Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tâm sự và ước mơ của nguyễn đình chiểu trong tác phẩm lục vân tiên ...

Tài liệu Tâm sự và ước mơ của nguyễn đình chiểu trong tác phẩm lục vân tiên

.PDF
62
846
147

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 2 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - VĂN VÀ NGƯỜI 1.1. Cuộc đời, con người và quan niệm sáng tác 1.1.1. Cuộc đời 1.1.2. Con người 1.1.3. Quan điểm văn chương 1.2. Đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu 1.2.1. Kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của cha ông 1.2.2. Sử dụng thơ văn làm vũ khí chiến đấu 1.3. Tác phẩm Lục Vân Tiên 1.3.1. Xuất xứ tác phẩm 1.3.2. Tóm tắt tác phẩm 1.3.3. Giá trị tác phẩm CHƯƠNG 2 TÂM SỰ VÀ ƯỚC MƠ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN 2.1. Thể hiện qua nội dung thơ văn 2.1.1. Lý tưởng nhân nghĩa 2.1.2. Đạo lý nhân dân 2.1.3. Từ một ước mơ đến với lý tưởng xã hội 2.2. Thể hiện qua nghệ thuật 2.2.1. Thuộc thể loại truyện thơ Nôm 2.2.2. Sử dụng yếu tố biểu cảm 2.2.3. Xây dựng nhân vật CHƯƠNG 3 CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 2 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 3.1. Ngôn ngữ mang sắc thái Nam bộ 3.1.1. Ngôn ngữ bình dân 3.1.2. Sử dụng phương ngữ 3.1.3. Việt hóa từ gốc Hán 3.2. Mang tính chất dân gian 3.2.1. Kết hợp độc đáo giữa truyện dân gian và tự truyện của tác giả 3.2.2. Vận dụng thành ngữ, ca dao, tục ngữ 3.3. Sử dụng điển cố C. PHẦN KẾT LUẬN CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 3 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói, khi đến với các danh nhân văn học nửa sau thế kỉ thứ XIX, thì chúng ta không thể không nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Chiểu. Một ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cho người đương thời và cả những thế hệ tiếp theo. Vì vậy, cái mà ngày nay chúng ta cần phải luôn luôn ghi nhớ là khẳng định địa vị của ông trong lĩnh vực tư tưởng và văn học nước nhà thế kỉ XIX, đó là những giá trị cao đẹp của di sản tinh thần mà ông để lại cho đời sau, những giá trị về đạo đức, nhân nghĩa ở đời. Như chúng ta đã biết, vấn đề tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những giá trị tinh thần ấy của những bậc tiền nhân là một điều hết sức khó khăn. Trong cả hai thời đại, từ trung đại đến hiện đại, đặc biệt là thời đại ngày nay, một thời đại mà xã hội phát triển khá mạnh hầu hết trên mọi lĩnh vực, trong đó vấn đề đạo đức nhân nghĩa trong đời sống tinh thần cũng theo đó mà ảnh hưởng dần. Những truyền thống tinh hoa của dân tộc không còn ràng buộc như trước nữa, con người sống có phần vô tư, phóng khoáng hơn theo tiến độ ấy. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với cuộc sống ngày nay. Nhưng cũng không phải vì thế mà những nét đẹp truyền thống dần bị quên lãng đi, đâu đó vẫn còn nhiều. Ngày nay, hầu hết trên các phương tiện truyền thông cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này. Hơn thế nữa, những tác phẩm mang đậm giá trị đạo đức, nhân nghĩa vẫn còn sống và tồn tại đến mãi bây giờ, đặc biệt cũng được đưa vào trường để giảng dạy. Chính nó giúp cho xã hội nhận thức được cuộc sống cần đến giá trị tinh thần ấy như thế nào, và cũng giúp cho mỗi chúng ta có một vốn sống và thái độ ứng xử ra sao để trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội. Nhất là xã hội ngày nay, một xã hội đầy cám dỗ. Chính vì những vấn đề trên, mà tôi quyết định chọn đề tài “Tâm sự và ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục Vân Tiên” để làm đề tài nghiên cứu. Nói đến văn chương Đồ Chiểu, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ đối với những người nghiên cứu Đồ Chiểu, Với tư cách là một người tìm tòi, học hỏi và không chuyên sâu, do mê say mà chọn để làm đề tài nghiên cứu, không chắc có phát hiện điều chi mới mẻ. Dù vậy, với lòng mong muốn của chính mình, và được sự cổ vũ của CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 4 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp bạn bè, đặc biệt là sự hỗ trợ của thầy cô, nên đã cố gắng tìm hiểu và chọn lọc những kiến thức có liên quan đến đề tài để hoàn chỉnh tốt nhất bài nghiên cứu của mình với ước mong được góp phần nhỏ nhoi vào tiếng nói chung của xã hội, khơi dậy thêm những gì tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, để góp phần vào việc phát triển xã hội, đưa xã hội đến một thế giới an bình, hạnh phúc sống chan hòa đoàn kết, cũng giống như những gì mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên. 2. Lịch sử vấn đề Trong những ngày mà Nho học đi vào con đường suy tàn, những giá trị tinh thần đang bị thời cuộc làm cho đảo lộn gần như muốn sụp đổ, trước sự thúc đẩy của thời cuộc, Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên để bênh vực cho giáo lý cổ truyền, chống đỡ cho cái lâu đài xây dựng trên nền móng Nho học đang lung lay trước cơn gió lốc. Đọc Lục Vân Tiên ta nhận thấy rất rõ cái lý tưởng của tác giả, cùng những tình cảm thương ghét đối với nhiều hạng người trong xã hội. Thương những kẻ đã hoạt động đúng theo phương châm tinh thần mà tác giả đã nêu lên, ghét những kẻ đã đi ngược lại những phương châm ấy, chính những điều đó đã làm nên một giá trị tinh thần bất diệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Trong quyển “Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu” nhà xuất bản Thanh niên, bài viết của Hà Như Chi có viết: “Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên vừa làm cái công việc giáo hóa, truyền bá tư tưởng Nho học đang bị lu mờ dưới ảnh hưởng của thời thế, lại vừa gửi vào tác phẩm một tâm sự. Tâm sự ấy ta có thể tìm thấy trong nhân vật chính là Lục Vân Tiên và trong cái xã hội làm nền cho cuộc sống của chàng [15;193]. Hay trong quyển này, bài viết của Tạ Văn Ru cũng đề cập đến “người ta thường nói: xem văn biết người. Tư tưởng và tâm trạng một cá nhân thường được bộc lộ ra ở lời nói hay lời văn” [15;217]. Có thể nói, một trong những tác phẩm ưu tú của nền văn học Việt Nam có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam từ Bình Trị Thiên trở vào là truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Nhờ tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian, từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động, nên Lục Vân Tiên đã trở nên gần gũi với dân gian, đồng thời cũng đã để lại nhiều giá trị tinh thần cho dân tộc. Trước hết, nó như nguồn chất liệu thẩm mỹ cho dân ca. Quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm và dư luận”, bài viết của Nguyễn Qúy Thành có viết: “ Có thể nói được rằng, trong nền văn học nước nhà không ít những CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 5 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Lu truyện Nôm có quan hệ qua lại với thơ ca dân gian như Truyện Kiều, Phan Trần, Thạch Sanh… Nhưng có lẽ sau Truyện Kiều, khó mà tìm thấy một tác phẩm nào có ảnh hưởng tới mức sâu sắc, rộng rãi đến thơ ca dân gian trong đó có hát hò Nam Trung Bộ như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” [13;402]. Bên cạnh đó là những giá trị giáo huấn con người. Trong quyển “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập” (tập1), có những nhận định về Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua tác phẩm Lục Vân Tên: “ Tác phẩm Lục Vân Tiên đã đáp ứng được tinh thần dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác. Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã của người nông dân miền Nam mà cũng là của mọi người dân Việt Nam chúng ta” [14;35], hay “những con người tốt bụng trong Lục Vân Tiên kế tục những truyền thống cao quý của dân tộc về nhân nghĩa, đó là những con người trong sạch, bình thường, làm việc nghĩa như một nhu cầu mà không nghĩ đến lợi danh, ơn huệ” [14;35] . Và “ Lục Vân Tiên là nhân vật lý tưởng của nhà thơ mang đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà Nguyễn Đình Chiểu mơ ước” [14;35]. Cũng từ quyển sách này, tác phẩm Lục Vân Tiên còn đem đến một giá trị không thể thiếu đối với cuộc sống của chúng ta, nó tác động đến việc hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp góp phần làm cho cuộc sống ngày thêm hoàn thiện hơn: “Lục Vân Tiên có tác dụng giáo dục mạnh mẽ ở một mức độ và một khía cạnh nhất định, con người Lục tỉnh nhất là tầng lớp thanh niên, lấy Vân Tiên làm nhân vật lý tưởng, ước mơ làm một Vân Tiên trong cuộc đời, coi mối tình Vân Tiên - Nguyệt Nga là tuyệt đẹp, coi tình bạn giữa Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực là cao quý” [14;36]. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc nêu cao tính giáo dục mà còn được nâng lên ở tầm cao hơn, đó là đạo lý của dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm qua tác phẩm, những phẩm chất tốt, xấu, chính nghĩa, phi nghĩa đã được nhà thơ nói qua rất rõ. Bài viết của Dương Quảng Hàm trong quyển “Lục Vân Tiên, tác phẩm và lời bình”, có nói: “ là một cuốn sách tác giả viết ra để gửi gắm tâm sự của mình vào đó, truyện là một cuốn tâm lý tiểu thuyết cốt dạy người ta đạo làm người” [18;108]. Hay cũng trong quyển này, Huỳnh Ngọc Trảng cũng có viết: “Từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến sự giống và khác nhau giữa cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhân vật Lục Vân Tiên, giữa những sự kiện trong quãng đời thanh xuân của tác giả với những tình tiết trong truyện. Có nhiều cách lý giải và chứng minh, nhưng không phải ngẫu nhiên mà hiện tượng này được nhiều người chú ý. Việc gửi gắm tâm sự vào CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 6 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp tác phẩm văn học là một chuyện thường tình, nhưng Lục Vân Tiên rõ ràng là hình bóng của Nguyễn Đình Chiểu” [18;184]. Chính từ ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, lúc nào cũng thể hiện rõ tư tưởng của một người trung quân ái quốc, hình thành nên tính cách của ông là một người cương trực, có tinh thần lạc quan yêu đời, luôn vượt qua mọi hoàn cảnh vươn lên trong cuộc sống và ngày càng tỏ sáng một tấm lòng của một con người khiêm tốn. Nguyễn Đình Chiểu không cam bó gối khoanh tay, tuy mù lòa, nhưng ông làm việc rất nhiều cho đất nước. Trong công trình nghiên cứu của Bảo Định Giang. “Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỉ XIX”, viết về Nguyễn Đình Chiểu: “Ngoài việc dạy học, làm thầy thuốc - những nghề cao quý, ông mở đầu cuộc tiến công các tệ nạn đương thời bằng tác phẩm văn học. Không chút ồn ào, Nguyễn Đình Chiểu đi vào con đường này với tinh thần đầy khiêm tốn, nhưng cái điều không ngờ - ngay cả đối với ông - là những hiệu quả mà tác phẩm mang lại là sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của chúng trong đông đảo nhân dân ở thời ông và sau ông” [1;80]. Trong quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm và dư luận”, Phạm Văn Đồng có viết: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này” [13;191]. hay “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng sáng” [13;191]. Như vậy các công trình phần nào đã đề cập đến tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với sự nghiệp trồng người của dân tộc, cũng như phần nào nói lên được tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu về đạo lý ở đời. Qua tác phẩm của chính mình, Nguyễn Đình Chiểu mong muốn một trật tự xã hội tốt đẹp hơn. Với lời mở đầu câu truyện thơ, ông tha thiết kêu gọi người đời “lẳng lặng mà nghe” để tự răn mình. Tác phẩm của Đồ Chiểu có tính chất giáo huấn rất cao, chẳng những thể hiện ở tính cách mà trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng bộc lộ được tư tưởng đạo lý nhân nghĩa của dân tộc. Qua đây có thể thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu không nhìn cuộc đời bằng nhãn quan trực tiếp của mình mà ông cảm nhận đời bằng cả trái tim và tấm lòng chính nghĩa. CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 7 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của tôi khi thực hiện đề tài này là được hiểu rõ và sâu hơn về Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt nhất là về tâm sự và ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục Vân Tiên, đồng thời để biết thêm những giá trị mà Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho dân tộc, cho đất nước. Qua đó giúp cho xã hội cũng như mỗi cá nhân trong mọi thời đại thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu là một người cao cả, một con người thể xác tuy “tàn” nhưng tâm hồn không “phế”. Đồng thời qua đây nó cũng giúp cho chính bản thân tôi nắm rõ hơn về tác phẩm nhằm vun đắp thêm vốn kiến thức của mình để sau này tôi có thể thực hiện ước mơ giảng dạy được tốt hơn, nhờ đó tôi có thể truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ và tốt nhất. 4. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, một nhà thơ với sự nghiệp văn chương đồ sộ, thơ văn của ông mãi là tấm gương sáng cho mọi thời đại. Với công việc nghiên cứu về đề tài “Tâm sự và ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục Vân Tiên”, tôi tập trung tìm hiểu và ghi nhận những kiến thức về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt là những nội dung liên quan đến tâm sự và ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm một số phạm vi khác như các bài viết, bài phê bình, dư luận, bài nhận xét của nhiều tác giả. Đồng thời tôi cũng tìm hiểu một số nội dung có liên quan đến đề tài trên mạng điện tử để tham khảo cũng như là bổ xung thêm kiến thức cho đề tài và để có thể hoàn chỉnh đề tài một cách tốt nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, trên tinh thần tìm hiểu, học hỏi, tôi đã tiếp thu và kế thừa những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm dựa trên cơ sở đó mà phân tích, tổng hợp đồng thời rút ra kết luận khái quát cho nội dung đề tài. Bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân loại để tìm hiểu nhiều phương diện mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện, bên cạnh đó là việc khảo sát những nhân vật trong tác phẩm để thấy được tâm sự và ước mơ mà Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện khi xây dựng nhân vật của mình. Cuối cùng là việc phân tích ngôn ngữ mà Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng trong tác phẩm Lục Vân Tiên. CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 8 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 2 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - VĂN VÀ NGƯỜI 1.1. Cuộc đời, con người và quan niệm sáng tác 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu 阮 廷 沼 (1/7/1822), tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, Gia Định. Tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ và sau bị mù hiệu là Hối Trai, Nuyễn Đình Chiểu mất ngày 3/7/1888 tại Ba Tri, Bến Tre. Nguyễn Đình Chiểu là con cụ Nguyễn Đình Duy và bà Trương Thị Thiệt. Cụ Nguyễn Đình Duy quê gốc ở làng Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, khi tả Lê Văn Duyệt vào trấn Gia Định, cụ theo vào làm việc và cưới thêm người vợ là bà Trương Thị Thiệt. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những ngày gia biến và quốc biến hãi hùng, tác động đến nhận thức Nguyễn Đình Chiểu. Ngay từ nhỏ Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc, từ một cậu ấm con quan, bỗng chốc trở thành một đứa trẻ thường dân, sống trong cảnh chạy loạn, trả thù chém giết. Lớn lên bị bệnh mù mắt, bị gia đình giàu có bội ước, công danh dang dở. Mặc dù cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều bất hạnh nhưng lúc nào ông cũng gắn bó với nhân dân. Tuy sống trong cảnh mù lòa nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã tiến thân thành danh bằng con đường hành đạo của mình. Ông đã mở lớp dạy học, viết văn và hốt thuốc chữa bệnh cho dân. Từ đó tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh. Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định (1859), người trí thức yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỗng căm hờn, sôi sục ý trí chiến đấu. Nam kì mất, ông ở lại Ba Tri (Bến Tre). Thực dân Pháp tìm đủ mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông khảng khái khước từ tất cả, giữ chọn tấm lòng thủy chung son sắt với nước, với dân cho đến hơi thở cuối cùng. CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 9 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG 1.1.2. Con người Nguyễn Đình Chiểu là người có nhiều nghị lực và phẩm chất, phải có nghị lực phi thường, khí phách cứng cỏi thì Nguyễn Đình Chiểu mới vượt qua những bất hạnh của cá nhân và thời cuộc để đứng vững trước cơn binh lửa hãi hùng của lịch sử mà không sờn lòng nản trí. Theo thường tình lẽ ra Nguyễn Đình Chiểu đui mù, có quyền sống yên thân trong gia đình, đồng bào sẽ giúp đỡ, không đòi hỏi ông làm nhiệm vụ gì. Nhưng đây, trái lại sau khi mang tật nguyền, Nguyễn Đình Chiểu vẫn phấn đấu tự mình trở thành người có ích cho xã hội. Và sau khi đất nước bị họa xâm lăng, ông lại tự đặc cho mình nhiệm vụ phải tham gia chống giặc cứu nước, tham gia đấu tranh bảo vệ phẩm giá con người, nêu cao đạo đức nhân nghĩa truyền thống của dân tộc. Đó là lòng đạo, và chính lòng đạo này đã tạo nên sự nghiệp vẻ vang của nhà thơ mù Lục tỉnh. Sự nghiệp văn học yêu nước, yêu dân của một nhà thơ chân chính, sự nghiệp giáo hóa của một kĩ sư tâm hồn, sự nghiệp làm thuốc cứu người của một lương y bác học. Cái lớn trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một đời sống thanh bần, giữ tiết tháo: “Nguyễn Đình Chiểu chủ trương sống thanh bần nhất là trong khi nước mất nhà tan. Ở nước loàn há sợ chữ thiên ương, nay nước ta mất thì thân ta như cá núp trong nò, như én nằm trên gác. Qúy không phải ở cái miệng, cái bụng, mà quý ở thân danh, danh phải sáng để có uy tín hòng được dân tin theo. Vinh, tuyệt đối không phải là chiếu bông gối dựa, quần nhiễu áo sô. Thời loạn mà chạy theo chiếu bông gối dựa, quần nhiễu áo sô là nhục chớ không phải là vinh. Đã thanh bần lại phải tiết tháo, càng chịu sống thanh bần, càng dễ giữ tiết tháo” [15;142]. Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là hiện thân cho nhiều phẩm chất cao đẹp làm người. Trong ứng xử cá nhân, Đồ Chiểu là tấm gương sáng về đạo hiếu nhân nghĩa, tất cả cô đúc lại thành khí tiết của nhà nho yêu nước Việt Nam tiêu biểu cho giai đoạn nửa cuối thế kỉ thứ XIX. 1.1.3. Quan điểm văn chương Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước, để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hành động của chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Những tác phẩm của ông ngoài giá trị văn nghệ nó còn quý ở chỗ nó soi CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 10 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của Nguyễn Đình Chiểu, nó ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại: Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương Lời thơ khẳng định “lòng đạo” và sự quyết tâm của Nguyễn Đình Chiểu: thà là đui mù, đôi mắt không còn nhìn thấy thế sự nữa, nhưng tư tưởng, tình cảm, tấm lòng của ông vẫn sống với đời, vẫn lo cho đời, cho dân, cho nước. “Lòng đạo” là sức mạnh tinh thần thúc đẩy Nguyễn Đình Chiểu coi thường bệnh tật, thể xác ốm đau không ngăn nổi ông kiên quyết thực hiện “lòng đạo” thực hiện tư tưởng nhân nghĩa yêu nước chống ngoại xâm mà ông đã khẳng định từ lâu. Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương, nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm nhà nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà nho quan niệm “ đạo” là đạo của trời, còn Đồ Chiểu cũng nghĩ đến nhưng có khác: Đạo trời nào phải ở đâu xa Gẫm ở lòng người mới thấy ra. Hay: Mến nghĩa sao đành làm phản nước, Có nhân nào nỡ phụ tình nhà. Trên nguyên tắc, đạo trời được đề cao, nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều, đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu. Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được “tuyên ngôn” nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: văn chương chiến đấu vị nhân sinh đầy tinh thần tiến công và tinh thân nhân ái. 1.2. Đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu 1.2.1. Kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của cha ông Dưới chế độ cũ, với hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu phản dân, hại nước, Nguyễn Đình Chiểu đã thấm nhuần nhân nghĩa truyền thống, tư tưởng ông đã vươn cao đến chủ nghĩa nhân đạo thực tiễn gần gũi với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản là sự kiện nổi bật thời bấy giờ như một ngôi sao sáng thật đáng ca ngợi. Nguyễn Đình Chiểu đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quan niệm đạo đức, của những truyền thống văn hóa tốt CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 11 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp đẹp của dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu đã khắc phục được những hạn chế, những khó khăn, cay nghiệt. Tư tưởng trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa nó là tư tưởng tiến bộ và cách mạng. Nguyễn Đình Chiểu kế thừa tưởng nhân nghĩa của cha ông trong kháng chiến chống ngoại xâm, tiêu biểu là tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu tư tưởng nhân nghĩa còn được mở rộng thành lời kêu gọi động viên, kêu gọi cứu nước, ông từng tâm niệm: Hễ làm người chớ ở hai lòng Đã vì nước phải theo một phía Cùng với một tấm lòng đầy cảm xúc, thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa truyền thống mạnh mẽ thì bên cạnh đó ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngày càng khẳng định “lòng đạo” của mình và thủy chung giữ vững: Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương Tấm gương nhân nghĩa và yêu nước của ông quả là trong sáng, suốt đời không chút bụi mờ, không danh lợi nào có thể làm hoen ố, ông đã sống thanh bạc, cao cả, con người tiết tháo và trung dũng ấy đã khiến cho kẻ thù phải khâm phục. 1.2.2. Sử dụng thơ văn làm vũ khí chiến đấu Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, cho chính nghĩa, cho độc lập tự do của dân tộc. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đăm mấy thằng gian bút chẳng tà Ngòi bút và khối óc thao lược của ông vẫn luôn hoạt động cho công cuộc kháng chiến cứu nước. Người đọc yêu văn thơ Đồ Chiểu không chỉ vì nội dung mà còn yêu vì nghệ thuật, ngòi bút rất sắc của Nguyễn Đình Chiểu những khi đâm thẳng vào các hạng người phản phúc, lừa bịp. Trước cảnh đất nước bị xâm lăng, ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu từ lời ca cũng chuyển theo hướng khác, từ chỗ ca ngợi tình bạn bè, tình chung thủy chuyển sang chủ yếu ca ngợi những người hy sinh cứu nước. Ngoài những lời kêu gọi trong nhiều tác phẩm của ông thì tiếng thơ trong Lục Vân Tiên cũng có thể CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 12 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp coi đó là tiếng nói chiến đấu, một tiếng nói lạc quan, ông thể hiện rất rõ thái độ của mình. Thông qua ngòi bút nói lên những vấn đề đạo đức của con người, đồng thời cũng là lẽ ghét thương đối với con người và xã hội. 1.3. Tác phẩm Lục Vân Tiên 1.3.1. Xuất xứ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên 僇 雲 仙 là tác phẩm đầu tiên của văn chương Nam bộ có tiếng vang và được đón nhận mang tầm cả nước, nó cũng là một tác phẩm mà văn bản có một lịch sử sáng tác và phổ biến khá độc đáo và phức tạp. Theo ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, tập truyện có thể được sáng tác vào những năm 1850 trở đi, lúc Nguyễn Đình Chiểu đã bị bệnh mù và đã về Bình Vi (Gia Định) mở trường dạy học năm 1851. Như vậy, có thể thấy tập truyện chỉ được hình thành trong trí nhớ và tác giả đã đọc cho những người thân cận của mình ghi chép lại. 1.3.2. Tóm tắt tác phẩm Đây là câu truyện thơ lục bát dài 2082 câu, cốt truyện được tóm tắt như sau: Lục Vân Tiên, nhân vật chính của cuốn truyện, là một học trò nghèo, có đức, có tài, văn võ kiêm toàn. Một hôm trên đường lên kinh đô đi thi chàng gặp bọn cướp bắt Kiều Nguyệt Nga, chàng đánh tan lũ cướp cứu thoát Kiều Nguyệt Nga. Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã làm cho hai bên gắn bó với nhau. Tuy vậy, liền sau đó hai bên đành tạm chia tay Nguyệt Nga đi về ly sơ theo cha, Lục Vân Tiên tiếp tục lên kinh đi thi. Thế rồi, hôm sắp vào trường thi thì Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, chàng vội vã bỏ thi trở về chịu tang. Dọc đường về, vì đau buồn nên ốm nặng và bị mù cả hai mắt. Trước cơn nguy biến, chàng gặp anh bạn xấu Trịnh Hâm lập mưu đẩy xuống sông, Vân Tiên may được vợ chồng một ngư ông cứu sống. Vân Tiên tìm đến nhà người vợ đính ước trước khi đi thi là Võ Thể Loan mong có chỗ nương nhờ cho qua cơn hoạn nạn. Nhưng cha con Võ Thể Loan nhẫn tâm bội ước, đem chàng vứt vào hang núi. Một lần nữa Vân Tiên lại được ông tiều cứu thoát và đến ở nhờ một ngôi chùa giữa rừng. Kiều Nguyệt Nga từ khi gặp Vân Tiên không lúc nào quên được người ân nhân khôi ngô đã cứu mình thoát nạn. Trong khi cảm xúc vì tình yêu, nàng đã có thể vẽ một bức chân dung của Vân Tiên ra, quyết sẽ không yêu một người nào khác. Nhưng rồi một hôm nghe tin Vân Tiên bị nạn chết, nàng quyết tâm thủ tiết với người chồng mà mình đã tự ý lựa chon. Trong khi đó, tên thái sư trong triều muốn hỏi nàng cho con CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 13 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp hắn nhưng nàng từ chối. Bây giờ đang có giặc Ô Qua, hắn bèn trả thù, tâu vua xin đưa nàng đi cống Ô Qua, trên đường đi nàng nhảy xuống sông tự vẫn, quyết giữ trọn lòng chung thủy với Lục Vân Tiên. Nhưng nàng được Phật Quan Âm cứu sống và cho trôi dạt vào vườn nhà Bùi Kiệm. Thấy Nguyệt Nga xin đẹp, Bùi Kiệm muốn quyến rũ nàng làm vợ, Nguyệt Nga lại bỏ trốn vào rừng và ở nhờ nhà một bà lão. Lục Vân Tiên về sau được thuốc tiên chữa cho sáng mắt, đi thi đỗ trạng nguyên và được Vua cử đi đánh giặc Ô Qua. Trên đường thắng trận trở về, chàng gặp Nguyệt Nga, từ đấy hai người sum hợp hạnh phúc, còn những bọn gian ác phải đền tội. 1.3.3. Giá trị tác phẩm Tác phẩm Lục Vân Tiên đã để lại một giá trị to lớn về mặt tinh thần cho các thế hệ mai sau, những điều răn dạy về các mối quan hệ giao tiếp trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tác phẩm mang một giá trị hết sức thiết thực đối với chính bản thân của mỗi con người. Đồng thời nâng cao tinh thần truyền thồng tương thân, tương ái của dân tộc ta. Quan trọng hơn hết tác phẩm còn đóng góp to lớn làm phong phú thêm kho tàn văn chương Việt Nam. Tác phẩm Lục Vân Tiên là tác phẩm cuối cùng kết húc một giai đoạn văn học, được kế thừa nhiều mặt truyền thống của văn học dân gian, của truyện thơ Nôm bình dân, tác phẩm đã thể hiện tính trữ tình đạo đức và thể hiện tính nhân dân hết sức sâu sắc. CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 14 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 TÂM SỰ VÀ ƯỚC MƠ CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN 2.1. Thể hiện qua nội dung thơ văn 2.1.1. Lý tưởng nhân nghĩa Khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu bắt nguồn từ tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo và trong thâm tâm, ông từng khẳng định và ca ngợi đạo nho “theo đường nhân nghĩa chi bằng đạo nho”, viết tác phẩm Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu nêu lên tấm gương về luân lý đạo đức kiểu “Nhị thập tứ hiếu” nhằm mục đích giáo huấn cải tạo xã hội. Mở đầu truyện Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết: Hỡi ai lẳng lặng mà nghe, 埃 宜, Giữ răn việc trước, lành dè thân sau. 役 畧,苓 提 身 婁. Trai thời trung hiếu làm đầu, 時 忠 孝 濫 投, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình. 時 節 行 纙 句 撈 命. Nó như là sợi chỉ đỏ về nội dung tư tưởng xuyên suốt tác phẩm mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi tới người đọc. Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho mang nặng tư tưởng Nho giáo mà gốc là tư tưởng của Khổng Tử, Mạng Tử, Trang Tử. Đồng thời, ông còn là người con của quê hương Nam Bộ, giàu tình yêu thương, sống gắn bó với người dân lao động. Việc học hành, thi cử không thành, ông quay về bốc thuốc chữa bệnh, cứu người, dạy học để truyền tri thức và đạo lý cho con cháu. Chính vì thế mà nội dung tư tưởng “trung - hiếu - tiêt - nghĩa” theo tư tưởng của Nho giáo lại rất gần với đạo lý “nhân nghĩa” ở đời của dân tộc ta. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Lục Vân Tiên trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhằm tuyên truyền cho đạo lý tốt đẹp ấy. Nhân CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 15 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp nghĩa là đạo đức của nhân dân, nó được Nguyễn Đình Chiểu tải vào trong truyện thơ, vẻ đẹp tư tưởng ấy được toát lên, tỏa sáng qua nội dung tác phẩm. Lời thơ giản dị, rành rẽ như một tuyên ngôn, định hướng cho bước đi của toàn bộ tác phẩm. Với nhà thơ xứ dừa ấy, sáng tác văn chương không phải vì sự nghiệp văn chương mà trước hết, quan trọng hơn hết là vì mục đích giáo dục, truyền bá đạo lý, nhân cách con người, “ở ông, gốc cội nhân nghĩa truyền thống dân tộc như hòa trong nhựa sống chảy khắp trong cội cành sum sê của cổ thụ Việt Nam” [14;53]. Với Nguyễn Đình Chiểu, nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân ta, là căn cốt, gốc rễ để trau giồi, rèn giũa con người. Vào đầu tác phẩm, ở đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nhà thơ đã hào hứng giới thiệu hai con người trẻ tuổi, biết hướng theo lòng nhân, biết hành động theo việc nghĩa. Đó là Lục Vân Tiên - chàng trai dũng cảm, có lòng “nhân” sẵn sàng làm việc “nghĩa”. Vân Tiên vốn con nhà thường dân, nhưng học giỏi văn võ kiêm toàn. Chàng đang háo hức trên đường lên kinh ứng thi, vậy mà gặp cướp, không phải chúng gây sự với chàng, mà chúng đang quấy nhiểu nhân dân. Lục Vân Tiên nhanh nhẹn “ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy”, xông thẳng vào giữa bọn cướp, lực lượng thật quá trên lệch, bên kia là cả lũ lâu la đông như ong, như kiến, bên này chỉ một mình chàng trai dũng cảm, với một lời hứa chân thành “cứu người ra khỏi lao đao buổi này”. Với vũ khí giản dị “cây gậy bên đàng”, vậy mà chàng không chút nao núng: Vân Tiên tả đột hữu xông, 雲 仙 左 突 右 衝, Khác nào Triệu Tử giải vòng Đương Dang. 恪 芾 趙 子 觧 揚. Bằng mấy dòng thơ ngắn gọn, một câu so sánh với những từ đặc sắc: “tả đột, hữu xông, khác nào Triệu Tử…” Vân Tiên được ví như một dũng tướng, sánh ngang với Triệu Tử Long thời Tam Quốc trong trận phá vây quân Tào Tháo ở nhà Hán, vì bảo vệ ấu chúa A Đẩu, dù sao vẫn là nghĩa vụ của một bầy tôi chung thành. Còn ngày nay, Lục Vân Tiên chiến đấu vì người dân gặp nạn, cứu dân, trừ ác, xuất phát từ lòng nhân, giản dị vô tư mà trong sáng cao đẹp biết bao. Xuất phát từ lòng nhân, Lục Vân Tiên đã làm được một việc “nghĩa”, một việc xứng đáng được gọi là anh hùng. Tự nguyện dấn thân vào vùng nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ. Tất cả điều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi, Lục Vân Tiên không một chút kêu ngạo. Trái lại, chàng thật CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 16 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp khiêm nhường chính trực. Chàng đã hành động vì lòng nhân, vì nghĩa lớn, vì kẻ ác bảo vệ người lương thiện. Chàng chỉ mong Nguyệt Nga - cũng như mọi người “rõ đặng nguồn cơn”, nghĩa là hiểu rõ, cảm thông với hành động của chàng. Sau nữa, chàng nhắc tới sử sách, nhắc lời các bậc hiền nhân xưa. Người xưa nói: “Kiến ngãi bất vi vô dũng dã” - nghĩa là: Thấy việc nghĩa mà không làm, không phải người dũng cảm. Cách nói của chàng giản dị hơn: Có câu kiến ngãi bất vi, 固 句 見 不 爲 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng 濫 世 意 拱 英 雄 “Phi anh hùng” là những kẻ tiểu nhân, hèn nhác. Lời của Vân Tiên chắc nịch, vừa để đối chứng phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc làm là đúng đắn, là tất yếu, hiển nhiên thuộc căn cốt gốc rễ trong lẽ sống của mình. Đó cũng là lẽ sống của biết bao hiền nhân quân tử ngày xưa, bao con người chân chính ngày nay. Lục Vân Tiên là một chàng trai dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, tiêu biểu cho những chàng trai Nam Bộ hảo hán của một thời. Còn Kiều Nguyệt Nga, nàng cũng là một cô gái biết trọng nghĩa tình. Sau khi được cứu thoát khỏi tay bọn bất nhân, độc ác, nàng vô cùng xúc động. Nàng đã nói những lời đẹp nhất để cảm ơn ân nhân: Lâm nguy chẳng gặp giải nguy, 臨 危 及 解 危, Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi. 節 年 拱 補多 回. Trước xe quân tử tạm ngồi, 畧 車 君 子 暫 坐, Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. 吀 朱 賤 妾 礼 耒 仕 疎. Nói “tiết trăm năm” là nói việc hệ trọng của cả một đời người con gái. “Lạy rồi sẽ thưa” cũng là một thái độ kính nễ, thiêng liêng trong quan hệ của con người. Nguyệt Nga là tiểu thư con quan tri phủ, nhưng được giáo dục chu đáo, nàng gắn bó với những người dân, nên tiếp nhận được đạo đức của nhân dân. Đạo đức ấy là chữ “ân”, chữ CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 17 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp “nghĩa”. Sau đó nàng thẳng thắng bày tỏ ý nguyện đền đáp công lao cứu mạng của Lục Vân Tiên. Thái độ và lời nói của nàng có cái gì đó như lúng túng, ngượng ngập nhưng chất phát: Gặp đây đương lúc giữa đàng, 及 低 當 六 塘, Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không. 錢 庄 固 泊 鐄 拱 空. Gẫm câu báo đức thù công, 句 報 德 酬 功, Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi. 礼 之 朱 匪 共 . Nguyệt Nga nói tới “của tiền, vàng bạc” để giãy bài sự thiếu hụt về vật chất. Lại nói tới “báo đức thù công” - đền đáp ơn đức, công lao. Rồi than thở “lấy chi cho phỉ tấm lòng” để giãi bày sự lúng túng về tinh thần, những xúc động có thật của một tâm hồn trong trắng. Sau đó Nguyệt Nga cố mời Vân Tiên về nhà mình để tạ ơn, nhưng chàng từ chối, nàng băn khoăn, day dứt khôn ngôi. Chỉ đến khi thấy “Vân Tiên nghe nói mỉm cười…” và an ủi “có câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng”, Nguyệt Nga mới khuây khỏa, hỏi thăm gia cảnh, tuổi tên của ân nhân. Cuối cùng, nàng đã rút cây trâm cài đầu tặng Vân Tiên kỷ vật, cũng là gửi gắm một tính hiệu của tình yêu chung thủy sau này. Ngay phút gặp gỡ ban đầu với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã tỏ rõ một tâm hồn trung hậu, nết na. Tâm hồn ấy bắt nguồn từ đâu nếu không phải từ đạo lý nhân nghĩa của nhân dân ta, nhất là nhân dân Nam Bộ - quê hương Nguyễn Đình Chiểu. Bên cạnh việc ngợi ca Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu còn đề cao nghĩa khí của Hớn Minh, cũng là một người sống theo lý tưởng nhân nghĩa, yêu ghét rạch ròi, không sợ gian nguy, không sợ cường quyền, dám hành động giúp đời cứu dân. Cũng với Vương Tử Trực, đại diện cho việc đứng lên phê bình cái xấu, mắng nhiếc những kẻ ăn ở hai lòng, một con người trọng nghĩa khí, dám mạnh dạng lên tiếng đứng lên bảo vệ lẽ công bằng chính nghĩa. Truyện Lục Vân Tiên là bài ca về chữ “nghĩa”, ca ngợi lòng thủy chung, bên cạnh đó còn nói đến tình bạn, nói đến tình người, nói lên sự thương ghét khen chê… Tất cả CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 18 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp các nhân vật tích cực cửa truyện điều là người nghĩa, người làm việc nghĩa. Vì nghĩa là đức tính phổ biến của người Việt Nam xưa nay, đức tính ấy khi tỏ khi mờ nhưng hằng có, có nhiều ở mức cá nhân, gia đình, xã hội… Một xã hội, nếu con người biết lấy việc nghĩa mà xử thế với nhau, thì xã hội sẽ hưng thịnh, đất nước sẽ an hòa. Qua đây ta thấy, Nguyễn Đình Chiểu đã rất thành công khi xây dựng nhân vật anh hùng, đồng thời cũng là nhân vật lý tưởng đại diện cho công lý, cho những tư tưởng nhân nghĩa, những hình tượng ấy đáng được cho những thế hệ thanh niên lấy làm chuẩn mực để học hỏi, rèn luyện mình, sống xứng đáng và có ích cho xã hội. 2.1.2. Đạo lý nhân dân Nếu người Pháp đã sớm nhận biết được giá trị bình dân nhưng hấp dẫn của tác phẩm Lục Vân Tiên thì đối với người Việt Nam, đặc biệt người dân Nam Kỳ, truyện Lục Vân Tiên, đã làm rung động lòng người bởi lẽ, quần chúng đã tìm thấy thân phận, suy tư và ước mơ của mình qua các nhân vật của truyện kể. Với dân Nam Kỳ lục tỉnh, Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ là một nhà giáo, một người rao giảng đạo thánh hiền, mà còn là mẫu mực cho đạo làm người, một nhà chí sĩ chống Pháp. Ông là bó đuốc soi đường, là thần tượng của dân miền Nam. Từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành, được rèn luyện qua cửa Khổng sân Trình, tiếp thu những yếu tố tích cực của Nho giáo. Nguyễn Đình Chiểu muốn đem những hiểu biết của mình ra “phò đời giúp nước”. Chẳng may bị mù, nên chí nguyện không thành. Nhưng một người có chí như Nguyễn Đình Chiểu thì không dễ gì mà ông chịu lùi bước trước nghịch cảnh. Không thể hiện được lý tưởng của mình một cách trực tiếp, nên ông đã gửi gắm vào chính tác phẩm của mình. Truyện Lục Vân Tiên là một minh chứng cho lý tưởng ấy. Hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là những hình ảnh hào hùng mà cụ Đồ Chiểu đã gởi gắm trọn cái nhân sinh quan đạo làm người mà ông muốn phổ biến trong dân gian. Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga khi thấy chuyện bất bình, mù lòa vì hiếu với mẹ, đối với Nguyễn Đình Chiểu ông cũng vẫn yêu đời và cứu đời với nghề dạy học, hốt thuốc dù trong cảnh mù lòa. Cuộc tình của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên là tấm lòng thủy chung dù phải trải qua bao gian truân, cách trỡ. Ngay khi nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong những mối quan hệ giữa vua và tình yêu, Nguyễn Đình Chiểu đã thoát khỏi những giá trị cố hữu của luân lý đạo Nho. Nguyễn Đình Chiểu đã không để cho Nguyệt Nga cam tâm tuân teo lệnh CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 19 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Luận văn tốt nghiệp vua, làm vật cống cho giặc Ô Qua, mà ông đặc “báo chúa” ngang với “sự phu” để cho nhân vật lựa chọn nhưng cuối cùng thì tình yêu lại đặc lên trên cả vua. Việc “báo chúa” chỉ bằng thể xác, còn đối với người yêu thì bằng tất cả tấm lòng. Sự tranh đấu của Kiều Nguyệt Nga trong các nghịch cảnh vừa làm rung động lòng người, vừa gần gũi với người phụ nữ Nam Kỳ bởi lẽ nàng tượng trưng cho nghị lực rắn rỏi của người phụ nữ Nam bộ. Cái bản chất trượng phu, hào phóng, trọng nhân nghĩa của các nhân vật như Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán, ông Ngư, ông Tiều, Lão Bà là những hình ảnh hào hùng đánh đúng cái khát vọng vươn lên đạo làm người của nhân dân. Hớn Minh là người trực tính, khi đi giữa đường thấy Đặng Sinh là con một tên quan huyện, ỷ thế cha, hãm hiếp con gái người ta thì nổi nóng đánh ngay dù biết rằng sau đó sẽ bị tù tội : Tôi bèn nổi giận một khi, 碎 卞 浽 陣 沒 欺, Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò. 勿 払 妬 把 多 沒 蓗. Tử Trực là người bạn tốt, trọn tình chung thủy với bạn bè, không ngán sợ bạo lực khi mắng Võ Công vì ông ta đem Võ Thể Loan gả cho mình khi biết Vân Tiên bị mù lòa . Tiểu Đồng nêu lên tấm gương tình nghĩa thầy trò đã hết lòng giúp đỡ Vân Tiên khi chủ mình đau ốm và khi tưởng là Vân Tiên đã mất thì ngày đêm ngồi bên nấm mồ để tưởng nhớ. Ngay đến những người dân lao động như ông Quán, ông Tiều, ông Ngư cũng chuyên chở những tư tưởng thanh cao về đạo làm người. Cũng như ông Quán đã chẳng sợ mất thực khách khi ông đã ngạo nghễ chê cười hai ông khách nhiều tiền là Trịnh Hâm và Bùi Kiệm : Trực rằng: ông Quán cười chi, 直 浪: 翁 舘 唭 之, Vỗ tay dậm đất, nổi khi cười dài. 坦,浽 欺 唭 曳. Tiên rằng : ông Quán cười ai? 仙 浪: 翁 舘 唭 埃? Quán rằng : Cười kẻ bất tài đồ thơ. 舘 浪: 唭 几 不 才 圖 初. CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 20 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG Luận văn tốt nghiệp Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhân vật ông Quán xuất hiện trong tác phẩm để nói ra những điều “thương, ghét”, mà ông Quán chính là hiện thân của Nguyễn Đình Chiểu để cho nhân vật nói lên tâm huyết của mình. Ở đây nhân vật lấy cuộc sống của dân để làm chuẩn, đánh giá một triều vua đi đôi với việc lên án một bọn “hôn quân vô đạo”. Ông ca ngợi những người hiền triết, những bậc tài danh bị vua chúa vùi dập, “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Quan điểm và tình cảm của ông Quán đã thể hiện rất rõ tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Quán rằng: ghét việc tầm phào 舘 哴: 恄 役 尋 抛, Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. 恄 咳,恄 蹬,恄 羡 心. Hay: Thương là thương đức thánh nhân 怆 罗 怆 德 圣 人 Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông. 敧 坭 宋 卫 六 陳 六 . Hóa ra đây không phải là một ông Quán bình thường, toan tính lời lỗ, chuyên buôn bán để mưu sinh, mà chính là người trí thức có hoài bão lớn, tình cảm lớn. Thái độ của ông Quán rất rõ ràng, nói đến cái thương thì ông nhắc đến các nhà hiền triết, những người tài giỏi mà không thực hiện được mộng bình sinh vì dân vì nước. Tất cả các mối căm ghét của ông Quán cũng chính là của Nguyễn Đình Chiểu, ông đã lên án tất cả, những cái gì hại đến dân ông đều cho là xấu, là tà, là đáng khinh, đáng ghét và cái gì ích lợi cho dân thì đó là tốt, là chính, là đáng kính, đáng thương. Truyện còn thể hiện tư tưởng nhân quả. Tình cảm thương, ghét của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ thể hiện ở việc minh họa những hành động dũng cảm, lòng nhân ái, hay bằng những lời phê bình, xem thường của các nhân vật tốt đối với những kẻ xấu, mà Nguyễn Đình Chiểu còn mượn hình ảnh của thần linh, để cứu giúp những con người tốt trong tác phẩm và trừng phạt những kẻ “lòng lang dạ sói”, sống thiếu tình người. Luật “nhân quả” mang tư tưởng Phật giáo nhưng “nhân quả” trong Lục Vân Tiên rất gần với cuộc sống và mơ ước của nhân dân. Tư tưởng phật giáo là khổ kiếp này, kiếp sau được hưởng hạnh phúc. Còn với Lục Vân Tiên, kẻ ác thì bị trừng trị đích đáng còn người tốt thì được đền đáp và hưởng hạnh phúc xứng đáng. Tác phẩm kết CBHD: LÊ THỊ NGỌC BÍCH Trang 21 SVTH: LÊ ÁNH DƯƠNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan