Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân từ thực tiễn quận cẩm lệ, thành ...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân từ thực tiễn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng

.PDF
71
290
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THU TRANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THU TRANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô của Hoạc viện Khoa học Xã hội, những người đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Trần Đình Hảo, người đã trực tiếp hướng dẫn Luận văn cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan, địa phương; bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Trần Thị Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN ................................................ 8 1.1. Kinh tế tư nhân và chính sách phát triển kinh tế tư nhân .......................... 8 1.2. Lý thuyết thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân ....................... 12 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................................................................................... 29 2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân ................................................................................................................. 29 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ................................................... 30 2.3. Đánh giá chung về việc tổ chức, thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ............................................ 47 CHƯƠNG 3. TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................................................................................... 51 3.1. Mục tiêu thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 51 3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân ... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KTTN : Kinh tế tư nhân NGO : Non-governmental organization Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài NXB : Nhà xuất bản ODA : Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức TMDV : Thương mại dịch vụ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. 2.2. 2.3. Tên bảng Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Dự báo nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 Lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng Trang 36 38 42 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế tư nhân được xem là một trong những thành phần kinh tế đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, kinh tế tư nhân ngày càng tỏ rõ có nhiều ưu thế để phát triển một cách hiệu qủa và thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII một lần nữa khẳng định: "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” [12, tr.24]. Trong những năm qua, kinh tế tư nhân quận Cẩm Lệ đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt giải quyết việc làm. Tuy nhiên cần nhìn nhận lại kinh tế tư nhân quận Cẩm Lệ đã khai thác triệt để ưu thế, tiềm năng của mình hay chưa, số lượng cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân tăng lên song chất lượng hoạt động có tương xứng với sự gia tăng nhanh đó không, nhiều hạn chế cần khắc phục, sửa đổi... Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, đề ra cơ chế để phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời hạn chế những tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân là một yêu cầu bức thiết trên địa bàn quận hiện nay. Nhận thức rõ điều đó, tác giả chọn đề tài: "Thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” cho luận văn thạc sỹ Chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài Do yêu cầu của công nghiệp hóa trong nền kinh tế thị trường, chính 1 sách thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã được khá nhiều nhà kinh tế ở các nước trên thế giới nghiên cứu trong đó đáng lưu ý là các nước ở khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… Nghiên cứu “States Put Economic Development in Hands of Private Sector” - Conor Dougherty, tạp chí The Wall street Jouner, 2011. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập về vấn đề vai trò và tầm quan trọng của các công ty tư nhân đối với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Tác giả đề cao các giải pháp và những đề xuất chính sách như: Chính quyền cần có các chính sách nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển như chính sách về vốn vay, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ công nghệ… Xây dựng hệ thống luật tách biệt cho các khu vực kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Trong các cơ quan nghiên cứu ở các nước như các viện, trường đại học… đã xuất bản khá nhiều tài liệu, sách báo, các tạp chí chuyên ngành về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân. Cuốn sách “Economic Development through Private Enterprise” Emilio G. Collado; 1999. Trong cuốn sách này, tác giả đề cập nhiều đến nền kinh tế thị trường và các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường, khẳng định sự tồn tại tất yếu của khu vực KTTN, giúp nước Mỹ phát triển nhanh hơn các nước khác. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước Trong hơn mười năm trở lại đây, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) ngày 18/3/2002 về việc “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, kinh tế tư nhân của Việt Nam đã có nhiều bứt phá rất đáng ghi nhận, khẳng định được vai trò động lực của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền (2003) trong cuốn sách: Sở hữu tư nhân và Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt 2 Nam, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh đã tập hợp rất nhiều bài viết, nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân; nêu lên tính tất yếu khách quan của kinh tế tư nhân, nhấn mạnh vai trò của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nhóm các nhà nghiên cứu cũng xoáy sâu vào vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân hiện nay ở nước ta. - Trong khi đó, Trịnh Thị Hoa Mai (2005) bằng lý luận và thực tiễn đã trình bày khái niệm, vai trò, vị trí và thực trạng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay trong cuốn sách: Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Thế giới, Hà Nội. Các nghiên cứu cũng đi sâu phân tích thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân với những mặt mạnh và mặt yếu của thành phần kinh tế này. Qua đó, đóng góp thiết thực trong việc định hướng và đề ra giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, các số liệu, luận chứng đưa ra được thống kê nhiều năm trước nên chưa sát thực với tình hình hiện nay khi kinh tế tư nhân đã phát triển tương đối mạnh và chính sách, pháp luật cũng có những thay đổi đáng kể. - Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp bộ về một số vấn đề cơ bản về phát triển khu vực tư nhân với tư cách là động lực cơ bản của mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020. Công trình nêu bật vai trò của kinh tế tư nhân và định hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay. - Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Trong cuốn sách này, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã được nghiên cứu, tập trung trình bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân và một số biện pháp của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần nghiên cứu này. 3 * Tổng quan tài liệu nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Đà Nẵng - Hồ Ánh (2012), Phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ. - Lê Thế giới (2004), Cải thiện môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (số 6), Đại học Đà Nẵng. Bài viết của tác giả Lê Thế Giới được độc giả đánh giá cao về những phân tích sâu sắc đối với những thách thức, khó khăn và kinh tế tư nhân thành phố Đà Nẵng gặp phải; trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực để phát triển kinh tế tư nhân của thành phố. - Võ Thị Thúy Anh (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng. Công trình nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề phát triển kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng. Cơ bản hệ thống hóa các cơ sở lý luận và một số vấn đề thực tiễn về kinh tế tư nhân tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, công trình này phần lớn tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư và vấn đề xây dựng tổ chức Đảng ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Các nghiên cứu nêu trên đa số tập trung phân tích thực trạng, tình hình phát triển kinh tế tư nhân, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tư nhân phát triển chứ chưa tập trung vào các vấn đề chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại địa phương, đồng thời, có nghiên cứu trên chưa đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Đây cũng chính là những điểm mà các công trình nghiên cứu trên hoặc chưa 4 nghiên cứu hoặc có nghiên cứu nhưng số liệu và thông tin chưa cập nhật theo sát tình hình phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống hóa những lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân; để có cơ sở khoa học từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ trả lời 3 câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân là gì? Câu hỏi 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng như thế nào? Câu hỏi 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển KTTN tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá một số nội dung về tổ chức thực hiện chính sách phát triển KTTN quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn kết hợp vận dụng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng lý thuyết chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, phòng, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Số liệu, thông tin chủ yếu được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy như: phòng Kinh tế, Nội vụ, Chi Cục Thống kê, Chi Cục Thuế quận, Thư viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Thông tin tư liệu Đại học Đà Nẵng… Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến đề tài trong thời gian qua từ nguồn sách, báo quốc tế và internet; tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành chính sách xã hội liên quan đến vấn đề chính sách phát triển kinh tế tư nhân. - Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu về phát triển kinh tế tư nhân, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, số liệu phục vụ cho đề tài được thu thập từ Chi Cục Thuế, Chi Cục Thống kê, phòng Kinh tế quận, sở Kế hoạch Đầu tư thành phố, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn, từ 6 nguồn internet… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Các kết quả, kết luận, kiến nghị, đề xuất của luận văn góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta nói riêng. Đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết luận, các giải pháp do tác giả luận văn kiến nghị có thể sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nói riêng, trong cả nước nói chung. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. - Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân. - Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. - Chương 3.Tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Kinh tế tư nhân và chính sách phát triển kinh tế tư nhân 1.1.1. Kinh tế tư nhân Cho đến nay, chưa có một khái niệm thống nhất về kinh tế tư nhân. Xoay quanh thuật ngữ kinh tế này có rất nhiều quan niệm khác nhau. Đối với các nước trên thế giới, trước đây, thông thường, người ta chia nền kinh tế của một quốc gia thành hai khu vực: kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước nắm hơn 50% cổ phần) và kinh tế tư nhân (những doanh nghiệp ngoài nhà nước). Sự phân chia như vậy dẫn đến việc hiểu kinh tế tập thể cũng thuộc khu vực kinh tế này. Hiện nay, các nhà kinh tế học và chuyên gia kinh tế chia nền kinh tế thành ba khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Riêng đối với kinh tế tư nhân, đây là một khái niệm dùng để chỉ loại hình kinh tế tồn tại dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và vốn, gồm các hình thức kinh tế tư nhân khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi nền kinh tế [3, tr.21]. Ở Việt Nam, theo cách hiểu rộng nhất thì kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dưới dạng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài vì những doanh nghiệp này cũng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, cách hiểu kinh tế tư nhân như vậy, bên cạnh mặt tích cực là đánh giá hết vai trò và tiềm năng của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển của nền kinh tế, song lại gặp khó khăn trong thống kê khi muốn tách bạch các phần vốn góp. Hơn nữa, thực tiễn ở Việt Nam, các doanh nghiệp FDI thuộc diện thu hút đầu tư nên nhận được chính sách và điều kiện ưu đãi khác với các hình thức kinh tế tư nhân 8 khác. Vì thế doanh nghiệp FDI được đưa vào khu vực riêng là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì lý do đó, ở nước ta khi nói đến KTTN hay khu vực KTTN, người ta thường hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ bao gồm các hình thức KTTN thuộc sở hữu tư nhân trong nước. Đây là quan niệm được nhiều người chấp nhận và tác giả luận văn cũng thống nhất với quan điểm này. Trong đề tài này, thuật ngữ “Kinh tế tư nhân” được hiểu là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân trong nước về tư liệu sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào để tiến hành sản xuất kinh doanh, bao gồm mặt bằng, nhà xưởng, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, sức lao động và lao động. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân tồn tại một số loại hình sản xuất kinh doanh sau: hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. 1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế tư nhân Chính sách công là tập hợp những quyết định mang tính chính trị nhằm vạch ra những đường hướng hành động ứng xử cơ bản của chủ thể quản lý với các vấn đề, hiện tượng tồn tại trong đời sống để thúc đẩy và quản lý sự phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định cho trước. Khái niệm chính sách công được diễn đạt khái quát như sau: “ Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ để thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của Đảng chính trị cầm quyền’’ [8]. Bản chất của chính sách công là thái độ chính trị của đảng cầm quyền. Chính sách công thể hiện các quyết định chính trị của Đảng ta và Nhà nước, các quyết định này nhằm 9 duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề của xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân trong đó “ là các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội” theo mục tiêu tổng thể của đảng chính trị đã vạch ra từ trước [9]. Từ lý luận về “chính sách công” và “kinh tế tư nhân” nêu trên có thể định nghĩa sau: “Chính sách phát triển kinh tế tư nhân là tập hợp các quyết định có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề của kinh tế tư nhân theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. 1.1.3. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân Đại hội VI của Đảng năm 1986, khởi xướng công cuộc đổi mới, đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần và qua từng kỳ đại hội sau đó, tư tưởng này đã có những phát triển, đặc biệt, Đại hội X (năm 2006) chủ trương coi trọng kinh tế tư nhân, đến Đại hội XII coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Tại Đại hội X, Đảng ta nêu rõ: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Đây cũng là lần đầu tiên, kinh tế tư nhân được xác định chính thức với tư cách là một thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Lần đầu tiên, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân được Đảng ta chính thức đưa ra trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Đảng ta cho rằng đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương”. Thực tế, vấn đề này đã được đặt ra và tranh luận từ những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, nhưng tới Hội nghị Trung ương 3 khóa X mới thảo luận và thông qua “Quy định đảng viên làm kinh tế tư nhân”. Tinh 10 thần được nhấn mạnh là bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, quyết định của Đảng và các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước, đồng thời nêu cao tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên trong mọi lĩnh vực, để vừa phát huy được khả năng làm kinh tế của đảng viên, vừa giữ được tư cách, phẩm chất của đảng viên, giữ vững bản chất cách mạng của Đảng. Quy định này cho thấy Đảng ta rất thận trọng nhưng cũng đã mở đường cho đảng viên ra kinh doanh hợp pháp. Cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân chính là huy động, phát huy tiềm năng của mọi người dân, trong đó có đội ngũ đảng viên, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, tại Đại hội X, Đảng có những khẳng định mới của Đảng về kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành không thể thiếu, có vị trí quan trọng đặc biệt và ý nghĩa chiến lược trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời, khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tiếp theo của công cuộc đổi mới đất nước. Đến Đại hội XI, Đảng ta xác định phải: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”. Đặc biệt tại Đại hội XII, Đảng đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Việc Đảng ta xác nhận “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” trong phát triển đất nước (Đại hội X mới ghi nhận: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”), không chỉ xác nhận vai trò mới của kinh tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Với chủ trương của Đảng không phân biệt đối xử 11 giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, xóa bỏ hẳn cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII của Đảng chính là Đại hội có nhiều nhận thức mới đối với các thành phần kinh tế, đó là khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế đối với kinh tế tư nhân; quan điểm lựa chọn tiếp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; và quan tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp… Tại Đại hội XII cũng lần đầu tiên Đảng ta khẳng định chủ trương: “Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”. Điều này cho thấy, Đảng ta đã nhận thấy rõ trong phát triển kinh tế, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân là một xu thế tất yếu, là một kênh quan trọng giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra. Có thể thấy, qua các kỳ đại hội, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quan điểm của Đảng ta về kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân đã có những bước chuyển quan trọng. Đặc biệt, Đại hội XII của Đảng đã có những phát triển mới trong tư duy của Đảng về kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân. Trong thời gian tới, với các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cụ thể, kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước./ 1.2. Lý thuyết thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân 1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân Thực hiện chính sách công nói chung, chính sách phát triển kinh tế tư nhân nói riêng là quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách phát triển kinh tế tư nhân thành hiện thực. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách, Nó có nhiệm vụ hiện 12 thực hóa chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Nhà nước, đưa chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế tư nhân là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách. Khu vực kinh tế tư nhân còn ở quy mô thấp và sức mạnh hạn chế, chính do đặc điểm này nó bị các thế lực chính trị chi phối và kiểm soát chặt chẽ. Kết quả là các hoạt động kinh tế thường có nguy cơ bị bóp méo, tạo ra tình trạng phát triển lệch lạc, phi tự nhiên của nền kinh tế. Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực phát triển cho toàn nền kinh tế thì Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Mở rộng không gian tự do cho kinh tế tư nhân là giải pháp hữu hiệu giúp cho mỗi quốc gia không bị tụt hậu trên đường đua phát triển. Thuật ngữ “phát triển kinh tế” đôi khi bị hiểu nhầm và được sử dụng thay thế cho “tăng trưởng kinh tế”, song về cơ bản thì hai thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Còn phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế là quá trình vận động đi lên của nền kinh tế; đó là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và thay đổi theo chiều hướng tích cực, tiến bộ để ngày càng hoàn thiện hơn trên tất cả các mặt như: kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế… Từ khái niệm “phát triển kinh tế” như vừa đề cập, ta có thể hiểu phát triển kinh tế tư nhân là quá trình lớn, tăng tiến về mọi mặt của các yếu tố, các bộ phận, các cơ sở, đặc biệt là các khu vực trong khu vực kinh tế tư nhân; trong đó yếu tố quan trọng có tính chất quyết định nhất trong việc thúc đẩy sự 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan