Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình nhiễm một số giun sán chủ yếu ở đường tiêu hoá của trâu bò tại tỉnh sơ...

Tài liệu Tình hình nhiễm một số giun sán chủ yếu ở đường tiêu hoá của trâu bò tại tỉnh sơn la. một số đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan do fasciola spp. và biện pháp phòng trừ

.PDF
107
688
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ Hà Minh Tuân “TÌNH HÌNH NHIỄM MỘT SỐ GIUN SÁN CHỦ YẾU Ở ðƯỜNG TIÊU HOÁ CỦA TRÂU, BÒ TẠI TỈNH SƠN LA. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH SÁN LÁ GAN DO FASCIOLA SPP. VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ” LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Văn ðức HÀ NỘI - 2008 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn. Tác giả luận văn Hà Minh Tuân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn ðức và TS. Nguyễn Văn Thọ - hai người thầy ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Phạm Sĩ Lăng ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình tiếp cận nghiên cứu ñề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ tận tình của các cán bộ, nhân viên phòng Kí sinh trùng thuộc Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật; các thầy, cô giáo trong bộ môn Kí sinh trùng - Kiểm nghiệm thú sản - Vệ sinh thú y Khoa Thú y; các thầy, cô giáo trong khoa Sau ðại Học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội và các thầy, cô giáo ñã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi hoàn thành chương trình học tập trong suốt thời gian qua. Tác giả luận văn Hà Minh Tuân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................vii DANH MỤC CÁC ẢNH........................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ðỒ THỊ...................................................................ix 1. MỞ ðẦU ...............................................................................................................1 1.1. ðẶT VẤN ðỀ.....................................................................................................1 1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI .................................................................................2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI................................2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3 2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIUN SÁN ðƯỜNG TIÊU HOÁ Ở TRÂU, BÒ TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................3 2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIUN SÁN ðƯỜNG TIÊU HOÁ Ở TRÂU, BÒ TẠI VIỆT NAM..................................................................................................9 2.2.1. Những nghiên cứu về sán lá gan ....................................................................11 2.2.2. Những nghiên cứu về sán lá dạ cỏ..................................................................17 2.2.3 Những nghiên cứu về sán lá tuyến tụy ............................................................20 2.2.4. Những nghiên cứu về giun ñũa.......................................................................21 2.2.5. Những nghiên cứu về giun xoăn dạ dày.........................................................22 2.2.6. Những nghiên cứu về giun kết hạt..................................................................24 3. ðỊA ðIỂM - ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................25 3.1. ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU..............................................................................25 3.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La.....................................25 3.1.1.1. ðiều kiện tự nhiên........................................................................................25 3.1.1.2. Khí hậu và thuỷ văn.....................................................................................27 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii 3.1.1.3. ðiều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................28 3.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ........................................................29 3.2. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................30 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................31 3.4. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................................31 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................31 3.5.1. Các phương pháp chẩn ñoán giun sán ñường tiêu hoá trên gia súc còn sống 32 3.5.1.1. Phương pháp lấy mẫu phân ........................................................................32 3.5.1.2. Phương pháp lắng cặn ................................................................................33 3.5.1.3. Phương pháp phù nổi (Fulleborn)...............................................................33 3.5.1.4. Phương pháp ñếm trứng Mc. Master ..........................................................34 3.5.1.5. Phương pháp ñịnh loại trứng giun sán .......................................................34 3.5.2. Các phương pháp chẩn ñoán giun sán ñường tiêu hoá trên gia súc chết .....34 3.5.2.1. Phương pháp mổ khám toàn diện ở một cơ quan .......................................35 3.5.2.2. Cách thu lượm và bảo quản giun sán..........................................................36 3.5.2.3. Phương pháp làm tiêu bản cố ñịnh .............................................................36 3.5.2.4. ðịnh loại giun sán........................................................................................38 3.5.3. Phương pháp nghiên cứu ốc ký chủ trung gian..............................................38 3.5.3.1. Phương pháp thu mẫu ốc.............................................................................38 3.5.3.2. Phương pháp ñịnh loại ốc ...........................................................................39 3.5.3.3. Phương pháp xét nghiệm ốc........................................................................39 3.5.3.4. Phương pháp ñịnh loại ấu trùng sán lá.......................................................40 3.5.4. Phương pháp xác ñịnh trọng lượng trâu và bò ...............................................40 3.5.5. Bố trí nội dung nghiên cứu .............................................................................40 3.5.6. Xử lý số liệu....................................................................................................44 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................46 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ Ở TỈNH SƠN LA ............................46 4.2.2. Tình hình nhiễm các lớp giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò.........................52 4.2.3. Tình hình nhiễm giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò theo vùng sinh thái....54 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv 4.2.4. Thành phần loài giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò tại các ñịa ñiểm........58 4.2.4.1. Thành phần loài giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò tại các ñịa ñiểm qua xét nghiệm phân........................................................................................................58 4.2.4.2. Thành phần loài giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò tại các ñịa ñiểm qua mổ khám....................................................................................................................59 4.2.5. ðặc ñiểm hình thái và cấu tạo những giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò ñã phát hiện ở tỉnh Sơn La.............................................................................................62 4.2.5.1. Hình thái trứng của một số giun sán chủ yếu phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm phân........................................................................................................62 4.2.5.2. Hình thái những giun sán chủ yếu phát hiện bằng phương pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá .......................................................................................64 4.3. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH SÁN LÁ GAN ......................70 4.3.1. Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại các ñịa ñiểm và biến ñộng của tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo vùng sinh thái........................................................................70 4.3.2. Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu, bò theo lứa tuổi .......................................74 4.3.3. Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc ký chủ trung gian tại Sơn La .....77 4.4. HIỆU LỰC CỦA THUỐC TOZAL F..............................................................78 4.4.1. Mức ñộ an toàn của thuốc Tozal F .................................................................80 4.4.2. ðánh giá hiệu lực của thuốc Tozal F..............................................................82 4.5. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SÁN LÁ GAN Ở TRÂU, BÒ..........84 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ...............................................................................86 5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................86 5.2. ðỀ NGHỊ...........................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................88 Tài liệu tiếng Việt .....................................................................................................88 Tài liệu tiếng Anh .....................................................................................................92 Tài liệu tiếng Pháp ....................................................................................................94 PHỤ LỤC Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 Tên viết tắt % 0 C CHDCND cm2 Tên ñầy ñủ phần trăm ñộ C Cộng hoà dân chủ nhân dân centimét vuông 5 6 7 8 9 cs. DTC F. gigantica F. hepatica g cộng sự Dài thân chéo Fasciola gigantica Fasciola hepatica gam 10 11 12 13 14 ha kg l/p l/2p m héc ta kilogam lần/phút lần/2phút mét 15 16 mg mm miligam milimet 17 mx Sai số trung bình 18 19 20 n NðDC P Dung lượng mẫu Nhu ñộng dạ cỏ Trọng lượng trâu, bò 21 Sx ðộ lệch chuẩn 22 VN2 Vòng ngực bình phương 23 x Giá trị trung bình 24 χlt2 Khi bình phương lý thuyết 25 χtn2 Khi bình phương thực nghiệm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Số lượng trâu, bò ở tỉnh Sơn La từ năm 2003 ñến năm 2007..................46 Bảng 4.2: Số lượng trâu, bò ở các huyện trong tỉnh Sơn La năm 2007...................48 Bảng 4.3: Tình hình nhiễm giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò tại các ñịa ñiểm nghiên cứu ................................................................................................................50 Bảng 4.4: Tình hình nhiễm các lớp giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò ..................53 Bảng 4.5a: Tình hình nhiễm giun sán ñường tiêu hoá ở trâu, bò theo các vùng sinh thái.............................................................................................................................55 Bảng 4.5b : Kiểm ñịnh sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giun sán ñường tiêu hoá của trâu, bò ở 2 vùng sinh thái.................................................................................................56 Bảng 4.6: Thành phần loài và tỷ lệ nhiễm giun sán ở trâu, bò.................................58 Bảng 4.7: Thành phần loài và tỷ lệ nhiễm giun sán ñường tiêu hoá ở trâu..............59 Bảng 4.8: Thành phần loài và tỷ lệ nhiễm giun sán ñường tiêu hoá ở bò................60 Bảng 4.9a: Tình hình nhiễm sán lá gan F. gigantica ở trâu, bò tại các ñịa ñiểm.....72 Bảng 4.9b: Kiểm ñịnh sự sai khác về tỷ lệ nhiễm sán lá gan F. gigantica của trâu, bò ở 2 vùng sinh thái.................................................................................................73 Bảng 4.10: Biến ñộng nhiễm sán lá gan F. gigantica ở trâu, bò theo lứa tuổi.......74 Bảng 4.11: Kết quả thu thập ốc ký chủ trung gian Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridisBảng................................................................................................................77 Bảng 4.12: Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá gan F. gigantica ở ốc Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis tại các ñịa ñiểm..........................................................78 Bảng 4.13: Mức ñộ an toàn của thuốc Tozal F với trâu và bò .................................81 Bảng 4.14: Hiệu lực của thuốc Tozal F tẩy sán lá gan với trâu và bò......................83 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 4.1 : Trứng sán lá gan.......................................................................................62 Ảnh 4.2 : Trứng sán lá dạ cỏ....................................................................................62 Ảnh 4.3: Trứng giun ñũa..........................................................................................63 Ảnh 4.4: Trứng giun kết hạt.....................................................................................63 Ảnh 4.5: Trứng giun xoăn........................................................................................63 Ảnh 4.6: Fasciola gigantica (Cobbold, 1885).........................................................64 Ảnh 4.7: Paramphistomum gotoi (Fukui, 1922) ....................................................64 Ảnh 4.8: Eurytrema coelomaticum (Giard et Billet, 1892) .....................................65 Ảnh 4.9: Gastrothylax crumenifer (Creplin, 1847) .................................................65 Ảnh 4.10: Gastrothylax comperessus (Brandes, 1898)...........................................66 Ảnh 4.11: Fischoederius elongatus (Poirier, 1883)................................................66 Ảnh 4.12: Ceylonocotyle scoliocoelium (Fischoeder, 1901)...................................67 Ảnh 4.13: Ceylonocotyle dicranocoelium (Fischoeder, 1901)...............................67 Ảnh 4.14: Neoascaris vitulorum (Goeze, 1782).....................................................67 Ảnh 4.15: Oesophagostomum radiatum (Rudolphi, 1803).....................................67 Ảnh 4.16: Haemonchus contortus (Rudolphi, 1803) ..............................................68 Ảnh 4.17: Haemonchus similis (Travassos, 1914) ..................................................68 Ảnh 4.18. Mecistocirrus digitatus (Linstow, 1906).................................................69 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ðỒ THỊ Hình 1: Công thức triển khai và tên hoá học của Oxyclozanid................................17 Hình 2: Bản ñồ hành chính - giao thông tỉnh Sơn La...............................................26 ðồ thị 4.1: Tình hình chăn nuôi trâu, bò ở Sơn La từ năm 2003 - 2007..................47 ðồ thị 4.2: Biến ñộng nhiễm sán lá gan F. gigantica ở trâu, bò theo lứa tuổi.....75 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix 1. MỞ ðẦU 1.1. ðẶT VẤN ðỀ Trâu, bò là gia súc ñã ñược con người thuần dưỡng từ rất lâu và ñược chăn nuôi phổ biến ở khắp các nước trên thế giới. Từ hàng nghìn năm nay trâu, bò là nguồn thực phẩm quan trọng có chất lượng dinh dưỡng cao cho con người. Ngoài việc cung cấp thực phẩm, trâu, bò còn góp phần không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp ñó là sức cày kéo, nguồn phân bón cho thâm canh cây trồng và ñồng thời chúng còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thuộc da. Hiện nay, trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, chăn nuôi trâu, bò có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, tạo ra công ăn việc làm cho người lao ñộng, nâng cao mức sống và xoá ñói giảm nghèo cho người dân, ñặc biệt là ñối với dân cư các vùng miền núi. Những năm gần ñây, Nhà nước ta ñã ban hành nhiều chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi như: cho vay vốn ưu ñãi, hỗ trợ cải tạo con giống, giải quyết thức ăn, vệ sinh phòng dịch và cải tiến quy trình chăn nuôi. Do ñó số lượng cũng như chất lượng ñàn trâu, bò ngày càng ñược cải thiện và nâng cao. Cùng với quá trình phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng, bệnh ký sinh trùng vẫn tồn tại gây tác ñộng xấu tới súc vật nuôi. Chúng thường làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, giảm chất lượng thực phẩm, phẩm chất da lông, giảm sức cày kéo, giảm sản lượng sữa …. Mặt khác cả dạng trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng ñều có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, mở ñường cho các bệnh khác kế phát. Tuy nhiên, phần lớn các ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi ở thể mạn tính, tác hại của chúng là âm thầm và dai dẳng nên ở nhiều ñịa phương các cấp chính quyền cũng như người chăn nuôi chưa hiểu rõ ñược tầm quan trọng của việc phòng trị các bệnh ký sinh trùng cho gia súc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi, ñồng thời xây dựng các quy Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 trình phòng chống các bệnh ñó tại từng ñịa phương là việc làm cần thiết, nhằm nâng cao sức khoẻ ñàn gia súc và phát triển kinh tế xã hội. Sơn La là một tỉnh miền núi có diện tích tương ñối rộng với 14.125 km2, ñược ñánh giá có tiềm năng phát triển chăn nuôi trâu, bò. Chăn nuôi trâu, bò dần dần trở thành một ngành kinh tế chính, số lượng hàng năm tăng khá nhanh. ðặc biệt, nuôi bò sữa là một thế mạnh của tỉnh Sơn La, chăn nuôi bò sữa ñã ñược phát triển ở Sơn La từ hơn 40 năm nay. Tuy nhiên, các bệnh ký sinh trùng trên trâu, bò chưa ñược các cấp chính quyền và người chăn nuôi quan tâm ñúng mức. Từ trước ñến nay, các nghiên cứu về ký sinh trùng trên gia súc ở Sơn La còn chưa ñược thực hiện một cách ñầy ñủ, hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào về thành phần loài giun sán ñường tiêu hoá và việc phòng trừ các bệnh giun sán trên trâu, bò ở Sơn La. Chính vì vậy, ñể góp phần vào việc phòng chống các bệnh ký sinh trùng trên ñàn trâu bò ở Sơn La, chúng tôi nghiên cứu ñề tài “Tình hình nhiễm một số giun sán chủ yếu ở ñường tiêu hoá của trâu, bò tại tỉnh Sơn La. Một số ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh sán lá gan do Fasciola spp. và biện pháp phòng trừ”. 1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI - ðánh giá tình hình nhiễm giun sán chủ yếu ký sinh ở ñường tiêu hoá của trâu, bò tại tỉnh Sơn La. - Tìm hiểu thành phần loài giun sán ký sinh ở ñường tiêu hoá của trâu, bò tại tỉnh Sơn La - Tìm hiểu quy luật nhiễm sán lá gan Fasciola spp. theo vùng sinh thái và theo ñộ tuổi. - Thử nghiệm thuốc ñiều trị bệnh sán lá gan. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI Kết quả nghiên cứu của ñề tài nhằm bổ xung các cơ sở lí luận về tình hình nhiễm giun sán ñường tiêu hoá chủ yếu ở trâu, bò tại tỉnh Sơn La. ðồng thời góp phần ứng dụng vào công tác chẩn ñoán và xây dựng các biện pháp phòng chống các bệnh giun sán ñường tiêu hoá chủ yếu cho ñàn trâu, bò tại ñây. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIUN SÁN ðƯỜNG TIÊU HOÁ Ở TRÂU, BÒ TRÊN THẾ GIỚI Giun sán ñã ñược con người phát hiện từ rất lâu trên vật nuôi nhưng không biết gì về chúng cũng như tác hại do chúng gây nên. Cùng với sự phát triển của các học thuyết về bệnh truyền nhiễm do virus và vi khuẩn, khoa học về ký sinh trùng cũng ngày càng phát triển, ñã ñi từ mô tả thô sơ về ký sinh trùng, bệnh ký sinh trùng ñến những hiểu biết ñầy ñủ hơn về chúng. Những nghiên cứu ñó ñã góp phần xây dựng các biện pháp không chế hoặc thanh toán những bệnh ký sinh trùng nguy hiểm. Aristole - Nhà triết học Hy Lạp (384 - 322 trước công nguyên) ñã nói về cơ chế phát sinh ký sinh trùng là ñược sinh ra từ môi trường bên ngoài, do bẩn; về sau này ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về giun, sán và ký sinh trùng ở gia súc. Thời kì phân loại ký sinh trùng bắt ñầu từ thế kỷ XVII, tuy vậy chỉ ñến khi có tiêu chuẩn phân loại của Linnaeus (1771) mới có ñược sự phân loại cụ thể. Giữa ñầu thế kỷ XX, dưới sự chỉ ñạo của viện sĩ K.I.Skrjabin, một trong những bậc thầy của ký sinh trùng học thế giới, lần ñầu tiên những bộ sách bách khoa toàn thư về ký sinh trùng ñược biên soạn. Trên thế giới, ñã có nhiều tác giả nghiên cứu về ký sinh trùng gia súc nói chung và giun sán ñường tiêu hoá của trâu, bò nói riêng ở nhiều vùng ñịa lý khác nhau. Trong các bệnh do lớp sán lá (Trematoda) gây nên, bệnh sán lá gan là bệnh rất phổ biến ở gia súc có sừng. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới và gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gia súc. Việc ñiều tra giun sán ở ñộng vật nhai lại ở các nước trên thế giới ñã cho thấy sán lá gan ở bò do Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3 Fasciola hepatica và Fasciola gigantica rất phổ biến ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc (Hansen và Perri, 1994) [44]. Một nghiên cứu ở Bangladesh cho thấy, qua xét nghiệm 123 con bò thì có 57 con nhiễm ñồng thời cả sán lá gan và sán lá dạ cỏ, chiếm tỉ lệ 46,34% [45]. Ở Cameroun, Cardinale (1994) [60] cho biết bò nhiễm F. gigantica từ 31 - 64%. Nhưng ñối với bê thì tỉ lệ nhiễm F. gigantica thấp hơn chỉ là 1,5% (Chollet và cs., 1994) [61]. Ở khu vực ðông Nam Á các loài sán thường gặp ở bò là F. hepatica, F. gigantica, Paramphistomata, Gigantocotyle explanatum (Joseph và Boray, 1994) [47]. Chritian và cs. (2002) [62] ñã nghiên cứu trong 12 năm ở Pháp và thấy tỷ lễ nhiễm sán lá gan ở bò từ năm 1990 ñến năm 1993 tăng từ 13,6% ñến 25,2%. Nhưng tới năm 1999 giảm còn 12,6%. Tại Bénin, Youssao và Assogba (2002) [66] cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò là từ 7,5 - 52,4% tuỳ theo vùng ñịa lý và tuỳ theo tháng trong năm. Kết quả mổ khám cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm F. gigantica ở bò là 30%. Gần ñây, Blaise và Raccurt (2007) [59] nghiên cứu tại Haiti thấy rằng tỷ lệ nhiễm sán lá gan F. hepatica của vật nuôi ở ñây là từ 10,7-22,78%. Ký chủ trung gian của sán lá gan là các loài ốc nước ngọt và ở mỗi nước là mỗi khác. Theo Ravichandra (1986) [49], ký chủ trung gian ñược tìm thấy ở Ấn ðộ là ốc nước ngọt Lymnaea auricularia, ở Pakistan là Lymnaea rulfescens, ở Malaysia là Lymnaea natalensis caillandi. Ở Cu Ba, loài ốc Fossaria cubensis là ký chủ trung gian của sán lá gan và sán lá dạ cỏ (Percedo & Carramendy, 1989) [51]. Theo Alexandre Ménard và cs. (2001) [58], ở Pháp, hải li ñầm Myocastor coypus là ký chủ quan trọng chứa F. hepatica và tạo nguồn lây nhiễm sang bò nuôi. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trung bình ở hải li ñầm là 8,7%, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4 ñặc biệt ở các vùng có bò nhiễm sán lá gan thì lên tỷ lệ nhiễm sán lá gan của hải li ñầm lên tới 40,1%. Trung bình có 5,7 sán F. hepatica trong 1 hải li ñầm. Về hình thái và cấu tạo, Hansen và Perri (1994) [44] mô tả F. hepatica có chiều dài là từ 18 – 51 mm, chiều rộng là từ 4 - 13 mm, thân dẹp hình lá, màu nâu nhạt, phần ñầu hình nón dài từ 3 - 4 mm có chứa 2 giác bám, giác bụng lớn hơn giác miệng, phía trước thân phình to và thon dần về cuối tạo thành vai rất rõ. Cấu tạo bên trong giống F. gigantica. Trứng hình elip, các ñầu hơi giống nhau, kích thước từ 0,130 - 0,145 x 0,070 - 0,090 mm, bên trong chứa phôi bào hình hột, màu vàng hơi nâu. Có nhiều tác giả ñã nghiên cứu về thuốc phòng trị bệnh sán lá gan ở gia súc. Thí nghiệm của Quiroz và cs. (1987) [52] dùng Netobimin cho bò Zebu uống với liều 20 mg/kg thể trọng cho kết quả tẩy sán lá gan ñạt hiệu lực 74%. Islam và cs. (1989) [45] ñã thử nghiệm dùng các loại thuốc khác nhau ñể tẩy sán lá gan ở bò sữa tại Bangladesh, kết quả cho thấy dùng Niclofolan với liều 4 mg/kg thể trọng; Nitroxinyl, dung dịch 34% và Triclobendazol với liều 12 mg/kg thể trọng ñều có hiệu lực tẩy sán là 100% sau 2 lần ñiều trị cách nhau 2 tuần. Các nghiên cứu về lớp sán lá cũng cho thấy, trâu bò ở khắp nơi ñều nhiễm sán lá dạ cỏ với tỷ lệ khác nhau tuỳ theo vùng ñịa lý, tuỳ theo mùa vụ và tuỳ theo ñộ tuổi. Ở Hàn Quốc, kiểm tra 170 bò tại lò mổ Jeouju thấy 100% bò nhiễm sán lá dạ cỏ. Tỷ lệ nhiễm của từng loài sán lá dạ cỏ là khác nhau (Rhee và cs., 1986) [53]. Qua mổ khám 2124 bò trong 2 năm 1986 - 1987, thấy có 55% bò bị nhiễm sán lá dạ cỏ. Tỷ lệ nhiễm giao ñộng từ 37,7 - 75,5% tuỳ theo từng vùng ñịa lý (Kang và Kim, 1988) [48]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5 Kết quả ñiều tra bệnh ký sinh trùng ñường tiêu hoá của bò tại huyện Howrah, phía bắc bang Bengal (Ấn ðộ) cho thấy có 57,73% bò ở ñây bị nhiễm sán lá dạ cỏ (Das và cs., 1990) [42]. Sahay và cs. (1989) [55] ñiều tra về tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu, bò của 15 huyện thuộc tỉnh Bihar (ấn ðộ) cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ trung bình ở trâu, bò là 49,53%, trong ñó tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ ở trâu là 40,53% và ở bò là 58,39%. Tình hình nhiễm sán lá dạ cỏ ở tuỳ thuộc vào vùng ñịa lý, tỷ lệ giao ñộng từ 46,64 - 91,60%. Còn ở phía Bắc của Cameroun thì tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ trên bê là 8,4% (Chollet và cs., 1994) [61]. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm ở Pháp, người ta thấy từ năm 1990 ñến năm 1999, tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ trên bò tăng từ 5,2% ñến 44,7% (Christian và cs., 2002) [62]. Có nhiều loài sán lá dạ cỏ gây bệnh cho gia súc, Rolfe và cs. (1991) [54] ñã phát hiện ñược 2 loài sán lá dạ cỏ ở vùng cận nhiệt ñới miền ðông nước Úc là Calicophoron spp. và Paramphistomum ichikawai, trong ñó loài Calicophoron caliphorum thường gặp và có cường ñộ nhiễm cao. Hafeez và cs. (1987) [43] ñã xác ñịnh ñược một số loại sán lá dạ cỏ ở ñộng vật nhai lại thuộc bang Guijarat của Ấn ðộ bao gồm: Paramphistomum epiclitum, Gastrothylax crumenifer, Fischoederius elongatus, Fischoederius cobboldi, Caliphoron caliphorum và Ceylonocotyle thapani. Trong các loài kể trên thì loài Gastrothylax crumenifer thường gặp ở trâu bò và loài Paramphistomum epiclitum thường gặp ở dê, cừu. Theo Rhee và cs. (1986) [53] cho biết, có 5 loài sán lá dạ cỏ ký sinh ở bò vùng Jeonju của Hàn Quốc, trong ñó có 2 loài là Paramphistomum explanatum và Paramphistomum cervi thường gặp hơn cả với tỷ lệ lần lượt là Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6 49,74% và 48,08%. Ba loài khác là Orthocoelium orthocoelium, Fischederius cobboldi và Cotylophoron cotylophorum ít thấy hơn. Zang và cs. (1988) [56] cho biết, có 5 loài sán lá dạ cỏ thuộc giống Gigantocotyle ký sinh ở ñộng vật nhai lại thuộc 2 tỉnh Yunnan và Zhejiang của Trung Quốc. Loài Gigantocotyle siamense ñược tìm thấy ở ống mật trâu, trong khi ñó 4 loài khác là Gigantocotyle nanhuens, Gigantocotyle wenzhousens, Gigantocotyle formosanum và Gigantocotyle bathycotyle lại thấy ở dạ múi khế bò và cừu. Ở Cu Ba, Percedo và Larramendy (1989) [51] ñã xác ñịnh ốc nước ngọt Fosaria cubensis là ký chủ trung gian của sán lá dạ cỏ và sán lá gan. Kết quả mổ khám ốc cho thấy 7,4% số ốc loài Fosaria cubensis nhiễm ấu trùng sán lá dạ cỏ và ñã tìm thấy tất cả các giai ñoạn phát triển ấu trùng sán lá dạ cỏ trong ốc. Theo Rolfe và cs. (1991) [54] thì 2 loài ốc nước ngọt ở Úc: Gyraulus scottianus và Helicorbis australiensis là ký chủ trung gian của sán lá dạ cỏ. Tác giả ñã xác ñịnh ñược tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá dạ cỏ trong ốc là 58%. Theo Johannes Kaufman (1996) [46] cho biết rằng ký chủ trung gian của sán lá dạ cỏ là các loài ốc Bulinus spp. và Planirbis spp.. Sahay và cs. (1989) [55] nghiên cứu ở Ấn ðộ thấy tỷ lệ bò nhiễm sán lá dạ cỏ tuỳ thuộc vào vùng ñịa lý, tỷ lệ nhiễm giao ñộng từ 46,64 - 91,60%. Yếu tố mùa vụ cũng Ảnh hưởng tới tình hình nhiễm bệnh sán lá dạ cỏ ở trâu bò. Theo Rolfe và cs. (1991) [54] thì tỷ lệ nhiễm sán lá dạ cỏ ở bò miền Nam nước Úc cao nhất là vào mùa mưa khi mà ñồng cỏ bị ngập nước tạo ñiều kiện thuận lợi cho mầm bệnh và ốc phát triển, từ ñó gây nhiễm cho bò. Kết quả nghiên cứu của Kang và Kim (1988) [48] trên các giống bò ở Hàn Quốc cho thấy bò nội nhiễm sán lá dạ cỏ là 61,3% trong khi ñó bò sữa là Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7 47,2% và bò lai là 34,5%. Các tác giả còn nhận xét là tỷ lệ nhiễm ở bò ñực là 48,5% thấp hơn bò cái là 67%. Ở Úc, ký chủ trung gian của sán lá dạ cỏ là loài ốc Gyraulus scottianuc, chúng có thể sống và duy trì khả năng cảm nhiễm ấu trùng sán lá dạ cỏ ít nhất 24 tuần ở môi trường ñất cát hoặc trong ñám cặn bã thực vật. Thể metaCercaria sau khi rời khỏi ốc có thể tồn tại trên ñồng cỏ cho ñến tuần thứ 12 tuỳ thuộc vào ñiều kiện môi trường (Rolfe và cs., 1991) [54]. Jonhannes Kaufman (1996) [46] cho rằng, bệnh sán lá dạ cỏ chỉ thực sự xảy ra, nghĩa là có dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích khi có số lượng lớn sán non tấn công niêm mạc ruột, chúng phá huỷ và gây viêm niêm mạc ruột. Kết quả gây hiện tượng viêm ruột ỉa chảy, mất protein và gầy mòn. ở gia súc non có hiện tượng rối loạn sự nhai lại, nếu tình trạng kéo dài có thể làm gia súc suy kiệt và chết. Ngoài ra một số tác giả khác như Mage và Reyual (1990) [50] cũng xác ñịnh vai trò của sán lá dạ cỏ trong việc gây ỉa chảy ở bò. Trong nghiên cứu ñiều trị bệnh sán lá dạ cỏ trên gia súc, Quiroz và cs. (1987) [52] dùng Netobimin tiêm bắp ở liều 20 mg/kg trọng lượng cơ thể thấy hiệu lực tẩy sán lá dạ cỏ là từ 70 - 75%. Mage và Reynal (1990) [50] thông báo kết quả trái ngược với các tác giả trên khi cho biết các loại thuốc Oxyclozanide, Netobimin, Closantel, Nitrixynil và Thiophanate hầu như không có hiệu lực tẩy sán lá dạ cỏ. Das, A.K và cs. (1990) [42] thử nghiệm Albendazol ñiều trị sán lá dạ cỏ, kết quả là sau một tuần số lượng trứng giảm 90,08%. Trong quá trình ñiều trị không thấy có phản ứng phụ. Về các loài giun tròn gây bệnh trên trâu, bò cũng ñã có nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Lapdikpo (1984) [64] thì ở Bénin, tỷ lệ nhiễm Neoascaris vitulorum trên bê nghé là 1,7%. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8 Chollet và cs. (1994) [61] ñã tiến hành nghiên cứu trên 148 bê Zébu dưới 6 tháng tuổi ở phía Bắc của Cameroun và cho biết tỷ lệ nhiễm Neoascaris vitulorum là 58%. ở Sénégal, Ndao và cs. (1995) [65] qua mổ khám 52 bò ñã thấy 100% số bò nghiên cứu nhiễm ít nhất 1 loài giun tròn. Trong ñó có 92% bò nhiễm Haemonchus contortus và 75% bò nhiễm Oesophagostomum radiatum. Tại Togo, khi kiểm tra 738 bê từ 1 - 12 tháng tuổi ở vùng phía Bắc ñã thấy tỷ lễ nhiễm Neoascaris vitulorum là 7,5% (Ekpetsi Bouka và cs., 2001) [63]. Achi và cs. (2004) [57] kiểm tra và ñịnh loài 2000 cá thể Haemonchus spp. ở trên các loài bò, dê và cừu tại Côte d'Ivoire ñã thấy có 3 loài là Haemonchus contortus, Haemonchus placei và Haemonchus similis. Bò nhiễm nặng loài Haemonchus similis với tỷ lệ nhiễm là 38% ở bò zébu và 21% ở bò mộng. 2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIUN SÁN ðƯỜNG TIÊU HOÁ Ở TRÂU, BÒ TẠI VIỆT NAM ở Việt Nam ñã có nhiều công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở trâu, bò và qua ñó ñã xác ñịnh ñược ñặc ñiểm cũng như tác hại của các bệnh ký sinh trùng ñối với ngành chăn nuôi trâu, bò. Nhờ vậy ñã tạo cơ sở cho việc ñề ra các bệnh pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng nói chung. Năm 1963, cuốn sách “Ký sinh trùng thú y” của tác giả Trịnh Văn Thịnh ñã giới thiệu một cách tổng hợp khá ñầy ñủ và hệ thống các loài ký sinh trùng ở vật nuôi nước ta. Kết quả khảo sát thành phần ký sinh trùng ở trâu bò tại các nông trường quốc doanh cho thấy trâu bò nhiễm 19 loài sán lá, 3 loài sán dây và 17 loài giun tròn (Nguyễn Hữu Bình và cs., 1966) [1]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9 Năm 1967, Drozdz và Malczewski [5] nghiên cứu ký sinh trùng ở trâu, bò Việt Nam ñã phát hiện thấy 18 loài sán lá, 5 loài sán dây và 12 loài giun tròn . Năm 1977, Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Lê và Nguyễn Thị Kỳ [39] ñã tổng hợp kết quả nghiên cứu về ký sinh trùng ở ñộng vật Việt Nam cho biết ở bò có 57 loài giun sán ký sinh trong ñó có 27 loài sán lá, 5 loài sán dây và 25 loài giun tròn. Năm 1978, ðỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh [29] cũng ñã tổng hợp kết quả nghiên cứu về giun sán ở gia súc Việt Nam cho thấy những ký sinh trùng chủ yếu ở bò là F. gigantica, Eurytrema pancreaticum và các loài thuộc họ Paramphistomatidae . Năm 1983, sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở cả miền Bắc và miền Nam, Phan Thế Việt và cs. [40] cho biết, tỷ lệ gia súc nhiễm sán lá là 90,3%, tỷ lệ nhiễm sán dây là 12,9% và tỷ lệ nhiễm giun tròn là 45,1%. Tỷ lệ nhiễm sán lá ở phía Bắc cao gấp 3 lần so với các tỉnh phía Nam. Ở phía Nam, Viện Pasteur Sài Gòn ñã phát hiện F. gigantica, Paramphistomum spp., Cyscicercus tenuicollis trên trâu, bò vào năm 1903, trong ñó Paramphistomum spp. phổ biến ở dạ cỏ (ðỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978) [29]. Bùi Lập và cs. (1987) [18] nghiên cứu về giun phổi bò ở miền trung cho biết, bò từ 7 - 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun phổi nặng nhất là 13,3%; ñối với bò trên 1 năm tuổi thì mức ñộ nhiễm thấp hơn. Phan Lục và cs. (1993) [21] cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ñường tiêu hoá ở bò thuộc vùng ñồng bằng sông Hồng từ 83,3 - 98,7%. Trâu, bò ñều nhiễm 11 loài ký sinh trùng, trong ñó có 8 loài giun sán và 3 loài ñơn bào. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan