Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông ứng dụng mô hình dpsir trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện ba bể, t...

Tài liệu ứng dụng mô hình dpsir trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện ba bể, tỉnh bắc cạn

.PDF
108
692
146

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN NGUYỄN VĂN MINH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHỈ THỊ MÔI TRƢỜNG TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên – 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS Đặng Văn Minh. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012 Tác giả Nguyễn Văn Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Khoa hoc môitrương với đề tài: “Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc ̣ ̀ xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ qu‎ báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. ý Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đặng Văn Minh – Giảng viên hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể, cán bộ Khoa Sau Đại học; Khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường Bắc Kạn, UBND huyện Ba Bể, UBND thị trấn Chợ Rã, UBND xã Phúc Lộc, Quảng Khê, Nam Mẫu, Mỹ Phương, Chu Hương, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu thực hiện luận văn lời cảm ơn chân thành nhất. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất cũng như tinh thần trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012 Tác giả Nguyên Văn Minh ̃ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT BVMT BOD5 CLMT COD CTNH CTR D HTMT I KTXH KH KHHGĐ KHCN NĐ-CP P PCLB PTBV QLMT QCVN R S SXKD TCCP TCVN XDCB XĐGN VQG : Bộ Tài nguyên và Môi trường : Bảo vệ môi trường : Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh học) : Chất lượng môi trường : Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học) : Chất thải nguy hại : Chất thải rắn : Động lực : Hiện trạng môi trường : Tác động : Kinh tế xã hội : Kế hoạch : Kế hoạch hoá gia đình : Khoa học công nghệ : Nghị định Chính phủ : Áp lực : Phòng chống lụt bão : Phát triển bền vững : Quản lý môi trường : Quy chuẩn Việt Nam. : Đáp ứng : Hiện trạng : Sản xuất kinh doanh : Tiêu chuẩn cho phép. : Tiêu chuẩn Việt Nam. : Xây dựng cơ bản : Xoá đói giảm nghèo : Vườn Quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Bảng 1.1: Khả năng cung cấp thông tin môi trường của các mô hình báo cáo HTMT ......................................................................................................................................................................................... 16 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Bể ................................................................................... 30 Bảng 3.2: Trình độ dân trí của 6 xã nghiên cứu ................................................................................ 38 Bảng 3.3: Dự báo dân số huyện Ba Bể đến năm 2020 ................................................................ 40 Bảng 3.4: Nguồn thải của các hộ gia đình tại 6 xã nghiên cứu ............................................. 41 Bảng 3.5: Điều tra việc sử dụng nước của 6 xã nghiên cứu. .................................................... 53 Bảng 3.6: Chất lượng môi trường nước mặt tại Ba Bể ..................................................................... 54 Bảng 3.7: Thông số môi trường nước huyện Ba Bể ............................................................................. 56 Bảng 3.8: Kết quả phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Ba Bể............................................................................................................ 58 Bảng 3.9: Kết quả phân tích đất tại huyện Ba Bể..................................................................................... 61 Bảng 3.10: Lượng rác thải tại 6 xã nghiên cứu ............................................................................................ 67 Bảng 3.11: Nguồn đổ rác thải tại 6 xã nghiên cứu.................................................................................. 68 Bảng 3.12: Bộ thông số giám sát môi trường huyện Ba Bể ...................................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ mô hình DPSIR ........................................................................................................................................ 8 Hình 1.2: Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch .................................................................... 10 Hình 1.3: Mô hình áp lực / hiện trạng / đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn đề môi trường .................................................................................................................................................................... 13 Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Ba Bể ....................................................................................................... 27 Hình 3.2: Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Trình độ dân trí” .................................................................................................................................................................................................. 39 Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dân số”.......................................... 42 Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Xây dựng”................................. 44 Hình 3.5: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Nông nghiệp” ....................... 47 Hình 3.6: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dịch vụ”....................................... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, thế giới đang đứng trước năm cuộc khủng hoảng lớn: Dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và môi trường. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Mặt khác, môi trường đang bị phá hoại và ô nhiễm nặng nề cũng là một phần nguyên nhân gây nên năm cuộc khủng hoảng trên. Môi trường đã trở thành vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm, có thể nói thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, đó chính là cuộc khủng hoảng môi trường, mà nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này chính là con người, tuy nhiên cũng chỉ có con người mới có thể khắc phục được tình trạng này. Khắc phục khủng hoảng môi trường chính là góp phần cải thiện và phát triển cuộc sống của con người [16]. Nằm trong hoàn cảnh chung của thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước. Sự phát triển kinh tế theo chủ trương Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy đầu tư, tăng cường khai thác tài nguyên và phát triển các ngành công nghiệp đã tác động mạnh đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Với tinh thần đó, Đảng ta chủ trương “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững, tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực tối thiểu do Nhà nước quy định” [5] Để đánh giá một cách đầy đủ và tổng thể về hiện trạng, diễn biến môi trường trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hâu qua cua ô nhiêm môi trương , bao gôm : thiêt hai đôi vơi sưc khoe công đông , ̣ ̉ ̉ ̃ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̉ ̣ ̀ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 thiêt hai vê kinh tê , thiêt hai đôi vơi cac hê sinh thai , đăc biêt la hê sinh thai nông ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ nghiêp; nhưng vân đê môi trương bư c xuc va điêm nong vê môi trương cân ưu tiên ̣ ̃ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ̀ giải quyết ; các hoạt động của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trương; đồng thời là cơ sở để đánh giá các chính sách, quy định về môi trường để ̀ các cấp chính quyền, nhà quản lý định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và có các chính sách, cơ chế phù hợp để duy trì phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng mô hình DPSIR sẽ xác định rõ các loại chỉ thị môi trường để có thể đánh giá được hiện trạng môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và có những biện pháp tác động hiệu quả đến hoạt động gây ô nhiễm môi trường [3]. Huyện Ba Bể là một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn, với diện tích 68.412.00ha, chiếm 14,08% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số là 47.249 người, nổi tiếng với Hồ Ba Bể và Vườn quốc gia Ba Bể là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách. Hiện nay việc buôn bán, làm dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và khai thác khoáng sản trong lòng đất đã nảy sinh những tác động đến môi trường như rác thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.v.v. đòi hỏi các biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường hiệu quả để ngăn ngừa và khắc phục những tác động xấu đến sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên. Xuất phát từ các lý do thực tế trên, trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường, đề tài “Ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trƣờng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện nhằm mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở địa phương. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là sử dụng mô hình DPSIR để xác định các chỉ thị môi trường và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ môi trường tại huyện Ba Bể. Các mục tiêu cụ thể như sau: - Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên của huyện Ba Bể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Xác định hiện trạng môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học tại huyện Ba Bể. - Xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường ở khu vực nghiên cứu dựa trên nghiên cứu các tác động: lực điều khiển (driving forces), áp lực (pressure), tình trạng (state), tác động (impact), đáp ứng (response). - Xây dựng chỉ thị môi trường dựa trên cơ sở phân tích mô hình DPSIR. - Đề xuất các biện pháp quản lý, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3. Yêu cầu của đề tài - Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường, tình hình sử dụng tài nguyên của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Lấy mẫu và phân tích một số chỉ tiêu về môi trường. - Xây dựng được mô hình DPSIR theo từng tác động, từ đó xác định bộ chỉ thị môi trường. 4. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: - Đề tài nghiên cứu ứng dụng mô hình DPSIR trong việc xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác quản lý sau này. - Vận dụng và phát huy kiến thức đã học tập và nghiên cứu. * Ý nghĩa trong thực tiễn: - Đánh giá hiện trạng môi trường, xác định được những tác động, áp lực gây ô nhiễm môi trường tại địa phương và mức độ ảnh hưởng của chúng. - Xây dựng được bộ chỉ thị môi trường phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng môi trường, quy hoạch môi trường và quản lý môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài - Theo UNEP: Chỉ thị môi trường (Environmeltal Indicator) là một độ đo tập hợp một số số liệu về môi trường ngành một thông tin tổng hợp về một khía cạnh của một quốc gia hoặc một địa phương. - Chỉ thị môi trường: Là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. - Mô hình DPSIR: Là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường)- Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường). - Các loại chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR 5 loại chỉ thị môi trường sau: + Các chỉ thị về động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp lực đối với môi trường. + Các chỉ thị về áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng môi trường. + Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi trường). + Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe, cuộc sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội. + Các chỉ thị về đáp ứng (R) của Nhà nước, xã hội và con người (chính sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực, gây biến đổi môi trường. (Lê Thạc Cán, 2005)[3] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 - Trong mô hình DPSIR đối với nghiên cứu hiện trạng môi trường quốc gia hoặc bộ, ngành, địa phương các chỉ thị có thể phân theo nhóm (loại) sau: + Chỉ thị mô tả: Mô tả mức độ gia tăng của các yếu tố về nhân lực, thiết bị, phương tiện…có thể gây ra các áp lực về môi trường. Ví dụ; Sự phát triển dân số; Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh. + Chỉ thị đánh giá hoạt động: Bao gồm các chỉ thị phản ánh sự thay đổi chất lượng môi trường do các hoạt động của địa phương đó gây ra. Ví dụ ô nhiễm nguồn nước mặt do hoạt động khai thác khoáng sản. + Chỉ thị hiệu quả: Phản ánh mối quan hệ trong chuỗi nhân quả giữa các thành phần trong mô hình DPSIR. Chỉ thị hiệu quả phù hợp nhất cho quá trình hoạch định chính sách là các chỉ thị liên quan giữa áp lực môi trường (P) và các hoạt động của con người (D). Những chỉ thị này cho thấy rõ tính hiệu quả môi trường của quy trình sản xuất và của chính các sản phẩm, Ví dụ: Hiệu quả trong sử dụng tài nguyên, lượng phát thải, chất thải trên mỗi đơn vị sản lượng. + Chỉ thị đáp ứng: Phản ánh hành động đáp ứng của Nhà nước trong quản lý môi trường, cải thiện chất lượng môi trường. Ví dụ Chi phí cải tạo môi trường bị ô nhiễm + Chỉ thị đánh giá độ bền vững môi trường: Là tập hợp nhiều thông số đặc trưng về môi trường cho phép đánh giá tổng hợp tình trạng môi trường của đơn vị nào đó. Ví dụ nhóm đa dạng sinh học: Gồm thành phần các loại thực vật, thành phần các loại động vật, số lượng cá thể loài. + Chỉ thị đề mục: Chỉ thị này không nêu số lượng, hiệu quả của một hành động nào mà chỉ nêu tên (Đề mục) của hành động hoặc vấn đề cần đề cập trong báo cáo hiện trạng môi trường (HTMT).(Lê Trình, 2007)[18] 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Một số văn bản pháp lý có liên quan về mô hình DPSIR và ứng dụng trong việc nghiên cứu chỉ thị môi trường: - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005. - Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Luật Đất đai năm 2003. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ: Quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư 09/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 08 năm 2009 quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia. - Thông tư 10/2009/TT-BTNMT ngày 11/08/2009 quy định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ. - Thông tư 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/03/2010 quy định việc xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường cấp Quốc gia, Bộ ngành và Địa phương. - QCVN 08:2008/BTNMT - Chất lượng nước mặt. - Quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2003 phê duyệt chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng bộ chỉ thị môi trƣờng 1.3.1. Vai trò - Phản ánh hiện trạng và xu hướng biến đổi chất lượng môi trường (CLMT), đảm bảo tính phòng ngừa của công tác quản lý môi trường (QLMT). - Cung cấp thông tin cho người ra quyết định hay các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược, cân nhắc các vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội (KT-XH) đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững (PTBV): + Vấn đề đang tiến triển thế nào ? + Các tiến độ đạt được so với mục tiêu đề ra ? + Quy hoạch và dự báo nói chung - mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và quản lý môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 - Vai trò trong việc hoạch định chính sách: + Đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu. + Theo dõi việc thực hiện chính sách. + Hoạch định, thực thi, đánh giá hiệu quả của chính sách. - Cung cấp thông tin cho cộng đồng về vấn đề môi trường quan tâm: Chuyển tải thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng. Các chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ thị: - Hiệu quả thông tin: Chúng giảm số lượng các đo lường và các thông số mà cần có cho việc trình bày hiện trạng môi trường một cách bình thường. - Đơn giản hóa thông tin: Chỉ thị và chỉ số môi trường làm đơn giản hóa quá trình giao tiếp thông tin và thông qua chúng, các kết quả đo lường được cung cấp cho người sử dụng. - Phòng ngừa: Chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi trường và xã hội hiện tại nhằm cho các tín hiệu về sự thay đổi các tình trạng môi trường. - Quyết định: Chỉ thị và chỉ số môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu quả để họach định một môi trường bền vững trong tương lai. 1.3.2. Ý nghĩa Chỉ thị môi trường là cơ sở để lượng hóa chất lượng môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ thị môi trường quốc gia để áp dụng trong cả nước. 1.4. Mô hình DPSIR và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị môi trƣờng 1.4.1. Mô hình DPSIR Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR (mô hình DPSIR) do tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần [29]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Driver Động lực chi phối response Ứng phó PRESSURE Áp lực impact Tác động state Hiện trạng Chiều thuận Chiều phản hồi Hình 1.1. Mô hình DPSIR - Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu, v.v. cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,… - Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ: các thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lịch hàng năm,… Rõ ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. - Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators). Các thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng. - Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 - Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã hội (RESPONSE indicators). Nhìn vào Hình 1.1: 5 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm bảo phát triển bền vững [11]. Với các ưu điểm của mô hình DPSIR ta xây dựng bộ chỉ thị môi trường của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 1.4.2. Ứng dụng Mô hình DPSIR được vận dụng trong xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường cũng như trong xây dựng các chỉ thị môi trường. Thí dụ để hiểu rõ tình trạng ô nhiễm không khí tại một địa bàn xây dựng các CTMT (chỉ thị môi trường) về ô nhiễm không khí. Các chỉ thị này cho phép hiểu rõ nguyên nhân sâu xa gây ô nhiễm, áp lực tạo ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm, tác động của ô nhiễm đối với người và đánh giá hiệu quả của các đáp ứng của xã hội với tình trạng ô nhiễm này. Cụ thể cần có: - Chỉ thị về động lực: Các chỉ thị này mô tả các yếu tố động lực như gia tăng dân số, phát triển năng lượng, giao thông, dịch vụ, hoạt động của các hộ gia đình. - Chỉ thị về áp lực: Các chỉ thị này mô tả mức độ phát thải các khí CO, NO2, SO2, Pb, O3, bụi lơ lửng,… từ các lĩnh vực phát triển nêu trên. - Chỉ thị về trạng thái môi trường: Các chỉ thị này trình bày tình trạng môi trường không khí quan trắc so sánh với các tiêu chuẩn môi trường đã quy định. - Chỉ thị về tác động: Mô tả các tác động của tình trạng ô nhiễm nêu trên đối với sức khỏe và các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. - Chỉ thị về đáp ứng: Các chỉ thị này mô tả các biện pháp xã hội con người đã thực hiện để giảm bớt các tác động tiêu cực như hạn chế xả thải, nâng cao hiệu suất sản xuất năng lượng, thực hiện các biện pháp pháp chế, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người. (Lê Thạc Cán, 2005) [3] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Động lực Phát triển nói chung về mặt dân số Các ngành tương ứng, ví dụ:  Nông nghiệp  Giao thông vận tải  Nguồn nước  Năng lượng bao gồm cả thuỷ điện  Công nghiệp  Xây dựng  Dịch vụ  Các hộ gia đình  Nông nghiệp  Thuỷ sản Áp lực Thải các chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đất Khai thác tài nguyên thiên nhiên Những thay đổi trong việc sử dụng đất Các rủi ro về công nghệ Hiện trạng môi trƣờng Hiện trạng vật lý:  lượng nước và dòng chảy  Vận chuyển trầm tích, lắng đọng bùn  hình thái  nhiệt độ, khí hậu Hiện trạng hoá học:  nồng độ chất ô nhiễm trong nước, không khí, đất  hàm lượng chất hữu cơ, ôxy hoà tan, dưỡng chất trong nước Hiện trạng sinh học:  Mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt chủng một số loài  hiện trạng thực vật, côn trùng, động vật, loài thuỷ sinh, các loài chim v.v... Đáp ứng Tác động Đa dạng sinh học Hệ sinh thái Tài nguyên thiên nhiên; Con người:  sức khoẻ,  thu nhập,  phúc lợi/ chất lượng cuộc sống,  môi trường sống Nền kinh tế: các lĩnh vực  kinh tế  Các hành động giảm thiểu  Các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ: các tiêu chuẩn và tiêu chí để điều chỉnh áp lực)  Các chính sách ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/ thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra)  Nhận thức về môi trường  Các biện pháp giảm nghèo cụ thể Hình 1.2. Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 1.5. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam 1.5.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới Môi trường đang ngày càng bị suy thoái mạnh, các nhà khoa học đã và đang tìm ra những phương pháp thích hợp nhất để khắc phục những hậu quả môi trường gây ra. DPSIR là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu, phân tích tình trạng môi trường và các tác động của nó lên con người. Mô hình này cung cấp cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường, cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả nói chung [31]. DPSIR là chữ đầu của bốn từ Anh ngữ: Driving Forces, có nghĩa là lực điều khiển (dự án EIR dịch là động lực); Pressure, có nghĩa là áp lực ; State, có nghĩa là tình trạng ; Impact, có nghĩa là tác động ; Response, có nghĩa là đáp ứng. Mô hình DPSIR nói lên rằng để hiểu tình trạng, môi trường tại một địa bàn, có thể là trên toàn cầu, tại một quốc gia, một tỉnh/thành phố, hay một địa phương nhỏ hơn ta phải biết; Lực điều khiển có tính khái quát nào đang tác động lên môi trường của địa bàn đang được xem xét. Thí dụ sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa, bần cùng hóa dân chúng. Áp lực lên các nhân tố môi trường như: Xả thải khí, nước đã bị ô nhiễm, chất thải rắn, chất thải độc hại vào môi trường. Tình trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian nhất định như: Tình trạng không khí, nước, đất, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học. Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với con người cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động sản xuất... của con người. Con người đã có những hoạt động gì để đáp ứng nhằm khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực nêu trên [3] Từ những năm 1972, rồi 1982, 1992, 2002 qua các Hội nghị toàn cầu về môi trường, môi trường và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về tình trạng môi trường S O E. Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã thấy rằng để hiểu rõ tình trạng môi trường trong diễn biến động của nó thì cùng với S phải xem xét thêm áp lực P và đáp ứng R. Mô hình P S R đã là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm đầu thập kỷ 1990. Nhiều báo cáo tình trạng môi trường và các bộ chỉ thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình ấy. Báo cáo SOE của Việt Nam năm 2001 do Cục Môi trường thực hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình P S R này. Sự phát triển mô hình không dừng lại đó. Trong những năm gần đây trong soạn thảo báo cáo tình trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị môi trường mô hình D P S I R, như đã giải thích trên đây đã thay thế mô hình P S R. Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trạng môi trường. Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản ở hình dưới đây. [18] S P-S P-S-R P-S-I-R D-P-S-I-R Hệ thống các chỉ số và chỉ thị môi trường trên thế giới thường được dựa vào các phương pháp luận (các khung làm việc) được đề xướng bởi OECD: • Khung “Nguồn dẫn - Áp lực - Trạng thái - Tác động - Đáp ứng” (DPSIR = Driver - Pressure - State - Impact - Response) • Khung “Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng” (PSR = Pressure - State - Response) Qua tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống chỉ thị và chỉ số của các nước từ nguồn internet, có thể thấy rằng cách tiếp cận “Áp lực/ trạng thái/đáp ứng” của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD được đề xuất sử dụng vì là phương pháp thường được dùng nhất và giúp hội nhập quốc tế thuận lợi hơn. Cách tiếp cận này đưa ra các quan hệ nhân quả của một hoàn cảnh môi trường nào đó và tác động của các hành động cá nhân và xã hội lên môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 ÁP LỰC HIỆN TRẠNG Các hoạt động và tác động của con ngƣời: Năng lượng, GTVT, Công nghiệp Nông nghiệp Ngư nghiệp Hoạt động khác Áp lực Nguồn lực Hiện trạng hoặc tình trạng của môi trƣờng: Không khí Nước Tài nguyên đất Đa dạng sinh học Khu dân cư Văn hóa, cảnh quan Thông tin Thông tin ĐÁP ỨNG Các đáp ứng xã hội (Các quyết định, hành động ) Các đáp ứng về thể chế và XH Luật pháp Công cụ kinh tế Công nghệ mới Thay đổi cách sống của cộng đồng Ràng buộc quốc tế Các hoạt động khác Các đáp ứng xã hội (Các quyết định, hành động ) Hình 1.3. Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn đề môi trường Ở một số nước như Úc, dạng mở rộng của mô hình OCED-PSR là - mô hình động lực-áp lực-tình trạng- tác động - phản hồi (DPSIR)- được dùng để xem xét các động lực hay nguyên nhân của sự biến đổi cũng như những tác động đối với hệ thống môi trường, xã hội và kinh tế, viện NEIR Đan Mạch cũng xây dựng mô hình DPSIR riêng theo mối quan hệ nhân quả và môi trường và tài nguyên. Hiện nay mô hình DPSIR đã được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới để xây dựng chỉ thị môi trường phục vụ cho việc quy hoạch và quản lý môi trường. 1.5.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay về kinh tế - văn hoá - xã hội của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng môi trường của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Việt Nam đang bị xuống cấp trầm trọng như suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... Với tình hình môi trường hiện nay của nước ta có nhiều nghiên cứu khoa học nhằm giảm thiểu suy thoái môi trường, nhìn nhận khách quan hơn về môi trường. Đã có rất nhiều những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học có sử dụng mô hình DPSIR để đánh giá tổng quan môi trường tại khu vực nghiên cứu. Từ năm 1996, Cục Môi trường bắt đầu triển khai xây dựng bộ chỉ thị môi trường Quốc gia. Từ năm 2001, báo cáo HTMT cấp quốc gia và cấp tỉnh thành phố ở nước ta đã được thực hiện theo mô hình 3 hợp phần Áp lực (P) - Hiện trạng (S) - Đáp ứng (R). Từ năm 2005 với sự hỗ trợ của dự án thông tin và báo cáo môi trường do DANIDA tài trợ, Cục Bảo vệ Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng “hướng dẫn xây dựng báo cáo HTMT” cấp Trung ương và Tỉnh/Thành phố theo mô hình 5 hợp phần (DPSIR), đồng thời đang nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị môi trường phục vụ việc lập báo cáo HTMT tổng quan và báo cáo HTMT theo chuyên đề. Mô hình DPSIR đã được sử dụng dựa trên mô hình đơn giản về các Áp lực, Tác động, Phản hồi (Impact, Response model - PSR). Gần đây, mô hình DPSIR đã được sử dụng phổ biến cho việc xây dựng các chỉ thị môi trường. Các chỉ thị mô tả nguyên nhân gây nên sự thay đổi môi trường có thể cho chúng ta hiểu rõ về những thay đổi về môi trường và phản hồi của xã hội loài người đối với những thay đổi này nhằm bảo vệ môi trường sống. Các chỉ thị về Động lực (D) và Tác động (I) cung cấp hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế theo dõi chỉ số Đói nghèo - Môi trường thông tin chi tiết về nguyên nhân thay đổi và phân tích ảnh hưởng của nó và cải tiến mô hình PSR thành mô hình DPSIR. Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình DPSIR về xây dựng bộ chỉ thị, đó là các loại chỉ thị đói nghèo, sinh kế, chỉ thị kinh tế, nông lâm nghiệp... Trong lĩnh vực môi trường, mô hình DPSIR được ứng dụng để xây dựng bộ chỉ thị giúp việc quy hoạch, quản lý môi trường có hiệu quả hơn. GS Lê Thạc Cán (tháng 06/2005) Viện Môi trường và Phát triển bền vững đã xây dựng Phương pháp luận về xây dựng bộ chỉ thị môi trường dựa trên mô hình DPSIR, đã nêu tổng quan về mô hình DPSIR, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan