Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy địa lý 12 bài thiên nhiên phân hóa đa ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy địa lý 12 bài thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiết 1)

.DOC
8
1436
147

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG *************&&&&&&************ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ 12 BÀI THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (TIẾT 1) HỌ VÀ TÊN : TẠ HỒNG HẠNH NGÀY SINH : 26/02/1978 MÔN : ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG HÀ ĐÔNG ĐỊA CHỈ : NGÕ 2 ĐƯỜNG QUANG TRUNG QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐIỆN THOẠI : 0433820896 HÀ NỘI: 2014 1. TÊN HỒ SƠ: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 BÀI 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (TIẾT 1) 2 .MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã. - Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ. - Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ (Đông - Tây) trước hết do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ. - Biết được sự biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. b. Kĩ năng: - Đọc hiểu các trang bản đồ ,atlat để hiểu các kiến thức nêu trong bài học. - Kĩ năng vận dụng kiến thức môn văn,GDCD,vật lí ,âm nhạc…Để thấy được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc –Nam,Đông-Tây và nguyên nhân của sự phân hóa này - Biết liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc xuống Nam. 3.ĐỐI TƯỢNG -Học sinh lớp 12 4.Ý NGHĨA -Vận dụng kiến thức giáo dục liên môn sẽ tạo hứng thú trong học tập ,học sinh yêu thích môn học,phát huy tính tích cực và tư duy sang tạo của học sinh. -Thiên nhiên Việt Nam rất đẹp,phong phú ,đa dạng,nhưng vấn đề môi trường cần được quan tâm -Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của bản thân với tổ quốc ,biển đảo 5.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Một số tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên - Atlat địa lí Việt Nam. 6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC -Phương pháp :thảo luận nhóm,đàm thoại,nêu vấn đề ,phát vấn GV: sử dụng bản đồ hình thể Việt Nam, các mảnh dán ghi nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm: Lạng Sơn, Hà Nội, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Yêu cầu HS gắn nhiệt độ trung bình năm tương ứng với các địa điểm trên. GV: Chúng ta thấy có sự phân hóa rõ nét về nhiệt độ không khí từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao. Đó là một trong những biểu hiện của sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ: Hình thức: Nhóm. GV chia lớp làm 4 nhóm;1,2,3,4 Hoàn thiện phiếu học tập về đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta. Nhóm;1,2:Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc Nhóm:3,4 Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam HS hoàn thiện phiếu học tập trong -Đại diện nhóm 1,2 trình bày Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc. -Đại diện nhóm 3,4 trình bày Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam 1) Thiªn nhiªn ph©n hãa theo B¾c – Nam Vùng Thiên nhiên Thiên nhiên phần phía phần phía Đặc điểm Bắc lãnh thổ Nam lãnh thổ Từ dãy núi Từ dãy núi Giới hạn Bạch Mã trở Bạch Mã trở ra vào Kiểu khí Khí hậu nhiệt Khí hậu cận hậu đới ẩm gió Xích đạo gió mùa có mùa mùa nóng đông lạnh quanh năm Nhiệt độ >200C >250C Khí trung bình hậu năm Số tháng 2,3 tháng Không có lạnh < 180C HS khác bổ sung. GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm và treo thông tin phản hồi phiếu học tập và chỉ trên bản đồ ĐLTN Việt Nam ranh giới hai phần GV sử dụng đoạn thơ trong bài: Gửi nắng cho em- Bùi Lê Dung để thấy được sự khác biệt của thiên nhiên Miền Bắc và Miền Nam: Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam Cảnh quan Sự phân hóa mùa Đới cảnh quan Mùa đông Mùa hạ Đới rừng gió mùa nhiệt đới Thành phần loài sinh vật Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, cây ôn đới và các loài thú có lông dày. Mùa mưa mùa khô Đới rừng gió mùa cận Xích đạo Cac loài thực vật và động vật thuộc vùng Xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài. Muốn gửi ra em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy Có tình thương tha thiết của trong này Hoạt động 2: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều BắcNam? Hình thức: Cả lớp. ? Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết: - Tại sao miền Bắc có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 180C. (Do nằm gần chí tuyến Bắc, lại chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc). - Nếu không có mùa đông lạnh thì sinh vật của miền Bắc có đặc điểm gì? (Miền Bắc sẽ không có các cây cận nhiệt đới, cây ôn đới và các loài thú có lông dày). 2 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn kiến thức và cho HS xem một số hình ảnh GV kết luận: Sự phân hóa khí hậu là nguyên nhân chính làm cho thiên nhiên phân hóa theo vĩ độ (Bắc - Nam). Sự khác nhau về thiên nhiên giữa hai phần Bắc và Nam lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, ở thành phần các loài động, thực vật tự nhiên và nuôi trồng.  Nguyên nhân: - Lãnh thổ trải dài gần 150 vĩ tuyến - Sự tăng lượng bức xạ mặt trời đồng thời sự giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía Nam là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu mà ranh giới là dãy Bạch Mã. Miền Bắc Miền Nam Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây: Hình thức: Cả lớp. - Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Hãy nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang tây ? HS trả lời. GV bổ sung ghi bảng. -Nêu đặc điểm của vùng thềm lục địa nước ta? - HS trả lời. -GV chỉ bản đồ. Dựa vào atlat và Bản đồ ĐLTN: -Chứng minh độ nông- sâu, rộng- hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển? -HS trả lời -GV có thể nói về vấn đề biển ,đảo để củng cố thêm lòng yêu quê hương đất 2)Thiên nhiên phân hóa theo Đông Tây : nước và trách nhiệm của các em đối với Thiên nhiên nước ta từ Đông sang Tây phân hóa thành biển đảo và bảo vệ môi trường. 3 dải. Chuyển ý:Thiên nhiên vùng đồng bằng -Vùng biển và thềm lục địa nước ta thay đổi tùy nơi,thể hiện mối quan -Vùng đồng bằng ven biển hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và -Vùng đồi núi a/ Vùng biển và thềm lục địa vùng biển phía Đông - Nêu đặc điểm của vùng đồng bằng nước -Nước ta có vùng biển rộng lớn Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam, đáy nông mở ta? rộng, có nhiều đảo ven bờ. -HS trả lời -Thềm lục địa vùng Nam Trung Bộ thu hẹp tiếp giáp -GV bổ sung, ghi bảng vùng biển nước sâu. Nêu sự khác biệt giữa đồng bằng châu thổ sông với đồng bằng ven biển? b/ Vùng đồng bằng ven biển. -Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi chiều thấp phẳng. -Đồng bằng ven biển trung bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đông bằng nhỏ. -Tại sao đồng bằng Trung bộ lại hẹp ngang và bị chia cắt? -HS trả lời: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng núi rất phức tạp,chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi. -Nêu sự khác biệt về thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Băc? Tại sao có sự khác biệt? -HS trả lời. -GV bổ sung ghi bảng Vận dụng kiến thức toán học:,giải thích c/ Vùng đồi núi rõ cho HS dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa(gió mùa mùa đông,gió mùa mùa hạ). -Nêu sự khác biệt về thiên nhiên vùng núi -Vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Đông Trường Sơn và Tây Nguyên? -Vùng núi Tây Bắc khí hậu phân hóa theo độ cao, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới -HS trả lời. -GV bổ sung. -Đông Trường Sơn mùa mưa và thu đông (tháng VIII- tháng I) do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển thổi vào (gió mùa đông bắc, tín phong bán -Đông Trường Sơn và Tây Nguyên đối lập nhau về mùa cầu bắc), Bão, áp thấp nhiệt đới từ biển mưa- khô đông, giải hội tụ nhiệt đới. -Ở Tây Trường Sơn ít chịu ảnh hưởng của khối không khí ẩm nên là mùa khô, mùa khô ở Tây Nguyên rất khắc nghiệt, tập trung nhiều khu rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá( rừng khộp) -Tây Trường Sơn ( Tây Nguyên) mùa mưa vào cuối hạ đầu thu do gió Tây Nam mang lại, và nửa đầu mùa hạ ( tháng V, VI) gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua Vịnh Ben Gan mang mưa cho Nam bộ và Tây Nguyên đồng thời do hiệu ứng phơn gây nên khô nóng cho Đông Trường Sơn. -GV vận dụng kiến thức vật lý (về sự ngưng tụ) để giải thích hiệu ứng phơn: -Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao, và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6oC. Vì nhiệt độ hạ hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió; khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đó giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn của không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1 oC, lên sườn khuất gió và có gió khô và rất nóng. -GV cho Hs nghe bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, từ đó giúp HS thấy được sự khác nhau về khí hậu của hai sườn Đông và Tây Trường Sơn. - Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên phân hóa theo Đông Tây? -GV Kết luận : Thiên nhiên nước ta rất đa dạng,có sự phân hóa Bắc-Nam,ĐôngTây.Chính vì vậy mỗi vùng,mỗi miền trên đất nước mang một sắc thái riêng,cảnh quan thiên nhiên khác nhau,cơ cấu cây trồng phong phú,đa dạng. *Nguyên nhân phân hóa theo Đông Tây : -Hướng các dãy núi đối với các luồng gió mùa trong năm (Đông Bắc, Đông Nam) -Độ cao địa hình 7.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HS trả lời các câu hỏi sau : 1-Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc có đặc điểm : a-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. b-Nhiệt độ trung bình năm >200C. c-Đới rừng nhiệt đới gió mùa. d-Cả 3 đáp án trên đúng. 2-Đáp án nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên phần lãnh thổ phía Nam : a-Khí hậu cận xích đạo gió mùa,nóng quanh năm. b-Có 2 mùa mưa-khô rõ rệt. c-Có 2,3 tháng nhiệt độ < 180C d-Đới rừng cận xích đạo gió mùa. 3-Vùng núi nào thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa : a-Tây Bắc. b-Đông Bắc. c-Trường Sơn Bắc. d-Trường Sơn Nam. 4-Vùng núi Tây Bắc nước ta có đắc điểm gì? a-Khí hậu phân hóa theo độ cao,cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới. b-Địa hình cánh cung,đồi núi thấp,nhiều đá vôi. c-Sườn Đông dốc mạnh,sườn Tây thoải. d-Khí hậu cận xích đạo gió mùa,nóng quanh năm. 8.CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Nhóm 1:Bài giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân là: Hà Nội –Quảng Ninh-Sa Pa. Nhóm 2:Bài giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân là Đảo Cồn Cỏ-Bán đảo Sơn Trà-Cửa khẩu Lao Bảo Nhóm 3 :Bài giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên nước ta cho hành trình du lịch với các điểm dừng chân :Đà Lạt –Vũng Tàu –Cần Thơ. PHIẾU HỌC TẬP Đọc SGK mục 1.a, mục 1.b, Hãy điền vào bảng sau, đặc điểm thiên nhiên phần phía bắc và phía Nam lãnh thổ nước ta. Vùng Đặc điểm Giới hạn Khí Hậu -Kiểu khí hậu -Nhiệt độ trung bình Năm -Số tháng lạnh < 180C -Sự phân hóa mùa Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam -Đới cảnh quan Cảnh quan -Thành phần loài sinh vật Đặc điểm Đặc điểm thiên nhiên phần phía bắc và phía Nam lãnh thổ nước ta. Vùng Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Thiên nhiên phần lãnh thổ Bắc phía Nam Giới hạn Từ dãy Bạch Mã trở ra -Kiểu khí hậu Khí Hậu -Nhiệt độ trung bình năm -Số tháng lạnh < 180C Từ dãy Bạch Mã trở vào -Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa -Khí hậu cận xích đạo gió có mùa đông lạnh mùa, nóng quanh năm 0 - > 20 C - > 250C -2,3 tháng - Không có - Nóng - lạnh -Mưa, khô -Đới rừng nhiệt đới gió mùa -Đới rừng cận xích đạo gió mùa -Sự phân hóa mùa -Đới cảnh quan -Thành phần loài sinh vật Cảnh quan -Nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có cây á nhiệt, dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu, các loài thú có lông dày như gấu , chồn… -Các loài thực vật, động vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi,hổ,báo,bò rừng… vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan