Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vai trò của cái bi trong giáo dục thẩm mỹ...

Tài liệu Vai trò của cái bi trong giáo dục thẩm mỹ

.PDF
168
707
109

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------ NGUYỄN DUY CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁI BI TRONG GIÁO DỤC THẨM MỸ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------ NGUYỄN DUY CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁI BI TRONG GIÁO DỤC THẨM MỸ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Mỹ học Mã số: 62. 22. 03. 07 Người hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Nguyễn Văn Huyên 2. TS. Lương Thu Hiền HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Nguyễn Văn Huyên và TS. Lương Thu Hiền. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Cường MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN ...........................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..........................................6 1.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu ......................................24 CHƯƠNG 2. CÁI BI VÀ GIÁO DỤC THẨM MỸ BẰNG CÁI BI ...................25 2.1. Lý luận về cái bi .................................................................................................25 2.2. Lý luận về giáo dục thẩm mỹ ............................................................................37 2.3. Giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi............................................................................46 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ GIÁO DỤC THẨM MỸ CỦA CÁI BI TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ..............................................................................................66 3.1. Tính đặc thù của tiếp nhận văn học nghệ thuật trong việc xác định giá trị giáo dục thẩm mỹ của tác phẩm ........................................................................................66 3.2. Vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật với sự hình thành và phát triển ý thức thẩm mỹ .............................................................................................................71 3.3. Vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật với sự phát triển các năng lực thẩm mỹ .....................................................................................................................92 CHƯƠNG 4. NÂNG CAO VAI TRÒ GIÁO DỤC THẨM MỸ CỦA CÁI BI TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .....................107 4.1. Thực trạng vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật với giáo dục thẩm mỹ ở nước ta .....................................................................................................................107 4.2. Giải pháp nâng cao vai trò giáo dục thẩm mỹ của cái bi trong văn học nghệ thuật ở nước ta hiện nay .........................................................................................138 KẾT LUẬN ............................................................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................155 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thế giới đương đại, cùng với sự phát triển và tiến bộ, xã hội cũng đang diễn ra biết bao quan hệ hết sức phức tạp, trong đó có những mâu thuẫn, những xung đột mang đầy bản chất của cái bi. Đó là những xung đột sắc tộc, tôn giáo; những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới trong các cộng đồng, các thế hệ và trong rất nhiều mối quan hệ xã hội khác. Những mâu thuẫn đó được thể hiện dưới hình thức những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu. Việt Nam đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh của một thế giới đa cực và trong quá trình hội nhập sôi động, vừa thuận lợi vừa phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều xung đột bi kịch. Thực tiễn này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có mỹ học. Mỹ học với tư cách là khoa học nghiên cứu về các quan hệ thẩm mỹ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người và con người với cuộc sống; nó không chỉ tự đặt cho mình nhiệm vụ lý giải sự vận động lạc quan của thế giới khi giải thích các hiện tượng tốt đẹp, cao cả và anh hùng mà còn nghiên cứu những đau thương và bi thảm, những góc khuất đầy éo le của những số phận bất hạnh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỹ học ở nước ta hiện nay là nghiên cứu sự tác động của đời sống nghệ thuật đối với tư tưởng và tình cảm của nhân dân, trong đó có nghệ thuật bi kịch. Với tư cách là một hình thái của cái đẹp; cái bi, đặc biệt là cái bi trong nghệ thuật tác động độc đáo đến sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, ý thức thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ nói riêng của con người thông qua các hình tượng. Cái bi, đặc biệt là các hình tượng bi kịch trong văn học nghệ thuật đã trở thành một nội dung, một phương thức quan trọng của giáo dục thẩm mỹ. Nghiên cứu vai trò của cái bi trong đời sống xã hội và phát huy vai trò của nó trong giáo dục thẩm mỹ là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa thời sự mà còn có ý nghĩa nhân văn lâu dài. Vai trò của cái bi trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta trong những năm 1 trước đổi mới do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà cách nhìn, quan điểm, cách đánh giá chưa thật khoa học, thậm chí còn giải thích sai lầm. Xã hội Việt Nam đã đạt những bước phát triển vượt bậc. Đời sống tinh thần và vật chất đã được cải thiện. Nhu cầu giáo dục và phát triển đời sống thẩm mỹ của nhân dân đã được nâng cao. Trong điều kiện kinh tế - xã hội và con người, nhất là sự phát triển của đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật mới đó, chúng ta phải nhìn nhận lại không chỉ mục tiêu, chiến lược giáo dục nói chung mà cả mục tiêu và chiến lược giáo dục thẩm mỹ để phát triển toàn diện con người. Các cấp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là giới lý luận, giới khoa học và giáo dục cần có nhận thức đúng về vai trò của giáo dục thẩm mỹ, từ đó đổi mới quan niệm về vị trí, vai trò của nghệ thuật, trong đó có cái bi đối với giáo dục con người. Vì vậy, trong Văn kiện các Đại hội Đảng gần đây, Đảng ta luôn luôn khẳng định và đề ra cho nền giáo dục phải quan tâm phát triển đời sống thẩm mỹ cho nhân dân, phải dùng nhiều hình thức giáo dục khác nhau để nâng cao mỹ cảm cho con người Việt Nam, đặc biệt là thanh thiếu niên. Thực hiện quan điểm của Đảng, thời gian qua, việc giáo dục thẩm mỹ ở các nhà trường, học viện và xã hội đã được đẩy mạnh, góp phần phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này cũng còn nhiều hạn chế và bất cập. Bất cập cả từ nhận thức, quan điểm cho đến nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹ. Bất cập cả trong loại hình và cách thức giáo dục thẩm mỹ. Từ những vấn đề đặt ra rất bức thiết nêu trên, Nghiên cứu sinh chọn vấn đề Vai trò của cái bi trong giáo dục thẩm mỹ làm đề tài luận án, mong đóng góp phần nào vào giáo dục, phát triển thẩm mỹ cho con người Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Trên cơ sở lý luận về cái bi và giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi, luận án phân tích, làm rõ vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật với việc hình thành và phát triển các yếu tố thẩm mỹ của chủ thể được giáo dục thông qua giáo dục thẩm mỹ; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật đối với giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay. 2 - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Làm rõ những vấn đề lý luận chung về cái bi và giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi, trong đó, phân tích rõ những khái niệm công cụ và những nội dung chủ yếu của lý luận giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi, trọng tâm là giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi trong văn học nghệ thuật; + Trên cơ sở lý thuyết tiếp nhận, luận án phân tích, làm rõ vai trò của giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi trong văn học nghệ thuật đối với sự phát triển các yếu tố thẩm mỹ cấu thành chủ thể thẩm mỹ, chủ yếu là sự hình thành và phát triển các yếu tố thuộc ý thức thẩm mỹ và các năng lực thẩm mỹ; + Nghiên cứu nội dung và giải pháp nâng cao vai trò giáo dục thẩm mỹ của cái bi trong văn học nghệ thuật ở nước ta hiện nay thông qua thực trạng giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi trong văn học nghệ thuật và qua việc đề xuất các giải pháp cụ thể. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Về cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục và phát triển con người; nhất là nguyên lý của Mỹ học Mác – Lênin, các quan điểm của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của văn học nghệ thuật đối với giáo dục và phát triển con người. Ngoài ra, luận án còn dựa trên một số quan điểm của mỹ học ngoài mácxít và thành tựu của lý luận văn học, đặc biệt là lý thuyết tiếp nhận nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ luận án đặt ra. Luận án có kế thừa một số thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố của các tác giả đi trước. - Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của nghiên cứu luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: - Phương pháp lịch sử và lôgic được luận án sử dụng như một phương pháp xuyên suốt của quá trình phân tích, giải quyết các nhiệm vụ mà luận án đặt ra. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở các quan điểm về cái bi và 3 vai trò giáo dục thẩm mỹ của cái bi trong văn học nghệ thuật, dùng các thao tác phân tích, tổng hợp thành hệ thống để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện nhất. - Phương pháp so sánh và khái quát hóa: Trên cơ sở của sự giống nhau và khác nhau giữa các quan điểm và vai trò tác động của cái bi, các tác phẩm bi kịch; luận án khái quát những đóng góp về bản chất và các quan điểm thẩm mỹ của cái bi trong nghệ thuật đối với sự phát triển các yếu tố thẩm mỹ. - Phương pháp liên ngành: Giáo dục thẩm mỹ, bản thân nó là một khoa học liên ngành Mỹ học - Nghệ thuật học – Giáo dục học… Luận án kết hợp các thành tựu và các phương pháp của các ngành khoa học để đạt được mục đích đề ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phạm trù mỹ học cái bi và vai trò giáo dục thẩm mỹ của cái bi trong văn học nghệ thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, phạm vi của luận án sẽ đề cập tới lý luận về cái bi và giáo dục thẩm mỹ cũng như cái bi trong đời sống và cái bi trong nghệ thuật. Trong nghệ thuật, cái bi được biểu hiện ở tất cả các loại hình nghệ thuật như: Văn chương, Điêu khắc, Hội họa, Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu… Trong các loại hình nghệ thuật, văn chương giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các loại hình nghệ thuật. Bởi ngôn ngữ của văn chương làm cơ sở biểu hiện cho nhiều loại hình nghệ thuật (làm kịch bản sân khấu, điện ảnh; phần lời cho âm nhạc, vũ điệu; lời bình cho việc đánh giá các tác phẩm nghệ thuật khác). Vì vậy, trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu cái bi trong văn học nghệ thuật (theo cách phân loại của Việt Nam) và vai trò của nó đến các cung bậc của ý thức thẩm mỹ (tình cảm, nhu cầu, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ) và năng lực thẩm mỹ của con người. Tác giả đi sâu nghiên cứu vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật Việt Nam từ năm 1975 trở lại đây. 5. Đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa và phân tích sâu sắc thêm lý luận về bản chất thẩm mỹ của cái 4 bi, nghệ thuật phản ánh cái bi và đặc trưng của giáo dục thẩm mỹ bằng cái bi theo quan điểm mỹ học mácxít. - Làm rõ vai trò đặc thù của cái bi trong văn học nghệ thuật đối với giáo dục thẩm mỹ thông qua các khả năng tiềm ẩn và tác động đặc thù của nó đối với sự phát triển ý thức thẩm mỹ chủ yếu của chủ thể: tình cảm, nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ; góp phần phát triển các năng lực thẩm mỹ, làm hình thành năng lực hành vi, hành động cao đẹp của con người, củng cố các quan điểm mỹ học mácxít. - Khái quát thực trạng về vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật đối với việc giáo dục thẩm mỹ, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống, khả thi nhằm nâng cao vai trò của cái bi trong văn học nghệ thuật đối với việc giáo dục, phát triển ý thức thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ của con người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giáo dục thẩm mỹ, về cái bi, vai trò của cái bi nói chung và cái bi trong văn học nghệ thuật nói riêng trong giáo dục thẩm mỹ, cụ thể là cơ chế và khả năng tác động đặc thù, gợi mở, phát triển các cung bậc của ý thức thẩm mỹ và một số năng lực của các chủ thể thẩm mỹ. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn mỹ học nói chung, giáo dục thẩm mỹ nói riêng ở các trường đại học; gợi mở cho hoạt động thực tiễn công tác giáo dục, xây dựng và phát triển con người, nhất là giáo dục và phát triển thế giới tinh thần, thế giới thẩm mỹ của con người Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương với 10 tiết. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cái bi Trên phương diện lý luận, cái bi đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu mỹ học, nghệ thuật học trong và ngoài nước. Trong suốt lịch sử nghiên cứu, mỹ học đã diễn ra 4 khuynh hướng: (1) khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm khách quan; (2) khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan; (3) khuynh hướng của chủ nghĩa duy vật; (4) khuynh hướng duy vật biện chứng. Trong đó, quan niệm về bản chất thẩm mỹ của cái bi thông qua các công trình của các nhà mỹ học đại diện cho các khuynh hướng khác nhau chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Trong thời cổ đại, mở đầu cho khuynh hướng mỹ học duy tâm khách quan là Platôn (427- 347), một học giả uyên bác, nhà mỹ học lớn của thời cổ đại và nhân loại. Học thuyết mỹ học của Platôn được trình bày trong các cuốn: Phèđre do Trịnh Xuân Ngạn dịch được Nhà xuất bản Sài Gòn ấn hành năm 1961 và Nhà nước lý tưởng do Trần Thái Đỉnh dịch, được Nhà xuất bản Sài Gòn ấn hành 1963. Platôn nghiên cứu mỹ học gắn với tư tưởng triết học cơ bản là ý niệm. Ý niệm là tính thứ nhất, các hiện tượng tự nhiên là tính thứ hai. Theo ông, một sự vật sở dĩ đẹp được bởi vì trong thế giới ý niệm tồn tại vẻ đẹp. Trong các tác phẩm của mình, Platôn có khuynh hướng cho rằng, bi kịch là loại hình cao cấp nhất của thi ca. Tuy nhiên, khi bàn đến bản chất của cái bi trong nghệ thuật, ông lại mang nặng tính chất phân biệt giai cấp. Platôn chưa phân biệt rạch ròi khái niệm bi kịch với tư cách là cái bi trong nghệ thuật. Trong các quan niệm của mình, Platôn cũng đã có những ý kiến về sự tác động cảm xúc của cái bi và cái hài. Ông đã nêu lên tác hại của nghệ thuật miêu tả cuộc sống nói chung và không ngừng chỉ trích việc sáng tạo cũng như trình diễn các vở bi kịch, hài kịch và đòi đuổi các nhà nghệ thuật ấy ra khỏi nhà nước lý tưởng của mình. Tiêu biểu cho khuynh hướng mỹ học duy tâm khách quan này phải kể đến Hêghen. Trong toàn bộ hệ thống lý thuyết về bản chất thẩm mỹ của cái bi, lý thuyết của Hêghen có một hướng tiếp cận rất đặc biệt. Trước hết, ông nghiên cứu bản chất 6 của cái bi từ những xung đột gắn liền với sự sai lầm và đau khổ. Trong tất cả các tác phẩm triết học cơ bản của mình từ Hiện tượng học tinh thần đến Mỹ học, ông đều bắt đầu nghiên cứu những xung đột và những mâu thuẫn quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của con người khi nghiên cứu về cái bi. Hêghen gọi cái bi là trạng huống của thế giới và bi kịch trong quan niệm của Hêghen là “mặt trăng của nghệ thuật”, là “ngôn ngữ cao cấp” và thâu tóm trong nó toàn bộ các loại hình nghệ thuật. Ông đã bàn tới nội dung xã hội, đồng thời đặt ra một cách thấu đáo vấn đề điều kiện nảy sinh xung đột bi kịch và sự xuất hiện của cái bi trong đời sống xã hội. Vấn đề bản chất của cái bi trong quan điểm của Hêghen gắn với vấn đề tính bất tử của con người về mặt xã hội. Bi kịch phản ánh sự chưa hoàn thiện về đạo đức và đề xuất một đạo đức hoàn thiện. Khác với các tư tưởng về cái bi của Platôn, mỹ học duy vật của nhà bách khoa thư Aristốt đã trình bày mối quan hệ giữa cái bi trong cuộc sống và cái bi trong nghệ thuật thông qua học thuyết bắt chước. Trong cuốn thứ tám của tác phẩm Chính trị học (Politique), trong Nghệ thuật thi ca (Poétique), ở phần Tu từ học (Rhétorique)… Aristốt đã xây dựng hệ thống lý thuyết bi kịch cho toàn bộ sự phát triển các quan điểm duy vật về cái bi sau này. Trong các công trình của mình, ông đã chống lại quan niệm của Platôn về cái bi và khởi xướng xây dựng lý luận bi kịch trên nền tảng của học thuyết bắt chước. Aristốt đề xuất nguyên lý về đối tượng, hành động, lỗi lầm bi kịch. Thành quả quan trọng nhất của Aristốt là đã vận dụng lý thuyết katharsis (thanh lọc) vào giải quyết vấn đề cái bi của tư duy triết học Hy Lạp cổ đại mà chính Platôn đã đề xuất. Sau khi đã nghiên cứu những tư tưởng của Platôn về nông nghiệp katharsis sự nghèo đói, y tế katharsis sức khỏe, Tu từ học katharsis ngôn luận… Aristốt chứng minh bi kịch katharsis nỗi lo sợ tạo nên sự thanh cao. Ông đã căn cứ vào thực tiễn sáng tác bi kịch từ Hômer đến thời đại của ông để đề ra những nguyên lý quan trọng của sự thanh lọc đạo đức qua bi kịch. Dựa vào những nguyên lý duy vật nhân bản, nhà mỹ học Nga Tsécnưsépxki trong cuốn Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực (Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật ấn hành năm 1962) lại cho rằng: bi kịch không chỉ phản ánh tri thức về đời sống, về lịch sử và về triết học mà còn gắn với tình cảm, về cái chết, về sự đau thương. Cái bi tồn tại khách quan, cái bi không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ 7 mâu thuẫn, cái bi không hẳn do sự phiến diện, do các hành động không toàn diện mà nảy sinh. Phê phán lý thuyết mang tính chất duy tâm, tư biện của Hêghen về cái bi, đứng trên lập trường duy vật (duy vật nhân bản) về tính khách quan của cái bi, Tsécnưsépxki đã tách cái bi khỏi cái đẹp, cái cao cả, cái hài và coi chúng là những giá trị hoàn toàn độc lập và tách rời nhau. Với Tsécnưsépxki thì bản chất của cái bi là đau khổ, là cái khủng khiếp, là cái chết của một số phận con người. Khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan gắn liền với các tên tuổi như Nietzsche, Kalr Jasper và Adrian Poole. Nietzsche với công trình Sự ra đời của bi kịch (1872) được coi là triết gia đã mở ra con đường đánh giá đúng vai trò của các ý niệm trong bi kịch. Theo ông, bi kịch không phải là sự tán dương mà như sự khiển trách, trừng phạt và phê phán. Với Nietzsche, đau đớn là một hệ quả của lực sống, và với tư cách ấy, nó phải được chào đón hơn là than khóc. Nói đến các công trình nghiên cứu về cái bi không thể không nhắc tới Bàn về cái bi của Kalr Jasper do Bùi Văn Nam Sơn dịch năm 2011. Tác giả của công trình này đã chú ý rất nhiều tới các đối tượng bi kịch trong thi ca, về bầu không khí bi đát, về đấu tranh và va chạm, về cái cá biệt và cái phổ biến, về sự sống và cái chết, về sự xung đột giữa những nguyên tắc khác nhau về cuộc sống trong lịch sử, xung đột giữa con người với thần linh, về thắng và bại, về tội lỗi bi kịch… Karl Jaspers nói rằng, khi nào con người đưa hết khả năng của mình ra để giải quyết một vấn đề căng thẳng và biết mình sẽ chết thì xuất hiện tình huống bi kịch. Triết học của Jaspers khi nghiên cứu về cái bi đã trình bày các vấn đề: vì cái gì mà con người lại mang hết khả năng của mình ra để thực hiện một công việc nào đó khi anh ta biết rằng mình sẽ chết. Vì cái gì mà một người cam chịu đựng, trong khi anh ta biết chắc chắn là mình sẽ chết? Trong tình huống ấy, bản thân con người đã ý thức được thân phận phải chết của mình có thể đảm đương cái gì, đối diện với những hiện thực nào và trong những tình huống nào thì anh ta sẽ từ bỏ sự tồn tại của mình. Dựa trên lý thuyết hiện sinh về cái phi lý, học thuyết về cái bi của Kalr Jasper khái quát vấn đề số phận của con người sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ II. Adrian Poole – Giáo sư môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại Đại học Cambridge đã dành nhiều sự quan tâm đến cái bi trong thế giới hiện đại. Trong các cuốn sách của mình mà tiêu biểu là cuốn Bi kịch – dẫn nhập ngắn, Poole đã nêu lên những suy nghĩ của mình về vai trò của bi kịch trong đời sống và lý giải tại sao các 8 chính trị gia, các triết gia như Platôn lại có thái độ thù nghịch với bi kịch đến vậy. Ông cho rằng, Bi kịch là một từ cao quý. Chúng ta dùng từ này để mang lại cho bạo lực, tai ương, nỗi thống khổ và sự mất mát cái kích thước phẩm giá và giá trị. C. Mác và Ph. Ăngghen không để lại một tác phẩm mỹ học nào riêng biệt. Các tư tưởng mỹ học của các ông đều gắn liền với ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác để giải quyết những vấn đề quan trọng của hoạt động vật chất và tinh thần của xã hội. Các tư tưởng mỹ học của các ông được trình bày sâu sắc trong các công trình như: Hệ tư tưởng Đức, Gia đình thần thánh, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Chống Đuyrinh, Tư bản và nhiều tác phẩm khác, thí dụ như Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị hoặc những thư từ C. Mác và Ph. Ăngghen đã gửi cho bạn bè và gửi cho nhau khi các ông đánh giá thẩm mỹ của nhiều nền văn học nghệ thuật trên thế giới. Bản chất thẩm mỹ của cái bi được Mác và Ăngghen gắn với cái đẹp, cái hài, cái cao cả, chỉ ra các hình thái biểu biện của cái bi trong đời sống và trong nghệ thuật. Bàn về vở bi kịch Phranxơ Phôn Xíchkingghen của Látxan, Mác và Ăngghen đã thể hiện quan niệm về bản chất của bi kịch lịch sử và chỉ ra xung đột nằm ở đòi hỏi tất yếu của lịch sử và việc không đủ khả năng thực tế để thực hiện đòi hỏi đó. Công trình Các phạm trù mỹ học cơ bản, Iu. Bôrép do Hoàng Xuân Nhị dịch được lưu hành trong các trường Đại học từ năm 1974 do Nhà xuất bản Trường Đại học Tổng hợp ấn hành. Trước quan niệm sai lầm của chủ nghĩa hiện sinh về cái bi, Bôrép đã luận giải hoàn toàn hợp lý sự tồn tại của phạm trù này trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Đồng thời, ông đã bàn nhiều về các biểu hiện và sự tác động đến tình cảm thẩm mỹ của cái bi. Theo ông, cái bi được phản ánh vào văn học phương Tây hiện đại khi đưa ra các nhận xét về sự tiêu cực, xa đọa và bi quan của con người. Đến những năm 80 – 90 của thế kỷ XX, ở Liên Xô xuất hiện nhiều công trình: Mỹ học Mác – Lênin và việc giáo dục bộ đội của Ax. Milôviđốp và B. Xaphrônốp; Mỹ học Mác – Lênin là một khoa học của P. S. Tơrôphimốp, Mỹ học – khoa học diệu kỳ của B. A. Erengroxx, Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người của M. B. Khraptrenco; Mỹ học cơ bản và nâng cao của M. F. Ốpxiannhicốp… Những công trình này đã được dịch ra tiếng Việt và đều bàn về nguồn gốc, bản chất của cái bi, những đặc điểm thẩm mỹ của nó trong các loại hình nghệ thuật như kịch, múa, ca kịch, âm nhạc, hội họa, điện ảnh… Rất nhiều chương trong các cuốn sách này phân 9 tích bản chất thẩm mỹ của cái bi thông qua những quan điểm và các khuynh hướng mỹ học khác nhau, đồng thời nêu lên quan điểm mácxít về quá trình phản ánh cái bi, các đặc điểm về xung đột, đấu tranh, hạnh phúc, nỗi thống khổ và các chủ đề về tự do, về giải phóng, về chủ nghĩa anh hùng và vấn đề bi kịch lạc quan. Mười năm sau, tính từ khi công trình Các phạm trù mỹ học của Iu. Bôrép ra đời, năm 1984, Mỹ học – khoa học diệu kỳ của B. A. Erengroxx (Phạm Văn Bích dịch, Nhà xuất bản Văn hóa) phát hành đã làm phong phú thêm những tài liệu nghiên cứu về mỹ học vốn đã ít ỏi ở Việt Nam. Trong ấn phẩm này, tác giả đã coi phạm trù cái bi là một trong các phạm trù mỹ học cơ bản. Ông nhận định: “Các phạm trù mỹ học là cái đẹp và cái cao cả, cái bi và cái hài, cái xấu, cái thấp hèn… Bao trùm nhất trong số các phạm trù mỹ học – đó là phạm trù cái đẹp (…). Chiếm vị trí lớn trong sự đồng hóa thực tại về mặt thẩm mỹ còn các phạm trù cái bi và cái hài. Bởi lẽ không thể tìm hiểu tất cả các phạm trù mỹ học (mà chúng lại có nhiều), nên chúng ta chỉ dừng lại ở những phạm trù cơ bản này” [47; tr. 61]. Cũng trong năm 1984, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác – Lênin đã phát hành công trình Nguyên Lý mỹ học Mác – Lênin của tác giả Iu. A. Lukin, V. C. Xcacherơsicốp, Hoài Lam dịch. Đây là công trình nghiên cứu mỹ học nghiêng nhiều về phương diện nghệ thuật. Đi từ cảm xúc thẩm mỹ, các tác giả đã chỉ ra bản chất của cái bi trên cơ sở xung đột, tính cách, hành động của con người. Tác phẩm ra đời đã gần 40 năm, trong bối cảnh nước Nga Xô viết đang có nhiều biến động, chính vì thế, tính lịch sử thể hiện rất đậm nét khi các tác giả đề cập nhiều đến những giá trị tích cực của cái bi trong đời sống con người. Công trình Mỹ học cơ bản và nâng cao của Ốpxiannhicốp chủ biên do Phạm Văn Bích dịch, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2001 là một cuốn sách giáo khoa đồ sộ, trong đó, cái bi là một nội dung phản ánh ở phần thứ nhất. Ở công trình này, tác giả đã đề cập các vấn đề cơ bản của mỹ học như đối tượng, nhiệm vụ của mỹ học; đặc trưng, bản chất của nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật và các khách thể thẩm mỹ như cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. Tác giả đưa ra định nghĩa về tính xung đột của bi kịch với tư cách là tính chất nền tảng, cơ bản khi nghiên cứu cái bi trong mỹ học. Ở các nước phương Đông từ cổ đại đến cận đại, trước khi có sự giao lưu văn hóa Đông – Tây, vấn đề có cái bi hay không trong mỹ học phương Đông không được 10 giới chuyên môn nghiên cứu. Chứng minh cho điều đó, phải kể đến Vương Quốc Duy. Trong cuốn Hồng lâu mộng bình luận, ông viết: “Người Trung Quốc không có bi kịch đích thực”. Nghiên cứu hai cuốn Tâm lý học bi kịch và Khoảng cách giữa cuộc đời và bi kịch của Chu Quang Tiềm, Vương Quốc Duy nói: Tiểu thuyết Trung Quốc đều là những tác phẩm hạnh phúc, khởi đầu thì “bi” kết thúc thì hoan, khởi đầu thì ly tán, kết thúc thì đoàn tụ, khởi đầu là đau khổ kết thúc thì hanh thông, vì thế ông cho rằng, Trung Quốc không có bi kịch thực sự. Đây là quan niệm đầu tiên và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nghiên cứu bi kịch Trung Quốc. Mỹ học Trung Quốc khi nghiên cứu về bản chất của cái bi phải kể đến công trình đầy công phu Đại cương lịch sử mỹ học Trung Quốc của Diệp Lang với 25 chương, trong đó ông đã dành một chương để nghiên cứu tới quan niệm về bản chất cái bi của nhà mỹ học lớn Trung Quốc - Vương Quốc Duy. Công trình đã lý giải và khái quát những đóng góp mới trong quan niệm về cái bi của mỹ học phương Đông nói chung và của Vương Quốc Duy nói riêng so với mỹ học phương Tây. Ở Việt Nam, nghiên cứu về cái bi đã được một số học giả quan tâm. Bài viết Mỹ học của Phật giáo của tác giả Hoàng Thiệu Khang đăng tải trên web của Hội Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã coi Đức Phật là nhà mỹ học của thể nghiệm thẩm mỹ thông qua một chủ thể mang biện chứng thẩm mỹ nội tại. Theo ông, mỹ học Phật giáo là một hệ thống nằm trong hệ thống lớn. Nó không lý giải các bản thể thẩm mỹ mà cảm nhận, thể nghiệm các quan hệ thẩm mỹ nhân sinh. Đức Phật thấy Khổ đế, Tập đế, tức cái Bi. Trong cảm nhận “biện chứng sa đọa nội tại” của tầng lớp thống trị, Đức Phật đã cảm nhận được cái lẽ bề khổ của con người. Nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn biển cả. Phật giáo đã trình bày phạm trù cái bi như là một cấu trúc mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa con người với hoàn cảnh và mâu thuẫn nội tại trong một cá thể người chưa giác ngộ. Niết bàn là giải pháp tuyệt đối cho bi kịch ấy. Vào những thập niên 80 – 90 thế kỷ trước, nhiều công trình mỹ học đã ra đời. Tác giả Lê Ngọc Trà có cuốn Mỹ học đại cương; tác giả Đỗ Huy có các cuốn Mỹ học – Khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Đạo đức học – Mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật, Mỹ học Mác – Lênin, Mấy vấn đề của mỹ học hiện nay… Tác giả Nguyễn Văn Huyên chủ biên cuốn Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới, Giáo trình Mỹ học Mác – Lênin; tác giả Đỗ Văn Khang có các cuốn Giáo trình Mỹ học Mác – Lênin, Giáo trình lịch sử mỹ học… Nguyễn 11 Văn Trung với Những nguyên lý cơ bản của mỹ học Mác – Lênin (1990); Hoài Lam với Giáo trình mỹ học (1991); Vũ Minh Tâm với Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, Mỹ học Mác – Lênin (1998); Đào Duy Thanh với Mỹ học đại cương (2002); Vĩnh Quang Lê với Mỹ học Mác – Lênin (2003)…. Cuốn Mỹ học với tư cách một khoa học (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1996) gồm 16 chương, tác giả Đỗ Huy trình bày cái bi ở chương 5. Ông đã nghiên cứu cái bi là một hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt chỉ tồn tại trong xã hội loài người và trong con người xã hội. Ông đã phân tích quan điểm của nhiều nhà mỹ học về cái bi và khẳng định bản chất thẩm mỹ của cái bi gắn với cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng, có nội dung xã hội tích cực trong cuộc đấu tranh với cái xấu, cái ác, bị thất bại tạm thời tạo nên sự đồng khổ rộng lớn, được tôn vinh trong các chủ thể xã hội tiên tiến. Trong cuốn Giáo trình mỹ học Mác – Lênin (Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2010), tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng, mỹ học là khoa học về đời sống thẩm mỹ trong đó cũng bao gồm chủ thể thẩm mỹ - khách thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Cái bi là một phạm trù rất quan trọng, những xung đột của nó mang ý nghĩa xã hội, lịch sử, đạo đức, tâm lý… một cách sâu rộng. Nó liên quan đến lẽ sống và tình đời rộng lớn của con người. Trong cuốn Giáo trình lịch sử mỹ học (Nhà xuất bản Giáo dục, 2010), tác giả Đỗ Văn Khang cho rằng, cái bi với tư cách là một phạm trù mỹ học cơ bản đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử mỹ học. Tác giả đặc biệt quan tâm tới quan điểm về cái bi của Aristốt, Sếchpia, Schelling, Hêghen và Tsécnưsépxki… và cho rằng, lý luận về cái bi của họ có ý nghĩa to lớn trong lý luận mỹ học cũng như thực tiễn sáng tạo, trình diễn và thưởng thức nghệ thuật. Công trình là một tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu vấn đề cái bi ở các trường đại học ở nước ta. Cuốn Giáo trình mỹ học đại cương (Dùng cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành mỹ học), được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành vào năm 2004 đã nghiên cứu đến toàn bộ hệ thống mỹ học theo quan điểm mácxít. Tác giả Nguyễn Văn Huyên và Đỗ Huy cho rằng, cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản, là một trạng huống của thế giới và mang nội dung xã hội sâu sắc. Cuốn sách đã có đóng góp rất lớn khi khái quát những quan điểm về cái bi trong lịch sử mỹ học, từ đó khẳng định cách tiếp cận cái bi của mỹ học Mác – Lênin là cách tiếp cận khoa học trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo các quan điểm của các nhà lý luận đi trước. 12 Nghiên cứu cái bi trong cuộc sống và cái bi trong nghệ thuật cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Aristốt trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca đã bàn đến các khía cạnh của nghệ thuật bi kịch như nhân vật bi kịch, tội lỗi bi kịch, tình huống bi kịch, cái chết của nhân vật bi kịch… trong đó nhấn mạnh học thuyết thanh lọc trong cảm xúc bi kịch. Quan niệm về cái bi và bi kịch gắn liền với thanh lọc của ông đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về sau. Cuốn Bi kịch cổ đại Hy lạp của tác giả Hoàng Hữu Đản do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành vào năm 1962 đã giúp người đọc hiểu được một cách sâu sắc và hệ thống nội dung của các tác phẩm bi kịch của các triết gia thời kỳ cổ đại. Dịch giả đã giới thiệu và phân tích khá kỹ về cả nội dung lẫn nghệ thuật của bi kịch Hy lạp với ba tác giả nổi tiếng là Étsin, Sôphốc, Ơripít. Đây là những tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu sự ra đời và giá trị của cái bi trong các tác phẩm bi kịch với độc giả. Bên cạnh đó, tác giả Tôn Gia Ngân có tác phẩm Bi kịch cổ điển Pháp (Nhà xuất bản Văn hóa, 1978) cũng đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người Việt Nam hơn khi đã giới thiệu đến người đọc hàng loạt các tác phẩm bi kịch nổi tiếng thời kỳ cổ điển Pháp trên phương diện thi pháp thể loại. Trong Nghệ thuật kịch Hămbua, Lessing đã cho rằng: “Xét về mặt hài kịch, người ta nghĩ rằng cái cười vui đối với những trò hề và những cái cười chê đối với những tội ác đáng cười, đã làm cho con người ngấy rồi, chi bằng đổi lại một chút, trong hài kịch cũng có thể khóc vài tiếng, để từ trong những hành vi đạo đức thầm lặng tìm được một niềm vui cao thượng”. Ông quan niệm, “còn xét về mặt bi kịch, thì trước đây cho rằng chỉ có nhà vua và các nhân vật thượng đẳng mới khơi gợi được niềm bi ai và lo sợ cho chúng ta. Người ta cũng cảm thấy như vậy là không hợp lý, do đó mới tìm đến một số nhân vật trong giai tầng trung lưu, để cho họ mang giày cao gót của các vai bi kịch, mà trước đây, mục đích duy nhất của điều đó là để miêu tả những nhân vật này thật đáng buồn cười” [105; tr. 564]. Cuốn Bi kịch – dẫn nhập ngắn của Adrian Poole (Đinh Hồng Phúc dịch, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2013) đi sâu giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của cái bi trong nghệ thuật như: một số ý niệm đang biến chuyển về số mệnh, về cái ngẫu nhiên. Poole quan niệm rằng, bi kịch, với tư cách là hình thức nghệ thuật sống động, thuộc về quá khứ, thuộc về những thời đại khi người nghệ sĩ và khán giả cùng chia sẻ những niềm tin tôn giáo, kể cả những niềm tin về ý nghĩa của nỗi đau và sự 13 trừng phạt. Ông đã gợi ý rằng, bi kịch là một nghệ thuật có liên quan cụ thể đến việc ta muốn chôn đi quá khứ và những nguy cơ không làm được điều đó, vì thế bi kịch quan tâm tới những hoài niệm, đến những mẫu nước đôi của người anh hùng và về sự trách tội, trách nhiệm, về lỗi lầm bi kịch. Poole đã đặt vấn đề về tấn hài kịch trong bi kịch, nhất là về vai trò của tiếng cười khinh bỉ, đối với tất cả những khán giả và độc giả của nó, để từ đó khơi dậy những khát vọng công bằng và chân lý phức tạp mà tác phẩm nghệ thuật đã gợi ra nơi khán giả. Khi nghiên cứu về cái bi, các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm đến sự biểu hiện của nó trong đời sống và trong nghệ thuật. Cái bi trong đời sống được tập trung khai thác số phận con người Việt Nam trước Cách mạng tháng 8. Số phận những con người đau khổ, đặc biệt là những người nông dân thực sự là những bi kịch của một dân tộc luôn yêu chuộng hòa bình nhưng phải sống kiếp nô lệ dưới chế độ thực dân phong kiến. Chiến tranh đã đi qua nhưng những bi kịch, những số phận vẫn còn hiện hữu trong cuộc sống hiện tại. Rất nhiều công trình đã khai thác về mảng hiện thực chất chứa nỗi đau này của lịch sử dân tộc. Vấn đề này đã được thể hiện trong các tiểu luận: Lên án tội ác chiến tranh đế quốc Mỹ ở Việt Nam: Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tòa án quốc tế của Phạm Thành Vinh, Nguyễn Văn Lưu, Đinh Gia Trinh (1968), Chất độc da cam tại Việt Nam – tội ác hôm qua, thảm kịch hôm nay của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Dioxin – Nỗi đau nhân loại, lương tri và hành động của Lê Hải Triều chủ biên năm 2005… Những nỗi đau đó luôn hiện hữu trong cuộc sống hôm nay. Những chết chóc, mất mát, hy sinh, những thảm họa chất độc da cam… luôn khắc ghi một dân tộc Việt Nam giàu sức sống, mãnh liệt yêu hòa bình và nhắc nhở nhân loại hãy hành động để không một nơi nào trên trái đất này phải chịu những nỗi đau như vậy nữa. Cũng trong thời gian này, trên lĩnh vực nghệ thuật, vấn đề có hay không cái bi vẫn đang được tranh luận sôi nổi không chỉ trong văn chương với tư cách là một thể loại mà còn trong tất cả các thể loại nghệ thuật khác. Tư tưởng đó được thể hiện trong các tiểu luận: Một góc nhìn nghiêng về cái bi trong ca khúc cách mạng (tác giả Nguyễn Đăng Nghị đăng tài trên http://vnmusic.com.vn ngày 19/07/2011), Tượng đài Sơn Mỹ: Bàn về cái bi và cái hài trong chèo cổ (tác giả Trần Trí Trắc đăng trên http://hoinhacsi.com.vn ngày 21/01/2013)… Rất nhiều bài viết từ các góc 14 nhìn khác nhau về cái bi trong các loại hình văn chương, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh trên cơ sở của văn hóa dân tộc và thực sự đây là những đóng góp làm phong phú bức tranh toàn cảnh về nền nghệ thuật dân tộc. Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang có công trình Khơi nguồn mỹ học dân tộc với tiền đề “muốn thấy hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc ta, phải dựa trên “tiêu chuẩn của ta”. Tiêu chuẩn ấy là gì? Đó là nền mỹ học ẩn chứa trong thực tiễn truyền thống nghệ thuật dân gian, dân tộc”. Với tiền đề này, tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa các phạm trù mỹ học trong những hình thức nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Đó là mối quan hệ giữa cái bi với cái hài và cái anh hùng. Tác giả cho rằng, nếu tuồng là nền sân khấu tiêu biểu cho cái bi – hùng thì chèo lại là loại hình tiêu biểu cho cái bi – hài. Nghiên cứu về thể loại bi kịch trong văn chương của dân tộc, tác giả Phạm Thị Chiên với luận án tiến sĩ văn học Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại đã dựa trên cơ sở của thi pháp học của thể loại bi kịch để đi sâu nghiên cứu về nhân vật bi kịch, xung đột bi kịch và đặc biệt tác giả đã có đóng góp mới khi nghiên cứu những đặc trưng của nền văn học Việt Nam khi du nhập một thể loại khó đọc, khó viết của nền nghệ thuật thế giới – thể loại bi kịch. Đây chính là một cơ sở lý luận quan trọng cho tác giả của luận án có một cái nhìn bao quát hơn về nghệ thuật bi kịch của dân tộc. Những vấn đề bi kịch trong lịch sử dân tộc khi trải qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước vĩ đại cũng đã được đề cập một cách nghiêm túc. Tác giả Nguyễn Hà với bài Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 đã đem đến cho người đọc một cái nhìn bao quát trong hầu hết các tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ này. Đó chính là cảm hứng bi kịch. Sau chiến tranh, sau những chiến thắng, những niềm vui của cả dân tộc thì những sự mất mát, đau thương đã được nền nghệ thuật của chúng ta phản ánh một cách chân thực, sống động. Tuy nhiên, với văn hóa của dân tộc và cảm hứng của thời đại, cái bi xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật của chúng ta vẫn luôn mang hơi thở bi tráng, bi hùng. Bên cạnh nỗi đau, mất mát con người vẫn luôn lạc quan, vẫn luôn vững niềm tin ở ngày mai tươi sáng. Bên cạnh đó là hàng loạt các bài viết như Vài suy nghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh của tác giả Hoàng Ngọc Hiến, Báo Văn Nghệ số 15/1991, Sự thật chiến tranh và những tác phẩm viết về chiến tranh của tác giả Nam 15 Hà, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 7/1991, Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới của tác giả Nguyễn Hương Giang, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4/2004…. Năm 2014, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức một hội thảo khoa học mang tên Kịch Nợ non sông với những vấn đề của bi kịch lịch sử khi đề cập, suy tư về bi kịch của người trí thức qua tác phẩm Nợ non sông của tác giả Phạm Quang Long. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu và các nhà văn trong các bài viết Nợ non sông – Bi kịch thời sự của tác giả Nguyễn Hùng Vỹ, Nợ non sông – Một sự phá cách về thể tài kịch lịch sử của Phạm Quang Long của tác giả Trần Hinh, Vở chèo đương đại Quan lớn về làng của tác giả Hà Thu… đã nêu những ý kiến khái quát trong cách tiếp cận về cảm hứng bi kịch của nghệ thuật dân tộc trước và sau giải phóng; bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích sâu và đưa ra nhận định về những tác phẩm tiêu biểu. Điều này, thực sự cần thiết cho sự định hướng sáng tác, thưởng thức và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật phản ánh cái bi. Chúng có tác động mạnh mẽ trong giáo dục thẩm mỹ của xã hội ta hiện nay. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng con người mới. Vì vậy, nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta. Các thành tựu nghiên cứu ở nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, tiêu biểu phải kể đến các công trình: Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin của Iu. A. Lukin và V. C. Xcacherơsiccốp đã nghiên cứu bản chất của giáo dục thẩm mỹ, coi giáo dục thẩm mỹ là một phương diện quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhân cách con người, khẳng định vai trò to lớn của nghệ thuật đối với việc giáo dục thẩm mỹ. Cuốn Tâm lý văn nghệ của Chu Quang Tiềm, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1991, tuy không phải là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục thẩm mỹ nhưng đã nghiên cứu công phu về mỹ học và nghệ thuật học từ góc độ tâm lý học. Nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ như là quá trình hình thành thẩm mỹ, công trình đã cung cấp cơ sở lý luận cho hoạt động giáo dục thẩm mỹ khi hướng dẫn hoạt động sáng tạo và hoạt động thưởng thức đối với chủ thể thẩm mỹ. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan