Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện đại lộc, tỉnh quản...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

.PDF
87
342
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH ĐỨC HÒA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH ĐỨC HÒA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo các phòng, ban ngành, đoàn thể ở huyện Đại Lộc, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Huỳnh Đức Hòa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện Chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Huỳnh Đức Hòa MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN .................................................................................8 1.1. Tổng quan về thực hiện chính sách phát triển thanh niên ....................................8 1.2. Chính sách phát triển thanh niên ........................................................................14 1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển thanh niên ..19 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ..35 2.1. Khái quát tình hình phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................35 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển thanh niên huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ...........................................................................................................................47 2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................54 CHƢƠNG 3. CHIẾN LƢỢC, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 ..................................................................................................59 3.1. Chiến lược và mục tiêu thực hiện chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020 ............................................................59 3.2. Giải pháp thực hiện chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................62 Kết luận Chương 3 ....................................................................................................74 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCHQS : Ban chỉ huy quân sự CBCC : Cán bộ công chức CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CP : Chính phủ CT : Chỉ thị CTr : Chương trình CL : Chiến lược CS : Chính sách ĐVTN : Đoàn viên thanh niên GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GD&VL : Giáo dục và việc làm GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn LHTN : Liên hiệp thanh niên LLVT : Lực lượng vũ trang NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết NXB : Nhà xuất bản PBGDPL : Phổ biến, giáo dục pháp luật PL : Pháp luật PTTN : Phát triển thanh niên QLNN : Quản lý nhà nước QLHCNN : Quản lý hành chính nhà nước QPPL : Quy phạm pháp luật THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TP : Thành phố TTg : Thủ tướng TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước. Phát huy truyền thống của dân tộc, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đồng thời, Đảng ta cũng xác định, thanh niên giữ ví trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện 1 trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý, điều hành xã hội trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi công dân và tất cả các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức đều phải tuân theo hiến pháp và pháp luật, thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng”. Vì vậy, muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta tăng cường công tác hoạch định chính sách cho thanh niên thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả của thế hệ trẻ trong phát triển kinh tế, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trở thành cầu nối giữa thanh niên với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt, các Nghị quyết VI,VII,VIII,IX,X đã xác định vị trí, vai trò trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong việc phổ biến, giáo dục, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm , định hướng cho thanh niên. Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển toàn diện cho thanh niên, nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên. Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nêu:“Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “ Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống tinh thần, phát triển toàn diện ...”. Thể chế hóa chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phát triển thanh niên. Trong đó thanh niên luôn được xác 2 định là đối tượng chính. Như Luật thanh niên năm 2005, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Quyết định số 2474/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về “Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên thời kỳ CNH- HĐH”, Nghị định số 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/07/2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/5/2007 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong tình hình mới; Căn cứ Quyết định 651/QĐ-UBND ngày 26/02/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Chương trình phát triển thanh niên Quảng Nam giai đoạn 2013-2020; Đại Lộc là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam. Thanh niên là lực lượng đáng kể trong dân số của địa phương, với thành phần dân tộc cũng như trình độ văn hóa khác nhau, thanh niên sống tập trung chủ yếu ở nông thôn. Trước những biến động phức tạp của tình hình chính trị - kinh tế thế giới, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương và đất nước, thanh niên Đại Lộc còn một số hạn chế như: thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển, hội nhập; một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm, thực dụng, coi nhẹ đạo lý, thuần phong mỹ tục; suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức chấp hành pháp luật kém, thanh niên có nghề nghiệp ổn định còn thấp, chưa có tay nghề cao, thanh niên thất nghiệp vẫn còn ở mức cao. Trước tình hình đó, việc thực hiện chiến lược chính sách phát triển thanh niên đã đạt được nhiều kết quả như: Nội dung giáo dục được hiện đại hóa và cập nhật gắn 3 với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đất nước cũng như tình hình thế giới. Tuy nhiên, công tác phát triển thanh niên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho thanh niên tuy được tăng cường hơn trước nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thanh niên. Chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao. Dưới góc độ khoa học lý luận, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề phát triển của thanh niên còn khác nhau. Tuy nhiên chưa có đề tài, luận văn nào đi sâu giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách phát triển thanh niên ở huyện Đại Lộc, tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở những nhận định trên, bản thân lựa chọn nội dung: “Thực hiện Chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn hiện nay, công tác phát triển thanh niên là vấn đề hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu về chính sách để phát triển thanh niên không còn là một vấn đề mới, nhưng luôn là đề tài có tính thời sự và cũng không kém phần phức tạp. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát. Đến nay đã có nhiều công trình được công bố dưới những góc độ, mức độ, khía cạnh, hình thức thể hiện khác nhau đã được đăng tải và công bố trên một số sách, báo, tạp chí ở trung ương và địa phương. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung phát triển thanh niên hiện nay; Báo cáo nghiên cứu khoa khoạc, đề tài “thực trạng thanh niên tỉnh Cà Mau, những giải pháp và chính sách cần thiết đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội” của Phạm Văn Uýnh làm Chủ nhiệm đề tài; Luận án Tiến sĩ “Chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay” của Trần Văn Trung, học viện hành chính Quốc gia; Bộ Nội vụ phối hợp với TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức Hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thanh niên”; Bộ Nội vụ phối hợp với Trung tâm Phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tổ chức Hội thảo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ban đầu của “Dự án 4 phát triển thanh niên”; Hội thảo về “Chính sách phát triển thanh niên hiện nay” Ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ chủ trì Hội thảo… Qua khảo cứu các công trình khoa học cho thấy các tác giả đề cập, đi sâu nghiên cứu lý luận giáo dục, tìm hiểu thông qua hoạt động cụ thể, cho những đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; với tư cách là một luận văn Thạc sĩ Chính sách công, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả về chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách phát triển thanh niên; thực trạng thực hiện chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách phát triển thanh niên ở Việt Nam hiện nay; - Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển thanh niên của một số địa phương khác; - Phân tích, đánh giá thực hiện chính sách phát triển thanh niên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; - Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề Chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2012 đến 2017. 5 - Về không gian: trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển thanh niên. Vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng của Triết học Mác - Lênin, với các quan điểm khách quan, khoa học để giải quyết các vấn đề đặt ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, bản thân sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… Dựa vào các phương pháp nghiên cứu nêu trên, bản thân tiến hành thu thập, xử lý số liệu, dẫn liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về, chính sách phát triển, chiến lược, tuyên truyền, giáo dục, định hướng, khởi nghiệp ... , làm rõ tính đặc thù của công tác phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về phát triển thanh niên, chỉ ra được những yếu tố tác động và yếu tố cấu thành của thanh niên; phân tích thực trạng, ưu, nhược điểm trong thực hiện việc phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và những nguyên nhân của thực trạng; đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để hoàn thiện chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 7. Cơ cấu của luận văn Chương1: Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển thanh niên 6 Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển thanh niên từ thực tiễn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020. 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN 1.1. Tổng quan về thực hiện chính sách phát triển thanh niên 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thanh niên - Khái niệm về Thanh niên: Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, năm 1999: “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành”. Khái niệm này xác định thanh niên dưới 02 góc độ: sinh học (độ tuổi) và tâm lý, giáo dục (sự trưởng thành), không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, vùng miền. [32] Theo sách QLNN về công tác thanh niên trong tình hình mới của tác giả Vũ Trọng Kim thì “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội” [15, tr8]. Khái niệm này chỉ ra vai trò của thanh niên đối với xã hội, khẳng định “mặt xã hội” của thanh niên khi có “quan hệ mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội”. Tại Việt Nam, Luật Thanh niên (năm 2005) quy định: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. [20, tr.15]. Dưới góc độ chính trị, thanh niên được hiểu là lực lượng hậu bị của các đảng phái chính trị. Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là công tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đồng thời, xác định việc xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là một trong các nhân tố đảm bảo sự phát triển của Đảng và cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, khái niệm thanh niên cũng được xem xét, nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác như tâm lý học, giáo dục học, văn hóa học… 8 Tóm lại: Thanh niên là một nhóm nhân khẩu, xã hội đặc thù, ở độ tuổi nhất định (ở Việt Nam là từ đủ 16 đến 30 tuổi), có mặt trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, có những đặc điểm chung đặc trưng về tâm lý, sinh lý, nhận thức xã hội, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong cả hiện tại và tương lai. - Đặc điểm của thanh niên Dưới góc độ pháp luật, theo Điều 1 Luật Thanh niên Việt Nam năm 2005: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Theo đó, thanh niên Việt Nam có một số đặc điểm sau: [20] - Thanh niên không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội đặc thù; có độ tuổi nhất định từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; có những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, có tâm tư nguyện vọng; có nhu cầu và hoài bão, khát vọng theo lứa tuổi và giới tính; Thanh niên Việt Nam có mặt trong tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội; có mặt trong tất cả 54 dân tộc anh em; giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” [1, tr. 79-80] - Thanh niên có vai trò là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, giữ vị trí và vai trò hàng đầu trong dựng nước và giữ nước. Trong chiến tranh, thanh niên có thể “dời núi và lấp biển”, là đại biểu cho tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta. Trong công cuộc xây dựng đất nước, thanh niên là lực lượng tiên phong đi đầu trong mọi phong trào 9 thi đua yêu nước. Thanh niên có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức, học kỹ thuật chìa khóa để làm cho dân giàu, nước mạnh. - Thanh niên có vai trò là người kết nối quá khứ với tương lai. "Thanh niên là người tiếp sức mạnh cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” (Hồ Chí Minh). Thanh niên là cầu nối giữa thế hệ đi trước và thế hệ mới lớn, đảm bảo tính kế thừa, thanh niên cũng là người tiếp sức cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. - Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thanh niên là một bộ phận rất quan trọng của xã hội, tiêu biểu cho sức mạnh của dân tộc. Trong lịch sử dân tộc ta đã từng có nhiều lãnh tụ thiên tài, anh hùng lỗi lạc, lập nhiều chiến công xuất sắc lúc đang còn ở tuổi thanh niên. Tiêu biểu như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ...Đã có một giai đoạn trong đó thanh niên nắm vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho phong trào cách mạng ở nước ta. Chúng ta thấy bất cứ ở đâu, bất cứ trên lĩnh vực nào, thanh niên cũng là những người lính xung kích của cách mạng, lập nên những sự tích anh hùng, những chiến thắng vẻ vang. Thanh niên đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có biết bao nhiêu cơ hội và cũng đan xen không ít những khó khăn, thách thức, thanh niên vẫn là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước có hội nhập và sánh vai được với cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên và phụ thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo các thế hệ trẻ. 1.1.2. Khái niệm, mục tiêu của thực hiện chính sách phát triển thanh niên Khái niệm chính sách công: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định" (TS. Đỗ Phú Hải, 2012, 2014). Nhà nước là cơ quan duy nhất được ban hành 10 chính sách, vì vậy mục đích của chính sách công là vừa đảm bảo quyền lợi của đa số cá nhân trong xã hội và thể hiện được quyền lực của nhà nước. Khi Nhà nước đưa ra các quyết định để thực hiện mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội cần phải tính tới vai trò của con người để thực hiện các quyết định đó, đây được xem là nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển của mỗi quốc gia. [11] Thực hiện chính sách phát triển là một từ ghép giữa “thực hiện chính sách” và “phát triển”. Theo Bách khoa toàn thư thì “Chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyến khích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủ thể ra chính sách. Phát triển là: Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đối tượng được chính sách phát triển là những tổ chức, cá nhân cần phải nắm vững về nội dung, những thông tin thiết thực, bức xúc, sự cần thiết trước mắt phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi, sinh hoạt, đào tạo, định hướng của họ như nội dung các chính sách, các văn bản pháp luật, các chủ trường, nghị quyết, các chỉ thị, thông tư .... do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nội dung các điều ước quốc tế, các hoạt động chính sách, qui định pháp luật trong đất nước... Việc thực hiện chính sách bao giờ cũng phải được thực hiện đối với những đối tượng nhất định, với những nội dung có chủ định trước, nhằm đạt được những mục đích nhất định. Theo bản thân “Thực hiện là quá trình hành động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch triển khai, có tổ chức nhằm hướng đến cho con người hiểu và thực thi hành động để người ta có khả năng tham gia, đóng góp vào mục đích chung của chủ thể ban hành”. Thực hiện chính sách phát triển là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới sự phát triển của con người nhằm trang bị cho họ một trình độ tri thức, sự nhạy bén, ý chí phấn đấu, những hành động cụ thể thức đấy quá 11 trình thực hiện tốt hơn, khoa học hơn, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội . Thực hiện chính sách phát triển là sự truyền tải thông tin không chỉ có tính chất thời sự, trước mắt mà là một quá trình tác động lâu dài có thời gian phụ thuộc vào năng lực các loại chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện... Với những cách tiếp cận như trên cho thấy Chính sách phát triển là những mức độ khác nhau trong việc truyển tải thông tin đến các chủ thể cần thiết để họ hiểu, năm bắt, tham gia hành động, dự liệu cho những hoạt động, hành vi của mình, của xã hội trong tương lai, phục vụ lợi ích của chủ thể, của nhà nước, xã hội và các chủ thể khác. Như vậy, chính sách phát triển là những khái niệm bao hàm nhau, trong đó, phát triển là khái niệm rộng hơn, trong hoạt động của chính sách mà chủ thể ban hành hướng đến sự phát triển ổn định, lâu dài và hiệu quả. Trên cơ sở phân tích trên có thể hiểu Thực hiện chính sách phát triển cho thanh niên là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan nhằm giải quyết các vấn đề hoạt động của chính sách, trong đó việc đưa ra các giải pháp, công cụ để giải quyết các vấn đề khó khăn về hoạt động của chính sách phát triển trong thanh niên, đáp ứng được yêu cầu mục đích giúp cho thanh niên hiểu và hành động theo dung đường lối, chủ trương, quyền và nghĩa vụ, có hành vi phù hợp với nội dung chính sách và các quy định hiện hành. [11, tr.5] 1.1.3. Chủ trương, chính sách về thực hiện phát triển thanh niên - Quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển thanh niên Ở nước ta, thanh niên chiếm khoảng 20% dân số, là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa kế tục xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay. Trong đó, chính sách phát triển cho thanh niên là nhiệm vụ không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, đào tạo, 12 hướng nghiệp để phát triển thanh niên Việt Nam. Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã nêu:“đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước” Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường công tác quản lý, giáo dục phát triển thanh niên đã được thể hiện nhất quán qua các văn kiện của Đảng, theo quan điểm: Nghị quyết, chiến lược, chỉ thị cho hiệm vụ phát triển thanh niên là một bộ phận quan trọng không tách rời của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; và theo phương châm: Thường xuyên tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục – đào tạo, hướng nghiệp việc, tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trong học tập và lao động, cống hiến sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Để phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng trong chính sách phát triển thanh niên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo các đoàn thể luôn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện Chính sách phát triển thanh niên cho các đoàn viên, hội viên, cộng tác viên; tuyên truyền viên có các biện pháp vận động nhằm nâng cao hiểu biết về Chính sách phát triển thanh niên cho cá nhân đoàn viên, hội viên .... 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan