Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận ngũ hành sơn, thành phố...

Tài liệu Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng

.PDF
89
557
122

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG THỦY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG THỦY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tôi. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........................................................9 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................................9 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách bảo vệ môi trường .......................13 1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ...................................17 1.4. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ........20 1.5. Chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam ........................................................25 1.6. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở một số địa phương ........30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................35 2.1. Chủ trương và chính sách bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng .................35 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở quận Ngũ Hành Sơn thời gian qua..........................................................................................................................37 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...........................................................................................................63 3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường quận Ngũ Hành Sơn ..........................63 3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới ........................................................................65 KẾT LUẬN ..................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân MT Môi trường TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1. 2.2. Chất lượng nước ở khu vực Làng nghề đá thủ công mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn (mẫu thu ngày 30/12/2015) Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 Trang 55 58 Tình hình xử phạt hành chính các vi phạm về thực hiện chính 2.3. sách bảo vệ môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà 58 Nẵng giai đoạn 2011-2015 2.4. Diễn biến lượng khách du lịch đến quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 59 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình Trang 1.1. Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở nước ta 21 2.1. Khu đất quy hoạch ở được người dân tranh thủ trồng rau 39 2.2. Nước thải gồm axít và bụi đá được đổ thẳng ra đường 40 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở quận 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thập niên gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, cùng với đó chúng ta cũng đang đối mặt với không ít các thách thức trong phát triển theo hướng bền vững, trong đó có các vấn đề môi trường. Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của người, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững và sự tồn tại, phát triển của các thế hệ trong hiện tại và tương lai. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường và những tác hại do ô nhiễm môi trường đem lại, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, năm 2005 và mới đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường … Việc tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường đã đem lại kết quả nhất định, giúp cho môi trường đỡ bị ô nhiễm, chất lượng môi trường được cải thiện cũng như ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi trường. Tuy vậy, ở nhiều nơi môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do chất thải thải ra môi trường ít qua xử lý ở hầu hết các địa phương nước ta đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sự cố môi trường biển miền Trung tháng 4 năm 2016 vừa qua diễn ra trên diện rộng (4 tỉnh miền 1 trung) do việc vi phạm trong hoạt động xả thải của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng), đã gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài; ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân. Vụ việc đang được Chính phủ tập trung chỉ đạo xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm và khắc phục hậu quả nhưng đây là cái giá quá đắt phải trả cho việc buông lỏng quản lý, việc thiếu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn ngừa tình trạng trên tái diễn, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường ngày 24 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người dân”. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường cũng như tác động của chính sách và luật pháp đối với công tác bảo vệ môi trường thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể, tại những địa phương cụ thể. Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là một địa phương có xuất phát điểm về kinh tế thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, kết cấu cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; thực hiện Kết luận số 02-KL/TU ngày 31 tháng 5 năm 2006 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng “về tình hình và phương hướng xây dựng phát triển quận Ngũ Hành Sơn trong những năm đến”, quận đã tập trung cho công tác giải tỏa đền bù triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án phát triển du lịch, dịch vụ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, theo đó mạng lưới giao thông trên địa bàn quận với các tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc, Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa, Mai Đăng Chơn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trần Hưng Đạo, Sư Vạn Hạnh, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Duy Trinh, Non Nước và các tuyến đường dân sinh dần được hình thành đã làm thay đổi diện mạo đô thị của quận. Song bên cạnh đó, chất lượng môi trường của quận cũng chịu nhiều sức ép do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đô thị hoá đã và đang tác động mạnh đến môi trường và các hệ sinh thái. 2 Mặc dù các cấp chính quyền cũng như nhân dân trên địa bàn quận đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên hiện tại quận Ngũ Hành Sơn cũng đang đối mặt với không ít thách thức, đó là việc triển khai nhiều dự án hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đã biến quận trở thành một đại công trường đầy bụi và tiếng ồn, một số dự án triển khai nhưng tiến độ chậm dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ, phát sinh ruồi muỗi gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ xen lẫn trong khu dân cư, tình trạng ô nhiễm tại các lô đất trống, nguồn rác thải trong sinh hoạt ngày càng gia tăng,… ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Để xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành quận môi trường, đô thị du lịch, dịch vụ kiểu mẫu và là trung tâm dịch vụ nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát triển kinh tế tri thức công nghệ cao, phát huy thế mạnh phát triển Làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống; có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lành mạnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, góp phần cùng thành phố Đà Nẵng xây dựng thương hiệu “Thành phố môi trường” cần phải rà soát, đánh giá lại tình hình thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường trong thời gian qua, những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế chưa khắc phục được, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với những kiến thức đã học, bản thân tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng quận Ngũ Hành Sơn trở thành quận du lịch, quận môi trường trong thời gian đến. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang là chủ đề nóng, được các cấp, các ngành và người dân đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường và việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường trên các báo, tạp chí, thậm chí đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến chủ đề môi 3 trường và bảo vệ môi trường, cụ thể như: - Bài viết của Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng "Về việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường", bài viết đã đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và nêu ra các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX); - Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa (2015) "Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển; thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý nhà nước để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ ở Quảng Ninh; - Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội của tác giả Đặng Thị Hà “Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, tập trung vào việc cụ thể hóa chính sách và thực hiện chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thài rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở thành phố Đà Nẵng; - Bài viết của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và Huỳnh Thị Minh Hằng, Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: "Các vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng", Tạp chí phát triển KH&CN, tập 9, Môi trường và Tài nguyên - 2006, sau khi phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, cùng với kết quả khảo sát diễn biến chất lượng môi trường ở thành phố Đà Nẵng, tác giả 4 đưa ra một số các giải pháp khống chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng; - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Quyên tại Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”; trên cơ sở đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước. Các nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ mới đề cập tới các lĩnh vực riêng, chưa có đề tài nào đánh giá một cách toàn diện về tình hình thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường trên cơ sở thực tiễn của một địa phương cụ thể là quận Ngũ Hành Sơn. Do đó, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; - Đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn; - Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, từ đó xác định những mặt được, những hạn chế cùng các nguyên nhân. Thứ ba, đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi 5 trường từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian: từ năm 2010 đến 2016 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công đa ngành, liên ngành khoa học xã hội, trong đó chú ý nhiều đến tiếp cận thực hiện chính sách có sự tham dự, tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin: còn gọi là phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. Đồng thời, thu thập thông tin từ các tài liệu của các tổ chức và học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. - Phương pháp khảo sát thực địa: nhằm quan sát và thu thập thông tin ở các điểm đen về ô nhiễm môi trường, gồm quan sát tại chỗ kết hợp với gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn nhanh, đánh giá nhanh thực tế. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học, đó là phương pháp đối thoại trực tiếp với đối tượng nhằm thu thập thông tin và kiểm tra các giả định, theo đó tác giả 6 tiếp xúc với một số cán bộ phụ trách quản lý môi trường, một số tổ chức, đoàn thể và người dân địa phương để tìm hiểu, phỏng vấn sâu về một số vấn đề trọng yếu của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường với các câu hỏi đã được chuẩn bị trước. - Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nhằm điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và thực tế. - Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung về thực trạng và đánh giá thwujc trạng thực hiện chính sách ở quận Ngũ Hành Sơn (chương 2). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết về chính sách công và quy trình phân tích một chính sách công để làm rõ vấn đề về khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể. - Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công, quy trình phân tích chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về chính sách bảo vệ môi trường ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng để từ đó nâng cao hiệu quả của chính sách trong những năm tiếp theo. - Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho ủy ban nhân dân quận, các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường để chính sách có thể mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường của địa phương trong những 7 năm đến. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. - Chương 2: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Chương 3: Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Môi trường Trong tiếng Anh, “environment” có nghĩa là môi trường, từ này có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp “environner”, có nghĩa là bao quanh một điểm nào đấy, hay tất cả những gì bao quanh một điểm trung tâm. Theo cách hiểu như vậy, môi trường có thể được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa bao quanh có ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Vấn đề môi trường cũng có thể được coi là bao gồm các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, tội phạm, tiếng ồn v.v.. Xét về mặt địa lý, môi trường có thể hiểu là một khu vực nào đó hoặc là toàn bộ hành tinh của chúng ta. Môi trường là tổ hợp các thành phần của thế giới vật chất làm cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của thế giới sinh vật và con người. Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014 định nghĩa “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [14, tr.16]. “Môi trường” cũng có thể được hiểu là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, sinh vật ấy. Như vậy, chúng ta có thể hiểu các thành tố của môi trường bao gồm: - Môi trường tự nhiên: là những gì vốn có trong tự nhiên, là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành hệ thống tự nhiên và vận động theo những quy luật của tự nhiên, ví dụ như: đất, nước, không khí,… - Môi trường nhân tạo: là những gì con người tạo ra đưa vào môi trường như chất thải (rắn, lỏng, khí) hoặc làm biến đổi, thay đổi các thành phần của môi trường tự nhiên, làm cho môi trường tự nhiên (ở khu vực nhất định) trở thành một trạng thái đặc biệt, như môi trường ở khu vực đô thị hay công trường xây dựng, khu công nghiệp, … Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống 9 và phát triển. Môi trường có 5 chức năng sau: - Là không gian sống: con người và các sinh vật khác chỉ có thể tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên nhất định. Đó là không gian sống, sinh tồn duy nhất. nghĩa là môi trường tự nhiên cung cấp các điều kiện sống cơ bản cho mọi loài, trong đó có con người. - Là nơi cung cấp đầu vào (tài nguyên): là không gian sống, sinh tồn của con người nên môi trường đồng thời cũng là nơi (nguồn) cung cấp các yếu tố vật chất như là “đầu vào” cho các quá trình lao động, sản xuất ra của cải vật chất cho cuộc sống của con người và xã hội, như khoáng sản, gỗ, nước, … - Là nơi chứa (tiếp nhận) chất thải: chất thải là vật chất còn lại không được sử dụng tiếp tục cho hoạt động lao động, sản xuất và sinh hoạt con người, được thải ra và môi trường là nơi duy nhất tiếp nhận mọi chất thải. Trong phạm vi không gian nhất định, môi trường chỉ có thể tiếp nhận có giới hạn một lượng chất thải nhất định, được gọi là năng lực tải hay mức chịu tải của môi trường. - Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật: hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, chắn bão cát… - Là nơi lưu giữ thông tin sự sống (nguồn gen, đa dạng sinh học, ...): đây là chức năng mới được các nhà khoa học môi trường bổ sung, xuất phát từ những thông tin sự sống được lưu giữ trong tự nhiên được khoa học khám phá và khai thác cho phát triển xã hội. Trong xã hội hiện đại, thông tin là một tài nguyên thì cũng có thể coi môi trường tự nhiên cung cấp một loại tài nguyên đặc biệt - thông tin về sự sống. 1.1.2. Bảo vệ môi trường Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Nguyên tắc về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì các nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm: - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ 10 gia đình và cá nhân. - Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. - Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải. - Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; BVMT bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia. - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Chính sách bảo vệ môi trường Chính sách là một thành tố, công cụ của quản lý. Chính sách công là thành tố của quản lý nhà nước, có thể được hiểu “là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” (Vũ Cao Đàm, Quản lý học đại cương,1996) Chính sách công cũng có thể được hiểu “là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” (Đỗ Phú Hải - Khoa Chính sách công Học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Từ quan niệm trên, chính sách công được hiểu theo nghĩa rộng: là kết quả của 11 việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng cầm quyền thành các quyết định, tập hợp các quyết định chính trị với mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ người dân. Chính sách bảo vệ môi trường (hay chính sách môi trường) là chính sách công. Như vậy, có thể định nghĩa Chính sách bảo vệ môi trường là tập hợp các quyết định của Nhà nước nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững của đất nước. 1.1.4. Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để những chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống và trở thành hành vi xử xự, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về bảo vệ môi trường, phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn, Nhà nước phải giữ vai trò trụ cột trong việc thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành của chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực. Tổ chức thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng, là bước thực hiện hoá chính sách vào đời sống xã hội. Như vậy thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững. Chính sách môi trường được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức quản lý môi trường cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức 12 xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các cộng đồng trong xã hội. Các hình thức tổ chức thực hiện chính sách môi trường rất đa dạng, phong phú, bao gồm từ các hình thức mang tính hành chính của quản lý nhà nước cho đến tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cũng như các phong trào bảo vệ môi trường mang tính chất định kỳ và không định kỳ. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của nhà nước và hệ thống các tổ chức, các cộng đồng được phối kết hợp với nhau trong tổ chức thực hiện chính sách môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách công nói chung và chính sách bảo vệ môi trường nói riêng có nhiều và được phân chia thành các nhóm khác nhau. Ở đây sử dụng cách phân chia thành: nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan. 1.2.1. Các yếu tố chủ quan 1.2.1.1. Hệ thống chính trị Hệ thống chính trị của mỗi quốc gia sẽ chi phối cả nội dung lẫn hình thức của việc xây dựng và triển khai chính sách công, nó phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội của quốc gia đó. Trong hệ thống chính trị thì có thể chia các yếu tố nhỏ hơn nữa. Bao gồm các yếu tố về văn hóa chính trị, hiến pháp, thế chế chính trị [7, tr.90]. - Văn hóa chính trị Theo GS. Hoàng Chí Bảo: “Văn hóa chính trị là chất lượng tổng hòa của tri thức, tình cảm, niềm tin chính trị, tạo thành ý thức chính trị của công dân, thúc đẩy họ hướng tới những hành động tích cực phù hợp với lý tưởng chính trị, xã hội…” Văn hóa chính trị tác động mạnh mẽ đến chính sách công nói chung và chính sách bảo vệ môi trường nói riêng vì nó tạo nên niềm tin chính trị, ý thức chính trị của những nhà hoạch định chính sách đặc biệt là chính sách bảo vệ môi trường được xem là vấn đề văn hóa và đạo đức. Bảo vệ môi trường còn liên quan cả đến phát triển bền vững bao hàm cả 3 yếu tố phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan