Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tổ chức dạy học địa lí địa phương tỉnh tây ninh theo định hướng phát triển năng ...

Tài liệu Tổ chức dạy học địa lí địa phương tỉnh tây ninh theo định hướng phát triển năng lực

.PDF
166
450
134

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Trƣờng Vũ LỜI CẢM ƠN Tôi xin dành sự kính trọng, lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đức Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ – hai ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể Ban lãnh đạo, Hội đồng khoa học Khoa Địa lí - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, cùng các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp, đã khích lệ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án. Hà Nội, tháng 08 năm 2017 Tác giả Nguyễn Trƣờng Vũ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................................. 1 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 9 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 9 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................................................10 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 10 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .....................................................................................................14 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN......................................................................................................14 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCTỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG TỈNHTÂY NINH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ........................................................................................................................................15 1.1. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRUNG HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ..........................................................................................................15 1.1.1. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông..........................................................15 1.1.2. Định hƣớng phát triển năng lực trong chƣơng trình giáo dục phổ thông ..........................15 1.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG.......................................................................................................................................20 1.2.1. Quan niệm về năng lực và cấu trúc năng lực .........................................................20 1.2.2. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt Địa lí .....................................................21 1.2.3. Một số con đƣờng hình thành năng lực trong dạy học Địa lí ................................22 1.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .........................................................................................................................................25 1.3.1. Quan niệm về tổ chức dạy học Địa lí địa phƣơng theo định hƣớng phát triển năng lực .25 1.3.2. Mục tiêu dạy học Địa lí địa phƣơng theo định hƣớng phát triển năng lực ...........35 1.3.3. Nội dung dạy học Địa lí địa phƣơng theo định hƣớng phát triển năng lực ..........36 1.3.4. Xác định một số phƣơng pháp dạy học Địa lí địa phƣơng theo định hƣớng phát triển năng lực .......................................................................................................................................37 1.4. KHẢ NĂNG TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TÂY NINH...................................................................................44 1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ..........................................................................44 1.4.2. Đặc điểm chƣơng trình và sách giáo khoa Địa lí 12 THPT ..................................45 1.4.3. Thực trạng giảng dạy và học tập Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh ......................46 1.4.4. Điều kiện để tổ chức dạy học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực.........................................................................................................................................53 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..................................................................................................................58 Chƣơng 2: TỔ CHỨC NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TÂY NINH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .......................................................................................................................................59 2.1. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH TÂY NINH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC................................................................................59 2.1.1. Chƣơng trình Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh hiện hành...................................................59 2.1.2. Xác định một số nguyên tắc xây dựng chƣơng trình Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực ..................................................................................................61 2.1.3. Xây dựng chƣơng trình Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực..................................................................................................................................................62 2.2. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH TÂY NINH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ......................................................64 2.2.1. Mục tiêu tài liệu giảng dạy Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực ..............................................................................................................64 2.2.2. Nguyên tắc biên soạn tài liệu giảng dạy Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực ..........................................................................................64 2.2.3. Nội dung và kết cấu tài liệu giảng dạy Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực ..................................................................................................66 2.2.4. Phƣơng pháp và quy trình biên soạn tài liệu giảng dạy Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực ........................................................................70 2.3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH TÂY NINH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ..........................................75 2.3.1. Nguyên tắc tổ chức các hoạt động dạy học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực ..........................................................................................75 2.3.2. Quy trình tổ chức các hoạt động dạy học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực....................................................................................................................76 2.3.3. Xác định một số phƣơng pháp dạy học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực ..........................................................................................78 2.4. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH TÂY NINH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ........................96 2.4.1. Đặc điểm dân cƣ và lao động của tỉnh Tây Ninh ............................................................96 2.4.2. Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi ở huyện Dƣơng Minh Châu .................................104 2.4.3. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh ..........................................................................111 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2................................................................................................................115 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................................................116 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM VÀ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM................................116 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................................116 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..........................................................................................116 3.2. NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM.........................................................................................116 3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ................................................................................................117 3.4. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ......................................................................................117 3.4.1. Nguyên tắc chọn lớp thực nghiệm và đối chứng .................................................117 3.4.2. Qui trình thực nghiệm ............................................................................................117 3.5. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM ..................................................................................................118 3.6. TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM.............................................................................................119 3.6.1. Tổ chức thực nghiệm bài học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo phƣơng giải quyết vấn đề ...................................................................................................................................................119 3.6.2. Tổ chức thực nghiệm bài học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo phƣơng pháp khảo sát điều tra ............................................................................................................................................129 3.6.3. Tổ chức thực nghiệm hoạt động dạy học Đại lí địa phƣơng tỉnh Tây ninh với phƣơng pháp dạy học dự án ............................................................................................138 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................145 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................152 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Qui trình phƣơng pháp GQVĐ ................................................................. 84 Bảng 3.1. Danh sách trƣờng, lớp và GV tham gia TN ............................................ 119 Bảng 3.2. Sĩ số và ĐTB bộ môn năm học trƣớc của 4 lớp TN và ĐC .................... 120 Bảng 3.3. Xây dựng Rubric đánh giá NL GQVĐ ................................................... 121 Bảng 3.4. Ma trận đề kiểm tra NL GQVĐ ............................................................. 125 Bảng 3.5. Kiểm chứng để xác định nhóm tƣơng đƣơng ......................................... 126 Bảng 3.6. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 126 Bảng 3.7. So sánh ĐTB bài kiểm tra sau tác động.................................................. 127 Bảng 3.8. Sĩ số và ĐTB bộ môn năm học trƣớc của 4 lớp TN và ĐC .................... 130 Bảng 3.9. Ma trận thiết kế đề kiểm tra .................................................................. 131 Bảng 3.10. Xây dựng Rubric đánh giá NL GQVĐ của HS trong khảo sát điểu tra thực trạng ngành chăn nuôi huyện Dƣơng Minh Châu . ......................................... 131 Bảng 3.11. Kiểm chứng để xác định nhóm tƣơng đƣơng ....................................... 135 Bảng 3.12. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 136 Bảng 3.13. So sánh ĐTB bài kiểm tra sau tác động................................................ 137 Bảng 3.14. Sĩ số và ĐTB bộ môn năm học trƣớc của 4 lớp TN và ĐC .................. 139 Bảng 3.15. Ma trận thiết kế đề kiểm tra số 3 . ....................................................... 140 Bảng 3.16. Kiểm chứng để xác định nhóm tƣơng đƣơng ....................................... 141 Bảng 3.17. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 141 Bảng 3.18. So sánh ĐTB bài kiểm tra sau tác động................................................ 142 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình hình thành NL theo kiểu đƣờng thẳng ....................................... 23 Hình 1.2. Mô hình hình thành NL theo vòng tròn xoắn ốc ....................................... 23 Hình 1.3. Mô hình hình thành NL theo tiếp tam giác phát triển ............................... 24 Hình 1.4. Đặc điểm của dạy học dự án ..................................................................... 44 Hình 2.1. Quy trình tổ chức dạy học ĐLĐP theo định hƣớng phát triển NL ........... 77 Hình 2.2. Quy trình xây dựng tình huống có VĐ...................................................... 81 Hình 2.3.Hình ảnh về hội xuân núi Bà Đen .............................................................. 81 Hình 2.4. Quy trình phƣơng pháp khảo sát, điều tra ........................................................ 81 Hình 2.5. Hình ảnh về chăn thả trâu và nuôi cá ở huyện Dƣơng Minh Châu ........... 81 Hình 2.6. Hình ảnh về địa hình và sông ở tỉnh Tây Ninh ......................................... 81 Hình 3.1. Biểu đồ điểm trung bình của lớp TN và ĐC ........................................... 128 Hình 3.2. Biểu đồ ĐTB của lớp TN và ĐC ............................................................. 137 Hình 3.3. Biểu đồ điểm trung bình của lớp TN và ĐC ........................................... 143 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin DA Dự án DHDA Dạy học dự án DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐG Đánh giá ĐHSP Đại học Sƣ phạm ĐLĐP Địa lí địa phƣơng ĐTB Điểm trung bình GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HS Học sinh KT-XH Kinh tế - xã hội KT Kiểm tra NL Năng lực NXB Nhà xuất bản PPDH Phƣơng pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TBC Trung bình cộng TB Trung bình TĐ Tác động THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm VĐ Vấn đề 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI - Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi nhà trƣờng cần phải đào tạo ra những học sinh (HS) không chỉ nắm bắt đƣợc kiến thức khoa học, mà phải có năng lực sáng tạo, giải quyết những vấn đề mới mẻ của bản thân, của xã hội và đất nƣớc. Định hƣớng này thể hiện rõ trong Nghị Quyết Đại hội lần thứ XI của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam “Việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế … Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội…”. [29] - Địa lí địa phƣơng (ĐLĐP) tàng trữ một khối lƣợng lớn kiến thức, là nguồn minh chứng cụ thể địa lí phổ thông. Do đó, việc dạy học ĐLĐP cần phải bắt đầu từ những hiện tƣợng sự kiện có thực trong không gian nơi mà học sinh (HS) có thể quan sát đƣợc. Việc giảng dạy ĐLĐP là nhiệm vụ rất khó khăn đối với giáo viên (GV). GV không những cung cấp kiến thức cho HS mà còn giúp HS liên hệ đối chiếu với thực tế. Bộ GD&ĐT đánh giá vai trò rất quan trọng của ĐLĐP, cho nên đã yêu cầu giảng dạy ĐLĐP trong chƣơng trình nội khóa nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc giảng dạy ĐLĐP của nhiều GV còn hoa loa mang tính hình thức, miễn sao hoàn thành phân phối chƣơng trình do Bộ GD&ĐT quy định. - Trong dạy học ĐLĐP đang diễn ra xu hƣớng đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) theo hƣớng tổ chức cho HS hoạt động tích cực, tự lực, tìm tòi, xây dựng kiến thức, hình thành và phát triển năng lực (NL). Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về biên soạn tài liệu dạy học ĐLĐP đƣợc triển khai và áp dụng ở các trƣờng phổ thông bƣớc đầu đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các tài liệu dạy học ĐLĐP hiện nay chủ yếu nghiên cứu biên soạn tài liệu cung cấp nội dung kiến thức khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phƣơng, 2 hình thành các kỹ năng địa lí chủ yếu nhƣ: Biểu đồ, bản đồ... Phƣơng pháp chủ yếu là các phƣơng pháp truyền thống, đặc biệt lấy phƣơng pháp thuyết trình làm chủ đạo. Do đó, việc dạy học ĐLĐP ở trƣờng phổ thông còn rất thụ động, khả năng tự tìm tòi nghiên cứu để hình thành tri thức của HS còn rất hạn chế, học chƣa đi đôi với hành, học mà chƣa sáng tạo… - Việc giảng dạy ĐLĐP ở trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay còn nhiều bất cập. Khi giảng dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, chƣa đáp ứng yêu cầu hình thành phát triển phẩm chất NL. GV khi thiết kế nội dung và phƣơng pháp dạy học ĐLĐP chủ yếu truyền thụ kiến thức, chƣa đảm bảo tính hiện đại cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm, còn nặng nề với HS. Ngoài ra, có một số trƣờng hợp GV dạy ĐLĐP tỉnh Tây Ninh yêu cầu HS tự học, nhƣng không cung cấp tài liệu cho các em, không kiểm tra đánh giá xem mức độ hiểu biết của các em nhƣ thế nào. Nhìn chung, cho thấy việc giảng dạy ĐLĐP tỉnh Tây Ninh còn nhiều vấn đề bất cập, chƣa đạt đƣợc hiệu quả, chƣa phù hợp hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Thông qua việc tiếp cận thực tế trong quá trình giảng dạy và phân tích thực tiễn, với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ĐLĐP nói chung, dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh nói riêng. Với các lí do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức dạy học Địa lí địa phương tỉnh Tây Ninh theo định hướng phát triển năng lực” trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu sinh của mình về phƣơng pháp dạy học Địa lí. 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình dạy học ĐLĐP ở một số nƣớc trên thế giới Ở Liên Xô (trƣớc đây) trong những năm đầu của thế kỷ XX, Địa phƣơng học đƣợc xem là môn học về một lãnh thổ nhỏ có những nét riêng về hành chính, chính trị và kinh tế. Những năm 30 của thế kỷ XX ở Liên Xô, đối tƣợng của Địa phƣơng học coi nhƣ một bộ phận lãnh thổ đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu toàn diện: Lịch sử, ngôn ngữ và văn học, kiến trúc, văn hoá…. Địa phƣơng học có đối tƣợng nghiên cứu rộng hơn ĐLĐP. Năm 1925, L. X. Berg gọi ĐLĐP là môn Địa lí quê hƣơng. Năm 1961, A. X. Barakov cho rằng ĐLĐP cần nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện, nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp và có thể xem ĐLĐP nhƣ môn “Địa lí học nhỏ”. 3 Các nhà địa lí học Xô - Viết trƣớc đây và các nhà sƣ phạm Nga ngày nay đã tổng kết quá trình nghiên cứu và phát triển môn ĐLĐP ở trƣờng phổ thông trong mấy chục năm thống nhất coi môn ĐLĐP là một bộ phận của địa phƣơng học, là môn học về quê hƣơng. Nó nghiên cứu những nội dung địa lí tự nhiên, địa lí dân cƣ và địa lí kinh tế. Đây là môn học ĐLĐP trong trƣờng phổ thông. Vì vậy trong chƣơng trình đào tạo hiện nay họ đã dành thời lƣợng nhất định cho việc dạy môn học này ở các trƣờng phổ thông. Môn ĐLĐP đƣợc dạy học bằng các phƣơng pháp dạy học tích cực [21], [63], [96]. Ở Hoa Kỳ, ĐLĐP đƣợc đƣa vào giảng dạy lồng ghép vào ngay từ cấp tiểu học (Primary school) với những khám phá cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, của địa phƣơng. Đến cấp trung học cơ sở (Secondary school) ĐLĐP đƣợc trang bị ngay trong nội dung của chƣơng trình địa lí chung của đất nƣớc, ĐLĐP đƣợc thiết kế minh họa cho kiến thức địa lí chung hầu hết các nội dung. Ở cấp THPT (High school) ĐLĐP đƣợc xem là một phần của việc học tự chọn HS có thể chọn để đăng ký học thay thế một môn học khác mà HS cảm thấy không thích. Ở Pháp, ĐLĐP trong chƣơng trình phổ thông đƣợc bắt đầu bằng việc tìm hiểu quê hƣơng và xuất bản sách hƣớng dẫn dạy học ĐLĐP. Yêu cầu cần đạt đƣợc trong dạy học ĐLĐP ở các trƣờng phổ thông của Pháp là đề cao vai trò của môn học này trong giáo dục tình yêu quê hƣơng, đẩy mạnh việc thực hành ĐLĐP, bồi dƣỡng HS khả năng tìm hiểu và viết các chuyên khảo địa phƣơng… Ở Pháp và các nƣớc châu Âu khác họ đều áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực ở trƣờng phổ thông [21], [63], [96]. Nhìn chung, việc dạy học ĐLĐP trong chƣơng trình phổ thông của một số nƣớc phát triển nhƣ Nga, Pháp, Hoa Kỳ… có sự khác nhau về nội dung và phƣơng pháp tổ chức dạy học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ đều đồng nhất với nhau ở chỗ dạy học ĐLĐP ngày càng đóng vai trò quan trọng trong dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông. Định hƣớng phát triển NL trong dạy học ĐLĐP đƣợc hình thành rất sớm ở các nƣớc nhƣ Pháp, Liên Xô trƣớc đây, nhƣng xu hƣớng này chỉ diễn ra trong từng nội dung nhỏ của ĐLĐP chƣa đƣợc nâng lên thành lí luận cho cả hệ thống nội dung ĐLĐP trong chƣơng trình phổ thông. 4 2.2. Tình hình nghiên cứu và dạy học ĐLĐP Ở Việt Nam + Nghiên cứu về Địa lí địa phương Nghiên cứu địa phƣơng đƣợc hình thành và phát triển ở nƣớc ta rất sớm, tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này trong thời kì phong kiến là những công trình nghiên cứu ghi chép lịch sử khai thác lãnh thổ; mô tả núi, sông theo các đơn vị hành chính thời bây giờ các huyện, phủ, tổng, xã; các tập tục, cách ăn mặc, tín ngƣỡng, lễ tết, và những phong tục đặc sắc của mỗi trấn. Đồng thời các nghiên cứu đã giới thiệu về vị trí địa lí, giới hạn, quy mô các thành, trấn và huyện lỵ; còn cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp, tình hình ruộng đất, giống lúa, hoa màu, lâm sản, thủy sản… Các công trình tiêu biểu trong thời kì này: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (ra đời vào giữa thế kỉ XV) là ngƣời đặt nền móng cho việc nghiên cứu và biên soạn địa chí; Trình Hoài Đức (1698) “Gia định thành thông chí” [33];Lê Quang Định (1806) “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí”; Phan Huy Chú với “Hoàng Việt dư chí” đầu thế kỉ XIX; Lê Công Chất (1845)“Bắc Thành dư địa chí;Cao Xuân Dục, Lƣu Đức Xƣơng, Trần Xán (1903)“Đại Nam Thống nhất chí”;… Việc nghiên cứu về địa phƣơng đã đƣợc phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển lãnh thổ của nƣớc ta. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chỉ ở mức độ sơ khai, chủ yếu quan sát và ghi chép chƣa có những luận chứng khoa học cụ thể để đánh giá các thành phần tự nhiên cũng nhƣ kinh tế - xã hội của địa phƣơng. + Nghiên cứu về biên soạn tài liệu Địa lí địa phương Từ sau năm 1975, rất nhiều tác giả đã tham gia biên soạn tài liệu ĐLĐP đáp ứng với chƣơng trình Địa lí phổ thông của Bộ GD&ĐT ban hành. Một số tác giả tiêu biểu Lâm Quang Dốc, Bùi Công Hoài, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi (1994) Địa lí Hà Nội Nxb Giáo dục 1994 [20]. Phải kể đến các công trình Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam (gồm 6 tập) do tác giả Lê Thông làm chủ biên. Tác giả trình bày về địa lí tất cả các tỉnh thành phố của Việt Nam phân chia theo các vùng kinh tế. Các tác giả trình bày cụ thể từng tỉnh theo cấu trúc nhƣ sau: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; dân cƣ và lao động; kinh tế. Đồng thời tác giả phân tích, chứng minh cụ thể từng vấn đề có số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu…[81] 5 Các nghiên cứu về biên soạn tài liệu giảng dạy ĐLĐP về các tỉnh thành theo cấu trúc nhƣ sau: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; dân cƣ và lao động; kinh tế. Trong tài liệu tác giả phân tích chứng minh cụ thể từng vấn đề có số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu… Cụ thể hóa hƣớng nghiên cứu này để biên soạn riêng cho từng tỉnh tài liệu giảng dạy ĐLĐP theo cấu trúc nhƣ trên có các tác giả: Nguyễn Văn Hiến (chủ biên, 2006),“Lịch sử - Địa lí địa phương trung học cơ sở tỉnh Bình Thuận” [51]; Võ Thành An (chủ biên, 2010) “Địa lí địa phương tỉnh An Giang” [2]; Thái Văn Long (chủ biên, 2010),“Tài liệu dạy – học chương trình Địa lí địa phương trung học cơ sở tỉnh Cà Mau” [60];Lữ Minh Nhựt (chủ biên, 2010),“Địa lí địa phương Kiên Giang, Tài liệu dạy – học tại các trường THCS và THPT thuộc tỉnh Kiên Giang” [65]; Lâm Quang Dốc – Phạm Khắc Lợi – Nguyễn Minh Tuệ - Đặng Duy Lợi (2010), “Địa lí Hà Nội” [19]; Nguyễn Ngọc Dũng (chủ biên, 2001, 2011), “ Địa lí Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ thông” [23], “Tài liệu dạy – học Địa lí địa phương tỉnh Tây Ninh” [24]; Đặng Ngọc Căn (2011)“Địa lí 12 - Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ” [10], [11]; Nguyễn Hồng Sáng (chủ biên, 2011)“Tài liệu dạy – học Địa lí địa phương tỉnh Bình Dương, sử dụng trong các trường tiểu học” [70]; Đinh Thị Yến (2012) “Địa lí 12 – Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình” [97]; Nguyễn Hữu Bách – Nguyễn Hữu Du – Nguyễn Hữu Hào – Ngô Minh Hùng (2013), “Tài liệu dạy – học Địa lí địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sử dụng trong các trường tiểu học” [4]; Trần Việt Hùng (chủ biên, 2013) “Địa lí địa phương Sóc Trăng, tài liệu dạy – học tại các trường THCS và THPT thuộc tỉnh Sóc Trăng” [45]; Lê Ngọc Bữu (chủ biên, 2014)“Tài liệu dạy - học chương trình địa lí địa phương trung học cơ sở Bến Tre” [9]; Nguyễn Xuân Ngọc (chủ biên, 2015),“Tài liệu dạy học Lịch sử - Địa lí địa phương tỉnh Lâm Đồng" [66] … Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về biên soạn tài liệu giảng dạy ĐLĐP trên đều có cấu trúc tƣơng ứng với cấu trúc trong chƣơng trình Địa lí 12 mà Bộ GD&ĐT qui định. Về nội dung đã phản ánh đƣợc các đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội cơ bản của từng tỉnh cụ thể. Về phƣơng pháp dạy học các tài liệu áp dụng 6 các phƣơng pháp dạy học mới, việc hình thành phát triển NL cho HS chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, các công trình gần đây cũng liên hệ đến việc hình thành NL nhƣng chỉ ở những bộ phân riêng lẽ hoạt động và một vài phần nhỏ nội dung.Có thể nói hƣớng nghiên cứu về biên soạn tài liệu giảng dạy ĐLĐP theo định hƣớng phát triển NL còn mới, chƣa có tài liệu nào xây dựng mục tiêu cụ thể và định hƣớng phƣơng pháp cụ thể cho quá trình hình thành NL. + Nghiên cứu về tổ chức dạy học Địa lí địa phương theo định hướng phát triển NL Trong những năm đầu của thập niên 60, việc biên soạn và giảng dạy ĐLĐP đã khá sôi nổi ở hầu khắp các tỉnh trên miền Bắc. Giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời tập sách“Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa phương” của PGS Lê Bá Thảo, gồm 2 tập, in năm 1967 [76], [77]. Giới thiệu các phƣơng pháp nghiên cứu và giảng dạy ĐLĐP ở trƣờng phổ thông. Các trƣờng phổ thông đều có các hoạt động dạy học nội khoá và ngoại khóa vô cùng phong phú và đa dạng. Sau đó phong trào biên soạn và giảng dạy ĐLĐP trong nhà trƣờng suy giảm, phần do chiến tranh, phần do GV chƣa đƣợc đào tạo bài bản, chính quy về ĐLĐP, kinh phí ít ỏi, thiếu tài liệu và phƣơng tiện dạy học ĐLĐP. Sau giải phóng – 1975, chƣơng trình Địa lí hiện hành đã quán triệt nhiệm vụ, ý nghĩa giáo dục, giáo dƣỡng cũng nhƣ phƣơng thức tiến hành dạy học ĐLĐP trong nhà trƣờng phổ thông, phù hợp với xu thế chung của Địa lí nhà trƣờng trên thế giới, chƣơng trình đã dành một số tiết thích đáng cho ĐLĐP trong lớp và ngoài lớp học. Điều đó đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của các tài liệu ĐLĐP và các giáo trình của các trƣờng đại học sƣ phạm và tài liệu bồi dƣỡng ĐLĐP (chu kì 1992 – 1996) dạy học ĐLĐP của nhiều tác giả. Một số nghiên cứu đã nêu lên vai trò rất quan trọng của việc gắn với đời sống sản xuất để dạy học Địa lí. Hƣớng nghiên cứu này xem việc liên hệ kiến thức với thực tiễn địa phƣơng là một trong những yêu cầu thiết yếu nhất trong dạy học Địa lí, từ thực tiễn kiến thức HS sẽ hình thành đƣợc các khái niệm, phân tích các mối quan hệ trong Địa lí. Những nghiên cứu này xem việc giảng dạy Địa lí đất nƣớc cần song hành với giảng dạy ĐLĐP theo một hệ thống 7 cấu trúc xuyên suốt cả quá trình. Theo hƣớng nghiên cứu này các tác giả xây dựng một số hình thức dạy học liên hệ thực tiễn trên lớp, ngoài lớp… Thể hiện rõ nét nhất cho định hƣớng nghiên cứu này có các tác giả nhƣ: Hoàng Văn Huyền, Nguyễn Văn Biểu (1981), “Địa lí kinh tế gắn với đời sống và sản xuất ở trường phổ thông và xã hội” [49]; Đinh Ngọc Linh (1981), “Kinh nghiệm giảng dạy bước đầu về giảng dạy địa lí địa phương tỉnh” [49]; Lê Huỳnh (1993),“Xây dựng những bản đồ cần thiết kế trong nghiên cứu địa li địa phương. Thử nghiệm xây dựng nhóm bản đồ kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình”; Nguyễn Minh Tuệ - Phạm Tế Xuyên (1994), Địa lí địa phương trong trường phổ thông [83]; Trịnh Văn Oánh (1997),“Thành lập các bản đồ địa lí địa phương tỉnh Cần Thơ”; Nguyễn Đức Vũ (chủ biên) (2009),“Địa lí địa phương” [96];Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Thanh (2012), “Biên soạn tài liệu nội dung địa phương môn Địa lí” [63]; Lâm Quang Dốc (2014), “Địa lí địa phương trong trường phổ thông” [21]… Có thể khái quát, việc tổ chức dạy học ĐLĐP phát triển rất sớm và qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhƣng nhìn chung về xu thế hiện đại thì việc nghiên cứu phƣơng pháp dạy học ĐLĐP càng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các nghiên cứu về dạy học ĐLĐP gần đây công phu hơn, nghiên cứu sâu và cụ thể hơn các vấn dạy học ĐLĐP. Nhƣng nhìn chung có thể chia tài liệu trên đây thành các hƣớng: Hƣớng nghiên cứu dạy học ĐLĐP theo định hƣớng tiếp cận nội dung; Hƣớng nghiên cứu dạy học ĐLĐP theo định hƣớng tiếp cận NL. Các công trình nghiên cứu dạy học ĐLĐP theo định hƣớng tiếp cận nội dung: Đặc điểm chủ yếu nghiên cứu biên soạn tài liệu cung cấp nội dung kiến thức khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng, hình thành các kỹ năng chủ yếu Địa lí nhƣ biểu đồ, bản đồ... Phƣơng pháp chủ yếu là các phƣơng pháp truyền thống nhất là phƣơng pháp thuyết trình làm chủ đạo, hình thức dạy học chủ yếu trên lớp. Các công trình nghiên cứu dạy học ĐLĐP theo định hƣớng phát triển NL: Đặc điểm hƣớng nghiên cứu này đồng thời hoàn thành hai mục tiêu vừa định hƣớng phát triển NL, vừa tiếp cận nội dung kiến thức, nhƣng xem phát triển NL trong dạy học ĐLĐP là cốt lõi. Hƣớng nghiên cứu dạy học ĐLĐP theo đinh hƣớng phát triển NL 8 mới đƣợc triển khai trong thời gần đây từ “Định hƣớng đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 của Bộ GD&ĐT”. Hƣớng nghiên cứu hiện nay, dạy học ĐLĐP theo định hƣớng phát triển NL chỉ mức sơ khai với mục tiêu hình thành và phát triển một số NL chuyên biệt địa lí, chƣa xem mục tiêu phát triển NL là nòng cốt nâng lên thành lí luận trong dạy học ĐLĐP. Có thể nói hƣớng nghiên cứu về dạy học ĐLĐP theo định hƣớng phát triển NL đúng đắn phù hợp xu thế đổi mới chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng dạy học ĐLĐP nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay rất ít công trình nghiên cứu về tổ chức dạy học ĐLĐP theo định hƣớng phát triển NL, đã tạo nên những hạn chế nhất định trong đổi mới dạy học ĐLĐP theo định hƣớng phát triển NL. + Nghiên cứu về tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hướng phát triển NL Các công trình nghiên cứu về giảng dạy ĐLĐP tỉnh Tây Ninh cũng có thể khái quát nhƣ sau: Giai đoạn trƣớc giải phóng (năm 1975) việc giảng dạy ĐLĐP tỉnh Tây Ninh đƣợc lồng ghép trong chƣơng trình từ cấp tiểu học đến trung học. Hƣớng nghiên cứu chủ yếu định hƣớng nội dung cung cấp kiến thức, phƣơng pháp chủ yếu đọc ghi và diễn giải. Giai đoạn sau giải phóng (từ 1975 – đến nay) hƣớng nghiên cứu và giảng dạy ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo phân phối chƣơng trình cụ theo quy định chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD&ĐT nhƣng chủ yếu hƣớng nghiên cứu biên soạn tài liệu và giảng dạy theo định hƣớng tiếp cận nội dung dạy học ĐLĐP ở các lớp 8,9,12 [23], [87],[31],[25]: Phƣơng pháp chủ đạo chủ yếu là phƣơng pháp thuyết trình; Hình thức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chƣa coi trọng các hoạt động xã hội, trải nghiệm thực địa... Nhìn chung hƣớng nghiên cứu này còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chƣa thật sự coi trọng kỹ năng thực hành, chƣa phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của HS, chƣa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng đổi mới. Các công trình nghiên cứu dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL còn rất mới chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, nội dung triển khai nhiệm vụ giáo dục ĐLĐP tỉnh Tây Ninh năm 2015 đã nêu lên định hƣớng 9 đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; chọn lọc nội dung và phƣơng pháp, theo hƣớng tăng cƣờng phát triển hình NL học tập cho HS phù hợp với định hƣớng đổi mới chất lƣợng giáo dục. Dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát phát triển NL là hƣớng nghiên cứu phù hợp với chủ trƣơng đổi mới chất lƣợng dạy học ở trƣờng phổ thông của Bộ GD&ĐT. Tuy nghiên, hƣớng nghiên cứu này vẫn chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mực của các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí, thầy cô giáo nhằm vận dụng triển khai hiệu quả hơn trong dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo tinh thần đổi mới. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích nghiên cứu Biên soạn nội dung và cách thức tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực HS góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ĐLĐP ở trƣờng phổ thông tỉnh Tây Ninh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn việc tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL. - Tổ chức nội dung dạy học Địa lí Địa phƣơng tình Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực (xây dựng chƣơng trình và biên soạn tài liệu mới về giáo dục Địa lí địa phƣơng theo định hƣơng phát triển NL) và thiết kế và tổ chức một số bài học và hoạt động ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL dựa trên các phƣơng pháp và hình thức dạy học thích hợp. - Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả, tính đổi mới của việc tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực HS lớp 12 THPT. 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung và phƣơng pháp dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL. - Dựa trên chƣơng trình ĐLĐP Địa lí lớp 12 xác định nội dung chƣơng trình và biên soạn tài liệu dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL. - Nghiên cứu tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển NL học sinh lớp 12 THPT qua 3 bài học. - Đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá việc tổ chức dạy học ĐLĐP ở trƣờng THPT theo định hƣớng phát triển NL trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Đề tài tiến hành thực nghiệm ở các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu việc tổ chức dạy học Địa lí địa phƣơng tỉnh Tây Ninh theo định hƣớng phát triển năng lực đƣợc thiết kế với tài liệu mới đƣợc xây dựng, phƣơng pháp, qui trình thích hợp thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo và phát triển năng lực HS và thông qua đó góp phần đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của giáo dục và dạy học ĐLĐP ở trƣờng THPT tỉnh Tây Ninh. 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống Nhiệm vụ của dạy học Địa lí ngày nay là nhằm bồi dƣỡng cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ từ đó HS hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Những năm gần đây, dạy học Địa lí có nhiều bƣớc chuyển mạnh mẽ về mọi mặt và chất lƣợng dạy học Địa lí đã đƣợc nâng cao do đổi mới chƣơng trình, tăng cƣờng các phƣơng tiện dạy học mới và hiện đại, đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS [98],[21]. Tuy nhiên, quan niệm về dạy học ĐLĐP vẫn chƣa đƣợc chú trọng về cả nội dung lẫn phƣơng pháp. Muốn thay đổi chất lƣợng dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông cần phải thay đổi nhiều yếu tố tạo thành một hệ thống tổng hợp, hệ thống ấy phải liên kết chặt chẽ để thúc đẩy quá trình dạy học. Đổi mới chất lƣợng dạy học Địa lí phải xem xét nhiều khía cạnh, 11 phải xem xét phƣơng diện tổng thể và từng phần riêng biệt, không nên xem nhẹ một thành phần nào trong chuỗi liên kết thông nhất; cần phải thay đổi từng bƣớc, đồng loạt, nếu không thay đổi đồng loạt sẽ tạo sự “bấp bênh” trong chuỗi liên kết thống nhất của quá trình giáo dục. Vận dụng quan điểm này tác giả xem xét phân tích hệ thống kiến thức, kỹ năng địa lí theo từng chƣơng trình, cấp học, bậc học, xác định đƣợc thành tựu và thách thức trong dạy học ĐLĐP ở trƣờng phổ thông; đồng thời qua đó đề ra “Tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hướng phát triển năng lực” nhằm đạt đƣợc hiệu quả dạy học ĐLĐP theo định hƣớng đổi mới giáo dục. 6.1.2. Quan điểm công nghệ dạy học Quan điểm công nghệ dạy học có thể đƣợc hiểu theo hai phƣơng diện; một mặt là những quá trình dạy học nhƣ một công nghệ hoàn chỉnh và mặt khác là việc sử dụng những công nghệ hiệu quả trong quá trình dạy học. Mặt khác cũng có thể hiểu công nghệ dạy học là cách thức hiện đại hóa và tổ chức một cách khoa học quá trình dạy học và giáo dục trên cơ sở xác định và tối ƣu đầu ra và từ đó xác định đầu vào cũng nhƣ cách thức tổ chức dạy học. Tiếp cận theo quan điểm công nghệ dạy học làm cho quá trình dạy học ĐLĐP mang tính tích cực, thống nhất, hiệu quả trong điều kiện thực tế về thời gian cũng nhƣ thời lƣợng chƣơng trình. Trong dạy học ĐLĐP, GV cần phải vận quan điểm công nghệ dạy học để xây dựng các phƣơng pháp tổ chức dạy học ĐLĐP theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS. GV lựa chọn nội dung, phƣơng pháp, thiết kế, xây dựng quy trình dạy học cho phù hợp và hiệu quả [13]. 6.1.3. Quan điểm dạy học tích cực Dạy học ĐLĐP giáo viên phải soạn giảng các nội dung dạy học dƣới dạng các vấn đề (tình huống, tính huống có vấn đề, bài tập nhận thức,…) và khai thác các phƣơng pháp dạy học sao cho HS chủ động, tự lực tham gia giải quyết vấn đề học tập, thông qua đó HS nắm kiến thức và hình hành NL tƣ duy và NL hành động. Khi thiết kế nội dung dạy học ĐLĐP, GV không nên đƣa ra dƣới dạng mặc định, có sẵn mà chỉ cung cấp thông tin vừa đủ và gợi ý cách xử lí thông tin để rút ra kết luận 12 (chính là kiến thức, kỹ năng mới cần chiếm lĩnh). Định hƣớng dạy học theo quan điểm này tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của ngƣời học; làm việc học tập trở thành niềm vui, hạnh phúc của mỗi ngƣời. Vận dụng theo quan điểm tích cực để nhìn nhận vai trò, vị trí, chức năng của ĐLĐP trong dạy học Địa lí; xây dựng các phƣơng pháp tổ chức dạy học ĐLĐP theo quan điểm tích cực, tổ chức quá trình dạy học ĐLĐP phù hợp giúp HS tự nâng cao quá trình học tập, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, HS sẽ hình thành khả năng tổng hợp kiến thức phát triển NL. 6.1.4. Quan điểm dạy học phát triển năng lực Dạy học theo quan điểm phát triển NL là tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực chủ động, khả năng tự học của HS và cách dạy của GV. Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học GV sẽ tạo thuận lợi cho HS tự tìm tòi, khám phá kiến thức qua hoạt động cá nhân, học tập hợp tác nhóm, lớp, tổ chức các hoạt động học tập tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm, thực hành và ứng dụng vào thực tiễn. Vận dụng quan điểm phát triển năng lực HS“Tổ chức dạy học ĐLĐP tỉnh Tây Ninh theo định hướng phát triển năng lực” là một hƣớng tiếp cận hiệu quả tạo cho các em sự suy nghĩ và xác định nghề nghiệp phù hợp NL của mình. Vì khi nhìn nhận thực tế, khảo sát thực tế, trải nghiệm thực tế… các em dễ dàng nhận định, xác định nghề nghiệp phù hợp và định hƣớng quá trình học tập và làm việc sau này. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phƣơng pháp phân tích: Tác giả nghiên cứu các văn bản, các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng cách chia chúng thành từng phần bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian để hiểu chúng một cách đầy đủ và toàn diện. Qua đó tác giả nhìn nhận đƣợc các quan điểm, xu hƣớng để chọn lọc các thông tin quan trọng để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Phƣơng pháp tổng hợp lí thuyết: Trên cơ sở phân tích chọn lọc từng mặt, từng bộ phận thông tin từ lí thuyết đã thu thập đƣợc, để tổng hợp tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ về vấn đề nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan