Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thiết kế kế hoạch bài học các văn bản văn xuôi việt nam hiện đại từ góc độ văn h...

Tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học các văn bản văn xuôi việt nam hiện đại từ góc độ văn hoá.

.PDF
158
758
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2013 – 2017 GVHD: ThS. Nguyễn Thành Ngọc Bảo SVTH: Nguyễn Hoàng Huân MSSV: K39.601.040 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2013 – 2017 THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA GVHD: ThS. Nguyễn Thành Ngọc Bảo SVTH: Nguyễn Hoàng Huân MSSV: K39.601.040 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong cuộc sống, để vƣơn tới thành công, hay chí ít là đạt đƣợc các mục tiêu bản thân đã đặt ra để phấn đấu, ngoài những nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ không nhỏ về vật chất lẫn tinh thần đến từ gia đình, thầy cô và bè bạn. Thực hiện khóa luận này, ngƣời viết trƣớc hết cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện, tận tình chỉ dạy những kiến thức và kĩ năng cần thiết nhất cho công tác học tập và nghiên cứu. Trên hết, ngƣời viết gửi sự tri ân sâu sắc và chân thành nhất đến cô, Thạc sĩ Nguyễn Thành Ngọc Bảo, giảng viên khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ ngƣời viết trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Ngƣời viết cũng chân thành cảm ơn cô Triệu Thị Huệ, cô Nguyễn Thị Ái Vân – giáo viên trƣờng THPT Chuyên Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí Minh; bạn Nguyễn Thành Luân, bạn Lê Thị Bảo Trang – sinh viên khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ ngƣời viết trong quá trình thực nghiệm đề tài. Bên cạnh đó, ngƣời viết cam kết những điều trình bày trong khóa luận là trung thực và đúng sự thật. Nỗ lực hoàn thiện là điều hiển nhiên, nhƣng sai sót và hạn chế cũng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, kính mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô và ngƣời đọc để ngƣời viết có thể hoàn thiện một cách tốt nhất những nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2017 Ngƣời thực hiện đề tài, Nguyễn Hoàng Huân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ 4 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 5 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 5 1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài............................................................ 8 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................. 9 2.1. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa ............................................................ 9 2.2. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa .............................................. 11 2.3. Nhận xét chung ............................................................................................. 15 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 17 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 17 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 17 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 18 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .................................................................. 18 4.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.............................................................. 18 7. Bố cục khóa luận ....................................................................................................... 19 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 21 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 21 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 21 1.1.1. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa ....................................................... 21 1.1.2. Lý do cần tiếp cận văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa ............................ 33 1.1.3. Yêu cầu của Chƣơng trình Giáo dục Phổ thông từ sau năm 2018 ............. 34 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 36 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA ................................................................ 39 2.1. Kế hoạch bài học .................................................................................................... 39 2.2. Khái quát về các văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại đƣợc chọn trong chƣơng trình Ngữ văn 12, tập 2 ................................................................................................. 41 2.3. Mô hình kế hoạch bài học đọc – hiểu văn bản văn xuôi Việt Nam hiện đại từ góc độ văn hóa ...................................................................................................................... 43 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................ 56 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................... 56 3.2. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng thực nghiệm ................................................... 56 3.3. Nội dung thực nghiệm............................................................................................ 56 3.4. Cách thức thực nghiệm .......................................................................................... 56 3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................................. 57 3.6. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................. 63 3.7. Đề xuất..................................................................................................................... 64 2 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 69 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ý nghĩa Viết tắt TPVH Tác phẩm văn học NTPT Nhà trƣờng phổ thông ĐHVB Đọc – hiểu văn bản THPT Trung học phổ thông KHBH Kế hoạch bài học VBVX Văn bản văn xuôi SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Văn học là một kiến trúc thƣợng tầng của cơ sở hạ tầng tạo nên nó. Vì vậy, dấu ấn của thời đại, của nền văn hóa mà nó đƣợc sản sinh ra trong bản thân mỗi tác phẩm văn học (TPVH) là một biểu hiện tất yếu. Về vấn đề này, Trần Lê Bảo trong Giải mã văn học từ mã văn hóa đã chỉ ra và làm rõ các quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, đồng thời cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc tiếp cận một TPVH từ góc độ văn hóa. Ông cho rằng: Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Trƣớc đây, xem xét mối quan hệ giữa văn học và văn hóa vẫn bị xem là thao tác, phương pháp giản đơn, một góc độ quan sát và giải thích dân dã của phê bình văn học. Thế nhƣng, giải mã văn hóa đang dần trở thành một thao tác có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu tác phẩm văn học. [5, 5 – 8] Nhƣ vậy, có thể thấy rằng bên cạnh hƣớng tiếp cận theo đặc trƣng thể loại, còn những cách khác nữa để đọc – hiểu và giải mã TPVH. Và tiếp cận từ góc độ văn hóa là một trong số đó. Trong khi hƣớng đi này, cùng với những hƣớng tiếp cận khác, chỉ mới dừng lại ở phạm vi nghiên cứu, thì việc đọc – hiểu theo đặc trƣng loại thể (thi pháp) đã đƣợc triển khai ở nhà trƣờng phổ thông (NTPT) từ nhiều năm nay. Không chỉ cung cấp cho học sinh (HS) hệ thống lý thuyết nền tảng về văn học nói chung khá đầy đủ và vững chắc, mà đọc – hiểu theo đặc trƣng loại thể còn định hƣớng cho HS tiếp cận với văn bản ở những giá trị cốt lõi và trọng tâm nhất. Đây là những ƣu điểm cũng là ý nghĩa không thể phủ nhận của phƣơng pháp này. Tuy vậy, nhìn lại chặng đƣờng dạy học Ngữ Văn nói chung, dạy học đọc – hiểu văn bản (ĐHVB) nói riêng, sự độc tôn về hƣớng tiếp cận dần khiến giờ học bị đóng khung, trở nên đơn điệu, thiếu cuốn hút. Đi cùng sự đổi mới không ngừng của giáo dục, đổi mới dạy học là điều vô cùng cần thiết. Những năm gần đây, dạy học Ngữ Văn đang dần chuyển mình với nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực, nhƣ dạy học dự án, dạy 5 học bằng sơ đồ tƣ duy,… Từ những điều đó, có thể thấy đƣợc sự cấp thiết cần phải đa dạng hóa các cách dạy học ĐHVB. Và đã đến lúc tiếp cận văn bản từ góc độ văn hóa cũng nên đƣợc nghiên cứu nhƣ một hình thức đọc – hiểu và đƣợc triển khai ở nhà trƣờng Trung học Phổ thông (THPT). Dạy ĐHVB nhƣ hiện nay, đứng trƣớc yêu cầu mới, cần không ngừng tìm tòi, sáng tạo những cách thức nhằm phát huy tối đa năng lực của HS và đạt đƣợc tối ƣu hiệu quả giáo dục. Điều này đƣợc đề cập rất rõ trong Đề án phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 và gần đây nhất là Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tháng 04 năm 2017. Đối với vấn đề đổi mới dạy học Ngữ văn, Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ và mục tiêu của môn học. Thứ nhất, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực cốt lõi của môn học, đặc biệt là năng lực giao tiếp và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học. Thứ hai, bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hóa cho người học, từ đó giáo dục, hình thành và phát triển cho HS những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp. Không dừng lại ở đó, Dự thảo tổng thể tháng 04 năm 2017 khẳng định yêu cầu cấp thiết của sự dịch chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Trong đó, mục tiêu đặt ra cho môn Ngữ Văn bậc THPT, nằm trong tổng thể định hƣớng giáo dục ngôn ngữ và văn học, đó là bồi dƣỡng cho HS những phẩm chất chủ yếu: yêu đất nước, yêu con người, trung thực, trách nhiệm; bên cạnh đó còn giúp HS phát triển các năng lực cần thiết nhƣ năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực khám phá tự nhiên và xã hội,… Từ những mục tiêu về phẩm chất và năng lực cần đạt đó, có thể thấy rằng: một là, cần đa dạng hóa cách thức dạy học ĐHVB; hai là, cần thay đổi cách thức tổ chức hoạt động dạy học trong giờ ĐHVB. Do vậy, nghiên cứu và phát triển các phƣơng pháp dạy học Ngữ văn mới, cụ thể ở đây là ĐHVB, là việc làm cấp thiết trong bối cảnh đó. Nhƣ đã trình bày ở trên, trong khi việc ĐHVB theo loại thể đã ngự trị trong NTPT nhiều năm nay, cùng với khối lƣợng đồ sộ các tài liệu nghiên cứu, tham khảo, chỉ dẫn, thiết kế bài dạy,… thì đọc – hiểu từ góc độ văn hóa chỉ dừng lại ở môi trƣờng nghiên cứu, học 6 thuật. Thành tựu của hƣớng tiếp cận này mới chỉ nằm lại trong giới chuyên môn, chƣa đƣợc nghiên cứu để phát triển thành một hình thức ĐHVB đƣợc giảng dạy và học tập trong nhà trƣờng, mà chúng tôi tin rằng, nếu triển khai thành công, đây sẽ là một trong những cách thức không chỉ mang lại hiệu quả giáo dục mà còn đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện đại đặt ra. Thời gian gần đây, sự đổ bộ của các sản phẩm nghệ thuật nƣớc ngoài (nhƣ phim ảnh, âm nhạc,…) tác động mạnh mẽ đến đời sống và ý thức của đại bộ phận giới trẻ. Từ việc xem những sản phẩm đó nhƣ một phƣơng thức giải trí, giới trẻ đổ xô học tiếng nƣớc ngoài (Hàn, Trung, Nhật, Anh…), tìm hiểu một cách hứng thú và say mê về văn hóa nƣớc bạn. Nhìn lại khoảng thời gian ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc, sự đổ bộ của văn hóa Trung Hoa, tiêu biểu là chữ Hán, đã làm cho dân tộc ta đến ngày nay vẫn tồn tại dai dẳng một số nét văn hóa còn mờ nhạt về ranh giới giữa ta với Trung Quốc. Nhƣ vậy, có thể thấy, văn hóa của một đất nƣớc, vừa là tinh hoa nhân loại cần học hỏi và giao lƣu, nhƣng cũng vừa là một cuộc xâm lăng nguy hiểm hơn nhiều so với xâm lăng về chính trị. Vì lẽ đó, bảo vệ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay là việc làm cấp thiết. Dạy học Ngữ Văn trong nhà trƣờng, cụ thể hơn là ĐHVB, nếu đƣợc triển khai từ góc độ văn hóa sẽ mang lại ý nghĩa giáo dục đó bên cạnh việc cung cấp cho HS vốn hiểu biết về nền văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam. Văn học đƣợc xem là một trong bảy loại hình nghệ thuật của thế giới (bên cạnh kiến trúc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc và điện ảnh), vì vậy, lẽ dĩ nhiên khả năng tác động của văn học đến giới trẻ trƣớc hết qua con đƣờng văn hóa nhƣ cách mà các sản phẩm giải trí nƣớc ngoài đã làm là rất lớn. Với quan điểm TPVH không cung cấp công cụ để HS trở thành những nhà nghiên cứu, những nhà chuyên môn, mà là chuyên chở, truyền tài và bồi dƣỡng tâm hồn các em thông qua nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp của ngôn từ, chúng tôi hy vọng với hình thức ĐHVB này, HS sẽ nhìn lại đƣợc vẻ đẹp văn hóa của ông cha mình từ đời trƣớc, giúp các em 7 hiểu thêm về bản thân, về dân tộc, thêm yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, cũng nhƣ có ý thức trách nhiệm đối với quê hƣơng đất nƣớc. Việc phát triển năng lực ở cả ngƣời học lẫn ngƣời dạy là việc làm mang tính hiển nhiên, quy luật trong quá trình sƣ phạm. Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng tôi không chỉ mong muốn góp phần phát triển các năng lực thiết yếu ở HS, mà ngay cả giáo viên (GV) cũng sẽ đƣợc rèn luyện và trau dồi các phẩm chất, năng lực cần thiết khác để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của bối cảnh giáo dục hiện đại. Vì những lý do đã nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA. 1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Về lý luận Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề lý thuyết sau: Thứ nhất, văn học trong mối quan hệ với văn hóa; Thứ hai, kế hoạch bài học (KHBH) trong sự so sánh với giáo án truyền thống; Thứ ba, đề xuất mô hình đọc – hiểu văn bản văn xuôi (VBVX) từ góc độ văn hóa. 1.2.2. Về thực tiễn Đề tài có ý nghĩa về mặt thực tiễn nhƣ sau: Cách tiếp cận VBVX từ góc độ văn hóa khiến cho giờ học sinh động và sôi nổi hơn; Khám phá VBVX từ góc độ văn hóa, từ đó nâng cao hiểu biết về văn hóa dân tộc; 8 Không dừng lại ở đối tƣợng tiếp nhận là HS, mà GV thông qua quá trình chuẩn bị và triển khai bài học cũng sẽ bồi dƣỡng và phát huy đƣợc các năng lực cần thiết, nhƣ xây dựng câu hỏi đọc – hiểu văn bản, thiết kế hoạt động học tập, làm chủ tiến trình lên lớp,… 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa Trần Lê Bảo trong Giải mã văn học từ mã văn hóa đã chỉ ra rằng: Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa [5, 12]. Từ nhận định này, có thể thấy đƣợc mối tƣơng quan hai chiều giữa văn học và văn hóa. Trong phần đầu tiên của công trình này, Trần Lê Bảo tập trung làm rõ các vấn đề về khái niệm, bản chất, mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa văn học – văn hóa; cũng nhƣ ý nghĩa của việc soi sáng TPVH dƣới góc độ văn hóa, trƣớc khi ông đi vào thực nghiệm, vận dụng lý luận để tiếp cận một số tác phẩm ở những phần sau. Tƣơng tự, Trần Nho Thìn, ở chƣơng đầu tiên (trong ba chƣơng) của công trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, đã trình bày các khái niệm về văn hóa học và cách nhìn nhận văn học từ hệ quy chiếu văn hóa học. Tính chất học thuật của phần này là tiền đề vững chắc để tác giả đi vào phân tích và tìm hiểu các tác phẩm trung đại Việt Nam ở chƣơng hai và chƣơng ba. Bên cạnh đó, ở phần mở đầu, ông cũng nêu rõ nhiệm vụ cụ thể cho công trình nghiên cứu của mình: đó là cắt nghĩa nền tảng văn hóa của một hình tượng nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật hay nói chung là một khía cạnh nào đó của cấu trúc nghệ thuật tác phẩm [25, 16]. Điều này càng khẳng định, việc đọc – hiểu một TPVH từ góc độ văn hóa là có cơ sở đúng đắn và ý nghĩa thiết thực. Huỳnh Nhƣ Phƣơng trong bài viết Văn học và văn hóa truyền thống trƣớc tiên chỉ ra: Văn hóa tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của 9 bạn đọc [19, 20]. Tiếp đến, ông vạch ra sự tác động trở lại của văn học đến văn hóa: hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Hơn thế nữa, ông còn cho rằng: Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hóa lớn. Từ đây cho thấy sự gắn bó mật thiết, chặt chẽ của hai đối tƣợng văn học – văn hóa. Lê Nguyên Cẩn trong công trình Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã trình bày: Nếu coi văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong suốt tiến trình lịch sử nhằm tạo dựng diện mạo riêng cho nó, nhằm tạo ra bản sắc văn hóa cho riêng mình thì tác phẩm văn học là một trong những giá trị sáng tạo đó. Tác phẩm văn học – chỉnh thể của nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc – là kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc người, một đất nước [6, 13]. Một tác phẩm văn học bao giờ cũng mang những biểu hiện văn hóa của nền văn hóa mà nó đƣợc sinh ra. Cái chúng ta tìm kiếm khi đọc một tác phẩm không dừng lại ở bình diện thƣởng thức nghệ thuật nữa, mà là hành trình tìm về với văn hóa cội nguồn, văn hóa dân tộc. Ngoài ra, vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa còn có thể đƣợc tìm thấy ở các bài nghiên cứu, chuyên luận viết về biểu hiện văn hóa trong một hoặc một nhóm tác phẩm cụ thể, trƣớc khi đi vào thực hành đều trải qua công đoạn trình bày các vấn đề về lý luận, để chỉ rõ rằng: mối quan hệ giữa văn học – văn hóa là mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, mật thiết. Có thể kể đến một số tài liệu tiêu biểu nhƣ: Lê Nguyên Cẩn với Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Đặng Văn Kim với Truyện Kiều và truyền thống văn hóa người Việt trong sự đối sáng với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Đinh Hài với Văn học – văn hóa Tây Nguyên qua sáng tác của Nguyên Ngọc,… Từ những tài liệu trên, có thể kết luận mối quan hệ giữa văn học và văn hóa nhƣ sau: 10 Văn học xuất phát từ văn hóa và biểu hiện các mặt của đời sống văn hóa; Văn hóa làm chất liệu và có tác động các phƣơng diện nghệ thuật của tác phẩm. Nhƣ vậy, có thể khẳng định vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa không thật sự là vấn đề mới. Các công trình nghiên cứu xuất phát từ bản chất và ý nghĩa chức năng của hai phạm trù văn học – văn hóa để đi đến khái quát những yếu tố giao nhau, làm bật lên mối quan hệ gắn bó mật thiết. Hơn thế nữa, các tác giả còn chỉ ra rằng tƣơng quan đó là tƣơng quan tất yếu. Và ý nghĩa của những lý luận này là việc tìm ra và phân tích thuyết phục ý nghĩa của văn hóa trong một tác phẩm văn học cụ thể. Văn học, một hình thái nghệ thuật, nếu xem sáng tạo là yếu tố tiên quyết, thì tiếp cận văn học cũng cần những cách thức tiếp cận mới mẻ nhƣ vậy. Đóng góp của nguồn tài liệu này là những vấn đề về mối quan hệ văn học – văn hóa đã đƣợc làm rõ và trở thành công cụ đắc lực để tiếp cận văn chƣơng từ một góc độ mới mẻ, khác với lối đi loại thể truyền thống. 2.2. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa Đỗ Lai Thúy trong bài viết Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa đã nêu lên hiện trạng: Tiếp cận văn học từ văn hóa, tự thân nó, là một câu chuyện cũ [27]. Và tác giả đã dẫn hàng loạt các công trình để chứng minh cho nhận định của mình: xuất hiện sớm nhất có thể kể đến ở thời trung đại, khi Phạm Quý Thích bình luận Kiều là Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy, Tân thanh đáo để vị thùy thương. Rồi đến Truyện Kiều đƣợc Trần Trọng Kim nghiên cứu dƣới góc độ Phật giáo, Thơ Mới đƣợc Hoài Thanh khảo sát từ luồng gió văn hóa phƣơng Tây. Cho đến những Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995) của Trần Đình Hƣợu, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) của Trần Nho Thìn. Điều đó cho thấy, hƣớng tiếp cận này cho đến nay đã tồn tại trên dƣới hai mƣơi năm, và đạt đƣợc nhiều thành 11 tựu nhất định. Đỗ Lai Thúy ở phần cuối bài viết trên đã khẳng định: cần nâng cấp phê bình văn học từ văn hóa thành một phương pháp với tư cách đầy đủ. Từ đó cho thấy, nắm vững lý luận về mối quan hệ văn hóa – văn học là một chuyện, và sử dụng nó để vận dụng vào nghiên cứu, tìm tòi lại là câu chuyện khác. Có thể kể đến một số tác giả đã thành công trong việc vận dụng lý thuyết để tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm cụ thể, đóng góp không nhỏ cho phê bình, nghiên cứu văn học. Trần Nho Thìn, trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu: cắt nghĩa nền tảng văn hóa của một hình tƣợng nghệ thuật, một thủ pháp nghệ thuật hay nói chung là một khía cạnh nào đó của cấu trúc nghệ thuật tác phẩm. Phần thứ hai – Tiếp cận văn hóa với một số tác giả, tác phẩm văn học trung đại – có lẽ là đóng góp quan trọng và ý nghĩa nhất của toàn bộ công trình. Sau khi trình bày các vấn đề về học thuật ở phần một, sang phần này, Trần Nho Thìn tiếp cận một số tác giả cùng tác phẩm văn học trung đại từ góc nhìn văn học hết sức độc đáo. Cụ thể, nhà nghiên cứu đã dùng một số đặc điểm của văn hóa Nho giáo để tìm hiểu hình mẫu nhà Nho đƣơng thời, từ đó tiến tới tìm hiểu và phân chia văn chƣơng của nhà Nho thành hai loại. Ở một phần khác, Trần Nho Thìn soi sáng bi kịch của nhà Nho qua thơ văn thông qua việc xem xét hình mẫu nhà Nho nhƣ một kết tinh văn hóa về con ngƣời của thời đại. Phân tích thơ văn Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, ông dùng những biểu hiện văn hóa của Nho giáo trong việc quy định hệ tính cách văn hóa: Đạo, Tâm, Chí để cắt nghĩa và làm rõ các bình diện nghệ thuật tác phẩm. Đáng chú ý hơn cả ở phần này đó là nghiên cứu của tác giả về Truyện Kiều. Đây là phần mà tác giả dành nhiều công sức và tâm huyết để đánh giá và nhìn nhận lại giá trị của Truyện Kiều theo quan điểm nghiên cứu của mình. Trần Nho Thìn đã dùng mọi biểu hiện của các văn hóa tôn giáo khác nhau: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo kết hợp cùng văn hóa tín ngƣỡng dân gian để lý giải nhiều tầng nghĩa sâu sắc hơn của kiệt tác. Bên cạnh đó, ông còn lật giở lại lịch sử nghiên cứu và tiếp cận Truyện Kiều qua mỗi thời đại văn hóa nhất định, dùng các 12 yếu tố văn hóa của thời đại đó để đánh giá về mức độ tiếp nhận tác phẩm, để đi đến kết luận về sức sống và giá trị tất yếu của Truyện Kiều. Những đóng góp kể trên của Trần Nho Thìn thực sự có giá trị không nhỏ đối với việc nghiên cứu văn học trung đại nói chung và tiếp cận tác phẩm trung đại từ góc nhìn văn hóa nói riêng. Nguyễn Duy Bắc trong chuyên luận Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 – 1975 đã cho rằng: Không thể hiểu đúng văn học nếu không tìm hiểu bình diện văn hóa của nó [4, 15]. Theo ông, việc tiếp cận văn học từ văn hóa có ý nghĩa góp phần mở rộng hƣớng tiếp cận văn học, thúc đẩy văn học phát triển. Từ lý luận của mình, tác giả đi đến tìm hiểu và kết luận bản sắc dân tộc kết tinh trong thơ ca Việt Nam biểu hiện qua những phƣơng diện chủ yếu: biểu trƣng về Tổ quốc, biểu trƣng về ngƣời anh hùng và kẻ thù. Từ đó, tác giả vận dụng những biểu hiện này đi vào tìm hiểu một số tác phẩm thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Cách làm này của tác giả phù hợp với quan điểm và định hƣớng nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thông qua thơ ca. Không chỉ vậy, đóng góp của chuyên luận này là đã khái quát và đúc kết những bản sắc đó thành những biểu trƣng văn học, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa văn học và văn hóa. Với những nền tảng về lý thuyết ở chƣơng cơ sở đầu tiên, Nguyễn Nghiêm Phƣơng đi vào tìm hiểu những biểu hiện của màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện Sơn Nam với đề tài cùng tên. Tác giả đã khảo sát một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để cho thấy, sự xâm nhập của yếu tố văn hóa vùng miền rõ nét, tạo nên một vùng không gian văn hóa Nam Bộ đặc sắc trong các sáng tác của Sơn Nam. Những đóng góp này không dừng lại ở phạm vi văn học, mà còn có ý nghĩa nhất định ở lĩnh vực ngôn ngữ học, văn hóa học. Đinh Hài với công trình Văn học – văn hóa Tây Nguyên qua sáng tác của Nguyên Ngọc đã nghiên cứu và trình bày màu sắc văn hóa Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyên Ngọc trên ba phƣơng diện chính: hình tƣợng thiên nhiên và hình tƣợng cuộc sống; thế giới nhân vật; ngôn ngữ và giọng điệu (tƣơng ứng với ba 13 chƣơng). Đến cuối cùng, tác giả gần nhƣ đã phục dựng lại toàn bộ không gian văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên đến với bạn đọc thông qua việc đặt tác phẩm văn học trong sự gắn bó của nó với nền văn hóa mà nó đƣợc sinh ra. Ý nghĩa của việc làm này không chỉ cho thấy sự gắn bó giữa một tác phẩm với nền văn hóa phôi thai của nó, mà còn cho thấy khả năng và mức độ tác động của văn hóa đến các bình diện nghệ thuật cấu trúc nên tác phẩm. Trong Văn chương Vũ Bằng với góc nhìn văn hóa, Đỗ Thị Ngọc Chi đã tiếp cận thế giới văn chƣơng của Vũ Bằng trên những phƣơng diện: những lớp văn hóa cần khảo sát và vấn đề văn hóa truyền thống – hiện đại, dân tộc – nhân loại; sự kết tinh văn hóa Hà Nội trong văn chƣơng Vũ Bằng qua các biểu hiện thiên nhiên, ẩm thực và hoạt động sinh hoạt. Từ đó, tác giả không chỉ nhận diện, miêu tả các biểu hiện văn hóa có mặt trong văn chƣơng Vũ Bằng, mà còn tiến hành lý giải, cắt nghĩa các biểu tƣợng ấy, đồng thời cho thấy ý nghĩa sự tồn tại đó trong TPVH. Nhƣ vậy, nhà nghiên cứu thực sự đã làm nổi bật đƣợc văn hóa Hà Nội thông qua văn chƣơng của Vũ Bằng, gợi ý những hƣớng khám phá văn hóa thông qua việc tiếp cận một TPVH. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều bài viết, luận văn tiếp cận TPVH từ góc nhìn văn hóa theo mô típ: Sáng tác của + tên tác giả + dưới góc nhìn văn hóa càng chứng tỏ sức hút và tiềm năng của hƣớng nghiên cứu này. Có thể kể đến nhƣ: Nguyễn Phan Phƣơng Uyên với Truyện ngắn Trang Thế Hy dưới góc nhìn văn hóa, Phạm Thị Thu Hƣơng với Truyện ngắn Trần Thùy Mai từ góc nhìn văn hóa, Nguyễn Thị Mai Phƣơng với Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc dưới góc nhìn văn hóa,… Điểm chung của các tài liệu này đó là tìm hiểu những biểu hiện văn hóa có mặt trong chùm tác phẩm của một tác giả, phân tích và lý giải ý nghĩa của văn hóa đối với giá trị tác phẩm. Mỗi đề tài kể trên mang đến cái nhìn mới mẻ, nhiều màu sắc, đóng góp một phần công sức vào xu hƣớng nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, mối quan hệ văn học – văn hóa không dừng lại là những nghiên cứu mang tính lý thuyết mà đã thực sự chứng tỏ đƣợc tiềm năng và ý 14 nghĩa nhất định thông qua các công trình đƣợc khảo sát ở trên. Từ đó có thể thấy rằng, tiếp cận tác phẩm thông qua con đƣờng văn hóa là việc làm khả thi, thiết thực trong bối cảnh đa dạng hóa tiếp cận văn học ngày nay. Các công trình kể trên cung cấp những lý thuyết lẫn cách thức thực hành chi tiết, đa dạng, thực sự tạo đƣợc một tiền đề vững chắc cho những nghiên cứu có liên quan về sau. 2.3. Nhận xét chung Từ việc khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy những điểm đáng lƣu ý sau đây: Trƣớc hết, cả hai vấn đề: mối quan hệ giữa văn học – văn hóa và tiếp cận văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa, không phải là vấn đề thực sự mới. Nghiên cứu văn học bằng con đƣờng văn hóa đã trải qua một quá trình lâu dài và đạt đƣợc nhiều thành tựu, toàn diện về các giai đoạn văn học và đa dạng về thể loại sáng tác. Các công trình tuy có nhiều điểm khác biệt nhƣng vẫn gặp nhau ở những nội dung cốt lõi: một là, văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó khắng khít; hai là, tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa là hƣớng đi đúng đắn, mang lại nhiều ý nghĩa và đóng góp. Thành tựu của những công trình này là nguồn tham khảo vô cùng quý báu và là tiền đề cần thiết để chúng tôi phát triển đề tài nghiên cứu của mình. Tuy vậy, nhƣ đã trình bày, thành tựu của những công trình kể trên chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu chứ chƣa đƣợc triển khai thành một hình thức dạy đọc – hiểu văn bản trong trƣờng phổ thông. Trong khi đó, đọc – hiểu theo đặc trƣng loại thể không chỉ đạt đƣợc những thành tựu ở mặt nghiên cứu lý luận mà còn thành công trong thực tiễn dạy học, và trở thành hình thức đọc – hiểu VBVX phổ biến đƣợc triển khai giảng dạy ở nhà trƣờng. Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc sự tồn tại một khoảng trống nghiên cứu rất lớn. Từng bƣớc thực hiện việc vận dụng các yếu tố văn hóa để dạy đọc – hiểu văn bản, Nguyễn Thị Thành trong luận văn Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào dạy học thơ Đường trong trường Trung học Cơ sở, và Nguyễn Quang Bình trong bài 15 viết Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ vào giảng dạy tác phẩm Người lái đò sông Đà đều gặp nhau ở một điểm chung: dùng tri thức lịch sử – địa lý – văn hóa xã hội ngoài văn bản để giúp HS tiếp cận dễ dàng và nắm bắt hiệu quả hơn một số yếu tố thuộc văn bản. Tuy nhiên, đây chƣa thể đƣợc xem là dạy đọc – hiểu văn bản từ góc độ văn hóa bởi quy mô và cách thức triển khai chƣa thật sự đậm màu sắc văn hóa, mà chỉ dùng những biểu hiện rất nhỏ của văn hóa để phân tích bài học ở một số nội dung. Bên cạnh đó, khóa luận tốt nghiệp Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể gắn với định hướng tiếp cận văn hóa của Trịnh Tự Mạnh Dũng (sinh viên khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh) có điểm gần gũi và tƣơng đồng với đề tài chúng tôi đang nghiên cứu. Tuy gặp gỡ nhau ở mục tiêu hƣớng đến, nhƣng cách triển khai lại khác biệt. Khóa luận nói trên giảng dạy các văn bản thơ và văn xuôi theo loại thể nhƣ thông thƣờng, và chỉ dùng các yếu tố văn hóa để bình giảng, phân tích ở một vài điểm đáng lƣu ý. Nhƣ vậy, vẫn chƣa thấy nổi bật các yếu tố văn hóa trong bản thân mỗi văn bản cũng nhƣ ý nghĩa tác động của nó đến cấu trúc nội tại một văn bản văn học. Mặc dù vậy, khóa luận này cho thấy tiềm năng của hƣớng tiếp cận văn bản từ văn hóa; chỉ rõ quan hệ giữa việc tiếp cận từ đặc trƣng loại thể và tiếp cận từ góc độ văn hóa; những điều cần lƣu ý khi dùng văn hóa để tìm hiểu văn học. Những điều đã làm đƣợc và còn tồn tại của khóa luận này là tiền đề cơ sở giúp chúng tôi có thêm sự tham khảo và học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Tóm lại, để hiện thực hóa những thành tựu của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa vào việc dạy đọc – hiểu văn bản văn xuôi từ góc độ văn hóa mang tính hệ thống, khoa học và chỉn chu, là việc làm mang ý nghĩa cấp thiết nhƣng cũng đầy thách thức. Với sự đồ sộ của tài nguyên lý luận nhƣng hạn hẹp về tài nguyên thực tiễn giảng dạy, chúng tôi sẽ cố gắng kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc, đồng thời khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu cùng đề tài đi trƣớc để đem đến những đóng góp mới mẻ, chất lƣợng. 16 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hƣớng đến mục đích chung là đƣa những lý luận và thành tựu của việc tiếp cận TPVH từ góc độ văn hóa vào việc dạy học đọc – hiểu VBVX trong nhà trƣờng, bƣớc đầu định hƣớng và xác lập hình thức tiếp cận văn bản này một cách khoa học, hệ thống trên cả hai phƣơng diện lý thuyết và thực hành. Từ mục đích đó, chúng tôi xác lập các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, đề xuất hình thức đọc – hiểu VBVX từ góc độ văn hóa: dùng những yếu tố của văn hóa để tiếp cận văn bản trên những phƣơng diện cần làm rõ nhƣ không gian, ngôn ngữ, hình tƣợng nhân vật,…; Thứ hai, vận dụng những cơ sở lý luận để thiết kế mô hình KHBH đọc – hiểu VBVX từ góc độ văn hóa; Và cuối cùng, chứng minh tính khả thi của hình thức đọc – hiểu này bằng việc tổ chức dạy học thực nghiệm. 4. Giả thuyết khoa học Hình thức tiếp cận VBVX từ góc độ văn hóa sử dụng trong giờ dạy học ĐHVB là phƣơng tiện hữu hiệu giúp HS khám phá VBVX từ những yếu tố văn hóa, từ đó HS có thể hiểu đƣợc văn bản sâu sắc và toàn diện hơn; bổ sung, trau dồi vốn văn hóa dân tộc cho HS, từ đó có lòng tự hào, yêu quý và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc; hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực cá nhân thông qua các hoạt động học tập đƣợc tổ chức trong giờ dạy học ĐHVB. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là những biểu hiện văn hóa trong các VBVX hiện đại Việt Nam thuộc chƣơng trình Ngữ văn 12, tập 2 nhƣ: không gian, ngôn ngữ, hoạt động sinh hoạt,… Ngoài ra, khóa luận còn chú ý tìm hiểu một số biểu hiện văn hóa ngoài 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan