Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc của yasunari kawabata...

Tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc của yasunari kawabata

.PDF
92
1066
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  TRẦN THỊ CẨM NHƯỜNG MSSV: 6106343 THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGÀN CÁNH HẠC CỦA KAWABATA YASUNARI Luận văn Tốt nghiệp ngành Ngữ văn Khóa 36 CBHD: Trần Vũ Thị Giang Lam Cần Thơ, tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................7 4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ VẤN ĐỀ BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN HỌC 1.1. Vài nét về tác giả Yasunari Kawabata 1.1.1. Tiểu sử..........................................................................................................................10 1.1.2. Sự nghiệp .....................................................................................................................13 1.2. Tác phẩm Ngàn cánh hạc.............................................................................................20 1.3. Một số vấn đề chung về biểu tượng trong văn học ..................................................21 1.3.1. Khái niệm biểu tượng ................................................................................................21 1.3.2. Biểu tượng trong văn học..........................................................................................23 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGÀN CÁNH HẠC 2.1. Hình ảnh "Chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc" ............................................................26 2.1.1. Hình ảnh "Cánh hạc" trong nền văn hóa Phù Tang ............................................26 2.1.2. Vẻ đẹp của sự thanh cao, tinh khiết ........................................................................29 2.1.3. Sợi chỉ đỏ tình yêu......................................................................................................34 2.2. Hình ảnh "Chiếc chén uống trà Shino" .....................................................................37 2.2.1. Sự suy vi của nghi lễ trà đạo.....................................................................................37 2.2.2. Dấu ấn thời gian .........................................................................................................41 2.2.3. Kỉ vật của tình yêu .....................................................................................................43 2.2.4. Thân phận con người.................................................................................................47 2.3. Hình ảnh "Cái bớt" .......................................................................................................49 2.3.1. Nỗi ám ảnh về cái xấu................................................................................................49 2.3.2. “Mảng tối” trong tâm hồn con người......................................................................52 2.3.3. 2.3.3. Nỗi cô đơn giữa đồng loại ...............................................................................55 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG 3.1. Nghệ thuật trần thuật ...............................................................................................58 3.1.1. Người kể chuyện..................................................................................................... 58 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................................59 3.1.3. Giọng điệu trần thuật ............................................................................................62 3.2. Không gian nghê thuật .............................................................................................68 3.2.1. Không gian bối cảnh ngôi nhà.............................................................................. 68 3.2.2. Không gian tâm lí ................................................................................................... 70 3.3. Thời gian nghệ thuật................................................................................................. 72 3.4. Thủ pháp tương phản, đối lập................................................................................. 75 3.5. Cách đặt tiêu đề mang tính biểu tượng ................................................................. 77 3.6. Phép lặp ......................................................................................................................79 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lí học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. G. N. Fedorenko (1998), Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp, Thái Hà, Tạp chí văn học nước ngoài số 4, Hà Nội. 3. Khương Việt Hà (2006), Mĩ học Kawabata, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Hà Nội. 4. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Thanh Huyền (15.01.2013), Một số nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng biểu tượng của Kawabata , Trang web: Www. Tieuthuyet.com.vn. 6. Yasunari Kawabata (2005), Tuyển tập tác phẩm, nhiều tác giả dịch, NXB Văn học, Hà Nội. 7. Trần Tố Loan (15.01.2013), Biểu tượng trong tiểu thuyết của Kawabata, Trang web: Www. phongdiep. net. 8. Lê Thị Nhiên (2010), Giáo trình thi pháp học, Đại học Cần Thơ. 9. Đức Ninh (1999), Văn học Đông Nam Á, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Hoàng Phê chủ biên (1994), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Trung tâm từ điển, Hà Nội. 11. Cung Kim Tiến (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ VẤN ĐỀ BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN HỌC 1.1. Vài nét về tác giả Yasunari Kawabata 1.1.1. Tiểu sử 1.1.2. Sự nghiệp 1.2. Tác phẩm "Ngàn cánh hạc" 1.3. Một số vấn đề chung về biểu tượng trong văn học 1.3.1. Khái niệm biểu tượng 1.3.2. Biểu tượng trong văn học CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT NGÀN CÁNH HẠC 2.1. Hình ảnh "Chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc" 2.1.1. Hình ảnh "Cánh hạc" trong nền văn hóa Phù Tang 2.1.2. Vẻ đẹp của sự thanh cao, tinh khiết 2.1.3. Sợi chỉ đỏ tình yêu 2.2. Hình ảnh "Chiếc chén uống trà Shino" 2.2.1. Sự suy vi của nghi lễ trà đạo 2.2.2. Dấu ấn thời gian 2.2.3. Kỉ vật của tình yêu 2.2.4. Thân phận con người 2.3. Hình ảnh "Cái bớt" 2.3.1. Nỗi ám ảnh về cái xấu 2.3.2. “Mảng tối” trong tâm hồn con người 2.3.3. Nỗi cô đơn giữa đồng loại CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG 3.1. Nghệ thuật trần thuật 3.1.1. Người kể chuyện 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật 3.1.3. Giọng điệu trần thuật 3.2. Không gian nghê thuật 3.2.1. Không gian bối cảnh ngôi nhà 3.2.2. Không gian tâm lí 3.3. Thời gian nghệ thuật 3.4. Thủ pháp tương phản, đối lập 3.5. Cách đặt tiêu đề mang tính biểu tượng 3.6. Phép lặp PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục 1 1. Lí do chọn đề tài Với bộ ba tiểu thuyết xuất sắc Ngàn cánh hạc, Cố đô, Xứ tuyết, nhà văn của xứ sở Phù Tang Y. Kawabata xứng đáng vinh dự trở thành nhà văn châu Á thứ ba sau thiên tài người Ấn Độ R. Tagore và nhà văn xuất sắc Israel S. Y. Agnon đoạt giải thưởng Nobel về văn học, khẳng định tên tuổi của mình cũng như đem đến cho nền văn học Nhật Bản một chỗ đứng uy tín trên văn đàn thế giới. Bằng tình yêu nghệ thuật và năng khiếu bẩm sinh với gần năm mươi năm cầm bút, Y. Kawabata đã để lại cho nền văn học thế giới một số lượng tác phẩm khá lớn bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ngắn trong lòng bàn tay, mang giá trị lớn về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Bên cạnh đó là những bài tiểu luận mỹ học, phê bình văn học được độc giả trên toàn thế giới đón nhận một cách nồng hậu. Trải qua thời gian, những sản phẩm của quá trình lao động nghệ thuật miệt mài của Kawabata vẫn luôn mang đến sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng, có sức lôi cuốn rộng rãi, phản ánh nhiều phương diện của văn hóa Nhật Bản cũng như những rung cảm đầy đam mê và tinh tế của tâm hồn Nhật. Chính vì thế, độc giả khắp nơi trên thế giới tôn vinh ông như "người mở cánh cửa tâm hồn Nhật Bản" ra khung trời rộng lớn của thế giới. Theo như ý kiến của nhiều độc giả, tác phẩm của Y. Kawabata không dễ dàng tiếp nhận và càng khó hơn trong việc hiểu sâu sắc những vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm bởi chiều sâu bí ẩn của nó. Kawabata vốn dĩ là một người ôn hòa, trầm tĩnh, một mẫu trí thức đối đầu với thời đại. Nhưng cách đối đầu của ông không phải bằng con đường bạo động chính trị hay cải cách xã hội mà bằng con đường nghệ thuật với những quan niệm sâu sắc. Nếu như Nhật Bản bấy giờ đang hào hứng đón nhận những luồng gió văn hóa mát lạ từ phương Tây thổi đến thì Kawabata lại âm thầm, lặng lẽ, miệt mài đi tìm cái đẹp được kiến tạo từ mấy nghìn năm văn hóa của xứ sở hoa anh đào và hệ thống hóa thành những quan niệm thẩm mĩ riêng biệt, không thể nhầm lẫn với bất kì một cây bút nào khác, kết tinh vẻ đẹp cao khiết trong tâm hồn Nhật Bản. Suốt cuộc đời cầm bút của ông là cả quá trình khổ luyện đi tìm kiếm vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Thế nhưng, khi thể hiện cái đẹp, nhà văn không tìm cho mình con đường đơn giản, mà ông luôn luôn sáng tạo thành hàng loạt những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc, buộc người đọc phải suy ngẫm và giải mã. Việc giải mã những biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata không phải là vấn đề đơn giản, mỗi người có thể có những cách suy nghĩ riêng và bằng 2 những cách thức riêng và điều quan trọng nhất là phải có sự am hiểu nhất định về tác giả cũng như văn hóa, xã hội Nhật Bản. Có thể nói, hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata vẫn còn là một mảnh đất phù sa màu mỡ đang rất cần những bàn tay lao động nghệ thuật khám phá để nhìn thấy giá trị tuyệt vời của nó dưới tài năng của một cây bút bậc thầy. Với mong muốn nhỏ nhoi là phần nào hiểu được giá trị, ý nghĩa những biểu tượng nghệ thuật, cũng như nghệ thuật xây dựng biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Kawabata, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của Yasunari Kawabata” để nghiên cứu, tìm hiểu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bằng tình yêu nghệ thuật nồng nàn và tinh thần phấn đấu lao động hết mình cho nghệ thuật, Kawabata xứng đáng nhận được giải thưởng Nobel văn học danh giá, xứng đáng nhận được sự đánh giá cao từ giới hàn lâm. Có lẽ chính vì thế mà Kawabata nhận được sự chú ý của đông đảo bạn đọc trên khắp thế giới, từ các nhà nghiên cứu phê bình phương Tây, đến những độc giả Nhật Bản một thời bị bất ngờ với giải thưởng Nobel của nhà văn cũng phải suy ngẫm và vào cuộc khám phá những bí ẩn trong những tác phẩm của ông, và những nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng không thể bỏ qua một hiện tượng văn học hiếm có này. Tuy vậy, những bài viết, công trình nghiên cứu về Kawabata và tác phẩm của ông ở Việt Nam chỉ chiếm một số lượng khá khiêm tốn, có thể là do tác phẩm của ông như nhiều người nhận định là “khó đọc”, khó tiếp cận và không dễ hiểu ngay chính trên quê hương ông. Việc tiếp nhận Kawabata ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam là vấn đề khá phức tạp. Các độc giả nói chung và các nhà nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học nói riêng đều có những cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, từ sau một năm Kawabata nhận giải thưởng Nobel cho đến nay có khoảng trên dưới hai mươi công trình lớn nhỏ nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như tác phẩm của Kawabata. Trở lại với vấn đề trọng tâm, những biểu tượng nghệ thuật trong một số tiểu thuyết của Kawabata cũng được giới nghiên cứu phê bình Việt Nam đào sâu khai thác. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu có giá trị và được công bố rộng rãi chiếm số lượng không nhiều. Tiêu biểu trong những công trình đó có thể kể đến bài viết "Mĩ học Kawabata Yasunari" của tác giả Khương Việt Hà. Trong bài viết, tác giả đã điểm qua vài nét về những biểu tượng trong một số tác phẩm của Kawabata: "Bằng 3 thực tiễn sáng tác của mình, Kawabata đã xây dựng hàng loạt hình ảnh tượng trưng và sử dụng chúng một cách cô đọng hoàn hảo trong tác phẩm, như chiếc bình sứ Shino và cặp chén Raku còn in vết son môi của người phụ nữ khuất bóng như một ký hiệu thẩm mỹ trong Senbazuru (Ngàn cánh hạc); con chuồn chuồn ớt với những vòng lượn khởi điểm của những cuộn xoáy ngữ nghĩa trong tác phẩm Yukiguni (Xứ tuyết); hạt sen ngàn năm trong Yama no oto (Tiếng rền của núi); hồ nước như hình ảnh vô thức liên hệ đến tình mẹ của chàng trai Gimpei trong Mizumi (Cố đô) v.v., và đặc biệt là chiếc gương với tất cả những biểu tượng khác cùng hệ thống với nó: tấm kính cửa sổ toa tàu, tuyết trắng, ánh lửa đỏ, vầng trăng và đáy nước, vừng hồng ở chân mây, mặt trời trên dòng suối lung linh, dải ngân hà đẹp một cách ma quái" [3] . Với bài viết này, tác giả đi vào phát hiện và lí giải một số biểu tượng trong các sáng tác của Kawabata khi chúng được nhìn trong mối tương quan với quan niệm về cái đẹp trong tiềm thức văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Nhật Bản nói riêng. Bên cạnh sự lí giải ý nghĩa của biểu tượng chiếc gương, hình ảnh cánh tay cũng được tác giả chú ý giải thích: "Nếu tấm gương là phương tiện huyền ảo hóa thế giới, thì cánh tay lại là biểu tượng nhằm chân thực hóa cái đẹp qua cảm giác có được khi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng" [3]. Bài viết dù không đi sâu vào việc khám phá ý nghĩa những biểu tượng trong tác phẩm của Kawabata nhưng cũng phần nào cho người đọc thấy được những cái độc đáo trong cách xây dựng biểu tượng của một nhà văn duy mĩ khi những biểu tượng được gắn liền với vẻ đẹp Á Đông huyền bí và hấp dẫn. Công trình tiếp theo có thể kể đến là “Biểu tượng trong tiểu thuyết của Kawabata” của tác giả Trần Tố Loan. Có thể thấy, đây là công trình nghiên cứu khá bao quát về những biểu tượng trong tiểu thuyết của Kawabata. Ở bài viết này, tác giả Trần Tố Loan đi vào việc khai thác những biểu tượng của các tiểu thuyết đặc sắc, mang ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Xứ tuyết, Cố đô, Tiếng rền của núi, Ngàn cánh hạc. Trong bài viết, tác giả đã phát hiện và điểm qua ý nghĩa của từng biểu tượng trong mối tương quan với tiềm thức văn hóa Nhật Bản, với những quan điểm mỹ học của đất nước duy mĩ ở từng tác phẩm riêng biệt. Về biểu tượng trong tiểu thuyết Xứ tuyết, tác giả nhận định: “Qua các cuộc hành trình của Shimamura, ta thấy xứ tuyết đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên tươi đẹp, miền thẳm sâu thanh sạch, nguyên sơ của tâm hồn. Chính vẻ đẹp thuần phác ấy đã cứu rỗi con người, giúp con người tìm được sự bình yên giữa cuộc sống xô bồ, sặc mùi vụ lợi đầy cám dỗ của đời sống vật dục. Cùng 4 với xứ tuyết, cuộc hành trình của nhân vật chính cũng đã trở thành biểu tượng cho cuộc kiếm tìm ý nghĩa cuộc đời của con người” [7]. Tác giả Trần Tố Loan đã đặt biểu tượng của tác phẩm trong mối tương quan giữa cuộc đời nhân vật và sự hấp dẫn của thiên nhiên tuyệt mĩ với mênh mông tuyết trắng, để từ đó làm bật lên ý nghĩa sâu xa của biểu tượng thiên nhiên tuyệt đẹp này. Cũng trong bài viết này, Trần Tố Loan khẳng định ý nghĩa biểu tượng trong tiểu thuyết Cố đô: “Cố đô đã trở thành biểu tượng cho kí ức dân tộc, cho những truyền thống đã trở thành bản sắc Phù Tang. Sau khi đọc tác phẩm, mỗi một người Nhật chắc phải nghĩ đến việc phải cố giữ lấy một cái gì đó là vẻ đẹp cổ xưa của dân tộc". [7]. Thành phố Kyoto- Cố đô đã trở thành một kỉ niệm để ghi dấu những nét đẹp văn hóa truyền thống của Nhật Bản, đó là biểu tượng của lịch sử văn hóa, như nhắc nhở mỗi người Nhật của hôm nay không được quên những giá trị tốt đẹp của ngày hôm qua. Đối với tiểu thuyết Tiếng rền của núi, tác giả nhận định: "Trong tiểu thuyết này, tác giả đã miêu tả tiếng rền của núi như một âm thanh vẫy gọi con người về với cõi chết, cõi bất tử. Qua tác phẩm, ông muốn nói rằng, cuộc đời thực chất là hành trình đi tìm những chân lý vĩnh cửu của đời sống. Ở tác phẩm này, nó được tượng trưng bằng hình ảnh quả núi, càng xa càng thấy rõ, càng đến gần thì nó choáng ngợp tầm mắt ta. Cuộc đời sau khi đã bỏ lại sau lưng không hẳn là hết, cái chết không phải là nỗi sợ hãi mà là một phần của cuộc đời, nên nhân vật của ông đã đến với cái chết thật an nhiên, tự tại" [7]. Từ hình ảnh quả núi, biểu tượng nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, tác giả Trần Tố Loan đã nhìn nhận và khái quát thành ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là cái hay của tác phẩm. Còn đối với biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, tác giả Trần Tố Loan cũng có sự so sánh với biểu tưởng trong tác phẩm Xứ tuyết, đồng thời, tác giả cũng có sự phát hiện mới: “Nếu trong Xứ tuyết, Kawabata đã dựng lên hai biểu tượng sóng đôi thì ở Ngàn cánh hạc, nhà văn lại tạo được những biểu tượng lồng trong biểu tượng gắn với đồ vật cụ thể nhưng lại vô cùng giàu sức gợi” [7]. Tác giả phát hiện và lí giải ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm chủ yếu là ở góc nhìn văn hóa với cái đẹp của những nghi lễ truyền thống đã ăn sâu vào trong tiềm thức người Nhật và cái đẹp gắn với sự trong trắng, thanh khiết trong tâm hồn của người phụ nữ qua những vật dụng quen thuộc họ mang trên người. Hai biểu tượng đặc sắc trong tác phẩm được tác giả 5 chú ý khai thác là chiếc chén Shino có vết son môi và chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc. Theo tác giả thì hai hình ảnh đó "như những biểu tượng độc đáo để chở tải câu chuyện về trà đạo và tình yêu" [7]. Tác giả tập trung khai thác ý nghĩa của biểu tượng chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc khá kĩ: "Trước thực tại luôn có sự giằng xé giữa cái phàm tục và thanh cao, nhân vật khó có thể thoát ra khỏi sự bủa vây của những cám dỗ đời thường thì cũng có những phút giây họ hướng thiện. Và chiếc khăn hồng thêu ngàn cánh hạc là biểu tượng để nhà văn thể hiện điều đó" [7]. Hình ảnh chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc đóng một vai trò đặc biệt trong tác phẩm, dù đó chỉ là vật dụng bình thường trong cuộc sống của người phụ nữ, nhưng xuất hiện trong tác phẩm được Kawabata nâng lên một tầm cao mới, nó mang một sứ mệnh thiêng liêng, đó là sự cứu rỗi con người trước sự giằng co giữa sự thanh cao và phàm tục. Cũng theo tác giả, chiếc cốc Shino trong tác phẩm cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng: "Chiếc chén uống trà với vết son môi là một sáng tạo độc đáo của Y. Kawabata để chở tải câu chuyện khá éo le về tình yêu và nỗi ai hoài của ông về vẻ đẹp của Trà đạo" [7]. Như vậy, chiếc chén Shino là vật kỉ niệm của mối tình kết thúc đầy éo le, ngang trái, nhưng lại vô cùng đẹp đẽ của những con người luôn khát khao tìm kiếm một tình yêu trọn vẹn. Có thể nói, bài nghiên cứu này của tác giả Trần Tố Loan bước đầu mở ra cách tiếp cận mới đối với các tác phẩm của Kawabata. Với những tìm tòi, khám phá dựa trên những cơ sở lí luận thực tiễn, bài nghiên cứu giúp người đọc phần nào khám phá, giải mã được những bí ẩn sâu kín trong tác phẩm của Kawabata. Nhìn ở góc độ nghệ thuật xây dựng biểu tượng, tác giả Lê Thanh Huyền trong bài “Một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết của Y.Kawabata” (Qua khảo sát bộ ba tác phẩm đoạt giải Nobel: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô) cũng có nhiều phát hiện mới đáng chú ý. Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh ở ba thủ pháp chính trong cách xây dựng biểu tượng của Kawabata, đó là nghệ thuật tương phản-đối lập, phép lặp và cách đặt tiêu đề cho tác phẩm. Ở mỗi phương diện, tác giả khai thác vấn đề khá sâu sắc và thuyết phục. Ở nghệ thuật tương phản- đối lập, tác giả nhận định: "Lửa và tuyết; Komako và Yoko; cô gái có chiếc khăn ngàn cánh hạc và Fumiko; Chieko và Naeko là những cặp biểu tượng song hành và đối lập. Nếu loại biểu tượng tồn tại trong thế đối lập với chính nó biểu hiện một giá trị truyền thống trong chiều suy thoái thì việc dựng lên các 6 cặp biểu tượng đối lập nhau của Kawabata dường như không kèm theo một sắc thái chủ quan nào cả. Kawabata chỉ tái hiện các vẻ đẹp trong sự tương phản như trình bày một hiện tượng của đời sống đang diễn ra, tuyệt nhiên không tỏ một thái độ khu biệt nào" [5]. Về cách xây dựng biểu tượng qua phép lặp, tác giả có ý kiến: "Khi xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết của mình, Kawabata chủ yếu sử dụng phép lặp với chi tiết trên hai cấp độ cơ bản: trong một văn bản và xuyên suốt nhiều văn bản. Điều này một mặt tạo ra tính hệ thống và mạch ngầm liên văn bản trong tiểu thuyết Kawabata mặt khác làm nên những nét thẩm mĩ riêng cho mỗi tác phẩm" [5]. Phép lặp trong cách xây dựng biểu tượng ở tiểu thuyết của Kawabata không chỉ là sự lặp lại nhiều lần hình ảnh đó trong một tiểu thuyết mà còn có sự lặp lại ở nhiều tiểu thuyết khác nhau, "tạo thành một xâu chuỗi biểu tượng đồng đẳng nhưng đều thể hiện một nét đặc trưng trong nhãn quan của ngưòi nghệ sĩ" [5]. Trong cách đặt tiêu đề của tác phẩm, tác giả cũng nhận xét: "Tiêu đề tiểu thuyết của Y.Kawabata phần lớn cũng là một biểu tượng: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Người đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi,…" [5]. Cách đặt tiêu đề của Kawabata thể hiện chủ đích khá rõ của nhà văn trong việc khắc họa một biểu tượng nghệ thuật trong thế giới văn chương, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai về những biểu tượng được khắc họa. Với những công trình trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết những ý kiến, nhận định rất thuyết phục và có cơ sở khoa học. Những bài viết trên phần nào cho người đọc thấy được những cái hay, cái độc đáo của tiểu thuyết Kawabata, đồng thời cho người đọc cách tiếp cận mới trên bình diện nghệ thuật. Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu lại đứng ở một góc độ, một khía cạnh khác nhau khi thể hiện vấn đề, do đó chúng tôi cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và hệ thống lại từng khía cạnh của vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau với mong muốn mang đến một cái nhìn khái quát hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về ý nghĩa các biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc và những đặc sắc trong cách xây dựng biểu tượng trong tiểu thuyết của nhà văn tài năng này. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của Yasunari Kawabata, người viết mong muốn đạt được những mục đích sau đây: Qua khảo sát, nghiên cứu tác phẩm của Kawabata, người viết mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về ý nghĩa những biểu tượng đặc sắc trong tiểu thuyết của nhà văn xuất sắc của xứ sở hoa anh đào, để thấy được cái hay, cái độc đáo, sáng 7 tạo của nhà văn trên con đường nghệ thuật với sự kết hợp độc đáo nhuần nhuyễn truyền thống nghệ thuật Nhật Bản và thủ pháp cách tân nghệ thuật hiện đại của phương Tây để miêu tả tâm hồn Nhật Bản, truyền tải những ý thức văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn có một cái nhìn sâu sắc, trọn vẹn hơn về nền văn hóa đặc sắc của Nhật Bản. Khẳng định vai trò, vị trí to lớn của nhà văn trong dòng chảy văn học thế giới, đồng thời, người viết có cơ hội hiểu hơn những nét độc đáo trong truyền thống văn hóa Nhật Bản, cũng như những quan niệm về cái đẹp đặc sắc của người Nhật. 4. Phạm vi nghiên cứu Để làm nổi bật trọng tâm của vấn đề, người viết chủ yếu tập trung xoáy sâu vào vấn đề ý nghĩa những biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc. Bên cạnh đó, người viết còn liên hệ với một số tác phẩm chính của nhà văn như Cố đô, Xứ tuyết, Tiếng rền của núi và một số tác phẩm của các tác giả khác để có cái nhìn bao quát hơn, sâu sắc hơn về vấn đề trọng tâm. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết yêu cầu đề tài, người viết sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp lịch sử- xã hội: Tìm hiểu, nghiên cứu quá trình sáng tác của nhà văn qua các chặng đường phát triển. Phương pháp tiểu sử: Tìm hiểu mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố tiểu sử của nhà văn với các yếu tố của tác phẩm để lí giải vấn đề trọng tâm. Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu những biểu tượng trong các tác phẩm khảo sát và một số biểu tượng khác trong một số tác phẩm của nhà văn; so sánh nghệ thuật xây dựng biểu tượng của tác giả với nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong một số tác phẩm của các nhà văn khác, để thấy được sự sáng tạo của nhà văn trên con đường nghệ thuật trong việc không lặp lại của người khác và cũng không lặp lại chính mình. Phân tích- tổng hợp: Dựa vào một số nhận xét, đánh giá của một số nhà nghiên cứu, phê bình và dựa vào sự phân tích văn bản tác phẩm để người viết đưa ra nhận xét, đánh giá của mình để bài viết mang tính chất khoa học và thuyết phục hơn. Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ VẤN ĐỀ BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN HỌC 1.1. Vài nét về tác giả Yasunari Kawabata 1.1.1. Tiểu sử Yasunari Kawabata là một trong những tác giả lớn nhất của nền văn học Nhật Bản thế kỉ XX, ông sinh ngày 11 tháng 6 năm 1899 trong một gia đình thầy thuốc ở Osaka. Kawabata đã gặp rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống ngay khi còn là một đứa trẻ. Cha ông là một y sĩ, rất yêu thích văn chương nghệ thuật, nhưng thật bất hạnh, Kawabata mồ côi cha từ năm lên ba, mất mẹ từ năm lên bốn. Cậu bé Kawabata phải về sống với ông bà, và chỉ bốn năm sau, liên tiếp trong cuộc đời ông là những cái tang của người em gái độc nhất và bà nội, Kawabata phải sống với người ông mù lòa và đến năm 1914, Kawabata lại chứng kiến sự qua đời của người ông. Người ta khẳng định rằng dòng họ Kawabata có xu hướng yểu mệnh, và họ thường gặp ông trong các dịch vụ ma chay. Với những mất mát đau thương trong cuộc đời, Kawabata được nhiều nhà nghiên cứu đặt cho biệt danh là “Soshiki no meijin-Chuyên gia tang lễ”. Số phận cay đắng đã buộc Kawabata phải hiểu biết trước tuổi và rèn luyện cho mình một tính cách tự lập, một sức mạnh tinh thần từ nhỏ. Say mê văn học và hội họa từ khi còn là một học sinh, Kawabata cầm bút rất sớm với Nhật kí tuổi mười sáu (Jirokusai no nikki). Qua Nhật kí tuổi mười sáu, ta bắt gặp cậu thiếu niên Kawabata điềm tĩnh và vô cùng tỉnh táo. Nhật kí bao gồm mười hai ngày trong tháng 5 năm 1914 và dừng lại một tuần sau khi người ông mất. Tuy nhiên, thời điểm ra đời thật sự của tác phẩm lại là đề tài gây nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên cứu, phê bình sau khi xem xét văn phong của tác phẩm cho rằng nó được viết vào chính năm tác giả cho xuất bản 1925. Thế nhưng cho dù Nhật kí tuổi mười sáu được viết chính xác vào năm nào đi chăng nữa, thì nhờ nó, người đọc biết thêm một Kawabata sống giàu tình cảm và do hoàn cảnh đã sớm trưởng thành. Và sau này, tác phẩm đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác văn chương của ông, luôn có trong các tuyển tập quan trọng. Tiếp sau đó là tập Thi hài (Kotsu-horoi) miêu tả những ngày hấp hối của ông nội, được thai nghén năm 1916 và công bố năm 1945. Năm 1920, ông vào trường đại học Tổng hợp Tôkyô, trước tiên là khoa Anh ngữ, sau chuyển sang khoa Ngữ văn Nhật. Đây cũng là âm hưởng chung trong quá trình "trở về với truyền thống" trong văn nghiệp của Kawabata. 10 Cuộc sống thời sinh viên của Kawabata khá sôi động. Những năm đầu đại học, Kawabata đã chứng tỏ một cây bút có năng lực khi cùng bạn văn trẻ tuổi sáng lập nên tạp chí Trào lưu mới (Sintio) và truyện ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn (Sokogai Ikai) của ông đăng trên tạp chí này. Năm 1923, tham gia biên tập tạp chí văn học có ảnh hưởng lớn đương thời là Tập san văn học (Bungei-shunju). Trong những năm trẻ tuổi và những năm sau này, Kawabata cùng với một số bạn văn thân thiết như Yokumitsu Riichi, Yukio Mishima đồng sáng lập và cùng hoạt động trong một số tạp chí có tên tuổi như Văn nghệ xuân thu (Bungei Shunzui), Năm 1924, ông tốt nghiệp đại học và góp phần tham gia sáng lập tạp chí Văn nghệ thời đại (Bungei Jidai). Trông bề ngoài, Kawabata có vẻ trầm tĩnh, nhút nhát của một chàng thanh niên nhỏ bé, nhưng ẩn sau con người ấy là trái tim yêu mãnh liệt và những tình cảm khá đặc biệt. Thời phổ thông, Kawabata đã có một tình yêu trong sáng với cô bạn cùng lớp mà sau này mối tình ấy còn in dấu đậm nét trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ba mươi năm sau, khi hồi tưởng lại mối tình ấy chính ông gọi đó là "cú sốc ngọt ngào". Nhưng mối tình ở tuổi hai mươi, khi Kawabata đang học năm thứ hai đại học mới thực sự sâu sắc và mãnh liệt, ngay bản thân Kawabata cũng thừa nhận ảnh hưởng to lớn của nó. Đó là mối tình lãng mạn, say đắm với một cô gái vị thành niên và trong những sáng tác sau này của Kawabata, người con gái ấy đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Cô trở thành nguyên mẫu cho hầu hết "người đẹp trong trắng" tuổi không quá đôi mươi trong các tác phẩm của ông sau này, đó là cô gái mới mười lăm tuổi. Với con tim yêu cháy bỏng, nồng nhiệt, chàng sinh viên Kawabata quyết định cưới cô gái trong hoàn cảnh hoàn toàn vô sản. Tài năng nghệ thuật của Kawabata bộc lộ khá sớm, ông sớm được các độc giả tên tuổi chú ý. Trong số đó, một mạnh thường quân hứa sẽ giúp đỡ Kawabata về tài chính để sống cuộc sống sau hôn nhân. Vậy là những mối lo về tài chính của một chàng trai "vô sản" đã được xóa tan, thay vào đó là cả một dự định hoàn hảo về cuộc sống sau hôn lễ như nơi ở, phí sinh hoạt đã được lên kế hoạch hẳn hoi. Mọi sự chuẩn bị tưởng như đã hoàn tất nhưng đến phút cuối thì..."cô dâu chạy trốn". Người thiếu nữ ấy hủy bỏ hôn ước một cách đầy bất ngờ mà không giải thích lí do chỉ bằng một lá thư nhỏ. Kawabata sửng sờ, choáng váng trước sự thật đau xót, phũ phàng, trái tim nhiều mơ mộng của chàng nghệ sĩ tưởng chừng như tan vỡ, chàng sinh viên hoàn toàn sụp đổ. Và sau này, khi hồi tưởng lại mối tình đầy sóng gió ấy, nhà văn đã gọi lời từ chối ấy là "sự phản bội" nhưng ông cũng ngậm ngùi thừa 11 nhận kết cục buồn của tình yêu ấy là do "giao ước miệng" và những ước hẹn ngày nào của Kawabata cũng chỉ là ảo tưởng. Người yêu bé nhỏ đã ra đi nhưng để lại trong Kawabata quá nhiều kỉ niệm đắng cay, ngọt bùi và có lẽ hình ảnh nàng Kaoru xinh đẹp, trong trắng, có sức hút mạnh mẽ bởi sự hồn nhiên của người thiếu nữ tuổi mười ba trong truyện ngắn Vũ nữ Izu là phiên bản đầu tiên về nàng. Trong những sáng tác sau này của Kawabata, hình ảnh của nàng cứ trở đi trở lại với nhiều dáng vẻ nhưng luôn có phẩm chất chung là sự trong trắng đến vô song. Có thể thấy, những kí ức về một tuổi thơ đắng cay, bất hạnh và những cuộc tình lỡ làng, tan vỡ đã trở thành một nỗi ám ảnh không nguôi trong cuộc đời và trong sáng tác của Kawabata. Trong tác phẩm của ông, người ta bắt gặp cảm giác mất mát, phai tàn, niềm nuối tiếc, xót xa cho những giá trị tốt đẹp một thời chỉ còn trong dĩ vãng. Tác phẩm của Kawabata thường là những câu chuyện không có kết hoặc không bao giờ đi đến tận cùng. Phải chăng, đó là đặc điểm chung của một tâm hồn mang đậm cảm thức đơn côi trước cuộc đời và luôn chứa đầy những ẩn số? Đương thời, tiếng nói của Kawabata rất có trọng lượng trong cả văn giới lẫn chính giới. Cánh tả và cánh hữu đều muốn lôi kéo ông, những bài viết giới thiệu những nhà văn trẻ của Kawabata đều được xem là những lá bài quyết định số phận của các nhà văn ấy. Kawabata cũng từng giữ chức Chủ tịch Hội văn bút Nhật Bản trong một thời gian khá dài từ năm 1948 đến năm 1965. Bằng tài năng và với cách sống ôn nhã của mình, Kawabata bước vào nghề văn với nhiều thuận lợi. Lần đầu gặp cậu sinh viên, nhà viết kịch tên tuổi và uy tín lớn trong giới văn Nhật Bản bấy giờ Kikuchi Kan đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi cách cư xử tuyệt vời của Kawabata. Chính vì ấn tượng tốt đẹp đó, Kan đã có ý định bảo trợ cho hôn nhân không thành của Kawabata. Không chỉ có ý định chu cấp tiền bạc, nhà ở cho Kawabata, Kan còn giới thiệu Kawabata với một số tạp chí và các nhà văn tên tuổi khác trong đó có Akutagawa Ruynosuke (1892-1927), người được coi là bậc thầy của truyện ngắn Nhật Bản. Với một nhà văn trẻ, sự đỡ đầu của một người trong giới là điều rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của nhà văn đó. Và khi đã trở thành nhà văn nổi tiếng, Kawabata cũng luôn sẵn lòng làm việc này nói với đàn em, nếu người đó thực sự là một tài năng. Từ sự giới thiệu của Kan, Kawabata đã có những tình bạn đẹp, lâu bền với những tên tuổi mà cả thế giới biết đến như Yoko Mitsu 12 Reiichi, Yukio Mishima, ... Cuộc sống riêng tư của Kawabata sau này ít được sách vở biết đến. Người ta chỉ biết rằng Kawabata có quan hệ rất nhiều với các diễn viên và sau này ông đã cưới một trong những cô đào đóng vai người đẹp trong một số tiểu thuyết của ông chuyển thể thành phim (nhưng hôn nhân không đăng kí). Kawabata cũng có một người con gái, nhưng lại là con nuôi. Trong những ngày cuối cuộc đời, ông luôn sợ di truyền lại "thiên hướng mồ côi" cho đời sau và làm cho gia đình mình không được hạnh phúc. Thời thơ ấu chịu nhiều đau thương mất mát, Kawabata luôn cần một mái ấm, một tình cảm chân thành, tha thiết, và chính vì vậy mà ông kịch liệt phản đối những vụ tự sát, một "văn hóa tự sát" khá phổ biến của người Nhật Bản lúc bấy giờ. Ông từng bày tỏ sự bất bình của mình trước những cái chết tự sát, ngay cả đến nhà văn Akutagawa Ruynosake mà ông từng kính trọng, cho dù một người có thể chán ghét thế giới này thế nào, thì tự sát cũng không phải là hình thức của khai sáng, cho dù có thể đáng khâm phục thì người tự sát cũng còn lâu mới tới được cõi niết bàn. Thế nhưng, ngày 16 tháng 4 năm 1972 cả nước Nhật phải bàng hoàng, sửng sốt và khó hiểu tại sao một người luôn phản đối cái chết lại tự sát trong một căn nhà đầy khí ga bên bờ biển Kamakura. Có người cho rằng Kawabata tìm đến cái chết vì ông không thể vượt nổi mình từ sau khi gây tiếng vang nhận giải thưởng Nobel văn học danh giá. Có lẽ, "người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp" ấy muốn khởi hành đến một miền đất mới, nơi mà ông chưa từng đặt chân tới. 1.1.2. Sự nghiệp văn học Sáng tác của Kawabata thời kì đầu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy cảm mới và chủ nghĩa trực giác, du nhập từ phương Tây, nhưng vẫn không rời bỏ truyền thống mĩ học lâu đời của dân tộc. Những năm đầu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng duy tân của Minh Trị Thiên Hoàng đã thổi một luồng gió mới vào Nhật Bản, vốn được coi là "ốc đảo". Tinh thần "học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây" đã đưa lịch sử Nhật Bản chuyển sang một trang mới. Đến đầu thế kỉ XX, các bản dịch văn học châu Âu đã đưa đến cho văn học Nhật Bản những kĩ thuật, phương pháp sáng tác cực kì phong phú, hấp dẫn đối với các nhà văn trẻ Nhật Bản. Kawabata từng khẳng định "tính chất mới" là tất cả đồng thời ông cũng bày tỏ thái độ khó chịu trước những cách viết đã đi vào công thức tồn tại một thời gian khá dài: "Mắt chúng ta rực cháy khát khao được biết điều chưa biết. Những lời chào hỏi qua lại của chúng ta biểu hiện 13 vui mừng ở chỗ hiện nay chúng ta có thể tranh luận với nhau bất cứ điều gì là mới. Nếu một người nói "Good morning!" và người kia trả lời: "Good morning!" thì thật buồn chán! Chúng ta hoàn toàn trở nên chán ngáy văn chương vì nó không thay đổi như mặt trời ngày hôm nay vẫn mọc chính xác ở hướng đông như ngày hôm qua" [4, 42]. Kawabata là một nghệ sĩ thực thụ, nghệ thuật với ông là một cuộc tìm kiếm mãi mãi, nó không chấp nhận sự mô phỏng hay bắt chước bất kì một ai và ngay cả chính bản thân mình. Ông chứng minh điều đó bằng sự nghiệp văn học đáng giá của mình qua tất cả các thể loại. Khiếu quan sát phi thường, tài năng nghệ thuật bậc thầy của ông được thể hiện trước hết ở truyện ngắn. Phần truyện ngắn của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới nghiên cứu, phê bình cũng như độc giả đánh giá rất cao, được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt: Cánh tay, Vũ nữ Izu, Thủy nguyệt, Tiếng gieo xúc xắc ban khuya, Về chim và thú, ... Ngoài những thành công về truyện ngắn, Kawabata còn tạo được dấu ấn riêng của mình trong lòng độc giả với những Truyện trong lòng bàn tay. Bản thân Kawabata từng nói "đó là những truyện mà tôi hài lòng nhất", chúng được viết rải rác trong một thời gian dài, từ năm 1921 cho đến năm 1972 và nhà văn gọi chúng là Tanagokoro no shosetsu (hay Truyện trong lòng bàn tay). Một đặc điểm chung dễ nhận thấy là văn chương Nhật Bản rất cô đọng, hàm súc, và những truyện trong lòng bàn tay của Kawabata cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Mỗi câu chuyện của ông chỉ có vài trang (có những chuyện chưa đến một trang) nhưng lại chứa đựng những triết lí sâu xa về cuộc sống, con người và vũ trụ. Người ta tìm thấy sự tương tác, gần gũi giữa thể thơ Hai-cu truyền thống Nhật Bản và những Truyện trong lòng bàn tay của Kawabata ở sự ngắn gọn mà cô đọng, súc tích ấy. Kawabata từng phát biểu: "Rất nhiều nhà văn, khi còn trẻ, đã làm thơ, còn tôi, thay vì làm thơ, lại viết Truyện trong lòng bàn tay...Linh hồn thi ca những ngày tuổi trẻ của tôi nằm trong chúng” [4, 43]. Truyện trong lòng bàn tay của Kawabata là sự kết tinh tất cả tinh hoa của một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng thực sự. Suốt thời tuổi trẻ, Kawabata đã cảm nhận đầy đủ cái khắc nghiệt của sự cô đơn, và đôi lúc sự cô đơn làm lóe dậy một tài năng nghệ thuật. Khi sự cô đơn làm ông chịu không nổi, nhà văn trẻ tìm cách rủ bỏ nó bằng cách làm quen với cuộc sống ngõ ngách của thành phố. Sau khi bị người tình nhỏ tuổi bỏ rơi, mùa thu năm 1918, ông đã cuốc bộ một mình hầu như khắp đảo Izu còn thưa thớt dân cư khi ấy và kiệt tác đầu tiên được ra đời năm 1926: Vũ nữ Izu (Izu-no Odoriko). Tác phẩm kể về hành trình gặp gỡ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan