Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam...

Tài liệu Tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam

.PDF
91
952
92

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG VĂN TOÀN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI THUỘC PHÁP Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG VĂN TOÀN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI THUỘC PHÁP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH TOÀN HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài " Tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở Việt Nam " là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Văn Toàn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4 Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI THUỘC PHÁP7 1.1. Việt Nam thời thuộc Pháp ............................................................................. 7 1.2. Đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam thời thuộc Pháp ...................... 12 Chương 2: MỘT SỐ TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TIÊU BIỂU THỜI THUỘC PHÁP .......................................................................................... 27 2.1. Tư tưởng chính trị canh tân........................................................................ 27 2.2. Tư tưởng chính trị dân chủ tư sản ............................................................ 37 Chương 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI THUỘC PHÁP ...................................................................................................... 62 3.1. Đánh giá chung về tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp ........................ 62 3.2. Giá trị của tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp....................................... 65 3.3. Một số hạn chế ............................................................................................... 73 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 80 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng chính trị thuộc hình thái ý thức xã hội phản ánh thực tiễn chính trị của xã hội. Tư tưởng chính trị thể hiện quan điểm, tư tưởng của các giai cấp về việc giành, giữ, và thực thi quyền lực nhà nước, quyền điều hành và quản lý xã hội nhằm đảm bảo lợi ích giai cấp. Tư tưởng chính trị thời thuộc pháp có ảnh hưởng sâu sắc đến các phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của nước ta trước khi giành được độc lập, nghiên cứu tư tưởng chính trị thời thuộc pháp vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Những nội dung trong tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp là kết quả của thực tiễn đấu tranh giành độc lập chống giặc ngoại xâm của ông cha ta trong nửa sau thế kỷ IXX và đầu thế kỷ XX. Tuy những tư tưởng trên còn những hạn chế nhất định những đã mang lại những giá trị trong hoạt động thực tiễn các phong trào yêu nước của dân tộc, hun dậy ngọn lửa đấu tranh giành độc lập cho đất nước; việc nghiên cứu cũng có ý nghĩa trong học tập nghiên cứu những tư tưởng chính trị thời kỳ Pháp thuộc, đó là sự kế thừa và tiếp thu phát triển tư tưởng chính trị của các nhà trí thức của Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tư tưởng thời kỳ Pháp thuộc ở nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều góc độ khác nhau, từ văn học, sử học, triết học đến nhà nước pháp luật…công trình này góp phần nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp trên cơ sở nghiên cứu một số nhà tư tưởng tiêu biểu dưới góc độ tiếp cận của chính trị học. Nhận thức được ý nghĩa của tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp trong tiến trình lịch sử tư tưởng chính trị của Việt Nam cũng như đối thực tiễn nghiên cứu chính trị và thực tiễn chính trị hiện nay, nên tôi chọn đề tài: “Tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp ở Việt Nam đã có nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu như: Văn học, Lịch sử, Triết học… Cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam của tập thể tác giả Nguyễn Tài Thư, Phan Đại Doãn, Nguyễn Đức Sự, Hà Văn Tấn, Hà Sỹ Thắng thuộc Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội biên soạn, đã đi sâu nghiên cứ lịch sử tư tưởng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử cụ thể với nội dung là nghiên cứu tổng thể các vấn đề của lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời nguyên thủy đến đầu thế kỷ XIX. Các tác giả khẳng định lịch sử tư tưởng Việt Nam cơ bản là lịch sử tư tưởng triết học và những tư tưởng có quan hệ mật thiết với triết học, những tư tưởng đó gắn bó với nhau tác động qua lại với nhau với mức độ vận động của xã hội. Bộ sách Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám gồm 3 (1973) tập của Trần Văn Giàu đã bàn sâu về các hình thái ý thức dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX và sự bất lực của nó trước thực tiễn xã hội, trước các nhiệm vụ lịch sử. Công trình cũng nói về những điều kiện hình thành và phát triển tư tưởng trong giai đoạn lịch sử sau phong trào Cần vương đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tác giả đã đi sâu phân tích chủ trương đổi mới, học tập nước ngoài nhằm canh tân đất nước và đường lối khai dân trí, chấn dân khí. Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến nhiều tư tưởng chính trị cũng như những vấn đề chính trị đầu thế kỷ XX. Các vấn đề chính trị cơ bản như cầu viện hay tự lực, bạo động hay cải lương, quân chủ và dân chủ, xây dựng nhà nước theo chế độ nào chế độ cộng hòa hay chế độ dân chủ nhằm giành độc lập đưa đất nước phát triển đi lên, nâng tầm dân tộc, thực chất những quan điểm đó là tiếp thu tư tưởng của phương Tây, tác giả cũng chỉ ra rằng trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất Việt Nam chưa hình thành giai cấp tư sản, lực lượng tiếp thu những tư tưởng mới về dân chủ tư sản chủ 2 yếu là tầng lớp nho sĩ, có tư tưởng tiến bộ nhưng vẫn mang những đặc tính của con người và tâm hồn Việt Nam. Cuốn sách Tư tưởng Triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng chính trị Đông Tây nửa đầu thế kỷ XX là tập hợp các báo cáo tham gia hội thảo quốc tế do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức năm 2005. Bài viết của các tác giả được biên tập làm ba phần: Tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷ XX; phương pháp tiếp cận; sự du nhập các trào lưu tư tưởng phương Đông vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng Triết học Việt nam đầu thế kỷ XIX. Các tác giả của sách đều cho rằng đầu thế kỷ XIX là một thời kỳ đặc biệt các nhà Nho thời bấy giờ có cơ hội tiếp cận với tư tưởng phương Tây thông qua tân thư, và các tư tưởng triết học, chính trị...cơ bản là sự kết hợp giữa tư tưởng truyền thống và tư tưởng dân chủ tư sản tạo ra những trào lưu tư tưởng ở nước ta. Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do Đinh Xuân Lâm chủ biên bao gồm 3 chương: Tân thư; sự du nhập tư tưởng, văn minh phương tây và phương Đông. Các tác giả đều nhận định rằng sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế xã hội đầu thế kỷ XIX là nền tảng vật chất cho các luồng tư tưởng mới của phong trào cách mạng. Cuốn sách Góp phần tìm hiểu Nho giáo, Nho sĩ, trí thức Việt Nam trước năm 1945 của tác giả Chương Thâu đã khái quát lịch sử phát triển của Nho giáo Việt Nan từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XX và đã đưa ra một số nhận xét về vai trò tư tưởng nho sĩ Việt Nam thời cận đại, khi đất nước bị thực dân xâm lược triều đình thất thủ nhưng các nho sĩ yêu nước có tư tưởng kiên quyết chống giặc cứu nước, chống cả vua quan phản động, đớn hèn, trong đó có cả biện pháp văn hóa, giáo dục tư tưởng duy tân và đấu tranh vũ trang. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu cuộc đời sự nghiệp của các nhà tư tưởng, nhà nho yêu nước của các nhà nho đầu thế kỷ XX. Điểm mạnh của các công trình này là tính chất văn bản, tư liệu, nhưng lại thiếu tính 3 hệ thống và đặc biệt là phân tích theo nội dung tư tưởng như là tư tưởng nhân sinh, tư tưởng chính trị, tư tưởng giáo dục...còn hạn chế. Có thể kể đến như Tổng tập văn học Việt Nam, tập 21, tuyển tập thơ văn yêu nước của phái duy tân đầu thế kỷ XX. Trong đó có các tác phẩm của các nhà duy tân yêu nước tiêu biểu như; Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Đăng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Trần Quý Cáp.....chủ yếu là các bài thơ, phú văn của các tác giả có giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả, không phân tích nội dung tư tưởng. Phan Châu Trinh cuộc đời và tác phẩm là cuốn sách nói về cuộc đời và sự nghiệp của nhà nho yêu nước Phan Châu Trinh. Xuất phát từ thực tế, nhận định và đánh giá về tính chất, vị trí, xu hướng của phong trào Đông kinh nghĩa thục còn có sự khác biệt nên Chương Thâu viết cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách đầu thế kỷ XX. Như vậy, có rất nhiều công trình tiếp cận từ góc độ khác nhau như: Văn học, lịch sử, triết học nghiên cứu về quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam thời thuộc Pháp. Trong những công trình này, các học giả đã đề cập một cách rời rạc về tư tưởng chính trị thời kỳ này. Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về sự xuất hiện, phát triển các trào lưu chính trị thời thuộc Pháp là cần thiết để rút ra những đánh giá về giá trị, hạn chế của các tư tưởng này đối với cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ đất nước trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn trình bày một cách hệ thống những tư tưởng chính trị cơ bản thời thuộc Pháp, nhằm rút ra một số đánh giá về tư tưởng chính trị thời này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên của luận văn có nhiệm vụ: + Khái quát bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội thời thuộc Pháp 4 + Trình bày và phân tích một số tư tưởng chính trị tiêu biểu + Đánh giá những giá trị và một số hạn chế của tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận văn làm rõ nội dung tư tưởng chính trị thông qua phân tích tư tưởng chính trị của một số nhà tư tưởng tiêu biểu thời thuộc Pháp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu một số tư tưởng chính trị theo xu hướng canh tân và dân chủ tư sản tiêu biểu thời thuộc Pháp ở Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu Luận văn dùng các phương pháp như: Logic và Lịch sử; phân tích – tổng hợp; so sánh; quy nạp; diễn dịch; khái quát hóa; phân tích văn bản… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: + Luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung của một số tư tưởng chính trị tiêu biểu thời thuộc Pháp. + Rút ra những giá trị và một số hạn chế trong tư tưởng chính trị tiêu biểu thời thuộc Pháp. - Về thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1: Quá trình hình thành và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng chính trị Việt Nam thời thuộc Pháp Chương 2: Một số trào lưu tư tưởng chính trị tiểu biểu thời thuộc Pháp Chương 3: Một số đánh giá về tư tưởng chính trị Việt Nam thời thuộc Pháp. 6 Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM THỜI THUỘC PHÁP 1.1. Việt Nam thời thuộc Pháp Pháp thuộc là thời gian bắt đầu từ 1884 khi triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 kéo dài 61 năm khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Cũng có nhiều tài liệu cho rằng thời kỳ Pháp thuộc cần được tính từ năm 1867, khi Nam Kỳ Lục tỉnh bị nhà Nguyễn cắt nhượng cho Pháp, trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình.[104] Sau khi Việt Nam tiến hành cách mạng tháng 8 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp đem quân trở lại tấn công Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và thực hiện kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Nửa đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có rất nhiều biến động về mọi mặt của đời sống chính trị - xã hội. Việt Nam từ chỗ là nước Phong kiến tự chủ thì lúc này trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Xã hội Việt Nam lúc này tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân, với giai cấp phong kiến, mâu thuẫn giữa toàn dân Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược, thống trị. Bên cạnh đó, sự hiện diện của truyền thống tư tưởng, văn hoá dân tộc, trong đó nổi bật là tinh thần nhân ái, ý thức độc lập, tự cường và tình cảm cố kết cộng đồng, giữ vai trò quy định trực tiếp mọi quan hệ xã hội. Đồng thời, sự tiếp nhận một cách sáng tạo những tinh hoa văn hoá phương Đông và văn minh phương Tây được xem như một nhân tố cần thiết để phát triển đời sống tư tưởng của dân tộc. Vào 7 cuối những năm 20 của thế kỷ trước, với sự thắng lợi và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc nhận thức và lĩnh hội lý luận cách mạng và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin trên mặt trận đấu tranh chính trị giành độc lập dân tộc và dân chủ xã hội có ý nghĩa đặc biệt to lớn, tạo ra bước nhảy về chất và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi. Một là, về vấn đề kinh tế Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa theo Sắc lệnh ngày 17-10-1887. Ngày 19- 4-1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam bị chia cắt thành Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với chế độ cai trị khác nhau. Nam kỳ hoàn toàn thuộc về Thực dân Pháp, Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức, hai nước Lào và Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương. Việt Nam, Lào, Campuchia không còn tên trên bản đồ thế giới. Trong thời gian này thực dân Pháp chú trong vào lĩnh vực khai thác mỏ và nông nghiệp. Triều đình nhà Nguyễn kí điều ước nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho thực dân Pháp năm 1897. Thực dân Pháp tăng cường cướp đoạt đất đai, lập các đồn điền cao su lớn và đặc biệt quan tâm tới khai thác mỏ than và kim loại. Tất cả khoáng sản khai thác được ở Việt Nam được chở về Pháp để luyện kim, Pháp không xây dựng xí nghiệp nhà máy luyện kim ở Việt Nam. Các xí nghiệp phục vụ cho khai mỏ nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp. Tận dụng nhân công lao động rẻ mạt bóc lột sức lao động của người công nhân, sao cho chi phí sản xuất giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao. Thực dân Pháp cũng xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, phục vụ lợi ích kinh tế và phục vụ lợi ích quân sự. Việt Nam trở thành thị trường độc quyền 8 của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Tất cả hàng hóa Việt Nam mà Pháp cần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu sang nước khác, những hàng hóa mà Pháp thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa của các nước khác thì Pháp xuất sang Việt Nam. Ở Bắc Kỳ tính đến năm 1902, người Pháp đã chiếm hữu 182.000 héc ta đất trong đó có 50.000 héc ta ở các vùng trù phú nhất. Sau khi chiếm đất, thực dân Pháp chủ yếu vẫn áp dụng phương pháp phát canh thu tô. Một số tư bản thực dân có kinh doanh trong những sở đồn điền mới theo lối tư bản chủ nghĩa, nhưng số này ít, chủ yếu là nhằm tận dụng nhân công rẻ mạt. Ngoài địa chủ Pháp, giáo hội Thiên Chúa chỉ riêng ở Nam Kỳ đã sở hữu 1/4 diện tích đất canh tác[54, t.121]. Hai là, về vấn đề xã hội Văn hóa và giáo dục, chính quyền thực dân ở Việt Nam cho mở hai hệ thống trường học: trường Hán học có cải tổ đôi chút và hệ thống trường Pháp - Việt. Trường Hán học chỉ duy trì tạm thời, đã được thay thế bằng trường Pháp - Việt trên cả nước kể từ thập niên 1910. Phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Các gia đình nông dân, nhân dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học. Cho đến năm 1930, tổng số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số Việt Nam. Do số người được đi học thấp, kết quả là tới năm 1945, trên 95% dân số Việt Nam bị mù chữ[104]. Chính sách giáo dục của chính quyền Pháp nhằm dụng ý là để chuyển hướng tư duy của đại chúng, xóa bỏ những ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc, truyền bá văn minh Pháp nhằm đồng hóa người Việt Nam, đồng thời đào tạo ra một tầng lớp cán bộ và nhân viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Mối đe dọa đáng sợ cho chính quyền thực dân Pháp là văn hóa Nho giáo qua các sách vở Hán văn, bởi 9 Nho giáo trui rèn con người về lòng yêu nước chống ngoại xâm. Vì vậy người Pháp đã dồn nhiều nỗ lực vào việc cải biến nền giáo dục bản xứ và loại bỏ Nho học và cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam, thay vào đó là các kiến thức khoa học phương Tây, văn chương và lịch sử Pháp. Một chứng cứ là sách giáo khoa thời Pháp thuộc không dùng danh từ Việt Nam mà chỉ nhắc đến Đông Pháp và các xứ lệ thuộc. Các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cũng bị loại bỏ, thay vào đó là các kì thi bằng chữ quốc ngữ phỏng theo các kỳ thi của Pháp. Ba là, vấn đề chính trị xã hội và các phong trào yêu nước Trong khi cố gắng khai thác tài nguyên thiên nhiên của Đông Dương và nhân lực để đánh Chiến tranh thế giới thứ nhất,Pháp trấn áp tất cả hoạt động tụ tập yêu nước ở Việt Nam. Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng đã bị Pháp đàn áp dễ dàng. Cuộc phản kháng đầu tiên là do Tôn Thất Thuyết đã tiến hành cuộc phản kháng đầu tiên với trận phản công ở Kinh thành Huế, nhưng sau đó bị quân Pháp đẩy lùi, triều đình Hàm Nghi lui về Quảng Trị, rồi Hà Tĩnh. Ngày 13 tháng 7, Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương, phái chủ chiến và các thổ hào ở các địa phương khởi nghĩa hưởng ứng, tạo nên phong trào Cần Vương rất sôi nổi, phong trào đã thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Bên cạnh đó, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp người Việt yêu nước thời bấy giờ tham gia hưởng ứng. Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương đã nổ ra rộng khắp và tập trung nhất ở các tỉnh đồng bằng, nhưng quân đội Pháp dùng những ưu thế về hỏa lực để nhanh chóng đàn áp các nghĩa quân. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kỳ này như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Nghệ An, khởi nghĩa Bình Định, khởi nghĩa Thái Bình, Nam Định, hoạt động của Nghĩa hội Quảng Nam...Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ 10 thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896, tuy nhiên phong trào chưa được tổ chức một cách thống nhất. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, ông đã không hợp tác với thực dân Pháp.Thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi đày tại Algérie, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi của Châu Phi. Sau khi Hàm Nghi bị bắt và phải đi đày các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục nhưng suy yếu dần. Các lực lượng nghĩa quân bị thực dân Pháp đàn áp và bị đẩy lùi về các khu vực thượng du, trung du hay vùng lau sậy rậm rạp như Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân, Thanh Sơn của Đốc Ngữ, Rừng Già của Đề Kiều, Bãi Sậy, Hai Sông của Nguyễn Thiện Thuật,Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng... Đến năm 1896, phong trào Cần Vương tan rã và thất bại hoàn toàn. Trong thời kỳ này còn có khởi nghĩa Yên Thế, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là Hoàng Hoa Thám có liên quan tới phong trào Cần Vương. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài tới năm 1913 thì bị dập tắt. Ngày 27/7/1908, xảy ra vụ Hà thành đầu độc nhằm vào binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Hoàng Hoa Thám. Cuộc binh biến này được chuẩn bị rất chu đáo, theo đó nghĩa quân sẽ bắn phá đồn binh Pháp tại Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân đội 108, Hà Nội) bằng đại bác nhằm vô hiệu hóa đồn này. Các đồn binh tại Sơn Tây và Bắc Ninh sẽ bị chặn đánh, không cho quân Pháp tiếp cứu Hà Nội. Quân của Hoàng Hoa Thám chờ ngoài thành Hà Nội, chờ tín hiệu từ trong thành, sẽ tiến hành đánh Gia Lâm và cắt đường xe lửa và điện thoại. Tuy nhiên cuộc binh biến thất bại, quân Đề Thám phải rút về, 24 người tham gia cuộc binh biến bị Pháp xử tử bằng cách chém đầu, 70 người bị xử tù chung thân. Năm 1916, vua Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy. 11 Pháp bắt Triều đình Huế phải xét xử, 4 đại thần gồm Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu bị chém đầu ở An Hòa. Vua Duy Tân bị truất ngôi và đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dươngcùng với vua cha là Thành Thái vào năm 1916. Một trong những cuộc nổi dậy lớn nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ở miền Bắc. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hy vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy sát hầu hết các nghĩa quân. Như vậy, trong thời kỳ này đất nước ta có những đặc điểm kinh tế chính trị và xã hội hết sức đặc biệt, đất nước nằm dưới sự cai trị của thực dân pháp và bộ máy tay sai. Dưới sự bóc lột của chế độ thực dân hà khắc, kinh tế, xã hội có nhiểu biết đổi sâu sắc, với tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam muốn giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước, rất nhiều cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước đã diễn ra nhưng đều dẫn tới thất bại. Đó cũng là những nội dung thể hiện rõ nét tình hình đấu tranh chính trị trong giai đoạn này và qua đó cũng thể hiện sự bế tắc về đường lối phương pháp cách mạng giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước trong thời kỳ này. 1.2. Đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam thời thuộc Pháp 1.2.1. Xuất hiện các trào lưu chính trị mới Bối cảnh lịch sử nêu trên chính là nền tảng và nguồn sức sống để tư tưởng chính trị Việt Nam thời thuộc Pháp xuất hiện và phát triển, sự biến đổi của đời sống hiện thực đã tạo nên sự biến chuyển của tư tưởng chính trị 12 trong suốt nửa đầu thế kỷ vừa qua. Sự biến chuyển này diễn ra qua hai giai đoạn nhỏ. Thứ nhất, sự chuyển biến từ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX và khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Trần Quý Cáp… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Hồ Chí Minh…đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Năm 1926 có một sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp theo sau cái chết của một nhà quốc gia chủ nghĩa Phan Châu Trinh” [65, tr.20]. Phong trào cách mạng dân chủ tư sản tuy thất bại, nhưng con người, tư tưởng đổi mới của nó vẫn có ý nghĩa nhất định đối với sự nghiệp cứu nước, cứu dân sau này. Với việc phê phán hệ tư tưởng phong kiến, các nhà tư tưởng đã đề xuất tư tưởng canh tân, chuẩn bị từ bỏ hệ tư tưởng cũ và đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân. Vào cuối thế kỷ XIX, nhận thấy Nho giáo đã đi vào con đường suy tàn, bất lực trước yêu cầu của lịch sử, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã đề xuất tư tưởng canh tân, đổi mới nhằm chấn hưng đất nước, tiêu biểu như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Trần 13 Quý Cáp v.v.. “Họ chính là những người đã trồng cái mầm khai hóa trước tiên”[7, tr.383]. Đặng Huy Trứ (1825 - 1874), Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) là những nhà tư tưởng tiêu trong trào lưu tư tưởng canh tân. Nguyễn Trường Tộ là người viết rất nhiều bản điều trần gửi vua, quan nhà Nguyễn kêu gọi đổi mới toàn diện đất nước. Theo Nguyễn Trường Tộ thì ông cho rằng xã hội luôn vận động và phát triển, xã hội bây giờ đã khác do vậy con người phải thay đổi tư duy cho phù hợp với xã hội “Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh ra thời đại nào cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì người sinh vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa. Rồi dần dần thời thế đổi dời, làm sao có thể mãi mãi ôm giữ phép xưa mãi được” [5, tr.260]. Nhưng trong vấn đề cải cách chính trị Nguyễn Trường Tộ vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến vẫn muốn duy trì chế độ quân chủ không muốn thay đổi chế độ quân chủ mà muốn có một người lãnh đạo đủ khả năng lãnh đạo nhân dân tiến hành canh tân đất nước. Tuy vẫn muốn duy trì chế độ quan chủ nhưng Nguyễn Trường Tộ lại có những nhận thức tiến bộ ông nhận thức vai trò của pháp luật rất quan trong trong việc duy trì và phát triển của xã hội và cho rằng vua cũng phải nên chấp hành và tuân thủ pháp. Ông viết: “Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thì trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp không suy đốn”[5, tr.204]. Qua đó cho thấy, trong quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, những yếu tố của tư tưởng dân chủ đã xuất hiện, đan xen tồn tại với quan điểm Nho giáo, phản ánh sự dao động tư tưởng khi hệ tư tưởng cũ lung lay, hệ tư tưởng mới chưa được xác lập. Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ đã đề xuất tư tưởng canh tân đất nước. Trước thực trạng đất nước suy vi, ông và nhiều nhà tư tưởng canh tân khác cho rằng, cần phải bỏ lối học tầm chương trích cú của Nho học, không 14 thể chỉ dùng văn chương lý lẽ mà phải tiếp thu khoa học kỹ thuật của phương Tây để thúc đẩy sản xuất, phát triển đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh. Ông viết: “Làm cho dân giàu nước mạnh đâu phải là một việc chẳng cần lo toan nhiều” và “Làm ra của cải, cái đạo lý lớn ấy là việc không thể coi nhẹ được” [75, tr.374]. Theo ông, muốn dân tộc được tự cường đủ sức đánh Pháp phải nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, từ chỗ xem đạo đức, lễ nghĩa là cái quan trọng nhất phải thấy sản xuất của cải vật chất cũng là việc quan trọng. Ông ra sức phản đối việc dùng lời lẽ, đạo lý nhà Nho để xin giặc rủ lòng thương của phái cầu hòa, bởi nếu “chỉ dựa vào đối đáp, ai là người có thể làm nguội lạnh được tim gan giặc”[75, tr.251]. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Đặng Huy Trứ còn cho rằng, phải xây dựng nền quân sự vững mạnh, bởi vì kinh tế và quân sự có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong vấn đề giữ vững độc lập dân tộc. Ông viết: “Cấy cày và canh cửi là gốc của cơm áo. Nhưng nếu không hiểu việc binh để giữ lấy thì dù có thừa thóc trong kho, thừa vải trên khung cửi cũng bị kẻ địch lấy đi”[75, tr.506]. Trong tư tưởng Đặng Huy Trứ, quan niệm về dân là một nét mới khá nổi bật trong tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Ông coi “dân là gốc của nước, là chủ của thần”; “Khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Theo ông bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi”[75, tr.284]. Những quan niệm đó đánh dấu sự đổi mới trong suy tư của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX. Có thể nói, xu hướng cải cách xã hội là xu thế tất yếu đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này. Các nhà tư tưởng, như Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đã nắm bắt được xu thế đó và bước đầu tạo ra một bước chuyển trong tư tưởng chính trị, từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ, từ vương quyền sang dân quyền. Nhưng do hạn chế bởi điều kiện lịch sử, lập trường và tầm nhìn, cũng như ảnh hưởng khá sâu 15 nặng của ý thức hệ phong kiến nên tư tưởng cải biến xã hội của các ông chỉ mang tính chất cách tân, trong khuôn khổ trật tự của xã hội cũ. Tiếp thu tư tưởng của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX, một số nhà tư tưởng đầu thế kỷ XX, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh,… tiếp tục phát triển tư tưởng đó lên trình độ mới, cao hơn về chất. Các ông đã từ bỏ dần hệ tư tưởng phong kiến tiếp thu hệ tư tưởng mới cho dân tộc. Theo Phan Bội Châu, hệ tư tưởng Nho giáo đã không còn thực hiện được vai trò của lịch sử. Ông viết: “… nước Việt Nam mơ màng đôi mắt ngủ, uể oải một thân bệnh, tôn quân quyền, ức dân quyền, trọng hư văn, khinh võ sĩ, trộm cướp rình mò ở sân, mà vợ con say hát trong nhà, chủ nhân nằm dài trên giường luôn luôn ngáp mỏi mệt. Than ôi! Nguy ngập lắm thay” [7, tr.107]. Theo Phan Bội Châu, Nho học thì không thiết thực, tạo nên tầng lớp văn sĩ đã lỗi thời không đáp ứng được yêu cầu xã hội: “Các triều đình chuyên chế đã dùng khoa cử làm cái bẫy ràng buộc hào kiệt, tai mắt xóm làng cũng chỉ chuyên chú đến trường thi, làm cho người ta sinh ra từ tám tuổi trở lên đã vùi đầu, mờ mắt vì cái ngục tù bát cổ thi phú. Tiếng nói là văn sĩ, chứ thực ra chỉ là một vật chết không biết cái gì, cũng không làm được trò gì” [7, tr.434 - 435]. Phan Châu Trinh cũng cho rằng, do chế độ phong kiến đã thực sự thối nát, mục ruỗng, nhu nhược, nên đã để cho quyền lực chính trị rơi vào thực dân Pháp. Bộ máy của chế độ phong kiến là bù nhìn, như quân trên bàn cờ tướng: “Một ông tướng lác đứng trong cung, Sĩ tượng khoanh tay chẳng vẫy vùng”[21, tr.71]. Tầng lớp Nho sĩ vẫn chìm đắm trong hư văn, chưa kịp chuyển biến theo thời thế: “Việc đời nhìn lại thấy chẳng còn gì, sông núi không còn nước mắt để khóc các bậc anh hùng. Muôn nhà làm tôi tớ dưới ách cường quyền, nhiều người đang ngủ mê trong giấc mộng văn chương bát cổ”[21, tr.74]. Là trí thức Tây học, Nguyễn An Ninh cũng coi sai lầm lớn nhất là quá đề cao tư tưởng Nho giáo, dẫn đến sự cản trở quá trình phát triển của 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan