Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sức mạnh mềm của pháp giai đoạn 1991 2012...

Tài liệu Sức mạnh mềm của pháp giai đoạn 1991 2012

.PDF
212
725
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------- TRẦN NGUYÊN KHANG SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP GIAI ĐOẠN 1991 - 2012 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------- TRẦN NGUYÊN KHANG SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP GIAI ĐOẠN 1991 - 2012 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà Nội - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án "Sức mạnh mềm của Pháp giai đoạn 1991 - 2012" là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Nguyên Khang ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS.TS. Vũ Dương Huân và PGS. TS. Trần Nam Tiến. Hai Thầy đã tận tình, hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này. Với sự giúp đỡ, chỉ dạy tận tình của các Giáo sư hướng dẫn, đây sẽ là cơ hội lớn giúp tôi mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao năng lực nghiên cứu và góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung ngành Khoa học xã hội tại Việt Nam. Tôi đặc biệt cảm ơn các thầy cô lãnh đạo, giảng viên Học viện Ngoại giao, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Khoa, đơn vị thuộc Học viện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về học tập, nghiên cứu cũng như hỗ trợ, giúp hoàn thành các thủ tục cho Nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn hữu ở Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh đã động viên, khuyến khích, trao đổi, góp ý, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn sự khích lệ, động viên từ gia đình, nhất là từ cha mẹ tôi, đã luôn sát cánh, ủng hộ, giúp đỡ và dành cho tôi sự quan tâm trong suốt quá trình thực hiện luận án! Tác giả luận án Trần Nguyên Khang iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt ACCD AFAA AFD Tiếng nƣớc ngoài Nguyên văn tiếng Việt Advisory Committee on Ủy ban tư vấn về ngoại giao văn Cultural Diplomacy hóa Association française d'action artistique Hội Nghệ sĩ Pháp Agence française de developpement Cơ quan phát triển Pháp Advisory Group on Public Nhóm tư vấn về ngoại giao công Diplomacy for Arab and Muslim World chúng cho Thế giới Ảrập và Hồi giáo ASEAN The Asociation of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEF Asia-Europe Foundation Quỹ Á - Âu ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Cooperation Á-Thái Bình Dương AGPDAMW APEC BIE Bureau International des Expositions Cơ quan Triển lãm Quốc tế BRICS Brasil, Russia, India, China, South Africa Nhóm các cường quốc mới nổi (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) Campus France Campus France Trung tâm du học Pháp CDC FTA EEU Le Centre de Crise Free Trade Agreement Eurasian Economic Union EF Expertise France Trung tâm khủng hoảng quốc tế Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Kinh tế Á - Âu Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật quốc tế Pháp EFEO École française d'ExtrêmeOrient Viện Viễn Đông Bác Cổ EU European Union Liên minh Châu Âu iv EUROMED European Mediterranean Partnership Hợp tác Đối tác Châu Âu - Địa Trung Hải EVFTA EU-Vietnam free trade agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU Forum for East Asia - Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ FEALAC IF IMF Latin America Cooperation La tinh Institut Français International Monetary Fund Viện Pháp Quỹ Tiền tệ quốc tế Liên Hiệp Quốc LHQ MSF Médecins Sans Frontières Bác sĩ không biên giới MdM Médecins du Monde Bác sĩ thế giới NGO (tiếng Pháp: ONG) Non-Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ Nhà xuất bản NXB ODA OECD Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Kinh tế Development OIFOrganisation internationale Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ FRANCOPHONIE de la Francophonie Quan hệ quốc tế QHQT UN United Nations Liên Hiệp Quốc UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc United Nations Chương trình Phát triển Liên Development Programme Hiệp Quốc UNWTO United Nations World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới WB World Bank Ngân hàng Thế giới UNDP v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP ..............................................................................................20 1.1. Nhận thức về sức mạnh mềm .................................................................20 1.1.1. Khái niệm sức mạnh mềm .................................................................21 1.1.2. Nhận thức của Pháp về sức mạnh mềm .............................................27 1.2. Thực tiễn sử dụng sức mạnh mềm của Pháp trong lịch sử .................42 1.2.1. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ quân chủ phong kiến ..........................42 1.2.2. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ Đế chế thứ nhất...................................44 1.2.3. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới từ giữa thế kỷ 19 ...............................................................................................46 1.2.4. Sức mạnh mềm Pháp thời kỳ Hậu thuộc địa đến kết thúc Chiến tranh Lạnh .............................................................................................................51 1.2.5. Nước Pháp bước vào thời kỳ toàn cầu hóa ........................................57 TIỂU KẾT ......................................................................................................62 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP TRONG HAI THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỶ 20 - ĐẦU THẾ KỶ 21 .............63 2.1. Sức mạnh mềm Pháp qua các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại ...............................................................................................................63 2.2. Sức mạnh mềm Pháp qua ngoại giao viện trợ - cứu trợ quốc tế ........70 2.2.1. Sức mạnh mềm Pháp qua viện trợ phát triển .....................................70 2.2.2. Sức mạnh mềm Pháp qua cứu trợ nhân đạo ......................................73 2.3. Sức mạnh mềm Pháp qua ngoại giao văn hóa......................................77 2.3.1. Chính sách ngoại giao văn hóa Pháp .................................................77 2.3.2. Thực tiễn sử dụng ngoại giao văn hóa của Pháp trên thế giới ...........79 2.3.3. Sức mạnh mềm của Pháp trong Cộng đồng Pháp ngữ ......................88 2.4. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam .......................................................92 2.4.1. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam qua viện trợ phát triển ...............92 vi 2.4.2. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam qua giáo dục - đào tạo ...............95 2.4.3. Sức mạnh mềm Pháp tại Việt Nam qua ngoại giao văn hóa .............97 2.5. Tổng kết đặc điểm sức mạnh mềm của Pháp .....................................102 TIỂU KẾT ....................................................................................................107 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH MỀM CỦA PHÁP VÀ DỰ BÁO ..109 3.1. Thành công trong việc sử dụng sức mạnh mềm của Pháp................109 3.1.1. Trên lĩnh vực chính trị và chính sách đối ngoại ..............................110 3.1.2. Trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa ....................................................113 3.2. Một số tồn tại, hạn chế trong việc sử dụng sức mạnh mềm của Pháp ...............................................................................................................124 3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị và chính sách đối ngoại ..............................124 3.2.2. Trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa ....................................................128 3.3. Bài học kinh nghiệm từ việc sử dụng sức mạnh mềm của Pháp và bài học cho Việt Nam .........................................................................................132 3.4. Dự báo sức mạnh mềm của Pháp trong tƣơng lai .............................140 TIỂU KẾT ....................................................................................................144 KẾT LUẬN .......................................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...............................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................152 PHỤ LỤC ..........................................................................................................184 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ ở châu Âu cũng như trên thế giới (kinh tế Pháp hiện đứng thứ sáu thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, Đức và Anh) [115]. Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Pháp là một trong năm thành viên thường trực. Tại châu Âu, Pháp là một thành viên quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU). Có thể xem quốc gia này là một trong những đầu tàu kinh tế - chính trị của EU bên cạnh nước Đức. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, sức mạnh của Pháp có sự suy giảm nhưng đất nước này vẫn đóng vai trò quan trọng trong QHQT, đặc biệt tại khu vực châu Âu, châu Phi. Pháp vẫn còn những ảnh hưởng lớn tại một số nước châu Phi và các khu vực truyền thống, đặc biệt là tại cộng đồng Pháp ngữ. Đường lối đối ngoại của Pháp khá nhất quán trong việc thi hành một chính sách đối ngoại độc lập, đa phương. Đối với Việt Nam, Pháp là một trong những quốc gia thiết lập quan hệ bang giao truyền thống lâu đời [26]. Pháp là một trong những đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam [68]. Mối quan hệ song phương Pháp - Việt thể hiện tích cực trên nhiều bình diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thương mại, đầu tư,… [2] Đây là mối quan hệ có lợi cho đôi bên, đặc biệt đối với Việt Nam, khi thông qua Pháp có thể tranh thủ được cơ hội mở rộng quan hệ với các nước châu Âu (EU) và thế giới (cụ thể là với Cộng đồng Pháp ngữ) [96]. Khi nghiên cứu về đối ngoại của Pháp, tác giả luận án nhận thấy một trong những ưu điểm nổi trội được quốc gia này sử dụng nhằm tạo dựng vị thế và sự ảnh hưởng chính là ―sức mạnh mềm‖. Sức mạnh mềm là một thuật ngữ được giới thiệu bởi Giáo sư Joseph Nye, Đại học Harvard và được giới nghiên cứu QHQT quan tâm trong thời gian gần đây. Theo GS. Joseph Nye, sức mạnh mềm là khả năng đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục [273]. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa với sự nối kết của nhiều quốc gia - dân tộc, đạt được thiện cảm từ cộng đồng quốc tế là một điều có ý nghĩa quan trọng. Trên trường 2 quốc tế, Pháp được biết đến là quốc gia gây được nhiều thiện cảm và yêu mến. Văn hóa Pháp nhận được nhiều sự ngưỡng mộ với văn chương, thời trang, âm nhạc,... Pháp là một trong những quốc gia thu hút số lượng du khách đông nhất thế giới. Tiếng Pháp là ngôn ngữ được yêu mến và được sử dụng tại nhiều nơi. Trong QHQT, quan điểm của Pháp về các vấn đề thời sự quốc tế cũng như các vấn đề toàn cầu được xem là tiếng nói có trọng lượng và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều quốc gia, tổ chức. Một trong những lý do giúp Pháp tạo ra được nhiều thiện cảm đến từ việc quốc gia này sử dụng khéo léo và hiệu quả sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm có thể được xem là một trong những yếu tố chủ chốt giúp Pháp tạo dựng vị thế, hình ảnh và tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Vậy sức mạnh mềm của Pháp là gì? Quốc gia này quan niệm như thế nào về sức mạnh mềm? Họ có những nguồn lực gì và sử dụng những nguồn lực này ra sao? Đâu sẽ là những ưu điểm và hạn chế của sức mạnh mềm Pháp? Trả lời những câu hỏi nêu trên sẽ giúp chúng ta hiểu được sâu sắc về bản chất sức mạnh ảnh hưởng của Pháp. Qua các phân tích, đánh giá ý nghĩa chiến lược của việc sử dụng sức mạnh mềm trong đường lối và công tác đối ngoại của Pháp, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn truyền thống đối ngoại của quốc gia này, đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Mặt khác, qua trường hợp phân tích về Pháp, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, bản chất, cũng như xu thế phát triển của sức mạnh mềm trong QHQT những năm cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21. Đối với Việt Nam, hiều rõ hơn về nước Pháp sẽ giúp cho các chính sách đối ngoại của hai nước có thêm những bước tiến về chiều sâu và thiết thực [122]. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn luận án mang tên ―Sức mạnh mềm của Pháp giai đoạn 1991 - 2012‖ với kỳ vọng sẽ mang lại những góc nhìn phân tích mang tính đa chiều và cập nhật để hiểu rõ thêm về QHQT từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu, chúng tôi nhận thấy có những nhóm tài liệu chính quan trọng như sau: (1) Các nghiên cứu về sức mạnh mềm trên thế giới của tác giả Joseph Nye, của các học giả quốc tế, của Pháp và tại Việt Nam. Sức mạnh mềm là mảng 3 đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả lẫn chính giới, với các ý kiến bổ sung và phản biện đối với khái niệm gốc mà Giáo sư Joseph Nye đưa ra. Về tổng quan, đa phần các nghiên cứu thừa nhận khái niệm ―sức mạnh mềm‖ của Giáo sư Joseph Nye là một khái niệm phổ biến và hữu dụng trong QHQT. Từ đây, chúng tôi sử dụng khái niệm sức mạnh mềm của Joseph Nye làm nền tảng, đồng thời kết hợp so sánh, đối chiếu với quan điểm, cách nhìn của Pháp trong nghiên cứu, phân tích về trường hợp sức mạnh mềm quốc gia này. (2) Các nghiên cứu về Pháp qua chính sách đối ngoại, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử,... Đây là mảng đề tài rất phong phú vì Pháp là một quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa vô cùng rực rỡ. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tập trung chính vào những công trình nêu bật được sức mạnh mềm Pháp trong lịch sử từ xưa đến nay. Qua đó, chúng tôi tạm chia các công trình theo các phân kỳ lịch sử chính mà sức mạnh mềm Pháp thể hiện những ảnh hưởng lớn như sau: (i) thời kỳ vua Louis XIV, khi Pháp là trung tâm văn hóa - quyền lực toàn châu Âu; (ii) thời kỳ Khai sáng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ về tư tưởng và tinh thần; (iii) thời kỳ Hoàng đế Napoléon Bonaparte khi sức mạnh Pháp được phục hưng toàn lục địa cùng với những giá trị của cuộc Cách mạng tư sản Pháp; (iv) thời kỳ Thực dân - thuộc địa khi Pháp mở rộng ảnh hưởng đế quốc ra toàn cầu cùng chính sách Khai hóa văn minh; (v) thời kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Chiến tranh lạnh khi Pháp nỗ lực tìm lại vị thế ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, đồng thời cũng là thời kỳ văn hóa đại chúng Pháp có sức lan tỏa, thu hút lớn trên thế giới; và (vi) thời kỳ Toàn cầu hóa hiện nay, bắt đầu từ những năm 1990 sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nước Pháp và thế giới bước vào sự hội nhập, nối kết toàn cầu. (3) Các nghiên cứu về quan hệ Pháp - Việt. Đây mảng đề tài quan trọng để hiểu rõ được về mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị hợp tác giữa hai nước. (4) Các nghiên cứu về quan hệ quốc tế đương đại và toàn cầu hóa, để hiểu được bối cảnh quốc tế trong đó sức mạnh mềm được sử dụng. 4 Đầu tiên, về các nghiên cứu đề cập trực tiếp tới “sức mạnh mềm”, hiện trên thế giới và tại Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu vì đây là một đề tài nổi bật trong QHQT đương đại. Các nghiên cứu khá đa dạng và phong phú mang đến một bức tranh đầy sinh động về sức mạnh mềm trên thế giới. Tác giả quan trọng chính là Giáo sư Joseph Nye, người đã đưa ra thuật ngữ ―sức mạnh mềm‖ trong QHQT qua các công trình nghiên cứu liên quan. Sau Joseph Nye là sự phát triển, bổ sung thêm của các học giả trên thế giới với nhiều công trình nghiên cứu có tính chất phản biện và nối dài thêm các chiều kích, cách nhìn nhận về sức mạnh mềm. Tuy nhiên, đa phần các công trình đến từ những nước phát triển và có bề dày kinh nghiệm nghiên cứu như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... trong khi vẫn còn một khoảng trống về tiếng nói, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức mạnh mềm đang dần được triển khai, tuy nhiên vẫn còn khiêm tốn, chưa thành hệ thống, chưa đa dạng về quốc gia và chưa phong phú về vấn đề. Đây chính là khoảng trống cần được phát triển mạnh thêm trong thời gian tới, đặc biệt khi giới học thuật quốc tế ngày càng quan tâm đến các ý kiến, quan điểm đến từ những các quốc gia ―phi phương Tây‖. Với khái niệm sức mạnh mềm, đầu tiên phải kể đến nhóm công trình nghiên cứu của tác giả Joseph Nye (Giáo sư Đại học Harvard, nguyên Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 1977 đến 1979). Với các nghiên cứu của mình, Joseph Nye mang lại cái nhìn mới về quyền lực trong QHQT thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, đó là khái niệm sức mạnh mềm. Các công trình của Joseph Nye đưa ra những phân tích, lý giải phong phú và khá thuyết phục về sức mạnh mềm. Tuy vậy, các nghiên cứu của ông đa phần tập trung vào Hoa Kỳ, lấy quốc gia này làm trung tâm của nghiên cứu. Với Pháp, Joseph Nye có đề cập đến, nhưng ông không đi sâu vào phân tích, mà chỉ nhắc đến như một trong những trường hợp thành công về sức mạnh mềm trên thế giới. Joseph Nye giới thiệu khái niệm sức mạnh mềm lần đầu trong Sẵn sàng lãnh đạo: Bản chất biến đổi của quyền lực Mỹ (Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, Basic Books, 1990). Sau đó ông tiếp tục phát triển khái niệm này trong Nghịch lý 5 quyền lực Mỹ: Tại sao siêu cường duy nhất thế giới không thể tự vận hành một mình (The Paradox of American Power: Why the World’s Only Superpower Can’t Go it Alone, Oxford University Press, 2002) [206]. Và đến tác phẩm Sức mạnh mềm: cách thức đạt đến thành công trong chính trị thế giới (Soft Power: The Means to Success in World Politics, PublicAffairs, 2004), khái niệm sức mạnh mềm được Joseph Nye hoàn thiện và ông gọi đó là "bộ mặt thứ hai của quyền lực" [207, tr.5]. Đi từ lý thuyết đến thực tiễn, tác phẩm mang lại những phân tích sâu sắc mà qua đó chúng ta thấy được vai trò nổi bật của sức mạnh mềm trong QHQT. Xuyên suốt tác phẩm, tác giả giới thiệu đến người đọc hệ thống khái niệm về sức mạnh mềm, như định nghĩa, nguồn lực, cách thức triển khai và những ưu điểm cũng như hạn chế của nó. Trong Nghịch lý của quyền lực Mỹ: Tại sao siêu cường duy nhất của thế giới không thể tự vận hành một mình (2002) [205], Joseph Nye chỉ ra những sự thay đổi chính yếu về quyền lực trong bối cảnh mới của QHQT. Theo Joseph Nye, một siêu cường như Hoa Kỳ, nếu chỉ có sức mạnh cứng từ quân sự thì chưa đủ, mà cần nhiều yếu tố như kinh tế, văn hóa, chính trị, nhằm tạo ra sự thu hút, hấp dẫn, khiến cho đối phương tuân phục và ủng hộ. Trong một tác phẩm khác do Joseph Nye đồng biên tập với John Donahuemang tên Quản trị trong một thế giới toàn cầu hóa, Tầm nhìn quản trị trong thế kỷ 21 (Governance in a globalizing world, Vision of governance for the 21st century, Brookings Institution Press, 2000), Joseph và nhóm tác giả mang đến những góc nhìn đa chiều về cách quản trị trong thời toàn cầu hóa, trong đó đặt sự thấu hiểu lẫn nhau làm nền tảng [205]. Với Tương lai quyền lực (The Future of Power, Public Affairs, 2011), đây là tác phẩm nối tiếp bàn về sức mạnh mềm của Joseph Nye. Trong tác phẩm này, Joseph Nye giải thích cách hiểu về sức mạnh mềm, trong đó ông nhấn mạnh thêm khái niệm sức mạnh thông minh (kết hợp sức mạnh cứng và sức mạnh mềm) là sự bổ sung cho những điểm còn thiếu sót trong lập luận về khái niệm sức mạnh mềm. Qua các công trình, chúng ta có thể thấy Joseph Nye có hai giai đoạn chính trong cách nhìn nhận về sức mạnh mềm. Giai đoạn đầu tiên là các tác phẩm tác giả viết sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Ở giai đoạn này, tác giả tập trung vào việc 6 lý giải sức mạnh và quyền lực Hoa Kỳ như siêu cường số một thế giới (trong Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, Basic Books, 1990; The Paradox of American Power: Why the World’s Only Superpower Can’t Go it Alone, Oxford University Press, 2002,...). Qua các tác phẩm này, khái niệm sức mạnh mềm tác giả giới thiệu như một công cụ hỗ trợ Hoa Kỳ đạt được quyền lực thống trị toàn cầu. Về sau, Joseph Nye bổ sung thêm các yếu tố sức mạnh cứng trong sự kết hợp với sức mạnh mềm nhằm tạo ra sức mạnh thông minh (qua các tác phẩm như Soft Power: The Means to Success in World Politics , PublicAffairs, 2004; The Powers to Lead, Oxford University Press, 2008; The Future of Power , Public Affairs, 2011; Presidential Leadership and the Creation of the American Era, Princeton University Press, 2013; và công trình mới nhất Is the American Century Over?, Polity, 2015). Như vậy, khái niệm sức mạnh mềm của Joseph Nye vẫn không thực sự hoàn toàn ―mềm‖ khi ông nhắc nhiều đến tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế và quân sự trong việc tạo ra sức mạnh tổng lực quốc gia. Các yếu tố này được Joseph Nye đưa ra không phải là ngẫu nhiên nếu muốn lý giải hiệu quả toàn bộ bản chất sức mạnh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh thông minh (sự kết hợp cả hai yếu tố sức mạnh cứng và sức mạnh mềm) là điều kiện lý tưởng của quyền lực mà không phải quốc gia nào cũng dễ dàng có được. Chính những nhập nhằng và hạn chế nhất định trong khái niệm sức mạnh mềm của Joseph Nye đã tạo nên những tranh luận với các ý kiến phản biện và bổ sung thêm từ nhiều học giả, lẫn chính giới. Ngoài Joseph Nye, có khá nhiều học giả quốc tế tiếp tục phát triển nghiên cứu sức mạnh mềm từ nhiều góc độ như QHQT, nghiên cứu chính sách đối ngoại, văn hóa, kinh tế, chính trị,... Đơn cử tác giả Giulio M. Gallarotti, Giáo sư Đại học Wesleyan (Hoa Kỳ), Giáo sư thỉnh giảng Đại học Rome với các công trình nghiên cứu về quyền lực trong QHQT, trong đó có sức mạnh mềm (tham khảo thêm tại: https://works.bepress.com/giulio_gallarotti/). Một số công trình tiêu biểu của Gallarotti về sức mạnh mềm như “Sức mạnh mềm: nó là gì, tại sao nó quan trọng, và các điều kiện để có thể được sử dụng hiệu quả” (―Soft Power: What it is, Why it's Important, and the Conditions Under Which it Can be Effectively Used‖, 7 Journal of Political Power, 4(1), trang 25-47.) Trong nghiên cứu, tác giả đưa ra những lý giải về sức mạnh mềm, làm thế nào những thay đổi trong nền chính trị thế giới hiện đại đã nâng cao giá trị của sức mạnh mềm. Đồng thời tác giả đưa ra những kiến nghị về cách thức đánh giá và sử dụng hiệu quả sức mạnh mềm dành cho các nhà hoạch định chính sách. Hay như nghiên cứu “Sức mạnh thông minh: Định nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả” (―Smart Power: Definitions, Importance, and Effectiveness‖, Journal of Strategic Studies, 2015), Gallarotti chỉ ra mối quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm nhằm tạo ra sức mạnh tổng lực dưới tên gọi sức mạnh thông minh, qua việc phân tích các chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Hay trong ―Sức mạnh mềm của Ả rập Saudi‖ (―The Soft Power of Saudi Arabia‖, International Studies, 2012), Gallaroti lấy Arab Saudi là trường hợp nghiên cứu từ đó chỉ ra các giá trị và bản chất của sức mạnh mềm trong QHQT đương đại. Ngoài ra, các nghiên cứu sức mạnh mềm thông qua ngoại giao có Nicolas J. Cull, học giả Hoa Kỳ với các nghiên cứu về sức mạnh mềm thông qua ngoại giao công chúng, với các công trình như ―Ngoại giao công chúng: cách phân loại và lịch sử‖(―Public Diplomacy: Taxonomies and Histories‖, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, Vol. 616, 2008, trang 31-54); ―Ngoại giao công chúng: bảy bài học cho tương lai từ quá khứ‖ (―Public Diplomacy: Seven Lessons for its Future from its Past‖, Welsh, &Fern (Eds.), Engagement: Public Diplomacy in a Globalised World, Foreign and Commonwealth Office , London, 2008, trang 16-29); Ngoại giao công chúng: bài học từ quá khứ (Public Diplomacy: Lessons from the Past , Figueroa Press, Los Angeles, 2009); ―Ngoại giao công chúng trước thời Gullion: sự tiến hóa của một giai đoạn‖ (―Public Diplomacy before Gullion: the evolution of a phrase‖, N. Snow, & P. M. Taylor (Eds.), Routledge Handbook of Public Diplomacy, Routledge, London and New York, 2009, trang 19-23). Các công trình của Cull đưa ra những phân loại về các hình thức ngoại giao nhằm đạt được sức mạnh mềm, trong đó ông tập trung vào phân tích hai hình thức chính là ngoại giao công chúng và ngoại giao văn hóa. Các nghiên cứu của Cull diễn giải cách thức sử dụng sức mạnh mềm của Hoa Kỳ thông qua ngoại giao công chúng đã đạt được những hiệu quả và 8 hạn chế như thế nào. Cùng nghiên cứu về sức mạnh mềm qua ngoại giao công chúng có Carnes Lord với ―Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm‖ (―Public Diplomacy and Soft Power‖, J. M. Waller (Ed.), Strategic Influence: Public Diplomacy, Counterpropaganda and Political Warfare, Institute of World Politics Press, Washington, 2008, trang 61-73); hay John Lenczowski (Hoa Kỳ) với ―Ngoại giao văn hóa, ảnh hưởng chính trị và các chiến thuật tích hợp‖ (―Cultural Diplomacy, Political Influence & Integrated Strategy‖, J. M. Waller (Ed.), Strategic Influence: Public Diplomacy, Counterpropaganda and Political Warfare, Institute of World Politics Press, Washington, 2008, trang 74-99), là những phân tích sâu sắc về sử dụng sức mạnh mềm thông qua ngoại giao văn hóa như một cách thức hiệu quả. Ngoài ra còn có Giáo sư Shin Wha Lee (Hàn Quốc) với ―Lý thuyết và thực tế sức mạnh mềm: tiếp cận thực tiễn tại Đông Á‖ (―The Theory and Reality of Soft Power: Practical Approaches in East Asia”, Public Diplomacy and Soft Power in East Asia, Palgrave Macmillan, New York, 2011, trang 11-18), mang lại những phân tích cụ thể về sức mạnh mềm từ góc nhìn các quốc gia Đông Á; hay Jan Melissen (Hà Lan) với ―Vận dụng sức mạnh mềm: Ngoại giao công chúng mới‖ (―Wielding Soft Power:The New Public Diplomacy‖, Clingendael Diplomacy Papers (2), 2005) và Ngoại giao công chúng mới: sức mạnh mềm trong QHQT (―The New Public Diplomacy: Soft Power in International Relations”, Palgrave MacMillan, New York, 2005) cũng đề cập đến việc vận dụng sức mạnh mềm thông qua hình thức ngoại giao công chúng, những hiệu quả và hạn chế của nó. Đây là những tác giả có những đóng góp nổi bật về nghiên cứu sức mạnh mềm, rất đáng để tham khảo. Về các nghiên cứu về sức mạnh mềm tại Việt Nam, hiện có một số công trình nghiên cứu nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về số lượng và sự đa dạng quốc gia. Đây là mảng đề tài cần được mở rộng và phát triển thêm trong thời gian sắp tới. Tác phẩm Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự gia tăng sức mạnh mềm, do Hoàng Minh Lợi chủ biên (Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013), là một công trình nghiên cứu tổng quan về cách thức vận dụng sức mạnh mềm thông qua ngoại giao của các quốc gia vùng Đông Á. Giáo trình quan hệ công chúng 9 chính phủ trong văn hóa đối ngoại, tác giả Lê Thanh Bình, Đoàn Văn Dũng (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) là một tác phẩm căn bản, rõ ràng, giới thiệu những thông tin hữu ích giúp đọc giả có được một cái nhìn tổng quát về các hoạt động ngoại giao văn hóa. Tác phẩm Quyền lực trong quan hệ quốc tế, tác giả Hoàng Khắc Nam (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011), là một công trình nghiên cứu toàn diện, bao quát và sâu sắc về quyền lực trong QHQT. Trong đó, tác giả chỉ ra rằng sức mạnh mềm là một dạng của quyền lực trong QHQT bên cạnh quyền lực cứng, dựa trên phương thức thực hiện quyền lực [79, tr.65-69]. Tác phẩm là một công trình nghiên cứu hay và nền tảng trong việc nghiên cứu về quyền lực trong QHQT. Một công trình hữu ích khác là Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy mang lại bức tranh phân tích về bề rộng và chiều sâu các chiến lược ngoại giao nhân dân của Hoa Kỳ, công cụ hỗ trợ đắc lực cho sức mạnh mềm của quốc gia này. Với mảng nghiên cứu về Pháp qua chính trị, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa, lịch sử,... có rất nhiều công trình thể hiện nổi bật sức mạnh mềm quốc gia này. Trong mảng chính trị - ngoại giao, Bertrand Fort, Cố vấn văn hóa Pháp tại Nhật Bản với ―Sự thống trị quyền lực trong ngoại giao văn hóa từ quan điểm của Pháp‖ (―The Realms of Power in Cultural Diplomacy from France‘s Perspective‖, the French Institute of Japan, Tokyo, 2014), giới thiệu quan điểm của Pháp về sức mạnh mềm qua ngoại giao văn hóa [154]. Theo Bertrand Fort, mô hình ngoại giao văn hóa của Pháp có nhiều điểm ưu tú và được Nhật Bản học hỏi theo nhằm phát huy sức mạnh mềm của mình. Tác giả Alain Lombard với ―Chính trị văn hóa quốc tế, mô hình Pháp đối mặt với toàn cầu hóa‖ (Politique culurelle internationale, Le model francais face à la mondialisation, Babel, Maison des cultures du monde, Paris, 2003). Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị, nêu được tổng quan về các chính sách văn hóa quốc tế của Pháp. Ngoài ra, tác phẩm nêu lên những thách thức lớn với các chính sách văn hóa Pháp trong thời toàn cầu hóa. Tác giả Phillippe Lane với ―Ngoại giao khoa học 10 và văn hóa Pháp‖ (French Scientific and cultural diplomacy, Liverpool University Press, Liverpool, 2013). Philippe Lane từng là Cố vấn về hợp tác văn hóa Pháp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động hợp tác văn hóa Pháp trên thế giới, ông giới thiệu sự phong phú và đa dạng của các hoạt động ngoại giao văn hóa và khoa học của Pháp trên thế giới, từ đó mang lại những sự ảnh hưởng tích cực cho quốc gia này. Đây là một công trình mới có giá trị giúp hiểu được sâu sắc thực tiễn ngoại giao văn hóa của nước Pháp từ trước đến nay. Tác phẩm Nước Pháp bên bờ vực, một nền văn minh lớn trước thế kỷ mới của Jonathan Fenby (France on the Brink, A great civilization faces the new century, Arcade Publishing, New York, 1999). Qua tác phẩm, tác giả đưa ra những phân tích về các thách thức đối với nước Pháp ở ngưỡng cửa thời đại mới những năm đầu thập kỷ 1990 khi trật tự lưỡng cực kết thúc. Tác phẩm Làm lại nước Pháp, sự Mỹ hóa, Ngoại giao công chúng và kế hoạch Marshall của Brian Angus McKenzie (Remarking France, Americanization, Public Diplomacy and the Marshall Plan, Berghahn Books, New York, 2005). Đây là một tác phẩm phân tích sức mạnh mềm của Pháp dưới góc độ ngoại giao công chúng, đặt trong sự so sánh tương quan với Hoa Kỳ. Trước sự Mỹ hóa toàn cầu, nước Pháp đã có những chiến lược và chính sách cụ thể nhằm tạo sự thu hút về văn hóa, du lịch và nghệ thuật, từ đó tạo ra vị trí riêng của mình. Tác phẩm Chính sách đối ngoại của Pháp dưới nền Cộng hòa V (Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2003) của tác giả Dương Văn Quảng (chủ biên), là một công trình phục dựng toàn bộ nền chính trị Pháp từ lúc bắt đầu nền Đệ ngũ Cộng hòa đến hiện tại. Tác phẩm Toàn cầu hóa văn hóa của Dominique Wolton (NXB Thế giới, Hà Nội, 2006) là một công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa văn hóa dưới góc nhìn của Pháp. Qua tác phẩm, tác giả nêu lên những cơ hội cũng như thách thức đối với văn hóa - chính trị Pháp đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và trong mối quan hệ với các quốc gia vốn là thuộc địa của Pháp. Tác phẩm Đối thoại giữa các nền văn minh (NXB Thế giới, Hà Nội, 2007) của Leopold Sedar Senghor, nguyên Tổng thống Cộng hòa Senegal (1960-1980), người sáng lập Tổ chức Cộng đồng Pháp ngữ, thành 11 viên Viện Hàn Lâm Pháp. Tác phẩm đưa ra cái nhìn phân tích sâu sắc về mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa Pháp và các nền văn hóa trên thế giới. Các quốc gia nói tiếng Pháp đã tạo nên một ―cộng đồng hữu cơ‖ với sự giao thoa - đối thoại giữa các nền văn hóa trong sự ―gặp gỡ giữa CHO và NHẬN‖. Tác phẩm cũng đề cập đến các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của cộng đồng Pháp ngữ trên toàn thế giới từ đó nêu lên thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ Pháp và đưa ra dự đoán cho sự tồn tại khối Pháp ngữ. Tác phẩm cũng đề cập đến những thách thức cho chính phủ Pháp trong việc điều chỉnh chính sách về văn hóa - giáo dục cho phù hợp, nhằm tạo động lực phát triển Pháp ngữ ra toàn thế giới. Cuốn Chân dung các nguyên thủ Pháp (dịch giả Mai Anh, NXB Tri thức, Hà Nội, 2006) của Serge Berstein, chuyên gia đầu ngành về lịch sử chính trị thế kỷ 20 thuộc Viện Nghiên Cứu Chính Trị Paris, đề cập về nền chính trị Cộng hòa Pháp thông qua việc khắc hoạ chân dung của 22 vị nguyên thủ Pháp, từ đó dựng lên một bức tranh toàn cảnh quá trình xây dựng và xác lập thể chế nước Pháp trong suốt hơn một thế kỷ rưỡi. Cuốn sách ngoài việc mô tả nền chính trị Pháp, cũng đề cập đến vai trò quan trọng của Pháp trong hệ thống kinh tế - chính trị toàn cầu. Trong quyển Nicolas Sarkozy từ tòa thị chính Neuilly đến điện Elysée (NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2009), hai nhà báo chính trị De Bruno Jeudy và Ludovic Vigone đã khắc họa bức tranh về nền chính trị Pháp đương đại qua việc mô tả chân thực những gì mà ông Sarkozy đã xây dựng được trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Tác phẩm giúp chúng ta phần nào thấy được cách vận hành của nền Cộng hòa thứ V mà Tổng thống Pháp Sarkozy đang tiếp quản tại nước Pháp. Về văn hóa Pháp có rất nhiều công trình nghiên cứu. Tiêu biểu như tác phẩm Những di chỉ của ký ức của Pierre Nora (NXB Tri thức, Hà Nội, 2009), một công trình lớn nghiên cứu về văn hóa Pháp trải qua chiều dài lịch sử. Hay Lãng du trong văn hóa Pháp của nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc mang lại góc nhìn, đánh giá văn hóa Pháp dưới quan điểm của học giả Việt. Trí tuệ dân tộc Pháp, do Gia Khang - Kiến Văn biên dịch (NXB Thời đại, TP. Hồ Chí Minh, 2011) là tác phẩm thú vị phân tích các khía cạnh lịch sử, văn hóa, khoa học, đời sống,... đặc sắc của dân tộc Pháp, từ đó lý giải vì sao nền văn hóa Pháp luôn có 12 sức cuốn hút mạnh mẽ trong suốt chiều dài lịch sử. Cuốn Văn minh phương Tây Lịch sử và Văn hóa, của Edward McNall Burns (NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, 2008) là một công trình công phu mang lại cái nhìn toàn diện về lịch sử, văn hóa, con người phương Tây trong đó có nước Pháp. Hay như Con người và tư tưởng phương Tây của Crane Brinton (NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, 2007) cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về tư tưởng triết học của phương Tây. Tác phẩm Trò chuyện cùng triết học của Bùi Văn Nam Sơn (NXB Tri Thức, Hà Nội, 2012), Câu truyện triết học,của Will Durant (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008), là những tác phẩm đi suốt chiều dài lịch sử triết học, tư tưởng phương Tây, trong đó có giới thiệu những nhà tư tưởng lớn của Pháp như Descartes, Montesquieu, Voltaire, Rousseau,... Về mảng lịch sử Pháp có liên quan đến sức mạnh mềm, có khá nhiều công trình phân theo các thời kỳ lịch sử chính quan trọng. *Với thời kỳ hoàng kim vua Louis XIV (1638 – 1715) khi sức ảnh hưởng văn hóa - chính trị Pháp lan tỏa toàn châu Âu, có khá nhiều công trình viết về giai đoạn này. Đơn cử như Jackson J. Spielvogel (2016), Western Civilization: A Brief History, Volume I: To 1715, Cengage Learning; James Nathan (1993), "Force, Order, and Diplomacy in the Age of Louis XIV", Virginia Quarterly Review 69; François Bluche (translated by Mark Greengrass) (1990), Louis XIV, Franklin Watts, New York; Lynn, John A. (1999), The Wars of Louis XIV (1667–1714), Longman, New York;... Hay như bộ sử kinh điển của Will và Ariel Durant Câu chuyện văn minh, cuốn 8, Thời kỳ vua Louis XIV (The Age of Louis XIV, Simon & Schuster, New York, 1963), phân tích bức tranh toàn cảnh và đưa ra những lý giải rất sâu sắc về sự thành công của vua Louis XIV trong việc tạo sự ảnh hưởng lớn về văn hóa - ngôn ngữ Pháp toàn châu Âu. *Về thời kỳ Khai sáng (thế kỷ 18), khi Pháp là một trung tâm văn hóa - tư tưởng chính của châu Âu. Những công trình hữu ích như của Outram Dorinda với Panorama of the Enlightenment (Getty Publications, Los Angeles, 2006); Thierry Sarmant với Histoire de Paris: Politique, urbanisme, civilisation (Editions Jean-Paul Gisserot, Paris, 2012);... Hay bộ sử của Will và Ariel Durant qua quyển 9 vào 10 lần lượt được xuất bản vào năm 1965 và 1967 là Thời đại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan