Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng kinh pháp cú và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần phật tử tỉn...

Tài liệu Tư tưởng kinh pháp cú và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần phật tử tỉnh quảng ninh

.PDF
88
429
80

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI NGUYỄN TRUNG CHIẾN TƯ TƯƠNG KINH PHÁP CÚ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN PHẬT TỬ TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH NGỌC HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN TRUNG CHIẾN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KINH PHÁP CÚ VÀ MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA KINH PHÁP CÚ ................................................................. 15 1.1.Giới thiệu kinh Pháp Cú cùng các ấn phẩm, dịch phẩm....................... 15 1.2. Khái quát một số tư tưởng cơ bản trong Pháp Cú và giá trị của nó.... 21 1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 30 CHƯƠNG 2: PHẬT GIÁO QUẢNG NINH VÀ PHẬT TỬ QUẢNG NINH ......................................................................................................................... 32 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh và các tôn giáo, tín ngưỡng ở Quảng Ninh ................................................................................................. 32 2.2. Phật giáo Quảng Ninh với lịch sử trung tâm thiền Trúc Lâm Yên Tử 37 2.3. Đặc điểm phật tử Quảng Ninh ............................................................. 45 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 53 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG KINH PHÁP CÚ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA PHẬT TỬ Ở QUẢNG NINH HIỆN NAY ................................................................................................................ 56 3.1. Ảnh hưởng đến đời sống đạo đức ........................................................ 56 3.2. Ảnh hưởng đến đời sống tâm linh ........................................................ 64 3.3. Ảnh hưởng đến nhận thức .................................................................... 68 3.4. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ra đời cách đây hơn 2.500 năm, được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công Nguyên, Đạo Phật không chỉ là một tôn giáo mà còn là hệ thống triết học – đạo đức – lối sống có ảnh hưởng sâu đậm trong mọi mặt của đời sống lịch sử, Kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước. Tư tưởng Phật Giáo bao la rộng lớn, triết học Phật Giáo vô cùng vi diệu uyên áo, Pháp môn của Phật Giáo có muôn ngàn ứng dụng nhưng mục đích rốt ráo là nhằm giác ngộ - giải thoát cho chúng sinh nhân quần. Xuất phát điểm của Phật Giáo cho rằng chúng sinh do nghiệp tham, sân, si, chi phối, đùn đẩy dẫn tới vô minh, không nhận chân được bản tính thiện trong sáng tròn đầy (Phật tính) vốn có trong mỗi con người, do vậy phải giác ngộ và phát huy điều này. Bởi vì vô minh cho nên chúng sinh bị trói buộc, đau khổ, phiền não đuổi theo những dục vọng ham muốn không cùng, và, đó chính là cội nguồn của mọi khổ đau, bất hạnh, tội ác của nhân loại, do vậy tự mình phải giải thoát khỏi những trói buộc đó ngay chính trên cõi đời nay, trong cuộc sống này. Kinh điển Phật Giáo vô cùng phong phú, tùy theo căn cơ nghiệp lực, trình độ phẩm hạnh, môi trường điều kiện của mỗi hạng chúng sinh mà mỗi bộ Kinh Phật có nội dung, phương pháp giáo hóa khác nhau nhằm tới mục tiêu cứu cánh của mình. Xét trên phương diện hoằng pháp (tuyên truyền tư tưởng, hướng dẫn thực hành theo chính Pháp), kinh Pháp Cú là kinh rất phổ thông và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, nhiều tác giả, cả Đông lẫn Tây, coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật. Bằng lời văn giản dị, với những câu ngắn gọn và những ẩn dụ sâu sắc, kinh Pháp Cú dễ đi vào lòng người, có thể phù hợp với mọi căn cơ, trình độ, hoàn cảnh của mọi đối tượng khi tiếp cận để tìm hiểu những giá trị triết học sâu sắc của Phật giáo. Ở các nước theo truyền thống Phật giáo Nam tông, từ bậc Sa Di1 đã phải học thuộc lòng kinh Pháp Cú. Ở Việt Nam, với Phật tử theo Bắc tông, kinh này 1 Sa di 沙彌 : Sà manera (thuật ngữ) cách dịch cũ là Tức Từ, Tức Ác, Hành từ, tức ác hành. Cách dịch mới là Thất –la-ma-lạc –ca, Thất-ma-na-y-lạc-ca, dịch ý là Cần sách nam, có nghĩa là người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời khuyên răn của các bậc đại tăng. Lại phiên là Thất la ma ni la, là dịch ý nghĩa người tu hành có nguyện vọng được viên tịch nhập niết bàn. Ý chung là từ chỉ người xuất gia nam giới đã thụ Thập giới. (dẫn theo Từ diển Phật học Hán Việt, nxb Khxh, 2012. 1 không được xếp vào danh sách các kinh để tụng niệm hàng ngày nên ít được biết đến.Tuy vậy tư tưởng của kinh Pháp cú vẫn hiện diện và có sự ảnh hưởng nhất định đến đời sống phật tử. Xuất phát từ cách đặt vấn đề như vậy, tôi chọn đề tài Tư tưởng kinh Pháp Cúvà ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần Phật tử tỉnh Quảng Ninh làm đề tàiluận văn Thạc sĩ Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Về kinh Pháp cú và vai trò của kinh Pháp cú Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống tinh thần của người tiếp nhận ngay từ thời nguyên thủy.Nó không chỉ được xây dựng trên một hệ thống triết học bề thế mà còn trên một hệ thống chuẩn mực đạo đức trọn vẹn, có tính vượt thời đại. Phật giáo không có khái niệm “đạo đức” như một hiển ngôn, nhưng những khái niệm “từ”, “bi”, “hỉ”, “xả” của Phật giáo đã bao hàm nội dung đạo đức và giải thoát. Phật giáo du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam theo nhiều con đường và ở nhiều thời kỳ khác nhau, rồi tiếp biến thành Bụt và Phật đầy lòng khoan dung, từ bi và vị tha của Phật giáo Việt Nam. Người Việt đã tiếp nhận và vận dụng nó một cách sáng tạo vào đời sống tâm linh của mình. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, đạo đức Phật giáo đang được nhân loại đánh giá là một trong những chìa khóa vào không gian an ninh tinh thần của đời sống con người, mà không làm tổn hại tới bản sắc hay đặc trưng riêng của mỗi cá thể và cộng đồng. Kinh điển Phật giáo truyền tải tư tưởng cốt lõi của Phật giáo được phật tử tiếp nhận và áp dụng trong đời sống hàng ngày hàng càng sâu rộng.Một trong những bộ kinh quan trọng đó là kinh Pháp cú. "Kinh Pháp Cú" (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Trước năm 1975 kinh Pháp Cú chủ yếu được phổ biến ở phía Nam trong cộng đồng Phật tử theo Phật giáo Nam tông. Ở phái Bắc, Pháp Cú không phải là kinh được trì tụng hàng ngày, mà thường chỉ được trích dẫn những câu đặc sắc, viết dạng thư pháp để treo trong các chùa. Từ sau năm 1975 xu hướng phổ biến kinh ngày càng sâu rộng hơn, lượng in ấn phát hành và ấn tống ví số lượng lớn, trong các cơ sở giáo dục Trung cấp và Học viện Phật giáo đều giành một thời lượng nhất định trong cơ cấu của chương trình giảng dạy. 2 Kinh Pháp Cú được xem là bộ kinh được kiết tập vào kỳ kiết tập thứ nhất, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni qua đời (nhập diệt).Bộ kinh này là tập hợp những bài kinh đặc sắc nhất của Đức Phật trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài. Ở Việt Nam hiện nay, Kinh Pháp Cú trong kinh tạng Hán theo truyền thống Phật giáo bắc truyền và Kinh Pháp Cú (Dhammapada) trong kinh tạng Pali theo truyền thống Phật giáo nam truyền đều được lưu hành. Kinh Pháp Cú trong Hán Tạng có tới 39 phẩm với 39 đề tài.Trong bài tựa Kinh Pháp Cú Hán Tạng, cư sĩ Chi Khiêm (thế kỷ thứ III) có viết “Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh.Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc chạm tới sự vật hiện tượng thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.” Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali.Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới.Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật. "Pháp" (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý.“Cú” (Pada) là lời nói, câu kệ. "Pháp Cú" là những câu nói về chánh pháp, những câu ghi chép lời dạy của Đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, “Pada” còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada cũng thường được dịch là "Con Đường Chân lý” hay “Con Đường Phật Pháp”. (Về phương diện giải thoát) Thích Minh Châu là người từng dịch Kinh Pháp Cú trong kinh tạng Pali sang tiếng Việt. Trong tác phẩm Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, ông nhận định bộ kinh này vừa chứa đựng những tinh hoa nguyên thủy nhất của lời Phật dạy, vừa tập trung những lời căn bản nhất của Phật về Giới – Định – Tuệ, tức là tiến trình giải thoát và giác ngộ. Những điều này đã được bản thân Đức Phật chứng ngộ (thân chứng) và giảng dạy lại cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia. Sở dĩ Kinh Pháp Cú dễ đi vào lòng người còn bởi vì có những bài kệ được kết hợp với những ví dụ cụ thể rất sinh động, súc tích, và cảm hứng đến nỗi cuốn kinh có thể được xem như là bộ tuyển tập thánh điển cổ xưa nhất trên thế giới và là một 3 trong những bộ thánh điển thiêng liêng nhất của Đông phương. Cùng với đó là một tư tưởng là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống, Kinh Pháp Cú đã hưỡng con người tới đời sống đúng nghĩa, cao thượng. Tâm Minh Ngô Tằng Giao trong tác phẩm Tìm hiểu Kinh Pháp Cú dẫn lời của nhiều nhà nghiên cứu nói rằng: “Kinh điển của Phật Giáo thật quả là nhiều, nhưng nếu giả dụ một ngày nào đó tất cả các kinh điển này bị thất lạc hay bị thiêu hủy đi hết mà chỉ còn lưu giữ lại được một cuốn Kinh Pháp Cú này thôi thì chúng ta cũng tạm coi như có đủ những gì cần thiết để noi theo giáo lý của Đức Phật”. Đặc biệt với tác phẩm Tìm hiểu Kinh Pháp Cú, Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã sắp xếp lại theo chủ đề Phật pháp, như: tam độc (ba cái có hại cho con người: tham, sân, si), tam học (giới, định, tuệ), tam quy, ngũ giới, thập thiện, đặc biệt là tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả). Những chủ đề này vốn đã được truyền đạt ở nhiều kinh trong Hán tạng cũng như Pali tạng, nhưng trong Kinh Pháp Cú chúng được diễn đạt với những ngôn từ dung dị, gần gũi và sát thực với cuộc sống của con người. Người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền đạt và dễ thực hành hơn. 2.2. Về ảnh hưởng của Phật giáo đối với cộng đồng Nghiên cứu về ảnh hưởng chung của tôn giáo đối với cộng đồng cụ thể có các tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đặng Viết Đạt… Trên phương diện tổng quát, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Minh Ngọc từ sự phân tích thực tiễn đời sống tôn giáo chỉ ra tác động của tôn giáo trong đời sống tinh thần của người dân Nam bộ (Nguyễn Mạnh Cường - Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Phương Đông, 2005). Trong khi đó, Đặng Viết Đạt đi sâu phân tích tác động của tôn giáo đến đời sống tinh thần của người dân Nam bộ. Tác giả cũng đã khẳng định những yếu tố tích cực của tôn giáo nhưng chưa chỉ ra được những điều kiện để tôn giáo phát huy được những giá trị tích cực này.(Vai trò của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long của Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6/2011). Đi sâu vào vai trò của tôn giáo trong một cộng đồng cụ thể còn có các tác phẩm đề cập đến tôn giáo trong cộng đồng người Khmer và người Chăm. Đây là hai tộc người có nét văn hoá tôn giáo đặc trưng. Ở người Chăm đó là Bà Ni 4 giáo và Islam giáo còn ở người Khmer đó là Phật giáo Nam tông Khmer. Vì là tôn giáo có tính đặc trưng dân tộc cao nên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội của đồng bào dân tộc. Các tác giả đã chỉ ra được sự hoà quyện giữa yếu tố tôn giáo và dân tộc trong văn hoá, đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc Chăm và Khmer, qua đó cũng làm nổi bật được ảnh hưởng của tôn giáo tới đời sống đồng bào hai dân tộc này. (Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay - Thực trạng và giải pháp (2006). Đề tài cấp Bộ. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Nguyễn Mạnh Cường - Nguyễn Minh Ngọc, Người Chăm – Những nghiên cứu bước đầu, NXB KHXH, 2003). Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Nhà nước ta đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ. Vấn đề đặt ra là, cần nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Bàn về vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội tiêu biểu có các công trình: Góp phần tìm hiểu một số vấn đề về đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay (Hoàng Thị Lan, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2/1997); Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam (Hoàng Thị Thơ, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2002); Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường (Hoàng Thị Thơ, Tạp chí Triết học, số 7/2002); Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam (Đặng Thị Lan, Luận án Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005); Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Lê Văn Đính, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10/2007); Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với tinh thần của người Việt Nam hiện nay (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008); Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Khắc Đức, 5 Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7/2008); Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn định và phát triển xã hội (Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12/2008); Phát huy những giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay (Ngô Văn Minh, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2009); Phạm trù “Tâm” trong Phật giáo với việc xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay (Ngô Thị Lan Anh, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trịHành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011), Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng chặng đường 20 năm (1991-2011) ;Vài nét về người Khơme Nam Bộ, (Nguyễn Mạnh Cường, NXB KHXH, 2001) … Các công trình đã chỉ ra vị trí và vai trò của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay và tác động của Phật giáo đối với xã hội. Nguyễn Mạnh Cường đã cho thấy vị trí và vai trò của Phật giáo trong cộng đồng người Khmer, trong đó bao gồm những nội dung về công tác xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer và ảnh hưởng của sư sãi Khmer trong xây dựng cộng đồng xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nghiên cứu của tác giả cũng đã đưa ra nhiều gợi mở về sự gắn kết giữa niềm tin tôn giáo và niềm tin xã hội. Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Thị Ngọc Lan từ sự phân tích giáo lý căn bản của Phật giáo như tứ đế, thập nhị nhân duyên, ngũ uẩn hay bản chất từ bi để nhận diện và phân tích vai trò của Phật giáo trong tiến trình lịch sử dân tộc. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh giá trị nhận thức của Phật giáo và cho rằng Phật giáo với pháp quán tưởng làm rõ được bản tính chân thực của thực tại, thấy rõ cơ chế vận hành của hạnh phúc và đau khổ từ đó dẫn đến sự chuyển hoá sâu sắc trong nhận thức thế giới và hành động, đưa đến sự bình an nội tâm và tấm lòng khoan ái giúp đỡ tha nhân để cùng phát triển. Theo các tác giả, đây là yếu tố quan trọng để tạo nên sự ổn định xã hội. 2.3. Về ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống đạo đức của người Việt Nam Đạo đức Phật giáo từ trong lịch sử cho tới ngày nay đã có những ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bàn về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nói chung, Lê Văn Đính (2007). Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo đã có ảnh hưởng khá sâu sắc trong đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống của tín đồ Phật giáo. Tác giả cho rằng, ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam được thể 6 hiện dưới hai khía cạnh, đó là lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và đạo đức Phật giáo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong những nghiên cứu đi trước, các tác giả đề cập nhiều tới sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam thông qua những giá trị thiết thực như khuyến khích làm việc thiện, sống biết yêu thương, hòa hợp và biết ơn. Một trong những phương diện tác động tích cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống của người Việt Nam là sự khuyến thiện. Tác giả luận án Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo với đạo đức trong xã hội hiện nay - Hoàng Thị Lantrên cơ sở phân tích các đặc điểm của đạo đức tôn giáo, tác giả phân tích, đánh giá ảnh hưởng đạo đức của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là khuyến thiện, đó là điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành niềm tin tôn giáo thiêng liêng và chi phối hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ cộng đồng. Đặc biệt, trong quan hệ giữa con người với con người, Phật giáo muốn tình yêu thương ấy phải biến thành hành động “bố thí”, cứu giúp những người đau khổ hoặc “nhẫn nhục” để giữ gìn đoàn kết. Muốn giải thóat khỏi đau khổ, con người phải tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, diệt trừ tham, sân, si, xoá bỏ vô minh, chặt đứt cây “nghiệp” để vượt qua biển khổ luân hồi. Bên cạnh đó, giá trị từ bi và hòa ái của tiêu chuẩn đạo đức Phật giáo đã ảnh hưởng về khía cạnh lối sống, đạo đức và cách ứng xử của người Việt Nam. Nhóm tác giả Nguyễn Tài Thư (1997) trong tác phẩm Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện naycho rằng đạo đức Phật giáo, nhất là lòng từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh đã thấm sâu vào tâm hồn của người Việt Nam. Ngoài đạo lý từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý Tứ Ân (bốn ơn quan trọng), gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh. Theo các tác giả, đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt Nam. Đi sâu vào phân tích giá trị của tư tưởng “Lục hòa” của Phật giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay, tác giả Nguyễn Quốc Tuấn (2006) cho rằng giáo thuyết và thực hành Phật giáo đóng vai trò như một “phương thuốc thần diệu” để chữa bệnh nơi tâm trí con người. Sự tăng trưởng về tri thức và mức sống, theo tác giả, không trực 7 tiếp dẫn đến một xã hội hạnh phúc và hài hòa. Để đến cái đích nói trên, chỉ còn cách đi qua con đường đạo đức, và chính Phật giáo vừa chỉ ra con đường này, vừa nói đến cách để đi trên con đường đó. Để xã hội có sự cân bằng, những thành viên của nó phải tuân thủ những chuẩn mực, và chuẩn mực do Phật giáo đề xướng chính là sự hòa ái giữa các cá nhân với nhau và cá nhân với xã hội. Chuẩn mực hòa ái đó được Phật giáo chỉ ra trong quan điểm về “lục hòa”. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Đức (2008) tổng hợp rằng Phật giáo có vai trò tích cực đối với việc định hướng, giáo dục con người Việt Nam theo những chuẩn mực, quy tắc đạo đức tốt đẹp. Với từ, bi, hỷ, xả, Phật giáo có thể làm giảm sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, tính bàng quang và thói ích kỷ của con người trong xã hội theo cơ chế thị trường. Với ngũ giới, thập thiện, lục độ và nhân quả, Phật giáo hướng con người tới cái thiện, tránh xa cái ác. Tuy nhiên, cũng có tác giả bàn về những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo, như Tác giả luận án Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo với đạo đức trong xã hội hiện nay - Hoàng Thị Lan đã chỉ ra rằng hạnh phúc theo quan điểm của một số tôn giáo là hạnh phúc hư ảo, do đó, các tôn giáo này dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý sống không hành động, không đấu tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu để mau chóng được giải thoát ở bên ngoài thực tại. Đạo đức tôn giáo hướng con người tới khát vọng hạnh phúc, song đó là thứ hạnh phúc hão huyền. Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực đoan, thủ tiêu đấu tranh.Điều này cần được nghiên cứu sâu sắc thêm nữa. Trên thực tế, khi niềm tin tôn giáo chân chính được hình thành thì cảm xúc tôn giáo (hạnh phúc) là có thực, niềm tin đó sẽ tất yếu được thể hiện thành những thực hành. Vấn đề là sự ứng dụng những giá trị Phật giáo tốt đẹp đó vào đời sống của họ ra sao. Không chỉ nói tới sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đời sống tinh thần của con người Việt Nam, có một số nghiên cứu còn chỉ ra những phương thức phát huy sự ảnh hưởng tích cực này. Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Thơ (2002)khi nghiên cứu về quan hệ giữa đạo đức Phật giáo và vấn đề hình thành và phát triển nhân cách của người Việt Nam, tác giả đưa ra hai nhận định rất thuyết phục. Thứ nhất, đạo đức Phật giáo là “đạo đức vô thần”.Thứ hai, cốt lõi của đạo đức Phật giáo là giới, định, và tuệ được nói trong Bát chính đạo. Theo tác giả, việc khai 8 thác những hạt nhân hợp lý và tích cực của đạo đức Phật giáo để xây dựng nhân cách con người Việt Nam cần phải là một chương trình dựa trên sự tự giác, là sự kết hợp giữa giáo dục cá nhân và xã hội, giữa gia đình và nhà trường, giữa truyền thống và hiện đại. Một số tác giả ủng hộ việc phát huy những yếu tố tích cực của đạo đức tôn giáo và bước đầu đề xuất những phương thức thực tiễn, chẳng hạn như Hà Ngọc Thọ với bài viết Cần phát huy những yếu tố tích cực của đạo đức tôn giáo trong xã hội ngày nay (Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 1/2005); Nguyễn Xuân Hà với Phát huy những yếu tố tương đồng giữa lý tưởng tôn giáo với mục tiêu đổi mới ở nước ta hiện nay (Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 6/2006); Lê Bá Trình với Phát huy những điểm tương đồng của chủ nghĩa xã hội và tôn giáo để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 9/2007); Hoàng Thị Lan với Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa đạo đức của tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4/2011). Những giá trị đạo đức tôn giáo cũng được tác giả đề cập trong công trình nghiên cứu này. Đó là các giá trị nhân văn, nhân bản, từ bi, hỷ xả, thương yêu con người, những hoạt động nhân đạo, từ thiện, văn hoá, vì cộng đồng của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Đây được xem là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phát huy các giá trị tôn giáo ở Việt Nam để xây dựng hệ giá trị đạo đức mới và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Để phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, tốt đẹp trong các tôn giáo hơn nữa, Hoàng Thị Lan cho rằng cần phải có sự cố gắng nỗ lực bằng hành động thực tiễn từ cả hai phía là Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tôn giáo. Thứ nhất, cần nhận diện những giá trị và phản giá trị trong các tôn giáo; Thứ hai, hoàn thiện cơ chế phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức của các tôn giáo; Thứ ba, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội trong vùng có tôn giáo; Thứ tư, đấu tranh khắc phục những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt tôn giáo và các hiện tượng mê tín dị đoan, tổ chức các lễ hội phô trương, lãng phí…; Thứ năm là quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong các vùng đồng bào có đạo, tạo cơ sở để giáo dân tiếp nhận những giá trị văn hóa, đạo đức mới; Thứ sáu, bản thân các tôn giáo cần tự nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với tôn chỉ hành đạo và luật pháp của Nhà nước. 9 2.4. Về ảnh hưởng của tư tưởng giải thoát của Phật giáo tới đời sống tinh thần của người Việt Nam Sâu xa trong giáo lý Phật giáo, những quan điểm về thân tâm vô thường đã đưa tới sự giải thoát của con người khỏi khổ đau nhục dục. Tâm Minh Ngô Tằng Giao (2006) phân tích rằng, nếu hiểu "lý vô thường", chúng ta sẽ gạt bỏ được tham ái, lọc bỏ các tà kiến, các phiền não và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn, sẽ sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật thường còn. Cùng với vô thường, là lý vô ngã, tức là vạn vận không có chất gì riêng biệt của nó, để làm thành cái “ta” riêng cho nó.Nó chỉ là những hợp tướng tạm thời của nhiều phần tử "duyên" lại với nhau.Lúc nào duyên hết thì hợp tướng phải tan.Đó là định luật vô thường và lẽ thật vô ngã của tất cả mọi vật trong vũ trụ. Những hiện tượng trong đó có con người, bày ra và hoạt động trong vũ trụ đều là tạm thời và đều là giả, là vọng. Hiểu rõ như thế con người sẽ không vì những cái giả và tạm thời như xác thân, tiền tài, cảnh vật v.v... mà say mê, luyến tiếc, ghen ghét và tham lam, rồi tạo ra các tội lỗi, ác nghiệp, là những nguyên nhân sinh ra đau khổ, quả báo, luân hồi. Nếu như “lý vô thường” và “lý vô ngã” giúp con người thoát khỏi khổ đau từ trong nhận thức thì “tứ vô lượng tâm” giúp con người thực hành những điều làm tăng trưởng tình yêu thương, sự gắn bó và hạnh phúc trong đời sống tinh thần của con người. Nếu “vô thường” và “vô ngã” là phương thức tự giải thoát chính mình thì “tứ vô lượng tâm” là những khả năng hiến tặng yêu thương hạnh phúc cho người khác. Tâm Minh Ngô Tằng Giao (2006) phân tích, “Tâm "Từ" là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.Khi tâm từ xuất hiện thì lòng sân hận, ác ý, thù oán không thể phát sinh.Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. "Hỷ" là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát. Xả là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng.Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị.”Đây cũng chính là phương diện giải thoát cho cả bản thân và người khác. Ở một nghiên cứu khác, tác giả Phan Thị Hội (2011) chỉ ra việc giải thoát của con người có thể thực hiện được nếu thực tập theo Tứ Diệu Đế. Trước hết là thừa 10 nhận sự có mặt của khổ ở trước mặt, ở xung quanh và ở mỗi chúng sinh. Từ đó tìm hiểu về nguồn gốc, lí do làm nảy sinh nỗi khổ đó, từ hiện tại tới quá khứ, từ bề mặt tới bề sâu, từ cái dễ thấy tới cái khó thấy rồi chỉ thẳng vào hình dáng, tên tuổi của chúng là vô minh, tham ái, chấp thủ … Tới lúc đó, con người mới hăng hái tìm cách thoát khổ, mong muốn đến cao điểm của giải thoát, an vui. Tất cả đều tự mình nhận thức, tự mình thực hành và thực chứng. Phật giáo có thể đóng góp cho sự phát triển xã hội một cách bền vững.Đó là chủ đề nghiên cứu của Nguyễn Thế Cường và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), Hai tác giả này đã nêu bật một khía cạnh tương đồng của Phật giáo với “khoa học đương đại”, đó là mục tiêu “mô tả thực tại”. Xuất phát từ giáo lý duyên khởi, vô thường và tính không (vô ngã) của Phật giáo, từ giá trị đạo đức của Phật giáo, nhóm tác giả đã chỉ ra những hoạt động mang tính xã hội, góp phần vào việc ổn định và phát triển xã hội như: chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân, quan tâm đến đời sống thế tục; duy trì cuộc sống đạo đức, hành thiện; tổ chức những lễ hội truyền thống, những hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng, và tạo ra những giá trị nghệ thuật của người Việt qua từng thời kỳ. Nhìn Phật giáo như một trong những thành tố quan trọng hình thành chỉnh thể văn hóa dân tộc, tác giả Đặng Văn Bài (2006), đã đưa ra bốn nhận định: Thứ nhất, Phật giáo đã thích ứng nhuần nhuyễn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, bản địa, nhờ đó những tinh hoa trong giáo lý Phật giáo có điều kiện nở hoa, kết trái; Thứ hai, khả năng “gắn đạo với với đời” và “đồng hành cùng dân tộc” tạo nhiều điều kiện để Phật giáo đóng góp thiết thực cho sự nghiệp xây dựng đất nước; Thứ ba, các giá trị văn hóa, đạo đức Phật giáo có tác dụng thức tỉnh lương tri con người, khoan dung, hòa bình, khuyến thiện… thích hợp trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Thứ tư, các giá trị về kiến trúc, văn học, nghệ thuật Phật giáo góp phần đa dạng trong tổng hợp các giá trị Phật giáo (vật thể và phi vật thể). Từ đó, tác giả đưa ra hướng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo, xem đó như một sự tôn vinh văn hóa dân tộc, đó là sự “giao duyên” và hòa hợp giữa tâm hồn Việt với những giáo lý căn bản của Phật giáo. Muốn làm được điều đó, tác giả cho rằng, cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, trước hết là cho 11 tăng ni, Phật tử. Đây là nguồn lực nắm vững giáo lý, biết cách hướng dẫn tu tập cho Phật tử và nhân dân. Từ nghiên cứu sâu về vai trò của Phật giáo trong lịch sử, tác giả Nguyễn Hồng Dương (2008) minh chứng rằng Phật giáo có vai trò quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam.Từ thời Đinh – Tiền Lê – Lý Trần, Phật giáo là nền tảng tư tưởng cho tổ chức xã hội. Đặc biệt là thời đại Lý – Trần khi tư tưởng cứu nhân, độ thế, từ bi, hỷ xả, xá tội của Phật giáo ảnh hưởng trong cả lĩnh vực hành pháp và tư pháp. Trong thời đại Lê – Nguyễn, Phật giáo có vai trò quan trọng trong cố kết làng xã, cố kết cộng đồng. Để phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo ngày nay, theo tác giả, cần vận dụng tư tưởng từ bi, hỉ xả, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo vào giải quyết một số vấn đề xã hội; cuối cùng là, vận dụng tư tưởng kinh tế Phật giáo để phát triển kinh tế Việt Nam. Trong công trình khác, Nguyễn Hồng Dương (2008) cho rằng trong cơ tầng của văn hóa Việt truyền thống và hiện tại đều chứa đựng hàm lượng văn hóa Phật giáo. Tác giả đề xuất phương án vận dụng tư tưởng từ bi, hỉ xả, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo vào giải quyết một số vấn đề xã hội, trong đó có sự củng cố đời sống tâm linh của người Việt Nam. Trong một nghiên cứu với chủ đề hẹp hơn, Ngô Thị Lan (2008) lý luận rằng phạm trù “Tâm” của Phật giáo đã có những ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dựng diện mạo của nền văn hóa Việt Nam, biểu hiện ở 5 phương diện chính sau: góp phần hình thành nên một đội ngũ trí thức ở Việt Nam, là cơ sở cho công việc giáo dục của xã hội; ảnh hưởng đến phong cách ứng xử thiên về sự bao dung, nhân ái, hay vị tha; ảnh hưởng đến ngôn ngữ, thể hiện qua việc vay mượn và sử dụng rất nhiều khái niệm của Phật giáo trong cuộc sống hàng ngày; nhiều chi tiết của giáo lý Phật giáo được đưa vào ca dao tục ngữ, các câu truyện dân gian, và các tác phẩm văn học; anh hưởng đến nghệ thuật, cụ thể ở trong kiến trúc, điêu khắc, và hội họa. Tác giả kết luận lại rằng ảnh hưởng dễ thấy của cái Tâm là ở chỗ đã khiến cho đời sống tinh thần của người Việt trở nên phong phú và đa dạng hơn. 12 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn tập trung khái quát tư tưởng Phật giáo trong kinh Pháp Cú, trong đó đi sâu vào tư tưởng đạo đức và giải thoát và từ đó chỉ ra một số ảnh hưởng của tư tưởng trong kinh đối với đời sống tinh thần Phật tử ở tỉnh Quảng Ninh ngày nay. 3.2. Nhiệm vụ: - Khái lược về kinh Pháp cú -Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức và giải thoát trong kinh Pháp Cú. - Phân tích ảnh hưởng tư tưởng đạo đức và giải thoát trong kinh Pháp Cú đời sống tinh thần của Phật tử Quảng Ninh và định hướng giáo dục nhân sinh quan tích cực trong đời sống tinh thần của xã hộingày nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng kinh Pháp cú và ảnh hưởng của tư tưởng này đến đời sống tinh thần của Phật tử Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian, từ 1986 đến nay - Phạm vi không gian: tỉnh Quảng Ninh - Phạm vi nội dung: Về tư tưởng kinh Pháp cú, luận văn chỉ tiếp cận hai tư tưởng chính là tư tưởng đạo đức và tư tưởng giải thoát. Đời sống tinh thần có nhiều chiều cạnh khác nhau, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, vì còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tiếp cận hết các chiều cạnh ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức và giải thoát của Kinh Pháp cú đến đời sống tinh thần của phật tử mà tập trung nghiên cứu ảnh hưởng tư tưởng đạo đức và tư tưởng giải thoát của kinh Pháp cú đến đời sống đạo đức, đời sống tâm linh và nhận thức của phật tử Quảng Ninh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết được sử dụng trong luận án là lý thuyết chức năng tôn giáo và lý thuyết đa dạng tôn giáo. 13 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích tài liệu thứ cấp, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Ngoài ra để có cơ sở thực tiễn, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn - Là một học viên đang theo học chuyên ngànhTriết học, qua luận văn này sẽ là dịp để cá nhân tôi có điều kiện tổng kết những tri thức đã được trang bị trong quá trình học tập, nghiên cứu, vận dụng nó trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể của lí luận và thực tiễn đang đặt ra. - Là một Tu sĩ Phật giáo, hi vọng qua luận văn này tôi sẽ có thêm tri thức về Phật học và Thế học,làm tốt Phật sự của mình, đặc biệt là trong việc hoằng dương chính pháp phục vụ Đạo Pháp và Dân Tộc trong nghĩa vụ của một công dân – Tu sĩ Phật giáo. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung có 3 chương. 14 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KINH PHÁP CÚ VÀ MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA KINH PHÁP CÚ 1.1.Giới thiệu kinh Pháp Cú cùng các ấn phẩm, dịch phẩm 1.1.1. Giới thiệu chung về kinh Pháp Cú Tên gọi kinh Pháp Cú (Pali: Dhammapada; Skrt: Dharmapada; Trung: 宗教经典) còn nhiều tên gọi khác như Đàm Bát, Pháp Tích, Lời Vàng, Lời Phật Dạy, Pháp Cú Tập, Pháp Cú Lục… đều góp phần thể hiện giá trị, nghĩa của kinh Pháp Cú. Chiết tự tên kinh “Pháp Cú” (Dharmapada) theo nghĩa Pali cổ thì “pháp” (dharma) là nhậm trì tự tính, với nghĩa đen là giữ được tự tính không thay đổi, và theo đó tất cả mọi sự tồn tại đều được gọi là “pháp”, vì mỗi tồn tại đều có tự tính, tức chất riêng, cái này không phải là cái kia và ngược lại. “Pháp” còn có nghĩa là tiêu chuẩn, phép tắc, đạo lý, giáo lý, chân lý … như là cách thức giúp người ta có thể nhận thức được sự vật tồn tại. Chữ “pháp” trong “Pháp cú” được hiểu theo nghĩa thứ hai, tức là chính pháp hay chân lý do đức Phật truyền lại. Chữ “cú” (pada) có ghĩa là “câu nói/ lời nói”, còn có nghĩa là từng bước chân đến chân lý, chánh pháp. Do vậy “Pháp Cú” (Dhammapada) được giải thích là những bước chân dẫn đến giác ngộ chân lý giải thoát. Ngoài ra, “Pháp tích”có nghĩa là những điều đã được đệ tử của Phật chứng thực bằng niềm tin và hành đạo, từ người trước đến người sau đều theo dấu “pháp” mà thực hànhđể đến đích giải thoát. Kinh Pháp Cú là một tập hợp trích lục 423 kệ tụng ngắn gọn nhưng ý nghĩa, đều do chính đức Phật Thích Ca thuyết giảng trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài cho những đối tượng cụ thể ở nhiều hoàn cảnh, địa điểm khác nhau, và chúng nằm tản mát trong các tạng Kinh và tạng Luật của cả Nam truyền và Bắc truyền. Gom góp tất cả các bài kệ để làm sáng tỏ “pháp thuyết” và “nghĩa thuyết” của Đức Phật là mục đích hình thành kinh Pháp Cú như đã được ghi lại trong Tứ Phần Luật (cuốn 39, 54) thuộc Pháp Tạng bộ theo cựu dịch Trung Quốc. Về lịch sử ra đời, trong hình thức truyền khẩu thì Pháp Cú đã có từ thời đức Phật tại thế và được các đệ tử truyền khẩu trong quá trình tu học. Ba tháng sau khi 15 đức Phật nhập Đại Niết Bàn (Maha-Parinibbana), năm 543 TCN, đệ tử của Phật đã thực hiện Đại hội kết tập lần thứ nhất để trùng tuyên Phật Pháp, sưu tập những bài kinh được chính Đức Phật thuyết giảng trong những lần thuyết giảng khác nhau và sắp xếp chúng lại theo như hình thức hiện nay với mục đích làm cho chúng thích hợp với tâm lý và tính cách của giới độc giả và người nghe. Như vậy, ngay trong Ðại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiêncủa Phật giáo, các vị đại đệ tử Phật giáo đã thu thập và tụng đọc các bài kệ này, sau chúng được sắp xếp thành 26 phẩm. Mốc ra đời kinh Pháp Cú dạng văn bản muộn hơn và cũng có nhiều ý kiến khác nhau, vì nó vượt ra ngoài cách lấy sự kiện nổi bật, hay mục tiêu nổi bật, hay địa danh nổi bật, hay nhân vật nổi bật, hoặc ngôn ngữ, văn tự để làm mốc, mà là do nhu cầu truyền bá “pháp thuyết” và “nghĩa thuyết” chính truyền của Đức Phật ở nhiều sự kiện, nhiều nơi, với nhiều đối tượng khác nhau, bằng nhiều ngôn ngữ Ấn Độ cổ. Chẳng hạn, theo Hữu Bộ, sau khi đức Phật nhập diệt, nhiều câu kinh có ý nghĩa, nội dung thâm diệu trong Kinh, Luật và cả Luận đã được sưu tập và soạn thành tác phẩm Pháp Cú. Theo logic lịch sử đó thì Pháp Cú có từ Đại hội Kết tập lần thứ nhất chắc phải bằng chữ Ma Kiệt Đà (Magadha), còn Pháp Cú văn tự Pali thì phải tới thời A dục vương (vua Asoka) qua Đại hội kết tập Đại tạng Pali, tức khoảng thế kỷ III TCN. Cũng theo lịch sử Phật giáo thì Pháp cúNam Phạn hay Pháp Cú Bắc Phạn đều là kết quả của sự phân chia các phái trong thời kì Bộ phái, tuy nhiên chúng không phải là sự tái biên tự do, mà đều nhất tria nguyên tắc trích từ kinh gốc nên gần như không làm giảm giá trị chính truyền của bộ kinh này. Pháp CúBắc Phạn là của Thuyết Hữu Bộ, còn Pháp Cú Nam Phạn đều là từ Đại tạng Pali, như trên đã nói rõ, là được biên tập và chép từ cuộc kết tập Tam tạng do A Dục vương hộ trì (thế kỷ III TCN). Giá trị chung nhất của tất cả các kinh Pháp Cú là chúng luôn được coi như giá trị chính truyền của Đức Phật và mọi chú giải đều nương vào đó như một trong những kinh gốc để kế thừa, bảo tồn và phát triển Phật giáo trong mọi thời kỳ, mọi môn phái, nhánh phái Phật giáo từ lịch sử ban đầu cho đến hiện nay. Trong hệ thống Tam tạng kinh điển Phật giáo thì Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Sutra Pitaka). Kinh Pháp Cú được nhất trí đánh giá là một quyển kinh phổ thông 16 nhất, được truyền bá rộng nhất của Phật giáo và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. 1.1.2. Sự truyền bá kinh Pháp Cú với các dịch phẩmvà một số đánh giá chung - Truyền bá Kinh Pháp Cú (Dhanimapada) lúc đầu gắn liền với sự truyền bá kinh tạng Pàli. Vì Pháp Cú xếp thứ 2 trong trong 15 kinh thuộc bộ kinh Tiểu Bộ (Khuddakanikàya). Cũng qua quá trình truyền bá, đi liền với quá trình hoàn thiện hệ thống Tam tạng kinh, nên khi có thêm nhiều Bộ phái thì cách phân loại kinh điển và cách xếp vị trí của Pháp Cú cũng có chuyển đổi. Theo cách phân loại của Nam tông, tất cả kinh điển Pàli chia thành 5 Nikàya (1. Trường Bộ (Dighanikàya), 2. Trung Bộ (Majjhimanikàya), 3. Tương Ưng Bộ (Samyuttanikàya), 4. Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) và 5. Tiểu Bộ (Kuddakanikàya) thì Kinh Tiểu Bộ này gồm cả Tạng Luật (Vinaya) và Tạng Luận (Abhidhamma), với 15 kinh vừa nhắc đến. Như vậy Kinh Pháp Cú thuộc Kinh Tiểu Bộ. Thêm nữa, trong quá trình truyền bá hệ thống kinh điển này cũng có sắp xếp lại. Chẳng hạn, thứ tự và con số 15 kinh thuộc Kinh Tiểu Bộ cũng không giữ nguyên. Theo hệ thống Kinh Trường Bộ thì chỉ có 12 kinh và được xếp vào Luận Tạng. Nhưng theo hệ thống Kinh Trung Bộ, thì lại chấp nhận có 15 kinh và xem chúng thuộc Kinh Tiểu Bộ với thứ tự các kinh đó cũng khác: 1, Jàtaka; 2, Mahàniddesa; 3, Cullaniddessa; 4, Patisambhidàmagga; 5, Suttanipàta; 6, Dhammapada; 7, Udàna; 8, Itivuttaka; 9, Vimànavatthu; 10, Petavatthu; 11, Theragàthà; 12, Therìgàthà; 13, Cariyàpitaka; 14, Apadàna; 15, Buddhavamsa. Như vậy, Khuddakapàtha không có trong danh sách, mà Cullaniddessa được thế chỗ. Trong quá trình truyền bá cũng có nhiều dị bản Kinh Pháp Cú chính bởi vì tính đặc sắc và giá trị to lớn của nó. Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và biên dịch Pháp Cú, song cũng vì thế mà có nhiều mục lục 423 kệ (gatha) chia thành 26 phẩm (vagas). Mục lục các phẩm dưới đâ y chỉ là dựa theo nguồn truyền bản kinh tạng Pàli của Tích Lan để tham khảo thêm chứ không hẳn là mục lục cố định và duy nhất cho các bản Pháp Cú khác: 1. Phẩm Song Yếu 2. Phẩm Không Phóng Dật (Yamakavagga) 20 kệ (Appamàdavagga) 12 kệ (Cittavagga) 11 kệ 3. Phẩm Tâm 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan