Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở h...

Tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

.PDF
89
339
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA --  -- Dƣơng Xuân Hùng THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở HAI XÃ VÙNG SÂU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA --  -- Dƣơng Xuân Hùng THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN Ở HAI XÃ VÙNG SÂU HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành Y học dự phòng Mã số: 60.72 .73 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Đàm Khải Hoàn THÁI NGUYÊN – 2008 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tình hình vệ sinh môi trường. 3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 3 1.1.2. Tình hình vệ sinh môi trường. 4 1.2. Những yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường. 1.2.1 Một số khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành 1.2.2 11 Một số vấn đề về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân 1.2.3 11 13 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường. Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14 21 2.1 Đối tượng nghiên cứu 21 2.2 Địa điểm nghiên cứu 21 2.3 Thời gian nghiên cứu 22 2.4 Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu 23 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu 23 2.4.3. Kỹ thuật thu thập thông tin và công cụ nghiên 27 cứu 2.4.4. Phương pháp khống chế sai số 28 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 28 2.4.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình chung ở các điểm điều tra 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân tại các xã nghiên cứu 3.3. 3.4 30 30 33 Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở các điểm điều tra 39 Một số kết quả nghiên cứu định tính. 43 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 4.1. 29 Tình hình kinh tế văn hoá xã hội ở các điểm 47 47 điều tra 4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã điều tra. 4.3. 51 Mối liên quan giữa các yếu tố với thực hành về vệ sinh môi trường của người dân 57 KẾT LUẬN 71 KHUYẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 79 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐBV : Biết đọc biết viết BVTV : Bảo vệ thực vật CS : Cộng sự ĐTNNNTTS : Điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản HX : Hố xí KAP : Knowledge Attitude Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) PTTT : Phương tiện truyền thông TC : Tiêu chuẩn TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở UNEP : United Nations Evironment Programme (Chương trình môi trường Liên hiệp quốc) UNICEF : United Nation Children's Fund (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc) VS : Vệ sinh VSMT : Vệ sinh môi trường WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 Tên bảng Trang Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi. 30 Thông tin về các đối tượng điều tra 31 Nguồn truyền thông về vệ sinh môi trường 32 Kết quả điều tra về nguồn nước 33 Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về 34 nguồn nước. Kết quả điều tra về quản lý phân 35 KAP của người dân về quản lý phân. 35 KAP của người dân về chuồng gia súc 36 Thái độ và thực hành của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật. 37 KAP của người dân về vệ sinh môi trường 38 Mối liên quan giữa tình hình kinh tế với thực hành vệ sinh môi trường của người dân 39 Mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với thực hành vệ sinh môi trường của người dân 40 Mối liên quan giữa trình độ học vấn của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 40 Mối liên quan giữa lứa tuổi của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 41 Mối liên quan giữa giới của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 41 Mối liên quan giữa thành phần dân tộc của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 42 Mối liên quan giữa kiến thức của người dân với thực hành về vệ sinh môi tr42 ường Mối liên quan giữa thái độ của người dân với thực hành về vệ sinh môi trường 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Thứ tự Tên biểu Trang Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng theo giới 30 Biểu đồ 3.2 Tình hình kinh tế của các hộ điều tra 31 Biểu đồ 3.3 Tình hình PTTT của các hộ điều tra 32 Biểu đồ 3.4 KAP của người dân về nguồn nước 34 Biểu đồ 3.5 KAP của người dân về quản lý phân 36 Biểu đồ 3.6 KAP của người dân về chuồng gia súc 37 Biểu đồ 3.7 KAP của người dân về hoá chất bảo vệ thực vật 38 Biểu đồ 3.8 KAP của người dân về vệ sinh môi trường 39 Biểu đồ 4.1 So sánh tỷ lệ hộ gia đình có hố xí và hố xí hợp vệ sinh tại 2 xã nghiên cứu với một số nghiên 52 cứu và điều tra khác. Biểu đồ 4.2 So sánh tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch với một số nghiên cứu khác. 55 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người [48]. Chính vì vậy trong các chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi ở nước ta hiện nay thì vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt và xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển khu vực này. Trong nhiều năm qua, công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại văn bản của Đảng, Nhà nước như nghị quyết Trung ương VIII, IX, chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói, giảm nghèo, chiến lược quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2000 - 2020 [5], nhằm tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người dân nông thôn, góp phần thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt đối với các vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người [3]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội tại khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người vẫn còn rất thấp kém. Mức sống chung của người dân còn thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, phong tục tập quán còn lạc hậu, hệ thống đường giao thông khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn. Bên cạnh tình trạng bệnh tật nói chung, tình trạng ô nhiễm môi trường do con người gây ra đang là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển ở những khu vực khó khăn này [1], [2], [3], [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi, điều kiện về kinh tế - văn hoá - xã hội chưa được tốt, những xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của huyện đang là trăn trở của các nhà quản lý. Do địa bàn sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của người dân ở các bản vùng cao, vùng sâu còn rất thấp, nhất là hành vi về vệ sinh môi trường [19], [20], [28]. Đây chính là lý do để chúng tôi xây dựng đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình vệ sinh môi trƣờng 1.1.1. Các khái niệm cơ bản * Khái niệm môi trường - Theo nghĩa rộng: Là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một vật thể hay một sự kiện [42]. - Đối với con người: Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh và ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, nồng độ các chất hoá học có trong đất, nước, không khí, các vi sinh vật.... Môi trường xã hội bao gồm vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn hoá, pháp luật, phong tục, tập quán, văn hoá ứng xử, chính sách... Ngày nay, môi trường hài hoà với sức khoẻ gắn liền với việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường phát triển bền vững, đảm bảo gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hoá [10]. *Khái niệm về sức khoẻ: Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “ Sức khoẻ là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật” [23]. Theo định nghĩa đó sức khoẻ bao gồm ba khía cạnh: Sức khoẻ về thân thể, sức khoẻ về tinh thần, sức khoẻ về xã hội. Cả ba mặt này làm thành một thể thống nhất tác động qua lại lẫn nhau không thể coi nhẹ một mặt nào. Một tinh thần khoẻ mạnh chỉ có được trong một cơ thể khoẻ mạnh và trong một xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 hội lành mạnh. Trạng thái sức khoẻ con người là tiêu chuẩn tổng hợp nhất của tình trạng môi trường. 1.1.2. Tình hình vệ sinh môi trường 1.1.2.1. Tình hình chung: Theo báo cáo Y tế Thế giới năm 2002, nước và hố xí không hợp vệ sinh đứng thứ 10 về các yếu tố đóng góp vào gánh nặng bệnh tật trong các nước đang phát triển như nước ta [9], [48]. * Về nguồn nước: Nước phục vụ cho ăn uống sinh hoạt của con người và là nhu cầu không thể thiếu được. Đồng thời nước cũng là môi trường trung gian truyền bệnh cho người, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): Nước sạch là nước máy, giếng khoan, giếng khơi, nước mưa, nước suối được bảo vệ [9]. Với định nghĩa như vậy, báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002 đã so sánh tỷ lệ người thành thị và nông thôn được tiếp cận với nước sạch ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á: Ở thành thị nước ta có 95% dân số được tiếp cận với nước sạch, tỷ lệ này ở Thái Lan cũng là 95%, ở Philippin 92%, Indonesia 90% và Campuchia là 45%. Còn khu vực nông thôn, tỷ lệ dân số được tiếp cận với nước sạch ở nước ta là 71%, ở Thái Lan là 81%, Philippin 79%, Indonesia 69% và Campuchia là 26% [9]. Như vậy ở nước ta, tỷ lệ người ở thành thị tiếp cận với nước sạch khá cao (95%), ngang bằng với Thái Lan và cao hơn Philippin và Indonesia. Nhưng ở nông thôn, tỷ lệ này thấp hơn Thái Lan và Indonesia. Trên thế giới, theo báo cáo của UNEP về tình hình thực hiện thập kỷ cung cấp nước và vệ sinh môi trường từ năm 1990 đến năm 2000, ở thời điểm năm 2000 có 82% dân số thế giới được cung cấp nước sạch còn 18% không được cung cấp nước sạch hoặc trong tình trạng thiếu sinh hoạt và ăn uống, trong số đó 63% thuộc Châu Á và 28% ở Châu Phi, trong khi tỷ lệ này tương ứng ở Châu Mỹ và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Châu Âu là 7% và 2%. Điều đó cho thấy các nước đang phát triển và kém phát triển thì tỷ lệ dân số không được cung cấp nước sạch rất cao [50]. Theo qui định của Bộ Y tế nước ta: nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, nước máng lần không có nguồn ô nhiễm trong vòng 7 m tính từ nguồn nước được coi là nước sạch. Theo qui định này thì hiện nay 80% dân số nước ta đang ăn uống bằng nguồn nước sạch. Tuy nhiên ở nước ta, nước giếng khoan, nước máng lần, nước giếng khơi nếu sử dụng để ăn uống ngay mà không qua xử lý sẽ không đảm bảo vệ sinh và không coi là nguồn nước sạch được [9]. Theo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002: tỷ lệ người dân được sử dụng một số nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt ở nước ta năm 1992 như sau: 20% dân số dùng nước máy, 12% dùng nước giếng khoan, 4% dùng nước mưa, 11% dùng nước giếng khơi, 20% dùng nước sông hồ [9]. Năm 1997 tỷ lệ này tương ứng là 30,6%, 15%, 13%, 10% và 12%. Năm 2001 tỷ lệ dân số sử dụng các nguồn nước trên tương ứng là 45,9%, 16%, 21%, 14% và 10% [9]. Kết quả trên cho thấy, ở nước ta vào thời điểm năm 2001, tỷ lệ số dân sử dụng nước máy cao nhất với 45,9%; 16% dân số sử dụng nguồn nước giếng khoan và 14% sử dụng nước giếng khơi. Kết quả trên cũng cho thấy, tỷ lệ số hộ dân sử dụng nguồn nước sạch như nước máy tăng nhanh qua các năm và tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước sông hồ có giảm đi. Nhưng theo báo cáo của Bộ y tế chỉ 1/3 dân số xử lý nước trước khi sử dụng. Hơn 1/3 dân số dùng nước giếng khơi và nước mưa để ăn uống nhưng trong đó chỉ có 2,9% dân số sử dụng nước có xử lý, còn 23,4% dùng nước không xử lý và 8,5% dùng nước gần nguồn ô nhiễm [9]. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 8,28% số hộ nông thôn dùng nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 máy để nấu ăn (Trong đó xã miền núi là 3,03% số hộ, xã vùng cao là 2,60%). Tỷ lệ hộ dân dùng nước giếng khoan là 27,9%, giếng xây là 26,79%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ dùng các loại nước giếng này đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08%. Tỷ lệ hộ dân dùng nước sông, hồ, ao, nước suối để nấu ăn trong cả nước là 13,24% trong đó miền núi, vùng cao có tỷ lệ là 11,96% [40]. Như vậy, ở khu vực nông thôn tỷ lệ số hộ được tiếp cận với nước sạch thấp hơn đáng kể so với các hộ dân ở khu vực thành thị. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch hầu hết các vùng, miền ở nước ta còn thấp. Tỷ lệ chung vào năm 2002 khoảng 50%. Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước được coi là sạch bao gồm giếng khoan và nước máy còn rất thấp (6,8% và 6,6%). Hơn một nửa (53,2%) số hộ gia đình trong các điều tra sử dụng nước giếng đào cho ăn uống và sinh hoạt, ở vùng duyên hải miền Trung tỷ lệ này là 99,5%. Đa số (66,0%) các hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long dùng nguồn nước từ sông kênh rạch. Tỷ lệ chung ở 7 vùng sinh thái được điều tra có số hộ dùng nguồn nước sạch là 15,5%. Nước từ các nguồn trên đều là nước ngầm nông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi sinh vật, có nhiều nguy cơ phát triển các bệnh dịch đường tiêu hoá khi sử dụng. Do vậy, vấn đề nguồn nước dùng cho ăn uống rất đáng được quan tâm giải quyết ở các địa phương, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long [4], [5], [7]. *Về sử dụng hố xí Phân người và gia súc là yếu tố truyền nhiễm chủ yếu của nhiều bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh đường ruột. Sử dụng các hố xí không hợp vệ sinh hoặc không có hố xí gây ô nhiễm môi trường tạo nguy cơ mắc bệnh hệ tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán..., các bệnh này góp phần gây suy dinh dưỡng và thiếu máu do thiếu sắt, làm kém sự phát triển thể chất và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 và làm giảm sức khỏe cho người lớn cũng như cộng đồng dân cư. Người chết bởi những bệnh liên quan đến tiêu chảy chủ yếu là trẻ em [9]. Theo báo cáo của tổ chức UNEP vào thời điểm năm 2002, thế giới có 2,4 tỷ người không được tiếp cận với các công trình vệ sinh, trong đó có 1,3 tỷ người ở Ấn Độ và Trung Quốc. Trong tổng số những người không được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh thì 80% là ở Châu Á, 13% là Châu Phi, trong khi chỉ có 5% dân số Châu Mỹ Latinh và 2% dân số Châu Âu không được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh [50]. Như vậy khu vực các nước đang và chậm phát triển tỷ lệ số người không được tiếp cận với hố xí hợp vệ sinh rất cao, Rõ ràng đói nghèo đang đặt ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với người dân ở khu vực này, trong đó có vấn đề vệ sinh môi trường. Cũng theo UNEP, tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải của con người tỷ lệ nghịch với tỷ lệ số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, điều đó có nghĩa là tỷ lệ số hộ có hố xí cao chưa hẳn là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải của con người đã giảm đi, mà quan trọng nó đánh giá bằng số hộ dân cư có hố xí hợp vệ sinh. Tức là chất thải của con người phải được sử lý trước khi đổ vào môi trường. Ở rất nhiều nơi trên thế giới hiện nay, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển, mối liên quan giữa hệ thống vệ sinh và chất thải của con nguời đang là vấn đề cần lưu tâm [50]. Theo định nghĩa quốc tế, hố xí hợp vệ sinh bao gồm hố xí nối với cống thoát, có bể phốt, thấm dội nước, hố xí một ngăn hoặc hai ngăn. Còn hố xí không hợp vệ sinh là xô được đổ hàng ngày, hố xí chung hoặc hố xí công cộng, hố xí lộ thiên [9]. Theo định nghĩa này, kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 cho thấy tỷ lệ người thành thị ở nước ta có hố xí hợp vệ sinh là 81%, vẫn thấp so với Thái Lan (98%) và Philippin (97%), nhưng cao hơn so với Indonesia (64%) và Campuchia (62%). Còn ở nông thôn, tỷ lệ người sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở nước ta rất thấp (39%), thấp hơn nhiều so với Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Lan (97%), thấp hơn Philippin và Indonesia (64% và 43%), chỉ cao hơn Campuchia (5%). Điều đó cho thấy thực trạng vấn đề hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn Việt Nam đang đặt ra các yêu cầu trong hoạch định chính sách phát triển của khu vực này [9]. Cũng theo báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 cơ cấu sử dụng các loại hố xí ở nước ta như sau: Năm 1992 có 9% dân số sử dụng hố xí tự hoại, bán tự hoại và năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên là 26%. Với loại hố xí hai ngăn và hố xí thấm dội nước thì năm 1992 có 7% dân số sử dụng và năm 2002 là 20%. Loại hố xí đơn giản được người dân sử dụng nhiều nhất vào những năm 1997 với 37% và đến năm 2002 vẫn còn 32% người dân sử dụng. Cho đến năm 2002 thì vẫn còn 14% dân số sử dụng hố xí tập thể. Tỷ lệ số dân không có hố xí đã giảm từ 26% vào năm 1992 xuống 13% vào năm 2002 [9]. Điều đó cho thấy tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh tăng dần qua các năm, nhất là tỷ lệ số dân sử dụng hố xí tự hoại và bán tự hoại, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm. Tỷ lệ dân số không sử dụng hố xí cũng giảm dần, nhưng tỷ lệ dân số sử dụng hố xí không hợp vệ sinh vẫn còn cao. Còn theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 16,91% số hộ dùng hố xí tự hoại, 5,77% dùng hố xí thấm dội nước, 22,6% sử dụng hố xí 2 ngăn, 1,68% dùng hố xí chìm có ống thông hơi, 41,81% dùng hố xí khác và 11,18% số hộ không có hố xí. Trong đó khu vực các khu vực đồng bằng sông Cửu Long có số hố xí không hợp vệ sinh và không có hố xí cao nhất (81,58%), khu vực Tây Bắc có tới 58,65 số hộ có hố xí không hợp vệ sinh và 27,18 số hộ không có hố xí, tiếp đến là khu vực Tây nguyên tương ứng là 45,58 và 30%, khu vực Đông Bắc: 40,28 và 14,56% [40]. Như vậy, ở nước ta vấn đề hố xí hợp vệ sinh còn rất nhiều yếu kém. Hoạt động vệ sinh môi trường còn chưa được chú ý nhất là ở các vùng nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Nguy cơ môi trường bị ô nhiễm do phân người khá cao. Số hộ gia đình có hố xí được xem là hợp vệ sinh gồm hố xí dội nước và 2 ngăn chiếm một tỷ lệ thấp. Nơi có tỷ lệ loại hố xí này cao nhất ở đồng bằng sông Hồng (36,9% và 48%), thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (7,0% và 2,4%). Loại hố xí thùng, một ngăn rất phổ biến ở các vùng với tỷ lệ chung 40,6%, cao nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (68,3%) và thấp nhất ở duyên hải miền Trung (13,0%). Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long loại hố xí thường gặp là hố xí cầu chiếm tỷ lệ 46,4% [4], [5], [6]. 1.1.2.2. Tình hình vệ sinh môi trường ở miền núi phía Bắc. Miền núi phía Bắc nước ta là một khu vực kinh tế, chính trị, văn hoá quan trọng nhưng lại là một khu vực còn nghèo nàn về kinh tế và vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Đây là nơi cư trú đan xen giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có trình độ kinh tế, văn hoá và phong tục tập quán với những sắc thái riêng biệt [13]. Tình hình vệ sinh môi trường ở miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội. Kinh tế còn nghèo, văn hoá - xã hội chưa phát triển nên sức khoẻ của con người chưa được quan tâm và cải thiện. Vệ sinh môi trường ở khu vực này còn là hậu quả của những phong tục tập quán lạc hậu, môi trường bị ô nhiễm nặng chủ yếu do chất thải của người và gia súc không được xử lý hợp vệ sinh. Đa số đã xây dựng hố xí song phần lớn là hố xí tạm, hố xí không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [18]. Điều tra 214 hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ hộ gia đình không có hố xí là 25,52%, tỷ lệ hố xí không vệ sinh là 72,28% [36]. Một nghiên cứu khác ở 6 xã miền núi phía Bắc cho thấy tỷ lệ có hố xí vệ sinh và chưa có hố xí ở mỗi dân tộc có khác nhau: Dân tộc Tày ở xã Vũ Lăng (Lạng Sơn) là 1,98% và 44,06%; Dân tộc Mường ở xã Sơn Thuỷ (Hoà Bình) là 1,59% và 29,97%; Dân tộc Thái ở Chiềng Sinh (Sơn La) 100% hố xí không vệ sinh, 22,38% chưa có hố xí [18]. Một số vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 người dân vẫn còn tập quán phóng uế bừa bãi [16], [17]. Mặt khác vấn đề thả rông gia súc, gia cầm là phổ biến, đây cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường sống của người dân. Chính vì thế mà môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề bởi trứng giun ở mức độ cao và có chiều hướng khuếch tán từ hố xí đến nhà ở. Số mẫu đất trong nhà có trứng giun đũa chiếm tỷ lệ cao từ 26,35 54,13%, trong đó cao nhất là dân tộc H’Mông ở Hà Giang (54,13%) và dân tộc Tày ở Lạng Sơn (53,35%) [29]. Riêng nguồn nước không chỉ ô nhiễm bởi chất thải của con người mà còn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Đa số các nguồn nước sử dụng không hợp vệ sinh. Ngoài nguồn nước giếng còn sử dụng các nguồn nước khác như nước mỏ, nước khe, nước suối [15]. Qua một số nghiên cứu thấy tỉ lệ sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh ở khu vực miền núi phía Bắc khá cao. Người Mông ở Cán Tỷ (Hà Giang): 100%, người Sán Dìu ở Nam Hoà (Đồng Hỷ - Thái Nguyên): 32,22% [28]. Nghiên cứu tại xã Quang Thuận ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (1996-1997) cho thấy tỉ lệ hộ gia đình sử dụng giếng nước hợp vệ sinh còn thấp, mặc dù sau can thiệp đã có sự gia tăng đáng kể (từ 28,57% trước can thiệp, tăng lên 37,93% sau can thiệp) [31]. Một nghiên cứu khác được tiến hành ở hai xã Chiềng Sinh và Tạ Bú (Sơn La) cho thấy tỷ lệ giếng nước hợp vệ sinh rất thấp (13,9% và 0%) [15]. Nước dùng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho đồng bào dân tộc miền núi hầu hết không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nặng nề do tệ phá rừng đầu nguồn, do các chất thải của con người và súc vật... Trong khi đó ở một số dân tộc vẫn còn tập quán sử dụng nước khe suối, nước sông... các nguồn nước này đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bị ô nhiễm cả về mặt hoá học và vi sinh vật. Đặc biệt, ở Cán Tỷ (Hà Giang) cho thấy 100% mẫu nước có vi sinh vật [29]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Nhìn chung, thực trạng vệ sinh môi trường sống của đồng bào các dân tộc miền núi, chúng ta thấy đây là vấn đề nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường là thiếu kiến thức về vệ sinh môi trường, nước sạch, hố xí hợp vệ sinh còn thấp, đặc biệt là kiến thức về vai trò và tác hại của nguồn nước, hố xí không hợp vệ sinh liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của con người ở đây. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà ngành y tế cần phải quan tâm đặc biệt, cần có những giải pháp can thiệp thích hợp cho miền núi để góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại khu vực này. 1.2. Những yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trƣờng 1.2.1. Khái niệm về kiến thức, thái độ, thực hành *Khái niệm về kiến thức: Theo từ điển wikipedia, kiến thức là: - Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một con người hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo, là các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó. - Những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể. - Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức [47]. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. Kiến thức của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có thể tự kiểm tra liệu hiểu biết của mình là đúng hay sai. Hàng ngày từ các sự việc cụ thể gặp trong đời sống, các kiến thức của mỗi người cũng được tích lũy. Trẻ em đưa tay vào lửa chúng biết được lửa nóng và gây bỏng, từ đó trẻ không bao giờ đưa tay vào lửa nữa. Trẻ em có thể nhìn thấy một con vật chạy ngang đường và bị xe cán phải, từ sự việc này trẻ em biết được rằng chạy ngang đường có thể nguy hiểm và từ đó khi đi ngang đường chúng phải cẩn thận. Kiến thức là một trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi người được tích lũy trong suốt cuộc đời. Có các kiến thức hay hiểu biết về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh. Các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi người có thể thu được từ các nguồn khác nhau, được tích lũy thông qua các hoạt động thực tiễn [23]. *Khái niệm về thái độ. Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản. Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Những người sống gần chúng ta có thể làm cho chúng ta thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề, mức độ quan tâm đến vấn đề, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ. Thái độ của chúng ta có thể bắt nguồn từ những người khác, đặc biệt là những người mà chúng ta kính trọng. Thái độ chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Trong một số hoàn cảnh nhất định không cho phép người ta hành động phù hợp với thái độ của họ. Ví dụ một bà mẹ rất muốn đưa con bị sốt cao đến trạm y tế để khám và điều trị nhưng vì ban đêm, trạm y tế lại xa nên bà mẹ buộc phải đem con đến khám bác sỹ tư gần nhà. Hành động này của bà mẹ không có nghĩa là bà đã thay đổi thái độ không tin vào cán bộ trạm y tế. Đôi khi thái độ chưa đúng của con người được hình thành từ những sự việc chưa có căn cứ xác đáng, không đại diện. Ví dụ một người đến mua thuốc tại trạm y tế về điều trị bệnh nhưng bệnh không khỏi, người này có thể hình thành suy nghĩ là trạm y tế bán thuốc không tốt, từ đó có thái độ không tin vào trạm y tế và không đến trạm khám và mua thuốc nữa. Trong trường hợp này có thể có nhiều lý do dẫn đến bệnh không khỏi, chứ không phải trạm y tế bán thuốc không đảm bảo chất lượng. Thái độ rất quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi người, do vậy khi xem xét một thái độ chưa hợp lý nào đó đối với vấn đề bệnh tật, sức khỏe, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó [23]. *Khái niệm thực hành. Thực hành của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Trước tiên nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức hay kiến thức của mỗi người, vào thái độ của người đó cũng như các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan