Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Tài liệu Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

.PDF
261
391
137

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------- NGUYỄN NGỌC KHƢƠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐINH THỊ MAI 2. TS. TRẦN VĂN HỒNG HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC PHỤ LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ,TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG ĐƠN VỊ VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............................................................... 19 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ .......................................... 19 1.1.1. Khái niệm và mục tiêu kiểm toán nội bộ.................................................. 19 1.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi hoạt động của KTNB trong đơn vị ........................................................................................................ 24 1.1.3. Kiểm toán viên nội bộ .............................................................................. 27 1.1.4. Nội dung, phƣơng pháp, quy trình kiểm toán nội bộ ............................... 29 1.2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG ĐƠN VỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC, ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ .................................................................. 32 1.2.1. Khái niệm tổ chức KTNB ........................................................................ 32 1.2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ ................................. 33 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức KTNB trong đơn vị ........................ 36 1.2.4. Đặc điểm của trƣờng đại học và đại học công lập ảnh hƣởng đến tổ chức KTNB ... 38 1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC .. 44 1.3.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong trƣờng đại học .......................... 44 1.3.2. Tổ chức hoạt động KTNB trong trƣờng đại học ...................................... 56 1.4. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................ 86 1.4.1. Kinh nghiệm tổ chức KTNB trong các đơn vị công trên thế giới............ 86 1.4.2. Kinh nghiệm tổ chức KTNB trong các trƣờng đại học tại một số nƣớc trên thế giới ........................................................................................................ 98 1.4.3. Bài học kinh nghiệm để tổ chức KTNB trong các trƣờng đại học ở Việt Nam ... 103 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................. 105 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................. 106 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................... 106 2.1.1. Khái quát về các trƣờng đại học và các trƣờng đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 106 2.1.2. Đặc điểm của các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội ảnh hƣởng đến tổ chức KTNB ........................................................................................... 109 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................. 115 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ ........................................ 116 2.2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động KTNB tại các trƣờng ĐHCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội ............................................................................................ 125 2.2.3. Thực trạng nhận thức về KTNB tại các trƣờng đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 147 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................... 152 2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc .................................................................... 152 2.3.2. Những hạn chế trong tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 154 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 161 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................. 165 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................................... 179 3.1. XU HƢỚNG, CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KTNB CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................. 179 3.1.1. Xu hƣớng phát triển của các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ..179 3.1.2. Chiến lƣợc phát triển của các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội... 182 3.1.3. Yêu cầu xây dựng và hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................................... 190 3.1.4. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................................... 191 3.2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......... 197 3.2.1. Xây dựng bộ máy KTNB tại các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 197 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức hoạt động KTNB tại các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 216 3.2.3. Giải pháp để duy trì, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của KTNB tại các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................... 248 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................... 250 3.3.1. Về phía Nhà nƣớc, các Bộ, Ngành ......................................................... 250 3.3.2. Về phía các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................... 253 3.3.3. Về phía bộ phận KTNB trong nhà trƣờng ............................................. 254 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 256 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 257 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 261 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa đầy đủ Chữ viết tắt BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin CTSV Công tác sinh viên DH ĐBCL ĐH Phó giám đốc (Canada) Đảm bảo chất lƣợng đại học ĐHCL đại học công lập ĐHTT Đại học tƣ thục ĐHQGHN GDĐH GD&ĐT GDĐT HĐ đại học Quốc gia Hà Nội Giáo dục đại học Giáo dục và đào tạo Giáo dục đào tạo Hội đồng KĐCL Kiểm định chất lƣợng KSNB Kiểm soát nội bộ HTKSNB KT KTĐBCL KTNB KTV KTVNB Hệ thống kiểm soát nội bộ Kỹ thuật Kiểm tra đảm bảo chất lƣợng Kiểm toán nội bộ Kiểm toán viên Kiểm toán viên nội bộ KTNN Kiểm toán nhà nƣớc KHCN Khoa học công nghệ KHKT Kế hoạch kiểm toán NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nƣớc QLCL Quản lý chất lƣợng RMAS Bộ phận quản lý rủi ro và dịch vụ kiểm toán (đại học Harvard) RRA Cơ quan Kiểm toán quốc gia Thụy Điển TBS Ban Thƣ ký Hội đồng (Canada) TCCB Tổ chức cán bộ TĐG Tự đánh giá TSCĐ Tài sản cố định TTTV Trung tâm tƣ vấn TW Trung ƣơng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.2: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát về việc thực hiện kiểm toán hàng năm ........................................................................................... 117 Bảng 2.3: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát về loại hình tổ chức kiểm toán ..... 117 Bảng 2.4: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát về bộ phận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đánh giá nội bộ ................................................................ 119 Bảng 2.5: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát về nhân sự của bộ phận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đánh giá nội bộ .......................................... 120 Bảng 2.6: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát về hình thức hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đánh giá nội bộ .......................................... 126 Bảng 2.7. (Trích Phụ lục 2.24): Báo cáo kết quả tự đánh giá ........................... 140 Bảng 2.8. (Trích Phụ lục 2.23): Đánh giá thực hiện mục tiêu chất lƣợng ở một trƣờng đại học X ............................................................................... 141 Bảng 2.9: Các quy trình ISO tại trƣờng Đại học Y Hà Nội .............................. 145 Bảng 2.10: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát sự quan tâm đến việc tổ chức KTNB trong các trƣờng ĐHCL ........................................................ 148 Bảng 2.11: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát đánh giá về sự cần thiết tổ chức KTNB trong các trƣờng ĐHCL ........................................................ 149 Bảng 2.12: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát đánh giá về vai trò của tổ chức KTNB trong các trƣờng ĐHCL ........................................................ 149 Bảng 2.13: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về các lĩnh vực đƣợc thực hiện khi triển khai công việc KTNB tại trƣờng đại học ...... 150 Bảng 2.14: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về các khía cạnh trong nội dung KTNB tại các trƣờng đại học ........................... 151 Bảng 2.15: (Trích Phụ lục 2.3C) Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về quy trình KTNB....................................................................................... 152 Bảng 3.1: Danh mục các rủi ro trong trƣờng ĐH .............................................. 224 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB trong trƣờng đại học ....................... 46 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB trong trƣờng đại học theo mô hình song song............................................................................................. 47 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB trong trƣờng đại học theo khu vực địa lý ................................................................................................... 48 Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB trong trƣờng đại học theo hình thức tập trung .............................................................................................. 49 Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB trong trƣờng đại học theo hình thức phân tán ............................................................................................... 50 Sơ đồ 1.6: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB trong trƣờng đại học theo mô hình thức kết hợp......................................................................................... 51 Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo hình thức phân tán áp dụng cho trƣờng Đại học Quốc Gia Hà Nội ..................................................... 201 Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình kết hợp áp dụng cho trƣờng Đại học Bách Khoa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các trƣờng ĐHTT .................................................................................... 203 Sơ đồ 3.3: Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo hình thức tập trung áp dụng cho 8 trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc nhóm 1C ...... 205 Sơ đồ 3.4: Mô hình đoàn KTNB tại các trƣờng ĐHCL chƣa đƣợc giao tự chủ trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................... 206 DANH MỤC PHỤ LỤC Phiếu khảo sát ý kiến về tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội Phụ lục 2.2A: Câu hỏi trao đổi trực tiếp Phụ lục 2.2 B: Danh sách trao đổi trực tiếp Phụ lục 2.3A: Danh sách các trƣờng đào tạo Đại học tại Hà Nội Phụ lục 2.3B: Tổng hợp danh sách các trƣờng gửi và nhận phiếu khảo sát Phụ lục 2.3C: Tổng hợp kết quả trả lời qua phiếu khảo sát Phụ lục 2.4A,B, C : Công tác thanh tra kiểm tra tại Trƣờng ĐH kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Phụ lục 2.5: Danh sách các trƣờng không ban hành ISO Phụ lục 2.6: Danh sách các trƣờng ban hành ISO Phụ lục 2.7: Kế hoạch đánh giá nội bộ năm học 2016–2017-ĐHBK Phụ lục 2.8: Chƣơng trình đánh giá đợt 1 (Tháng 11 - 2016) - ĐHBK Phụ lục 2.9: Chƣơng trình đánh giá nội bộ đợt 2 năm học 2016-2017 ĐHBK Phụ lục 2.10: Chƣơng trình đánh giá nội bộ đợt 3 năm học 2016 - 2017 ĐHBK Phụ lục 2.11: Chính sách chất lƣợng năm học 2014-2015 Phụ lục 2.12: Mục tiêu chất lƣợng năm học 2014-2015 Phụ lục 2.13: Sổ tay chất lƣợng Phụ lục 2.14: Phiếu yêu cầu sửa đổi/ban hành tài liệu Phụ lục 2.15: Danh mục hồ sơ Phụ lục 2.16: Chƣơng trình đánh giá chất lƣợng nội bộ năm 20... Phụ lục 2.17: Phiếu xử lý sự KPH và KPPN Phụ lục 2.18: Phiếu đề xuất ý tƣởng cải tiến Phụ lục 2.19: Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức tháng … NĂM 20… Phụ lục 2.20: Sổ theo dõi bổ nhiệm cán bộ, viên chức quản lý năm học 20... – 20... Phụ lục 2.21: ĐH Tài nguyên môi trƣờng1-Q_Ban-hanh-ISO. Phụ lục 2.22: Đề án về ISO trong trƣờng đại học thuộc Bộ công thƣơng Phụ lục 2.23: Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lƣợng năm học 2016 – 2017 Phụ lục 2.24: Báo cáo kết quả tự đánh giá năm 2015 và kế hoạch khắc phục tồn tại Phụ lục 2.25: Báo cáo tự đánh giá để đăng ký kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng đại học Phụ lục 2.26: Báo cáo tự đánh giá (để đăng ký kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng đại học) Phụ lục 2.1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam luôn coi giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam để cạnh tranh với các trƣờng đại học (ĐH) trong khu vực và quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu cấp bách trong phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hệ thống GDĐH Việt Nam, trong đó có các trƣờng ĐH trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện đã và đang phát triển đa dạng, đa loại hình sở hữu, tuy nhiên các trƣờng đại học công lập (ĐHCL) vẫn chiếm ƣu thế cả về quy mô, loại hình và chất lƣợng đào tạo, xứng tầm đại diện cho hệ đào tạo ĐH tại Việt Nam. Trong điều kiện ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) còn hạn hẹp mà nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho nền kinh tế ngày càng tăng nên đòi hỏi các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần coi trọng quản trị nội bộ, áp dụng các biện pháp cải tiến, đổi mới cơ chế tài chính, từng bƣớc đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo để ổn định và phát triển. Đặc biệt các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội đƣợc giao thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ về tài chính đã đƣợc tạo cơ hội nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý và sử dụng tài sản theo cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp thì càng đòi hỏi cần phải quan tâm thích đáng đến cải tiến quản trị nội bộ, chú trọng quản trị rủi ro trong tất cả các mặt hoạt động của Nhà trƣờng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn nữa các nguồn lực thì mới có thể thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra trong điều kiện tự chịu trách nhiệm về tài chính. Trong nền kinh tế phát triển đa dạng và hội nhập hiện nay, kiểm toán nội bộ (KTNB) đƣợc coi là công cụ hữu hiệu nhất để quản trị nội bộ, trong đó có quản trị rủi ro đối với mọi loại hình đơn vị vì KTNB là hoạt động độc lập, 1 khách quan đƣợc thiết lập và thực hiện nhằm kiểm tra, đánh giá, tƣ vấn và hỗ trợ cho quá trình cải thiện hoạt động và gia tăng giá trị cho đơn vị. Tuy nhiên các trƣờng ĐH ở Việt Nam, trong đó có các trƣờng ĐH, đặc biệt là các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay chƣa quan tâm đúng mức đến quản trị nội bộ, trong đó có quản trị rủi ro nên cũng chƣa quan tâm đến KTNB và tổ chức KTNB để tăng cƣờng quản trị nội bộ, hạn chế những rủi ro trong các hoạt động của nhà trƣờng, nhất là những hoạt động có liên quan tới việc sử dụng các nguồn tài chính, hoạt động đầu tƣ, hoạt động đào tạo... Mặc dù các trƣờng này đều thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục đào tạo, kiểm tra tài chính hàng năm nhƣng chƣa đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ, trong đó có quản trị rủi ro trong hoạt động của trƣờng, đặc biệt đối với những hoạt động liên quan đến những nguồn thu, khoản chi lớn của trƣờng ĐH nhƣ thu học phí, mua sắm tài sản, trang thiết bị đầu tƣ xây dựng cơ bản, đầu tƣ đổi mới chƣơng trình đào tạo... Do vậy các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội cần nghiên cứu một cách toàn diện về tổ chức KTNB để triển khai thực hiện công tác này hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Về mặt lý luận, cho tới nay cũng chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề tổ chức KTNB để quản trị nội bộ, trong đó có quản trị rủi ro đối với các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐH tại Việt Nam cũng nhƣ đối với các trƣờng ĐH, đặc biệt là các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xuất phát từ nhũng vấn đề trình bày trên, đề tài luận án“Tổ chức KTNB tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội” mà NCS lựa chọn là đề tài có tính thời sự cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản trị nội bộ, trong đó có quản trị rủi ro cho các trƣờng ĐH, đặc biệt là các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà 2 Nội, đồng thời cũng có thể vận dụng một cách phù hợp cho các trƣờng ĐH tại Việt Nam nói chung. 2.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho tác giả hệ thống hóa đƣợc những vấn đề có tính lý luận chung về KTNB, tổ chức KTNB tại các trƣờng đại học, trong đó có các trƣờng ĐHCL. Trong phần này, luận án đi sâu nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu về KTNB để rút ra kết luận về các nghiên cứu về tổ chức KTNB và khoảng trống nghiên cứu cho luận án của NCS. 2.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu về KTNB Để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan về KTNB, tác giả khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo 3 nhóm, gồm có: (1) Những nghiên cứu về KTNB trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; (2) Những nghiên cứu về KTNB trong khu vực công; (3) Những nghiên cứu về KTNB trong các trƣờng đại học, trong đó có các trƣờng ĐHCL. 2.1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu về KTNB ở nước ngoài * Những nghiên cứu về KTNB trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Cho đến nay đã có khá nhiều tác giả và tổ chức ở nƣớc ngoài nghiên cứu về KTNB trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tuy nhiên mỗi công trình thƣờng không nghiên cứu đầy đủ về KTNB mà thƣờng tập trung nghiên cứu một hoặc một số lĩnh vực cụ thể về KTNB. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: - Nghiên cứu do nhóm tác giả Reinstein và Gabhart thực hiện năm 1987 cho rằng KTNB thúc đẩy tăng cƣờng chức năng của kiểm soát nội bộ và chịu trách nhiệm về việc thành lập các ủy ban kiểm toán [18]. - Tuyên bố sửa đổi về Trách nhiệm của KTNB do Viện KTNB (1990) khẳng định: "Mục tiêu của KTNB là để hỗ trợ tất cả nhà quản lý thực hiện hiệu quả trách nhiệm của mình bằng cách trang bị cho họ các phân tích, thẩm định, và nêu các đề nghị cần thiết liên quan đến các hoạt động đƣợc xem xét" [3]. 3 - Nghiên cứu của nhóm tác giả Braiotta & March, 1992 cho rằng ngƣời đứng đầu bộ phận KTNB cần có một mối quan hệ báo cáo rõ ràng với Hội đồng quản trị và Ban Kiểm toán [7]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả đƣợc Sawyer và Vinten (1996) đã chỉ ra các lợi ích có đƣợc từ sự thay đổi định nghĩa và phạm vi hoạt động của KTNB trong một tổ chức gồm: (1) cung cấp cơ sở phán đoán và hành động cho các nhà quản lý; (2) hỗ trợ các nhà quản lý thông qua việc báo cáo những yếu kém trong kiểm soát, hiệu quả hoạt động và đề xuất, tham mƣu cho các nhà quản lý về các giải pháp giải quyết; (3) cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy, kịp thời và hữu ích cho tất cả các cấp quản lý; (4) tƣ vấn về các hoạt động cần đƣợc thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu tổng thể [29]. - Nghiên cứu của tác giả Simmons (1996) cho rằng tổ chức của bộ phận KTNB phải đủ để cho phép KTVNB hoàn tất trách nhiệm kiểm toán của mình, đó là: “Ngƣời đứng đầu bộ phận KTNB phải chịu trách nhiệm cá nhân và có đủ thẩm quyền để duy trì sự độc lập của bộ phận đảm bảo bao quát đƣợc các lĩnh vực cần kiểm toán và đƣa ra các khuyến nghị kiểm toán phù hợp” [45]. - Nghiên cứu của tác giả Dunn (1996) cho rằng sự độc lập của bộ phận KTNB có thể đƣợc xác định qua cách thức quản lý bộ phận này [27]. - Nghiên cứu của tác giả Vinten (1999) cũng cho rằng tính độc lập của tổ chức sẽ cho phép các hoạt động KTNB thực hiện hiệu quả chức năng của nó [19]. - Nghiên cứu của tác giả Zaman (2001) cho rằng những thách thức mới không chỉ chứa các mối đe dọa, mà còn là cơ hội để KTNB đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn, và có nhiều đóng góp lớn cho hệ thống quản trị nội bộ [51]. - Nghiên cứu của tác giả Diamond (2002) cho thấy KTNB có vai trò rất quan trọng bởi vì nó cung cấp cho quản lý thông tin về sự an toàn và hiệu quả của hệ thống của tổ chức [15]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Goodwin và Seow (2002) đã tiến hành nghiên cứu nhận thức của kiểm toán viên (KTV) và giám đốc một số công ty tại Singapore về vai trò của KTNB trong việc ngăn chặn và phát hiện các 4 điểm yếu của kiểm soát, các sai sót và gian lận trong BCTC. Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng KTV và giám đốc tin rằng sự tồn tại của hệ thống KTNB và việc thực thi nghiêm ngặt các quy định thích hợp về hành vi có ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng ngăn ngừa, phát hiện gian lận và sai sót trong BCTC và nâng cao hiệu quả hoạt động [21]. - Nghiên cứu của tác giả Bookal (2002) chỉ ra rằng KTNB với tƣ cách là một quan sát viên độc lập cho phép nó đóng một vai trò tích cực trong việc thông báo các vấn đề rủi ro và kiểm soát cho Ban giám đốc và KTV bên ngoài [6]. - Nghiên cứu của tác giả Ramamoorti (2003) về vai trò của KTNB cho rằng KTNB đã đạt đƣợc một vai trò ngày càng quan trọng trong các tổ chức, cho dù thuộc sở hữu của tƣ nhân, chính phủ, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận [40]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Selim, Sudarsanam và Lavine (2003) về vai trò của KTNB trong các vụ sáp nhập, mua lại thông qua việc phỏng vấn KTVNB và quản lý cấp cao của 22 công ty tại Mỹ và châu Âu. Kết quả cho thấy: những ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng KTNB có vai trò chủ động hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tƣ vấn quản lý và cung cấp dịch vụ tƣ vấn [45a]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Lopez và Perez (2003) về sự hỗ trợ của nhà quản lý trong thực hiện chức năng của KTNB, đã chỉ ra rằng: sự hỗ trợ của đội ngũ quản lý là nền tảng cho sự thành công của KTNB và khuyến nghị ngƣời đứng đầu bộ phận KTNB nên đƣợc quyền báo cáo và trao đổi trực tiếp với các nhà quản lý nhƣ giám đốc điều hành, tổng giám đốc và ủy ban kiểm toán [31]. - Các tiêu chuẩn 2060 (IIA, 2004) quy định: "ngƣời đứng đầu bộ phận KTNB phải báo cáo định kỳ cho Ban quản lý cấp cao về mục đích, quyền hạn, trách nhiệm và hiệu quả của hoạt động KTNB so với kế hoạch. Báo cáo cũng phải bao gồm nội dung đáng kể liên quan đến rủi ro, vấn đề kiểm soát và các vấn đề khác cần thiết theo yêu cầu của hội đồng quản trị hoặc quản lý cấp cao"[22]. - Theo IIA, 2005 về trách nhiệm của KTNB: “KTNB đƣợc định nghĩa là một hoạt động đảm bảo và tƣ vấn độc lập, khách quan làm gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động của tổ chức” [23]. 5 - Nghiên cứu của tác giả Rossiter (2007) về ảnh hƣởng của định nghĩa mới về KTNB đến sự thay đổi vai trò và trách nhiệm của KTNB cho thấy nhiều thử thách mới mong đợi KTNB phải đáp ứng. Do đó kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) cần phải chú trọng hơn đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ liên tục, giám sát rủi ro của tổ chức và kết hợp linh hoạt vào kế hoạch kiểm toán, cũng nhƣ các phƣơng pháp kiểm toán [44]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Zain và Subramaniam (2007) cho rằng để bộ phận KTNB hoạt động hiệu quả, KTVNB phải có đức tính chu đáo và can đảm, có khả năng làm việc nhóm và có kỹ năng giao tiếp, tính cách tỉ mỉ và linh hoạt [50]. - Theo IIA, 2008 chỉ rõ: hoạt động truyền thống của phân tích hoạt động và đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy định và hƣớng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức và đạt đƣợc mục tiêu tổng thể vẫn là những trách nhiệm cơ bản của KTVNB. Và để theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trƣờng kinh doanh, KTNB cần phải tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu quản lý với mục đích chung là hỗ trợ các tổ chức trong việc đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc [24]. - Nghiên cứu của tác giả Dounis (2008) chỉ ra rằng vai trò của KTV trong quá trình sáp nhập và mua lại có ý nghĩa rất lớn đến quá trình giao dịch, không chỉ với các tổ chức, mà còn với các bên liên quan. Sự thành công hay thất bại của một thƣơng vụ sáp nhập và mua lại có thể có những hậu quả to lớn đối với nhiều ngƣời bên trong và bên ngoài tổ chức, chẳng hạn nhƣ các cổ đông của tổ chức và ngƣời cho vay, nhân viên, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng, cũng nhƣ nền kinh tế. Qua nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ cao các vụ sáp nhập và mua lại thất bại bởi vì các tổ chức này đã đánh giá thấp vai trò và tầm quan trọng của KTNB trong quản lý rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực sáp nhập, mua lại [16]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Rick & Todd, (2008) về vai trò của KTNB đối với quản trị đã đƣa ra kết luận rằng: KTNB giúp một tổ chức thực hiện đƣợc mục tiêu của mình bằng cách tiếp cận có hệ thống nghiêm ngặt để 6 đánh giá và nâng cao hiệu quả các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị. Do vậy, KTNB mang lại nhiều giá trị hơn cho tổ chức thông qua quản trị tốt, hỗ trợ quản trị rủi ro, tăng cƣờng sự tuân thủ và phối hợp các chức năng kiểm soát khác nhau trong tổ chức [43]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Woodward và Allegrini (2009) về ảnh hƣởng của việc thay đổi định nghĩa KTNB bao gồm cả hoạt động tƣ vấn bằng một cuộc khảo sát các thành viên Viện KTNB ở Anh/Ailen và Ý. Kết quả khảo sát cho thấy những thay đổi đáng kể trong mức độ và phạm vi của khía cạnh tƣ vấn trong hoạt động của KTNB. Những thay đổi này cho thấy rõ ràng rằng các thành viên KTNB tại Vƣơng quốc Anh/Ailen đƣợc tham gia vào quản lý sự thay đổi và quản lý dự án, trong khi đa số thành viên Ý đƣợc tham gia vào thiết kế và thực hiện mô hình [49]. - Nghiên cứu của tác giả Acrons và Popanz (2012) về các đặc điểm của tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp đã chỉ ra 5 đặc điểm cần phải có là: Gắn kiểm toán với rủi ro chiến lƣợc, kiểm toán liên tục, phát triển năng lực, phát triển lãnh đạo và đo lƣờng hiệu suất [1]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Michael Kipkurui Changwony (2015) đã nghiên cứu về vai trò của KTNB trong việc thúc đẩy hiệu quả quản trị của các ngân hàng thƣơng mại [33]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Subhi Ahmad M Alaswad (2016) đã nghiên cứu vai trò của KTNB trong hoạt động của các tổ chức tài chính [41]. * Những nghiên cứu về KTNB trong khu vực công Cho đến nay đã có khá nhiều tác giả và tổ chức ở nƣớc ngoài nghiên cứu về KTNB trong khu vực công, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: - Nghiên cứu của nhóm tác giả Brierley, Nafabi & Gwilliam (2001) về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thiết lập KTNB trong khu vực công của Sudan và cho thấy sự thiếu hụt số lƣợng nhân viên là lý do chính dẫn đến sự kém hiệu quả của KTNB [8] - Nghiên cứu của tác giả Belay (2007) thực hiện khảo sát một số doanh nghiệp công ở Ethiopia để xác định vai trò của KTNB và những mong muốn 7 mà KTNB đem lại để kiểm soát và thúc đẩy hiệu quả hệ thống quản lý ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, KTNB trong lĩnh vực công còn thiếu các nhân viên KTNB có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm, KTNB chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của quản trị trong việc đánh giá hiệu quả của quản trị và chƣa có khuôn khổ phù hợp để đánh giá hiệu suất của KTNB [5]. - Nghiên cứu của các tác giả Lampe và Sutton (1994) [28]; Woodard (2000) [48]; Mihret và Yismaw (2007) [36]; Cohen và Sayag (2010) [12] về hiệu quả của KTNB trong khu vực công. - Nghiên cứu của tác giả Aikins (2011) về vai trò của KTNB trong việc thúc đẩy quản trị trong một số cơ quan công quyền Australia, cho rằng: cùng với sự tăng trƣởng của địa phƣơng, nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng ngày càng phức tạp và dễ phát sinh các gian lận, tham nhũng trong một số cơ quan công quyền và KTNB góp phần hạn chế gian lận, tham nhũng và cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ. Đồng thời, suy thoái kinh tế và suy giảm viện trợ nhà nƣớc cho chính quyền các địa phƣơng đã khuyến khích nhiều ngƣời đứng đầu các đơn vị công lập tìm cách giám sát tài chính và thúc đẩy cải thiện hiệu quả hoạt động và KTNB đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tài chính và giám sát các giao dịch tài chính [2]. - Nghiên cứu của các tác giả Simona và Elisabeta (2013) về KTNB trong các doanh nghiệp khu vực công cho rằng KTNB ít chú ý đến vai trò của KTNB trong quản lý tài chính và ít chú ý đến quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp mà tập trung chủ yếu vào đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ [46]. - Nghiên cứu của các tác giả Mohammed Seid Ali (2011) [37], Mihret (2013) [34], và Gherai Dana Simona (2013) [20] về vai trò của KTNB trong quản trị rủi ro trong các đơn vị công. - Nghiên cứu của tác giả Plicher (2014) cho rằng vai trò của KTNB trong khu vực công là thúc đẩy hoạt động hiệu quả [39]. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Alzeban và Gwilliam (2014) về hiệu quả của KTNB trong khu vực công Ả Rập Saudi bằng cách sử dụng các biến khác nhau để đo lƣờng năng lực của bộ phận KTNB, quy mô của bộ phận KTNB, 8 mối quan hệ giữa KTVNB với kiểm toán độc lập bên ngoài, sự hỗ trợ của quản lý cho KTNB và sự độc lập của KTNB [4]. * Những nghiên cứu về KTNB trong các trường đại học Cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về KTNB trên thế giới nghiên cứu về KTNB trong các trƣờng đại học, tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu của nhóm tác giả Mihret và Yismaw (2007) [35] về hiệu quả của KTNB trong khu vực công bằng cách sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tình huống tại các trƣờng ĐH công của Ethiopia. Nhóm tác giả đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa hiệu quả KTNB trong khu vực công của Ethiopia với bốn yếu tố quan trọng là: chất lƣợng KTNB, sự hỗ trợ của quản lý đối với KTNB, cơ cấu tổ chức của bộ phận KTNB và các thuộc tính của đối tƣợng đƣợc kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy KTNB sẽ không hiệu quả nếu năng lực, kế hoạch và giới hạn phạm vi kiểm toán không phù hợp. Nghiên cứu cũng cho thấy trình độ KTV và sự hỗ trợ của quản lý là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hiệu quả của KTNB. - Nghiên cứu của các tác giả: Lettieri & Masella (2009) [30]; Colicchia, Dallari, & Melacini (2010) [13] đều cho rằng do ảnh hƣởng của sự thay đổi môi trƣờng cạnh tranh trong các trƣờng đại học, một số trƣờng ĐH đang ngày càng chú ý hơn đến quản lý rủi ro để đối phó với môi trƣờng ngày càng phức tạp và không chắc chắn. - Nghiên cứu của tác giả Njoroge (2012) nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của KTNB trong các trƣờng ĐHCL ở Kenya. Thông qua nghiên cứu tình huống về các chức năng của hoạt động KTNB tại trƣờng ĐH Nairobi và Kenya, tác giả đã trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhận thức của KTVNB đến hiệu quả của KTNB. Mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là hiệu quả của KTNB và các biến độc lập là: sự chuyên nghiệp của KTVNB, chất lƣợng làm việc của KTVNB, tính độc lập của bộ phận KTNB, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến hiệu quả của KTNB là sự chuyên nghiệp của KTVNB, chất lƣợng 9 công việc kiểm toán, sự độc lập về tổ chức, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến, sự hỗ trợ quản lý cao cấp [38]. - Nghiên cứu của tác giả Christopher, J. (2012) về việc áp dụng KTNB nhƣ là một cơ chế kiểm soát quản trị trong các trƣờng ĐHCL ở Australia sử dụng cách tiếp cận đa lý thuyết về quản trị và các quan điểm quản trị trƣờng ĐH để đánh giá cơ chế kiểm soát hoạt động của trƣờng ĐH thông qua bộ phận KTNB trong môi trƣờng quản lý thay đổi. Kết quả của nghiên cứu này phản ánh những hậu quả tiêu cực của sự thay đổi môi trƣờng quản trị và yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị các trƣờng ĐH nhằm gợi ý cho các giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành của KTNB [11]. - Nghiên cứu của tác giả Marika Arena (2013) nghiên cứu về vai trò của KTNB trong việc kiểm soát các hoạt động trong các trƣờng ĐH ở Italia. Tác giả đã chỉ ra: Hoạt động cốt lõi của KTNB trong các trƣờng ĐH là kiểm toán hoạt động [32]. - Nghiên cứu của tác giả Fareed Mastan et al (2015), đánh giá vai trò của KTNB trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của trƣờng đại học Wollo. Thông qua bảng hỏi để thu thập dữ liệu và phỏng vấn sâu, tài liệu nghiên cứu cho thấy trƣờng ĐH không có ủy ban kiểm toán, không có quy chế kiểm toán và chƣa phân bổ đầy đủ nguồn lực cho kiểm toán, các KTVNB không có đủ kinh nghiệm cần thiết để thực hiện nhiệm vụ là nguyên nhân dẫn đến hoạt động KTNB không có đóng góp cho việc cải thiện hiệu quả hoạt động của trƣờng ĐH này. Nghiên cứu này cũng đƣa ra các kiến nghị để cải thiện hiệu quả của KTNB trong trƣờng ĐH, bao gồm: trƣờng ĐH phải cung cấp đầy đủ các nguồn lực, tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên kiểm toán, thành lập ủy ban kiểm toán để đảm bảo tính độc lập của KTNB và các trƣờng ĐH cần ban hành quy chế KTNB làm khuôn khổ pháp lý cho hoạt động KTNB. 2.1.2. Các công trình nghiên cứu về tổ chức KTNB tại Việt Nam Tại Việt Nam, KTNB là một khái niệm mới xuất hiện trong khoảng 20 năm gần đây, từ năm 1997, khi khái niệm KTNB chính thức đƣợc công nhận 10 tại Việt Nam. Cho đến nay đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về KTNB, tiêu biểu nhƣ các công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây: - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998) đã đề cập đến KTNB nhƣ là một yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB trong quản lý vi mô tại các doanh nghiệp, tuy nhiên tác giả chƣa đƣợc đề cập sâu đến các vấn đề về nội dung, quy trình và phƣơng pháp KTNB [68]. - Nghiên cứu của tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) về việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó có đề cập đến KTNB với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam [67]. - Nghiên cứu của tác giả Vƣơng Đình Huệ và cộng sự (2007) “Định hƣớng chiến lƣợc và giải pháp phát triển hệ thống kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc” đã nghiên cứu định hƣớng chiến lƣợc phát triển kiểm toán ở Việt Nam trên góc độ vĩ mô và đề cập đến KTNB nhƣ một loại kiểm toán trong mối quan hệ với các loại kiểm toán khác [75]. - Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Hằng (2007) về “Xây dựng nội dung KTNB trong doanh nghiệp vận tải ô tô”. - Nghiên cứu của tác giả Phan Trung Kiên (2008) về “Vấn đề tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng”. - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hiên (2009) về “Hiệu quả của KTNB và các giải pháp nâng cao hiệu quả của KTNB trong các ngân hàng thƣơng mại thuộc sở hữu nhà nƣớc ở Việt Nam.” - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy (2010) nghiên cứu về “Tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế”. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Giang Thị Xuyến và cộng sự (2010) về “Hoàn thiện nội dung, quy trình, phƣơng pháp KTNB trong các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam”. - Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Phú Giang (2010) cùng các cộng sự về “Hiệu quả của kiểm toán hoạt động của KTNB trong các Ngân hàng Thƣơng mại đối với một số nghiệp vụ cụ thể của các ngân hàng”. 11 - Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2013) trong bài báo “Tổ chức KTNB tại các đại học” đã tổng kết vai trò của KTNB, xu hƣớng thành lập bộ phận KTNB của các trƣờng ĐH lớn trên thế giới và khuyến nghị các trƣờng ĐH Việt Nam nên tổ chức bộ phận KTNB để cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động và tình hình tài chính của họ nhằm tạo niềm tin cho các cổ đông và công chúng và đạt đƣợc hiệu quả hoạt động và hiệu năng trong quản lý. - Nghiên cứu của tác giả Vũ Thùy Linh trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy KTNB trong các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc Việt Nam” (2014). - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lam trong luận án tiến sĩ “Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các tổng công ty thương mại Việt Nam” đã phân tích và chỉ ra một trong những công cụ trợ giúp quản trị rủi ro là kiểm toán nội bộ. Từ đó, luận án cũng đã nghiên cứu các khái niệm, quan điểm khác nhau về KTNB qua các giai đoạn phát triển để thấy đƣợc bản chất của kiểm toán nội bộ hiện đại trong doanh nghiệp là một hoạt động độc lập có thể thiết lập hoặc không thiết lập bên trong đơn vị (thuê ngoài), có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tƣ vấn các hoạt động của đơn vị, nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của đơn vị; đặc biệt là vai trò của KTNB trong quản trị rủi ro, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của KTNB hiện đại. Luận án đã hệ thống và phân tích các nội dung của tổ chức KTNB theo hƣớng hỗ trợ quản trị rủi ro từ việc xây dựng bộ máy, nhân sự đến cách thức tổ chức hoạt động. Luận án đã đề xuất giải pháp xác định vị trí của KTNB trong tổ chức đối với hai trƣờng hợp tổng công ty thƣơng mại đã cổ phần hóa và chƣa cổ phần hóa dựa trên những phân tích về đặc thù, ƣu và nhƣợc điểm của từng trƣờng hợp, qua đó đề xuất các giải pháp liên quan đến tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự kiểm toán cho phù hợp và đề xuất các giải pháp liên quan đến tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ nhƣ xây dựng kế hoạch kiểm toán, xây dựng chƣơng trình kiểm toán, nội dung kiểm toán, phƣơng pháp kiểm toán... Luận án cũng đề xuất xây dựng qui chế KTNB, sổ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan