Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tình huống xử lý tình huống trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩn...

Tài liệu Tiểu luận tình huống xử lý tình huống trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm tại chi cục quản lý thị trường hà nội, khó khăn vướng mắc và một số kiến nghị.

.PDF
17
1587
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI Lớp: Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K3A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm tại Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, khó khăn vướng mắc và một số kiến nghị Họ và tên học viên: Nguyễn Ngọc Sơn Tùng Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Tổ chức – Hành chính, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Hà Nội, tháng 11/2015 I. Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, với chủ trương cải cách toàn diện nền kinh tế của nhà nước, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần sở hữu ra đời cùng với sự thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, và giao lưu thương mại quốc tế trong khu vực và thế giới ngày càng mở rộng đã làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng hòa nhập và phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế thị trường ngoài những thành tựu đã đạt được cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực như: khai thác và sử dụng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại- vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục, nhập lậu…gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, thất thu ngân sách, xói mòn niêm tin của người tiêu dùng. Do một bộ phận thương nhân chạy theo lợi nhuận nên bất chấp các qui định của pháp luật, hoặc pháp luật có những qui định chưa chặt chẽ, xử lý chưa nghiêm và chưa đủ sức răn đe, đội ngũ CBCC chưa làm tròn chức trách được giao. Đồng thời, việc kiểm tra kiểm soát thị trường hiện có nhiều lực lượng tham gia dẫn đến vừa dàn trải, chồng chéo thiếu hiệu quả và gây khó khăn cho các thương nhân làm ăn chân chính. Lực lượng Quản lý thị trưởng ra đời từ năm 1957 theo Nghị định số 290/TTg ngày 03/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý thị trường ở Trung ương và các Ban Quản lý thị trường các thành phố, tỉnh, khu tự trị với nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 3050/QĐ-UB ngày 17/8/1995 của UBND Thành phố Hà Nội, trên cơ sở hai lực lượng hợp nhất là bộ phận chuyên trách của Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Thành phố, Đội Quản lý thị trường Thành phố và các Đội Quản lý thị trường ở 1 các Quận, Huyện... Số lượng cán bộ công chức là 330 người, 10 đội và 2 phòng của Chi cục. Ngày 05/9/2008, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 584/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội với Chi cục Quản lý thị trường Hà Tây. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, Chi cục QLTT Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Công thương; UBND Thành phố; Cục QLTT; Sở Công thương Hà Nội. Chi cục QLTT Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản kịp thời chỉ đạo các Đội QLTT kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là kiểm tra xử lý các vấn đề nổi cộm, nhạy cảm xảy ra trên thị trường (gia cầm, mũ bảo hiểm, thuốc lá, thịt trâu, tôn thép, thực phẩm...) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được Thành ủy Hà Nội, UBND Thành phố, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Sở Công Thương Hà Nội trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Riêng 2 năm 2013 và 2014, Chi cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 18.312 vụ, đã xử lý 17.361 vụ vi phạm: Tổng số thu: 198.877.734.000 đồng. Trong đó: + Phạt hành chính: 62.483.391.000 tỷ đồng; +Tiền bán hàng tịch thu: 20.912.636.000 tỷ đồng; + Trị giá hàng tịch thu chưa bán: 64.362.573.000 tỷ đồng; + Trị giá hàng hoá tiêu huỷ: 50.919.134.000 tỷ đồng. Sau khi sát nhập địa giới hành chính vào tháng 8/2008, Hà Nội là một trong 17 thủ đô có diện tích, dân số lớn nhất trên thế giới với diện tích đất tự nhiên hơn 3.324,5km2 và dân số hơn 7 triệu người. Ngoài ra, Hà Nội cũng là nơi có số lượng lớn người dân ở các tỉnh lân cận đến tạm trú để kinh doanh, buôn bán. Do việc kinh doanh, buôn bán, tiêu thụ và phân phối hàng hóa với khối lượng lớn và chủng loại đa dạng đi các tỉnh thành trên cả nước, vì vậy tính chất địa bàn của Hà Nội luôn có nhiều diễn biến phức tạp. 2 Hiện nay, theo khảo sát, thống kê của Tổng cục Thống kê, trên địa bàn thủ đô Hà Nội có hơn 22.647 doanh nghiệp và 282.505 hộ kinh doanh cá thể nằm trong diện đối tượng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội có trách nhiệm quản lý, nắm bắt thường xuyên các diễn biến hoạt động. Trong khi đó, hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng cấm, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các gian lận thương mại khác trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến ngày càng phức tạp về cả tính chất lẫn quy mô. Do vậy, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, thanh tra chuyên ngành thương mại của Quản lý thị trường mang tính liên tục, diễn ra hằng ngày, hằng giờ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Mặt khác, mức độ gia tăng ngày càng nhiều các đường dây, ổ nhóm có tổ chức chặt chẽ và hoạt động tinh vi diễn ra trên địa bàn Hà Nội và liên tỉnh nên lực lượng Quản lý thị trường đang gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung triệt phá các đường dây, ổ nhóm này. Với những kiến thức sau một thời gian học tập tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và thực trạng tình hình thị trường của đất nước ta nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng, cùng với sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo, tôi đã chọn đề tài: "Xử lý tình huống trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm tại Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, khó khăn vướng mắc và một số kiến nghị” để làm tiểu luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Từ tình huống xử phạt vi phạm hành chính tiêu biểu để làm nổi bật những khó khăn khi áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường, đưa ra những phương hướng hoàn thiện hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường và nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Quản lý thị trường nói chung, của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội nói riêng. 3. Phương pháp nghiên cứu Tổng quát, phương pháp nghiên cứu của tiểu luận đi từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của các đối tượng tham gia và từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích và cuối cùng là đưa ra những gợi ý nhằm hoàn thiện cơ chế của hoạt 3 động kiểm tra, kiểm soát thị trường và nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Quản lý thị trường. Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp, tìm ra phương án xử lý hợp pháp. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới chất lượng, an toàn thực phẩm của thực phẩm chức năng lưu thông trên địa bàn Hà Nội. 5. Bố cục của tiểu luận I. Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Bố cục của tiểu luận II. Nội dung 1. Mô tả tình huống. 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả. 4. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án 5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phướng án được lựa chọn. III. Kết luận và kiến nghị. II. Nội dung 1. Mô tả tình huống Ngày 12/01/2015, Đội QLTT số 6 tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Unicity Việt Nam tại địa chỉ: số 8C Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, công ty TNHH Unicity Việt Nam đang hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp. Đại diện Công ty là ông Phạm Văn Hà, Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty đã xuất trình các giấy tờ sau: 4 - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Một thành viên số 0105931912 cấp ngày 11/12/2014; - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 007/QLCT-GCN do Bộ Công Thương cấp ngày 22/12/2014 kèm theo phụ lục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; - Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 06/2013/CBTC của Công ty đối với sản phẩm thực phẩm chức năng Nature’s Tea ngày 01/4/2013; - Bản xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 10745/2013/ATTP - XNCB cấp ngày 11/6/2013 đối với sản phẩm Nature’s Tea; - Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 08/2013/CBTC của công ty đối với sản phầm thực phẩm chức năng Bios Life Slim ngày 11/6/2013; - Bản xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 10747/2013/ATTP - XNCB cấp ngày 11/6/2013 đối với sản phầm Bios Life Slim; - 02 bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu của sản phẩm Bios Life Slim, 05 bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu của sản phẩm Nature’s Tea, tất cả đều kèm theo giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu do Tổng cục Đo lường chất lượng - Trung tâm kỹ thuật I xác nhận; Trong 02 bộ tờ khai nhập khẩu của sản phẩm Bios Life Slim có số lượng sản phẩm là: 2.639 hộp, trong 05 tờ khai nhập khẩu của sản phẩm Nature’s Tea có số lượng sản phẩm là: 54.400 hộp sản phẩm. Thực tế kiểm tra tại Công ty có 848 hộp sản phẩm Bios Life Slim và 11.253 hộp sản phẩm Nature’s Tea. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty đang tổ chức hội thảo về chia sẻ cơ hội kinh doanh với chủ đề “Cuộc sống hạnh phúc” tại tầng 5 tòa nhà Keangnam Mỹ Đình từ 14h đến 18h ngày 12/01/2015 với số lượng tham gia khoảng 300 người nhưng công ty chưa xuất trình được thông báo địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Tổ kiểm tra đã yêu cầu Công ty tự bảo quản 848 hộp sản phẩm Bios Life Slim và 11.253 hộp sản phẩm Nature’s Tea còn tồn lại ở công ty, không đưa ra lưu thông trên thị trường khi chưa có kết luận của cơ quan quản lý. 5 Đội QLTT số 6 đã gửi các mẫu hàng đi kiểm định tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia. Căn cứ các Phiếu kết quả kiểm nghiệm số 377, 378, 379, 380, 381/PKN-VKNQG ngày 20/01/2015 của Viện ATVSTP Quốc gia - Bộ Y tế và bản công bố phù hợp quy định ATTP tại số 06/2013/CBTC và 08/2013/CB của Công ty Unicity cho kết quả lô sản phẩm trên không đạt chất lượng. Đội QLTT số 6 đã ra Quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa gồm 02 lô sản phẩm Bios Life Slim (766 hộp) và 03 lô sản phẩm Nature’s Tea (7.840 hộp) hiện có tại công ty. Giám đốc Công ty TNHH Unicity Việt Nam là bà Mai Thị Ngọc Lan đã công nhận các kết quả kiểm nghiệm của 5 phiếu kiểm nghiệm trên. Công ty đã thanh toán kinh phí kiểm nghiệm. Vào các ngày 29/01/2015, 04/02/2015, 06/02/2015, đại diện của Công ty TNHH Unicity Việt Nam đã đến trụ sở Đội QLTT số 6 xuất trình: - Công văn đề nghị số 11-01/CV/2015 ngày 28/01/2015 về kết quả kiểm định chất lượng hàng hóa của Công ty Unicity Việt Nam kèm theo 03 Giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu; - 02 bản kế hoạch tái xuất hàng về việc xin tái xuất hàng lỗi của Công ty TNHH Unicity Việt Nam ngày 02/02/2015 và ngày 04/02/2015; - Công văn số 12/NV-TL ngày 09/01/2015 của Sở Ngoại vụ về việc cho phép Công ty TNHH Unicity Việt Nam tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về giới thiệu sản phẩm; - Giấy xác nhận hồ sơ đăng ký hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm số 23/2014/TNHT-ATTP ngày 31/12/2014 của Chi cục ATVSTP Hà Nội; - Thông báo về việc thu hồi và đổi hàng hóa số 06-01/2015 ngày 22/01/2015 của Công ty TNHH Unicity Việt Nam đối với 02 lô hàng sản phẩm Bios Life Slim: lô 00414-4 và lô 00614-9; - Bản báo cáo kết quả về tình trạng thu hồi sản phẩm Bios Life Slim của Công ty Unicity Việt Nam. Như vậy, qua xác minh làm rõ, việc tổ chức hội thảo của Công ty tại thời điểm kiểm tra là đúng theo quy định của pháp luật. 6 Về số lượng chênh lệch khi kiểm tra so với khi tạm giữ là 3.413 hộp TPCN Nature’s Tea và 82 hộp TPCN Bios Life Slim. Công ty TNHH Unicity Việt Nam đã có công văn số 06-02/CV/2015 ngày 10/02/2015 giải trình có việc chênh lệch số lượng trên là do Công ty đã điều chuyển nội bộ số hàng trên vào chi nhánh khác của công ty tại Hồ Chí Minh. Sau khi có biên bản làm việc và kết luận của Đội QLTT số 6 về kết quả xét nghiệm của các lô hàng, Công ty đã lập tức chuyển toàn bộ số hàng này ra lại kho Hà Nội. Số hàng trên và số hàng công ty đã thu hồi được trên thị trường (2118 hộp), Công ty xin được tái xuất theo quy định của pháp luật. Công ty xin được tự tiêu hủy số hàng hóa thu hồi sau ngày 04/02/2015 dưới sự giám sát của Đội QLTT số 6. Căn cứ phiếu kết quả kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia, trị giá các lô hàng tạm giữ không đạt so với bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 06/2013/CB, 08/2013/CB của Công ty TNHH Unicity Việt Nam, theo các phiếu kết quả kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia theo giá trên chứng từ nhập khẩu được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm nhập khẩu (giá trước thuế) là: 2.079.021,52 đồng (Hai tỉ không trăm bảy mươi chín triệu không trăm hai mươi mốt ngàn, năm trăm mười hai phẩy năm mươi hai đồng). 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống - Hai sản phẩm của Công ty TNHH Unicity Việt Nam đã được công nhận phù hợp quy định về an toàn thực phẩm theo Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 06/2013/CBTC của Công ty đối với sản phẩm thực phẩm chức năng Nature’s Tea ngày 01/4/2013; Bản xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 10745/2013/ATTP - XNCB cấp ngày 11/6/2013 đối với sản phẩm Nature’s Tea; Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 08/2013/CBTC của công ty đối với sản phầm thực phẩm chức năng Bios Life Slim ngày 11/6/2013 và Bản xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 10747/2013/ATTP - XNCB cấp ngày 11/6/2013 đối với sản phầm Bios Life Slim. Tuy nhiên năm 2015 các Phiếu kết quả kiểm nghiệm số 377, 378, 379, 380, 381/PKN-VKNQG ngày 20/01/2015 của Viện ATVSTP Quốc gia - Bộ Y tế và bản công bố phù hợp quy định ATTP tại số 06/2013/CBTC và 08/2013/CB của Công ty 7 Unicity cho kết quả lô sản phẩm trên không đạt chất lượng. Như vậy có sự mâu thuẫn giữa các lần xét nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước hay không và nguyên nhân cho sự mâu thuẫn này là gì (nếu có)? - Số lượng hàng hóa công ty xin phép được tái xuất tình đến trước ngày 04/02/2015 là 14.219 hộp tuy nhiên số lượng hàng hóa công ty đã nhập khẩu là 57.039 hộp. Công ty cam kết sẽ tiếp tục thu hồi và tiêu hủy những sản phẩm hàng hóa đã lưu thông ra thị trường, tương đương 42.820 hộp. Vậy các cơ quan chức năng giám sát việc thu hồi và tiêu hủy này như thế nào, có thời hạn hay chế tài gì không? - Tổ kiểm tra đã yêu cầu Công ty tự bảo quản 848 hộp sản phẩm Bios Life Slim và 11.253 hộp sản phẩm Nature’s Tea còn tồn lại ở công ty, không đưa ra lưu thông trên thị trường khi chưa có kết luận của cơ quan quản lý. Tuy nhiên trong quá trình gửi mẫu xét nghiệm, Đội QLTT số 6 đã ra Quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa gồm 02 lô sản phẩm Bios Life Slim (766 hộp) và 03 lô sản phẩm Nature’s Tea (7.840 hộp) hiện có tại công ty. Như vậy về số lượng chênh lệch khi kiểm tra so với khi tạm giữ là 3.413 hộp TPCN Nature’s Tea và 82 hộp TPCN Bios Life Slim. Công ty TNHH Unicity Việt Nam đã có công văn số 06-02/CV/2015 ngày 10/02/2015 giải trình có việc chênh lệch số lượng trên là do Công ty đã điều chuyển nội bộ số hàng trên vào chi nhánh khác của công ty tại Hồ Chí Minh. Việc này có phù hợp với quy định của pháp luật không? - Trách nhiệm của cơ quan Quản lý thị trường như thế nào trong việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất hàng hóa của Công ty TNHH Unicity Việt Nam vì công việc liên quan đến tái xuất thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan? 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả - Nguyên nhân của hai kết quả kiểm định chất lượng sai lệch của năm 2013 năm 2015 của cơ quan chức năng, sau khi làm việc với công ty và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia, được xác định là do công ty nước ngoài sản xuất hai thực phẩm chức năng trên. Công ty TNHH Unicity Việt Nam chỉ nhập khẩu và phân phối sản phẩm nên không am hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, 8 sai sót của Unicity Việt Nam là không định kỳ kiểm nghiệm lại các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của thực phẩm chức năng, do đó dẫn đến sai phạm trên. Nguyên nhân của việc này đến từ nhận thức không đầy đủ về quy định của pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm và ý thức trách nhiệm của công ty. Hậu quả mang lại trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm do công ty phân phối. Mức độ nghiêm trọng của hậu quả là không cao tuy nhiên việc sử dụng lâu dài có thể mang đến những tác hại nhất định cho người sử dụng. - Căn cứ điểm a, khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ: “Buộc thu hồi số thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang lưu thông trên thị trường để tiêu hủy”. Do vậy pháp luật có quy định việc buộc đương sự tự thiêu hủy hàng hóa vi phạm của mình. Đây là biện pháp khắc phục hậu quả kết hợp nhiều lợi ích vừa tiết kiệm chi phí tiêu hủy cho nhà nước vừa mang tính răn đe đương sự. Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật chưa có một hướng dẫn cụ thể cách tính phí tiêu hủy hay quy trình buộc tiêu hủy để làm căn cứ pháp luật do đó cả đương sự và cơ quan thực thi pháp luật đều lúng túng trong việc giải quyết hàng hóa bị buộc tiêu hủy. Việc Unicity Việt Nam tự tiêu hủy là đúng với pháp luật tuy nhiên cơ chế giám sát và thời hạn thực thi chưa quy định cụ thể nên cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng nhằm nhanh chóng tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả của vụ việc. - Sự chênh lệch giữa số lượng hàng hóa lúc kiểm tra, yêu cầu bảo quản không mang ra lưu thông và số lượng hàng hóa tạm giữ là do sự lỏng lẻo trong quản lý và xử lý của Quản lý thị trường cũng như sự không hiểu biết về quy định của pháp luật của công ty. Nếu thực hiện đúng theo quy định thì cơ quan Quản lý thị trường phải bảo quản số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất không cho phép, Đội Quản lý thị trường số 6 đã tiến hành bảo quản tại kho lạnh của công ty nhưng không có người giám sát sự bảo quản đó. Hậu quả là công ty đã tự ý chuyển một số lượng hàng hóa vào chi nhánh Hồ Chí Minh. Đại diện công ty cho biết là Công ty không lưu thông hàng hóa ngoài thị trường (không bán cho khách hàng) mà chỉ vận chuyển trong nội bộ công ty, như 9 vậy là không trái với quy định. Tuy nhiên, lý do cho hành động của công ty là không phù hợp với quy định của pháp luật. Hành động của công ty có thể dẫn đến những sai sót, mất mát trong kiểm đếm tang vật, hư hao, biến chất trong quá trình vận chuyển do đó ảnh hưởng tới kết quả của vụ việc. Lỗi sai ở đây thuộc về cả phía công ty và Đội Quản lý thị trường. - Căn cứ điểm b khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ: “Buộc tái xuất hàng hóa nhập khẩu vì có hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm”. Đối với các lô hàng hóa chưa lưu thông ra thị trường của Công ty TNHH Unicity Việt Nam, cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất nhập khẩu vì có hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cơ quan Quản lý thị trường phải phối kết hợp với cơ quan Hải quan trong công tác kiểm đếm và tái xuất số lượng hàng hóa trên, trách nhiệm của Quản lý thị trường kết thúc khi hàng hóa đã được cơ quan Hải quan thông qua thủ tục tái xuất và đưa lên phương tiện vận chuyển. 4. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án a) Phương án 1: - Phạt tiền: 180.000.000đ (Một trăm tám mươi triệu đồng) về hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Áp dụng điểm h, khoản 2 Điều 26 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 178/2013/NĐ - CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ. - Buộc thu hồi số thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang lưu thông trên thị trường để tiêu hủy. Áp dụng điểm a, khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. - Buộc tái xuất hàng hóa nhập khẩu vì có hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Áp dụng điểm b khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. 10 - Căn cứ Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Công ty TNHH Unicity Việt Nam vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường. Đề xuất lãnh đạo Chi cục làm Tờ trình trình Sở Công Thương để trình Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. b) Phương án 2: - Phạt tiền: 180.000.000đ (Một trăm tám mươi triệu đồng) về hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Áp dụng điểm h, khoản 2 Điều 26 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 178/2013/NĐ - CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ. - Buộc thu hồi số thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang lưu thông trên thị trường để tiêu hủy. Áp dụng điểm a, khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. - Buộc tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu vì có hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Áp dụng điểm b khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. - Căn cứ Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Công ty TNHH Unicity Việt Nam vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường. Đề xuất lãnh đạo Chi cục làm Tờ trình trình Sở Công Thương để trình Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. c) Phương án tiêu hủy hành hóa vi phạm: - Phương án 1: Thành lập Hội đồng tiêu hủy giám sát hàng hóa tiêu hủy cho đương sự tự tay tiêu hủy hàng hóa vi phạm của mình, sau đó cử một cán bộ đi cùng với đương sự chở hàng hóa đã bị hủy ra xe rác để đảm bảo vệ sinh môi 11 trường. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực hiện ngay, không tốn chi phí nên khả năng chấp hành của đương sự là cao. Tuy nhiên, phương án này chỉ khả thi trong trường hợp số hàng bị buộc tiêu hủy không lớn. - Phương án 2: Giới thiệu đương sự làm hợp đồng tiêu hủy với công ty CP môi trường đô thị, toàn bộ chi phí do tiêu hủy do đương sự chịu, cơ quan ra quyết định buộc tiêu hủy chỉ có trách nhiệm giám sát. Ưu điểm của phương án này là có thể tiêu hủy số lượng hàng lớn. Nhược điểm của phương án này là chi phí cao, thủ tục lằng nhằng , phức tạp, tốn kém thời gian của đương sự và cơ quan thực thi pháp luật. Kết luận: Tác giả lựa chọn phương án 1 về xử phạt vi phạm hành chính và phương án 2 về tiêu hủy hàng hóa vi phạm do: - Đúng pháp luật. - Có tính khả thi: doanh nghiệp đủ khả năng nộp phạt và có đủ năng lực tiến hành thu hồi, tiêu hủy hàng hóa vi phạm đã bán ra thị trường. - Không tiến hành tiêu hủy toàn bộ hàng hóa nhập khẩu vì lỗi sản phẩm là do công ty sản xuất, vì thế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phân phối được phép tái xuất trả lại lô hàng lỗi cho công ty sản xuất. - Số lượng hàng hóa đã bán ra thị trường là lớn, đa dạng về thành phần người mua, vì vậy để doanh nghiệp tự tiến hành thu hồi và tiêu hủy hàng hóa (do doanh nghiệp nắm rõ về thông tin khách hàng). 5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được lựa chọn Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội sau khi nghiên cứu, xem xét Hồ sơ vụ việc của Đội Quản lý thị trường số 6 đã có Tờ trình trình UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chi cục. Tháng 02/2015, Phó Chủ tịch UBNDTPHN đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Unicity Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh bán hàng đa cấp. Địa chỉ trụ sở chính: số 8C Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội. 12 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0105931912, do Phòng Đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 11/12/2014 (đăng ký thay đổi lần thứ 8). Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Giá trị hàng vi phạm xác định là: 2.079.021.512,52 đồng (Hai tỉ không trăm bảy mươi chín triệu, không trăm hai mươi mốt ngàn, năm trăm mười hai phẩy năm mươi hai đồng), vi phạm điểm h, khoản 2 Điều 26 và khoản 3 Điều 4 Nghị định 178/2013/NĐ - CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ. * Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền với mức phạt là: 180.000.000 đồng (Một trăm tám mươi triệu đồng). - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc thu hồi số thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang lưu thông trên thị trường để tiêu hủy. Áp dụng điểm a, khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Công ty tự tiến hành việc thu hồi và tiêu hủy. + Buộc tái xuất hàng hóa nhập khẩu vì có hành vi nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm chức năng không phù hợp quy định an toàn thực phẩm (hàng hóa được kê chi tiết tại Biên bản tạm giữ số 0028326/BBTG ngày 22/01/2015 của Đội QLTT số 6 và số hàng Công ty đã thu hồi được trước ngày 04/02/2015). Áp dụng điểm b khoản 10 Điều 26 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Công ty TNHH Unicity Việt Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Cụ thể: - Công ty TNHH Unicity Việt Nam phải nộp tiền phạt ghi tại Điều 1 Quyết định này vào tài khoản số: 7111.C416.TM4266.1058986 của Sở Tài chính Hà Nội tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội (số 15 phố Trần Khánh Dư, Hà Nội) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt, 13 nộp lại liên 3 của Biên lai thu tiền phạt cho Đội Quản lý thị trường số 6 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. - Công ty TNHH Unicity Việt Nam có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội thực hiện thu tiền phạt. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội giám sát thực hiện, lưu hồ sơ gốc vụ việc. Đội Quản lý thị trường số 6 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tống đạt Quyết định này đến Công ty TNHH Unicity Việt Nam và yêu cầu chấp hành theo quy định, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện. III. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Qua một vụ việc xử lý vi phạm hành chính về thương mại trong thực tế ta có thể rút ra được một số khó khăn hiện nay đối với công tác kiểm tra, xử lý của lực lượng QLTT. - Trước hết đó là việc hiện này hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập, khối lượng lớn nhưng lại có sự chồng chéo về nội dung giữa các văn bản gây khó khăn trong việc lựa chọn chế tài để xử lý đối với những tình huống cụ thể. - Việc xác định cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý cũng gặp nhiều khó khăn khi trên thực tế cùng một hành vi nhưng lại nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý. Điều này sẽ dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến tính thiếu hiệu quả trong công tác phòng chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại. - Một bộ phận cán bộ công chức vẫn còn tâm lý ngại khó, ngại khổ, chưa thật sự làm hết trách nhiệm của mình. Cùng với đó một số cán bộ công chức tha hóa về mặt tư cách, có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu đã trở thành những con sâu lảm rầu nồi canh khiến nhân dân mất đi niềm tin và các lực lượng chức năng, gây khó khăn cho quá trình nắm bắt thông tin để kiểm tra, xử lý. 14 - Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật. - Chính phủ chưa ban hành kịp thời văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế hành chính cũng như buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm pháp luật nên cơ quan thực thi rất khó khăn và lúng túng trong công tác này. 2. Kiến nghị - Chính phủ sớm xây dựng và ban hành các văn bản quy định về quy trình, thủ tục tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả trong công tác xử lý vi phạm hành chính. - Trong thực tiễn, sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính, chính quyền địa phương giữa các tỉnh, Thành phố chưa được chặt chẽ. Mặt khác, chưa có quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính, UBND cấp huyện nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở về thực hiện quyết định của cơ quan xử phạt tại tỉnh khác chuyển đến để tổ chức thi hành. Do đó, việc chuyển Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan cùng cấp, UBND cấp huyện tại nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để thi hành thực hiện không có hiệu quả. Vì vậy, đề nghị có quy định phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong việc thực hiện các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đối tượng vi phạm có hộ khẩu thường trú tại địa phương khác. - Về việc giao quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính: Theo Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì Đội trưởng có thể giao quyền cho cấp phó. Tuy nhiên, đối với việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Điều 125); khám người (Điều 127); khám phương tiện vận tải (Điều 128); khám nơi cất giấy (Điều 129) không có khoản quy định rõ về việc giao quyền cho cấp phó. Vì vật, dẫn tới có 2 quan điểm không thống nhất về việc áp dụng như sau: Quan điểm 1: Cho rằng Luật không có quy định cụ thể thì không được giao quyền cho cấp phó; Quan điểm 2: Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật xử lý vi phạm hành chính có ban hành các mẫu Quyết định, 15 Biên bản xử lý vi phạm hành chính trong đó các mẫu Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính đều có nội dung “căn cứ văn bản giao quyền số…” và trong Luật xử lý vi phạm hành chính việc tạm giữ người rất quan trọng mà vẫn có thể giao quyền cho cấp phó thì việc tạm giữ tang vật, phương tiện và các biện pháp khác cũng có thể giao quyền cho cấp phó. Vì vậy, dẫn tới khó khăn trong công tác thực thi. Kiến nghị: Chính phủ bổ sung trong Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về việc giao quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn VPHC. - Tiến hành phổ biến, tuyên truyền về kiến thức pháp luật trong hoạt động thương mại thường xuyên cho các doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm cũng như các hành vi gây cản trợ lực lượng thi hành công vụ. - UBND Thành phố tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ để tăng cường năng lực thực thi công vụ của công chức Quản lý thị trường và phòng chống, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực xảy ra trong quá trình thực thi công vụ. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan