Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận xử lý tình huống xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa b...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn xã đông dư, huyện gia lâm.

.PDF
23
2571
125

Mô tả:

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A - 2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống: “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn xã Đông Dƣ, huyện Gia Lâm” Họ và tên học viên: Tạ Quang Khánh Chức danh: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Kinh tế - UBND huyện Gia Lâm. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3 PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................ 5 I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG .................................................................................. 5 1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc .......................................................................... 5 1.2. Quá trình tổ chức thực hiện xử lý vi phạm trên......................................... 7 1.3. Quá trình tổ chức thực hiện Quyết định phạt hành chính .......................... 8 1.4 Nguyên nhân chƣa tổ chức thực hiện Quyết định xử phạt hành chính...... 8 II. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ......................... 9 2.1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.......................................................... 9 2.2. Cơ sở lý luận và tính pháp lý giải quyết tình huống ................................ 10 2.3. Các phƣơng án giải quyết tình huống ..................................................... 11 2.4. Chọn phƣơng án tối ƣu ........................................................................... 18 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 22 1 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trƣờng, Phòng Đào tạo, quý thầy cô giáo của Trƣờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trƣờng, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tiểu luận tình huống này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong nhà trƣờng đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp tận tình, tạo điều kiện cho tôi nhận thức đƣợc đầy đủ hơn và hoàn thành tốt tiểu luận này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ...... tháng 11 năm 2015 Ngƣời thực hiện Tạ Quang Khánh 2 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 PHẦN 1. MỞ ĐẦU Huyện Gia Lâm có diện tích 11.480ha, dân số trên 243.000 ngƣời, có 20 xã, 02 thị trấn, có sông Hồng, sông Đuống chảy qua hình thành ba khu vực Sông Hồng, Bắc Đuống và Nam Đuống với ba tuyến đê phòng lũ có tổng chiều dài 28.440m. Trên ba tuyến đê có 07 kè, 01 mỏ hàn, 06 cống qua đê và 20 cửa khẩu phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân. Cụ thể: - Tuyến đê tả Đuống dài 14.246m (từ K8+212-:-K22+458) có 04 kè: kè Yên Viên dài 80m, kè Dƣơng Hà dài 1.580m, kè Đổng Viên dài 850m, kè Thịnh Liên dài 1.733m và 04 cống qua đê: Cống Thôn, Dƣơng Hà, Đông Dƣ và Thịnh Liên. - Tuyến đê hữu Đuống dài 10.465m (từ K10+982-:-K21+447) có 02 kè: kè Lời dài 804m, kè Sen Hồ dài 2.200m, 01 mỏ hàn Vàng và 02 cống qua đê: cống Vàng mới và cống Dốc Lời. - Tuyến đê tả Hồng dài 3.729m (từ K73+555-:-K77+284) có kè Bát Tràng dài 1.217m. Trong những năm gần đây hầu hết mặt đê trên cả ba tuyến đê đã đƣợc đầu tƣ cứng hoá hóa mặt đê kết hợp giao thông, đáp ứng yêu cầu hộ đê và giao thông trong khu vực. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay nhu cầu về giao thông lớn nên các tuyến đƣờng đê nói chung đều trong tình trạng quá tải. Cả ba tuyến đê hầu hết đều đảm bảo mặt cắt ngang thiết kế song thực tế vẫn còn tồn tại những đoạn đê chƣa có cơ thƣợng lƣu, hạ lƣu, chƣa đảm bảo mặt cắt ngang thiết kế, đặc biệt có những đoạn đê nhà dân nằm sát chân đê, mái đê dẫn đến mặt cắt đê hàng năm biến dạng, ảnh hƣởng đến an toàn đê điều. Những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp, Bắc Bộ không có lũ lớn, các tuyến đê, kè không thƣờng xuyên đƣợc chống lũ, ẩn hoạ những mối nguy hiểm; việc khai thác cát trong lòng sông đã có những ảnh hƣởng đến dòng chảy nhƣ hạ lƣu kè Dốc Lời, Đổng Viên, Sen Hồ. Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều hồ, ao chứa nƣớc bị san lấp và thu hẹp, các khu công nghiệp, khu đô thị mới đang hình thành và phát triển nhanh tôn cao mặt bằng đã gây úng ngập cục bộ khó khăn cho công tác tiêu úng; tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình thuỷ lợi làm nhà, lều quán, lán tạm, bãi tập kết vật liệu xây dựng 3 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 …chƣa đƣợc xử lý dứt điểm là những khó khăn trong công tác phòng, chống thiên tai của huyện. Bảo đảm an toàn đê điều, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều đang là một vấn đề phức tạp trong giai đoạn hiện nay. Cùng với đó là thái độ thiếu quan tâm ở một số đơn vị dẫn tới sai phạm diễn ra nhiều nhƣng không đƣợc xử lý. Một số trƣờng hợp vi phạm pháp luật về đê điều nhƣng đơn vị quản lý đê điều địa phƣơng không có thẩm quyền xử lý, hay vƣợt khỏi thẩm quyền xử lý của cấp xã, cấp huyện làm cho thủ tục kéo dài, gây khó khăn trong công tác khắc phục. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ đê điều của một số ngƣời dân còn chƣa cao, dẫn tới tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, chỉ giới hành lang thoát lũ có nhiều diễn biến phức tạp. Việc xử lý triệt để các vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, chỉ giới hành lang thoát lũ là rất cần thiết. Xử lý tốt các vi phạm trong lĩnh vực đê điều không những góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật mà còn làm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đê điều, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra. Với kiến thức tích lũy trong quá trình học tập lớp bồi dƣỡng kiến thức ngạch chuyên viên và trong lĩnh vực công tác của bản thân phụ trách lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai, tôi lựa chọn tình huống “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn xã Đông Dư, huyện Gia Lâm 4 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 PHẦN 2. NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc Bà Nguyễn Thị A là chủ phƣơng án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi – Phát triển kinh tế theo hƣớng trang trại tại khu Bãi Cỏ tranh xã Đông Dƣ, huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Trong quá trình triển khai thực hiện các hạng mục trong phƣơng án đƣợc UBND huyện Gia Lâm phê duyệt bà Nguyễn Thị A đã cho mở rộng khu nhà sơ chế chế biến sản phẩm vƣợt so với quyết định phê duyệt là 300 m2 (quyết định phê duyệt là 100m2) nằm trong chỉ giới thoát lũ sông Hồng mà chƣa xin thỏa thuận cấp phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đồng thời trong quá trình thực hiện bà Nguyễn Thị A không làm hồ sơ xin bổ sung phƣơng án. Do đó, ngày 10 tháng 8 năm 2014, cán bộ quản lý trật tự xây dựng xã Đông Dƣ trong quá trình kiểm tra rà soát thống kê các phƣơng án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn phát hiện chủ hợp đồng thuê thầu đất thực hiện phƣơng án tại khu bãi cỏ tranh xã Đông Dƣ là bà Nguyễn Thị A, địa chỉ xã Đông Dƣ, huyện Gia Lâm, Hà Nội đang thực hiện việc xây dựng nhà sơ chế sản phẩm (công trình tạm dựng khung thép lợp tôn) trên diện tích đất thuê thầu nằm trong chỉ giới thoát lũ sông Hồng và chƣa đƣợc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thỏa thuận cho phép thực hiện các hạng mục phƣơng án liên quan đến đê điều. Phát hiện vụ việc trên, Hạt quản lý đê số 6 phối hợp với UBND xã Đông Dƣ lập Biên bản kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đê điều số 18/BB-HQLĐĐ6 đối với hành vi xây dựng nhà sơ chế sản phẩm vƣợt so với phƣơng án phê duyệt của bà Nguyễn Thị A. Cùng ngày, UBND xã Đông Dƣ phối hợp với Hạt quản lý đê số 6, Đội Thanh tra xây dựng huyện Gia Lâm tiến hành lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng. Tại thời điểm lập biên bản, bà Nguyễn Thị A đã có hành vi xây dựng nhà tạm vƣợt diện tích cho phép 300 m2 (trong phƣơng án đƣợc phê duyệt là 100), kết cấu công trình xây dựng bằng khung thép, xây tƣờng 110 m2 tƣờng cao 5 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 1,5m, trên lợp mái tôn tại vị trí ngoài bãi sông, tƣơng ứng với tuyến đê tả Hồng (K73+600), cách chân đê phía sông 700m. Ngày 12/8/2014, Hạt Quản lý đê số 6 đã ra Quyết định số 20/QĐĐCVPĐĐ về việc tạm đình chỉ hành vi vi phạm Luật đê điều của bà Nguyễn Thị A. Cũng trong ngày, UBND xã Đông Dƣ đã ban hành Quyết định số 100/QĐUBND về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng. Tuy nhiên, đến ngày 20 /8/2014, hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị A vẫn chƣa đƣợc xử lý, bà Nguyễn Thị A không thực hiện theo nội dung các biên bản vi phạm đã lập và không thực hiện theo Quyết định tạm đình chỉ do Hạt quản lý đê số 6 và Quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng của UBND xã Đông Dƣ; đồng thời bà Nguyễn Thị A vẫn tiếp tục cho dựng tiếp 04 cột thép tròn (Ø 90) cao từ 4 đến 6m để chuẩn bị xây dựng nhà sơ chế sản phẩm trên diện tích đất 300 m2. Xác định đây là vụ việc có tính chính phức tạp, cùng ý kiến của Hạt Quản lý đê số 6 và Đội Thanh tra xây dựng huyện; việc xây dựng các công trình trên của bà Nguyễn Thị A là vi phạm Luật đê điều (theo Khoản 10 Điều 7 của Luật Đê điều), Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ và vi phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ. Đồng thời hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị A cố tình chống đối các quyết định hành chính của cơ quan thi hành pháp luật. Xác định đây là vụ việc vi phạm phức tạp: Hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên đƣợc xem xét xử lý theo Điểm a, Khoản 5 và Điểm a, b Khoản Điều 12 của Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt. Theo Điểm b, Khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên đã vƣợt thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã. Do đó, ngày 21/8/2014 Hạt Quản lý đê số 6 đã có Văn bản số 26/HQLĐ6-VP gửi UBND huyện Gia Lâm và UBND xã Đông Dƣ về việc đề nghị xử lý vi phạm Luật Đê điều đối với hành vi vi phạm của bà Nguyễn 6 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 Thị A nêu trên. Cùng ngày, UBND xã Đông Dƣ đã có báo cáo số 89/UBND-BC đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ tới UBND huyện Gia Lâm. Sau khi nhận đƣợc hồ sơ vụ việc UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn: Kinh tế, Tƣ pháp, Tài nguyên & Môi trƣờng, Thanh tra huyện và Đội Thanh tra xây dựng huyện phối hợp với UBND xã Đông Dƣ để xử lý vụ việc. Đồng thời giao cho phòng Kinh tế tham mƣu cho UBND huyện thành lập tổ công tác kiểm tra xử lý, vi phạm đối với hộ gia đình bà Nguyễn Thị A. 1.2. Quá trình tổ chức thực hiện xử lý vi phạm Ngày 21/8/2014, tổ công tác của huyện gồm các phòng ban chuyên môn của huyện gồm: Kinh tế, Tƣ pháp, Tài nguyên & Môi trƣờng, Thanh tra huyện và Đội Thanh tra xây dựng huyện phối hợp với UBND xã Đông Dƣ và Hạt Quản lý đê số 6 tổ chức cuộc họp thảo luận để xử lý vụ việc trên. Tại thời điểm xử lý vi phạm trên Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 đã có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/07/2013. Tuy nhiên, Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt. Các đơn vị xác định rõ việc xây dựng các công trình nhà sơ chế sản phẩm (vƣợt 300m2) của bà Nguyễn Thị A là vi phạm Luật Đê điều (theo Khoản 5 Điều 7 của Luật Đê điều) và theo Điểm a, Khoản 5 và Điểm a, b Khoản Điều 12 của Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện. Các đơn vị thống nhất tham mƣu, trình Chủ tịch UBND huyện ban hành Quyết định xử phạt hành chính với bà Nguyễn Thị A. Căn cứ Tờ trình số 156/TTr-UBND ngày 25/8/2014 của UBND xã Đông Dƣ; Tờ trình số 123/TTr-TCT ngày 25/8/2014 của tổ công tác huyện về việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của bà Nguyễn Thị A, địa chỉ xã Đông Dƣ, huyện Gia Lâm, Hà Nội về việc xây dựng mở rộng khu nhà sơ chế chế biến 7 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 sản phẩm vƣợt so với quyết định đƣợc phê duyệt trên diện tích đất thuê thầu nằm trong chỉ giới thoát lũ sông Tả Hồng và chƣa xin thỏa thuận về đê điều với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Quyết định số 989/QĐ-XPHC ngày 28/8/2014 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều với mức phạt tiền là 50.000.000 đồng và buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm, buộc khôi phục tại trình trạng ban đầu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận Quyết định. 1.3. Quá trình tổ chức thực hiện Quyết định phạt hành chính Sau khi UBND huyện ban hành Quyết định số 989/QĐ-XPHC ngày 28/8/2014, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho UBND xã Đông Dƣ và các phòng ban ngành chuyên môn có trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Ngày 29/8/2014 UBND xã Đông Dƣ đã gửi trực tiếp Quyết định xử phạt hành chính của UBND huyện Gia Lâm cho bà Nguyễn Thị A, có biên bản bàn giao cụ thể. Bà Nguyễn Thị A đã nhận Quyết định và ký vào biên bản. Tuy nhiên, hết thời hạn 60 ngày mà bà Nguyễn Thị A vẫn không chấp hành Quyết định xử phạt hành chính của UBND huyện Gia Lâm. Ngày 28/10/2014 UBND xã Đông Dƣ đã tiến hành lập biên bản hiện trạng chƣa tự tháo dỡ công trình vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; chủ vi phạm vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm Luật đê điều và vi phạm trật tự xây dựng; Kho bạc nhà nƣớc huyện Gia Lâm xác nhận bà Nguyễn Thị A chƣa chấp hành hình phạt chính với số tiền nộp phạt là 50.000.000 đồng. 1.4 Nguyên nhân chƣa tổ chức thực hiện Quyết định xử phạt hành chính. a) Nguyên nhân khách quan Quyết định số 989/QĐ-XPHC ngày 28/8/2014 của Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm là Quyết định cuối cùng giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều (là một quyết định hành chính) đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Luật Đê điều và theo Điểm a, Khoản 5 và Điểm a, b Khoản Điều 12 của Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về 8 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Về nguyên tắc khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật thì các bên phải có nghĩa vụ chấp hành thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc tổ chức thực hiện thƣờng gặp rất nhiều khó khăn mặc dù đã có Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc họp bàn tổ chức thực hiện đã nhiều lần đƣợc tiến hành nhƣng ý kiến các ngành liên quan vẫn chƣa thống nhất, có nhiều quan điểm khác nhau. b) Nguyên nhân chủ quan - Mặc dù hàng năm, theo kế hoạch kiểm tra các Phƣơng án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn, UBND xã Đông Dƣ đã thành lập các đoàn kiểm tra các phƣơng án theo quy định. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát chủ đầu tƣ thực hiện phƣơng án của UBND xã Đông Dƣ chƣa thƣờng xuyên và chủ động, không phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc chủ đầu tƣ xây dựng các công trình không đúng nội dung phƣơng án đƣợc UBND huyện phê duyệt. - Hạt Quản lý đê số 6 chƣa kiên quyết xử lý dứt điểm hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị A ngay từ thời điểm ban đầu. - Bà Nguyễn Thị A mặc dù là ngƣời địa phƣơng nhƣng do đặc thù công việc nên không thƣờng xuyên có mặt cố định ở một vị trí. Mặt khác, với thái độ thiếu hợp tác nên việc vận động bà Nguyễn Thị A chƣa thực sự đạt hiệu quả cao. Cùng với chi phí phá dỡ công trình đã xây dựng trái phép quá lớn, khiến chủ thể vi phạm khó khăn trong công tác tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên. II. CÁC PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2.1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống - Đảm bảo xử lý kịp thời vi phạm về đê điều, tránh gây hậu quả nghiêm trọng. - Giảm tối đa các mức thiệt hại về kinh tế (nếu có), bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích chính đáng của công dân. 9 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 - Giải quyết hài hoà giữa các lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích kinh tế - xã hội và tính pháp lý. - Tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2.2. Cơ sở lý luận và tính pháp lý giải quyết tình huống a. Tính bắt buộc buộc phải tổ chức thực hiện Quyết định. - Quyết định số 989/QĐ-XPHC của Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều đã có hiệu lực pháp luật, buộc chủ thể vi phạm phải có nghĩa vụ chấp hành; UBND xã Đông Dƣ, và các phòng, ban ngành chuyên môn thuộc UBND huyện Gia Lâm phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện. - Khoản 5 Điều 7 của Luật Đê điều quy định rõ hành vi bị nghiêm cấm là xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt. - Khoản 1 Điều 5 của Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 12/7/2007 của Chính phủ hƣớng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đã nêu rõ “Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo quy định của Nghị định này bao gồm: Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng”. b. Cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện * Về lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính: - Luật Tố tụng hành chính ngày 24/11/2010. - Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012. - Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội khóa 13 về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. - Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. * Về Lĩnh vực Đê điều - Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006; - Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. 10 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 * Lĩnh vực xây dựng: - Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 12/7/2007 của Chính phủ hƣớng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị; - Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; - Quyết định số 99/2007/QĐ-UB ngày 05/9/2007 của UBND thành phố Hà Nội về kiện toàn, củng cố về tổ chức thanh tra xây dựng quận, huyện và thí điểm thành lập thanh tra xây dựng xã, phƣờng, thị trấn tại thành phố Hà Nội. * Văn bản nghiên cứu liên quan - Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13; - Luật tố cáo 03/2011/QH13; - Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; - Thông tƣ số 16/2010/TT-BTNMT, ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định trình tự, thủ tục cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 2.3. Các phƣơng án giải quyết tình huống 2.3.1. Phương án 1: Giả thiết sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của bà Nguyễn Thị A, Ngày 12/8/2014, Hạt Quản lý đê số 6 đã ra Quyết định số 20/QĐ-ĐCVPĐĐ về việc tạm đình chỉ hành vi vi phạm Luật đê điều của bà Nguyễn Thị A. Cũng trong ngày, UBND xã Đông Dƣ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-UBND về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng. Đồng thời UBND xã Đông Dƣ có báo cáo gửi UBND huyện xem xét quyết định. Sau khi nhận đƣợc hồ sơ của UBND xã Đông Dƣ, UBND huyện Gia Lâm giao cho phòng Kinh tế phối hợp với Hạt Quản lý đê số 6 và Đội thanh tra xây dựng huyện tiến hành xác minh, kiểm tra và báo cáo cụ thể với UBND huyện. 11 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 * Cơ sở pháp lý thực hiện Phƣơng án: Luật Đất đai năm 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP, ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về phát triển kinh tế trang trại; Chƣơng trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 05/8/2008 của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành "Quy định về một số chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội; Định hƣớng của Huyện ủy, HĐND – UBND huyện Gia Lâm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế trên địa bàn huyện; Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2008 của UBND huyện Gia Lâm ban hành “Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm”. * Kết quả sau khi kiểm tra Theo quyết định phê duyệt phƣơng án, tổng diện tích khu vực thực hiện phƣơng án của bà Nguyễn Thị A 13.752m2, là diện tích đất nông nghiệp do UBND xã quản lý; phƣơng án đƣợc bố trí sản xuất (diện tích trồng cây ăn quả, rau an toàn 6200 m2, nuôi thả cá 6.000 m2, nhà xƣởng sơ chế sản phẩm 100 m2, diện tích còn lại là các công trình phục vụ sản xuất nhƣ nhà bảo vệ, quản lý điều hành, nhà sơ chế sản phẩm, nhà kho, nhà nghỉ tạm cho ngƣời lao động, cứng hóa hệ thống mƣơng tiêu nƣớc). Mục tiêu của phƣơng án là đầu tƣ cải tạo lại mặt bằng, tổ chức trồng cây ăn quả, rau an toàn; thu gom sơ chế sản phẩm ổi Đông Dƣ nhằm từng bƣớc xây dựng nhãn hiệu ổi Đông Dƣ. Qua kiểm tra thực tế và theo báo cáo của UBND xã, Chủ đầu tƣ thực hiện phƣơng án; phƣơng án thực hiện theo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, phát triển sản xuất (trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản và dịch vụ sơ chế sản phẩm ổi 12 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 Đông Dƣ). Hiện hộ gia đình đã cải tạo lại toàn bộ khu vực thực hiện phƣơng án, cải tạo và nuôi thả cá, xây dựng nhà sơ chế sản phẩm, kho và khu vực tập kết sản phẩm diện tích vƣợt so với phƣơng án 300 m2 nhà sơ chế, kho; chƣa đầu tƣ xây dựng các công trình nhà bảo vệ, quản lý, giới thiệu sản phẩm. * Đánh giá hiệu quả phƣơng án Phƣơng án thực hiện theo mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, vừa phát triển sản xuất (trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản) kết hợp dịch vụ sơ chế sản phẩm ổi Đông Dƣ. Nhìn chung phƣơng án bƣớc đầu triển khai đã góp phần khắc phục việc để đất hoang hóa, tạo cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch, đẹp; giải quyết việc làm thƣờng xuyên cho một số lao động trong địa phƣơng, tăng nguồn thu cho ngân sách xã, tăng cƣờng công tác quản lý đất đai. Khi đầu tƣ thực hiện phƣơng án hộ gia đình đã thực hiện không đúng nội dung một số hạng mục công trình, sau khi triển khai thực hiện mới báo cáo UBND xã. Tuy nhiên theo ý kiến của các ngành và UBND xã việc hộ gia đình đầu tƣ xây dựng xƣởng sơ chế sản phẩm nông nghiệp góp phần rất quan trọng trong việc giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu ổi Đông Dƣ. * Đề xuất giải pháp giải quyết Hiện phƣơng án đang trong giai đoạn đầu tƣ hạ tầng phục vụ sản xuất, trong quá trình thực hiện có 01 công trình nhà sơ chế sản phẩm 300 m2 so với phƣơng án đƣợc duyệt. Trên địa bàn Huyện chƣa có rất ít cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lƣợng sản phẩm bán ra thị trƣờng đƣợc sơ chế, đóng gói tiêu thụ còn rất hạn chế do vậy việc hộ gia đình bà Nguyễn Thị A đầu tƣ mở rộng xƣởng sơ chế là phù hợp. Việc đầu tƣ phát triển việc sơ chế sản phẩm rau quả tại các vùng sản xuất là chủ trƣơng đang đƣợc thành phố khuyến khích hỗ trợ đầu tƣ. Căn cứ Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội về mô ̣t số chiń h sách thƣ̣c hiê ̣n Chƣơng triǹ h phát triể n nông nghiê ̣p ƣ́ng du ̣ng công nghê ̣ cao thành phố Hà Nô ̣i giai đoa ̣n 2016-2020. Do đó, đoàn công tác đề nghị UBND huyện giao cho phòng Kinh tế hƣớng dẫn UBND xã Đông Dƣ và Chủ đầu tƣ lập phƣơng án điều chỉnh bổ sung, đồng thời làm thủ tục xin thỏa thuận về đê điều với Sở Nông nghiệp và 13 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 PTNT Hà Nội trƣớc khi triển khai thực hiện phƣơng án nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển sản xuất, sơ chế sản phẩm của hộ, góp phần nâng cao thu nhập, thƣơng hiệu của sản phẩm ổi Đông Dƣ. Tuy nhiên trƣớc khi phƣơng án điều chỉnh đƣợc phê duyệt, yêu cầu chủ đầu tƣ không đƣợc tiến hành xây dựng các hạng mục công trình liên quan đến phƣơng án. 2.3.2. Phương án 2: Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã có hiệu lực pháp luật và hình thức phạt bổ sung khôi phục nguyên trạng * Cơ sở pháp lý thực hiện Phƣơng án: Căn cứ thẩm quyền của UBND huyện theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; Điều 264, Luật Tố tụng hành chính năm 2011 (Điều 264. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1. Khoản 2 Điều 136 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính; b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.” 2. Điều 138 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 138. Khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai 14 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. 2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”) Căn cứ Khoản 2, Điều 38, Điều 86, Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; Điều 3, Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt bão. Việc thực hiện Quyết định cƣỡng chế bao gồm cƣỡng chế hình phạt chính với số tiền xử phạt 50.000.000 đồng và hình phạt bổ xung khôi phục nguyên trạng theo Quyết định xử phạt hành chính trên. * Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Quyết định: Trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định là Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm; Chủ tịch UBND xã Đông Dƣ. Thủ trƣởng các cơ quan, ban ngành của huyện, cơ quan Công an, có trách nhiệm phối hợp với UBND xã Đông Dƣ tổ chức thực hiện Quyết định. * Các bƣớc tiến hành: - Ban hành Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản (nếu có): + Ngƣời thực hiện: Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm ban hành Quyết định thành lập Hội đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 37/2005/NĐ-CP, ngày 18/3/2005 của Chính phủ Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 26. Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã.) + Trong trƣờng hợp này, việc thành lập Hội đồng định giá tài sản là cần thiết và bắt buộc để áp dụng cƣỡng chế thực hiện hình phạt chính với số tiền 50.000.000 15 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 đồng. Đồng thời tiến hành cƣỡng chế khôi phục nguyên trạng, buộc phá dỡ công trình đã xây dựng và khắc phục việc gây cản trở dòng chảy và thoát lũ. - Tổ chức định giá tài sản trên đất: + Ngƣời thực hiện: Hội đồng định giá tài sản do Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm thành lập. + Trƣờng hợp công dân có tài sản trên đất không nhất trí với kết quả định giá, công dân có quyền khiếu nại, khởi kiện hành chính, khởi kiện dân sự tại tòa án theo quy định. - Ban hành Quyết định cƣỡng chế bàn giao mốc giới; Thông báo kế hoạch cƣỡng chế: + Cơ quan thực hiện: - UBND huyện Gia Lâm + Tất cả các văn bản phải đƣợc giao đến đối tƣợng phải chấp hành văn bản đó. Trƣờng hợp công dân cố tình không nhận thì lập biên bản giao nhận, ghi rõ công dân cố tình không nhận, có ngƣời làm chứng ký. - Tổ chức cƣỡng chế: + Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Đông Dƣ. + Các cơ quan phối hợp: Công an huyện Gia Lâm; Hạt Quản lý đê số 6; các cơ quan, ban, ngành có liên quan của huyện Gia Lâm và các công dân có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan. * Ƣu điểm, nhƣợc điểm: - Ƣu điểm: Xử lý triệt để các vi phạm đang diễn ra; khắc phục việc gây cản trở dòng chảy và thoát lũ, củng cố thể hiện rõ tinh thần quyết tâm của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Nêu cao tinh thần thƣợng tôn pháp luật và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật với nhân dân. - Nhƣợc điểm: Thủ tục, căn cứ pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện; chi phí tiến hành cƣỡng chế cao, công tác định giá tài sản dễ gây mâu thuẫn, khiếu nại tố cáo. Các văn bản hƣớng dẫn cụ thể quy định về trình tự thủ tục thực hiện cƣỡng chế chƣa có. 16 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 2.3.3. Phương án 3: Chuyển vụ việc, xử lý theo trình tự khởi kiện hình sự. * Cơ sở pháp lý của phƣơng án: Căn cứ tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều, hành vi của bà Nguyễn Thị A xây dựng công trình trong chỉ giới thoát lũ là vi phạm Luật đê điều. Khu vực thực hiện mở rộng xây dựng nhà sơ chế, chế biến sản phẩm nằm trong chỉ giới thoát lũ sông tả Hồng đã đƣợc phê duyệt trong Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 tại Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, vì mục đích an ninh quốc phòng của khu vực. Hành vi trì hoãn thực hiện Quyết định xử phạt hành chính của bà Nguyễn Thị A gây nguy cơ mất an toàn đê điều, cản trở dòng chảy, thoát lũ, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Căn cứ tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự: “Điều 173. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai 1. Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng. Hành vi của bà Nguyễn Thị A xây dựng công trình trong chỉ giới thoát lũ và chƣa đƣợc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cấp phép, là hành vi vi phạm quy 17 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 định về sử dụng đất đai; đã có quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực nhƣng không chấp hành. * Trình tự thủ tục thực hiện: - Tổ chức kiểm tra, lập biên bản: Xác định rõ hành vi cố ý không thực hiện Quyết định xử phạt hành chính của bà Nguyễn Thị A. - Chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân huyện Gia Lâm, đề nghị khởi tố vụ án theo trình tự của pháp luật. - Cơ quan thực hiện: Chủ tịch UBND xã Đông Dƣ, Hạt Quản lý đê số 6. * Ƣu điểm, nhƣợc điểm: - Ƣu điểm: Xử lý triệt để ngay lập tức các vi phạm đang diễn ra; khôi phục nguyên trạng phần diện tích đã có công trình xây dựng nằm trong chỉ giới thoát lũ sông tả Đuống, củng cố thể hiện rõ tinh thần quyết tâm của các cơ quan thi hành pháp luật. Nêu cao tinh thần thƣợng tôn pháp luật và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật với nhân dân. - Nhƣợc điểm: Hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị A mới chỉ có căn cứ vi phạm hình thức, chƣa có hậu quả cụ thể, chƣa phù hợp với chủ trƣơng của Quốc hội, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 trong ngành Kiểm sát nhân dân về việc hạn chế hình sự hóa các vụ án hành chính và kinh tế. 2.4. Chọn phƣơng án tối ƣu Từ những phân tích các phương án giải quyết tình huống cụ thể nêu trên chúng ta nhận thấy: 2.4.1. Phương án 1: Việc thực hiện phƣơng án của bà Nguyễn Thị A vẫn đang trong giai đoạn đầu tƣ hạ tầng phục vụ sản xuất, trong quá trình thực hiện do cần mở rộng khu nhà sơ chế chế biến sản phẩm nên chủ đầu tƣ thực hiện phƣơng án đã xây dựng công trình nhà sơ chế sản phẩm vƣợt 300 m2 so với phƣơng án đƣợc duyệt. Việc đầu tƣ thực hiện phƣơng án của bà Nguyễn Thị A với mục tiêu xây dựng thƣơng hiệu ổi Đông Dƣ trên địa bàn Huyện là một mô hình mới chƣa có trên địa bàn. Do vậy việc hộ gia đình bà Nguyễn Thị A đầu tƣ mở rộng xƣởng sơ chế là phù hợp với định hƣớng của Thành phố và huyện Gia Lâm “Chủ trương của Huyện ủy về chuyển đổi cơ 18 Học viên: Tạ Quang Khánh Lớp Bồi dƣỡng ngạch Chuyên viên K4A-2015 cấu cây trồng vật nuôi và đề án phát triển kinh tế hộ sản xuất theo hướng trang trại đã được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-UB ngày 28/12/2001; Căn cứ quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 về việc ban hành "Quy định về một số chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội"; Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 về việc ban hành: Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm”. Do đó, để tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc và bảo vệ quyền lợi của bà Nguyễn Thị A thì sau khi tạm đình chỉ hành vi xây dựng trái phép nhà sơ chế chế biến sản phẩm cần yêu cầu bà Nguyễn Thị A làm thủ tục xin thỏa thuận về đê điều với Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội sau đó trình phƣơng án xin điều chỉnh bổ sung lên UBND huyện Gia Lâm để phê duyệt. Vì vậy việc việc thực hiện phƣơng án 1 là tối ƣu không gây thiệt hại về kinh tế đồng thời tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo lòng tin trong nhân dân với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy lựa chọn phƣơng án này là phƣơng án tối ƣu vì có tính khả thi, hợp tình, hợp lý và không gây thiệt hại về kinh tế. 2.4.2. Phương án 2: Mặc dù phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý khác, dẫn đến kéo dài thêm thời gian thực hiện nhƣng có đầy đủ trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện, đảm bảo tính pháp lý cao trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị A. Việc thực hiện các phƣơng án chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi trên những diện tích khó canh tác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho địa phƣơng là phù hợp với chủ trƣơng của Nhà nƣớc. Vì vậy việc việc thực hiện phƣơng án 2 mặc dù bảo vệ đƣợc lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị A nhƣng sẽ gây thiệt hại về kinh tế đồng thời làm mất lòng tin của nhân dân với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy không lựa chọn phƣơng án này. 2.4.3. Phương án 3: Có ƣu điểm rút ngắn các thủ tục trong việc tổ chức cƣỡng chế thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, chƣa có hậu quả nghiêm trọng xảy ra làm căn cứ rõ ràng cho việc khởi tố vụ án; thời gian chuyển vụ án, thụ lý vụ án, điều tra và xét xử có thể kéo dài, gây nguy cơ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan