Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tr...

Tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà tĩnh

.PDF
109
520
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN NGỌC DŨNG TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN NGỌC DŨNG TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG LIÊN HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt....................................................................................................... i Danh mục bảng biểu, hình ..................................................................................................ii LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ................................... 9 1.1. Tổng quan về vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ................................................................................ 9 1.1.1 Một số khái niệm .............................................................................. 9 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ........ 11 1.1.3 Khái niệm, nguyên tắc, bộ máy quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. ................................................................................ 14 1.1.4 Nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN .................. 20 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ..................................................................................... 27 1.2.1 Nhân tố khách quan ........................................................................ 27 1.2.2 Nhân tố chủ quan ........................................................................... 30 1.3 Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tƣ XDCB của một số quốc gia, địa phƣơng khác trong nƣớc và bài học cho Hà Tĩnh ....................................... 32 1.3.1 Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới ................................... 32 1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng ............................................ 34 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh ................................................. 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2008-2012 ............................ 36 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà tĩnh. .......................................................................... 36 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Tĩnh .................... 36 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà tĩnh ................... 36 2.2. Tình hình thực hiện đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Hà tĩnh giai đoạn 2008-2012. ..................... 38 2.2.1 Tình hình thực hiện đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ..................... 38 2.2.2 Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn ................................................................................................................. 43 2.3. Đánh giá chung. ................................................................................... 55 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc. ................................................................ 55 2.3.2 Những tồn tại hạn chế. ................................................................... 58 3.2.3 Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế. ........................................... 61 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH ............ 65 3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2020. .............................................................. 65 3.2 Các quan điểm định hƣớng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trong thời gian tới ....................... 71 3.3. Các giải pháp chủ yếu. ......................................................................... 72 3.3.1 Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý của địa phƣơng về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN ................................................. 72 3.3.2 Khắc phục tồn tại hạn chế trong các khâu của nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN ........................................................ 74 3.3.3 Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh ........ 85 3.3.4 Một số giải pháp bổ sung khác....................................................... 86 3.4 Kiến nghị ............................................................................................... 88 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….90 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH Công nghiệp hóa 2 HĐH Hiện đại hóa 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 5 KCN Khu công nghiệp 6 KKT: Khu kinh tế 7 KHCN Khoa học công nghệ 8 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 9 NSTW Ngân sách trung ƣơng 10 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 11 VĐT Vốn đầu tƣ 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 TSCĐ Tài sản cố định 14 XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN so với tổng vốn 38 đầu tƣ XDCB trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh 2 Bảng 2.2 Cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN theo 39 ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh 3 Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN phân theo nguồn 40 cấp ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh 4 Bảng 2.4 Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN 41 trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012 Bảng 2.5 Thống kê mô tả khảo sát về tình hình triển khai các quy định về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn 47 NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh Bảng 2.6 Thống kê mô tả khảo sát về lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa 49 bàn thành phố Hà Tĩnh Bảng 2.7 Thống kê mô tả khảo sát về quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên 51 địa bàn thành phố Hà Tĩnh Bảng 2.8 Thống kê mô tả khảo sát về quyết toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố 52 Hà Tĩnh Bảng 2.9 Thống kê mô tả khảo sát về kiểm tra giám sát và đánh giá quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn 54 NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh 5 6 7 8 9 10 Bảng 2.10 11 Hình 2.1 Thống kê mô tả khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa 61 bàn thành phố Hà Tĩnh Mô hình quản lý vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN trên 43 địa bàn thành phố Hà Tĩnh ii LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nƣớc nói chung và của từng địa phƣơng nói riêng. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đầu xây dựng nền tảng hạ tầng cần thiết cho sự phát triển, mà còn có tính định hƣớng đầu tƣ góp phần quan trọng vào việc thu hút các nguồn lực đầu tƣ phát triển khác cũng nhƣ giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trƣờng... Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nguồn vốn NSNN dành cho đầu tƣ XDCB ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong NSNN, trong GDP, và là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, trong thực tế, thực trạng quản lý nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN trên địa bàn cả nƣớc nói chung còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là tình trạng đầu tƣ dàn trải, phê duyệt quá nhiều dự án vƣợt khả năng cân đối của NSNN gây nợ đọng lớn, công trình dở dang không phát huy hiệu quả, tình trạng chất lƣợng công trình yếu kém, thất thoát lãng phí, tham ô, tham nhũng cũng xảy ra ở nhiều nơi. Trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, kết quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán những năm gần đây của các cơ quan chức năng trên địa bàn đã phản ánh thực trạng hiệu quả đầu tƣ còn thấp, nguồn vốn đầu tƣ đƣợc bố trí dàn trải và vẫn còn nhiều thất thoát, lãng phí trong quản lý thực hiện nguồn vốn này làm cho mục tiêu tăng trƣởng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng càng khó khăn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tƣ 1 xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đòi hỏi cấp thiết phải tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nguồn vốn này. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy tác giả chọn đề tài “Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh” để nghiên cứu, thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đề tài quản lý vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN, quản lý chi ngân sách cho đầu tƣ XDCB, cho đầu tƣ phát triển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó có một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau: - Tác giả Lê Toàn Thắng (2012) trong một nghiên cứu về “Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc của thành phố Hà Nội” đã trình bày những thành tựu và hạn chế về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc của thành phố Hà nội từ đó đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của thành phố Hà Nội. [39] - Tác giả Trịnh Thị Thúy Hồng (2012) trong một nghiên cứu về “Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định” đã trình bày lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB, phân tích thực trạng chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010, từ đó đề xuất 7 nhóm giải pháp tăng cƣờng quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định trong những năm tới; [28] - Tác giả Tô Thiện Hiền (2012) trong một nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020” đã trình bày lý luận về hiệu quả quản lý NSNN và NSNN tỉnh An Giang, phân tích thực trang thu chi NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010 từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN tỉnh An Giang; [27] 2 - Tác giả Nguyễn Minh Dƣơng (2011) trong khi nghiên cứu về “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Hƣng Yên” đã trình bày lý luận về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên, từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên; [25] - Tác giả Nguyễn Minh Tiến (2012) trong một nghiên cứu về “Hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Vỉnh Phúc” đã trình bày những lý luận về vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2012, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN trên địa bàn. [43] Bên cạnh đó còn có nhiều tài liệu hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề về đề tài này nhƣ: Tài liệu hội thảo “Tái cơ cấu đầu tƣ công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trƣởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam” tại thành phố Huế trong 2 ngày 28-29/12/2010 do Ủy ban kinh tế Quốc hội phối hợp với Viện khoa học xã hội tổ chức; tài liệu đánh giá quản lý đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 10 năm (2002-2012) của UBND thành phố Đà Nẵng... Trên địa bàn tỉnh Hà tĩnh cũng có một số đề tài nghiên cứu về quản lý ngân sách, quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN nhƣ đề tài “Quản lý vốn đầu tƣ XDCB ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Hà Tĩnh” của tác giả Phan Đình Tý (2008). Tác giả đã hệ thống một số vấn đề lý luận về đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, phân tích thực trạng giai đoạn 2002-2007 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn [44]. Một công trình nghiên cứu khác của tác giả 3 Trịnh Văn Ngọc (2008) về “Quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà tĩnh” đã đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc, phân cấp quản lý ngân sách tại địa bàn Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn Hà Tĩnh [31]. Các công trìn h nghiên cƣ́u trên đã có nhƣ̃ng đóng góp quan tro ̣ng trong viê ̣c giải quyế t các vấ n đề lý luâ ̣n và thƣ̣c tiễn vềquản lý vốn đầu tƣ và hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ xây dựng trong từng giai đoa ̣n lich sƣ̉ và không gian nhấ t ̣ đinh. Trên cơ sở tham khảo , kế thƣ̀a có cho ̣n lo ̣c nhƣ̃ng ý tƣởng của các công ̣ trình đó, đề tài “Tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh” sẽ đi sâu nghiên cƣ́u các nguyên tắc quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, nội dung, bộ máy quản lý vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN của địa phƣơng, các nhân tố tác động tới quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà tĩnh giai đoạn 2008-2012 và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu vấn đề cơ bản về vốn đầu tƣ XDCB và quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN + Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh + Đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây 4 dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Phạm vi nghiên cứu: Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN do địa phƣơng quản lý (tỉnh, thành phố, xã, phƣờng), không nghiên cứu các dự án do bộ ngành trung ƣơng đầu tƣ quản lý trên địa bàn. Việc đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN chủ yếu trong giai đoạn 20082012. Và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: 5.1 Phương pháp điều tra khảo sát Đề tài sử dụng bảng câu hỏi để điều tra khảo sát mức độ ảnh hƣởng (mạnh hay yếu) của các nhân tố tới quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc và mức độ phù hợp của các khâu thực hiện trong nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Đề tài cũng áp dụng các phƣơng pháp thống kê đánh giá kết quả điều tra sử dụng thang đo các câu hỏi theo mức độ từ 1 đến 5 cho mức độ ảnh hƣởng hoặc phù hợp của vấn đề đặt ra. Trên cơ sở kết quả khảo sát điều tra, sử dụng các công cụ thống kê để xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, các khâu quản lý vốn đầu tƣ tốt, các khâu quản lý còn yếu kém tồn tại, từ đó đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và tập trung xây dựng các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn. Đối tƣợng khảo sát tập trung vào các cán bộ tham gia quản lý, kiểm tra giám sát của các đơn vị quản lý, đơn vị sử dụng, đơn vị thụ hƣởng nguồn vốn 5 đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn. Căn cứ quy mô địa bàn hành chính, số đơn vị xã, phƣờng của Thành phố và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan, cơ cấu phiếu khảo sát đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Phòng Kế hoạch tài chính thành phố: 5 phiếu (02 lãnh đạo và 03 chuyên viên phòng KHTC thành phố) - Ban A thành phố: 5 phiếu (01 lãnh đạo, 01 chuyên viên kế hoạch đấu thầu, 01 chuyên viên tài chính, 02 chuyên viên kỹ thuật) - Ban quản lý dự án môi trƣờng đô thị MT thành phố Hà tĩnh: 5 phiếu (01 lãnh đạo, 01 chuyên viên kế hoạch đấu thầu, 01 chuyên viên tài chính, 02 chuyên viên kỹ thuật) - Thanh tra thành phố Hà Tĩnh: 2 phiếu (01 lãnh đạo, 01 chuyên viên) - Thanh tra nhà nƣớc tỉnh: 4 phiếu (lãnh đạo và chuyên viên phòng nghiệp vụ 2 và phòng nghiệp vụ 4) - Sở kế hoạch đầu tƣ: 5 phiếu (lãnh đạo và chuyên viên phòng Tổng hợp 03 phiếu, phòng thẩm định dự án 02 phiếu) - Sở Tài chính: 5 phiếu (lãnh đạo phòng Ngân sách 01 phiếu, lãnh đạo và chuyên viên phòng đầu tƣ 04 phiếu) - Kho bạc nhà nƣớc Hà tĩnh: 5 phiếu (lãnh đạo và chuyên viên phòng kiểm soát chi 02 phiếu, phòng giao dịch 03 phiếu) - UBND các xã , phƣờng trên địa bàn: 20 phiếu (lãnh đạo, chuyên viên tài chính, chuyên viên đầu tƣ xây dựng) - Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng GAMA miền trung: 3 phiếu (lãnh đạo, cán bộ kế toán tài chính, cán bộ kế hoạch kỹ thuật) - Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng Sơn An: 3 phiếu (lãnh đạo, cán bộ kế toán tài chính, cán bộ kế hoạch kỹ thuật) - Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng Hồng Phúc: 3 phiếu (lãnh đạo, cán bộ kế toán tài chính, cán bộ kế hoạch kỹ thuật) 6 Tổng số phiếu gửi khảo sát là 65 phiếu, thu về 54 phiếu, có 4 phiếu không hợp lệ, còn 50 phiếu sử dụng làm mẫu để phân tích. 5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây, các báo cáo về tình hình thực hiện quản lý vốn đầu tƣ của các cơ quan chức năng để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Trong đề tài dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo về tình hình thực hiện, tình hình quản lý vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh; các kết quả nghiên cứu từ các công trình có liên quan đến quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN ở các thời điểm và không gian khác nhau... 5.3 Phương pháp so sánh Đây là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Trong đề tài các số liệu về tình hình thực hiện vốn đầu tƣ hàng năm đƣợc so sánh với kế hoạch, dự toán đƣợc giao, thông qua đó để đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá trình quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN từ đó xác định các vấn đề tồn tại vƣớng mắc và là cơ sở để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. 5.4 Phương pháp phân tích tỷ lệ Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ nhằm đánh giá cơ cấu phân bổ vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN theo ngành, theo nguồn vốn... đã hợp lý chƣa, tìm hiểu các nguyên nhân trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hƣớng tới một cơ cấu vốn hợp lý hơn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn áp dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp phù hợp trong nghiên cứu. 7 - Đề xuất đƣợc một số giải pháp khả thi để tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh nhƣ: + Bổ sung quy định về quản lý VĐT của cấp chính quyền địa phƣơng + Xử lý một số tồn tại trong các khâu quản lý vốn đầu tƣ về lập kế hoạch; quản lý thanh toán; quản lý quyết toán; giám sát đánh giá đầu tƣ trên địa bàn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 phần chính: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. - Chƣơng 2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012. - Chƣơng 3. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan về vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 1.1.1 Một số khái niệm * Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tƣ gắn liền với hoạt động đầu tƣ và với mỗi phạm vi đầu tƣ có một loại vốn đầu tƣ tƣơng ứng. Theo nghĩa chung nhất đầu tƣ có nghĩa là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ các kết quả nhất định trong tƣơng lai mà kết quả này thƣờng phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Theo nghĩa hẹp, đầu tƣ chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tƣ hoặc xã hội kết quả trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc kết quả đó. Nhƣ vậy, nếu xem xét trên giác độ tổng thể thì đầu tƣ là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cƣ hoặc để duy trì khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có. Tƣơng ứng với phạm vi đầu tƣ này có phạm trù tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội. Vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm vốn cố định và vốn lƣu động) và các khoản đầu tƣ phát triển khác. Vốn đầu tƣ phát triển xã hội gồm: Vốn đầu tƣ cơ bản; vốn lƣu động bổ sung và vốn đầu tƣ phát triển khác. 9 Đầu tƣ xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tƣ nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Tƣơng ứng với hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản có vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Theo nghị định 385-HĐBT ngày 7/11/1990 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế điều lệ Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo nghị định 232 ngày 6/6/1981 thì: “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán”.[12] Nhƣ vậy có thể hiểu: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. * Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước Vốn đầu tƣ XDCB đƣợc hình thành từ các nguồn nhƣ sau: - Ngân sách nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tích lũy của nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp cho chủ đầu tư thực hiện các công trình theo kế hoạch hàng năm. - Vốn tín dụng đầu tƣ: gồm vốn của NSNN dung để cho vay, vốn huy động của các đơn vị trong nƣớc và dân cƣ; vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế… - Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. - Vốn hợp tác liên doanh với nƣớc ngoài: là vốn của các tổ chức và cá nhân ở nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam bằng tiền nƣớc ngoài hoặc bất kỳ tài 10 sản nào đƣợc Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở thành lập đơn vị hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. - Vốn vay nƣớc ngoài: gồm vốn do Chính phủ vay của nƣớc ngoài thông qua các hiệp định vay vốn; vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực tiếp vay của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài và vốn do Ngân hàng phát triển đi vay ở nƣớc ngoài. - Vốn viện trợ của các tổ chức nƣớc ngoài (ODA). - Vốn huy động của dân cƣ bằng tiền, hiện vật, ngày công lao động… Tóm lại, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm để cấp cho các chủ đầu tư thực hiện các công trình dự án. 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN a/ Đặc điểm vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Thứ nhất, vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN gắn với đặc điểm NSNN và hoạt động chi NSNN Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN là một bộ phận của NSNN do vậy nó mang đặc điểm của NSNN và việc phân phối, sử dụng nguồn vốn này cũng là một hoạt động chi ngân sách nhà nƣớc. Với đặc điểm của NSNN và hoạt động chi NSNN việc quản lý phân phối, sử dụng nguồn vốn này phải tuân thủ các quy định của luật Ngân sách nhà nƣớc từ việc bố trí kế hoạch vốn, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn, thanh quyết toán vốn và đƣợc Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn hàng năm. Thứ hai, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc gắn với đặc điểm của hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản của chủ thể sử dụng NSNN với các quy trình đầu tƣ, chƣơng trình đầu tƣ dự án rất chặt chẽ. Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tƣ với 11 các khâu liên hoàn với nhau từ quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án, kết thúc dự án. Thứ ba, vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN thƣờng đƣợc sử dụng chủ yếu để đầu tƣ cho các công trình dự án hạ tầng kinh tế xã hội, không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn phải mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Thứ tƣ, vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN có chủ sở hữu tài sản là Nhà nƣớc nhƣng đơn vị thực hiện, đơn vị sử dụng, hƣởng lợi thƣờng không phải là một nên trách nhiệm đối với việc đầu tƣ thƣờng không chặt chẽ, chung chung. Thứ năm, vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách nhƣng thƣờng không ổn định về nội dung và lĩnh vực chi theo từng thời kỳ. Thứ tự và tỷ trọng vốn bố trí cho các lĩnh vực chi, nội dung chi thay đổi tùy theo chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, của địa phƣơng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định. b/ Vai trò vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng nhƣ từng địa phƣơng, thể hiện trên các mặt: Một là, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nƣớc nhƣ giao thông, thuỷ lợi, điện, trƣờng học, trạm y tế… Thông qua việc duy trì và phát triển hoạt động đầu tƣ XDCB, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cƣờng năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội. 12 Hai là, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cƣờng chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội. Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2020, Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng tập trung vốn đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn nhƣ công nghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc biệt là giao thông vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt cao tốc, đầu tƣ vào một số ngành công nghệ cao... Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trƣờng thuận lợi, tạo sự lan toả đầu tƣ và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội. Ba là, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN có vai trò định hƣớng hoạt động đầu tƣ trong nền kinh tế. Việc Nhà nƣớc bỏ vốn đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tính chiến lƣợc không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tƣ trong nền kinh tế mà còn góp phần định hƣớng hoạt động của nền kinh tế. Thông qua đầu tƣ XDCB vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tƣ từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lƣợng trong xã hội đầu tƣ phát triển sản xuất - kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đƣờng giao thông là sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, thƣơng mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cƣ. Bốn là, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ xoá đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa. Thông qua việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất - kinh doanh và các công trình văn hoá, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 13 1.1.3 Khái niệm, nguyên tắc, bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước a/ Khái niệm Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc là quản lý quá trình phân phối và sử dụng phần vốn từ quỹ ngân sách nhà nƣớc dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. b/ Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Cấp phát đúng đối tượng Vốn đầu tƣ XDCB của ngân sách nhà nƣớc đƣợc cấp phát theo phƣơng thức không hoàn trả để đầu tƣ các dự án cần thiết phải đầu tƣ thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh… từ đó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn cấp phát đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nƣớc bao gồm: vốn trong nƣớc của các cấp ngân sách, vốn vay nợ nƣớc ngoài của Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nƣớc (phần ngân sách nhà nƣớc). Nguồn vốn cấp phát đầu tƣ XDCB của ngân sách nhà nƣớc chỉ đƣợc sử dụng để cấp phát thanh toán cho các đối tƣợng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc và Quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng. Các dự án thuộc đối tƣợng cấp vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nƣớc bao gồm: - Các dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng – an ninh không có khả năng thu hồi vốn và đƣợc quản lý theo phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển nhƣ: các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo, y tế…; trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đầu nguồn, bảo tồn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan