Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh thừa thiên huế ...

Tài liệu Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh thừa thiên huế

.PDF
28
633
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN HỒ MINH TRANG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 62.31.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGUYỄN HỒ MINH TRANG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số: 62.31.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG 2. TS. HOÀNG MINH TUẤN TP. Hồ Chí Minh, 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - Luật - ĐHQG-HCM Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM Người hướng dẫn khoa học 2: TS. HOÀNG MINH TUẤN, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM Phản biện độc lập 1: PGS.TS LÊ BẢO LÂM, Trường Đại học Mở Tp.HCM Phản biện độc lập 2: PGS.TS NGUYỄN HỒNG SƠN, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN CHÍ HẢI, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGHCM Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN HÓA, Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… vào lúc ……….ngày…….. tháng……. năm…..… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện trung tâm ĐHQG-HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM - Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG-HCM 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên Huế (TTH) là địa phương có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng và riêng có mà trước hết phải kể đến hệ thống quần thể di tích Cố đô và nhã nhạc cung đình Huế đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Nhân Văn của Liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới. Đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng và khác biệt - thế mạnh không chỉ của riêng TTH mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tính đến hết năm 2012, ngành du lịch TTH đã đón và phục vụ 2.544 triệu lượt khách; doanh thu du lịch đạt 2.210 tỷ đồng, tăng hơn 33% so với năm trước; lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đóng góp 6% vào GDP của tỉnh; thu NSNN du lịch chiếm 0,98% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh; số việc làm trực tiếp mà ngành du lịch tạo ra chiếm 6,35% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế,… Tuy nhiên, theo phân tích của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp cuối năm 2009, mũi nhọn kinh tế du lịch của TTH đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương chỉ 0,37% trong mức tăng trưởng chung 11,2% của tỉnh [15]; đồng thời, ngành du lịch chỉ đóng góp vào ngân sách khoảng 30 tỷ đồng chiếm gần 0,76% trong tổng thu ngân sách của tỉnh là 3.925 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, một câu hỏi lớn đang đặt ra: Vì sao một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành du lịch so với các địa phương khác nhưng ngành du lịch của TTH lại phát triển không tương xứng và mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách tỉnh mỗi năm ở mức rất thấp? Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động kinh tế của du lịch và tác động của ngành du lịch lên nền kinh tế 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 2.3. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu Thực tiễn cho thấy, tỉnh TTH có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành du lịch so với các địa phương khác. Tuy nhiên, theo phân tích của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp cuối năm 2009, mũi nhọn kinh tế du lịch của TTH đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương chỉ 0,37% trong mức tăng trưởng chung 11,2% [15]. Câu hỏi đặt ra như sau: vì sao du lịch là thế mạnh, là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng lại đóng góp quá thấp vào tăng trưởng kinh tế? Hay là do công tác thống kê chưa chuẩn hoặc chưa đầy đủ nên đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế ở TTH còn ở mức thấp? Thực chất 0,37% là đóng góp của toàn ngành du lịch hay là đóng góp của một lĩnh vực nào đó trong ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế? Vì vậy, cần thiết phải làm sáng tỏ mức độ tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế và xem xét những tác động đó là tác động tích cực hay tiêu cực? 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Một là, nghiên cứu các mô hình và phương pháp lượng hóa tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, từ đó, lựa chọn mô hình và phương pháp phù hợp với bộ số liệu của tỉnh TTH. Hai là, nghiên cứu để kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH trong giai đoạn 1990 – 2012, từ đó, đánh giá lại những tác động tích cực, tác động tiêu cực và rút ra được những nguyên nhân của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH Ba là, dự báo và đề xuất giải pháp gia tăng tác động tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong thời gian tới. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án sẽ kiểm tra và đo lường tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH giai đoạn 1990 – 2012 (bao gồm tác động trực tiếp và tác động tràn). 4.3. Giới hạn nghiên cứu Luận án đã cố gắng hệ thống được cách thức kiểm tra, đo lường và đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt số liệu thống kê của ngành du lịch ở Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng nên luận án đã không thể kiểm tra, đo lường và đánh giá đầy đủ tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ có thể đo lường đóng góp trực tiếp của lĩnh vực khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2012; các lĩnh vực khác như vận chuyển, vui chơi giải trí, tham quan,… chỉ được nghiên cứu trong 2 năm 2005 và 2009. Đây là hạn chế của luận án, tác giả hy vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện khi các cơ quan thống kê tính toán đầy đủ số liệu về các chỉ tiêu liên quan đến ngành du lịch. 5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Dữ liệu của luận án Luận án sử dụng cả hai loại dữ liệu đó là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê tỉnh TTH, UBND tỉnh TTH, Sở VHTTDL, Cục Thuế tỉnh TTH, Tổng cục Thống kê Việt Nam. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt số liệu thống kê đối với một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển du lịch, có những chỉ tiêu không thể thống kê được. Vì vậy, luận án sẽ sử dụng dữ liệu sơ cấp để có thể đưa ra được bức tranh cụ thể hơn về tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua 3 cuộc khảo sát từ 4/2012 - 10/2012 đến 100 doanh nghiệp du lịch, 500 hộ gia đình và 200 cán bộ quản lý, chuyên gia du lịch ở TTH nhằm đánh giá tác động của phát triển ngành du lịch đến việc làm, thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu khác. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê thông dụng, bao gồm, phân tích định tính và phân tích định lượng. Đồng thời, sử dụng phương pháp so sánh, 3 phương pháp mô hình hóa, phương pháp đồng liên kết, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số, kiểm định nhân quả Granger, phương pháp phân chia mức tăng trưởng, phương pháp tính giá trị gia tăng, phương pháp dự báo bằng các mô hình xu thế, phương pháp điều tra bảng hỏi và phương pháp chuyên gia khi nghiên cứu tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. 6. NHỮNG ĐÓNG MỚI CỦA LUẬN ÁN Những đóng góp mới về mặt khoa học Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những khái niệm của các nghiên cứu trước, luận án đã đưa ra một số khái niệm về du lịch, ngành du lịch và tác động của ngành du lịch vào GDP của chính tác giả. Thứ hai, hệ thống hóa các chỉ tiêu, phương pháp và bộ số liệu mà các nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng để kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, xác định được chỉ tiêu và phương pháp phù hợp đối với bộ số liệu ở TTH khi phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã cung cấp bằng chứng kinh tế lượng đầu tiên về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH giai đoạn 1990 – 2012 thông qua việc sử dụng phương pháp đồng liên kết, mô hình véctơ hiệu chỉnh sai số, quan hệ nhân quả Granger, lý thuyết phân chia mức tăng trưởng và phương pháp tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và chứng minh thuyết phục mức độ tác động này. Thứ hai, luận án đã khảo sát 100 doanh nghiệp, 500 hộ gia đình, 200 cán bộ quản lý, chuyên gia ở tỉnh TTH và tạo ra được một bộ dữ liệu sơ cấp riêng có phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Từ đó, nhận diện được những tác động tràn của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế dựa vào một số chỉ tiêu: tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập; gia tăng doanh thu thuế vào thu ngân sách; tăng đầu tư trong và ngoài nước; phát triển các dịch vụ hỗ trợ và hoạt động sản xuất của các ngành sản khác; làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, tăng giá cả đất đai và nhà ở; bất bình đẳng về thu nhập; một bộ phận nông dân bị mất đất và mất việc làm; xuất hiện hiện tương trẻ em bỏ học và phụ nữ bán hàng rong đeo bám du khách; tăng tệ nạn xã hội;… Thứ ba, luận án đã sử dụng phương pháp dự báo bằng mô hình xu thế để đưa ra dự báo một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển ngành du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế. Đề xuất 3 nhóm giải pháp gia tăng tác động tích cực của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH DU LỊCH, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGÀNH DU LỊCH. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH KIỂM TRA, ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH DU LỊCH, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGÀNH DU LỊCH 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGÀNH DU LỊCH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1.1. Ngành du lịch Du lịch là hoạt động con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trường sống hàng ngày của họ trong một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và các lý do khác nhưng không nhằm vào mục đích kiếm tiền. Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại nhiều giá trị kinh tế và văn hóa thông qua việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho du khách bao gồm cung cấp chỗ ở cho du khách, thực phẩm và đồ uống phục vụ sinh hoạt, vận tải hành khách, hoạt động lữ hành, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giải trí và hoạt động khác. 1.1.2. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. 1.1.3. Vị trí, vai trò của ngành du lịch trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Du lịch thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế, là ngành giữ vị trí quan trọng, là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch. 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH 1.2.1. Tiêu chuẩn phân tích tác động kinh tế của ngành du lịch Biểu đồ 1.1: Tác động kinh tế của du lịch Chi tiêu du lịch dulịch Sự rò rỉ Nhập khẩu Tác động trực tiếp Ngành du lịch Vd: Khách sạn Liên kết Tác động gián tiếp Các ngành khác Vd: thực phẩm Số nhân Tiền lương (Hộ gia đình) Tác động hiệu ứng Dòng chảy của tiền tệ Nguồn: [118] Tiêu chuẩn để phân tích tác động kinh tế của ngành du lịch đó là dựa vào dòng tiền chảy ra từ chi tiêu du lịch. Dòng chảy đầu tiên (tác động trực tiếp), du khách trả 5 tiền trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ quan chính phủ. Số tiền này sau đó chảy qua nền kinh tế (tác động gián tiếp) như (i) các khoản thanh toán từ những người nhận trực tiếp cho các nhà cung cấp của họ, (ii) tiền lương, tiền cho các hộ gia đình đã cung cấp lao động cho du lịch hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ, (iii) các loại thuế khác nhau của chính phủ và các khoản phí phải trả của khách du lịch, các doanh nghiệp và hộ gia đình. Sau đó, hộ gia đình sử dụng tiền lương mà mình có được để chi tiêu và sẽ tác động vào các ngành khác gây ra tác động hiệu ứng thông qua số nhân du lịch. Một sự rò rỉ xảy ra khi tiền thoát khỏi nền kinh tế của một khu vực bởi vì người tiêu dùng địa phương mua sản phẩm từ bên ngoài. 1.2.2. Một số khái niệm cơ bản Tác động kinh tế: tác động kinh tế được hiểu là những ảnh hưởng làm thay đổi các hoạt động kinh tế của vùng về mặt tích cực lẫn tiêu cực, những thay đổi đó được bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau [39, 883]. Tác động kinh tế của du lịch: Tác động kinh tế của ngành du lịch là tổng hợp các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động hiệu ứng đến nền kinh tế của một quốc gia, khu vực hay địa phương. Những tác động này được đo lường thông qua sản lượng, việc làm, thu nhập, hoặc giá trị tăng thêm. Trong đó: Một là, tác động trực tiếp (direct impact) Tác động trực tiếp là những tác động dẫn đến những thay đổi trong sản xuất kinh doanh do tác động tức thời và cùng lúc của những thay đổi trong chi tiêu của khách du lịch như: một sự gia tăng số lượng khách lưu trú qua đêm tại các khách sạn sẽ trực tiếp mang lại sự gia tăng doanh thu trong lĩnh vực khách sạn, đồng thời sẽ có những thay đổi liên quan đến việc chi trả tiền thưởng hoặc tiền lương, thuế, trợ cấp và dịch vụ, bố trí việc làm tại khách sạn [151, 12]. Tác động trực tiếp của ngành du lịch dẫn đến gia tăng sản lượng, thu nhập của hộ gia đình và việc làm trong lĩnh vực cung cấp các gói kích cầu ban đầu [72, 14]. Hai là, tác động gián tiếp (indirect impact) Tác động gián tiếp là những tác động dẫn đến sự thay đổi của sản lượng từ những lần khác nhau của chi tiêu lại của thu nhập của ngành du lịch trong mối quan hệ với những ngành công nghiệp trước đây [151, 12]. Tác động gián tiếp liên quan đến nhu cầu gia tăng đối với hàng hoá và dịch vụ của các ngành công nghiệp đang phục vụ khách du lịch [72, 13]. Ba là, tác động hiệu ứng (induced impact) Tác động hiệu ứng là những thay đổi trong hoạt động kinh tế phát sinh từ việc chi tiêu của hộ gia đình từ nguồn thu nhập mà họ kiếm được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc chi tiêu của ngành du lịch. Hoạt động kinh doanh và công việc mà kết quả từ chi tiêu hộ gia đình bằng tiền lương hoặc thu nhập có được của chủ sở hữu sẽ gây ra tác động hiệu ứng [151, 12]. Như vậy, các nhà kinh tế đã phân biệt tác động kinh tế trực tiếp, tác động gián tiếp và tác đông hiệu ứng. Tác động kinh tế tổng thể của du lịch là tổng các tác động trực tiếp, gián tiếp và hiệu ứng trong một khu vực. Tác động gián tiếp và hiệu ứng được gọi chung là tác động tràn [151, 12]. 6 Tác động tổng thể = tác động trực tiếp + tác động tràn (tác động thứ hai) Tác động tổng thể = tác động trực tiếp + tác động gián tiếp + tác động hiệu ứng Trên cơ sở những khái niệm nêu trên, luận án đề xuất một số khái niệm liên quan đến tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, trong đó, tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ nét nhất ở tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch vào GDP. Tác động tổng thể của ngành du lịch vào GDP = tác động trực tiếp + tác động gián tiếp + hiệu ứng Tác động trực tiếp của ngành du lịch vào GDP là những tác động dẫn đến những thay đổi trong GDP xuất phát từ việc chi tiêu của khách du lịch (bao gồm khách quốc tế và khách nội địa) trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ quan chính phủ tạo ra thu nhập của các cơ sở lưu trú, các hãng lữ hành, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, bảo hiểm, y tế, thu đổi ngoại tệ,…; chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như các khu vui chơi giải trí, các công trình văn hóa lịch sử. Nhưng phải khấu trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch. Tác động gián tiếp của ngành du lịch vào GDP là những thay đổi trong GDP xuất phát từ việc chi tiêu đầu tư vật chất cho ngành du lịch; việc tạo ra thu nhập, việc làm cho lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành du lịch; tạo ra chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch; việc tạo ra các loại thuế khác nhau của chính phủ và các khoản phí phải trả của khách du lịch, doanh nghiệp và hộ gia đình. Tác động hiệu ứng của ngành du lịch vào GDP là những thay đổi trong GDP phát sinh từ việc lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành du lịch và sử dụng thu nhập có được để chi tiêu cho bản thân và gia đình họ. 1.2.3. Phương pháp và công cụ đo lường tác động kinh tế của du lịch Tác động kinh tế du lịch được đo lường bằng công thức [151, 18]: Tác động kinh tế của du lịch = số lượng khách du lịch x chi tiêu du lịch bình quân x số nhân du lịch Trong đó, có nhiều cách xác định số nhân du lịch dựa vào các mô hình và phương pháp khác nhau như sau: phương pháp truyền thống, mô hình cân đối liên ngành, mô hình cân bằng tổng thể CGE.Tuy nhiên, trên thực tế khi nghiên cứu số nhân du lịch thông qua các mô hình trên thường gặp phải những hạn chế cơ bản: (1) thiếu dữ liệu, (2) các giả định sử dụng trong các mô hình bị hạn chế. Như vậy, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc ước tính tác động tổng thể với độ tin cậy cao là chưa thể thực hiện vì chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về hệ số tác động bội cho ngành du lịch và hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch của từng vùng. Ngay cả việc tính toán đầy đủ tác động trực tiếp cũng rất khó khăn vì phải xác định tỷ lệ “rò rỉ” kinh tế của địa phương. Mặc khác, với những hạn chế nêu trên và với phương pháp này chỉ giúp ta đánh giá được tác động của ngành du lịch trong 1 hoặc vài năm. Trong khi đó, việc sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian là một trong những cách tiếp cận tiêu biểu nhằm đo lường tác động của ngành du lịch lên GDP [62]. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH KIỂM TRA, ĐO LƯỜNG, TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1.1. Mối tương quan giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế Xét về mặt lý thuyết, giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế thường có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Trong đó, phát triển ngành du lịch tác động đến tăng trưởng kinh tế trên hai mặt: tổng cung và tổng cầu. Xét về mặt tổng cung, bốn nhân tố vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ của ngành du lịch sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, hàm sản xuất có dạng: Y= f (L, K, R, A ) Xét về mặt tổng cầu, theo phương pháp tiêu dùng, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản cố định, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) với hàm tổng cầu có dạng: Y = C + I + G + X – M Trong đó, Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng dân cư; I là đầu tư, G là chi tiêu của Chính Phủ; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Ngành du lịch sẽ đóng góp vào mỗi yếu tố cấu thành nên GDP. Bởi lẽ, tất cả các loại hình du lịch có chi phí liên quan đến ngành du lịch, theo đó, các khoản chi này sẽ liên quan đến xuất khẩu (X), nhập khẩu (M), tiêu dùng (C) và đầu tư (I) [166, 31]. Cụ thể là khi du khách quốc tế chi tiêu tiền khi đi du lịch ở nước khác, sẽ đóng góp vào xuất khẩu ròng; các khoản đầu tư (I) của công ty du lịch là một phần của sự hình thành vốn cố định; tổng chi phí của nhân viên du lịch và du khách trong nước được hạch toán trong tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (C); ngân sách nhà nước đầu tư vào ngành du lịch được xem là một phần của một phần chi tiêu của chính phủ (G) vào GDP. Vì vậy, phát triển ngành du lịch luôn luôn tác động đến tăng trưởng kinh tế, mặc dù tác động này có thể là tích cực ở khía cạnh này hoặc tiêu cực ở khía cạnh khác; tích cực ở thời điểm này nhưng tiêu cực ở thời điểm khác; hoặc cao hơn hoặc thấp hơn so với sự đóng góp của các ngành công nghiệp khác [96]. 2.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế Trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn đã có nhiều nghiên cứu về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở một số vùng, quốc gia và địa phương bằng cách sử dụng nhiều phương pháp, mô hình nghiên cứu và bộ số liệu khác nhau. 2.1.2.1. Xét về địa lý và phạm vi nghiên cứu Đối với phạm vi các vùng lãnh thổ: nghiên cứu của Panagiotidis và cộng sự (2012), Lanza và cộng sự (2003), Lee và Chang (2008), Proenca (2008)… Đối với phạm vi quốc gia: nghiên cứu của Hernández-Martín (2008), Narayan và cộng sự (2010); Singh và cộng sự (2010); Brida và cộng sự (2008), Kreishan (2010), Soukiazis và Proenca (2008)… Đối với phạm vi địa phương: nghiên cứu của Lau và cộng sự (2008), Zhou (2003), Luo và cộng sự (2011), Brida và cộng sự (2010), Xie và cộng sự (2011),… 8 2.1.2.2. Xét về phương pháp Có nhiều phương pháp nghiên cứu tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế: phương pháp kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế bằng kiểm định đồng liên kết, mô hình VECM và nhân quả Granger; phương pháp phân tích dữ liệu chéo; phương pháp phân tích bảng dữ liệu động; mô hình cân bằng tổng thể và phương pháp phân chia mức tăng trưởng. 2.1.2.3. Các biến số đại diện cho phát triển ngành du lịch Phát triển ngành du lịch được thể hiện thông qua các biến đại diện là biến tiền tệ (GDP ngành du lịch, GDP khách sạn nhà hàng, doanh thu ngành du lịch,…) và biến phi tiền tệ (số lượng khách, số lượng buồng,…). 2.2. Mô hình và phương pháp kiểm tra, đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 2.2.1. Mô hình và phương pháp kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 2.2.1.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu Từ mô hình kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và địa phương trên thế giới (mô hình xuất phát), tác giả xây dựng mô hình kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH (mô hình xây dựng) là mô hình tuyến tính logarit với hai biến được lựa chọn vào mô hình là GDP (đại diện cho tăng trưởng kinh tế) và doanh thu du lịch (TOUR, đại diện cho ngành du lịch). Do đó, mô hình nghiên cứu có dạng như sau: lnGDPt = 0 + 1 lnTOURt + ut Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh, TOUR là doanh thu du lịch theo giá so sánh, ln biểu thị logarit tự nhiên, u là sai số của mô hình. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình này trong nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định vì đây là mô hình chỉ có hai biến số là GDP và doanh thu du lịch; trong khi đó, trên thực tế có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, do đó khi sử dụng mô hình này có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đã không được kiểm soát như chi tiêu của khách du lịch, vốn đầu tư du lịch, nguồn nhân lực, tài nguyên du lịch,... 2.2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Có 3 giả thuyết chính về mối quan hệ giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế đó là phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả hai chiều; tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến phát triển ngành du lịch hoặc giả thuyết phát triển ngành du lịch sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế. 2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu Để kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế luận án sử dụng phương pháp đồng liên kết, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và quan hệ nhân quả Granger. Vì vậy, quá trình kiểm tra tác động đó được thực hiện qua bốn bước sau: Một là, quan sát đồ thị để xem xét mối tương quan giữa doanh thu của ngành du lịch và GDP. 9 Hai là, phân tích tác động trong dài hạn – phương pháp đồng liên kết: để xem xét mối tương quan giữa tăng doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Dựa vào lý thuyết đồng liên kết, luận án đưa ra phương pháp kiểm định và phân tích mô hình dựa trên hai bước sau: Bước 1: Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu nghiên cứu bằng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Tests). Trên cơ sở đó xác định bậc tích hợp I(d) để có chuỗi dữ liệu dừng. Bước 2: Kiểm định đồng liên kết (Cointegration Test) để xác định có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến hay không. Ba là, phân tích tác động trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn – mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số được các nhà kinh tế sử dụng nhiều khi việc phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế (Balaguer và Jorda, 2000; Lee và Chang, 2008; Brida và cộng sự, 2008; Tang, 2011;...). Sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn đã chỉ rõ số dư trong phương trình đồng liên kết được sử dụng như các hệ số điều chỉnh thông qua hai phương trình có dạng sau: m n ∆Yt = α0 + ∑ β1,i ∆Yt−i + ∑ β2,i ∆X t−i + φ1 ECT 1,t−i + ε1,t i=1 m i=1 n ∆X t = δ0 + ∑ ∅1,i ∆X t−i + ∑ ∅2,i ∆Yt−i + φ2 ECT2,t−i + ε2,t i=1 (2.6) (2.7) i=1 Trong đó, Xt là logarit của doanh thu du lịch; Yt là logarit của GDP, ∆ là ký hiệu sai phân bậc 1; α, δ , β và ∅ là các hệ số ước lượng; m và n là độ trễ của chuỗi thời gian GDP và doanh thu du lịch; ECTt-1 là ước lượng thực nghiệm của số hạng sai số điều chỉnh cân bằng; εt là số hạn sai số với các tính chất thông thường; φ1 và φ2 là hệ số điều chỉnh sai số chỉ tốc độ mà hệ thống tiếp cận đến trạng thái cân bằng dài hạn ở thời kỳ trước, điều này có nghĩa là giá trị tuyệt đối của φ1 và φ2 càng lớn thì quá trình điều chỉnh diễn ra càng nhanh. Bốn là, phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng phương pháp nhân quả Granger nhằm biết thứ tự tác động về thời gian Phương pháp này cho phép biết được chuỗi thời gian nào tác động trước chuỗi thời gian khác khi dữ liệu quá khứ của một chuỗi có thể dùng để dự báo biến động của chuỗi khác. Nhân quả Granger không có ý nghĩa nhân quả thông thường mà giúp xác định thứ tự trước sau diễn biến của các chuỗi thời gian. 2.2.2. Phương pháp đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 2.2.2.1. Đo lường tác động trực tiếp Một là, đo lường tác động trực tiếp của ngành khách sạn, nhà hàng đến tăng trưởng kinh tế Thước đo để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể dựa vào 3 chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập bình quân trên đầu người. 10 Trong khuôn khổ của luận án, để đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, tác giả sẽ tiến hành đo lường đóng góp dựa vào hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân trên đầu người. Dựa vào GDP, công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế: gr = St x gt + Sk x gk Trong đó, gr là tốc độ tăng trưởng kinh tế, gt là tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, gk là tốc độ tăng trưởng của các ngành khác du lịch, grt là đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế; St là tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP, Sk là tỷ trọng đóng góp của các ngành khác du lịch vào GDP Ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ được tính theo công thức sau: grt = St x gt Tuy nhiên, thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP lại tăng trưởng chậm. Một chỉ tiêu khác có thể thích hợp hơn để đo lường tăng trưởng kinh tế đó là thu bình quân đầu người tính bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Để đo lường tác động trực tiếp của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế luận án sẽ dựa trên nghiên cứu của Ivanov và Webster (2007), Ivanov và Webster (2010), Ivanov và Webster (2010), Brida và các cộng sự (2009), Brida và các cộng sự (2008), Xie và cộng sự (2011), đó là dựa vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người. Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là: gr = ( 𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝑵𝟏 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 − 𝟏) . 𝟏𝟎𝟎% Trong đó: Yq1(p0) là GDP thực tế của năm tính; Yq0(p0) là GDP thực tế của năm được chọn làm gốc; N1 là dân số trung bình của năm tính; N0 là dân số trung bình của năm gốc. Sau đó, phân nhóm nhỏ công thức trên để tách riêng GDP của ngành du lịch theo giá so sánh của năm tính (Ytq1(p0)) từ GDP trong giá so sánh của năm tính của các ngành công nghiệp khác (ΣYiq1(p0)); và tách GDP của ngành du lịch của năm gốc (Ytq0(p0)) từ GDP của các ngành khác trong năm gốc (ΣYiq0(p0) ). 𝒀𝒕𝒒𝟏(𝒑𝟎) gr = ( 𝑵𝟏 + ∑𝒊≠𝟏 𝒀𝒊𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝑵𝟏 − 𝒀𝒕𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) − ∑𝒊≠𝟏 𝒀𝒊𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 ) . 𝟏𝟎𝟎% 𝑵𝟎 Do đó, ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ được tính theo công thức sau: gtr = 𝒀𝒕𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝒀𝒕𝒒𝟎(𝒑𝟎) − 𝑵𝟏 𝑵𝟎 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 . 𝟏𝟎𝟎% Hai là, đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch đến GDP. Để đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch đến GDP, luận án dựa theo khuyến cáo của UNWTO về phương pháp tính theo nguồn cầu, kết hợp với phương pháp tính GDP đang áp dụng tại Việt Nam. 11 Doanh thu ngành du lịch (DT): DT = DTQT + DTNĐ Doanh thu theo nhóm khách = Tổng số khách theo nhóm x Độ dài ngày lưu trú bình quân của nhóm x Mức chi tiêu bình quân một ngày khách của nhóm Giá trị sản xuất của ngành du lịch (GOi): GOi = DTi x Ki Giá trị tăng thêm của ngành du lịch (VAi): VAi = GOi – ICi Chi phí trung gian (ICi): ICi = GOi x Hi Trong đó, DT là doanh thu của ngành du lịch, DTQT là doanh thu của khách quốc tế, DTNĐ là doanh thu của khách nội địa, GOi là giá trị sản xuất của hoạt động du lịch i, Ki là hệ số quy đổi giá trị sản xuất theo doanh thu của hoạt động du lịch I, VAi là giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch i, ICi là chi phí trung gian của hoạt động du lịch I; Hi là hệ số chi phí trung gian của hoạt động du lịch i Tỷ lệ đóng góp của giá trị tăng thêm trong việc tạo ra GDP của nền kinh tế quốc dân: chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy VA của từng hoạt động du lịch chia cho GDP của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo giá thực tế. 2.2.2.2. Đo lường tác động tràn Để đo lường tác động tràn của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, luận án tiến hành phân tích định tính dựa trên số liệu thống kê sơ cấp từ bảng câu hỏi điều tra kết hợp với việc sử dụng phương pháp phân tích từ số liệu thống kê dựa vào những tác động tích cực và tiêu cực được xác định bởi UNWTO (2008), Kreag (2001), Cerina và cộng sự (2009) và Stynes (1997). Những tác động tràn tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế: Một là, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo Hai là, tăng doanh thu thuế vào ngân sách Ba là, tăng đầu tư vào cơ sở vật chất của ngành du lịch Bốn là, tác động đến hoạt động xuất khẩu tại chỗ Năm là, tác động đến hoạt động sản xuất của dịch vụ hỗ trợ và ngành khác Bên cạnh những tác động tràn tích cực, ngành du lịch phát triển đã mang lại những tác động tiêu cực như làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, tăng giá cả đất đai và nhà ở; gây tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp trong mùa vắng khách; gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao giữa những người lao động; một bộ phận người nông dân bị mất đất và mất việc làm; xuất hiện tệ nạn trẻ em bỏ học và phụ nữ đeo bám du khách; nhiều di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng bị biến dạng, xuống cấp; tăng lượng rác thải sinh hoạt và môi trường bị ô nhiễm; văn hóa đồi trụy du nhập vào địa phương; gia tăng các tệ nạn xã hội… [105], [151], [165]. Kết luận chương 2 Chương 2 của luận án đã trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình kiểm tra, đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở làm rõ mối tương quan giữa phát triển ngành du lịch và tăng tưởng kinh tế, luận án đã đi sâu phân tích và so sánh các nghiên cứu trên thế giới về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế trên nhiều phạm vi nghiên cứu khác nhau với việc sử dụng nhiều phương pháp và bộ số liệu khác nhau để làm rõ cơ sở lý thuyết của tác động. Từ đó, chỉ ra được mô hình và phương pháp mà luận án sẽ sử dụng để kiểm tra và đo lường những tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. 12 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1990 - 2012 3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch 3.1.1.1. Tài nguyên du lịch 3.1.1.2. Các nguồn lực kinh tế - xã hội 3.1.1.3. Cơ sở vật chất ngành du lịch 3.1.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch 3.1.1.5. Vốn đầu tư cho ngành du lịch 3.1.1.6. Các yếu tố khác 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch 3.1.2.1. Khách du lịch 3.1.2.2. Thời gian lưu trú của khách du lịch 3.1.2.3. Chi tiêu của khách du lịch 3.1.2.4. Doanh thu của ngành du lịch 3.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.2.1. Kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1.1. Mô hình và giải thích biến trong mô hình lnGDPt = 0 + 1 lnTOURt + ut (t = 1990,..., 2012) Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh TTH tính theo giá so sánh; TOUR là doanh thu du lịch của tỉnh TTH tính theo giá so sánh. Ln biểu thị logarit tự nhiên, u là sai số. 3.2.1.2. Nguồn số liệu Thời kỳ lựa chọn để nghiên cứu định lượng về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH là từ năm 1990 đến 2012. Tác giả thu thập số liệu GDP theo giá so sánh và doanh thu du lịch theo giá hiện hành từ niên giám thống kê tỉnh TTH. Tuy nhiên, niên giám thống kê tỉnh TTH không tính doanh thu du lịch theo giá so sánh, do dó, để tính được chỉ tiêu này, tác giả đã dựa vào chỉ tiêu chỉ số giá GDP (Deflator GDP = GDPhh/GDPss) [22] để quy đổi từ doanh thu du lịch theo giá hiện hành sang doanh thu du lịch theo giá so sánh. 3.2.1.3. Kết quả ước lượng và thảo luận Thứ nhất, quan sát bằng đồ thị Biểu đồ 3.7 cho thấy biến động của GDP và doanh thu du lịch ở TTH giai đoạn 1990 – 2012. Xu hướng biến động của hai biến số này là gần như đồng thời và có xu hướng tăng theo thời gian nhưng GDP biến động trễ hơn. 13 Biểu đồ 3.8 biểu diễn phần trăm thay đổi của GDP và doanh thu du lịch qua các năm. Những thay đổi này khá trùng khớp nhau về thời gian và cường độ. Điều này hàm ý rằng, có thể có mối liên hệ giữa sự gia tăng doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian qua. Thứ hai, phân tích tác động trong dài hạn bằng kiểm định đồng liên kết Kiểm định nghiệm đơn vị của GDP và doanh thu du lịch. Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu, chúng tôi thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF và PP. Độ trễ trong kiểm định ADF và PP được lựa chọn dựa trên các chỉ tiêu SIC và NWB. Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện kiểm định tự tương quan đối với sai số trong kiểm định về tính dừng nhằm lựa chọn được độ trễ hợp lý. Các biến được kiểm tra trên cả 3 trường hợp. Với các chuỗi số liệu thu thập được, kết quả kiểm định ADF và PP chỉ rõ ở thống kê bậc 0 các chuỗi số liệu không dừng, nhưng tất cả các chuỗi số liệu dạng logarit sai phân bậc nhất đều dừng hay tích hợp bậc 1, I(1). Bảng 3.4: Kiểm định nghiệm đơn vị (ADF và PP) Thống kê bậc 0 τ I(ADF) τ TI(ADF) τ (ADF) τ I(PP) τ TI(PP) τ (PP) lnGDP lnTOUR -1,26459 -2,96909 1,64492 -1,28434 -1,91552 1,70507 -1,88562 -1,80195 1,29831 -2,12988 -1,77509 1,15021 Sai phân bậc 1 τ TI(ADF) τ I(ADF) τ (ADF) τ TI(PP) τ I(PP) τ (PP) ∆lnGDP ∆lnTOUR -4,62504 -4,68936 -3,55267 -4,62504 -4,78505 -3,53318 -4,07305 -4,58010 -3,18010 -4,08096 -4,59862 -3,24362 Giá trị tới hạn 5% -3,0124 -3,6449 -1,9581 -3,0124 -3,6449 -1,9581 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH Kiểm định đồng liên kết giữa GDP và doanh thu du lịch. Để kiểm tra tác động của doanh thu du lịch lên GDP, chúng tôi thực hiện kiểm định đồng liên kết của Jonhansen với các giá trị kiểm định Trace và Max-Eigen với 1 độ trễ theo chỉ tiêu lựa chọn AIC (Akaike Information Criteria). Kết quả kiểm định cho thấy các cặp chuỗi đều từ chối giả thuyết bậc đồng liên kết bằng 0 ở mức ý nghĩa 5%, đồng thời chấp nhận giả thuyết bậc đồng liên kết bằng 1 (bảng 3.5). Các tham số kiểm định sự phù hợp của mô hình khẳng định mô hình là có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả kiểm định đồng liên kết Jonhansen đã chứng minh được rằng giữa hai biến GDP và doanh thu du lịch luôn tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết. Bảng 3.5: Kiểm định đồng liên kết Jonhansen (theo Trace và Max-Eigen) r=0 Kiểm định Trace 17,64153* Giá trị tới hạn 5% 12,32090 Kiểm định Max-Eigen 15,46757 Giá trị tới hạn 5% 11,22480 r <=1 2,173960 4,129906 2,173960 4,129906 Giả thuyết H0 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH Sự tồn tại của vector đồng liên kết thể hiện mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa GDP và doanh thu du lịch, được mô tả bởi phương trình như sau: 14 lnGDP = -3,82498 + 0,92472 lnTOUR Phương trình trên cho thấy, doanh thu du lịch tác động tích cực đến GDP theo xu hướng cứ 1% tăng lên của doanh thu du lịch có thể làm tăng 0,92% GDP trong cân bằng dài hạn, và các tác động này đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ đó có thể kết luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế ở TTH trong dài hạn. Ba là, phân tích tác động trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn - mô hình VECM. Do hai biến GDP và doanh thu du lịch có bậc tích hợp I(1) và có quan hệ đồng liên kết, các tiêu chuẩn thông tin cho thấy bậc trễ tối ưu được xác định theo AIC là 2, do đó, mô hình VECM được lập ở bậc trễ 2. Mô hình VECM thể hiện tác động trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn của gia tăng doanh thu du lịch lên GDP: ∆LnGDPt = 0,02965 – 0,27069*[LnGDPt-1 – 0,92472*LnTOUR t-1 – 3,82498] – 0,03509*∆LnGDPt-1 + 0,08311*∆LnGDPt-2 + 0,48726*∆LnTOURt-1 + 0,04306*∆LnTOURt-2 R2 = 0,9099; F-statistic = 28,26776 ∆LnTOURt = 0,15491 + 1,11592*[LnGDPt-1 – 0,92472*LnTOURt-1 – 3,82498] – 1,85203*∆LnGDPt-1 – 0,16285*∆LnGDPt-2 + 0,48069*∆LnTOURt-1 + 1,23295*∆LnTOURt-2 R2 = 0,6887; F-statistic = 6,19499 Như vậy từ 2 mô hình trên chúng ta có thể nhận thấy giữa doanh thu du lịch và GDP có mối quan hệ tác động qua lại cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn và giữa GDP với doanh thu du lịch luôn có sự điều chỉnh khi có sai biệt. Bốn là, khảo sát quan hệ nhân quả Granger Bảng 3.6: Khảo sát quan hệ nhân quả Granger Số bậc Giá trị trễ kiểm định F Doanh thu du lịch không phải là 1 7,53643 nguyên nhân của GDP 2 0,62966 Mức ý Kết luận nghĩa 0,0133* ∆lnTOUR 0,5463 ∆lnGDP GDP không phải là ngyên nhân của doanh thu du lịch 7,0000 ∆lnGDP  0,0312* ∆lnTOUR Giả thiết H0 1 2 26,3556 4,40777 Lưu ý: * với mức ý nghĩa 5% Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH Trên cơ sở kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng ADF và PP theo tiêu chuẩn thông tin được phát hiện bởi AIC, kiểm định Granger được thực hiện để xác định mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi của doanh thu du lịch và GDP xem giữa doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế, nhân tố nào tác động trước. Chiều dài độ trễ cũng được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn AIC. Tuy nhiên với cỡ mẫu được luận án sử dụng là tương đối nhỏ (23 quan sát), do đó, kiểm định quan hệ nhân quả Granger sẽ không đạt được độ tin cậy cao bởi kiểm định này rất nhạy cảm với cỡ mẫu. Kết quả cho thấy hai giả thiết H0 lần lượt bị bác bỏ ở độ trễ 1 và 2. Như vậy, tồn tại mối quan hệ nhân quả 15 giữa ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế ở TTH. Thứ tự của mối quan hệ này là doanh thu du lịch càng tăng là nhân tố kích thích tăng trưởng kinh tế ở TTH với bậc trễ thứ 1 với độ tin cậy 95%. Ngược lại, khi GDP càng tăng sẽ kích thích đầu tư ngược lại phục vụ ngành du lịch nhờ đó doanh thu du lịch cũng sẽ tăng theo thời gian ở bậc trễ thứ 2. 3.2.2. Đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.2.1. Đo lường tác động trực tiếp Một là, đo lường đóng góp trực tiếp của ngành ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế Bảng 3.8: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 – 2012 (tính theo thu nhập bình quân) ĐVT: % Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng bình quân trên đầu người toàn tỉnh 3,43 6,22 6,61 13,37 5,51 7,02 7,35 4,8 -4,66 10,78 8,65 8,72 8,68 8,56 10,78 12,9 13,06 9,7 10,86 12,4 9,91 8,48 Tốc độ tăng trưởng Đóng góp của bình quân trên đầu ngành khách sạn, người của ngành nhà hàng vào tăng khách sạn, nhà hàng trưởng kinh tế 22,39 0,95 7,78 0,39 16,04 0,81 9,60 0,53 14,34 0,51 11,72 0,45 7,54 0,3 4,34 0,17 2,00 0,08 9,45 0,4 12,11 0,51 17,82 0,77 -2,24 -0,1 18,21 0,77 23,4 1,08 25,63 1,31 14,9 0,85 3,75 0,21 -5,65 -0,31 10,18 0,48 7,02 0,32 16,45 0,73 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH 16 Hiện nay, Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng chưa xây dựng được hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch để có thể đo lường và tính toán được tác động của ngành du lịch lên tăng trưởng kinh tế một cách đầy đủ nhất. Cục thống kê tỉnh TTH chỉ tính toán được GDP của lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chứ không thể thống kê được GDP của ngành du lịch. Xét về mặt lý thuyết ngành khách sạn, nhà hàng là một trong ba trụ cột lớn cấu thành nên ngành du lịch, xét trên thực tế có những nhà hàng không chỉ phục vụ cho khách du lịch mà lại chủ yếu phục vụ cho dân địa phương. Tuy nhiên, với những hạn chế khách quan về mặt số liệu thống kê, luận án không thể đo lường đầy đủ tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế qua tất cả các năm từ 1990 – 2012 mà chỉ đo lường được đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng trong tăng trưởng kinh tế ở TTH. Đây là hạn chế lớn của luận án. Chúng tôi hy vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện hơn khi các cơ quan thống kê có thể thống kê và tính toán đầy đủ GDP của ngành du lịch. Dựa vào phương pháp đo lường đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng đến tăng trưởng kinh tế trong chương 2, luận án đã đo lường được mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành khách sạn, nhà hàng ở tỉnh TTH dựa vào hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1991 – 2012. Kết quả đo lường được thể hiện ở bảng 3.7 và 3.8 Nhìn chung, trong suốt 23 năm hình thành và phát triển, ngành khách sạn, nhà hàng ở TTH đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, xét với tiềm năng và thế mạnh mà ngành du lịch TTH nói chung và ngành khách sạn nhà hàng nói riêng có được thì mức đóng góp của lĩnh vực này vẫn còn khá thấp và chưa tương xứng. Thứ hai, đo lường đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh Thừa thiên Huế Để đo lường đóng góp trực tiếp của các hoạt động du lịch vào GDP tỉnh TTH luận án sử dụng phương pháp tính giá trị tăng thêm của ngành du lịch để nghiên cứu. Các chỉ tiêu này được tính toán dựa vào chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch. Tuy nhiên, chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch lại không được Tổng cục Thống kê tính toán và thống kê liên tục qua các năm. Tính đến hết năm 2012, Tổng cục Thống kê đã tiến hành 3 cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch (bao gồm khách du lịch quốc tế và nội địa) vào các năm 2005, 2006 và 2009. Kết quả của các cuộc điều tra được luận án sử dụng để đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch đến GDP năm 2005 và 2009. Dẫu biết rằng với thời gian nghiên cứu chỉ trong 02 năm 2005 và 2009 là không đầy đủ, nhưng vì số liệu về chi tiêu của tất cả các hoạt động du lịch không được thống kê đầy đủ liên tục qua các năm, đây lại là hạn chế tiếp theo của luận án. Bảng 3.9 và 3.10 chỉ rõ, nếu năm 2005, đóng góp trực triếp của các hoạt động kinh doanh du lịch vào GDP tỉnh TTH là 439.312 triệu đồng, chiếm 6,16% trong tổng GDP toàn tỉnh. Đến năm 2009, mặc dù số tuyệt đối tăng lên gấp 3 lần đạt 1.292.091 triệu đồng nhưng tỷ trọng đóng góp của nó vào GDP tăng lên 7,98%. Bên cạnh đó, một phần tác động gián tiếp của các hoạt động du lịch cũng có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối đạt 968.065 triệu năm 2009 với tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt mức 17 5,98%, kéo theo đó tác động tổng thể của ngành du lịch lên GDP tăng từ 10,73% lên 13,96%. Trong đó, dịch vụ lưu trú là hoạt động đóng góp cao nhất vào GDP toàn tỉnh, tiếp đến là dịch vụ vận chuyển và dịch vụ ăn uống. Hoạt động mua hàng hóa lưu niệm và dịch vụ vui chơi giải trí đóng góp vào GDP ở mức thấp. Nhìn chung, đóng góp của các hoạt động du lịch vào GDP tỉnh TTH trong suốt thời gian qua còn khá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh mà du lịch TTH đang sở hữu. 3.2.2.2. Đo lường tác động tràn của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên Huế Một là, phát triển ngành du lịch đã góp phần giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và xóa đói giảm nghèo Khi ngành du lịch phát triển, tính chất công việc cũng như cơ cấu loại hình việc làm cũng có sự biến đổi rõ rệt. Một số người lao động vẫn tiếp tục làm nghề cũ như buôn bán, đạp xích lô, xe thồ,… nhưng tính chất công việc đã thay đổi bởi lẽ nếu như trước đây họ chủ yếu phục vụ cho người dân địa phương thì giờ đây họ chủ yếu phục vụ cho khách du lịch với tần suất và thu nhập cao hơn so với trước. Rõ ràng với những loại hình công việc mà những lao động có được sau khi tham gia vào lĩnh vực du lịch đã phần nào nói lên được sự ổn định về việc làm của họ. Kết quả điều tra 500 hộ gia đình cho thấy sau khi các tuyến, điểm du lịch phát triển ở các địa phương, tỷ lệ lao động có việc làm ổn định chiếm 75,8% (trong khi đó tỷ lệ lao động có việc làm ổn định trước khi ngành du lịch phát triển chỉ chiếm 50,4%) cùng với sự gia tăng của thời gian lao động cũng như số ngày được làm việc. Với tính chất công việc và cơ cấu loại hình việc làm như trên đã dẫn đến sự thay đổi rõ rệt mức thu nhập của các gia đình sau khi tham gia vào làm việc trong ngành du lịch. Theo số liệu điều tra 500 lao động có việc làm trước khi tham gia vào lĩnh vực du lịch: số lao động có thu nhập từ 1 triệu - 2 triệu đồng/tháng chiếm 40,2%; từ 500 nghìn đồng đến dưới 700 nghìn đồng/tháng chiếm 15,8%. Trong khi đó, sau khi tham gia vào ngành du lịch, số lao động có thu nhập từ 1 triệu - 2 triệu đồng/tháng chiếm 25,6%; từ 2 triệu - 3 triệu đồng/tháng chiếm 25,2%; từ 3 triệu - 4 triệu đồng/tháng và trên 4 triệu đồng/tháng chiếm 20,6%. Nhìn vào cơ cấu thu nhập của người lao động sau khi tham gia vào làm việc trong ngành du lịch cho thấy cuộc sống của bản thân họ đã trở nên tốt hơn với thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của sự phát triển ngành du lịch điều kiện việc làm, mức độ phù hợp của công việc và mức độ hài lòng về thu nhập cũng có những chuyển biến tích cực và rõ rệt. Kết quả điều tra 500 hộ gia đình cho thấy 89,6% ý kiến cho rằng công việc mà họ đang làm là phù hợp với bản thân họ; 76,8% người cho rằng điều kiện làm việc hiện nay tốt hơn so với trước và 50,6% hài lòng, 17,6% rất hài lòng với mức thu nhập kể từ sau khi làm việc trong ngành du lịch. Cùng với sự ổn định trong công việc và thu nhập của người lao động ngày càng cao hơn đã góp phần nâng cao đời sống của người lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo.Nếu như trước đây, chỉ có 13,2% hộ khá giả; 22,2% hộ túng thiếu và 11,2% hộ rất túng thiếu; thì sau khi làm việc trong ngành du lịch, đời sống của họ đã có sự thay
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan