Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực...

Tài liệu Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng cảnh sát giao thông thành phố hà nội

.PDF
102
324
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝCÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH SẢN HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sĩ Quản lý công với đề tài: “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của thầy TS. Nguyễn Minh Sản và hoàn thành vào tháng 11 năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Học viên Nguyễn Thị Bích Phượng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn đối với lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, các Khoa, Phòng ban trong Học viện, Quý Thầy Cô giáo giảng dạy tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đặc biệt trân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Minh Sản đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cùng công tác với tôi ở Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển nhân lực Doanh nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian và sự ủng hộ; lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, cung cấp nhiều tƣ liệu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Nguyễn Thị Bích Phượng DANH MỤC VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông CSGT Cảnh sát giao thông HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nƣớc THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNGT Tai nạn giao thông TTATGT Trật tự, an toàn giao thông TTATGTĐB Trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu đồ 2.1. Lỗi các vụ tai nạn giao thông ..................................................... 44 Biểu đồ 2.2. Phƣơng tiện gây tai nạn .............................................................. 45 Biểu đồ 2.3. Thời gian xảy ra tai nạn trong ngày............................................ 46 Bảng 2.1. Kết quả tổ chức tuyên truyền miệng trong 3 năm 2013, 2014 và 2015 ................................................................................................................. 56 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG ................................................. 9 1.1. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ .................................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ .......................................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ ........................................................................................ 12 1.2. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG .................... 14 1.2.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng cảnh sát giao thông ................................... 14 1.2.2. Mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................................. 15 1.2.3. Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................................. 17 1.2.4. Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................................. 22 1.2.5. Nguyên tắc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông .................. 25 1.2.6. Tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của lực lƣợng Cảnh sát giao thông trong việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ ........ 26 1.3. VAI TRÒ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRONG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ............................................................................................................... 30 1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG ....................................................................................... 35 Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 38 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............... 39 2.1. TÌNH HÌNH VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................... 39 2.1.1. Hiện trạng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ..... 39 2.1.2. Tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................................... 41 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 47 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ ........ 48 2.2.2. Lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trong công tác tham mƣu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ .................................................................................................. 50 2.2.3. Lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trong công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ ............................................................................................................. 51 2.2.4. Lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội trực tiếp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ cho ngƣời tham gia giao thông ........................................................................ 53 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 54 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 54 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................... 63 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 65 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 67 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 68 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................................................. 68 3.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................................................. 69 3.2.1. Giải pháp trƣớc mắt đảm bảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội ............................................................................................... 69 3.2.2. Giải pháp lâu dài đảm bảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội ............................................................................................... 79 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nƣớc đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, kỷ cƣơng của xã hội, bảo đảm cho sự phát triển bình thƣờng của xã hội. Khi pháp luật đi đƣợc vào đời sống, đó chính là quá trình thực hiện pháp luật bằng những hành vi, xử sự hợp pháp của con ngƣời. Để điều này đƣợc thực hiện trên thực tế, thì một trong những vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền để ngƣời dân biết, hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật. Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Hiệu lực của luật pháp là để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, mạnh mẽ, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để đƣa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, giáo dục ý thức pháp luật XHCN cho nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực QLNN bằng xã hội trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là bƣớc đầu tiên của quá trình đƣa pháp luật vào cuộc sống; tiền đề giúp mọi ngƣời trong xã hội thực hiện phƣơng châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhận định này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, nó trực tiếp góp phần củng cố các chuẩn 1 mực đạo đức, xây dựng niềm tin, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mọi công dân. Theo thống kê, phân tích hàng năm cho thấy có đến trên 80% số vụ TNGT xảy ra là do ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời tham gia giao thông còn kém. Mặc dù hệ thống pháp luật trong quản lý và xử phạt vi phạm giao thông luôn đƣợc bổ sung và hoàn thiện, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn tồn tại gây áp lực cho nhà nƣớc và bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân cơ bản không chỉ do pháp luật chƣa đủ sức răn đe, mà phần lớn là do ý thức của ngƣời dân, nhận thức chƣa đầy đủ, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB đến ngƣời dân chƣa có hiệu quả. Trong những năm qua, công tác đảm bảo TTATGT đã đƣợc Đảng, Quốc hội và Chính phủ tăng cƣờng chỉ đạo các Bộ, Ngành thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để lập lại TTATGT, kiềm chế và giảm TNGT, ùn tắc giao thông, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến đƣợc đặt lên hàng đầu và đƣợc coi là một trong những biện pháp quan trọng để góp phần kiềm chế và làm giảm TNGT. Lực lƣợng CSGT tuy không phải là chủ thể chính trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB, tuy nhiên lại là chủ thể có nhiều đóng góp tích cực và sâu sắc nhất, giúp chuyển biến và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của ngƣời dân hiệu quả nhất. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến với nhiều nội dung đa dạng, hình thức phong phú với các đối tƣợng tuyên truyền, lực lƣợng CSGT đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của ngƣời dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nƣớc về Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội là nơi tập trung dân số đông, nhiều trƣờng đại học và các cơ quan, ban ngành, cơ sở kinh tế....giao thông luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, gây áp lực cho chính quyền và ngƣời dân. Có thể thấy rõ nét tình trạng giao thông căng thẳng vào các giờ cao điểm gây tai nạn, tắc nghẽn đƣờng phố và nhiều 2 vấn đề giao thông khác xảy ra thƣờng xuyên nhƣng vẫn chƣa tìm đƣợc biện pháp khắc phục. Trên thực tế, ngƣời dân chƣa thực sự hiểu, biết rõ về pháp luật. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, khi đƣợc hỏi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giao thông đƣờng bộ, nhiều ngƣời dân chƣa thực sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc nội dung của các văn bản, điều đó dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật và hiểu không đúng theo văn phong của văn bản. Đặt ra câu hỏi vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhƣ thế nào trong lĩnh vực đảm bảo TTATGTĐB, đặc biệt của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội? Cho nên, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB là công tác góp phần tăng cƣờng hoạt động QLNN về giao thông vận tải, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động trong ngành giao thông vận tải cũng nhƣ ngƣời tham gia giao thông nhằm bảo đảm TTATGTĐB, từng bƣớc kiềm chế, giảm thiểu TNGT trong thực tế, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đƣợc thực hiện trong những điều kiện khó khăn và nhiều thách thức. Nguồn lực (nhân lực và vật lực) phân bổ cho hoạt động này còn hạn chế. Trong khi đó, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB rất đa dạng và địa bàn phổ biến, đối tƣợng phổ biến cũng rất khác nhau. Đó chính là lý do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Trong bối cảnh đó, cần thiết phải tiến hành, xây dựng và nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội để giúp cho các cơ quan làm chính sách, các cán bộ thực thi công tác này có một cái nhìn khách quan về kết quả đạt đƣợc và những vấn đề cần khắc phục . Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông 3 đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội” các nhà khoa học tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý nhƣ: - Nguyễn Đình Đuân: “Vai trò của lực lượng cảnh sát giao thông trong phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Quản lý Hành chính công, năm 2010. - Ngô Quang Ngọc: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay’’, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, năm 2011. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ; tính tất yếu phải thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực đó; thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. - Lê Đức Hùng: “Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của lực lượng công an trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ qua thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, năm 2007. - Đặng Văn Minh: “Thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, năm 2011. - Đặng Quang Tâm: “Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận về lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, năm 2012. 4 - Trần Sơn Hà: “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Việt Nam”, Chuyên đề 1 – Luận án tiến sĩ Quản lý công, năm 2015. Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ: Lê Ngọc Tiến: “Giáo dục pháp luật- biện pháp quan trọng giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ”, Tạp chí Giao thông vận tải, v.v.. Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các đề tài, luận văn và bài báo trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB. Tuy vậy, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về: “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội” dƣới góc độ Quản lý công. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, hy vọng sẽ góp phần khắc phục những tình trạng nêu trên và bổ sung những thiếu sót để giúp ngƣời nghiên cứu tìm đọc sau này có cái nhìn chuyên biệt hơn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu và đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến của lực lƣợng này. Để hoàn thành đƣợc mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 5 Một là, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội trong thời gian qua (từ năm 2013 đến nay). Từ đó, đánh giá và rút ra đƣợc những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác này. Ba là, trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp góp phần làm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. - Chủ thể và đối tƣợng đƣợc tuyên truyền: toàn thể ngƣời dân sống, làm việc và tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Không gian: tại thành phố Hà Nội. - Thời gian: từ năm 2013 đến nay 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: + Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng 6 Là phƣơng pháp xem xét phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, khoa học, nhìn nhận sự vật hiện tƣợng trong quá trình vận động và phát triển. + Phƣơng pháp luận duy vật lịch sử Phƣơng pháp này dựa trên quan điểm duy vật để xem xét sự vật hiện tƣợng nghiên cứu từ quá khứ tới hiện tại rút ra quy luật vận động của sự việc đó. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm, kế thừa ƣu điểm và loại bỏ khắc phục nhƣợc điểm quá khứ và hiện tại. - Phương pháp nghiên cứu: + Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Ở đề tài của mình tôi tìm hiểu, tổng hợp tài liệu, thu thập tài liệu qua sách báo, truyền hình, các bộ luật…để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. + Phƣơng pháp quan sát: Là phƣơng pháp dùng tri giác hay các công cụ chuyên môn nhƣ: chụp ảnh, quay phim, ghi âm, truyền hình....để cảm nhận và ghi lại hoạt động của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, phƣơng pháp quan sát phải đảm bảo tính khách quan. + Phƣơng pháp thống kê toán học: Tôi đã thu thập, tổng hợp, tính toán, trình bày số liệu sau khi đã thực hiện các phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp thống kê toán học, nhằm phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đề cập và phân tích tƣơng đối toàn diện, có hệ thống về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội về cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Luận văn chỉ ra những nét đặc thù về chủ thể, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB 7 của lực lƣợng CSGT thành phố hiện nay, làm sáng tỏ những yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội. Luận văn nêu lên các quan điểm, phƣơng hƣớng của thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lƣợng CSGT thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông; Chương 2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội; Chương 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp đảm bảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ của lực lƣợng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG 1.1. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ Công tác tuyên truyền, phổ biến có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Xã hội càng phát triển thì vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến càng quan trọng và có những yêu cầu cao hơn. Có thể nói rằng, công tác tuyên truyền đã đóng góp đáng kể cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, công tác tuyên truyền tiếp tục đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta phát huy, bởi lẽ chúng ta cần huy động toàn xã hội, huy động nhân dân tham gia vào công cuộc kiến thiết, phát triển đất nƣớc, nhanh chóng đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp hiện đại vì thế không thể không phát huy công tác tuyên truyền, phổ biến. Khi nói đến tuyên truyền là nói đến: “ Việc giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi ngƣời tán thành, ủng hộ, làm theo” [27, tr.870]. Hay theo một từ điển khác lại giải thích tuyên truyền là “Đem chính sách, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc bổ biến và giải thích cho đông đảo quần chúng biết và động viên mọi ngƣời thực hiện”. [21] Hay Bách khoa toàn thƣ mở định nghĩa: “Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích đƣa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hƣớng có lợi cho một phong trào hay tập đoàn”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm.” [20, tr.162] 9 Từ những khái nhiệm trên đây, theo nghĩa chung nhất, tuyên truyền là hoạt động truyền bá thông tin nhằm chuyển biến và nâng cao về nhận thức; bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi ngƣời hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Và từ đó, có thể khái quát về tuyên truyền pháp luật nhƣ sau: tuyên truyền pháp luật là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật để mọi ngƣời biết, động viên, thuyết phục để mọi ngƣời tin tƣởng và thực hiện đúng pháp luật. Cũng theo các từ điển nêu trêu thì “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi ngƣời biết đến một vấn đề bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi ngƣời đều biết đến”. Giống nhƣ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng có đối tƣợng tác động rộng rãi. Tính rộng rãi về đối tƣợng tác động của tuyên truyền và phổ biến pháp luật có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc bởi trong lịch sử đã có pháp luật đƣợc ban hành nhƣng không đƣợc phổ biến công khai mà đƣợc nhà nƣớc dùng để trị dân. Tuy nhiên, phổ biến pháp luật khác tuyên truyền ở chỗ tính động viên, thuyết phục của phổ biến pháp luật không cao nhƣ tuyên truyền. Mặt khác, phổ biến pháp luật mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tƣợng xác định hơn tuyên truyền pháp luật. Phổ biến pháp luật có hai nghĩa: (i) Nghĩa hẹp: Là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho đối tƣợng của nó; (ii) Nghĩa rộng: Là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân trên cả nƣớc. Trong các văn bản của nhà nƣớc ta, nghĩa này đƣợc sử dụng nhiều hơn nghĩa hẹp. “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hoạt động có quy mô, tổ chức của Đảng, nhà nƣớc thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, góp 10 phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.” Cả cụm từ “tuyên truyền, phổ biến pháp luật” có hai nghĩa: (i) Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tƣợng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tƣợng. (ii) Nghĩa rộng: Là công tác, lĩnh vực, ngạch (theo nghĩa thông thƣờng mà không phải nghĩa trong pháp luật về cán bộ, công chức) tuyên truyền, phổ biến pháp luật bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Định hƣớng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Lập chƣơng trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Áp dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Triển khai chƣơng trình kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận…về tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB về cơ bản cũng giống với tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung nhƣng khác ở phạm vi hoạt động đƣợc giới hạn ở lĩnh vực giao thông vận tải. Có thể hiểu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB là công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, góp phần tăng cƣờng công tác QLNN về đảm bảo TTATGTĐB, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đƣờng bộ của ngƣời tham gia giao thông nhằm bảo TTATGTĐB, từng bƣớc kiềm chế, giảm thiểu TNGT. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB. Quá trình đƣa pháp luật giao thông vào cuộc sống đƣợc bắt đầu bằng hoạt động tuyên truyền, đây là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vào cuộc sống. Vì thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào nhƣ tuân thủ pháp luật, 11 thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật thì trƣớc hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Bên cạnh đó việc tuyên truyền pháp luật còn giúp hình thành ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở Việt Nam, việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN đƣợc đề ra nhƣ một nhiệm vụ rất quan trọng, Nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi tính tối thƣợng của pháp luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ này, tuyên truyền, phổ biến pháp luật với mỗi ngƣời dân và toàn xã hội đƣợc coi là cầu nối quan trọng để pháp luật thực sự đi vào đời sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, quản lý xã hội bằng pháp luật. [11] Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm và đã có những bƣớc phát triển mới, đạt nhiều kết quả trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành luật, xây dựng, củng cố và bồ dƣỡng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, tạo dựng thói quen ứng xử bằng pháp luật về TTATGTĐB của đông đảo nhân dân. 1.1.2. Đặc điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ - Về đối tƣợng và chủ thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB Chủ thể của tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB: các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT có thể kể đến là CSGT, Thanh tra giao thông, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trƣờng, phóng viên, biên tập viên chuyên mục ATGT của các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các luật gia đang công tác tại cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Tƣ pháp, các tổ chức nghề nghiệp (Hội luật gia, Đoàn luật sƣ, Tƣ vấn pháp lý...). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan