Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tình huống xử lý, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực g...

Tài liệu Tiểu luận tình huống xử lý, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng để cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan.

.PDF
27
1432
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lớp Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K3A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP “Tình huống xử lý, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng để cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan” Họ tên học viên: Nguyễn Thị Minh Hưng Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Sở Văn hoá - Thể thao & Du Lịch Hà Nội (Sở Du Lịch Hà Nội) 1 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................1 PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG ...............................................................................................6 2.1. Mô tả tình huống. ............................................................................................6 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống. ............................................................6 2.1.2. Diễn biến của tình huống. ........................................................................8 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. ............................................................11 2.2.1. Cơ sở lý luận. .........................................................................................11 a. Phương pháp thuyết phục:........................................................................12 b. Phương pháp cưỡng chế: .........................................................................13 2.2.2. Mục tiêu xử lý tình huống......................................................................14 a. Đối với cơ quan quản lý nhà nước. ..........................................................15 b. Đối với chính quyền địa phương. ............................................................15 c. Đối với hộ gia đình...................................................................................15 2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả................................................................15 2.3.1. Phân tích tình huống ..............................................................................15 2.3.2. Nguyên nhân, hậu quả............................................................................18 a. Nguyên nhân ............................................................................................18 b. Hậu quả ....................................................................................................19 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết. ..............................19 2.4.1. Phương án 1: Phương án giáo dục thuyết phục. ....................................19 2.4.2. Phương án hai: Dùng biện pháp cưỡng chế để giải quyết. ....................19 2.4.3. Lựa chọn phương án ..............................................................................20 2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn ....................................20 2 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .............................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................27 1. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên) của Học viện hành chính (phần I, II, III), nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 2010. ........................................................................................................27 2. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. .........................................................27 3. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2000 và năm 2003)....................................................................................................27 4. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002. ................................27 5. Luật đất đai năm 2003..................................................................................27 6. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai năm 2003. .......................................................................27 7. Nghị đinh số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai...........................27 8. Một số tài liệu khác có liên quan đến tình huống. .......................................27 3 PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU Trong bất cứ quốc gia nào, nền kinh tế nào, bộ phận tài chính công vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng nhất không những đối với hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tất cả các hoạt động của nhà nước. Tài chính công là một công cụ hữu ích và chủ yếu để nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của mình. Một trong những đặc điểm nổi bật của kiểm tra tài chính công là gắn chặt với quyền lực công, quyền lực nhà nước, nhất là quyền lực của hệ thống hành chính nhà nước. Do đó, nó là một loại kiểm tra đơn phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Quốc hội thực hiện quyền kiểm tra giám sát chính phủ về thu chi công, chính phủ thực hiện quyền kiểm tra đối với hội đồng nhân dân các cấp và hệ thống hành chính các cấp; cơ quan hành chính nhà nước cấp trên kiểm tra thu chi công đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới. Các cơ quan hành chính nhà nước kiểm tra các đơn vị trực thuộc về nghĩa vụ phải thực hiện đối với tài chính công và sử dụng vốn, kinh phí, tài sản nhà nước. Ngày 21/9/2015, Sở Du lịch Thành phố Hà Nội chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, để hình thành cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch đi vào chiều sâu, phát huy hơn nữa tiềm năng và lợi thế về du lịch của Thủ đô Hà Nội, đạt được những mục tiêu để phát triển bền vững, tiếp tục là một trong các Trung tâm du lịch hàng đầu của ngành Du lịch cả nước, hội nhập quốc tế, cạnh tranh khu vực. Tuy là đơn vị mới thành lập, còn nhiều khó khăn và thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và đội ngũ cán bộ nhưng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính trong đơn vị 4 nên Ban giám đốc Sở đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao, đặc biệt là công tác quản lý tài sản công, công tác thanh quyết toán, công tác xây dựng dự toán, thủ tục bàn giao và quản lý tài sản, thủ tục sửa chữa và cải tạo trụ sở làm việc tạm và trụ sở chính thức. Từ thực tế làm việc và qua thời gian học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, giúp tôi hiểu rõ hơn nhiều vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Do đó tôi chọn đề tài: “Tình huống xử lý, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng để cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan” để làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp của mình. Do thời gian và trình độ có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo để kiến thức quản lý Nhà nước ngày càng được nâng cao phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý của ngành. Tôi xin chân thành cảm ơn các Cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, các thầy cô đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận này. Một lần nữa tôi xin cảm ơn Thầy giáo chủ nhiệm và các anh/chị học viên lớp chuyên viên K3A-2015 đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập. 5 PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Mô tả tình huống. 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống. Ban Lãnh đạo cơ quan T nằm trên đường HH muốn cải thiện đời sống cho cán bộ trong cơ quan nhằm tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho gia đình cán bộ khó khăn đã ký Hợp đồng Kinh tế số 05/HĐ-KT, ngày 15/10/2002 với ông Vũ Văn K (là cán bộ thuộc cơ quan T quản lý) về việc hợp đồng cho thuê 40 m2 đất (trong đó có một phần diện tích đất lưu không) do cơ quan T quản lý nhưng chưa sử dụng để gia đình ông K kinh doanh dịch vụ. Một trong những nội dung của Hợp đồng đã ghi rõ: Bên B, tức là gia đình ông K, do ông Vũ Văn K làm đại diện chỉ được xây dựng lều quán tạm phục vụ cho mục đích kinh doanh, không được dùng để ở hoặc mua bán, chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào. Khi bên A, tức là cơ quan T có nhu cầu sử dụng sẽ thông báo cho bên B trước 01 tháng và gia đình ông Vũ Văn K phải tự dỡ bỏ lều quán, bàn giao lại cho cơ quan T toàn bộ mặt bằng và không được hoàn trả hay đền bù một khoản kinh phí nào. Để thực hiện việc kinh doanh, ông Vũ Văn K đã viết đơn đề nghị với lãnh đạo cơ quan T và đã được các cấp có thẩm quyền đồng ý cho ông làm một gian hàng tạm cấp 4 trên phần diện tích được thuê, sát với mặt đường HH và lát gạch phần diện tích đất còn lại. Sau khi xây dựng xong, gia đình ông Vũ Văn K đã mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm. Sau một thời gian mở cửa hàng, gia đình ông K đã cải thiện được cuộc sống, tăng thu nhập. Đến tháng 2/2005, ông Vũ Văn K đã tự xây dựng thêm một gian nhà cấp 4 nữa trên phần diện tích còn lại, ngay sát gian hàng cấp 4 cũ và mở thêm một gian hàng nữa đồng thời thuê thêm người bán hàng. 6 Đầu năm 2006, khi thành phố HN tiến hành mở rộng đường HH từ một làn đường thành hai làn đường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao thông. Được sự hỗ trợ của UBND Thành phố HN, lãnh đạo cơ quan T đã họp bàn và thống nhất chủ trương xây dựng Đề án nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện công sở của đơn vị theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới. Ngày 22/02/2006, lãnh đạo cơ quan T đã có công văn số 82/CV-X gửi UBND Thành phố HN về việc xin chủ trương lập dự án mở rộng, cải tạo và nâng cấp trụ sở cơ quan T. Đề nghị này đã được UBND Thành phố HN đồng ý và cơ quan T đã tổ chức triển khai lập dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngày 8/03/2006, UBND Thành phố HN có Quyết định số 69/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án mở rộng, cải tạo và nâng cấp trụ sở cơ quan T, thời gian khởi công tháng 6/2006, thời hạn hoàn thành là tháng 12/2007. Ngày 27/3/2006, lãnh đạo cơ quan T đã có công văn số 198/CV-X gửi ông Vũ Văn K, thông báo về việc thanh lý và chấm dứt Hợp đồng số 05/HĐ-KT, đề nghị gia đình ông K tự tháo dỡ nhà cửa, thu dọn tài sản, bàn giao lại toàn bộ mặt bằng cho cơ quan T trước ngày 27/4/2006 để thực hiện dự án. Chủ trương triển khai dự án mở rộng, cải tạo và nâng cấp trụ sở cơ quan được cán bộ trong cơ quan nhiệt tình ủng hộ và đã được đưa vào Nghị quyết Đảng uỷ, đã thông báo cho Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc. Cơ quan T cũng đã nhiều lần thông báo về chủ trương này qua các cuộc họp giao ban hàng tuần, trong đó ông Vũ Văn K là một thành viên tham dự, nhưng ông K không hề có bất kỳ phản ứng gì và tiếp tục kinh doanh bình thường như mình không biết có chủ trương này của cơ quan. Đến thời hạn 27/4/2006, ông K không thực hiện việc thanh lý hợp đồng cũng như không tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho cơ quan T để triển khai dự án. Qua nghiên cứu, nắm bắt tình hình được biết ông K đã tự ý chuyển nhượng trái 7 phép một căn nhà cấp 4 mới xây dựng sau này trên phần diện tích mà ông đã thuê cho ông Nguyễn Văn D, thường trú tại phường NT quận HĐ Thành phố HN. 2.1.2. Diễn biến của tình huống. Ông Vũ Văn K, sinh năm 1954, quê quán xã VX, huyện PT, Thành phố HN. Năm 1972 nhập ngũ, năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, ông Vũ Văn K được xuất ngũ và đi học đại học. Đầu năm 1980, sau khi tốt nghiệp đại học, ông K được điều động về công tác tại cơ quan T và liên tục công tác tại cơ quan này cho tới nay. Hiện tại, ông Vũ Văn K là đảng viên- Phó trưởng phòng HT thuộc cơ quan T. Ông K là một cán bộ có trách nhiệm và có năng lực trong công tác, trong diện quy hoạch trưởng phòng HT. Gia đình ông Vũ Văn K gồm vợ và 2 người con đang sinh sống tại quê với nghề nông. Đầu năm 2002, để hợp lý hoá gia đình và tạo điều kiện giúp đỡ vợ, con, ông Vũ Văn K đã chuyển vợ con về HN. Lúc đầu mới chuyển gia đình về HN, chưa có nơi ăn chốn ở, được bạn bè đồng nghiệp và lãnh đạo cơ quan giúp đỡ, tạo điều kiện cho gia đình ở tạm trong khu tập thể của cơ quan. Đồng thời gia đình ông K còn được tạo điều kiện để giải quyết công ăn việc làm cho vợ con, giảm bớt khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống gia đình qua việc cho thuê đất để kinh doanh (như đã trình bày ở trên). Sau 3 năm kinh doanh, ông Vũ Văn K đã tích luỹ được ít vốn và đầu năm 2005, được TP ưu tiên cấp cho một lô đất, ông đã xây dựng được một căn nhà cấp 4 tại phường VP quận BĐ Thành phố HN và chuyển gia đình về ở tại đó. Gia đình ông K vẫn tiếp tục kinh doanh tại cửa hàng trên mảnh đất mà Ông đã thuê của cơ quan T. Cũng trong thời gian này, do mở rộng kinh doanh, gia đình ông K thuê thêm người để bán hàng ban ngày và trông coi cửa hàng vào ban đêm. Đồng 8 thời ông K còn tự xây dựng thêm một căn nhà cấp 4 bên cạnh cửa hàng đang kinh doanh của mình mà không làm đơn xin phép hay báo cáo với cơ quan T. Sau khi xây dựng xong, khoảng giữa năm 2005, Ông đã bán căn nhà này cho ông Nguyễn Văn D, thường trú tại phường NT quận HĐ Thành phố HN. Ngay sau khi việc mua bán trao tay xong, ông D cũng mở cửa hàng kinh doanh tạp hoá bên cạnh cửa hàng của ông Vũ Văn K. Về phía cơ quan T, chủ trương cải tạo, mở rộng, nâng cấp công sở đã được Đảng uỷ, lãnh đạo cơ quan bàn bạc, thống nhất ngay từ đầu năm 2004. Tháng 02/2006, lãnh đạo cơ quan T đã có văn bản gửi UBND TP xin chủ trương lập dự án mở rộng, cải tạo và nâng cấp trụ sở cơ quan T và đã được UBND TP đồng ý. Cơ quan T đã ký hợp đồng thuê tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập dự toán và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến tháng 3/2006, UBND TP đã phê duyệt dựa án và cho phép khởi công xây dựng vào tháng 6/2006. Để chuẩn bị mặt bằng cho việc khởi công và thi công dự án đúng tiến độ, thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ cơ quan, ngày 27/3/2006 Lãnh đạo cơ quan T đã gửi công văn thông báo cho ông Vũ Văn K việc thanh lý hợp đồng và yêu cầu gia đình ông K tự tháo dỡ các căn nhà cấp 4 đang làm cửa hàng kinh doanh trên mảnh đất được thuê của cơ quan T để bàn giao mặt bằng trước ngày 25/4/2004, chuẩn bị cho việc khởi công dự án đúng tiến độ. Khi nhận được thông báo nêu trên, ông K có thái độ né tránh, không đến gặp các bộ phận chuyên môn thuộc cơ quan T để thanh lý hợp đồng cũng như không tự ý tháo dỡ các nhà tạm mà vẫn kinh doanh bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Sau thời hạn phải bàn giao như đã được thông báo, ông K vẫn không Thực hiện trách nhiệm của mình. Thủ trưởng cùng Chủ tịch Công đoàn cơ quan T đã mời ông K lên gặp gỡ, thuyết phục nhiều lần nhưng ông K vẫn không hợp tác, lẩn tránh trách nhiệm của mình. Ngày 15/5/2006, Thủ trưởng cơ quan T đã 9 ký Quyết định số 39/QĐ-X đơn phương chấm dứt Hợp đồng số 05/HĐ-KT đã ký với ông K và buộc ông phải tự dỡ bỏ nhà tạm, bàn giao mặt bằng trước ngày 30/5/2006 để cơ quan thực hiện dự án. Sau khi nhận được quyết định này, ông K và gia đình vẫn né tránh không thực hiện theo yêu cầu của cơ quan. Trong khi đó ông Nguyễn Văn D còn tự sửa chữa, cơi nới thêm diện tích căn nhà cấp 4 của mình. Ngày 16/7/2006, lãnh đạo cơ quan T đã giao cho các đơn vị chức năng ra hiện trường lập biên bản về việc cơi nới xây dựng trái phép và yêu cầu ông Vũ Văn K phải chấp hành Nghị quyết của Đảng uỷ, quyết định của thủ trưởng đơn vị về việc tự tháo dỡ lều quán để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng xây dựng công sở. Ông K vẫn không chấp hành quyết định của cơ quan. Trong quá trình lập biên bản, các đơn vị chức năng của cơ quan T mới phát hiện ra người chủ của căn nhà đang xây dựng trái phép là ông Nguyễn Văn D chứ không phải ông Vũ Văn K. Ngày 20/7/2006, Lãnh đạo cơ quan T đã triệu tập cán bộ chủ chốt của cơ quan, mời đại diện Đảng uỷ, Ban chấp hành công đoàn cơ quan và triệu tập ông K trả lời rõ về việc thực hiện quyết định của cơ quan trong việc tháo dỡ bỏ nhà tạm và bàn giao mặt bằng, thực chất việc sử dụng 1 gian nhà cấp 4 của ông Nguyễn Văn D ra sao, quan hệ như thế nào, có việc mua bán, chuyển nhượng không... Ông K quanh co, từ chối trách nhiệm của mình và cho rằng ông không liên quan đến việc ông D đang sử dụng 1 căn nhà cấp 4 trên mảnh đất ông đang thuê. Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp, ngày 27/7/2006, Lãnh đạo cơ quan T đã có công văn số 532/CV-X gửi UBND và Công an phường HH Thành phố HN đề nghị phối hợp làm rõ thêm người đang ở và kinh doanh dịch vụ trên mảnh đất mà ông Vũ Văn K đã thuê của cơ quan T. Qua công tác kiểm tra tạm trú tạm vắng và các giấy tờ khác có liên quan, công an phường HH đã xác định người 10 đang ở và kinh doanh trên gian nhà cấp 4 ở địa chỉ đó là ông Nguyễn Văn D, có hộ khẩu thường trú tại phường NT quận HĐ Thành phố HN. Gian nhà cấp 4 đó đã được chuyển nhượng, mua bán trái phép, người đứng tên chuyển nhượng là bà Nguyễn Thị H - vợ ông Vũ Văn K. 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. 2.2.1. Cơ sở lý luận. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện và tuân theo pháp luật. Các cơ quan hành chính nhà nước là những bộ phận cấu thành bộ máy hành chính Nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Cơ quan hành chính Nhà nước là chủ thể cơ bản của Luật Hành chính. Là một bộ phận của hợp thành của bộ máy nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước có những đặc điểm chung của cơ quan Nhà nước, tổ chức cơ cấu có thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý có hiệu lực bắt buộc đối với xã hội. Những quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng gắn với hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, chúng thể hiện những lợi ích khác nhau của các bên tham gia quan hệ đó, nhưng trước hết phải thể hiện mục đích, yêu cầu của hoạt động chấp hành và điều hành để đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước. Bất kỳ quan hệ hành chính nào cũng phải có một chủ thể bắt buộc, đó là cơ quan hành chính Nhà nước hoặc một cán bộ, công chức Nhà nước được giao quyền quản lý Nhà nước, thi hành công vụ trong những trường hợp cụ thể nhất định. Điều đó có nghĩa là quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh giữa hai công dân với nhau, giữa tổ chức với nhau... Quan hệ hành chính có thể phát 11 sinh do sáng kiến, yêu cầu quy phạm pháp luật hành chính của bất cứ chủ thể nào trong quan hệ pháp luật hành chính đó và quyết định của chủ thể bắt buộc là đơn phương. Quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý luôn luôn có tính chất đơn phương nhưng không phải tuỳ tiện mà luôn luôn tuân thủ trình tự, quy trình quy định và phải phù hợp với những quy định của pháp luật. Những tranh chấp phát sinh giữa các bên của quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính đã được quy định theo pháp luật, thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Cơ quan nào quản lý lĩnh vực gì thì có quyền và trách nhiệm giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ quản lý thuộc lĩnh vực đó. Việc vi phạm các yêu cầu quy phạm pháp luật hành chính do lỗi của một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính sẽ dẫn đến việc bên đó phải chịu trách nhiệm hành chính nhà nước Để giải quyết những tranh chấp phát sinh và những vi phạm pháp luật hành chính, về cơ bản, chúng ta phải sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp thuyết phục: Phương pháp thuyết phục là phương pháp quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện tính dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Phương pháp này xuất phát từ bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đó là phương pháp mềm dẻo nhưng mang tính chất pháp lý, vì phương pháp này được thực hiện bởi chính các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, các đoàn thể và các tổ chức quần chúng trên cơ sở những quy định trong văn bản pháp luật. Các biện pháp thuyết phục bao gồm: giải thích, tuyên truyền giáo dục, khuyến khích về mặt vật chất, tinh thần, nhằm đảm bảo sự hợp tác, tuân thủ hay phục tùng của công dân. Phương pháp thuyết phục đòi hỏi chủ thể giải quyết phải 12 có trình độ tổng hợp cao, mềm dẻo nhưng vẫn phải đạt được mục đích quản lý, đạt được sự tôn trọng pháp luật của công dân. b. Phương pháp cưỡng chế: Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa. Phương pháp này luôn luôn là bước giải quyết thứ hai, thường được áp dụng sau khi đã sử dụng phương pháp thuyết phục nhưng không đạt được kết quả mong muốn hay mục tiêu đã đặt ra nhằm giải quyết hậu quả, ngăn chặn hay phòng ngừa phát sinh hậu quả xấu thêm do các hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả của việc vi phạm pháp luật của công dân, tổ chức. Đây là những biện pháp cưỡng bức, bắt buộc do nhà nước đặt ra, được thực hiện bởi một số cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền nhằm áp dụng đối với các hành vi trái pháp luật để đạt được mục đích trừng trị, xử lý, ngăn chặn, phòng ngừa. Các biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng nhằm đạt mục đích khác nhau, tất cả các biện pháp đó để nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế hành chính gồm: Các hình thức phạt hành chính (cảnh cáo và phạt tiền) và các hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để vi phạm hành chính). Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính: Tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm... 13 Các biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo gỡ các công trình xây dựng trái phép. Nhìn chung, các biện pháp cưỡng chế hành chính rất đa dạng và phong phú, được nhiều cơ quan, nhiều người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật, chúng diễn ra hàng ngày, hàng giờ và trực tiếp với nhân dân. Vì vậy, khi sử dụng biện pháp này yêu cầu phải hết sức thận trọng, tránh thô bạo, tuỳ tiện, đồng thời phải nghiên cứu kỹ lưỡng để quyết định việc áp dụng biện pháp giải quyết nào trong từng trường hợp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, đồng thời không làm phát sinh những sự việc, vấn đề mới phức tạp. Để thực hiện tốt biện pháp này, chủ thể thực hiện bao gồm cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm quản lý Nhà nước và kiến thức pháp luật, nhất là khả năng áp dụng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng của đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước khi thi hành công vụ. Hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế có liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước, tuỳ điều kiện và hành vi cụ thể mà sử dụng một trong hai phương pháp. Nếu chỉ dùng phương pháp thuyết phục thì Nhà nước sẽ suy yếu, kỷ cương phép nước không được tôn trọng, nhưng nếu chỉ sử dụng phương pháp cưỡng chế thì Nhà nước sẽ là Nhà nước độc tài, là Nhà nước của giai cấp bóc lột. 2.2.2. Mục tiêu xử lý tình huống. Mục tiêu đặt ra trong việc xử lý tình huống này là giải toả được hai gian nhà cấp 4 đã được xây dựng trên mảnh đất 40m2 do ông Vũ Văn K thuê để bàn 14 giao mặt bằng cho việc thi công dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp trụ sở cơ quan T đúng tiến độ. Có thể nhìn nhận mục tiêu xử lý tình huống dưới các góc độ sau: a. Đối với cơ quan quản lý nhà nước. Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trên công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra để đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục; vừa kiên quyết răn đe để các công ty, doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh, cá nhân...nhận thức, hiểu biết đúng và chấp hành nghiêm chỉnh quy định Pháp luật; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước, tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa. b. Đối với chính quyền địa phương. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với Cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình quản lý. Giải quyết hài hòa giữa lợi ích kinh tế của cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. c. Đối với hộ gia đình Nâng cao ý thức tự giác của công dân trong việc chấp hành các quy định Pháp luật; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước. 2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 2.3.1. Phân tích tình huống Việc xảy ra tình huống nêu trên và những diễn biến của nó có những yếu tố chủ quan, khách quan gây ra từ cả phía cơ quan T, người quản lý thửa đất và cả từ ông Vũ Văn K, người thuê đất - đã tự ý xây dựng, mua bán trái phép dẫn đến hậu quả là không thực hiện được việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án phục vụ mục đích công cộng là mở rộng, cải tạo, nâng cấp công sở của cơ quan T. 15 Việc ký kết hợp đồng với ông Vũ Văn K để cho ông được thuê đất mở cửa hàng kinh doanh nhằm mục đích tạo điều kiện cho gia đình cán bộ, công chức của cơ quan mình cải thiện điều kiện kinh tế gia đình là hợp lý, nhưng chưa hoàn toàn hợp pháp. Lý do chưa hợp pháp vì theo quy định của Luật Đất đai cơ quan T được giao đất với mục đích làm công sở chứ không phải làm kinh doanh, dịch vụ. Cơ quan T không báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp là Sở X và cơ quan quản lý đất đai ở địa phương trước khi ký kết và trong quá trình thực hiện hợp đồng cho ông Vũ Văn K thuê đất chưa sử dụng. Việc ông Vũ Văn K tự ý xây thêm một gian nhà cấp 4 mới ngay sát liền kề với gian nhà cũ không có đơn, không báo cáo với cơ quan T. Về phía ông K, đây là hành vi trái pháp luật, trái với hợp đồng đã ký. Trong việc này, lẽ ra cơ quan T phải kịp thời ngăn chặn ngay từ đầu thì chắc chắn việc xây dựng thêm nhà của ông K sẽ không Thực hiện được, việc mua bán trái phép cũng khó diễn ra và hậu quả của vụ việc sẽ đơn giản hơn, nhưng cơ quan T đã không có hành động gì. Việc xây nhà của ông Vũ Văn K diễn ra ngay trước trụ sở cơ quan, lãnh đạo, công chức làm việc hàng ngày, không thể nói là không biết. Như vậy, trong việc xây thêm một gian nhà của ông K, cơ quan T đã thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý tài sản thuộc quyền quản lý của mình, yếu kém trong việc quản lý hợp đồng hoặc buông lỏng quản lý. Việc ông Vũ Văn K bán một gian nhà cấp 4 cho ông Nguyễn Văn D là hành vi trái pháp luật, thể hiện sự lạm dụng quyền được thuê để kinh doanh dịch vụ sang quyền được sử dụng đất, quyền sở hữu nhà để thực hiện hành vi mua , bán nhà trái pháp luật. Trong việc này, cơ quan T cũng đã thể hiện sự thiếu sâu sát, cụ thể trong quản lý đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của mình và quản lý quá trình thực hiện hợp đồng của ông Vũ Văn K. 16 Về dự án mở rộng, cải tạo nâng cấp công sở của cơ quan T, việc thực hiện dự án là hết sức cần thiết, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác, phù hợp với mục tiêu hiện đại hoá công sở phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được Đảng uỷ, Lãnh đạo cơ quan và các tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức trong đơn vị đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, quá trình xây dựng dự án, đơn vị tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật đã không điều tra khảo sát kỹ dẫn đến không nắm được hiện trạng sử dụng đất thực tế nên không đưa được đầy đủ, chính xác hiện trạng sử dụng 40m2 đất do ông Vũ Văn K thuê vào hồ sơ dự án, không nắm được trên mảnh đất này, ngoài ông K còn có ông D đang sử dụng một phần diện tích của thửa đất này. Đồng thời, hồ sơ dự án cũng không đưa ra phương án giải toả mặt bằng cụ thể để chủ đầu tư, cơ quan phê duyệt dự án có phương án giải phóng mặt bằng. Trong việc này, về phía cơ quan T cũng đã có biểu hiện chủ quan, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất: Khi xem xét, nghiệm thu hồ sơ dự án đã không chú ý đầy đủ tới các nội dung của dự án. Đơn vị tư vấn có thiếu sót là không đề cập đầy đủ phần hiện trạng mặt bằng của dự án nhưng cơ quan T cũng không kiểm tra, không phát hiện ra. Thứ hai: Mặc dù chủ trương xây dựng dự án có từ đầu năm 2006, nhưng cơ quan T không có văn bản thông báo chính thức cho ông K, chỉ thông báo chung chung trong các cuộc họp giao ban nội bộ cơ quan. Nhìn chung, qua việc phân tích một số sự kiện liên quan đến vụ việc nêu trên cho thấy rõ ràng rằng trong tình huống này, ông Vũ Văn K đã có hành vi sử dụng đất được thuê không tuân thủ hợp đồng đã ký và thực hiện việc mua bán đất trái pháp luật. Về phía cơ quan T đã thể hiện sự thiếu cụ thể, sâu sát, buông lỏng trong quản lý, sử dụng tài sản của mình với vai trò là chủ đầu tư đã chưa đảm bảo 17 tính toàn diện, đầy đủ của một dự án đầu tư. Đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện sai phạm còn bị coi nhẹ. 2.3.2. Nguyên nhân, hậu quả. a. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sự việc nêu trên là do việc thực hiện công tác quản lý kinh tế (thể hiện qua việc quản lý hợp đồng), quản lý cán bộ, quản lý tài sản được nhà nước giao cho cơ quan quản lý ở cơ quan T chưa tốt, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, quần chúng còn hạn chế để hành vi mua bán đất sai trái diễn ra trước cơ quan mà không phát hiện được. Ngoài ra còn phải kể đến năng lực, tổ chức bộ máy của cơ quan T còn có những hạn chế, thể hiện bệnh quan liêu, chủ quan, thiếu quan tâm, kiểm tra, giám sát. Tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng trong cơ quan T cũng không phát huy hết vai trò, không hoàn thành trách nhiệm của mình trong vụ việc này. Về phía ông Vũ Văn K, có nguyên nhân khách quan là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng của tư tưởng ham muốn vật chất, tác động mặt trái của kinh tế thị trường. Về mặt chủ quan, ông K đã lợi dụng sự lơ là trong quản lý của cơ quan T, thiếu nhận thức đúng đắn, đặc biệt là trình độ hiểu biết pháp luật, đã thực hiện hành vi mua bán trái pháp luật, kiếm lời cho riêng mình, coi thường lợi ích tập thể. Qua vụ việc này cũng cho thấy, ông Vũ Văn K, do thiếu tu dưỡng rèn luyện, không chịu học tập để nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật, trình độ nhận thức kém, ý thức tổ chức kỷ luật kém. Bản thân là người chủ gia đình, hơn nữa lại là cán bộ lãnh đạo một đơn vị, là đảng viên trong cơ quan, nhưng đã không vận động gia đình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyết định của cơ quan. 18 b. Hậu quả Diễn biến của các sự việc nêu trên đã dẫn tới việc không giải phóng được mặt bằng để khởi công dự án đúng quy định, gây bức xúc trong dư luận, nghi ngờ trong nội bộ cơ quan, đồng thời phải huy động tới cơ quan công quyền để dùng biện pháp cưỡng chế, giải toả, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, mất nhiều thời gian họp bàn cách giải quyết, họp xét xử cán bộ. 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết. 2.4.1. Phương án 1: Phương án giáo dục thuyết phục. Đây là phương án hợp lý nhất được tất cả cán bộ cơ quan T đồng tình ủng hộ, vì nó không ảnh hưởng nhiều đến uy tín của cơ quan, không tốn kém nhiều thời gian. Biện pháp thực hiện là huy động tổ chức, tập thể và một số cá nhân có uy tín, kết hợp với tổ chức Đảng, công đoàn trong cơ quan, gặp gỡ, giải thích, động viên ông K cả về tinh thần lẫn vật chất để ông nhận thức được việc làm sai trái của mình, ảnh hưởng của nó đến lợi ích của cơ quan, thuyết phục vợ, con tự động dỡ bỏ căn nhà cấp 4 mình đang kinh doanh. Đồng thời cơ quan T sẽ tạo điều kiện hỗ trợ để ông K tự thương lượng với ông D cũng tháo dỡ căn nhà đã mua trái phép. Với phương án này, bản thân ông K có thể hiện thái độ hợp tác giải quyết nhưng vợ, con ông lại tỏ thái độ bất hợp tác. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn D đòi hỏi ông Vũ Văn K phải trả số tiền bằng số tiền ông đã bỏ ra mua cộng thêm với số tiền do ông tự cơi nới, tu sửa thêm (với mức không hợp lý) nên ông K không có khả năng thanh toán và vợ con ông cũng không hợp tác nên phương án này khó khả thi. 2.4.2. Phương án hai: Dùng biện pháp cưỡng chế để giải quyết. Là phương án gây phiền phức, tốn kém, phải huy động sự tham gia của nhiều cơ quan. Nhưng do đã kiên trì thực hiện biện pháp thuyết phục, giải thích, 19 tuyên truyền, vận động, nhưng bản thân gia đình ông K, nhất là vợ con ông K vẫn tỏ thái độ không hợp tác giải quyết. 2.4.3. Lựa chọn phương án Xét thấy,trình độ hiểu biết, thái độ của bà H, vợ ông K không khả thi để áp dụng phương án 1. Căn cứ vào việc phân tích các tình tiết sự việc, để đảm bảo thực hiện mục tiêu đặt ra theo tôi áp dụng phương án 2: Dùng biện pháp cưỡng chế để giải phóng mặt bằng để giải quyết là phương án tối ưu. 2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn Thời STT Nội dung công việc gian thực hiện Tổ chức và cá nhân tham gia Cơ quan T gửi Công văn lên UBND quận 1 HĐ đề nghị UBND Tháng quận giải phóng Mặt 8/2006 bằng khu đất phục vụ Cơ quan T, UBND quận HĐ xây dựng trụ sở Quyết định của UBND 2 quận thu hồi 402 đất Tháng trong khuân viên cơ 9/2006 quan T 3 Công văn của UBND Tháng UBND quận, UBND phường, Cơ quan T, ông K, Ông D UBND quận, 20 Kinh phí Ghi chú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan