Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận xử lý tình huống bạo hành trẻ em trên địa bàn huyện thường tín....

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống bạo hành trẻ em trên địa bàn huyện thường tín.

.PDF
22
4441
153

Mô tả:

Tiểu luận cuối khoá I. Nguyễn Thị Ngọc Mai LỜI MỞ ĐẦU Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi và là chủ tương lai của đất nước. Quan tâm đến trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được hòa nhập và phát triển. Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể. Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng; đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn rất nhiều hạn chế cụ thể như: Tình trạng trẻ em lao động sớm còn rất nhiều, tỷ lệ trẻ em có nguy cơ lang thang cũng rất cao, trẻ em bị bạo lực diễn ra không ít, tỷ lệ trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi ngày một gia tăng, ... Vì vậy, để có một tương lai tươi sáng cho mọi trẻ em thì công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần ngày một chú trọng. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công với Cách mạng và công tác xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật. Là công chức mới của phòng Lao động Thương binh và Xã hội và đã được tiếp cận, xử lý một số vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Xuất phát từ tầm quan trọng của trẻ em, từ thực tế tình hình của địa phương và kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp chuyên viên K4A-15 của trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong em xin chọn đề tài: “Xử lý tình huống bạo hành trẻ em trên địa bàn huyện Thường Tín” để 1 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai viết tiểu luận cuối khoá học, mong muốn góp một phần nhỏ bé trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung, trên địa bàn huyện Thường Tín nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo và Quý thầy cô Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo chủ nhiệm lớp K4A-2015 và các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Bản thân em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong nhà trường, cũng như các đồng chí, đồng nghiệp để bài viết hoàn thiện hơn, áp dụng vào thực tiễn được tốt hơn. Lý do lựa chọn đề tài Thứ nhất, tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực (khoảng 3.000-4.000 vụ). Trẻ em bị bạo hành, ngay trong gia đình, trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Không riêng gì ở vùng sâu, vùng xa, mà ngay tại những thành phố lớn chuyện bạo hành trẻ em cũng không phải là chuyện hiếm. Về vấn đề này, thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Bộ Công an cho biết, mỗi năm trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện (kể cả xâm hại tình dục). Điều đáng nói số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ đầu năm 2015, nhiều vụ bạo hành trẻ em dã man đã xảy ra với một số ví dụ điển hình: Ngày 16/7/2015, cháu Lê Văn Hải, 3 tuổi ở Bình Dương bị cha dượng đạp vào bụng gây vỡ đại tràng; ngày 25/8/2015, cháu Nguyễn Thị Kim Linh, 12 tuổi ở Bình Thuận bị mẹ ruột tẩm xăng đốt vì thiếu nợ tiền vé số... Trước đó, dư luận đã phải chứng kiến quá nhiều vụ việc trẻ em bị chính người thân bạo hành. 2 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Thứ hai, văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt Nam đối với việc người lớn đánh trẻ con được xem là bình thường. Là chuyện riêng của mỗi nhà, không ai dám xen vào. Nhiều trường hợp không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Đây có thể nói là hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Bên cạnh ảnh hưởng đến thân thể, bạo hành thời nay còn có cả yếu tố lăng mạ về tinh thần, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác đến mức gây ra những chứng bệnh về thần kinh, tự kỷ... Đây là hiện tượng đi ngược lại với đạo đức của người Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Vì vậy, nên xem xét một cách nghiêm túc cách nuôi dạy con theo văn hóa này. Thứ ba, pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe với hành vi bạo hành trẻ em và cũng chưa có quy định xử phạt chính quyền địa phương nơi để xảy ra bạo hành trẻ em. Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta có hệ thống pháp luật, có các tổ chức nhân quyền, bảo vệ trẻ em mà tình trạng bạo hành trẻ em vẫn không giảm bớt. Các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền địa phương đã ở đâu khi những đứa trẻ bị bạo hành? Thứ tư, huyện Thường Tín bên cạnh những mặt tích cực do kinh tế mang lại thì còn có không ít những mặt tiêu cực như tệ nạn xã hội, ma túy mại dâm,… Tuy nhiên, đáng lưu ý hơn cả là nạn bạo hành trẻ em. Mặc dù, lãnh đạo UBND cấp huyện, cấp xã đã có nhiều hướng chỉ đạo nhằm xóa bỏ triệt để tình trạng trên nhưng vẫn còn tồn tại một số trường hợp thường xuyên đánh đập con cái. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là giải quyết vấn đề tình huống đặt ra thấu tình, đạt lý, mang lại niềm tin cho nhân dân, đồng thời là cơ sở để tham khảo áp dụng cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Để đạt được mục tiêu trên, tiểu luận hướng tới thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: - Mô tả đa chiều tình huống bạo hành trẻ em trên địa bàn huyện Thường Tín. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân và hậu quả. 3 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai - Xác định mục tiêu xử lý tình huống từ đó xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. - Lựa chọn phương án tối ưu, tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. - Đưa ra kết luận và kiến nghị. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập: Thông qua phỏng vấn đối tượng, phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ cấp xã và cán bộ huyện, lãnh đạo phụ trách chuyên môn về trẻ em. Thông qua tài liệu lưu trữ ghi chép sự việc. Phương pháp phân tích: Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trong quá trình nghiên cứu vấn đề tình huống đặt ra; vận dựng phương pháp so sánh khi lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp trình bày kết quả: Tiểu luận có sử dụng hệ thống bảng biểu trong quá trình lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu hành vi bạo hành trẻ em trên địa bàn huyện Thường Tín (xã Tiền Phong) năm 2015. Bố cục của tiểu luận Ngoài mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 3 phần: Phần 1: Lời mở đầu, trong đó, nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Phần 2: Nội dung của tiểu luận, trong đó, tiểu luận mô tả tình huống bạo lực trẻ em từ đó xác định mục tiêu xử lý tình huống, phân tích nguyên nhân và hậu quả; xây dựng phương án giải quyết và lập kế hoạch cho phương án tối ưu. Phần 3: Kết luận và kiến nghị 4 Tiểu luận cuối khoá II. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN 2.1. Mô tả tình huống Nguyễn Thị Ngọc Mai Ông Nguyễn Văn Vinh sinh năm 1975 sống tại xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông Vinh mới chỉ học hết cấp 2, công việc của ông là đi phụ hồ cho các công trình. Công việc rất vất vả, có khi làm đến 9 giờ tối và làm cả ngày chủ nhật. Ông lấy vợ khi ông 20 tuổi và sinh được ba người con, cả ba đều là con gái. Vợ ông cũng không có nghề nghiệp ổn định, phải đi làm thuê, may gia công cho một vài cơ sở may tư nhân trong làng nhưng lại hay đau ốm nên tiền công cũng không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Là con trai trưởng trong nhà, ông Vinh rất mong mỏi có con trai để nối dõi. Công việc vất vả, nợ nần chồng chất và gia đình không được như ý muốn nên ông tỏ ra chán nản, bế tắc. Thu nhập không ổn định cùng với suy nghĩ xem nhẹ con gái, các con của ông cũng không được đi học. Hàng xóm của gia đình ông Vinh chia sẻ, không ít lần nghe thấy ông chửi bới vợ con và tiếng khóc của trẻ con trong nhà. Họ cho rằng đó chỉ là chuyện riêng của gia đình ông Vinh nên không can thiệp và việc dùng roi vọt cũng chỉ là cách giáo dục bình thường. Tình trạng trên kéo dài trong một thời gian dài, cho đến ngày 19/05/2015, cô con gái út bị ông dùng điếu cày đánh gẫy tay, thâm tím khắp người và phải đi cấp cứu chỉ vì cháu sơ ý làm vỡ cốc chén trong khi cháu mới có 5 tuổi. Thấy tình trạng con gái như vậy, ông Vinh nhanh chóng đưa con đi bệnh viện và có phần hối hận vì hành động của mình. Khi xuống địa phương giải quyết sự việc, cán bộ phòng Lao động TB&XH huyện có dịp được trò chuyện với con gái thứ 2 của ông Vinh. “Bố quát mắng, đập phá đồ đạc”, “Bố hay tức vô lý”, “Bố chửi mắng mẹ nhiều”, “Bố đánh mẹ”,…là những miêu tả của em khi được hỏi về bố. Ấn tượng của em về bố là bàn nhậu, những chai rượu và mâm cơm tan hoang. 5 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Và khi làm việc với UBND xã Tiền Phong về sự việc này, lãnh đạo xã cho biết, trước đó, chính quyền địa phương đã nhiều lần mời ông lên trụ sở xã để làm việc khi được nghe phản ánh nhưng không lần nào ông có mặt. Mặc dù, ông Vinh đã xử lý ngay hậu quả đã gây ra cho con gái mình và nhận khuyết điểm nhưng vẫn phải xem xét, tìm ra phương án xử lý rõ ràng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và mang lại niềm tin cho nhân dân để hành vi bạo hành trẻ em không còn tái diễn. 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của vấn đề tình huống đặt ra, cần xác định mục tiêu xử lý tình huống như sau: - Mục tiêu cao nhất là giải quyết vụ việc thấu tình đạt lý, mang lại niềm tin cho nhân dân, đồng thời là cơ sở để tham khảo áp dụng cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo xử lý nghiêm minh, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. - Bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân. Xử lí đúng người, đúng tội, xác định rõ ràng và cụ thể trách nhiệm về vật chất và tinh thần đối với ông Vinh. Ngoài ra, còn phải tính đến hoàn cảnh gia đình của gia đình ông Vinh. - Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Dựa vào hoàn cảnh kinh tế của gia đình ông Vinh để cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ mà vẫn đảm bảo tính răn đe. 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả Phân tích nguyên nhân: Hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người của ông Vinh do nhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, do tư tưởng và suy nghĩ gia trưởng bảo thủ là phải có con trai để nối dõi nên khi vợ sinh con gái ông tỏ ra chán nản. Là một người không được học hành tử tế nên trong tư tưởng và tính cách ông Vinh đều cho rằng đánh đập 6 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai vợ con là quyền của người chồng và không sinh được con trai là trách nhiệm của người vợ. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành vi của đối tượng và là một yếu tố cơ bản trong giải quyết vấn đề cho đối tượng. Thứ hai, do sự không kiên quyết trong giải quyết vấn đề của chính quyền địa phương. Rất nhiều lần chính quyền địa phương chỉ nhắc nhở đối tượng mà không có biện pháp ngăn chặn triệt để. Chính vì vậy, cũng đã một phần tiếp tay cho đối tượng càng lún sâu hơn vào những sai lầm của mình. Thứ ba, do kinh tế gia đình của đối tượng còn gặp nhiều khó khăn, cả hai vợ chồng đều không có công ăn việc làm ổn định, người vợ thì ốm đau liên miên tốn nhiều chi phí chạy chữa nên kinh tế gia đình đã khó nay còn khó hơn. Thứ tư, do gia đình hai bên nội ngoại chưa thật sự quan tâm đến con cháu. Hàng xóm láng giềng ngại can thiệp chuyện riêng của gia đình người khác. Thứ năm, do người vợ và các con không có ý thức được rằng việc mình bị đánh là sai nên cứ chịu đựng như vậy. Người vợ cũng quá nhẫn nhục, các con còn quá nhỏ dại để biết cách chống lại những trận đòn roi từ người bố vũ phu. Năm nguyên nhân dù là sự yếu kém của cá nhân hay tổ chức, sự thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương hay sự thiếu hiểu biết của đối tượng thì hậu quả vẫn là những sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho những đứa trẻ. Phân tích hậu quả: - Về phía đối tượng bị bạo hành: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra bạo lực và xâm hại trẻ em có thể để lại những hậu quả năng nề tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Nó làm giảm khả năng học tập, nhận thức và hòa nhập xã hội, tác động tới cuộc sống sau này của mỗi con người. Như vậy, bạo hành ngay trong gia đình, bố mẹ vô hình chung chính là người đã tạo ra những hệ lụy cho con em mình sau này. - Do sự không kiên quyết trong giải quyết vấn đề của chính quyền địa phương nên gây sự mất uy tín của cơ quan Nhà nước, của cán bộ công chức và giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong xã hội. 7 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai - Ảnh hưởng xấu về xã hội Thứ nhất, bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với tất cả các thành viên khác trong gia đình. Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Thứ hai, bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục. Bởi lẽ, trẻ em bị bạo hành thường có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập. Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và giáo dục đúng mức thì các em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội. Thứ ba, bạo lực gia đình còn tăng thêm gánh nặng lên vai các cơ quan pháp luật. Điều này thể hiện qua việc pháp luật của hầu hết các quốc gia hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia đình ở những mức độ khác nhau là những hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi có hành vi bạo lực xảy ra, các quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử, có rất nhiều vụ án là hậu quả của bạo lực gia đình tốn rất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước. Thứ tư, bạo hành trẻ em gây suy giảm chất lượng nguồn lao động sau này, gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế. 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống Cơ sở lý luận để giải quyết tình huống: Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Trong đó, bạo hành trẻ em là một trường hợp của bạo lực gia đình. Trong những năm qua, nhằm thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1990, Quốc hội đã ban hành, bổ 8 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai sung, sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng quy định nhiều nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung này. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, một số địa phương đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đó có phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; lồng ghép các mục tiêu về trẻ em (trong đó có mục tiêu về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em) vào Nghị quyết của HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phân tích tình huống Ông Nguyễn Văn Vinh trong thời gian dài đã có những hành vi ngược đãi, đánh đập con cái. Theo Điểm a, khoản 1, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007: “1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng”. Theo quy định của pháp luật ông Vinh có thể phải chịu một trong những hình phạt sau: Theo Điều 9, Nghị định 110/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình: “Điều 9. Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.” Theo Điều 104, 110 Bộ Luật hình sự: “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% ... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” “Điều 110. Tội hành hạ người khác 9 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai 1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật”. Tuy nhiên, xét thấy đối tượng đã có thái độ thành khẩn hối lỗi, xét theo những tình tiết giảm nhẹ theo Điều 5 Nghị định 110/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, ông Vinh đã có thái độ thành khẩn hối lỗi và tự nguyện khắc phục hậu quả, bên cạnh đó một phần là do trình độ nhận thức kém, suy nghĩ lạc hậu. “Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ 1. Người có hành vi bạo lực gia đình đã tự hạn chế, làm giảm bớt tác hại của hành vi bạo lực hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. ... 7. Thực hiện hành vi bạo lực gia đình do trình độ lạc hậu.” Do đó ông Nguyễn Văn Vinh sẽ bị xử lý theo một trong các hình phạt sau theo Điều 42 và Điều 43 Luật phòng chống bạo lực gia đình như sau: “Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” “Điều 43. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 1. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu 10 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 2. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.” Lựa chọn phương án tối ưu Căn cứ vào cơ sở lý luận và những tình tiết, diễn biến hành vi vi phạm của ông Vinh, có thể tham khảo 3 phương án sau: Phương án 1 Vê vật chất: Phạt tiền ông Nguyễn Văn Vinh từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình theo Điều 9 của Luật phòng chống bạo lực gia đình. Về xử lý hình sự: Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 3 năm ông Vinh theo Điều 104, 110 Bộ Luật hình sự. Ưu điểm: - Xử lý nghiêm minh đúng người đúng tội, nhằm ngăn chặn những hành vi gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của ngươi khác trong cộng đồng, thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật. - Có tác dụng răn đe những ngươi có ý định vi phạm. - Đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng xã hội. Nhược điểm: - Chưa tính đến yếu tố tình cảm trong xử lý, mang tính khuôn mẫu và cứng nhắc. - Chưa tính đến những tình tiết giảm nhẹ tội cho ông Vinh, hơn nữa ông là lao động chính trong gia đình, kinh tế gia đình phụ thuộc rất nhiều vào ông. 11 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Phương án 2 Về bồi thường vật chất: Không phạt tiền ông Vinh vì hành vi bạo hành của ông gây ra cho con ông theo Điều 9 của Luật phòng chống bạo lực gia đình. Về xử lý vi phạm: Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục nếu ông Nguyễn Văn Vinh thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 42 và Điều 43 Luật phòng chống bạo lực gia đình. Ưu điểm: Có tính đến yếu tố tình cảm trong xử lý nên mềm dẻo, linh hoạt hơn phương án 1. Nhược điểm - Quyết định quản lí chưa mang tính thuyết phục. - Chưa thực sự ngăn chặn triệt để được hành vi vì không có tính răn đe cao, vẫn có khả năng tái phạm. Phương án 3 Về vật chất: Cũng như phương án 1, phạt tiền ông Nguyễn Văn Vinh từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình theo Điều 9 của Luật phòng chống bạo lực gia đình. Về xử lý vi phạm: Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục nếu ông Nguyễn Văn Vinh thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 42 và Điều 43 Luật phòng chống bạo lực gia đình. Nhấn mạnh mức phạt nếu ông Nguyễn Văn Vinh tiếp diễn hành vi tương tự theo Điều 104, 110 Bộ Luật hình sự để răn đe. 12 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Sử dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục để thay đổi suy nghĩ về sự phân biệt đối xử giới tính, nâng cao trách nhiệm của ông Vinh với gia đình. Tạo công việc ổn định, phù hợp cho gia đình ông Vinh để nâng cao chất lượng sống, có thu nhập để chăm lo cho con cái. Khuyến khích, động viên để con cái ông Vinh được tiếp tục đi học; hỗ trợ kinh phí học tập. Ưu điểm: - Kết hợp được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của phương án 1 và 2. - Đảm bảo giải quyết vấn đề tình huống đặt ra thấu tình, đạt lý; thuyết phục mang lại niềm tin cho nhân dân, đồng thời là cơ sở để tham khảo áp dụng cho các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai. - Không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, mà còn đảm bảo giải quyết triệt để, mang lại hiệu quả lâu dài. Xuất phát từ nguồn gốc của vấn đề để đưa ra phương án giải quyết. Nhược điểm: Để đạt hiệu quả, cần có sự cố gắng bền bỉ, lâu dài. Sau khi nghiên cứu những ưu, nhược điểm của 3 phương án. Phương án 3 có thể được coi là phương án tối ưu để áp dụng với hành vi vi phạm do ông Vinh gây ra. Do: - Đáp ứng được nhiều mục tiêu giải quyết tình huống, phương án 3 vừa đảm bảo tuân thủ các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan của Nhà nước, vừa có tính yếu tố thân nhân của ông Vinh. Quyết định xử lý ở phương án này sẽ tạo nên sự đồng tình trong dư luận và có tác dụng răn đe, giáo dục với các đối tượng khác. - Phương án 3 có tính khả thi cao, đảm bảo được thực hiện và đem lại hiệu quả lâu dài. So với phương án 1, quá nặng nề về lý và phương án 2 chỉ thiên về tình thì phương án 3 ngoài tác dụng răn đe còn có ý nghĩa giáo dục, tạo cơ hội có ông Vinh nhận ra được lỗi lầm, đồng thời còn có ý nghĩa nhân văn. Như vậy, việc lựa chọn Phương án 3 là thỏa đáng. 13 Tiểu luận cuối khoá 2.5. Nguyễn Thị Ngọc Mai Lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn Công tác tổ chức thực hiện Phương án 3 cũng vẫn phải được tiến hành theo đúng trình tự qui định của luật pháp. Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, trình tự tiến hành gồm các bước sau: Bước 1: Công an xã tiến hành mở rộng thanh tra để thu thập thêm thông tin về đối tượng có liên quan tới vụ việc đã nêu. Các thông tin thu thập được sẽ là căn cứ quan trọng để ra quyết định xử lý về vật chất và hành chính đối với ông Vinh. Bước 2: Trên cơ sở chứng cứ đã thu thập được. UBND xã Tiền Phong thành lập Hội đồng xử lý vi phạm hành chính gồm: Chủ tịch Hội đồng là chủ tịch UBND xã Tiền Phong hoặc Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong; Đại diện Hội LHPN xã, MTTQ xã, Đoàn Thanh niên xã, Hội CCB xã; Đại diện Ban Công an xã; Đại diện công chức phụ trách TBXH. Bước 3: Sau khi thành lập, Hội đồng xử lý vi phạm hành chính tiến hành trên cơ sở tổng hợp chứng cứ báo cáo của Công an xã để xác định trách nhiệm vật chất và trách nhiệm hình sự - dân sự của ông Vinh. Bước 4: Ngay sau khi chứng cứ đã thu thập được đầy đủ. Hội đồng xử lý vi phạm hành chính tiến hành họp để thống nhất phương án xử lý theo quy định. Hội đồng gửi giấy triệu tập ông Vinh và những người có liên quan trong thời gian chậm nhất là 7 ngày trước khi Hội đồng xử lý vi phạm hành chính, trong giấy trên ghi rõ yêu cầu những người bị xử lý phải viết bản tường trình. Nếu sau hai lần triệu tập mà ông Vinh và những người có liên quan vẫn vắng mặt thi Hội đồng xử lý vi phạm hành chính UBND xã Tiền Phong vẫn tiến hành họp để xem xét và kiến nghị hình thức xử lý. Trình tự tiến hành cuộc họp Hội đồng được tiến hành theo qui định tại Điều 19, Nghị định số 97-1998/NĐ-CP. 14 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Bước 5: - Hội đồng xử lý vi phạm hành chính UBND xã Tiền Phong căn cứ trên các chứng cứ, căn cứ vào luật pháp và có tính đến yếu tố nhân thân của ông Vinh sẽ ra quyết định xử phạt như Phương án 3 đã trình bày ở trên. Sau đó, sẽ ra Quyết định của Hội đồng xử lý vi phạm hành chính, biên bản của Hội đồng và các hồ sơ tài liệu có liên quan sẽ được trình UBND xã Tiền Phong. Chủ tịch UBND xã Tiền Phong là người ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với ông Vinh. Thời hạn quyết định chậm nhất là 7 ngày kể từ khi Chủ tịch UBND xã nhận được hồ sơ, tài liệu của Hội đồng xử lý vi phạm hành chính. - Cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện tham gia tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để thay đổi suy nghĩ của ông Vinh về bình đẳng giới. Kết hợp với UBND xã giới thiệu trung tâm, các cơ sở giáo dục; tạo công việc ổn định cho gia đình ông Vinh. Bước 6: Chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xứ lí xử lý vi phạm hành chính và quyết định thi hành xử lý vi phạm hành chính ông Vinh vào hồ sơ lưu tại Văn phòng xã Tiền Phong. Trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể: Ban công an xã có trách nhiệm thực hiện quyết định xử lý và gửi cho ông Vinh một bản quyết định và có trách nhiệm thông tin cho những người có liên quan biết về nội dung quyết định xử lý ông Vinh. Bước 7: Trường hợp ông Vinh cho rằng quyết định xử lý là chưa thỏa đáng, ông Vinh có quyền khiếu nại về quyết định xử lý đối với mình lên UBND huyện, Tòa án theo qui định tại điều 48, 49, 50 và điều 51 của Luật Khiếu nại tố cáo. Các cơ quan trên khi nhận được khiếu nại của công chức, phải có trách nhiệm xem xét, trả lời ông Vinh theo qui định tại điều 51, 52, 53, và điều 55 của Luật Khiếu nại, tố cáo. Bước 8: Hội đồng xử lý vi phạm hành chính họp rút kinh nghiệm. 15 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Kế hoạch thực hiện được thể hiện bảng dưới đây: Bước 1 Nội dung công việc Chủ thể thực hiện Tiến hành mở rộng thanh tra để thu thập thêm thông tin về Công an xã đối tượng có liên quan tới vụ Thời Điều kiện cần gian thiết để thực hiện Khoanh vùng thu thập thông tin 10 ngày không quá rộng việc hoặc quá hẹp UBND xã, đại diện 2 3 4 Thành lập Hội đồng xử lý vi hội LHPN, MTTQ, 1 ngày phạm hành chính ĐTN, CCB xã, cán bộ LĐTBXH Có đầy đủ các bên liên quan Tổng hợp chứng cứ báo cáo Hội đồng xử lý vi 2-3 của Công an xã phạm hành chính ngày Có nguồn dữ liệu đầy đủ, cần thiết Họp thống nhất phương án xử lý theo quy định; gửi giấy Hội đồng xử lý vi 7 ngày triệu tập ông Vinh và những phạm hành chính Có đầy đủ các thành viên trong người có liên quan Ra quyết định xử phạt 5 - Hội đồng xử lý vi 7 ngày Có sự thống nhất phạm hành chính sau khi trong việc ra quyết - Tuyên truyền, giáo dục, - Phòng Lao động lập biên định thuyết phục TB&XH huyện bản Chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xứ lí xử lý vi Hội đồng xử lý vi 6 7 8 Hội đồng phạm hành chính và quyết phạm hành chính; 2 ngày định thi hành xử lý vi phạm Công an xã; Văn hành chính lưu tại Văn phòng phòng UBND xã xã Tiền Phong Khiếu nại về quyết định xử lý UBND huyện nếu ông Vinh cho rằng quyết Tòa án định xử phạt chưa thỏa đáng Hội đồng xử lý vi phạm hành Hội đồng xử lý vi chính họp rút kinh nghiệm phạm hành chính Hoàn thiện hồ sơ và quyết định được thực thi Sau khi Nếu có khiếu nại ra quyết của ông Vinh định 1 ngày Báo cáo tổng kết 16 Tiểu luận cuối khoá III. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kiến nghị Nguyễn Thị Ngọc Mai Bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bạo hành, lạm dụng là vấn đề không của riêng ai mà là trách nhiệm chung của cộng đồng, của toàn xã hội. Đối với cơ quan trung ương Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng chống bạo lực đối với trẻ em, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội cần tăng cường giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 để chuẩn bị cho việc sửa đổi bổ sung vào năm 2014, trong đó chú trọng những quy định về độ tuổi trẻ em; xây dựng định nghĩa về các hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em; quy định trách nhiệm và sự phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nước với các bộ, ngành hữu quan và chính quyền các địa phương; ban hành chính sách, pháp luật để bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi trẻ em (ưu tiên nhóm trẻ em yếu thế trên cơ sở tiếp cận quyền trẻ em)... Sửa đổi Bộ luật Hình sự để điều chỉnh đầy đủ các hành vi bạo lực trẻ em, tăng cường các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật để giáo dục, phục hồi tại cộng đồng, tăng cường các biện pháp xử lý không mang tính giam giữ; sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự để quy định các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử nhạy cảm với trẻ em, tránh gây tổn thương thêm về tâm lý cho trẻ em là nạn nhân bị bạo lực trong quá trình tố tụng. Nhà nước cần quan tâm và dành tỷ lệ kinh phí thỏa đáng hơn khi phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực xâm hại nói riêng; quyết định mục chi ngân sách nhà nước hàng năm dành riêng cho công tác bảo vệ trẻ em. Nhiều ý kiến đề nghị thành lập Ủy ban Quốc gia về trẻ em; tăng cường năng lực và thẩm quyền cho bộ phận thường trực Ủy ban này nhằm nâng cao 17 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai hiệu quả quản lý Nhà nước về trẻ em và làm đầu mối phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chính phủ cần đầu tư, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình và cộng đồng, đảm bảo sự đồng bộ, chất lượng để bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực, xâm hại; có cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ chăm sóc trẻ em tại cộng đồng để hạn chế việc đưa trẻ đến các cơ sở chăm sóc tập trung; phát triển, nhân rộng các mô hình dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại… Đối với cơ quan địa phương Hàng năm, duy trì tổ chức chương trình Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương. Trong đó, nhấn mạnh tới chủ đề “Hành động vì một xã hội không bạo lực và không xâm hại trẻ em”, đây là dịp phát động toàn xã hội chung tay bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại, bóc lột để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được phát triển toàn diện. Cần hướng tới những giải pháp chủ yếu như thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương để giảm bớt gánh nặng mưu sinh, từ đó các gia đình sẽ có cơ hội chăm sóc con cái nhiều hơn, giảm nguy cơ trẻ em bị bỏ mặc. Song song với đó là tiếp tục đẩy mạnh truyền thông tại địa phương để nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của nhà trường, cộng đồng và chính bản thân trẻ em trong việc phòng ngừa những hành vi xâm hại. Đồng thời cần quan tâm và củng cố hệ thống cán bộ, hệ thống dịch vụ chăm sóc trẻ em; xây dựng cơ sở dữ liệu, bám sát trẻ có nguy cơ cao, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt... Về phía gia đình Trước khi kết hôn, mỗi cặp vợ chồng nên bắt buộc phải tham gia các chương trình về các lớp về kỹ năng chăm sóc, gìn giữ hạnh phúc gia đình như: lớp tiền hôn nhân, chăm sóc và nuôi dạy con cái... 18 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Xây dựng gia đình hạnh phúc, không có bạo lực gia đình thì gia đình mới chính là chiếc nôi nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn trong sáng thánh thiện cho trẻ. Dưới góc độ gia đình, vì mong muốn con trẻ nghe lời tuyệt đối và thỏa mãn mọi tham vọng của cha mẹ hoặc dùng con để trút giận nên đã không kiềm chế được cảm xúc và hành động tàn bạo với con trẻ. Để tránh những tình huống này, cha mẹ tránh để trẻ chứng kiến những trận mâu thuẫn xung đột của bố mẹ, biết thực hành kiềm chế bản thân để tránh gây tổn thương cho con từ những lời nói, hành vi nóng nảy gây ra. Khi cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện chưa theo ý mình thì tuyệt đối không đánh mắng trẻ mà cần xem xét lại xem có phải hành vi đó là xuất phát từ đâu để khuyên dạy con trẻ để trẻ thay đổi kịp thời. Để con ngoan ngoãn, phát triển toàn diện, thì việc giáo dục con cái là cần thiết ngay từ nhỏ bằng những cách giáo dục khoa học đầy yêu thương và nghiêm túc. Các bậc cha mẹ phải hiểu con, chia sẻ và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc sao cho phù hợp với lứa tuổi, giới tính và hoàn cảnh, dành nhiều thời gian để gần gũi con cái. Cha mẹ cần phải là tấm gương cho con cái học tập, biết kiềm chế, thậm chí phải bỏ thói quen bạo lực kể cả hành động và lời nói trong ứng xử giữa vợ chồng, đối với con cái và mọi thành viên khác trong gia đình. Trong trường hợp trẻ đã bị bạo hành, cha mẹ cần ý thức và thay đổi bản thân để an ủi và trấn an con, tạo dựng niềm tin trở lại nơi con trẻ bằng việc chăm sóc nhẹ nhàng, ân cần yêu thương. Tuyệt đối không lập lại hành vi bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Đối với các tổ chức đoàn thể xã hội Cần nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm truyền thông về kiến thức nuôi dạy con trẻ cũng như phổ biến các thông tin khoa học trong việc nuôi dạy con cái cũng như Luật bảo vệ quyền trẻ em. 19 Tiểu luận cuối khoá Nguyễn Thị Ngọc Mai Mọi cá nhân trong toàn xã hội Khi phát hiện các hành vi có bạo lực trẻ em cần thông báo đến các tổ chức toàn thể địa phương để kịp thời ngăn ngừa, giáo dục, xử lý các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong gia đình.Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thống về phòng, chống bạo lực nói chung, bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng trong cộng đồng dân cư. 3.2. Kết luận Trẻ em là những chủ nhân tương lai của cả đất nước, các em cần phải được bảo vệ, che chở, chăm sóc để phát triển toàn diện về nhân cách và đạo đức, có đầy đủ “đức” và “tài” để góp phần xây dựng đất nước trong tương lai. Vì thế, vấn đề bạo lực đối với các em có ảnh hưởng vô cùng lớn. Làm sao các em có thể phát triển đầy đủ và toàn diện trong khi gia đình - nơi các em được nuôi dưỡng và lớn lên lại chính là nơi gây ra những mất mát về thể xác và tinh thần cho các em. Tình huống trên đây chỉ là một trong số những hành vi bạo hành trẻ em. Rõ ràng, bạo hành đang có tác động tiêu cực đối với sự phát triển thể chất và sự hình thành nhân cách của trẻ em, để lại những hậu quả đau đớn dai dẳng về mặt thể xác, sự ám ảnh về tinh thần trong suốt cuộc đời của trẻ bị bạo hành. Bạo hành trẻ em là một vấn đề của gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, chúng ta cần sớm xây dựng những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn cũng như loại bỏ tệ nạn này ra khỏi cộng đồng văn hóa xã hội. Bạo hành trẻ em để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Do đó mà việc xóa bỏ Bạo hành trẻ em không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và quốc gia trong phòng, chống Bạo hành trẻ em. Chỉ khi nào công tác phòng, chống Bạo hành trẻ em được triển khai có hiệu quả thì lúc đó gia đình mới được coi là chốn yên bình và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình và chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan