Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia chuyển đổi ...

Tài liệu Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia chuyển đổi

.PDF
222
269
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------- ĐẶNG VĂN CƯỜNG THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHUYỂN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP.HCM, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------- ĐẶNG VĂN CƯỜNG THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHUYỂN ĐỔI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Vũ Thị Minh Hằng 2. TS Nguyễn Thị Huyền TP.HCM, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN --------Δ-------Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ với đề tài “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia chuyển đổi” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, ngày 5 tháng 10 năm 2016 Nghiên cứu sinh Đặng Văn Cường DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT --------Δ-------2SLS: Two Stage Least Square (bình phương tối thiểu hai giai đoạn) AIC: Akaike’s information Criterion SIC: Schwaz Information Criterion DGMM: difference GMM (GMM sai phân) FDI: Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài) FEM: Fixed Effect Model (mô hình hiệu ứng cố định) GMM: Generalized Method of Moments (phương pháp ước lượng tổng quát hóa dựa trên moment) GSL: Generalized Least Square (bình phương tối thiểu tổng quát hóa) PRS: Political Risk Service REM: Random Effect Model (mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên) TFP: Total Factor Productivity (nhân tố sản xuất tổng hợp) DANH MỤC BẢNG BIỂU --------Δ-------Trang Chương 2 Khung lý thuyết các yếu tố tác động tham nhũng Bảng 2.1: Các yếu tố tác động đến tham nhũng ......................................... 41 Chương 3 Khung lý thuyết tham nhũng tác động đến tăng trưởng Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm ...................................... 69 Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luậ3 Bảng 4.1: Các biến sử dụng trong mô hình................................................. 93 Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến ................................................................... 94 Bảng 4.3 : Ma trận hệ số tương quan các biến .......................................... 105 Bảng 4.4 : Ma trận hệ số tương quan các biến .......................................... 106 Chương 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bảng 5.1 : Kiểm định tính dừng các biến ................................................. 110 Bảng 5.2 : Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu ................................................. 111 Bảng 5.3 : Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ..................................... 112 Bảng 5.4 : Kết quả kiểm định Wald .......................................................... 112 Bảng 5.5 : Kết quả hồi quy các biến ......................................................... 114 Bảng 5.6 : Kết quả hồi quy bằng PP ước lượng 2SLS .............................. 125 Bảng 5.7 : Hiệu ứng từng phân ................................................................. 128 Bảng 5.8 : Mối quan hệ giữa thu nhập và tham nhũng ............................. 132 Bảng 5.9 : Kết quả hồi quy bằng PP 2SLS ............................................... 135 Bảng 5.10 : Kết quả kiểm định hiệu ứng hội tụ ........................................ 138 Bảng 5.11 : Kết quả hồi quy bằng PP GLS............................................... 139 Bảng 5.12 : Kết quả hồi quy PP GMM ..................................................... 152 DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ --------Δ-------Trang Chương 1 Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Hình 1.1 Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế ............................................... 9 Hình 1.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................... 17 Chương 2 Khung lý thuyết các yếu tố tác động tham nhũng Hình 2.1: Lý thuyết nguyên nhân gây ra tham nhũng................................. 34 Chương 3 Khung lý thuyết tham nhũng tác động đến tăng trưởng Hình 3.1: Các kênh truyền dẫn của tham nhũng đến tăng trưởng .............. 59 Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Biểu đồ 4.1: Tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi ............................... 95 Biểu đồ 4.2 : Thu nhập bình quân ............................................................... 96 Biểu đồ 4.3 : Mức độ tự do kinh tế ............................................................. 97 Biểu đồ 4.4 : Mức độ tự do dân chủ............................................................ 98 Biểu đồ 4.5 : Tỷ lệ thất nghiệp .................................................................... 99 Biểu đồ 4.6 : Tỷ lệ lạm phát ...................................................................... 100 Biểu đồ 4.7 : Tốc độ tăng dân số............................................................... 101 Biểu đồ 4.8 : Độ mở thương mại............................................................... 102 Biểu đồ 4.9 : Tỷ lệ học sinh ...................................................................... 103 Biểu đồ 4.10 : Tỷ lệ đầu tư ........................................................................ 104 Biểu đồ 4.11 : Tỷ lệ chi tiêu dùng công .................................................... 105 Chương 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Biểu đồ 5.1 : Mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tham nhũng .................. 115 Biểu đồ 5.2 : Mối quan hệ giữa dân chủ và tham nhũng .......................... 117 Biểu đồ 5.3 : Mối quan hệ giữa thu nhập và tham nhũng ......................... 119 Biểu đồ 5.4 : Mối quan hệ giữa lạm phát và tham nhũng ......................... 120 Biểu đồ 5.5: Mối quan hệ giữa trình độ dân trí và tham nhũng ................ 121 Biểu đồ 5.6: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tham nhũng .............. 122 Biểu đồ 5.7: Mối quan hệ giữa nguồn gốc pháp lý và tham nhũng .......... 123 Biểu đồ 5.8 : Tác động từng phần của tự do kinh tế ................................. 129 Biểu đồ 5.9 : Tác động từng phần của dân chủ ......................................... 130 Biểu đồ 5.10 : Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng ....... 134 Biểu đồ 5.11 : Tác động tham nhũng đến tăng trưởng ............................. 141 Biểu đồ 5.12 : Tác động tự do kinh tế đến tăng trưởng ............................ 141 Biểu đồ 5.13 : Tác động dân chủ đến tăng trưởng .................................... 143 Biểu đồ 5.14 : Tác động đầu tư đến tăng trưởng ...................................... 144 Biểu đồ 5.15 : Tác động trình độ dân trí ................................................... 145 Biểu đồ 5.16 : Tác động tốc độ tăng dân số .............................................. 146 Biểu đồ 5.17 : Tác động chi tiêu dùng công ............................................. 147 Biểu đồ 5.18 : Hiệu ứng tương tác của dân chủ và tham nhũng ............... 149 Biểu đồ 5.19 : Hiệu ứng tương tác của tự do kinh tế và tham nhũng ....... 150 MỤC LỤC --------Δ-------Trang Chương 1 Giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu ............................... 1 1.1. Tính cấp thiết của luận án .............................................................. 1 1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan ................................................ 4 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu........................................... 9 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 12 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 12 1.6. Kết quả và đóng góp mới của luận án ......................................... 15 1.7. Quy trình nghiên cứu ................................................................... 16 1.8. Kết cấu của luận án ...................................................................... 17 Chương 2 Khung lý thuyết các yếu tố tác động tham nhũng ............... 20 Giới thiệu chương 2 .............................................................................. 20 2.1. Khung khái niệm ........................................................................... 21 2.1.1. Tổng quan về thể chế .............................................................. 21 2.1.2. Tổng quan về tham nhũng ...................................................... 25 2.2. Lý thuyết các yếu tố tác động đến tham nhũng ......................... 30 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................... 34 Kết luận chương 2 ................................................................................ 42 Chương 3 Lý thuyết tác động tham nhũng đến tăng trưởng ................ 43 Giới thiệu chương 3 .............................................................................. 43 3.1. Khái niệm tổng quan .................................................................... 44 3.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế...................................................... 46 3.2.1. Tham nhũng và tăng trưởng.................................................... 46 2.2.2. Kênh truyền dẫn tác động của tham nhũng ............................ 52 3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................... 60 3.2.1. Bằng chứng thực nghiệm về tác động tiêu cực....................... 60 3.2.2. Bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực....................... 65 Kết luận chương 3 ................................................................................ 71 Chương 4 Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ..................... 73 Giới thiệu chương 4 .............................................................................. 73 4.1. Mô hình thực nghiệm.................................................................... 74 4.1.1. Các yếu tố tác động đến tham nhũng ...................................... 74 4.1.2. Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng ............................ 75 4.2. Phương pháp ước lượng ............................................................... 76 4.2.1. Mô hình các thành phần sai số cố định ................................... 76 4.2.2. Mô hình các thành phần sai số ngẫu nhiên ............................. 77 4.2.3. Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) ................ 78 4.2.4. Ước lượng với biến công cụ ................................................... 79 4.2.5. Phương pháp ước lượng D-GMM .......................................... 80 4.3. Các bước phân tích dữ liệu .......................................................... 82 4.3.1. Kiểm định các yếu tố tác động đến tham nhũng..................... 83 4.3.2. Kiểm định hiệu ứng phi tuyến giữa thu nhập và tham nhũng 84 4.3.3 Kiểm định lý thuyết chất bôi trơn của tham nhũng ................. 85 4.4. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................ 86 4.4.1. Mô tả biến ............................................................................... 86 4.4.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ........................................ 93 Kết luận chương 4 ............................................................................... 106 Chương 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................ 108 Giới thiệu chương 5 ........................................................................... 108 5.1. Kết quả kiểm định các yếu tố tác động đến tham nhũng....... 109 5.1.1. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger .................................. 109 5.1.2. Phân tích mô hình tuyến tính cơ bản .................................... 113 5.1.3. Kiểm tra tính vững của mô hình ........................................... 124 5.1.4. Phân tích hiệu ứng từng phần ............................................... 127 5.2. Kết quả kiểm định mối quan hệ phi tuyến ............................... 131 5.2.1. Mối quan hệ phi tuyến .......................................................... 131 5.2.2. Kiểm tra tính vững ................................................................ 135 5.3. Kết quả kiểm định hiệu ứng chất bôi trơn của tham nhũng .. 137 5.3.1. Kiểm định giả thuyết hiệu ứng hội tụ ................................... 137 5.3.2. Kết quả thực nghiệm mô hình cơ sở ..................................... 139 5.3.3. Kết quả thực nghiệm mô hình biến tương tác ...................... 147 5.3.4. Phân tích tính vững bằng phương pháp D-GMM ................. 150 Kết luận chương 5 .............................................................................. 153 Chương 6 Kết luận và hàm ý chính sách .............................................. 154 Giới thiệu chương 6 ............................................................................ 154 6.1. Các phát hiện chính .................................................................... 154 6.2. Gợi ý về chính sách ..................................................................... 156 6.2.1. Các giải pháp góp phần kiểm soát tham nhũng .................... 156 6.2.2. Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế .................................. 164 6.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 167 Kết luận chương 6 .............................................................................. 168 Kết luận chung......................................................................................... 169 Danh muc các công trình công bố.......................................................... 173 Tài liệu tham khảo .................................................................................. 177 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của luận án Do ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, từ lâu tham nhũng đã trở thành chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học. Vấn đề chống tham nhũng hiện đang là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách thể chế cho tiến trình phát triển tại các quốc gia chuyển đổi. Theo tài liệu “Các hình thái tham nhũng” của Ngân hàng thế giới (2008), những nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm trong vòng một thập kỷ qua đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng sự yếu kém trong điều hành nhà nước (thể chế) thường dẫn đến các hình thức tham nhũng và nó được xem là gây cản trở đối với đầu tư, làm chậm tăng trưởng kinh tế và kìm hãm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán để đánh giá về các ưu tiên cải cách trong các lĩnh vực hay xảy ra tham nhũng với phạm vi rộng hơn và đánh giá về tác động tiềm tàng của các biện pháp cải cách này theo thời gian. Nhưng việc tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây ra tham nhũng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và việc xác định yếu tố nào là quan trọng dẫn đến tình trạng tham nhũng ngày càng trầm trọng, dai dẵn thì vẫn chưa được giải quyết. Đến thời điểm hiện nay, các quốc gia chuyển đổi1 vẫn đang trong giai đoạn thực hiện cải cách thể chế để hướng đến mục tiêu tạo lập môi trường kinh Theo bài nghiên cứu về “Chống tham nhũng trong giai đoạn chuyển tiếp: khảo sát đa quốc gia tìm hiểu ý kiến về các nhà lãnh đạo” của WorldBank (2000)bao gồm các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Những quốc gia này được WDI (2014) xếp vào các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Rada & Taylor (2006) sử dụng dữ liệu của 57 quốc gia để nghiên cứu về sự phân hóa tăng trưởng và cấu trúc kinh tế của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Trong bài nghiên cứu của Iwasaki & Suzuki (2012), tác giả chỉ sử dụng dữ liêu của 32 quốc gia để khảo sát các yếu tố tác động đến tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi (do thiếu dữ liệu của chỉ số tham nhũng). Trong công trình này, do hạn chế về mặt dữ liệu của biến CPI được khai thác từ tổ chức Transparency International, tác giả sử dụng dữ liệu của 46 quốc gia theo tiêu chuẩn của WDI (2014) (xem thêm phụ lục). 1 1 doanh minh bạch, công bằng và ổn định chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư thúc đẩy tiến trình phát triển đất nước. Chính sách cải cách này đã mang lại những thành công bước đầu khi các nền kinh tế này đã đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng, song hành với những thành tựu đó, các quốc gia này vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng. Trong đó, sự lây lan của nạn tham nhũng tràn ngập vào mọi khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội được xem là vấn đề đáng lo ngại nhất. Theo báo cáo của WorldBank (2007b), thực tế chỉ có 8 trong tổng số 34 quốc gia chuyển đổi có chỉ số kiểm soát tham nhũng vượt mức trung trình của toàn thế giới trong giai đoạn 1996 – 2006 (kiểm soát tốt tham nhũng). Những nghiên cứu học thuật trước đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này được cho là do các quốc gia chuyển đổi có chất lượng khung thể chế kém, thiếu cả mức độ dân chủ và tự do kinh tế, và thu nhập của giới công chức còn thấp so với đại diện khu vực tư (Acemoglu & Verdier, 2000; Treisman, 2000). Những nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm gần đây về hậu quả của tham nhũng cũng cho thấy tham nhũng bóp méo sự phân bổ nguồn lực do đó nó làm cho các nguồn ngân sách đi chệch hướng sang những lĩnh vực hoạt động có thể dễ dàng hối lộ hay chi trả tiền hoa hồng phi pháp. Chẳng hạn, nguồn ngân sách đi chệch hướng từ chi tiêu thường xuyên sang các khoản đầu tư cơ bản để giúp giới chức dễ dàng trục lợi (Mauro, 1998; Tanzi & Davoodi, 1998). Trong nhiều trường hợp, người nghèo chính là đối tượng phải chịu gánh nặng lớn nhất từ sự chệch hướng này (Gupta & ctg, 2002; Gyimah-Brempong, 2002). Những kết quả nghiên cứu nói trên đã góp phần nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, nhà tài trợ, cộng đồng doanh nghiệp và công chúng nói chung về hậu quả không mong muốn của tham nhũng, 2 đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết cấp bách phải giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nạn tham nhũng. Các nghiên cứu cũng đem đến cho các nhà hoạch định chính sách một động lực thúc đẩy rất cần thiết để nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu học thuật trước đây về tham nhũng, dù có phạm vi rộng và ý nghĩa soi sáng, nhưng còn bị hạn chế về cách đánh giá và sử dụng các phương pháp định lượng. Vấn đề thách thức hiện nay là các nghiên cứu trước đây chưa sử dụng bộ dữ liệu đồng nhất về tham nhũng và xuyên suốt để đánh giá đồng thời về các nguyên nhân gây ra tham nhũng và hậu quả của nó, tác động của tham nhũng đến yếu tố kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mẫu khảo sát của các quốc gia có sự tương đồng về chất lượng thể chế và thu nhập cũng chưa được quan tâm nhiều từ các nhà nghiên cứu. Và việc thiếu tiếp cận các phương pháp ước lượng hiện đại dành cho dữ liệu bảng nhằm xử lý vấn đề nội sinh tiềm ẩn cũng là một hạn chế lớn của các nghiên cứu này. Vì vậy, tác giả cho rằng việc thực hiện một nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng về các nguyên nhân của tình trạng tham nhũng và đánh giá tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh của các quốc gia chuyển đổi bằng việc sử dụng bộ dữ liệu đáng tin cậy về chỉ số tham nhũng và ứng dụng các phương pháp ước lượng đảm bảo một kết quả chính xác là thật sự cần thiết và mang tính cấp bách. Tác giả tin rằng kết quả của nghiên cứu như vậy sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học giúp chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô có thể xây dựng, lựa chọn giải pháp hợp lý trong việc cải tiến điều hành nhà nước và chống tham nhũng hiệu quả tại các quốc gia này. 3 1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án và vấn đề nghiên cứu Gần đây, các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tham nhũng là rất đa dạng và phong phú. Các nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tham nhũng và từ đó tìm ra các giải pháp giảm mức độ tham nhũng. Các nhà kinh tế và người hoạch định chính sách đã từng nhấn mạnh vai trò của các yếu tố thể chế như là mức độ tự do kinh tế và tự do dân chủ trong việc chống tham nhũng (Krueger, 1974; Treisman, 2007). Mặc dù có nhiều sự đồng thuận trong các tài liệu thực nghiệm nhưng vẫn tồn tại một vài vấn đề chưa được giải quyết. Chẳng hạn, nghiên cứu của Rock (2009) và Treisman (2000) cho thấy mức độ tự do kinh tế lớn hơn làm giảm mức độ tham nhũng, trong khi đó vai trò của mức độ dân chủ thì lại không rõ ràng. Nghiên cứu của Krueger (1974) đã thiết lập một kịch bản về hoạt động tham nhũng và đã chỉ ra rằng: tại các nền kinh tế định hướng thị trường, chính phủ quy định các giới hạn lên các hoạt động kinh tế làm gia tăng mức độ tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau. Bởi vì các đại diện khu vực tư không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc xếp hàng chờ đợi khi sử dụng các dịch vụ công nên họ chấp nhận thực hiện các khoản chi trả bất hợp pháp cho giới công chức. Buchanan & Brennan (1980) nhấn mạnh rằng tương tự hiệu ứng của cạnh tranh trong thị trường sản xuất, cạnh trạnh chính trị làm giảm khả năng các công chức trục lợi khi cung cấp các dịch vụ công. Tuy nhiên, Shleifer (1993) đã thảo luận về hiệu ứng của phi tập trung đến tham nhũng và đưa ra kết luận ngược lại. Theo tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến tham nhũng, nhưng tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu định lượng nào đo lường xem việc mở rộng mức độ tự do kinh tế và gia tăng mức độ dân chủ tác động như thế nào đến việc 4 phòng chống tham nhũng ở các quốc gia chuyển đổi. Do đó, tác giả tin rằng việc thực hiện một nghiên cứu định lượng về vấn đề này sẽ cung cấp bằng chứng hữu ích cần thiết và đáng tin cậy về mặt khoa học giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm một số chỉ dẫn nhằm xây dựng các chiến lược cụ thể và đưa ra giải pháp cải cách thể chế hiệu quả trong việc phòng chống tham nhũng. Bên cạnh yếu tố chất lượng thể chế, yếu tố thu nhập tác động đến tham nhũng cũng được quan tâm nhiều nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Nghiên cứu của Graf Lambsdorff (2005) đã cho rằng thu nhập thấp của giới chức chính là nguyên nhân tác động tiêu cực đến tham nhũng ở các quốc gia. Kết quả của nghiên cứu này đã nhận được một vài sự đồng thuận nhưng cũng tồn tại không ít các ý kiến trái chiều. Các nghiên cứu ủng hộ kết quả này cho thấy tham nhũng chịu sự tác động tiêu cực từ thu nhập bình quân ở các quốc gia, do đó các quốc gia giàu (thu nhập bình quân đầu người cao) thường được cảm nhận là ít tham nhũng hơn ở các quốc gia nghèo (thu nhập bình quân đầu người thấp). Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này gần như không xảy ra ở các quốc gia chuyển đổi. Sau thời gian cải cách, nền kinh tế tại các quốc gia này đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện thông qua các thành tựu như tổng sản phẩm quốc nội tăng, thu nhập trung bình được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm, phúc lợi xã hội được chính phủ quan tâm nhiều hơn,… nhưng vấn nạn tham nhũng chẳng những không được cải thiện mà lại có khuynh hướng tăng cao cả về quy mô và hình thức. Báo cáo của Worldbank (2014) đã cung cấp bằng chứng cho vấn đề này khi mà chỉ có 8 trong 32 quốc gia chuyển đổi có thể kiểm soát tham nhũng ở mức độ chấp nhận được, nghĩa là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường của các quốc gia này lại không giúp giảm tham nhũng mà ngược lại làm gia tăng tham nhũng. 5 Một hạn chế của các nghiên cứu trước đây khi tiếp cận chủ đề sự tác động của thu nhập lên tham nhũng là chỉ tập trung vào mối quan hệ tuyến tính. Trong khi đó, khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế của Dzhumashev (2014) cho thấy rằng mối quan hệ này không hẳn là mối quan hệ tuyến tính mà có thể là phi tuyến. Lý thuyết này hàm ý khi một quốc gia bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi, thu nhập của người dân tăng cao và kéo theo các hoạt động tham nhũng cũng diễn ra phổ biến hơn, mức độ phức tạp hơn, nhưng khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển ổn định thì tham nhũng có khuynh hướng giảm vì một số lý do như là: sức ép cải cách thể chế trong quá trình hội nhập, cạnh tranh chính trị ngày càng lớn thông qua cơ chế bỏ phiếu công bằng, sự tự do dân chủ và tự do báo chí,… Mối quan hệ phi tuyến này cũng đã được kiểm chứng trong mô hình lý thuyết và kết quả thực nghiệm của Saha & Gounder (2013), tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp ước lượng PLS (Pooled Least Square) cho dữ liệu bảng và chưa xử lý vấn đề nội sinh có thể tồn tại trong mô hình nên kết quả của nghiên cứu này có thể bị chệch và không đáng tin cậy. Tác giả cho rằng các nghiên cứu trước đây về tác động của thu nhập đến tham nhũng vẫn tồn tại một số hạn chế như: thứ nhất, các nghiên cứu thực nghiệm này được thực hiện dựa trên các mẫu khảo sát của nhiều nhóm quốc gia khác nhau nên dẫn đến việc không đồng nhất về mức thu nhập, không có sự tương đồng về chất lượng thể chế cũng như sự tương đồng của các biến kiểm soát; và thứ hai, các nghiên cứu này dựa trên giả định mối quan hệ giữa thu nhập và tham nhũng là mối quan hệ tuyến tính cho nên đã bỏ qua việc kiểm định khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa chúng. Vì vậy, tác giả cho rằng thật sự cần thiết thực hiện một nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát mối quan hệ đa chiều (gồm tuyến tính và phi tuyến) giữa thu nhập và tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi. Bởi vì bối cảnh 6 chất lượng thể chế và kinh tế tại các quốc gia chuyển đổi có thể tác động làm cho tham nhũng có xu thế biến thiên phi tuyến theo thu nhập. Như đã đề cập phía trên, chất lượng thể chế tại các quốc gia chuyển đổi chỉ ở mức trung bình thấp và do đó dễ dẫn đến sự thao túng và tùy tiện trong việc sử dụng quyền lực của giới công chức nhằm tư lợi. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, thu nhập của công chúng có xu hướng tăng và cơ hội cho các hoạt động kinh doanh cũng bắt đầu mở ra. Khi đó, để nắm bắt các cơ hội này cũng như khai thác các ưu đãi chính sách, đại diện khu vực tư sẵn sàng cạnh tranh nhau thực hiện các khoản chi trả phi pháp cho giới công chức xem như là một phần thưởng cho sự giúp đỡ của họ. Trong bối cảnh đó, tham nhũng sẽ có chiều hướng tăng cao trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới và phát triển. Tuy nhiên, về lâu dài, các hành vi này sẽ làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chính phủ, chúng có tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, gây sụt giảm dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và đặc biệt là không phù hợp với các quy chuẩn đạo đức xã hội. Trước sức ép đó cùng với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, chính phủ các quốc gia chuyển đổi buộc phải tiến hành cải cách thể chế nhằm bài trừ vấn nạn tham nhũng để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế lâu bền và ổn định về sau. Ở khía cạnh khác, các nghiên cứu đánh giá hậu quả của tham nhũng tại các quốc gia, đặc biệt tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế, cũng thu hút sự quan tâm lớn trong giới học thuật và những chuyên gia nghiên cứu chính sách. Mặc dù chủ đề này đã được thực hiện rất nhiều, nhưng kết quả của các nghiên cứu này vẫn còn gây nhiều tranh cải cả về phương diện đạo đức cũng như ảnh hưởng kinh tế. Nghiên cứu của Mauro (1995) cho thấy sự tác động tiêu cực của tham nhũng đến đầu tư và qua đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Kết quả này cũng đã nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nghiên cứu về sau như Brunetti & Weder (1998) và Mo 7 (2001). Theo Choe & ctg (2013), khi khu vực tư và khu vực công tương tác nhau, giới công chức luôn sẵn sàng lạm dụng chức vụ, quyền lực chính trị của mình cho mục đích tham nhũng và hành động này được cho là gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác cho rằng tham nhũng chưa hẵn hoàn toàn tiêu cực mà đôi khi lại có lợi cho tăng trưởng. Bardhan (1997) đã minh họa các trường hợp mà tham nhũng có thể đã thúc đẩy phát triển kinh tế trong một giai đoạn lịch sử của châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, Beck & Maher (1986) và Lien (1986) lập luận rằng tham nhũng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ. Nghiên cứu của Leff (1964), Huntington (2006) và Leys (1965) cũng cho thấy tham nhũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhờ việc giảm thiểu các trở ngại từ thủ tục hành chính, sự thiếu minh bạch của hệ thống pháp lý. Từ đó, các tác giả đã ví tham nhũng như chất bôi trơn giúp kích hoạt sự vận hành của một thể chế quan liêu và giảm thiểu các rào cản gây trở ngại cho đầu tư và tăng trưởng. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, mức độ tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, tăng về quy mô và đa dạng về hình thức (Campos & Pradhan, 2007). Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do điều kiện mức độ dân chủ thấp và tự do kinh tế còn hạn chế, chất lượng thể chế yếu kém. Bên cạnh đó, việc áp đặt các quyền lực chính trị và sự chi phối của giới công chức đến các hoạt động kinh tế xã hội vẫn còn quá lớn thì người dân buộc phải dùng tiền làm chất bôi trơn là điều khó tránh khỏi. Khi đó, chất bôi trơn này được cho rằng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế bởi vì nó giúp kích hoạt sự vận hành của bộ máy chính quyền quan liêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cơ chế “speed money” (Aidt, 2009). Tóm lại, các nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng cũng như đánh giá tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế đã được khảo 8 sát rất nhiều. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng các nghiên cứu trước đây vẫn chưa tiếp cận chủ đề này một cách hoàn thiện bởi vì hiện nay chưa có một nghiên cứu định lượng nào tiến hành thực nghiệm đồng thời cả về các nguyên nhân gây ra tham nhũng và tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế trên cùng một mẫu khảo sát, đặc biệt hơn là vấn đề này cũng chưa được thực hiện tại các quốc gia chuyển đổi. Ngoài ra, việc chưa sử dụng các phương pháp ước lượng hiện đại như là 2SLS hoặc GMM để xử lý vấn đề nội sinh trong các mô hình thực nghiệm cũng là một hạn chế trong các nghiên cứu trước đây. Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia chuyển đổi” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. Vấn đề nghiên cứu của luận án được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Hình 1.1: Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế Thể chế Tăng Các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội Tham nhũng trưởng kinh tế Nguồn: tổng hợp của tác giả 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Như tác giả đã đề cập, các nghiên cứu trước đây về xác định các nguyên nhân gây ra tham nhũng đã được thực hiện rất nhiều. Trong các yếu tố đó, 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan