Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam

.PDF
89
436
70

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH NGỌC THIỆU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH NGỌC THIỆU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, lãnh đạo các Khoa, Phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội cũng như Ban Giám đốc Học viện, lãnh đạo các Phòng cơ sở 2 tại Thành phố Đà Nẵng đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS, TS. Trần Đình Hảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài của mình với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các Sở ngành ở tỉnh, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Do điều kiện thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế, vì vậy, Đề tài này chỉ tập trung phân tích những thông tin thu được nhờ phương pháp kế thừa tài liệu, tư liệu và đánh giá là chính, những giải pháp, biện pháp được đề xuất mới chỉ mang tính định hướng. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp gần xa để Đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Huỳnh Ngọc Thiệu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM ...................... 8 1.1. Một số vấn đề lý luận thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp................ 8 1.2. Nội dung thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp ................................ 10 1.3. Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp .......................... 12 1.4. Nguồn vốn để thực hiện công tác phát triển lâm nghiệp ............................ 17 1.5. Trách nhiệm thực hiện của các chủ thể ........................................................ 18 1.6. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước và quốc tế về phát triển lâm nghiệp .................................................................................................................. 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM .... 21 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................................... 21 2.2. Thực trạng về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My thời gian qua ................................................................................................. 37 2.3. Đánh giá thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay .............................................................. 57 CHƯƠNG 3. TĂNG CƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. .............................................................................. 69 3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển lâm nghiệp ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay ............................................................ 69 3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp hiện nay ....................................................................................................................... 70 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban Quản lý CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng HĐND : Hội đồng nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PGS.TS : Phó giáo sư, Tiến sĩ QLBV : Quản lý bảo vệ TS : Tiến sĩ UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. Bảng Thống kê nhiệt độ, độ ẩm, giờ nắng và lượng mưa năm 2010: (số liệu thống kê 2010) Thống kê công trình thuỷ lợi hiện có trên địa bàn huyện Kết quả giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện từ năm 2011 đến năm 2015 Kết quả phân tích ưu nhược điểm của từng phương thức giao rừng Thống kê diện tích giao khoán cho từng nhóm hộ thuộc lâm phận BQL rừng phòng hộ Sông Tranh Trang 22 34 37 43 45 2.6. Thống kê diện tích các BQL tự tổ chức QLBV 51 2.7. Thống kê diện tích giao khoán cho cộng đồng thôn 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế - xã hội. Do vậy, vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững đang là xu thế phát triển lâm nghiệp của thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Thực tế còn cho thấy, diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, ở một số nơi diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 được xác định là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Chính vì vậy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Trung ương đang được xác định là giải pháp hữu hiệu để Quảng Nam thực hiện quyết tâm bảo vệ rừng của mình. Với chính sách này, tỉnh đã tiến hành tổng rà soát lại diện tích rừng trong các lưu vực trong địa bàn, qua đó đánh giá hiện trạng rừng, xác định vị trí từng diện tích rừng cụ thể. 1 Từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng loạt Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn Quảng Nam đều xin mở rộng diện tích rừng quản lý. Tính đến nay, sau 5 năm thực hiện chủ trương chi trả dịch vụ môi trường rừng, các Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn Quảng Nam đã xin quản lý thêm đến 190.000 ha rừng phòng hộ. Trong 410.000 ha rừng tự nhiên của Quảng Nam thì riêng diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng đã lên tới 295.000 ha (tính đến năm 2015). Toàn bộ diện tích rừng này đều thật sự có chủ để quản lý, bảo vệ. Riêng khu vực huyện Bắc Trà My là một trong 9 huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, được tách từ huyện Trà My (cũ) theo Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 20/06/2003 của Chính phủ. Với địa hình sông núi hiểm trở, trên 50% dân số đồng bào thiểu số (gồm: người Cadong, Xê đăng, Cor, Mơ nông và một số dân tộc khác: Mường, Nùng, Tày...) sinh sống và thường xuyên chịu ảnh hưởng tác động bất lợi của thời tiết như bão lũ, dịch bệnh gây tác động xấu đến đời sống của con người và gia súc gia cầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong bối cảnh lâm nghiệp như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng được bền vững. Trước thực tiễn quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng chung ở nước ta nói chung cũng như ở địa phương huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Bản thân học viên đã lựa chọn đề tài“ Thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp huyện Bắc Trà My, tỉnh Quang Nam” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062 2020 và chủ trương xã hội hóa nghề rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định 99), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Từ cơ sở trên, việc thực hiện các chính sách phát triển lâm nghiệp của nhà nước đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Trong quá trình thực hiện đã có rất nhiều công trình khoa học, các hội thảo đề cập đến vấn đề thực hiện chính sách lâm nghiệp. Trong đó, đáng chú ý nhất là một số công trình sau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) là Cơ quan điều hành cho cả hai dự án “quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học như một biện pháp để giảm phát thải CO2" (KfW8) và "Bảo vệ và quản lý tổng hợp hệ sinh thái rừng ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai” Các dự án muốn chứng tỏ làm thế nào bảo vệ và giám sát rừng có thể được liên kết với cơ chế phân phối lợi ích dựa trên hiệu quả, và làm thế nào những lợi ích có thể được sử dụng để tăng mức sống của cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, có nhiều Hội thảo về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại các tỉnh khu vực miền trung...... Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên ngành Chính sách công thì đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về chính sách phát triển lâm nghiệp và đặc biệt tại một địa phương cụ thể như Quảng Nam nói chung và thực tế các địa phương trong tỉnh khi thực hiện“Chính sách phát triển lâm nghiệp huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, cụ thể về thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp trên từ thực tiễn huyện Bắc Trà My là một yêu cầu hết sức cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách phát triển lâm nghiệp, là cơ sở để hoạch định các giải pháp, phương pháp thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp một cách hiệu quả đảm bảo mục tiêu “ quản lý, khai thác rừng hiệu quả và bền vững” 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển lâm nghiệp đối với người dân trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp ở nước ta; Các kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp, các chính sách hỗ trợ đối với người dân thực hiên công tác quản lý, bảo vệ rừng ở một số địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam; Các kinh nghiệm quốc tế về công tác phát triển lâm nghiệp. Thứ hai, phân tích và chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý của việc thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cũng như các chính sách bổ trợ như: chi trả dịch vụ rừng đối với người dân trong vùng quản lý rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Thứ ba, kiến nghị quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách phát triển lâm nghiệp đối với người dân và các ban quản lý rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My và tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là những vấn đề lý luận và thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Quyết định số 5252/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Văn kiện Dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng 4 ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai” sử dụng vốn ODA của Chính phủ CHLB Đức; Quyết định 5391/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban quản lý Dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai” sử dụng vốn ODA của Chính phủ CHLB Đức tài trợ (gọi tắt là dự án KfW10) và Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020. Vì vậy, trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Nam đã ban hành các văn bản về công tác quản lý, bảo về rừng như: Nghị quyết số: 14-NQ/TU ngày 04/6/2010 của Tỉnh Ủy Quảng Nam khóa XIX về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết Số: 87/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 07 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về Quy hoạch bảo vệ và phát triễn rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định Số: 2762/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số Số: 2650/QĐUBND ngày 29 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 2381/QĐ-UBND ngày 02/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam, phê duyệt Đề án chi trả dịch vụ môi trường tại lưu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 - Trà Linh 3 - Tà Vi tỉnh Quảng Nam. Do vậy, việc nghiên cứu các chính sách và thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp theo qui định của chính phủ, của tỉnh được nghiên cứu dưới góc độ khoa học ngành chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian nghiên cứu: Tập trung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015 và đề xuất định hướng, 5 giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Trà My và tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách phát triển lâm nghiệp.. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua văn bản và phân tích văn bản, tài liệu liên quan các nhóm hộ và Ban quản lý Phòng hộ Sông Tranh 2. - Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp liên ngành, phương pháp thống kê, so sánh công tác quản lý rừng trước và sau khi thực hiện các chính sách phát triển lâm nghiệp, phương pháp chuyên gia, phương pháp nội suy và ngoại suy lôgíc. - Phương pháp phỏng vấn sâu: để nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, phong tục, lối sống, thực trạng đất đai và sinh kế của các dân tộc, các nhóm hộ, nhằm tránh đề ra các quyết sách trong công tác quản lý rừng. Cách tiếp cận: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành và thực tiễn để xem xét quá trình triển khai chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đưa ra các căn cứ khoa học trong việc thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp, làm rõ những qui định của pháp luật về thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp góp phần bổ sung, hoàn thiện các qui định về thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp. 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua đó thực tiễn đánh giá chính sách tại địa phương chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ thống chính sách phát triển lâm nghiệp hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Kiến nghị hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam chung trong những năm đến. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển lâm nghiệp tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn hiện nay 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong vòng 25 năm qua đã trải qua một khoảng thời gian với các điều kiện chung ổn định dẫn đến sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ. Trong mười năm qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã phát triển một cách đều đặn giữa 5,2 và 7,1% trên năm. GDP bình quân đầu người 2,053 USD vào năm 2014 đã đưa Việt Nam trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Do tập trung mạnh mẽ vào xóa đói giảm nghèo, chính phủ Việt Nam đã rất thành công trong việc giảm tỷ lệ số người nghèo quốc gia từ 58% trong năm 1990 xuống dưới 10% trong năm 2010 (chuẩn nghèo GSO-WB). Tuy nhiên, Nghèo đói còn lại có tương quan mạnh mẽ đến vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi nơi sinh sống theo truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam. Những khu vực này cũng là nơi có một phần lớn diện tích rừng của Việt Nam. Các nhu cầu của dân số gia tăng - hiện nay tại 90,73 triệu. - với sự gia tăng mức sống cũng đã đẩy áp lực lên tài nguyên ở đất nước đông dân cư, và đặc biệt là các khu vực rừng. Nỗ lực trồng rừng thâm canh đã dẫn đến một sự gia tăng đáng kể diện tích rừng của Việt Nam từ 27% năm 1990 lên đến 40% trong năm 2011 - tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng. Người ta ước tính rằng 78% các khu rừng già của đất nước đã biến mất trong giai đoạn 1990-2005. Do đó, việc thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp là cần thiết của nhà nước, nên chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách, đồng thời cần phải tổ chức thực thi các 8 bước thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp theo qui định như: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp trong đó cần xây dựng các kế hoạch chi tiết về tổ chức điều hành; cung cấp nguồn vật lực; thời gian triển khai thực hiện; kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp, để chính sách có hiệu quả cần phải thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách; đôn đốc thực hiện chính sách và đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực thi, tổ chức thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp. Để xem xét chính sách phát triển lâm nghiệp cần phải đề cập đến một số khái niệm cơ bản liên quan gắn liền với chính sách phát triển lâm nghiệp. Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triễn rừng bền vững đã được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật lien quan. Trong đó có các loại văn bản liên quan trực tiếp là Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai. Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, [2] có một số khái niệm như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định 9 khác của pháp luật có liên quan. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự. Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương. Theo Luật đất đai năm 2013, có một số khái niệm liên quan như: Nhà nước giao đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Đất Lâm nghiệp: Được xếp chung với nhóm đất nông nghiệp, bao gồm các loại đất: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; 1.2. Nội dung thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp [6] Theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ Về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, công tác giao đất giao rừng,gồm những nội dung sau: - Về căn cứ giao rừng, cho thuê rừng Việc giao rừng, cho thuê rừng căn cứ vào các quy định sau: 1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định. 2. Quỹ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của địa phương. 3. Nhu cầu sử dụng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải được thể hiện trong các văn bản sau: a) Đối với tổ chức phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; dự án và văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư. b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có đơn 10 được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng xác nhận. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng thì hộ gia đình, cá nhân phải có dự án đầu tư và văn bản thẩm định của Phòng chức năng thuộc cấp huyện. 4. Phương án giao rừng, cho thuê rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập có sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. - Về hình thức giao rừng Giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam quy định như sau: 1. Giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân: a) Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng. b) Diện tích rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân phải nằm trong phương án giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. c) Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phải sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng. 2. Giao rừng đối cộng đồng dân cư thôn. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và theo quy định sau: a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. b) Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tỉnh phê duyệt. 11 c) Rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi của cấp xã. 3. Giao rừng đối với tổ chức kinh tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng rừng đối với tổ chức kinh tế quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại điểm c khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng. b) Việc giao rừng có thu tiền sử dụng rừng phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, trường hợp khu rừng sản xuất chỉ có một tổ chức đề nghị được giao rừng thì không phải tổ chức đấu giá. 4. Giao rừng đối với tổ chức kinh tế trong nước liên doanh với tổ chức kinh tế nước ngoài. Trường hợp các dự án đầu tư có quy mô lớn (nhóm A), do tổ chức kinh tế trong nước liên doanh với tổ chức kinh tế nước ngoài, sử dụng đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên và rừng trồng thì được giao đất có thu tiền cùng với giao rừng có thu tiền, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để thực hiện Dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Việc giao rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và phải được ghi trong quyết định giao rừng: vị trí và địa điểm khu rừng, diện tích rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định giao rừng. 1.3. Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp Công tác chính sách lâm nghiệp trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng được thực hiện dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật sau: 12 1.3.1. Các văn bản do Trung ương ban hành - Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004. - Luật Ðất đai 29/11/2013. - Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. - Quyết định số 132/2002/QĐ/TTg ngày 8/10/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây nguyên. - Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT /BNN/BTC ngày 03/9/2003 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ Tướng Chính phủ quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. - Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. - Nghị định số 181//2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. - Nghị định số197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định số: 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan