Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm ứng dụng mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫ...

Tài liệu ứng dụng mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại việt nam unprotected

.PDF
136
326
117

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n -------------------------- L£ THU GIANG øNG DôNG M¤ H×NH Tù HåI QUY VÐCT¥ D¹NG CÊU TRóC TRONG PH¢N TÝCH C¥ CHÕ TRUYÒN DÉN CHÝNH S¸CH TIÒN TÖ T¹I VIÖT NAM CHUY£N NGµNH: TµI CHÝNH - NG¢N HµNG M· Sè: 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. TS Nguyễn Phi Lân 2. PGS. TS. Lê Quang Cảnh Hµ néi - 2017 LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Phi Lân Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2017 Người cam kết NCS. Lê Thu Giang MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM KẾT MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KÊNH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ................................................................ 5 1.1. Chính sách tiền tệ ............................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 6 1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ ...................................................................... 7 1.1.3. Công cụ của chính sách tiền tệ ..................................................................... 10 1.2. Các trường phái lý thuyết về chính sách tiền tệ ............................................ 15 1.2.1. Lý thuyết cổ điển về chính sách tiền tệ......................................................... 15 1.2.2. Lý thuyết của Keynes về chính sách tiền tệ .................................................. 16 1.2.3. Quan điểm của Friedman về chính sách tiền tệ............................................. 17 1.2.4. Lý thuyết của kinh tế học hiện đại về chính sách tiền tệ ............................... 19 1.3. Cơ chế truyền dẫn và kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ........................... 20 1.3.1. Kênh lãi suất ................................................................................................ 21 1.3.2. Kênh tỷ giá hối đoái ..................................................................................... 24 1.3.3. Kênh tín dụng .............................................................................................. 26 1.3.4. Kênh giá tài sản ........................................................................................... 28 1.4. Nghiên cứu thực nghiệm về kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ .................. 30 1.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ............. 31 1.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình VAR và SVAR trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ................................................................................................... 34 1.4.3. Nghiên cứu kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam ......................... 42 1.5. Khoảng trống của nghiên cứu ........................................................................ 48 Kết luận chương 1.................................................................................................... 50 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KÊNH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC BÊN NGOÀI TỚI MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM .............................................................................. 52 2.1. Thực trạng công tác điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 1995-2015 ............................................................................................................... 52 2.2. Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ tại Việt Nam .................................. 62 2.2.1. Kênh lãi suất ................................................................................................ 62 2.2.2. Kênh tỷ giá .................................................................................................. 65 2.2.3. Kênh tín dụng .............................................................................................. 68 2.3. Các ảnh hưởng nhân tố bên ngoài ................................................................. 73 2.3.1. Giá dầu thế giới ........................................................................................... 73 2.3.2. Lãi suất công bố của FED ............................................................................ 75 Kết luận chương 2.................................................................................................... 78 CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ................ 79 3.1. Khung lý thuyết cơ sở..................................................................................... 79 3.2. Số liệu và biến phân tích ................................................................................ 81 3.3. Mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn CSTT của Việt Nam .... 83 3.4. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 85 3.5. Kết quả phân tích thực nghiệm ..................................................................... 86 3.5.1. Kiểm định tính dừng của các biến và độ trễ trong mô hình........................... 86 3.5.2. Kết quả phân tích phản ứng xung ................................................................. 91 3.5.3. Kết quả phân tích phân rã phương sai .......................................................... 96 Kết luận chương 3.................................................................................................. 100 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ................................... 101 4.1. Các kết quả nghiên cứu chính...................................................................... 101 4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành CSTT .. 102 4.2.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp........................................................................ 102 4.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu lực của CSTT ............................................ 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 115 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 117 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 125 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSTT Chính sách tiền tệ CSTK Chính sách tài khóa CSTC Chính sách tài chính DTBB Dự trữ bắt buộc FED Cục dự trữ liên bang Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội IFS-IMF Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng SVAR Mô hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc SVARMA Mô hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc trung bình trượt VAR Mô hình tự hồi quy véc tơ VARMA Mô hình tự hồi quy véc tơ trung bình trượt VND Việt Nam đồng DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ PHỤ LỤC Bảng: Bảng 2.1. Cung tiền, Tín dụng, Tăng trưởng và Lạm phát.......................................... 72 Bảng 3.1. Các biến trong mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc SVAR .................. 82 Bảng 3.2. Mối quan hệ đồng thời giữa các biến trong mô hình .................................. 84 Bảng 3.3. Cấu trúc hệ phương trình SVAR dạng ma trận ........................................... 85 Bảng 3.4. Kiểm định tính dừng Augmented Dickey-Fuller (ADF) ............................. 87 Bảng 3.5. Kiểm định tính dừng Phillips-Perron (PP) .................................................. 87 Bảng 3.6. Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình SVAR............................................... 88 Bảng 3.7. Kiểm định Portmanteau ............................................................................. 89 Bảng 3.8. Kiểm định tự tương quan (LM Tests) ......................................................... 90 Bảng 3.9. Phân tích phân rã phương sai của các nhân tố ............................................ 97 Phụ lục: Phụ lục 1. Kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR ............................................ 125 Phụ lục 2. Kết quả ước lưng ma trận A0 ................................................................... 126 Phụ lục 3. Kiểm định Granger Causality .................................................................. 127 Phụ lục 4. Kiểm định Đồng tích hợp ........................................................................ 128 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình 1.2. Các công cụ và mục tiêu của chính sách tiền tệ ......................................... 8 Cung tiền và tổng cầu .............................................................................. 17 Hình 1.3. Hình 1.4. Hình 1.5. Kênh tác động tới mục tiêu của chính sách tiền tệ ................................... 20 Kênh truyền dẫn CSTT qua lãi suất ......................................................... 21 Kênh truyền dẫn CSTT qua tỷ giá hối đoái trong chế độ tỷ giá hối đoái Hình 1.6. Hình 1.7. Hình 1.8. thả nổi ..................................................................................................... 25 Kênh truyền dẫn CSTT qua tỷ giá hối đoái trong chế độ tỷ giá cố định ... 25 Kênh truyền dẫn tín dụng ....................................................................... 27 Kênh truyền dẫn giá tài sản ..................................................................... 29 Hình 2.1. Hình 2.2. Hình 2.3. Hình 2.4. Hình 2.5. Hình 2.6. Hình 2.7. Tỷ giá thực và tỷ giá VND/USD chính thức, 2000-2009 (2000 =100) ..... 55 Lãi suất cho vay và Chỉ số giá tiêu dùng ................................................ 62 Lãi suất huy động và Chỉ số giá tiêu dùng .............................................. 62 Diễn biến củalãi suất cho vay và Chỉ số CPI .......................................... 63 Diễn biến của lãi suất huy động và Chỉ số CPI ....................................... 63 Lãi suất cho vay và sản lượng công nghiệp ............................................ 64 Lãi suất huy động và sản lượng công nghiệp .......................................... 64 Hình 2.8. Diễn biến của Lãi suất cho vay và sản lượng công nghiệp ....................... 64 Hình 2.9. Diễn biến của Lãi suất huy động và sản lượng công nghiệp..................... 64 Hình 2.10. Kênh Tỷ giá và Chỉ số giá tiêu dùng........................................................ 66 Hình 2.11. Hình 2.12. Hình 2.13. Hình 2.14. Kênh Tỷ giá và sản lượng công nghiệp ................................................... 66 Diễn biến của tỷ giá và Chỉ số CPI ......................................................... 66 Diễn biến của tỷ giá và sản lượng công nghiệp ....................................... 66 Kênh Tín dụng và Chỉ số Giá tiêu dùng .................................................. 68 Hình 2.15. Kênh Tín dụng và sản lượng công nghiệp .............................................. 68 Hình 2.16. Tăng trưởng Tín dụng và Lạm phát ........................................................ 69 Hình 2.17. Tăng trưởng tín dụng và sản lượng công nghiệp ..................................... 69 Hình 2.18. Hình 2.19. Hình 2.20. Hình 2.21. Hình 2.22. Hình 2.23. Hình 3.1. Mối quan hệ giữa M2, tín dụng và GDP .................................................. 70 Cung tiền, tín dụng, tăng trưởng và lạm phát ........................................... 72 Mối quan hệ của giá dầu thế giới với sản lượng công nghiệp Việt Nam ...... 73 Mối quan hệ của giá dầu thế giới với chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam ....... 73 Lãi suất FED và sản lượng công nghiệp Việt Nam ................................. 75 Lãi suất FED và chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam ...................................... 75 Kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR ............................................ 90 Hình 3.2. Phản ứng của thị trường tiền tệ trước sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của NHNN .............................................................................................. 91 Hình 3.3. Hình 3.4. Phản ứng của các biến sản lượng công nghiệp, CPI trước sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHNN thông qua sự thay đổi lãi suất, cung tiền M2 và tỷ giá .................................................................................................. 92 Phản ứng của CPI, cung tiền M2 và lãi suất trước biến động của tổng cầu Hình 3.5. trong nước ............................................................................................... 94 Phản ứng xung của sản lượng, cung tiền M2 và lãi suất trước biến động của CPI trong nước ................................................................................. 94 Hình 3.6. Hình 3.7. Phản ứng xung của lãi suất VND đối với các cú sốc từ bên ngoài ........... 95 Phản ứng xung của chỉ số CPI và sản lượng trước các cú sốc bên ngoài .. 96 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chính sách tiền tệ đã trở thành một công cụ mạnh mẽ của chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả. Trong quá trình điều hành nền kinh tế, chính sách tiền tệ có những tác động riêng biệt đến tất cả các lĩnh vực nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ đó là hướng tới mục tiêu sản lượng, giá cả và thất nghiệp (Miller và Vanhoose, 2004). Trong ngắn hạn, thông qua các chỉ tiêu tiền tệ như cung tiền M2, tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái,… mà mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là tác động đến hoạt động kinh tế, mức giá cả và việc làm trong nền kinh tế được thực thi. Kuttner và Mosser (2002) và Clinton và Engert (2000) đã chỉ ra rằng, hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của các nhà hoạch định chính sách có thể đánh giá chính xác về thời điểm và hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ tác động như thế nào tới hoạt động kinh tế và kiểm soát giá cả. Để đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đề ra, các nhà hoạch định chính sách kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng cần có những đánh giá về tính kịp thời và ảnh hưởng của các chính sách kinh tế tới nền kinh tế. Do đó, tìm hiểu về cơ chế truyền dẫn thông qua các kênh của chính sách tiền tệ cũng như tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn này như: tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái... và ảnh hưởng của các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến các khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất,... là đòi hỏi tất yếu của các nhà nghiên cứu và thực tế quản lý và điều hành chính sách kinh tế nói chung và tiền tệ nói riêng ở Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng mô hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam”. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc để tiến hành phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách thông qua các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam. Kết quả phân tích thực nghiệm cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án này tập trung phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng để đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách hay cú sốc chính sách tiền tệ trong nước thông qua các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ và tác động của các cú sốc từ môi trường bên ngoài đến các biến mục tiêu sau cùng của chính sách tiền tệ đó là sản lượng (GDP), lạm phát và việc làm.1 Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm, luận án sẽ đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nói chung và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nói riêng có các giải pháp chính sách phù hợp để có thể đối phó hiệu quả với những bất ổn kinh tế và đạt các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo đó, luận án sẽ tập trung trả lời câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Cơ chế truyền dẫn từ chính sách tiền tệ đến nền kinh tế thông qua kênh nào và như thế nào? - Sự thay đổi chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thông qua kênh truyền dẫn? - Nền kinh tế và NHNN Việt Nam phản ứng ra sao trước các cú sốc bên ngoài và bên trong nền kinh tế? - Những giải pháp nào có thể hướng tới để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua các kênh truyền dẫn? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ, vai trò của các kênh truyền dẫn CSTT gồm các kênh tín dụng, tỷ giá và lãi suất và cơ chế truyền dẫn từ các kênh đó tới mục tiêu cuối cùng của CSTT ở Việt Nam. Luận án sẽ đề cập tới mối quan hệ giữa công cụ, kênh truyền dẫn và biến mục tiêu trong giai đoạn từ 1995 đến 2015 ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu tác động các cú sốc bên ngoài cũng như phản ứng của CSTT trước các cú sốc này, phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng và thời gian truyền dẫn đến biến mục tiêu. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án tập trung sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phân tích, thống kê mô tả… Nghiên cứu được 1 Theo (Miller và Vanhoose (2004)) mục tiêu sau cùng của chính sách tiền tệ là hướng tới kiểm soát lạm phát, khuyến khích tăng sản lượng và việc làm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, kênh truyền dẫn tới việc làm không được lượng hóa vì vấn đề số liệu. 2 tiến hành dựa trên nguồn số liệu thu thập từ Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Tổng Cục Thống kê (TCTK),… Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả diễn biến của các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ theo thời gian, sử dụng đồ thị scatter để mô tả mối quan hệ giữa các kênh truyền dẫn với mục tiêu của CSTT để nhận thấy sự tác động này. Phương pháp định lượng bao gồm kỹ thuật hồi quy và phương pháp ước lượng được sử dụng trong luận án nhằm đo lường tác động của các công cụ CSTT tới mục tiêu của CSTT thông qua các kênh truyền dẫn trong bối cảnh của Việt Nam. Cụ thể, luận án sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ dạng cấu trúc SVAR để đo lường tác động của cung tiền thông qua các kênh lãi suất, tỷ giá, tín dụng tác động tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, luận án sử dụng phản ứng xung (IRF) đo phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế với các cú sốc từ CSTT (sự thay đổi đột ngột trong điều hành CSTT) và các cú sốc từ bên ngoài. Mô hình này được ước lượng với chuỗi số liệu theo tháng với 7 biến và được chia làm 2 khu vực bao gồm: khu vực quốc tế và khu vực trong nước. Mô hình SVAR được sử dụng trong luận án này sẽ được đề cập đầy đủ trong Chương 3. 5. Đóng góp và kết quả mong đợi của luận án Về mặt lý luận, luận án sẽ nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của CSTT, hiệu quả hoạt động của cơ chế đó. Từ đó rút ra kết luận và đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành xây dựng một mô hình lượng hóa theo phương pháp tiếp cận SVAR để phân tích cơ chế truyền dẫn và khuôn khổ của chính sách tiền tệ Việt Nam và tác động của các sốc từ môi trường bên ngoài. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên: Nền kinh tế và công tác điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam phản ứng ra sao trước sự biến động của cung tiền, lãi suất, tỷ giá và các cú sốc bên ngoài nền kinh tế, nghiên cứu sẽ xét các phản ứng sau: - Tác động của sự thay đổi trong CSTT (thay đổi cung tiền, lãi suất VND, tỷ giá) của NHNN đến nền kinh tế Việt Nam thông qua các kênh truyền dẫn tiền tệ; - Phản ứng của nền kinh tế (biến số kinh tế vĩ mô) trước sự thay đổi về cung tiền, lãi suất và tỷ giá; - Phản ứng của nền kinh tế trong nước bao gồm sản lượng công nghiệp, giá cả, cung tiền M2 và lãi suất VND trước các biến động về sản lượng và giá cả hàng hóa trong nước; 3 - Phản ứng của nền kinh tế trong nước bao gồm: sản lượng công nghiệp, giá cả và lãi suất VND trước các cú sốc từ bên ngoài nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý trong quá trình ra quyết định, lựa chọn công cụ và khuôn khổ CSTT phù hợp nhằm ứng phó một cách kịp thời, hiệu quả trước các tác động từ cú sốc bên ngoài nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KÊNH TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, cùng với các nước trong khu vực, Việt Nam đã tiến hành những thay đổi mạnh mẽ trong các cơ chế điều hành, lựa chọn và thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp với đặc điểm, quy mô của nền kinh tế để phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Một số nước như Mỹ hay các nước Châu Âu đã lựa chọn cơ chế điều hành CSTT được đặc trưng bởi mức độ tự chủ cao trong việc lựa chọn các chế độ tỷ giá, mức độ tự do lưu chuyển dòng vốn và hướng đến một thị trường tiền tệ ổn định và minh bạch, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định giá cả hàng hóa trong nước. Một số lượng các nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích, đánh giá các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, duy trì và đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như đã đề ra cũng như đánh giá các tác động của môi trường bên trong và bên ngoài đến nền kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đó đều tập trung vào nghiên cứu các nền kinh tế phát triển và hoàn thiện như các nền kinh tế Bắc Mỹ, Châu Âu, hay Nhật Bản. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước đã tiến hành phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn CSTT của nước mình thông qua các nghiên cứu định lượng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực hoặc tận dụng các cơ hội trong quá trình hội nhập và tự do hóa thị trường tài chính. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến cơ chế truyền dẫn tiền tệ, tuy nhiên, về cơ bản tựu chung lại, có hai hướng nghiên cứu được thực hiện bởi các nghiên cứu định lượng trước đó: - Một là, xác định những ảnh hưởng của cú sốc CSTT, gồm: chỉ ra các cú sốc tiền tệ và tác động của chính sách này đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. - Hai là, xác định các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ mà qua đó sự thay đổi trong quan điểm điều hành chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào phương pháp thứ nhất hoặc là thứ hai. Trong khi đó chỉ có một vài nghiên cứu có sự kết hợp cả hai phương pháp để phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng tập trung vào việc xác định các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ, tuy nhiên, điểm mạnh của từng kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ lại chưa được đề cập tới. Để có cơ sở hiểu rõ hơn về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ cũng như các kênh truyền dẫn tại Việt 5 Nam, Chương 1 sẽ hệ thống và làm rõ các khái niệm, mục tiêu của chính sách tiền tệ cũng như các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. 1.1. Chính sách tiền tệ 1.1.1. Khái niệm “Tiền tệ là sản phẩm của quan hệ trao đổi hàng hóa, được chấp nhận chung để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc các khoản nợ. Tiền tệ có vai trò quan trọng trong kinh tế thị trường. Để phát huy được vai trò đó, Nhà nước phải hoạch định CSTT theo những định hướng nhất định, trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô do NHTW thực thi nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.” (Mishkin, 2004) Mishkin (2004) đã đưa ra quan điểm về CSTT theo nghĩa rộng: “CSTT là một trong các chính sách vĩ mô, trong đó Ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá hối đoái”. Quan điểm của Svensson (2012) cho rằng CSTT cần phải hướng tới ổn định giá cả và duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp để hỗ trợ cho mục tiêu kinh tế chung. Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng CSTT nên có nhiều mục tiêu hơn là chỉ ổn định làm phát và tỷ lệ thất nghiệp hay tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu hướng đến nhiều mục tiêu và không rõ ràng thì sẽ làm cho CSTT rời rạc trong khi CSTT đòi hỏi phải có mục tiêu rõ ràng. Điều này đảm bảo cho CSTT không có tính chất độc đoán và có thể đánh giá được dựa vào mục tiêu ban đầu. Có thể bỏ qua mục tiêu ổn định giá cả và duy trì việc làm ở mức cao nhất trong một thời gian ngắn nếu có những dấu hiệu rõ ràng của nền tài chính ổn định. Nếu không có dấu hiệu rõ ràng của nền tài chính ổn định tại thời điểm hiện tại, cần đưa ra các biện pháp để duy trì ổn định tài chính. Tại Hàn Quốc, theo Điều 1 Khoản 1 Luật Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thì mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế bằng cách theo đuổi mục tiêu ổn định giá thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả. Do đó, ổn định giá cả là mục tiêu quan trong nhất trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Nếu giá cả không ổn định sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trong tương lai cũng như sự phân phối thu nhập và các nguồn lực phát triển một cách méo mó. Kết quả là sự ổn định trong điều kiện của nền kinh tế bị phá vỡ. Bên cạnh đó, Điều 1 Khoản 2 Luật Ngân hàng Trung ương 6 Hàn Quốc quy định Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cần phải chú trọng đến ổn định tài chính trong việc thực hiện CSTT. Do vậy, song song cùng nhiệm vụ ổn định giá cả, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng phải nỗ lực thực hiện các biện pháp để duy trì ổn định tài chính trong quá trình thực thi CSTT. Ở Mỹ, theo Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), CSTT liên quan đến các hành động của NHTW thông qua việc quản lý cung tiền, lãi suất nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô. FED sử dụng ba công cụ: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Với ba công cụ này, FED can thiệp đến cầu và cung, số dư của các tổ chức giữ lại tại FED. Bằng cách này, FED đã làm thay đổi lãi suất Liên bang, là lãi suất tại đó các tổ chức lưu ký cho vay số dư tại FED cho các tổ chức lưu ký khác qua đêm. Sự thay đổi lãi suất của FED ảnh hưởng đến một loạt các biến kinh tế khác như lãi suất ngắn hạn, tỷ giá hối đoái, lãi suất dài hạn, tổng lượng tiền, tín dụng, và cuối cùng là các biến số kinh tế gồm việc làm, sản lượng và giá cả hàng hóa và dịch vụ. Tại Việt Nam, theo Luật số 46/2010/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 16/6/2010, Luật NHNN Việt Nam, tại Điểm 1 Điều 3 về Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, “chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.” Như vậy về cơ bản, ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước luôn được coi là mục tiêu hàng đầu của CSTT. CSTT có thể được thực thi theo một trong hai hướng sau: - Thư vậy, CSTT nới lỏng là hướng tới mục tiêu khuyến khích đầu tư, tăng tổng cầu, tạo công ăn việc làm. CSTT nới lỏng thường được thực thi nhằm chống suy thoái kinh tế. - Thực thi CSTT thắt chặt là nhằm hạn chế đầu tư, giảm tổng cầu. CSTT thắt chặt được sử dụng nhằm kiềm chế lạm phát kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. 1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Mục tiêu cuối cùng của CSTT là đạt được mục tiêu quốc gia, đó là việc làm, sản lượng và mức giá hay tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên NHTW có thể không đạt được mục đích này một cách trực tiếp thông qua các công cụ của CSTT đó là những biến có thể tác động một cách trực tiếp. Ngoài ra còn có mục tiêu hoạt động và mục tiêu trung 7 gian. Các biến mục tiêu hoạt động là những biến mà NHTW có thể tác động trực tiếp thông qua các công cụ được sử dụng. Các biến chỉ dẫn cung cấp những thông tin thời điểm hiện tại và tương lai của nền kinh tế. NHTW có thể sử dụng các công cụ để đạt được mục tiêu hoạt động của mình, thông qua mục tiêu trung gian, để đạt được mục tiêu cuối cùng. Quá trình này được thể hiện qua hình sau: Mục tiêu hoạt động Công cụ CSTT • Nghiệp vụ thị trường mở Mục tiêu trung gian Mục tiêu cuối cùng • Cung tiền M2 • Sản lượng • Chính sách khấu trừ • Khối lượng tiền cơ sở (MB) • Lãi suất • Lạm phát • Dự trữ bắt buộc • Lãi suất • Tỷ giá • Việc làm Hình 1.1. Các công cụ và mục tiêu của chính sách tiền tệ Nguồn: Mishkin (2013) 1.1.2.1. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ Theo Miller và Vanhoose (2004), mục tiêu cuối cùng của CSTT là sản lượng, việc làm và lạm phát. CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của một quốc gia, nên mục tiêu CSTT góp phần thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là “mức sản lượng cao và tăng trưởng nhanh; tỷ lệ việc làm cao với mức thất nghiệp tự nguyện thấp nhất; ổn định giá cả”. Phần lớn NHTW các nước điều hành CSTT đều theo đuổi mục tiêu trên.2 Tuy nhiên, CSTT không phải là duy nhất để nền kinh tế đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô với mức tăng trưởng bền vững, công ăn việc làm cao và lạm phát thấp. Để đạt được điều đó phải phối hợp đồng bộ với nhiều chính sách khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách đối ngoại... Như vậy, mục tiêu cuối cùng của CSTT thường là “ổn định hệ thống tiền tệ, hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững, ổn định giá cả hay là kiểm soát được lạm phát ở mức mong muốn. Trong từng thời kỳ, CSTT sẽ ưu tiên mục tiêu nào phù hợp với diễn biến kinh tế và diễn biến tiền tệ.” 2 “Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu RS-02” 8 1.1.2.2. Mục tiêu trung gian Cũng theo “Báo cáo nghiên cứu RS-02 về Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, “mục tiêu trung gian là những biến số tiền tệ mà có thể đo lường được, NHTW có thể kiểm soát được kịp thời và phải có tác dụng dự báo được mục tiêu cuối cùng. Thường được lựa chọn các biến số tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với các biến số kinh tế vĩ mô như GDP, giá cả, tổng cầu,… Điều đó có nghĩa rằng biến số tiền tệ đó có mối liên kết với mục tiêu hoạt động và có thể tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là tổng lượng tiền cung ứng tiền (M2 hoặc M3) hoặc lãi suất thị trường (ngắn hạn và dài hạn). Ngoài ra, mục tiêu trung gian còn là các biến số tỷ giá hối đoái hay tổng dư nợ tín dụng cũng được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua, qua đó cho thấy mỗi một mục tiêu được lựa chọn gắn liền với những diễn biến kinh tế và thị trường tài chính trong từng giai đoạn phát triển, gắn liền với mục tiêu và giải pháp đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Như vậy, để lựa chọn được mục tiêu trung gian thích hợp, đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các diễn biến kinh tế, tiền tệ hiện tại và dự báo trong tương lai, và xác định rõ định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài hạn.” 1.1.2.3. Mục tiêu hoạt động Theo “Báo cáo nghiên cứu RS-02 về Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động hay kiểm soát một cách trực tiếp bằng các công cụ CSTT nhằm thay đổi mục tiêu trung gian, qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Mục tiêu hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc điều hành CSTT, đây là điểm khởi đầu trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ, là biến số chủ yếu để NHTW thực thi CSTT.” “Mục tiêu hoạt động được chia làm hai loại giá cả tiền tệ hay lãi suất ngắn hạn và mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền cơ sở:” - “Mục tiêu hoạt động là giá cả tiền tệ, NHTW kiểm soát lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, tức là những thay đổi tạm thời của cung và cầu tiền nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo lãi suất ngắn hạn trên thị trường không xa rời lãi suất mục tiêu.” Thông thường NHTW qui định lãi suất trần và lãi suất sàn của NHTW trên thị trường liên ngân hàng nhằm tạo ra hành lang dao động cho lãi suất ngắn hạn trên thị trường theo mức mong muốn của NHTW, thông qua sự tác động của công cụ CSTT như nghiệp vụ thị trường mở,... Trong trường hợp việc thực thi CSTT hầu hết thông 9 qua sự can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối hơn là việc điều chỉnh lãi suất thì tỷ giá được xem như là mục tiêu hoạt động. - “Mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền tệ cơ sở tức là NHTW kiểm soát tiền cơ sở (MB), hoặc các cấu thành của MB như dự trữ quốc tế ròng, dự trữ của các NHTM hoặc tài sản có trong nước ròng trên bảng cân đối của NHTW. Trong trường hợp NHTW lựa chọn mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền tệ, NHTW không điều tiết thay đổi của cầu tiền cơ bản và bỏ qua những tác động của lãi suất mà chỉ quan tâm đến tiền cơ bản có phù hợp với mục tiêu hay không. Đối với mục tiêu giá cả tiền tệ, việc kiểm soát lãi suất sẽ có hiệu quả trong điều kiện thị trường tiền tệ phát triển - thị trường liên ngân hàng có tính thanh khoản cao và hiệu quả, hệ thống các NHTM tồn tại sự cạnh tranh, NHTW phải có sự tín nhiệm với các thành viên thị trường.” Đó là vì lãi suất chỉ có tính nhạy cảm cao trong môi trường như vậy, khi đó bất cứ sự thay đổi nhỏ trong cung tiền của NHTW sẽ tác động đến sự biến động của lãi suất. “Đối với mục tiêu là khối lượng, điều kiện áp dụng có phần ngược lại, tức là có thể áp dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng là thấp, nhất là trong điều kiện môi trường lạm phát cao.” Trong điều kiện như vậy, một điều kiện tiên quyết là giữa hệ số tạo tiền và hàm cầu tiền phải có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, và gắn với nó là mục tiêu trung gian là tổng phương tiện thanh toán hoặc tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Mục tiêu khối lượng có hiệu quả trong điều kiện như vậy là do chỉ có sự thay đổi khối lượng tiền mới tạo ra sự thúc đẩy tiền tệ trong cơ chế truyền dẫn CSTT trong môi trường thị trường tiền tệ kém phát triển. 1.1.3. Công cụ của chính sách tiền tệ Từ các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các công cụ CSTT trong việc điều hành CSTT của các NHTW trên thế giới, Mishkin (2004) đã đưa ra các công cụ của CSTT và có thể chia thành: Công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp. 1.1.3.1. Công cụ trực tiếp Công cụ trực tiếp của CSTT là các công cụ mà NHTW trực tiếp tác động thông qua các quy định để giới hạn mục tiêu giá cả (hoặc mục tiêu khối lượng) thường nhằm vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối của NHTM. Các công cụ này thường được áp dụng khi các yếu tố của thị trường tiền tệ chưa phát triển, việc sử dụng các điều kiện thị trường để điều tiết tiền tệ của NHTW còn hạn chế, như: hạn mức tín dụng, kiểm soát trực tiếp lãi suất của nền kinh tế, tín dụng chỉ định. 10 - Ấn định hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng Đây là biện pháp mà NHTW kiểm soát mức cho vay tối đa đối với các (TCTD). Trên cơ sở qui mô, tình hình hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của từng TCTD, NHTW tiến hành phân chia hạn mức tín dụng cho từng TCTD, đó chính là mức tối đa mà mỗi TCTD được phép vay từ NHTW. Với biện pháp này NHTW dễ đạt được các mục tiêu trung gian của CSTT. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự biến động thường xuyên của cung và cầu vốn vay, biện pháp này tỏ ra không còn phù hợp vì không điều chỉnh kịp thời với sự biến động của nền kinh tế. Ngoài ra, NHTW còn qui định hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong trường hợp này, NHTW có thể qui định hạn mức tín dụng mà các TCTD có thể cung cấp cho nền kinh tế. Nó được sử dụng để kiểm soát chặt chẽ sự mở rộng tín dụng khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt. - Ấn định lãi suất tiền gửi và tiền vay “Nếu lãi suất qui định cao, sẽ thu hút được nhiều tiền gửi, làm gia tăng nguồn vốn cho vay. Nếu lãi suất thấp, sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng.” Nhưng biện pháp này có nhược điểm là làm cho các TCTD mất đi tính linh hoạt và quyền tự chủ kinh doanh, “dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở ngân hàng nhưng lại thiếu vốn đầu tư hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự trữ ngoại tệ, bất động sản, ngân hàng bị thiếu tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay.” - Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay “NHTW có thể qui định khung lãi suất (giới hạn tối đa và tối thiểu về lãi suất) bắt buộc các TCTD phải thực hiện. Biện pháp này sẽ giúp ngân hàng lựa chọn dự án kinh tế tối ưu để cho vay, loại bỏ những dự án kinh tế kém hiệu quả. Hiện nay, việc ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay ít được áp dụng ở các nước có nền kinh tế thị trường, đó là vì lãi suất rất nhạy cảm với đầu tư, nó được xác định dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.” - Phát hành tín phiếu ngân hàng trung ương Trong một số trường hợp, NHTW có thể phát hành tín phiếu để giảm khối lượng tiền trong lưu thông. Việc phân bổ tín phiếu mang tính chất bắt buộc đối với TCTD. Việc phát hành tín phiếu NHTW thường áp dụng trong trường hợp lạm phát cao, hoặc được sử dụng để hỗ trợ một số công cụ khác. - Phát hành trực tiếp cho NSNN và cho đầu tư “Trong điều kiện NSNN bị thiếu hụt, NHTW sẽ phát hành tiền để bù đắp sự thiếu hụt đó. Biện pháp này làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến gia tăng lạm phát. Phát hành trực tiếp cho đầu tư có thể qua NSNN hoặc qua kênh tín dụng ngân hàng. Biện pháp nàya được sử dụng trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Nếu 11 việc phát hành được sử dụng để phát huy tiềm năng về con người và tài nguyên và con người sẽ đem lại hiệu quả tích cực.” 1.1.3.2. Công cụ gián tiếp Các công cụ gián tiếp là các công cụ mà sự tác động của chúng vào các mục tiêu trung gian được thông qua một biến số khác thuộc về sự kiểm soát của NHTW và phải thông qua cơ chế tự điều tiết của các lực lượng thị trường. Các công cụ này bao gồm: - Dự trữ bắt buộc “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD phải duy trì theo qui định của NHTW. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo thông tư số 04/TT-NH1 ngày 19 tháng 9 năm 1995 hướng dẫn thực hiện quy chế dự trữ bắt buộc, dự trữ bắt buộc được xác định bằng cách: DTBB = T TGBB x TLDTBB Trong đó: − DTBB: Tiền dự trữ bắt buộc −TTGBB: Tổng số tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc −TLDTBB: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Về nguyên tắc, các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi trên tài khoản chuyên dùng tại NHTW và không được NHTW trả lãi. Tuỳ vào điều kiện của từng quốc gia, trong từng thời kỳ, có nhiều qui định về việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Dự trữ bắt buộc có thể qui định cho tất cả các TCTD hoặc có thể chỉ tính cho một số các TCTD. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể được qui định chung cho toàn bộ các nguồn vốn huy động được của các TCTD hoặc có thể chỉ được qui định đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn dưới một năm. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các TCTD và để NHTW kiểm soát quá trình tạo tiền của hệ thống TCTD. Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động tới sự thay đổi số nhân tiền và qua đó tác động đến mức cung tiền. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, các yếu tố khác không đổi, làm giảm khả năng cho vay và đầu tư của TCTD, do đó làm giảm tiền trong lưu thông. Ngược lại, NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng cho vay và đầu tư của các TCTD, dẫn đến tăng mức cung ứng tiền. Như vậy thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động cả về khối lượng và giá cả tín dụng của các NHTM: + Về số lượng: Tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng có nghĩa là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của NHTM. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng