT.01 Lần ban hành: 01 Ngày ban hành: 12/3/2012 Lần sửa đổi: 00 Ngày …../…./20…. Người viết Người xem xét Người phê duyệt Họ và tên Quang Vĩnh Thảo Phan Đình Chương Lê Minh Hoàng Chức vụ Phó chánh văn phòng Chánh văn phòng Giám đốc 08/3/2012 10/3/2012 Chữ ký Ngày 12/3/2012 5 THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU Ngày Vị trí trong tài liệu Nội dung sửa đổi Ghi chú ÂN PHỐI TÀI LIỆU Cá nhân/Đơn vị 1. Giám đốc Sở Phân phối Cá nhân/Đơn vị 9. Thanh tra Phân phối 6 2. Phó Giám đốc 10. Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên 3. Phó Giám đốc 11. Phòng Khảo thí và Kiểm định CLGD 4. Phó Giám đốc 12. Phòng Giáo dục mầm non 5. Văn phòng 13. Phòng Giáo dục tiểu học 6. Phòng Tổ chức cán bộ 14. Phòng Giáo dục trung học 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính 15. Phòng Giáo dục thường xuyên 8. Ban Quản lý dự án 16. Phòng Giáo dục chuyên nghiệp I. MỤC ĐÍCH Nhằm hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. II. PHẠM VI ÁP DỤNG Áp dụng cho nhà giáo trong các cơ sở quản lý giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục. III. TÀI LIỆU LIÊN QUAN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. IV. ĐỊNH NGHĨA/TỪ VIẾT TẮT 1. Định nghĩa Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú: - Thành phần hội đồng cấp cơ sở quy định như sau: Đối với trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề: Thành phần Hội đồng cấp cơ sở: Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng, một Phó Thủ trưởng và Chủ tịch công đoàn đơn vị là Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng các cơ quan chức năng có liên quan thuộc đơn vị; đại diện lãnh đạo, chuyên viên bộ phận chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng; đại diện nhà giáo tiêu biểu; hoặc Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (nếu có); Đối với các cơ quan quản lý giáo dục: Thủ trưởng cơ quan làm chủ tịch, chủ tịch công đoàn làm phó chủ tịch, phụ trách các đơn vị hoặc phòng, ban chức năng trực thuộc có liên quan, đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua, đại diện Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm uỷ viên. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: - Thành phần hội đồng cấp huyện được quy định như sau: Thành phần Hội đồng cấp huyện: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) Uỷ ban nhân dân huyện làm Chủ tịch, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo làm Phó Chủ tịch thường trực, Chủ tịch công đoàn giáo dục huyện làm Phó Chủ tịch, cán bộ làm 7 công tác thi đua, khen thưởng của huyện, Phó Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, cán bộ phụ trách chuyên môn, tổ chức cán bộ, đại diện nhà giáo tiêu biểu hoặc Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú làm uỷ viên; Hội đồng cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập; Hội đồng sở giáo dục và đào tạo mở rộng gồm: sở giáo dục và đào tạo, sở lao động thương binh và xã hội, công đoàn giáo dục tỉnh, các Trưởng phòng phụ trách các cấp học và trình độ đào tạo, tổ chức cán bộ, thanh tra, văn phòng sở giáo dục và đào tạo, đại diện một số sở, ban, ngành, đại diện thường trực Hội đồng thi đua khen - thưởng ngành giáo dục tỉnh; Thành phần Hội đồng sở giáo dục và đào tạo mở rộng: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo làm Chủ tịch, 1 Phó Giám đốc làm Phó Chủ tịch thường trực, Chủ tịch công đoàn giáo dục tỉnh làm phó Chủ tịch, 1 lãnh đạo sở lao động thương binh và xã hội làm Phó Chủ tịch, các Phó Giám đốc, các Trưởng phòng phụ trách các cấp học và trình độ đào tạo, tổ chức cán bộ, thanh tra, văn phòng sở giáo dục và đào tạo, đại diện một số sở, ban, ngành có nhà giáo đề nghị xét tặng, đại diện thường trực Hội đồng thi đua khen - thưởng ngành giáo dục tỉnh, đại diện nhà giáo tiêu biểu; hoặc Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú làm uỷ viên; Hội đồng sở giáo dục và đào tạo mở rộng do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập; Hội đồng sở giáo dục và đào tạo mở rộng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú đối với nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở ở các cơ sở giáo dục trực thuộc các sở, ngành trong tỉnh đề nghị. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: - Thành phần hội đồng cấp tỉnh được quy định như sau: Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo làm phó Chủ tịch thường trực, Chủ tịch Công đoàn giáo dục tỉnh làm Phó Chủ tịch, Trưởng Ban thi đua - khen thưởng tỉnh là Phó Chủ tịch, các Phó giám đốc, các Trưởng phòng phụ trách các cấp học và trình độ đào tạo, tổ chức cán bộ, thanh tra, văn phòng sở giáo dục và đào tạo, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành có nhà giáo đề nghị xét tặng, đại diện thường trực Hội đồng thi đua khen - thưởng ngành giáo dục tỉnh, đại diện chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Nhà giáo Nhân dân hoặc Nhà giáo Ưu tú làm uỷ viên; Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập; Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú đối với nhà giáo được Hội đồng cấp huyện, Hội đồng sở giáo dục và đào tạo mở rộng và Hội đồng cơ sở của các trường đại học, cao đẳng trực thuộc tỉnh đề nghị. 2. Từ viết tắt BGDĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo. NGND: Nhà giáo nhân dân. NGƯT: Nhà giáo ưu tú. Hội đồng cơ sở: Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; 8 Hội đồng cấp huyện: Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội đồng sở giáo dục và đào tạo mở rộng: xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú đối với nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở ở các cơ sở giáo dục trực thuộc các sở, ngành trong tỉnh đề nghị Hội đồng cấp tỉnh: Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. V. NỘI DUNG 1. Lưu đồ Các bước Bước 1 Trách nhiệm Trình tự công việc Mô tả tài liệu liên quan Thông tư 07/2012/TTBGDĐT. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Tiếp nhận hồ sơ Cá nhân đề nghị NGND thực hiện mẫu: 2 Cá nhân đề nghị NGƯT thực hiện mẫu : 2 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Thành lập Hội đồng cơ sở tiếp nhận và xét trình lên Hội đồng cấp huyện. Hội đồng cơ sở Hội đồng cấp huyện và Hội đồng Sở GD&ĐT mở rộng Hội đồng cấp tỉnh Bước 5 Hội đồng cấp tỉnh NGND: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 NGƯT: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 Hội đồng cấp huyện thực hiện các mẫu: . Thành lập Hội đồng cấp huyện; HĐ Sở mở rộng tiếp nhận hồ sơ và xét trình lên Hội đồng cấp tỉnh Thành lập Hội đồng cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ và xét trình lên Hội đồng cấp Bộ. Hội đồng cấp cơ sở; Hội đồng cấp huyện; Hội đồng cơ sở thực hiện các mẫu: NGND: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 NGƯT: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 Hội đồng cấp tỉnh thực hiện các mẫu: NGND: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 NGƯT: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 Gồm các loại hồ sơ sau: Lưu hồ sơ tại Văn phòng và Thi đua. NGND: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 NGƯT: 1.1; 1.2; 1.3a; 1.3b; 1.3c và 1.4 QĐ thành lập Hội đồng. 9 2. Diễn giải lưu đồ Bước 1: Hội đồng Thi đua-Khen thưởng ngành triển khai toàn bộ nội dung của Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 của Bộ GD&ĐT đến toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên trong ngành. Các cá nhân nào đạt đủ các tiêu chuẩn nêu trong Thông tư thì viết báo cáo thành tích theo mẫu quy định và nộp cho đơn vị mà mình đang công tác. Bước 2: Các đơn vị có trách nhiệm nhận hồ sơ và ra Quyết định thành lập Hội đồng cơ sở để xét duyệt theo trình tự quy định của Thông tư 07/2012/TTBGDĐT ngày 17/02/2012. Sau đó, hoàn chỉnh hồ sơ và trình lên Hội đồng cấp huyện. Bước 3: UBND các huyện ra Quyết định thành lập Hội đồng cấp huyện và tiếp nhận hồ sơ do Hội đồng cơ sở nộp lên. Sau đó, Hội đồng tiến hành họp xét duyệt theo trình tự quy định của Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012. Sau đó, hoàn chỉnh hồ sơ và trình lên Hội đồng cấp tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng sở giáo dục và đào tạo mở rộng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú đối với nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở ở các cơ sở giáo dục trực thuộc các sở, ngành trong tỉnh đề nghị Bước 4: UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh và tiếp nhận hồ sơ do Hội đồng cấp huyệnvà Hội đồng Sở GD&ĐT mở rộng nộp lên. Sau đó, Hội đồng tiến hành họp xét duyệt theo trình tự quy định của Thông tư 07/2012/TTBGDĐT ngày 17/02/2012. Sau đó, hoàn chỉnh hồ sơ và trình lên Hội đồng cấp Bộ. Bước 5: Lưu hồ sơ theo quy định gồm các loại biểu mẫu và các Quyết định thành lập Hội đồng. VI. LƯU HỒ SƠ S T Tên hồ sơ Mã số T 01 Mẫu 2- Bản khai thành tích BM-QTđề nghị xét tặng danh hiệu TĐKT.01.01 Nhà giáo nhân dân (theo Thông tư 07/2012/TTBGDĐT) 02 Mẫu 1.1- Tờ trình đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú (theo Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT) BM-QTTĐKT.01.02 03 Mẫu 1.2- Danh sách đề nghị BM-QTxét tặng danh hiệu Nhà giáo TĐKT.01.03 nhân dân. (theo Thông tư Thời Nơi lưu hạn lưu Văn thư; 05 Thi năm đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; 05 Thi năm đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; 05 Thi năm đua:HĐ cơ Phươn g pháp hủy Xén vụn Xén vụn Xén vụn 10 07/2012/TT-BGDĐT). 04 Mẫu 1.3a- Biên bản giới thiệu và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm (theo Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT) BM-QTTĐKT.01.04 05 Mẫu 1.3b- Biên bản và kết quả bỏ phiếu sơ duyệt (theo Thông tư 07/2012/TTBGDĐT) BM-QTTĐKT.01.05 06 Mẫu 1.3c - Biên bản giới thiệu và kết quả bỏ phiếu tán thành (theo Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT) BM-QTTĐKT.01.06 07 Mẫu 1.4 - Tóm tắt hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. (theo Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT) BM-QTTĐKT.01.07 08 Quyết định thành lập Hội đồng Sở GD&ĐT mở rộng BM-QTTĐKT.01.08 09 Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh BM-QTTĐKT.01.09 VII. PHỤ LỤC/MẪU BIỂU ĐÍNH KÈM sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; Thi đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; Thi đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; Thi đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; Thi đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; Thi đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. Văn thư; Thi đua:HĐ cơ sở; HĐ cấp huyện và HĐ cấp tỉnh. 05 năm Xén vụn 05 năm Xén vụn 05 năm Xén vụn 05 năm Xén vụn 05 năm Xén vụn 05 năm Xén vụn 11 ST T 01 Tên tài liệu Mã số Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú Tờ trình đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân; nhà giáo ưu tú BM-QTTĐKT.01.01 BM-QTTĐKT.01.02 03 Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân; nhà giáo ưu tú BM-QTTĐKT.01.03 04 Biên bản giới thiệu và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 05 Biên bản và kết quả bỏ phiếu sơ duyệt 06 Biên bản và kết quả bỏ phiếu tán thành 07 Tóm tắt thành tích cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. BM-QTTĐKT.01.04 BM-QTTĐKT.01.05 BM-QTTĐKT.01.06 BM-QTTĐKT.01.07 08 Quyết định thành lập Hội đồng Sở GD&ĐT mở rộng 09 Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh 02 BM-QTTĐKT.01.08 BM-QTTĐKT.01.09 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua việc xây dựng quy trình và đã đưa vào áp dụng trong đợt phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú lần thứ 12 năm 2012 đã cho thấy kết quả bước đấu rất khả quan như: * Việc xây dựng và đưa vào công khai theo quy định của ISO 9001-2008 thủ tục hành chính đã giúp cho các đơn vị cấp trường, hội đồng cấp huyện…nắm vững được quy trình làm việc và các loại thủ tục, hồ sơ, biên bản của Hội đồng các cấp. Từ đó, giúp cho việc tham mưu thành lập Hội đồng , hướng dẫn lập hồ sơ xét tặng cũng như việc lưu trữ hồ sơ được hoàn chỉnh nhanh chóng, kịp thời. * Những cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng cũng rất nhanh chóng tiếp cận hồ sơ, biểu mẫu và nắm được quy trình làm việc của Hội đồng các cấp. Từ đó, tính công khai minh bạch cũng được nâng lên. Giảm áp lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác thi đua. * Mỗi đợt phong tặng, nếu Bộ GDĐT có Thông tư mới thì việc cập nhật rất thuận lợi, nhanh chóng không mất nhiều thời gian như trước đây. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đề tài có khả năng áp dụng trong ngành GD&ĐT Đồng Nai. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Thi đua, Khen thưởng; 2. Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; 12 3. Hướng dẫn cách xây dựng quy trình thủ tục hồ sơ công việc theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008; 4. Thông tư 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/02/2012 của Bộ GDĐT Hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 12. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Quang Vĩnh Thảo 13 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị Văn phòng Sở. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Nai, ngày 31 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ THEO TIÊU CHU6A3N ISO 9001 – 2008. Họ và tên tác giả: Quang Vĩnh Thảo Chức vụ:Phó chánh Văn phòng Đơn vị: Văn phòng sở Giáo dục và Đào tạo đồng Nai Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: Thi đua, Khen thưởng Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị   Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có   2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 14  Lưu ý: - Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4; quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14pt. - Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN), Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN). - Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không nhận đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN), các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng