Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hòa bình

.PDF
101
499
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN ĐINH HOÀNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐẶNG VŨ TÙNG Hà Nội, 2013 Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh "Thực trạng và giải pháp Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình" là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác từ trước đến nay. Hòa Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2013 NGUYỄN ĐINH HOÀNG Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 1 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh Lêi c¶m ¬n Tác giả chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cung cấp kiến thức, hướng dẫn tác giả trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành các môn học trong chương trình học. Tác giả đặc biệt bày tỏ sự cảm ơn của mình tới TS. Đặng Vũ Tùng - Viện Kinh tế và quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội người đã dành nhiều thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và công sức, trực tiếp hướng dẫn tác giả nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu vào bản luận văn này. Tác giả chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Hội sở của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình đã cung cấp thông tin cần thiết, đóng góp, bổ sung ý kiến hữu ích và động viên tác giả trong việc nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình. Tác giả cũng cảm ơn tới các bạn bè cùng khóa đã trao đổi, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 2 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt................................................................................... 6 Danh mục bảng số liệu........................................................................................ 7 Danh mục các sơ đồ............................................................................................. 7 MỞ ĐẦU............................................................................................................. 8 Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội .................................................................................................................. 12 1.1 Tín dụng Ngân hàng................................................................................. 12 1.2 Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội................................................. 13 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ............................................................................ 13 1.2.2 Đặc điểm Ngân hàng Chính sách xã hội............................................... 14 1.2.3 Đối tượng của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội........................ 15 1.3 Chất lượng tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội.............................. 20 1.3.1 Chất lượng tín dụng............................................................................. 20 1.3.2 Chất lượng tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội.............................. 21 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội...................................................................................... 25 1.4.1 Nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan).............................................. 25 1.4.2 Nhân tố bên trong (nhân tố chủ quan).................................................. 27 Chương 2 - Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình............................................................................................ 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình................. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 3 30 30 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh Trang 2.1.1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.............................................. 30 2.1.2 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình...................................... 32 2.1.3 Đặc điểm mô hình tổ chức................................................................... 34 2.2 Thực trạng về công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình.................................................................................................... 35 2.2.1 Các chương trình tín dụng................................................................... 35 2.2.2 Tín dụng dành cho hộ nghèo................................................................ 37 2.2.3 Kết quả hoạt động .............................................................................. 38 2.3 Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình............................................................................................................ 47 2.3.1 Vòng quay vốn tín dụng....................................................................... 47 2.3.2 Tình hình nợ quá hạn............................................................................ 49 2.3.3 Tình hình xâm tiêu, chiếm dụng vốn.................................................... 51 2.3.4 Tín dụng ủy thác qua các tổ chức Chính trị - Xã hội............................ 53 2.3.5 Hoạt động kiểm tra, giám sát................................................................ 57 2.3.6 Chất lượng phục vụ tín dụng theo đánh giá của khách hàng................ 60 2.4 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình...................................................................................... 64 2.4.1 Những kết quả đạt được............................................................... 64 2.4.2 Những tồn tại....................................................................................... 67 2.4.3 Nguyên nhân........................................................................................ 69 Chương 3 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình........................................................... 3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình........................................................................................................... Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 4 72 72 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh Trang 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình....................................................................... 74 3.2.1 Hoàn thiện mạng lưới hoạt động......................................................... 74 3.2.2 Thực hiện công khai - xã hội hóa hoạt động ....................................... 77 3.2.3 Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát.............................................. 80 3.2.4 Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn........................................................... 85 3.2.5 Đẩy mạnh công tác đào tạo................................................................. 87 3.2.6 Gắn công tác cho vay vốn với dịch vụ đầu tư...................................... 89 3.3 Một số kiến nghị...................................................................................... 90 3.3.1 Đối với Chính phủ............................................................................... 90 3.3.2 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam................................ 90 3.3.3 Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ........................... 91 3.3.4 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình......................... 91 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 95 PHỤ LỤC............................................................................................................ 98 Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 5 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT BQ Bình quân CT - XH Chính trị - Xã hội ĐBDTTSĐBKK Đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ĐTN Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh GĐ SXKD VKK Gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn HĐQT Hội đồng Quản trị HND Hội nông dân HPN Hội liên hiệp phụ nữ HCCB Hội cựu chiến binh HSSV Học sinh sinh viên L/C Thư tín dụng (Letter of Credit) NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHNg Ngân hàng Phục vụ người nghèo NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNo Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nước NS&VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường NHTM Ngân hàng Thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NQH Nợ quá hạn SXKD Sản xuất kinh doanh TD Tín dụng TK&VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Ủy ban Nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo VKK Vùng khó khăn Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 6 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU TT Trang Tên bảng số liệu Bảng 2.1 Các chương trình cho vay tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình 36 Bảng 2.2 Sử dụng vốn cho vay hộ nghèo 38 Bảng 2.3 Kết cấu nguồn vốn 40 Bảng 2.4 Đánh giá kết quả công tác sử dụng vốn 43 Bảng 2.5 Hiệu quả Kinh tế - Xã hội 47 Bảng 2.6 Vòng quay vốn tín dụng 49 Bảng 2.7 Kết cấu dư nợ cho vay 50 Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn 52 Bảng 2.9 Vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng 54 Bảng 2.10 Quản lý dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức Hội 57 Bản 2.11 Kết quả kiểm tra của Ban đại diện HĐQT 60 Bảng 2.12 Kết quả kiểm tra vốn vay 61 Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát 63 Danh môc s¬ ®å TT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay hộ nghèo 16 Sơ đồ 2.1 Tổ chức hệ thống NHCSXH 31 Sơ đồ 2.2 Tổ chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình 33 Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 7 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay vấn đề xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình quan trọng hàng đầu của nước ta. Để đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội. Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng Quốc tế đánh giá cao. Việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo vào tháng 9/1995 đã tạo ra kênh tín dụng dành cho đối tượng là hộ nghèo được vay vốn với lãi suất và các điều kiện ưu đãi. Đây là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển. Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐTTg thành lập NHCSXH Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo. NHCSXH phục vụ các đối tượng là hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giải quyết việc làm theo chương trình 120, cho vay các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các đối tượng chính sách khác theo Quyết định của Chính phủ; mục đích tập trung quản lý thống nhất những chương trình ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu quả dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển thị trường lao động. Cùng với hệ thống NHCSXH Việt Nam, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa bình được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu chung của hệ thống và của Chính phủ. Được thành lập trên địa bàn miền núi còn khó khăn về mọi mặt của đời sống, xã đặc biệt khó khăn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 8 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh Hòa bình là một tỉnh miền núi phía bắc có diện tích 4.662,5 km², dân số trên 83 vạn người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện và 1 thành phố), 210 xã, phường. Trong đó có 183 xã thuộc khu vực 2, 3 miền núi; đặc biệt có 93 xã và 132 thôn, bản thuộc khu vực 3 và vùng đặc biệt khó khăn. Kinh tế chủ yếu là nông, lâm, nghiệp với mô hình kinh tế hộ gia đình mang nặng tính tự cung, tự cấp, tự túc; kinh tế hàng hóa chậm phát triển. Tuy những năm gần đây tỉnh Hòa Bình có bước phát triển mạnh về kinh tế với tốc độ ở mức 12 - 13%/năm, song với điểm xuất phát thấp, đến nay Hòa Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2005 (với tiêu chí hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010) tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn đang ở mức cao (31,31%). Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 33/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam. NHCSXH tỉnh Hòa Bình ra đời là sự kế thừa và phát triển của Ngân hàng phục vụ Người nghèo, với nhiệm vụ sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm. Trong 8 năm qua, NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã vượt qua khó khăn thử thách đáp ứng vốn cho 45.258 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tạo việc làm cho 8.400 lao động và cho hàng ngàn đối tượng chính sách vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã có đóng góp tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế của tỉnh, được tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá cao và được nhân dân trong tỉnh đón nhận và ủng hộ tích cực. Tuy nhiên tín dụng xóa đói giảm nghèo của NHCSXH tỉnh Hòa Bình còn những hạn chế về tổ chức và chất lượng. Từ thực tiễn trên tác giả chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình" làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 9 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình. - Nội dung nghiên cứu của luận văn: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, hộ chính sách để từ đó làm rõ được vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo, hộ chính sách; thấy được tầm quan trọng của tín dụng đối với hộ nghèo, hộ chính sách trong chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Phân tích, đánh giá đúng mục đích thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, hộ chính sách tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình chỉ rõ những tồn tại và tìm ra nguyên nhân. Đề xuất giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH tỉnh Hòa Bình. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình, mà cụ thể là hoạt động cho vay hộ nghèo, hộ chính sách theo các Quyết định của Chính phủ. - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Hòa Bình, trong thời gian 3 năm (2009 - 2011) chủ yếu là chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động làm cơ sở; có hạn chế về phạm vị nội dung tín dụng trong khuân khổ 10 chương trình cho vay tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: - Phương pháp thu thập thông tin: Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 10 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh + Thu thập các tài liệu tổng quan về tín dụng ngân hàng nói chung, cụ thể về tín dụng NHCSXH dựa trên các văn bản, thông tư hướng dẫn của Chính phủ qua các năm và các phương tiện thông tin đại chúng. + Thu thập các số liệu cụ thể liên quan đến quy trình cho vay-thu nợ tại NHCSXH Hòa Bình, sử dụng báo cáo đánh giá của kiểm tra kiểm toán trung ương và khu vực về thực trạng tín dụng, + Thu thập các số liệu sơ cấp đo lường mức độ hài lòng của hộ vay thông qua việc phát phiếu điều tra cho từng hộ vay. - Phương pháp xử lý: + Phương pháp thống kê: Sử dụng trong quá trình thu thập xử lý các số liệu về tình hình sử dụng vốn vay, mức độ xâm tiêu vốn, phân tích kết quả phiếu điều tra .... + Phương pháp phân tích tương quan: Trên cơ sở các số liệu thu thập được về tổng nguồn vốn, vốn vay được sử dụng cho từng chương trình, doanh số thu nợ...qua các năm để so sánh, đối chiếu thực trạng và mục tiêu sử dụng vốn trong từng thời kỳ. 4. Kết cấu luận văn Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. - Chương 2: Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình. - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 11 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI 1.1. Tín dụng Ngân hàng Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: - Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ; - Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; - Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; - Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Công cụ lưu thông của tín dụng ngân hàng: - Công cụ lưu thông của tín dụng ngân hàng là kỳ phiếu ngân hàng; là một loại chứng từ có giá của ngân hàng hay là một giấy nhận nợ của ngân hàng phát hành cho các pháp nhân và thể nhân, nó được lưu hành không thời hạn trên thị trường. - Kỳ phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành dựa trên quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, cư dân và nhà nước. Nó được ra đời trên hai cơ sở bảo đảm bằng vàng và tín dụng. Kỳ phiếu ngân hàng còn được gọi là giấy bạc ngân hàng và trở thành tiền tệ. Ưu, nhược điểm của tín dụng ngân hàng: - Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng; - Về khối lượng tín dụng lớn; Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 12 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh - Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nhược điểm của tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao, gắn liền với chính ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng. 1.2. Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH. Theo chủ trương Nghị định đó, NHCSXH được sử dụng nguồn tài chính do Nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy. Ngày 11/3/2003, NHCSXH chính thức đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ sau: 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ - Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. - Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước. - Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 13 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. - NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước. - NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. + Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. - Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác. 1.2.2. Đặc điểm Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng thành lập với mục tiêu nhằm phục vụ các chương trình tín dụng chính sách góp phần phát triển kinh tế, ổn định Chính trị Xã hội của Chính phủ trong từng giai đoạn, vì vậy so với các NHTM khác, NHCSXH có một số đặc điểm riêng như: - Mục tiêu hoạt động: Góp phần thực hiện tốt các chương trình tín dụng phục vụ chính sách về phát triển kinh tế, ổn định Chính trị - Xã hội, thực hiện XĐGN, không vì mục tiêu lợi nhuận. - Đối tượng khách hàng vay: Là các đối tượng được chỉ rõ trong các chính sách của Chính phủ, thường là đối tượng khó đáp ứng các tiêu chí thương mại để tiếp cận được các dịch vụ tài chính của các NHTM, cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và cộng đồng. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 14 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh - Sử dụng vốn: Xuất phát trên cơ sở đối tượng cho vay và tính chất, mục đích cho vay, sử dụng vốn của NHCSXH thường có các đặc điểm chủ yếu như: + Địa bàn cho vay rộng, người vay vốn ở phân tán, ở những nơi có điều kiện khó khăn (giao thông, thời tiết,…); + Cho vay món nhỏ, lẻ; + Chi phí cho vay và quản lý món vay cao; + Độ rủi ro cao; + Có tính ưu đãi trong cho vay (có thể ưu đãi về điều kiện, thủ tục, đảm bảo tiền vay, lãi suất,…); + Có nhiều quy định khác với các NHTM như: Mức cho vay tối đa, thời hạn vay vốn tối đa, xử lý rủi ro,…; + Lĩnh vực hoạt động cũng có hạn chế, như: không thực hiện các hoạt động đầu tư, góp vốn, kinh doanh chứng khoán,…; + Phương thức cho vay: Sử dụng hình thức tín chấp cộng đồng và ủy thác một số công đoạn cho vay cho 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), thông qua các tổ, nhóm người vay. - Nguồn vốn: Nhận tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, nhận tửi tiền tiết kiệm của người nghèo; Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác; Phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá. 1.2.3. Đối tượng của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM nên hoạt Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 15 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh động tín dụng của NHCSXH cũng có những đặc thù riêng. Mỗi đối tượng chính sách là một chương trình cho vay với quy trình, thủ tục và mức cho vay khác nhau. * Cho vay hộ nghèo: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội. - Đối tượng được vay vốn là hộ nghèo, những hộ được xác định theo chuẩn nghèo của Chính phủ từng thời kỳ. - Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 30 triệu đồng. - Quy trình thủ thục vay vốn được thực hiện theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO (1) Hộ nghèo Tổ TK&VV (7) (6) (8) (2) (3) Tổ chức CT - XH cấp xã (5) NHCSXH UBND cấp xã (4) (Nguồn: vbsp.org.vn) (1) Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn, gửi cho Tổ TK&VV. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 16 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh (2) Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã. (3) Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng. (4) Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã. (5) UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. (6) Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. (7) Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân. (8) Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay. * Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: Để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập, ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên, để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. - Đối tượng được vay vốn là học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghê được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Viên Nam gồm: + HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. + HSSV là thành viên của hộ gia đình, thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật; hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo theo quy định của pháp luật. Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 17 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh + HSSV mà hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học tại các trường có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú. - Mức cho vay hiện nay là 1.000.000 đồng/tháng/sinh viên. - Thủ tục, quy trình cho vay: + Đối với HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình: Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kèm giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học gưi cho Tổ TK&VV. Tổ TK&VV tiến hành hợp bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn đối chiếu với đối tượng, điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ; lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn, giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận. Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đã có xác nhận của UBND cấp xã cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay. + Đối với HSSV mồ côi: HSSV viết giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của nhà trường là đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó khăn kèm giấy báo nhập học gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở để được xem xét cho vay. * Cho vay giải quyết việc làm: NHCSXH làm nhiệm vụ giải ngân cho các đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảom việc làm cho người có nhu cầu việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Đối tượng được vay vốn: + Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở sản xuất, kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 18 Líp 10AQTKDHB Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l−îng tÝn dông t¹i NHCSXH tØnh Hßa B×nh doanh nghiệp; chủ trang trại; trung tâm giáo dục lao động - xã hội (gọi tắt là cơ sở sản xuất kinh doanh). + Hộ gia đình. - Mức cho vay: + Đối với đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh, mức cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động được thu hút mới. + Đối với đối tượng là hộ gia đình, mức vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình. - Quy trình thủ tục cho vay: + Các đối tượng vay vốn theo quy định, khi có nhu cầu vay vốn phải xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của NHCSXH. + NHCSXH thẩm định hoặc ủy thác cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức thẩm định, bảo đảm các chỉ tiêu tạo việc làm mới và bảo toàn vốn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án. + Nhận được dự án đã phê duyệt cho vay, NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có) và giải ngân trực tiếp đến người vay. * Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài NHCSXH cho các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài vay vốn ưu đãi nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. - Đối tượng được vay vốn : + Các đối tượng chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài gồm: Vợ (chồng), con liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên; Vợ (chồng), con của thương binh; con của Anh hùng Häc viªn: NguyÔn §inh Hoµng 19 Líp 10AQTKDHB
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan