Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn y tế biện pháp phòng bệnh cảm cúm cho học sinh nội trú...

Tài liệu Skkn y tế biện pháp phòng bệnh cảm cúm cho học sinh nội trú

.DOC
18
441
149

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CẢM CÚM CHO HỌC SINH NỘI TRÚ Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 1 (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Y tế trường học 1 Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN 1 Mô hình 1 Đĩa CD (DVD) 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 1 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hường 2. Ngày tháng năm sinh: 23/07/1970 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Khu 10 Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613856483 (CQ); ĐTDĐ: 01233759082 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Nhân Viên Y tế 8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu học sinh nội trú. 9. Đơn vị công tác: Trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung Cấp Y tế - Năm nhận bằng: 1990 - Chuyên ngành đào tạo: Y sỹ đa khoa III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác y tế, CSSKBĐ cho học sinh Số năm có kinh nghiệm: 20 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: *Một số biện pháp quản lý chăm sóc sức khỏe cho học sinh nội trú; *Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh trường học; *Biện Pháp phòng chống bệnh HYSTARIA ở học sinh nữ; *Biện pháp giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh nội trú. 2 Tên SKKN: BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CẢM CÚM CHO HỌC SINH NỘI TRÚ I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý nhất của con người, con người có sức khỏe tốt thì việc học tập, rèn luyện, lao động đều thuận tiện và có kết quả cao. Hiện tại mỗi con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như: môi trường, các dịch bệnh, những thực phẩm nuôi sống hàng ngày… Một trong những nguy cơ về sức khỏe mà nhiều năm trở lại đây cả thế giới luôn phải đối mặt đó là đại dịch bệnh cúm khủng khiếp. Mỗi đợt dịch bệnh đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng, làm suy yếu nền kinh tế các quốc gia xảy ra dịch bệnh, đồng thời gây hoang mang, lo lắng cho cộng đồng xã hội. Mỗi con người chúng ta, trong đời ít nhiều đều đã bị nhiễm bệnh cảm cúm. Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cảm cúm luôn có nguy cơ lây lan và bùng phát bất cứ lúc nào. Đặc biệt trong những cơ sở giáo dục – trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao hơn. Trường phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú, Định Quán là một trường chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ nuôi và dạy học sinh dân tộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn hai huyện. Học sinh ở tập thể nội trú, đa số các em còn mang nhiều tập tục lạc hậu về vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, do đó dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó bệnh cảm cúm là một bệnh đa số các em thường xuyên mắc phải, có em trong một tháng nhiễm cúm 2- 3 lần. Bệnh này thường lây lan nhanh trong tập thể học sinh, khó ngăn chặn. Đồng thời nó cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm ảnh hưởng sức khỏe học sinh học tập tại trường. Theo dõi bệnh tại trường, số lượt học sinh nhiễm cảm cúm có con số cụ thể như sau: Năm học 2011-2012 có 326 lượt , có 8 em phải nhập viện; Năm học 2013-2014 có 362 lượt bệnh và 7 em nhập viện; Năm học 2013- 2014 có 302 lượt bệnh và 6 em phải nhập viện). Bản thân tôi làm công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho các em học sinh, trong những năm qua tôi luôn băn khoăn trăn trở tìm các biện pháp tối ưu để phòng các ngừa bệnh lây nhiễm, đặc biệt là bệnh cảm cúm trong tập thể học sinh nội trú. Chính vì những lý do nêu trên, trong năm học này tôi chọn đề tài: “Biện pháp phòng bệnh cảm cúm cho học sinh nội trú”. Mục đích làm giảm số lần, số học sinh nhiễm cúm, đảm bảo sức khỏe cho học sinh học tập và để làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của nhà trường. 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ không có bệnh hoặc thương tật”. Căn cứ thông tư số: 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của liên bộ Y tế - GD&ĐT về quy định nhiệm vụ y tế trường học. Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ công văn số 505/SGDĐT-CTHSSV ngày 17/3/2015 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau Tết và mùa lễ hội 2015 của sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai. Trên thực tế vào các năm học 2008-2009; 2009-2010 một số trường học ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng…nhất là các trường có học sinh bán trú, nội trú đã xảy ra hàng loạt học sinh bị nhiễm cúm A -H1N1 gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp khiến một số cơ sở giáo dục phải đóng cửa tạm thời. Theo dõi trên các phương tiện thông tin hiện nay cứ vào đầu năm học thì hiện tượng học sinh bị sốt, ho hàng loạt ở các cơ sở giáo dục vẫn thường xảy ra, nguyên nhân do lây nhiễm cúm và biến chứng viêm hô hấp ở các lớp học nhất là các lớp nhỏ, bán trú, nội trú. Thực trạng học sinh nhiễm bệnh cảm cúm tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tân Phú trong những năm qua phần lớn ở dạng cảm cúm thông thường. Cứ vào đầu năm học là có hiện tượng học sinh nhiễm cảm cúm (do thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống). Đôi khi cúm lây lan nhanh trong tập thể, phòng ở, lớp học… do các em ăn ở học tập sinh hoạt cùng nhau. Có học sinh bị nhiễm cúm nhiều lần trong năm học, có một số em khi nhiễm cúm thường bị biến chứng viêm họng, viêm thanh quản, ho kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe học tập. Thực trạng công tác phòng bệnh của nhà trường: +Thuận lợi - Được sự quan tâm đồng thuận của ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên phục vụ. -Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp thuận lợi về vệ sinh môi trường. +Khó khăn - Học sinh ở nội trú, ăn ở sinh hoạt cùng nhau nên dễ lây nhiễm cúm; 4 - Nhận thức về vệ sinh, phòng bệnh, và hiểu biết về bệnh cúm của học sinh và phụ huynh còn nhiều hạn chế. - Đa số học sinh có tâm lý coi bệnh cảm cúm là bệnh thông thường, có thể tự khỏi, chủ quan không có ý thức chữa bệnh và phòng bệnh tốt. Từ thực trạng trên công tác phòng dịch bệnh cảm cúm cũng như phòng các bệnh lây nhiễm trong trường học là một vấn đề được lãnh đạo nhà trường quan tâm, chỉ đạo và được đầu tư đúng mức. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin chỉ đề cập đến phòng bệnh cảm cúm thông thường, đây là bệnh thường xảy ra ở tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú nơi tôi công tác. Giải pháp tôi đưa ra để giải quyết vấn đề trên mục đích nâng cao nhận thức, phòng bệnh cảm cúm, chánh lây nhiễm cho học sinh ở trường học, làm giảm số lượng lượt học sinh nhiễm cúm trong năm học, giảm số lần mắc của từng học sinh và giảm số lần mắc bệnh có biến chứng, đồng thời giảm học sinh phải nhập viện, nghỉ học do cúm biến chứng. Đây là giải pháp thay thế hoàn toàn mới những giải pháp đã thực hiện trong công tác phòng bệnh, được áp dụng tại nhà trường trong năm học 2014-2015 có hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng bệnh lây nhiễm, đặc biệt là bệnh cúm, từ đó nâng cao sức khỏe cho học sinh đảm bảo được học tập của các em. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi xin trình bày các giải pháp cụ thể như sau: 1. Giải pháp 1: Công tác chuẩn bị các điều kiện để phòng bệnh Xác định “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hơn nữa, cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do đó công tác phòng bệnh phải được quan tâm đưa lên hàng đầu. 1.1/ Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất. Muốn phòng bệnh tốt, trước hết cần chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất. Bước vào đầu năm học, tôi đã tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường đồng ý dự trù kinh phí cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu như: Mua BHYT cho tất cả học sinh (nguồn ngân sách theo quy định chính sách với học sinh dân tộc nội trú), số tiền BHYT chích lại dự trù mua thuốc thiết yếu phục vụ tại trường trong đó có cơ số thuốc điều trị các triệu chứng bệnh cảm cúm và dung dịch nhỏ mũi natriclorid 0,9%. Ngoài ra tôi dự trù kinh phí cho công tác phòng bệnh khoảng 50.000đ/học sinh/năm để mua xà bông rửa tay, giấy vệ sinh và các dung dịch sát khuẩn khác, số tiền còn lại sẵn sàng để có nguồn chi phòng chống dịch bệnh sảy ra . Tiếp đó, tham mưu thực hiện tốt việc kiểm tra để sửa chữa hư hỏng, mua sắm dụng cụ lao động vệ sinh trang bị đầy đủ về cơ sở, vật chất nơi ăn, ở, sinh hoạt của học sinh, đặc biệt là các công trình vệ sinh, cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt hàng ngày. Sau đó thực hiện vệ sinh khử trùng sạch sẽ trước khi học sinh đến nhập học. 5 Điểm cần lưu ý nữa là chuẩn bị 2 phòng ở để cách ly bệnh đảm bảo sạch, thoáng, tiện nghi . 1.2/Chuẩn bị tốt các điều kiện về con người. *Về phía đội ngũ cán bộ, phụ trách, quản lý: Tôi tham mưu củng cố lại Ban y tế trong trường học gồm: Hiệu phó phụ trách nội trú là trưởng ban, nhân viên y tế là phó ban thường trực, thành viên là tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm và quản sinh. Nhiệm vụ của ban là thực hiện giáo dục, hướng dẫn học sinh nâng cao nhận thức phòng bệnh, thực hành vệ sinh cá nhân hàng ngày đảm bảo giữ gìn sức khỏe nói chung và phòng bệnh cảm cúm nói riêng. Đồng thời khi có dịch bệnh cảm cúm hoặc dịch bệnh khác lực lượng này sẽ sẵn sàng ứng phó hỗ trợ y tế ngăn chặn và chăm sóc học sinh bệnh tại trường. * Về phía học sinh: Cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh cảm cúm và kỹ năng phòng bệnh qua công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn các kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để ngăn chặn ứng phó với bệnh cảm cúm. Bên cạnh việc trang bị kiến thức cho các em cần hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hàng ngày thật tốt để phòng bệnh. Vệ sinh cá nhân tốt, đúng cách là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất cho tất cả các loại bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cảm cúm nói riêng. Chính vì thế việc giáo dục hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho học sinh ở nội trú là việc làm quan trọng, cấp thiết cần thực hiện thường xuyên liên tục để phòng bệnh. Trước tiên là việc rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn sau khi đi vệ sinh, đây là khẩu hiệu và câu cửa miệng mà bản thân tôi cũng như đội ngũ quản lý phải thường xuyên nhắc nhở học sinh. Từ lời nói đến hành động, việc làm này phải tạo ra cho các em một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nhất là khi phát hiện trong phòng, trong lớp, trong trường có bạn đã và đang bị bệnh cảm cúm. Tiếp theo là vệ sinh cá nhân tắm rửa, súc miệng, chải răng hàng ngày. Đặc biệt khi có hiện tượng cảm cúm phải hướng dẫn học sinh vệ sinh tốt hơn, sâu sát, tỷ mỷ hơn như: tắm đúng giờ, cần giữ ấm cơ thể tránh gió lùa; súc miệng chải răng hàng ngày, tối thiểu 2 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ, tốt nhất nên súc miệng trước lúc đi ngủ bằng dung dịch muối pha loãng (natriclorua 0,9%), đồng thời thực hiện nhỏ mũi sát khuẩn bằng dung dịch natriclorid 0,9% cho tất cả học sinh. Song song với việc hướng dẫn học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân, việc tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường: phòng ở, lớp học, sân chơi khu vệ sinh… cũng rất quan trọng và phải được xác định là một nhiệm vụ của nhà trường trong công tác vệ sinh phòng bệnh nói riêng và giáo dục nhân cách, thói quen con người cho học sinh nội trú nói chung. Tất cả các nội dung trên được chuẩn bị chu đáo, thực hiện theo kế hoạch, trình tự nghiêm túc đã mang lại kết quả tốt hơn trong phòng bệnh cúm, đặc biệt chủ động 6 được công tác chăm sóc sức khỏe cho các em và hạn chế dịch bệnh xâm nhập vào nhà trường trong năm học qua. 2. Giải pháp 2: Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng bệnh cúm trong trường học Tuyên truyền giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức phòng bệnh cảm cúm trong học sinh. Đây là khâu cực kỳ quan trọng, mục đích để các em nhận thức được mối nguy hại ảnh hưởng của bệnh cúm tới sức khỏe và tính mạng của bản thân, từ đó các em nâng cao ý thức, hành động để phòng bệnh. +Thời gian tuyên truyền: cảm cúm là bệnh thường xảy ra dịch vào thời điểm chuyển mùa như: Mùa mưa sang mùa khô và ngược lại. Theo dõi dịch bệnh tại trường thì bệnh thường xảy ra nhiều vào hai thời điểm là: tháng 9, tháng 10 và tháng 2 tháng 3 năm sau (sau Tết nguyên đán). Ngoài thời điểm này bệnh cảm cúm cũng có thể xảy ra quanh năm do đó các nội dung tuyên truyền bệnh cúm thực hiện ngay đầu năm học, hàng tháng cũng phải thường xuyên nhắc tới để các em khắc sâu kiến thức về bệnh và phòng bệnh tốt hơn. +Hình thức tuyên truyền: Vì học sinh ở nội trú nên có nhiều ưu thế để tuyên truyền. Tôi đưa ra nhiều hình thức tuyên truyền và thực hiện tuyên truyền thường xuyên mọi nơi mọi chỗ như: tuyên truyền miệng vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ vào mỗi tháng khi có kế hoạch; nói truyện dưới cờ sáng thứ hai đầu tuần theo lịch phân công, tuyên truyền qua tranh ảnh, các bài viết, tuyên truyền qua những bức tranh có hình ảnh sống động thực tế về cách nhận biết và phòng bệnh cảm cúm để treo dán ở bảng thông tin, ở nhà ăn và các lớp học để học sinh thường xuyên nhìn thấy và đọc. Ngoài ra tôi thực hiện viết bài để tuyên truyền qua các bản tin phát thanh trong ngày. Đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt phòng ở… Đặc biệt vào các thời điểm dịch bệnh xảy ra, phải tăng cường tuyên truyền và cho các em tiếp cận các thông tin về dịch bệnh ngay như dịch bệnh đang ở đâu, chiều hướng diễn biến dịch như thế nào, đồng thời kiểm soát bệnh chặt chẽ hàng ngày ở nội trú bằng các biện pháp liên tục kiểm tra giám sát và nhắc nhở học sinh phải khai báo bệnh khi bản thân có các triệu chứng nghi ngờ bệnh cúm. +Nội dung tuyên truyền: Dựa trên kiến thức cơ bản về đại cương bệnh cảm cúm và những kinh nghiệm tiếp xúc chẩn đoán, chăm sóc học sinh bệnh cảm cúm trong những năm qua đồng thời nắm bắt những thông tin, những biến đổi đột biến của bệnh đang diễn ra để xây dựng bài giảng, bài nói chuyện với các em: Ví dụ: Nội dung tuyên truyền về bệnh dưới cờ hoặc qua buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp như sau: “1. Định nghĩa bệnh cảm cúm: là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây nhiễm qua đường hô hấp, nguyên nhân do các vi rút cúm A,B,C gây nên. Bệnh khởi phát đột 7 ngột bằng sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân và những dấu hiệu hô hấp, dễ dẫn đến viêm mũi, họng, viêm phổi… Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Theo các nhà khoa học nghiên cứu kết luận: Virút Cúm A có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên. Quá trình lai ghép, tái tổ hợp giữa virut Cúm A ở người và virut Cúm A ở động vật sẽ tạo thành chủng virut Cúm mới. Vì vậy virút cúm A là thủ phạm gây ra các đại dịch; virut cúm B thường gây các vụ dịch khu vực; virut cúm C thường gây các dịch tản phát. Do đó, con người có thể mắc Cúm nhiều lần trong năm, thậm trí trong cùng một tháng có thể nhiễm 2 đến 3 lần. 2. Nguồn lây bệnh: Trong thời gian có dịch là người bệnh và người lành nhiễm vi rút. Ngoài thời gian dịch thì gia súc, gia cầm là nguồn dự trữ vi rút Cúm. 3. Đường lây bệnh: Lây trực tiếp giữa người với người bằng đường hô hấp, qua các hạt nước bọt nhỏ li ti và dịch mũi, họng chứa vi rút trong không khí. Lây gián tiếp qua việc tiếp xúc với thực phẩm, dịch tiết, phân của gia súc, gia cầm nhiễm bệnh. 4. Đối tượng nhiễm bệnh: mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, lứa tuổi thanh thiếu niên dễ mắc bệnh hơn. Những người cao tuổi có bệnh mãn tính đường hô hấp dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn. 5. Triệu chứng bệnh Cúm thông thường: +Thời kỳ nung bệnh:Từ 2- 4 ngày (ngắn nhất là 24 giờ) thường không có biểu hiện triệu chứng. +Thời kỳ khởi phát: Thường đột ngột bằng sốt cao 39-400C, kèm theo rét run, nhức đầu choáng váng, buồn nôn và đau mỏi toàn thân ( đau nhức các khớp, đau dọc sống lưng), mệt mỏi không muốn làm việc +Thời kỳ toàn phát: Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc sốt cao liên tục 39- 40 0 C, thời gian sốt 4-7 ngày, khi hết sốt nhiệt độ giảm nhanh. Bệnh nhân mệt mỏi nhiều, ăn ngủ kém, môi khô lưỡi bẩn, mạch nhanh huyết áp dao động, nước tiểu vàng. Hội chứng hô hấp: Các triệu chứng thường gặp là viêm long đường hô hấp trên (Sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan), mắt xung huyết, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Viêm thanh hầu và khí quản: Bệnh nhân khàn tiếng, ho khan kéo dài. Viêm phế quản cấp, viêm phổi: Đau tức ngực, khó thở, ho khạc đờm trắng dính. Khám phổi thấy ran ngáy, ran rít, hoặc một số ran ẩm nhỏ hạt. Cận lâm sàng: Bạch cầu máu ngoại vi số lượng không tăng, tỷ lệ bạch cầu Lymphocyte tăng; X quang phổi: Thường không phản ánh được dấu hiệu lâm sàng. 6.Triệu chứng bệnh cúm ác tính có biến chứng, bệnh cúm A (H5N1; H1N1...) 8 Bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh cúm thông thường, kèm theo xuất hiện hội chứng ác tính như: lo lắng, vật vã, mê sảng, có thể có co giật, da xám xịt, mắt thâm quầng, môi tím tái. Mạch nhanh, huyết áp tụt, xuất huyết dưới da; khó thở, ho có đờm lẫn bọt màu hồng; bụng chướng, gan to, đi ngoài phân lỏng; đái ít, suy chức năng thận… Khám phổi nghe thấy ran nổ, ran ẩm, X quang phổi tổn thương lan toả một thuỳ, một bên hoặc hai phổi tiến triển nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân thường tử vong sau 1-3 ngày trong tình trạng suy hô hấp và truỵ tim mạch. 7. Điều trị và phòng bệnh cúm +Điều trị bệnh cúm thông thường chủ yếu là điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin. - Điều trị bệnh cúm có các biến chứng viêm nhiễm đường hô hấp ho nhiều kéo dài ngoài điều trị các triệu chứng đồng thời dùng kháng sinh chống viêm nhiễm. -Điều trị bằng thuốc đặc trị Panadol Tamiflu (đắt tiền) Điều trị bằng một số bài thuốc nam dân gian +Phòng bệnh: - Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để giảm phát tán dịch theo đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt khăn thật sạch bằng xà phòng. Không khạc nhổ bừa bãi. - Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh , tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bị bệnh thì phải đeo khẩu trang y tế. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp. - Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh : Chế độ ăn uống đủ chất nâng cao thể lực, sức khỏe… -Phòng bệnh bằng tiêm vaccine cúm. Hiện tại có một số vaccine chống cúm nhưng đây là bệnh do vi rút thường xuyên biến đổi gel, lai tạo, tái tổ hợp với các chủng khác tạo thành chủng mới nên biện pháp tiêm phòng vaccine chỉ có tính chất tạm thời ”. 9 Khi chưa thực hiện tuyên truyền giáo dục có 60% số học sinh chưa nhận thức được nguyên nhân gây bệnh cúm, mức độ nguy hiểm của bệnh, khi bị bệnh chủ quan không khám bệnh, chỉ đến khi sốt cao, ho nhiều mới khai báo bệnh, thực hiện vệ sinh kém, ho khạc nhổ bừa bãi. Sau khi giáo dục, có 90 % số học sinh nhận thức được cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, nó sẽ lây lan nhanh trong trường học (môi trường học sinh nội trú rất dễ lây nhiễm). Các triệu chứng căn bản để nhận biết: Sốt cao, ho, sổ mũi, nhức đầu … Phòng bệnh bằng các biện pháp cách ly người bệnh, cắt nguồn lây nhiễm, vệ sinh cá nhân, nâng cao sức đề kháng bằng ăn uống bổ sung khoáng chất và vitamin. Điều quan trọng hơn đa số học sinh khi nhận biết được mình có các triệu chứng bệnh và có ý thức tránh lây nhiễm cho người khác như: không khạc nhổ bừa bãi, ho hắt hơi biết dùng khăn tay hoặc khăn giấy, đến y tế khám bệnh để được hướng dẫn chăm sóc và cách ly bệnh. 3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt biện pháp cách ly, cắt nguồn lây nhiễm Vi rút cúm có nguồn lây thứ nhất là lây từ người sang người do tiếp xúc với người bệnh, chất thải của người bệnh trong môi trường. Nguồn lây thứ hai là từ gia cầm nhiễm bệnh sang người qua tiếp súc với gia cầm, sản phẩm gia cầm, chất thải gia cầm nhiễm bệnh… Vi rút cúm sống, phát triển trong môi trường phân, đất, chất thải…. Nó bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 0 C trở lên, nó có thể sống nhiệt độ tủ lạnh tới 2 tháng. Vậy căn cứ vào những đặc điểm trên tôi thực hiện các biện pháp cách ly và cắt nguồn lây nhiễm như sau: +Tình huống khi phát hiện một vài em nhiễm cúm trong trường: - Phát hiện học sinh có triệu chứng cảm cúm cần đưa ngay đến phòng cách ly ở. Cho em mang khẩu trang y tế khi lên lớp học (trường hợp bệnh nặng có biến chứng phải chuyển viện kịp thời). Sau đó thực hiện tốt việc vệ sinh và chăm sóc, điều trị các triệu chứng cảm cúm đối với học sinh nhiễm bệnh, cần chú ý đến chế độ ăn uống tăng sức đề kháng bệnh. - Thực hiện vệ sinh, sát khuẩn, lau rửa ngay giường, nền các vật dụng trong phòng ở có học sinh bệnh đó bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa Javel. -Nhỏ mũi dung dịch natriclorid 0,9% cho học sinh trong phòng đó 2 lần/ ngày (trưa và tối trước lúc đi ngủ). -Tổ chức ngay các hoạt động nhỏ như: “Rửa tay sạch diệt vi rút cúm” cho các em rửa tay sạch đồng loạt bằng xà bông ngay sau các buổi học có sự giám sát của quản sinh và tổng phụ trách đội trong khoảng 10 ngày liên tục, thực hiện ngày 2 lần; đồng thời tổ chức ngay hoạt động “Ngày tổng vệ sinh diệt Cúm”: Tranh thủ sau giờ học khoảng 30 phút (10 giờ 30 phút đến 11 giờ) tổ chức tổng vệ sinh lau chùi nền, 10 thành giường và các vật dụng trong phòng sạch bằng xà bông hoặc nước tẩy rửa Javel, phơi nắng hoặc giặt sạch chiếu, mùng, mền… sau đó cứ sáng chủ nhật quản sinh tổ chức cho học sinh tổng vệ sinh tiếp phòng ở và nhà vệ sinh, hành lang, cầu thang… Các lớp học, phòng thực hành trách nhiệm thầy, cô giáo phải tổ chức cho học sinh tổng vệ sinh diệt khuẩn như trên 1lần/ tuần. Phòng làm việc, nhà ăn, hội trường… đội ngũ thầy cô, nhân viên phục vụ cũng phải tham gia tổng vệ sinh diệt cúm đồng loạt trong cùng thời điểm. - Nhân viên y tế tiếp tục theo dõi sát diễn biến bệnh, giám sát vệ sinh hàng ngày, chăm sóc điều trị những em học sinh bệnh, thông báo với lãnh đạo khi có diễn biến xấu đồng thời đề nghị sự hỗ trợ của y tế địa phương nếu cần. +Tình huống có nhiều học sinh nhiễm cúm trong cùng một thời điểm (10 em trở lên): Thực hiện cách ly và tổng vệ sinh sát khuẩn như trên, thông báo cập nhật trên loa phát thanh nội trú liên tục: tên, lớp, phòng ở học sinh đã nhiễm bệnh. Đồng thời đề nghị lãnh đạo chỉ đạo ban Y tế tăng cường hỗ trợ. Trường hợp khẩn cấp, quá khả năng khống chế dịch bệnh của nhà trường thì đề nghị sự hỗ trợ của y tế địa phương. Nội dung trên đã thực hiện tốt vào tuần 4 và tuần 5 của năm học (từ ngày 8/9/2014 đến 20/9/2014). Tổng số trong đợt dịch bệnh có 32 em nhiễm bệnh không có học sinh tái nhiễm lần 2, số lượng này giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước là 84 lượt em (có một số em tái lại lần 2 trong cùng một tháng) +Tình huống phát hiện bên ngoài trường có dịch bệnh cúm: Lập tức thông báo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường triển khai các biện pháp vệ sinh diệt khuẩn như trên, thông báo tuyên truyền tác hại diễn biến bệnh cúm hiện tại qua loa phát thanh hoặc trực tiếp dưới cờ, hạn chế cho học sinh tiếp xúc với người ngoài kể cả người thân trong thời điểm dịch bệnh. Giáo dục học sinh mang khẩu trang khi cần ra ngoài, rửa tay sạch bằng xà bông khi trở về trường, thường xuyên giữ đôi tay thật sạch trong sinh hoạt. +Tình huống học sinh về nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật để thăm gia đình mà ở nhà các em đang có người bị bệnh cúm hoặc gia súc gia cầm của gia đình, hàng xóm bị nhiễm bệnh cúm. Đây là trường hợp rất khó nếu không có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường đồng thời phải có sự hiểu biết của cha mẹ cũng như chính bản thân các em. Như trên tôi đã thực hiện trang bị kiến thức cho các học sinh, đồng thời phải phát huy được việc lấy các em là những hạt nhân biết vận dụng những kiến thức đó tuyên truyền cho gia đình, người thân về nhận thức bệnh và phòng bệnh cúm, khi gặp tình huống trên, học sinh tự biết phòng chánh. Do đó nếu trong thời gian thời tiết xấu, dịch bệnh hay xảy ra, trước khi học sinh về nghỉ phép tôi thường thông báo trên loa để các em chú ý hơn. Còn đối với các bậc phụ huynh tôi cũng đề xuất với lãnh đạo nhà trường cho tham gia ý kiến trong đại hội đầu năm về công tác phối kết hợp phòng bệnh cho học sinh giữa gia đình và nhà trường. Ngoài việc phối kết hợp bản thân tôi đã thực hiện 11 kiểm soát bệnh sau ngày nghỉ. Tối Chủ nhật khi học sinh lên đầy đủ tôi kiểm tra từng phòng ở, hỏi thăm và nắm bắt thông tin từ các em về gia đình, nếu có hiện tượng liên quan đến bệnh cảm cúm thì xử lý ngay như các tình huống trên. Giải pháp cách ly cắt nguồn lây nhiễm vi rút cúm phải thực hiện triệt để theo có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế và sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ của ban y tế phát hiện kịp thời các triệu chứng bệnh, những diễn biến hàng ngày của đối tượng bệnh để nhanh chóng xử lý không để bệnh lây lan trong trường . 4. Giải pháp 4: Nâng cao thể trạng và sức đề kháng để phòng bệnh Con người có thể trạng và sức đề kháng tốt sẽ khỏe mạnh ít mắc bệnh nhất là các bệnh lây nhiễm như bệnh cúm. Một trong yếu tố quan trọng trong việc nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho học sinh trong trường nội trú là thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng. Muốn thực hiện tốt điều này, trước hết phải thực hiện tốt việc xây dựng bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vệ sinh thực phẩm phải được kiểm tra an toàn từ khâu phập thực phẩm, chế biến đến chia khẩu phần ăn cho từng học sinh. Do đó ngay từ đầu năm học tôi tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng quy chế bếp ăn tập thể, ký hợp đồng, yêu cầu cơ sở cung cấp lương thực, thực phẩm cam kết với nhà trường phải cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối, có nguồn gốc rõ ràng nhất là thực phẩm thịt, trứng gia cầm. Tất cả nhân viên phục vụ nấu ăn cho học sinh được tuyên truyền giáo dục và tập huấn, kiểm tra kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tốt, kiểm tra sức khỏe định kỳ đảm bảo không có bệnh lây nhiễm 6 tháng/lần. Tiếp đó tôi phối hợp cùng tổ cấp dưỡng xây dựng thực đơn hàng tuần, thực đơn thay đổi theo mùa để đảm bảo các bữa ăn của học sinh có đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi học sinh. Để tăng cường sức đề kháng của học sinh khi thay đổi thời tiết, khi mà bệnh cúm thường xảy ra, trong thực đơn các bữa ăn hàng ngày ở thời điểm này cần lợi dụng các vitamin nhất là vitamin C có trong rau, củ, quả và một số gia vị như hành, tỏi, sả có chất kháng bệnh tốt, (theo nghiên cứu của các nhà khoa học tỏi có tác dụng chống cúm rất hiệu quả), đưa các rau, củ, quả và gia vị này tăng cường vào chế biến món ăn nâng cao sức đề kháng cho học sinh để phòng bệnh. Ngoài chế độ ăn uống của học sinh, việc rèn luyện sức khỏe dẻo dai qua môn học thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cũng là biện pháp tốt để rèn luyện sức khỏe nâng cao thể trạng phòng bệnh cảm cúm cũng như các bệnh khác. Tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động thể dục thể thao lôi cuốn tất cả học sinh tham gia như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, nhảy dây…; tiếp đó các hoạt động nội trú cũng khuyến khích các em tham gia chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe. Tôi đã phối hợp cùng giáo viên dạy thể dục, giáo viên làm công tác quản lý nội trú hướng dẫn các em chơi thể thao đúng cách, an toàn và có hiệu quả như trước 12 khi tập cần hướng dẫn các em khởi động, hướng dẫn hít thở sâu… để đề phòng trấn thương, mất sức trong luyện tập. Công tác nuôi dưỡng rèn luyện sức khỏe qua các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường được đánh giá thực hiện tốt đã góp phần rất lớn cho công tác nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho học sinh nội trú và góp phần làm giảm bệnh tật nhất là các bệnh truyền nhiễm như bệnh cúm. Trong đợt kiểm tra sức khỏe lần hai trong năm học đa số học sinh đều phát triển tốt về chiều cao, cân nặng. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Giải pháp chuẩn bị tốt các điều kiện để phòng bệnh trong đó có các điều kiện về cơ sở vật chất và con người là giải pháp giải quyết vấn đề cơ bản, khi thực hiện tốt giải pháp này, công tác phòng bệnh đã chủ động được tất cả các tình huống, tất cả mọi việc đi vào một trình tự, rất thuận tiện cho công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng học sinh. Giải pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục và biện pháp cách ly, cắt nguồn lây nhiễm đây là giải pháp quan trọng mang tính chất chuyên nghiệp, chủ động. Giải pháp này nâng cao nhận thức và xây dựng một thói quen, một nền nếp tốt cho học sinh, đồng thời thể hiện rõ vai trò của cán bộ y tế và các cộng sự trong ban y tế của nhà trường để thực hiện tốt vai trò phòng bệnh lây nhiễm như cảm cúm không để lây lan rộng trong trường học nội trú cũng như môi trường xã hội. Giải pháp nâng cao thể trạng và sức đề kháng để phòng bệnh cho học sinh là giải pháp bổ trợ không thể thiếu. Trong năm học qua bếp ăn tập thể nhà trường rất an toàn không xảy ra vụ ngộ độc nào. Học sinh ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn hết phần cơm. Bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động phong trào thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe, học sinh rất tích cực tham gia và có nhiều thành tích cao. Chính từ những yếu tố này góp phần lớn vào việc nâng cao thể lực, thể trạng và sức đề kháng của học sinh tốt hơn, ngoài phòng bệnh các em còn phát triển tốt cả chiều cao, cân nặng. Qua thực hiện bốn giải pháp phòng bệnh trên đã mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh nhà trường. Trong năm học tỷ lệ bệnh đặc biệt là các bệnh lây nhiễm như bệnh cảm cúm đã giảm rất nhiều, không còn tình trạng hàng loạt học sinh sốt, ho, sổ mũi kéo dài, lây nhiễm nhiều học sinh trong lớp, trong phòng ở hoặc có tình trạng học sinh bệnh nặng do cúm phải nghỉ học ảnh hưởng tới kết quả học tập và rèn luyện của các em. Số liệu theo dõi so sánh diễn biến bệnh cảm cúm trước và sau thực hiện đề tài trong năm học 2013-2014 và 2014-2015 như sau: Nội dung so sánh Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài 13 Số HS nhận thức được cúm là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh 19/69 hs (27.5%) 61/69 hs (88,4%) 22/70hs (31,4%) 64/70 hs (91,4%) Số lần bệnh Cúm xảy ra mang tính chất dịch 04 lần 02 lần Số lượt nhiễm bệnh cảm cúm trong năm học 302 lượt 262 lượt Số cas nhiễm cúm có các biến chứng viêm hô hấp 114 lượt 68 lượt Số học sinh nhiễm cúm phải nhập viện 7 học sinh 4 học sinh (Khảo sát 69 hs lớp 6) Số học sinh nhận thức được các biện pháp phòng bệnh, vệ sinh cá nhân tốt (Khảo sát 70 hs lớp 7) V.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đề tài “Biện pháp phòng bệnh cảm cúm cho học sinh nội trú” đã được xác định có những giải pháp áp dụng thực tế có hiệu quả tốt tại nhà trường trong năm học qua. Để thực hiện tốt đề tài này, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn đến các biện pháp chỉ đạo công tác phòng bệnh cho học sinh như: kinh phí phòng bệnh, sửa chữa cơ sở vật chất vệ sinh, môi trường, đặc biệt tăng cường hơn nữa công tác giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh dân tộc nội trú. - Nhà trường liên hệ chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh, có các biện pháp phối kết hợp trong công tác phòng cho con em mình khi học sinh về gia đình. - Nhà trường đầu tư xây dựng được đội ngũ học sinh dân tộc ở trường nội trú là những hạt nhân, tuyên truyền viên tốt về công tác phòng bệnh lây nhiễm như cúm và một số bệnh khác cho cộng đồng sau khi các em được học tập và rèn luyện bốn năm ở trường. Đề tài tôi thực hiện trên hoàn toàn dựa vào các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh mà ngành Y tế đã khuyến cáo do đó dễ áp dụng ở tất cả các cơ sở giáo dục nhất là các trường có học sinh nội trú. Trong khi thực hiện đề tài, không thể tránh hết những sai sót, vậy tôi rất mong được sự đóng góp của các vị lãnh đạo, ban giám khảo và các đồng nghiệp. 14 Tôi xin trân trọng cảm ơn! VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu giáo dục kỹ năng truyền thông cho học sinh của NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh (Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội năm 2011); Đại cương bệnh truyền nhiễm I (Đại học Y Hà Nội năm 2009); VII. PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát nhận thức được cúm là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh. Đánh dấu X vào câu em chọn SốTT Nội dung 1 Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. 2 Vi rút cúm ở gia súc gia cầm có thể truyền bệnh cúm sang người. 3 Cúm lây truyền qua đường máu 4 Một người có thể cúm nhiều lần trong năm 5 Sốt cao, đau đầu, nhức mỏi... là dấu hiệu nhiễm cúm Đúng Sai Đúng Sai 2. Phiếu khảo sát nhận thức cách phòng bệnh cúm Đánh dấu X vào ô chọn đúng hay sai: SốTT Nội dung 1 Rửa tay sạch, vệ sinh cá nhân tốt có thể hạn chế lây nhiễm bệnh cúm. 2 Vi rút cúm có thể sống được ở nhiệt độ > 900 C 3 Sau khi tiếp xúc với gia cầm cần rửa tay sạch bằng xà phòng 4 Khi bị bệnh cúm ở nội trú em cần mang khẩu trang y tế để phòng lây nhiễm cho bạn 5 Ăn uống vệ sinh đủ chất siêng năng luyện tập thể dục phòng được các bệnh truyền nhiễm như cúm NGƯỜI THỰC HIỆN 15 Vũ Thị Thu Hường MỤC LỤC Số TT Nội dung Trang 1 Sơ lược lý lịch khoa học 02 2 Lý do chọn đề tài 03 3 Cơ sở lý luận và thực tiễn 04 4 Tổ chức thực hiện các giải pháp 05 5 Giải pháp 1: công tác chuẩn bị các điều kiện để phòng bệnh Giải pháp 2: Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức phòng bệnh cúm trong trường học 05 7 Giải pháp 3: Thực hiện tốt biện pháp cách ly, cắt nguồn lây nhiễm 10 8 Giải pháp 4: Nâng cao thể trạng và sức đề kháng để phòng bệnh 12 9 Hiệu quả của đề tài 13 10 Đề xuất khuyến nghị khả năng áp dụng 14 11 Tài liệu tham khảo 15 12 Phụ lục 15 6 07 16 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú - Định Quán CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Phú, ngày 25 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CẢM CÚM CHO HỌC SINH NỘI TRÚ” Họ và tên tác giả: Vũ Thị Thu Hường. Chức vụ: Nhân viên y tế Đơn vị: Tổ quản lí nội trú; Trường phổ Thông Dân tộc Nội trú liên huyện Tân Phú - Định Quán Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: Y tế trường học  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 1 - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 1 2. Hiệu quả - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 1 - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 1 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban 1 Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 1 Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban 1 Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 1 Xếp loại chung: Xuất sắc 1 Khá  Đạt 1 Không xếp loại 1 NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN Tôi cam kết và chịu trách nhiệm, đây là SKKN của tôi, không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép nội dung SKKN cũ của mình. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 17 Vũ Thị Thu Hường Phạm Thị Hoàng Mai Lê Văn Mười 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng