Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Văn hóa tâm linh trong thơ văn nguyễn đình chiểu ...

Tài liệu Văn hóa tâm linh trong thơ văn nguyễn đình chiểu

.PDF
117
2972
80

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm học, đến thời điểm hiện tại tôi đã hoàn thành chương trình Đại học ngành sư phạm Ngữ Văn dưới mái trường Đại Học Cần Thơ nhờ sự giúp đỡ, động viên chân thành của rất nhiều thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả. Đồng thời tôi xin gởi lời tri ân đến Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa của nhân loại người đã sáng tác ra nhiều tác phẩm rất hay dạy chúng ta cách sống sao cho xứng đáng là con người với đầy đủ những khí tiết cao cả. Những tác phẩm của cụ Đồ đã mang đến cho tôi một tình yêu quê hương, đất nước, con người Nam bộ đồng thời giúp tôi hiểu rõ hơn về yếu tố tâm linh trong thơ văn và trong cuộc sống. Tôi xin chân thành biết ơn Cô Phan Thị Mỹ Hằng, Cô đã cảm thông chia sẻ và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, thư viện Khoa sư phạm, thư viện Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi tham khảo tài liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn tất luận văn. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn của quý Thầy Cô. Người thực hiện luận văn Mai Thị Châu Trước ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm về thuật ngữ 1.1.1. Văn hóa 1.1.2. Văn hóa tâm linh 1.2. Khảo sát một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có yếu tố tâm linh 1.2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên 1.2.2. Truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu 1.2.3. Truyện thơ Ngư Tiều y thuật vấn đáp 1.2.4. Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh 1.2.5. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1.2.6. Thơ điếu Phan Tòng 1.2.7. Hịch đánh chuột 1.2.8. Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định 1.2.9. Các bài thơ Đường luật 1.3. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 1.3.1. Triết lý âm dương 1.3.2. Tín ngưỡng dân gian 1.3.2.1. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên 1.3.2.2. Tín ngưỡng sùng bái con người 1.3.2.3. Tục thờ cá Ông ở đồng bằng sông Cửu Long 1.3.3. Tư tưởng Nho, Phật, Đạo 1.3.3.1. Ảnh hưởng của Phật giáo 1.3.3.2. Ảnh hưởng của Nho giáo 1.3.3.3. Ảnh hưởng của Đạo giáo CHƯƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA TÂM LINH TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỀU 2.1. Tín ngưỡng thờ cúng và thế giới thần linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 2.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng 2.1.2. Thế giới thần linh 2.2. Vấn đề duyên kiếp, số mệnh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 2.2.1. Duyên kiếp, số mệnh 2.2.2. Bói toán, gieo quẻ 2.3. Vấn đề hồn ma, lời thề, phù phép, chiêm bao trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 2.3.1. Hồn ma 2.3.2. Lời thề 2.3.3. Phù phép 2.3.4. Chiêm bao CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA TÂM LINH TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 3.1. Văn hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - sự kế thừa và tiếp nối 3.1.1. Sự kế thừa văn hóa tâm linh trong văn học truyền thống 3.1.2. Sự tiếp nối văn hóa tâm linh trong sáng tác giai đoạn sau 3.2. Văn hóa tâm linh phản ánh hiện thực bằng trí tưởng tượng của con người 3.2.1. Thế giới âm phủ 3.2.2. Thế giới thiên đình 3.2.3. Thế giới trần gian TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong cuộc sống người ta hay nói: Sống ở trên đời phải có gì đó để yêu, có gì đó để tin và mục tiêu cho mình phấn đấu. Để tin có nghĩa là niềm tin. “Niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở một con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống”. Nguyễn Đăng Duy tác giả quyển “Văn hóa tâm linh” từng nói tâm linh gắn liền với niềm tin. Nói đến tâm linh hầu như mọi người ai cũng nghe không chỉ nghe một lần mà nghe rất nhiều lần mỗi lần nghe có thể gắn với nhiều cụm từ khác nhau. Nhưng mấy ai có thể giải thích được tâm linh là gì, chỉ biết đó là yếu tố trừu tượng phải chấp nhận, chẳng hạn như ta ngủ nằm mơ. Rồi giải mã những giấc mơ, giải mã có chính xác hoàn toàn không. Hay người chết rồi thì còn linh hồn ta phải thờ cúng, linh hồn có thiện và có ác, tương tự thỉnh thoảng có người gặp ma bị ma ám, ma nhập… nghe có vẻ như phi lí nhưng tất cả đều được mọi người thừa nhận và tin tưởng. Khi đứng ở một phương diện khác mà nhìn nhận thì người ta cho tâm linh là mê tín dị đoan, là chủ nghĩa duy tâm ít được mọi người quan tâm đến nhưng nó luôn tồn tại trong tâm thức của mỗi con người. Thật khó mà phân biệt được đâu là mê tín và đâu là tín ngưỡng! Tâm linh là thế giới tinh thần của con người mà thế giới ấy thì vô cùng phong phú được thể hiện rõ nét từ giai đoạn gọi là văn học dân gian, văn học trung đại, phát triển tiếp nối ở giai đọan văn học hiện đại và đang giữ một vị thế rất quan trọng trong nền văn học Việt Nam với rất nhiều tác giả có tên tuổi. Bởi là cái bí ẩn thì không thể đưa vào một lĩnh vực khác ngoài văn học. Tìm hiểu về thế giới tâm linh là khám phá cái vũ trụ bí ẩn nhỏ bé trong mỗi con người để họ có thể tìm lại chính mình, sống hướng nội, khi hiểu rõ về những truyền thống quý báu về văn hóa và tâm linh thì cùng nhau bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Do đó, trong những năm gần đây, bên cạnh nhận thức thế giới khách quan, thế giới tâm linh con người đã trở thành một vấn đề đang được các nhà văn đặc biệt quan tâm. Văn chương là nơi thể hiện tập trung nhất đời sống con người trên mọi phương diện. “Đời sống tâm linh chẳng phải ở đâu xa lạ mà ở ngay trong niềm tin thiêng liêng của mỗi con người.” [7,30]. Văn hoá là cội nguồn của văn học và “văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá cao quí ấy” (Phạm Văn Đồng). Giá trị văn hóa, tính văn hoá luôn là một thước đo giá trị của tác phẩm văn học. Mọi người ai cũng được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng. Vì thế nhà ai cũng có bàn thờ tổ tiên, thờ thần, hay là tín đồ của một tôn giáo nào đó đều thờ vị giáo chủ của mình. Thần thánh là một trong những biểu hiện của tâm linh, ngoài ra khi đi dọc qua các con đường ven quốc lộ ở vùng quê ta còn bắt gặp những ngôi miếu nhỏ đó là những miếu thờ cô hồn luôn đầy ấp những khói nhang và hoa vạn thọ vào ngày tết hoặc rằm tháng bảy âm lịch …Phật và Tiên là những đấng cứu sinh giúp con người vượt qua khó khăn, con người luôn có niềm tin tuyệt đối vào lực lượng siêu nhiên. Bên cạnh đó tâm linh còn đề cập đến hồn ma, lời thề, phù phép, giấc chiêm bao, duyên kiếp của con người… toàn những yếu tố không tưởng nhưng đại đa số rất được nhiều người chấp nhận. Đó là trong cuộc sống đời thường còn trong văn học thì yếu tố tâm linh được thể hiện trực tiếp qua các hình ảnh mang yếu tố tương tự . Với đề tài “Văn hóa tâm linh trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu” cũng không nằm ngoài nét nghĩa trừu tượng về tâm linh ấy. Văn học trung đại là một bộ phận thể hiện khá phong phú thế giới tâm linh. Văn có nghĩa là văn minh, hóa là giáo hóa và tâm linh là khả năng đoán trước được bằng trực giác một việc xẽ xảy ra theo quan niệm duy tâm. Đề tài này là những nét đẹp về dấu ấn văn hóa và tâm linh trong thơ văn cụ Đồ. Nói đến văn hóa là nói về những bản sắc dân tộc, những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.. Vì vậy, đời sống của con người luôn tồn tại và tiềm ẩn thế giới tâm linh, một lĩnh vực của đời sống tinh thần. Đó là một lĩnh vực gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu việt… không chỉ có ở đời sống tôn giáo mà còn có cả trong đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Không chỉ có Trời, Phật, Thần, Thánh mới thể hiện sự thiêng liêng mà đất nước, quê hương, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý, đạo làm người cũng thiêng liêng không kém. Vì vậy, thế giới tâm linh luôn tồn tại trong đời sống con người và trở thành truyền thống văn hóa đậm nét qua mọi thời đại. Đó là một giá trị cơ bản và vĩnh hằng của đời sống con người. Chính yếu tố trừu tượng có sức hấp dẫn ấy nên tôi quyết định chọn đề tài: “Văn hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề “Văn hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, được khảo sát thấy rải rác trong một số công trình nghiên cứu về văn hóa tâm linh Nam bộ, văn hóa tâm linh trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam và cũng trong một số công trình nghiên cứu vấn đề này ở giai đoạn văn học sau. Trong giới hạn tư liệu sưu tầm được, chúng tôi xin điểm qua một số công trình sau: Công trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” [32], Trần Ngọc Thêm đã đưa ra nền tảng của sự hình thành, phát triển của tâm linh. Bên cạnh đó triết lí âm dương tạo nên mối liên thông giữa âm và dương hình thành tín ngưỡng sùng bái con người khi người chết đi phải thờ cúng rồi xuất hiện phần hồn, phần xác, sống là cõi dương chết là cõi âm, chết là tiếp theo sự luân hồi chứ không phải chấm dứt. “Niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho cháu con là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên” [32, 138]. Từ đó có hóa kiếp, đầu thai, luân hồi… Nhưng tất cả chỉ dừng ở mức độ khái quát vấn đề. Công trình “Văn hóa tâm linh” [8], Nguyễn Đăng Duy nghiên cứu những vấn đề về văn hóa tâm linh của người Việt ở miền Bắc qua: tín ngưỡng thờ thánh thần trời đất, cúng tổ tiên, cúng tang ma, các tôn giáo Phật, Đạo, Thiên Chúa giáo. “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [ 8, 11]. Yếu tố tâm linh cũng được tác giả nhắc đến trong văn học nghệ thuật: “Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện ra trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn. Mà muốn được như vậy, nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất” [ 8, 34]. Nhìn chung, các công trình chủ yếu đề cập đến văn hóa tâm linh Nam bộ nhưng chỉ ở mức độ khái quát. Tuy nhiên, chúng tôi có tìm hiểu thêm một số công trình và nhận thấy vài phương diện liên quan đến đề tài “Văn hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”: Công trình “Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ” [13], Nguyễn Hữu Hiếu đã nghiên cứu khái quát về văn hóa tâm linh đời thường của người miền Nam không theo tôn giáo và một số dạng sinh hoạt tâm linh phổ biến, điển hình ở Nam Bộ, cung cấp cho độc giả một số thông tin về nguồn gốc, bối cảnh ra đời và sự chuyển hóa của một số dạng sinh hoạt tâm linh điển hình trong người Việt Nam bộ qua thời gian và không gian. “Tâm linh là niềm tin thiêng liêng cao cả trong cuộc sống con người, nó cũng là niềm tin tôn giáo. Trong sinh hoạt tâm linh, con người thể hiện niềm tin, đức tin về một đối tượng thiêng liêng bằng cách phải tạo ra một nơi, một chỗ thờ phượng với bài vị, tượng, chân dung cùng với nghi thức cầu cúng”. [13, 8] Như việc thờ thần phật, thờ cá Ông dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành thế giới thần linh, cá Ông là hình ảnh của giao long, sóng thần. Công trình “Nguyễn Đình Chiểu tác giả trong nhà trường” [24], Vũ Nguyễn có giới thiệu một bài viết “Văn hóa truyền thống trong truyện Lục Vân Tiên và cuộc sống của tác phẩm”. Huỳnh Ngọc Trảng đã so sánh tác phẩm với truyện cổ tích: trừng trị kẻ xấu, Phật, Bụt hiện lên giúp đỡ người hiền còn có: “Yếu tố thần kì nhận ra sự hiện diện của hàng loạt các tín ngưỡng dân gian ở miền Nam: giao long, sóng thần, sơn quân, phù phép của các đạo sĩ… Ở đây còn có cả Phật bà Quan âm của đạo Phật, những Du thần của các đạo sĩ Đạo phái” [24, 109]. Đây là bài viết trực tiếp nhắc đến vấn đề tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Phật, yếu tố thần linh. Công trình “Truyện Kiều tác phẩm và lời bình” [30] được Tuấn Thành và Vũ Nguyễn tuyển chọn có một bài viết liên quan đến triết lí đạo Phật, chữ mệnh, chữ phận của con người. Bài viết “Triết lí đạo Phật trong Truyện Kiều”, Cao Huy Đỉnh đã trình bày về nghiệp báo, luân hồi, thuyết “tài mệnh tương đố”… “Bạc mệnh hay nghiệp chướng, hay tướng số đối với nàng Kiều đều chỉ là lực lựơng siêu nhiên nào đó bắt nàng phải đau khổ không được chết, không được đi tu để trốn nợ đời khi chưa hết nghiệp báo” [ 30 , 179]. Công trình “Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam” [18 ], Hồ Ngọc Lệ sưu tầm và tuyển chọn một số bài viết liên quan đến số mệnh, kiếp hồng nhan. Đặng Thanh Lê đã đề cập trong bài viết “Thế giới Truyện Kiều – con người Truyện Kiều”: “Biết bao lần trong cuộc đời, Thúy Kiều đã vươn tới ánh sáng của hạnh phúc nhưng để rồi chìm đắm sâu hơn trong vận mệnh có tính chất bi kịch: “Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” [18 , 155]. Hàng loạt các yếu tố nhân duyên, duyên kiếp, lời thề, hồn phách trong bài viết “Giảng văn truyện Kiều”, Đặng Thanh Lê: “Hồn còn mang nặng lời thề”, một lời thề chưa được giải đáp… “Thì xin kiếp khác duyên sau lại thành”, Kiều chờ đợi cho một kiếp sau sum họp”. [ 18, 217]. Phận, mệnh đều được Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong thơ văn của ông cụ thể là duyên gặp gỡ của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga… Công trình “Các bình diện văn hóa Việt Nam văn hóa Việt Nam những điều học hỏi” [17], Vũ Ngọc Khánh có giới thiệu một bài viết có liên quan đến vấn đề sinh hoạt tâm linh. Bài viết “Tiếp cận đến vấn đề tâm linh”, Sơn Nam trình bày tâm linh tồn tại trong mọi mặt của đời sống từ xưa đến nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong tục thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những khúc ca về tổ quốc và cả những hành động, việc làm, nghĩa cử cao đẹp của những con người bình thường trong cuộc sống. Tâm linh ở đây chính là niềm tin của con người động lại trong trí nhớ và con người luôn tâm niệm, thành kính về điều mình tin, mình làm. Phần tâm linh trong văn hóa Việt Nam còn nhắc đến trong phương diện thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, thành hoàng làng với ý nghĩa là đạo lí biết ơn bên cạnh còn là tín ngưỡng. “Thần thánh, một trong những biểu hiện của tâm linh luôn có mặt, hoặc ẩn khuất” [18, 283]. “Bài Quốc ca với câu: “Cờ pha máu chiến đấu mang hồn nước”. Nước là tổ quốc, có hồn. Không nên bảo đó là duy tâm, cũng như ta, cúi đầu khi mặc niệm chiến sĩ trận vong” [17, 286]. Cúng tổ tiên, cúng cô hồn, thờ các vị anh hùng dân tộc hay là thành hoàng thải đều xuất hiện trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: hình ảnh người nông dân chết vì chiến tranh linh hồn họ hòa nhập vào không khí đấu tranh của toàn dân tộc, vong hồn họ mãi tồn tại trong lòng nhân dân. Công trình “Tạp chí nghiên cứu lí luận phê bình lịch sử và văn học” [21], Viện văn học - Viện khoa học xã hội Việt Nam phát hành tháng 1 năm 2013 đã tập trung một số bài viết về tâm linh trong văn học nghệ thuật ngày nay. Bài viết “Văn tế - một loại hình văn hóa tâm linh và văn học nghệ thuật”, Huỳnh Văn Minh đã nêu mối quan hệ giữa văn tế và tín ngưỡng thể hiện qua việc thờ cúng, tế bái vong hồn. “Chính nhờ sự đồng nhất ấy mà con người nhìn thế giới sự vật như qua một lăng kính khác - thần linh, và xem thần linh như là một thế lực thần bí, huyền nhiệm bàng bạc khắp cả đất trời, thấm đẫm khắp cả, khiến cho sự vật cũng trở nên linh diệu - thần vật” [21, 68]. Hay “Qủy thần còn có gốc cây, hòn đá mà tụ vào, mà được thờ phụng nơi miếu mạo. Vong linh phải được hương hỏa nơi bàn thờ, nơi từ đường hoặc ở am trang” [21, 70]. Tương tự, Bài viết “Hành trình nhân vật ma trong văn học Việt Nam”, Bùi Thanh Truyền bàn về nhân vật ma qua giai đoạn văn học dân gian và ma trong văn xuôi trung đại. “Thế giới thần linh chủ nghĩa có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa dân gian, mang đặc trưng của văn hóa tâm linh người Việt” [21, 16]. Hồn ma, vong hồn tôi thấy Nguyễn Đình Chiểu có nhắc đến rất nhiều lần chủ yếu ở các bài văn tế, các truyện thơ Nôm hồn được xuất đi để làm một việc gì đấy. Công trình “Văn hóa tâm linh trong văn xuôi Trung đại” [25], Hoàng Thị Minh Phương đã có sự công phu, đầu tư để nghiên cứu về văn hóa tâm linh trong văn xuôi Trung đại. Tác giả đã đề cập đến biểu hiện của thế giới tâm linh như: giấc mộng, thần thánh “Trong “Lĩnh Nam chích quái” là các truyện có hai vị thần Long Nhãn và Như Nguyệt: được thần báo mộng giúp âm phù chống Tống, vua Lê Đại Hành lập tức đốt hương ở trước thuyền ngự mà khấn, rồi giết súc vật tế lễ, đốt mũ áo, voi ngựa giấy, tiền giấy” …[25 , 63]. Từ đó, tác giả đúc kết được hiệu quả của yếu tố tâm linh trong phản ánh hiện thực và nhận thức, tư tưởng về cuộc sống; phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Đồng thời tác giả cho thấy yếu tố tâm linh có hiệu quả nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn xuôi Trung đại. “Tiền giấy” thể hiện cho việc thờ cúng, ma chay trong Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu cũng từng nói: “dây rơm, mũ bạc, áo thùng” khi mẹ Vân Tiên mất. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến việc khấn vái, phép thuật, tướng số, hồn ma hóa kiếp… Công trình “Tạp chí nghiên cứu lí luận phê bình lịch sử và văn học” [21], Viện văn học - Viện khoa học xã hội Việt Nam phát hành tháng 1 năm 2012 đã tập trung một bài viết về tâm linh trong văn học nghệ thuật ngày nay. Bài viết “Con người tâm linh trong tiểu thuyết thời kì đổi mới”, Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề cập đến các yếu tố kì ảo: “giấc mơ, biến dạng, báo ứng, hiện hồn, không gian thời gian huyền thoại” [21, 59]. Từ đây có thể nói việc kế thừa yếu tố tâm linh từ văn học truyền thống rất sâu đậm làm tiền đề cho nhiều tác phẩm văn học hiện đại ra đời. Yếu tố tâm linh trong văn học đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến ở những phạm vi mức độ khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu đều khẳng định có tồn tại một thế giới tâm linh trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay trên nhiều phương diện. Từ những gợi ý quý báu của những người đi trước, chúng tôi bước đầu muốn tìm hiểu, tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở khía cạnh tâm linh - yếu tố tạo nên giá trị đặc sắc cho thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và thơ văn trung đại nói chung. 3. Mục đích yêu cầu Đề tài luận văn này có hai mục đích chính: Khi thực hiện xong đã giúp tôi hiểu thêm về thế giới tâm linh cụ thể là các biểu hiện: tín ngưỡng thờ cúng, thế giới thần linh, duyên kiếp - số mệnh, bói toán – gieo quẻ, phù phép, hồn ma, chiêm bao… Thấy được ý nghĩa của văn hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ông có sự kế thừa của văn học truyền thống, sự tiếp nối của các sáng tác văn chương giai đọan sau mà cụ thể là văn học Việt Nam hiện đại. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của đề tài chúng tôi khảo sát các yếu tố có liên quan đến vấn đề tâm linh trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ khảo sát một số tác phẩm thơ nôm, văn tế, thơ điếu, các bài thơ Đường luật. Giới hạn phạm vi tư liệu: “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập 1, 2” [38], “Từ điển tiếng Việt” [24] và các tài liệu có liên quan khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo những tài liệu có liên quan, chúng tôi vận dụng những phương pháp sau để giải quyết vấn đề: Đi từ lý thuyết đến khảo sát cụ thể ở một số tác phẩm tiêu biểu để giải quyết vấn đề một cách logic. Chọn lọc, tổng hợp tư liệu và phân loại theo từng phương diện để giúp cho việc dẫn chứng, minh họa dễ dàng. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu nhằm làm rõ vấn đề. So sánh với các tác phẩm khác để thấy được sự kế thừa và sáng tao rất riêng của Nguyễn Đình Chiểu. Thống kê tần số xuất hiện của yếu tố tâm linh trong từng tác phẩm để thấy được mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đối với những sáng tác của tác giả, phương pháp trích dẫn làm tăng tính thuyết phục cho các luận điểm. PHẦN NỘI DUNG Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm về thuật ngữ 1.1.1.Văn hóa Văn hóa, một khái niệm sử dụng khá phổ biến và hàm chứa nhiều nội dung ý nghĩa khác nhau. Khái niệm văn hóa cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Hiện nay có trên 400 định nghĩa về văn hóa. Trong đó quen thuộc thường hay nhắc tới đó là khái niệm văn hóa của E.B Tylor, nhà dân tộc học người Anh nêu ra 1781 “Văn hóa là tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”. Tổ chức văn hóa thế giới UNESCO đã công bố định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà cón bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng”. [8, 24]. Trần Ngọc Thêm trong quyển “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” [32,10]. Phạm Văn Đồng đã định nghĩa văn hóa như sau: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu của cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. [39, 25] Đó là những cách hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, tiếp cận được tầm vóc của đối tượng, chứ không bó hẹp theo cách hiểu thông thường, nhằm chỉ một trình độ học vấn, một lĩnh vực hoạt động hay một loại sinh hoạt tinh thần. Định nghĩa không đồng nhất văn hóa với hình thái ý thức xã hội, mặc dù hình thái ý thức xã hội (chính trị, triết học, văn hóa, nghệ thuật…) là một thành tố của văn hóa. Văn hóa không chỉ bao gồm văn minh tinh thần mà còn bao gồm cả văn minh vật chất (văn vật, cảnh quan, kiến trúc…). Nội dung của văn hóa cũng rất phong phú, nhưng chung quy có thể xác định trong bốn mặt: các thành tựu thuộc văn minh vật chất, các thành tựu của văn hóa nhận thức (nhân sinh quan, thế giới quan, triết học, mĩ học, văn học, nghệ thuật…) các thành tựu của văn hóa ứng xử (bao gồm các thang giá trị trong cách ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với con người, với gia đình, với xã hội…), các thành tựu của văn hóa tổ chức đời sống (bao gồm các thang giá trị trong cách trong cách tổ chức gia đình, đời sống, xã hội…). Nội dung đó đã xác định nội hàm và ngoại diện của khái niệm văn hóa. Không thể coi văn hóa là tất cả, văn hóa là những thành tựu được thăng hoa thành vẻ đẹp (chữ văn có nghĩa gốc là vẻ đẹp), cũng không thể hiểu văn hóa quá hẹp, ví dụ nâng cao trình độ văn hóa, thường chỉ dùng để chỉ học vấn, kiến thức; ngành văn hóa chỉ quản các thư viện, bảo tàng… Trong “Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng” của Nguyễn Văn Đạm thì văn hóa được định nghĩa như sau: “Toàn bộ những sản phẩm của trí tuệ về mặt tư tưởng, văn học, nghệ thuật trong một cộng đồng; phương diện trí thức của một nền văn minh”, Hay: “Sự hiểu biết về sự vật hay cách sử thế tích lũy bằng việc thu nhận kiến thức có hệ thống hoặc thấm nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự”. [9,213] Nguyễn Đăng Duy lại có một khái niệm về văn hóa: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính biểu tượng, do loài người sáng tạo ra trong lịch sử để lại [8, 23]. Qua một số định nghĩa vừa nêu trên, ta thấy văn hóa được hiểu theo hai hướng đó là những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Yếu tố tâm linh chính là tín ngưỡng, thờ cúng, phong tục, tập quán… mang những giá trị có liên quan đến đời sống tinh thần dân tộc thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người. 1.1.2. Văn hóa tâm linh Việc giới thuyết những vấn đề về văn hóa chưa trực tiếp nhắc tới khái niệm tâm linh nhưng đã có thuật ngữ tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, truyền thống, đều gắn với niềm tin thiêng liêng một cách tuyệt đối. Niềm tin thiêng liêng về những giáo lý của các tôn giáo khác nhau. Niềm tin vào tín ngưỡng dân gian: những vị thần hộ mệnh đã hình thành tín ngưỡng thờ thần ở làng xóm, gia đình, thờ mẫu ở Nam bộ, Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi niềm tin tướng số phép thuật. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thấp nén hương trên bàn thờ tổ tiên hay đưa và rước ông Táo cũng là do niềm tin thiêng liêng vào tổ tiên họ hi vọng tổ tiên sẽ phù hộ cho họ được khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, con cháu học giỏi… Hay đến ngày 15/7 âm lịch hằng năm mọi gia đình đều cúng cô hồn tạo cho các hồn ma vất vưởng ấy có cái ăn và theo phật giáo họ tin rằng trong số các linh hồn đó có ông bà từ thuở xa xưa của chúng ta. Tương tự vào những ngày lễ hội người dân điạ phương Nam bộ hay tham gia lễ hội nghinh ông ở Bình Đại, lễ hội thờ cúng các vị tướng quân có công với nhân dân thời giặc ngoại xâm giúp họ chiến đấu bảo vệ quê hương. Sống trong không gian tâm linh ấy làm cho con người bớt buồn bực, tạo được niềm tin cho mình và người thân trong gia đình. Tâm linh gồm chữ “tâm” và chữ “linh” tạo nên. Hoàng Phê cũng cho rằng tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [26, 897]. Ngày xưa, dân ta có câu “Sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm” có nghĩa là cái cần cho sự tồn tại trong cuộc sống con người không phải chỉ là bát cơm mà còn phải có phần thiêng liêng nữa, đó là mồ mả, bát hương thờ cúng ông bà tổ tiên. Với tiến bộ khoa học, kĩ thuật như hiện nay con người có thể biết hết cả thế giới, lặn xuống dưới đại dương bay vào cả vũ trụ nhưng riêng với thế giới tâm linh con người không sao với tới được. Con người chết đi bỏ lại thể xác còn linh hồn sẽ bay về đâu, không ai biết được họ cứ nghĩ là sẽ về nơi từ bi của tôn giáo, nơi tiếp nhận đạo lý người đời biết nhưng ít ai thực hiện được. Chúng ta cũng cần nhận thức được tín ngưỡng tôn giáo không hoàn toàn là tâm linh mà chỉ là cứu cánh ở tâm linh vì không có niềm tin thì không có tín đồ. Như vậy, khi nói đến văn hóa tâm linh, nội dung quan trọng phải đề cập đến là niềm tin, là cái thiêng liêng cao cả. Do đó, khái niệm văn hóa tâm linh của Nguyễn Đăng Duy là gần gũi nhất: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”. [8, 25] Từ đó ta thấy văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hữu hình và văn hóa vô hình. Những pho tượng Phật là hữu hình, đình, đền, miếu, chùa cũng là hữu hình còn những ý niệm thiêng liêng về Phật, Trời, Đất và các nghi lễ, tập tục là vô hình. Tóm lại, với những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng nhưng vẫn có thể khẳng định, văn hóa tâm linh là sợi dây gắn kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái và tinh thần hướng thiện đã góp phần tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn hóa dân tộc. Văn học chỉ là một nét đẹp của văn hoá. Vì vậy khi tìm hiểu văn hoá tâm linh người Việt mà đặc biệt là người Nam bộ trong thơ văn Nguyễn Đình chiểu chúng tôi thu hẹp bộ phận văn hóa này trong tín ngưỡng dân gian ở những biểu hiện sau: việc thờ cúng trong các nghi lễ (lễ cầu đảo, lễ phong sắc thần, lập miếu, tạc tượng thờ) và một số tập tục (tục thờ thần, khấn nguyện, cúng giỗ tổ tiên..). Bên cạnh đó là niềm tin thiêng liêng đối với một số hiện tượng thiêng trong cuộc sống (giấc mộng, duyên kiếp, lời thề, vào phù phép, hồn ma…). 1.2. Khảo sát một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có yếu tố tâm linh Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa của dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông, nhà thơ mù Đồng Nai, đã cuốn hút , làm say mê bao thế hệ người Việt và cả người nước ngoài gần suốt hai thế kỉ. Ông mất ở làng An Đức, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nhưng quê quán ông vốn ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh ra trong gia đình không lấy gì làm cao sang lắm. Từ thời thơ ấu cho đến tuổi 11, 12, Nguyễn Đình Chiểu đã được sống và học tập có nền nếp bên cạnh mẹ hiền. Ông thường được mẹ kể cho nghe nhiều truyện cổ dân gian và được theo mẹ đi xem hát ở vườn Ông Thượng. Bà dạy ông về những điều thiện ác, trung nịnh, chính tà, nhân nghĩa… Năm ông lên 7, 8 tuổi thì ông lại được theo học ở làng với một ông Đồ. Việc nuôi dạy của mẹ và cách giáo dục của ông Đồ đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởng của ông. Nhưng rồi đường đời của ông không phải thẳng tắp, suôn sẻ. Đang trên đường đi thi ông nhận được tin mẹ mất vì quá thương xót mẹ nên ông khóc rất nhiều đến nổi mù cả hai mắt và bị bội ước. Suốt bốn mươi năm trời ông phải sống trong cảnh mù tối, thời gian này ông vừa dạy học vừa làm thuốc và cũng vừa sáng tác thơ văn, sống yên vui bên gia đình ấm cúng và trong tình thương yêu, quý trọng của nhân dân và môn sinh của mình. Trên cơ sở tiếp thu tính chất giao thoa tiếp biến của các yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau từ đó nhận thấy các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có liên quan đến vấn đề tâm linh xoay quanh việc thờ Trời, Phật, Thần, Tiên, tin vào duyên kiếp, số mệnh, lời thề, hồn ma, mộng mị… 1.2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa một khối lượng lớn về văn hóa truyền thống. Nội dung nhiều mặt của văn hóa truyền thống đã chuyển thành những yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, đậm nhất là ở các truyện thơ. Tuy nhiên, so với Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, truyện Lục Vân Tiên không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc di sản văn hóa truyền thống mà ngược trở lại, từ khi ra đời đến nay, truyện đã tác động mạnh mẽ đến nhiều hoạt động văn hóa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật, từ đầu đến cuối truyện, các yếu tố thần kì đã được tác giả “nhờ cậy” đến mười hai lần để phù trợ người tốt, trừng phạt kẻ xấu: đạo bùa, thuốc tiên, sơn quân, giao long, du thần, sóng thần, Quan Âm, Phật bà, ông tiên, máu chó, hai ông cọp. Thật vậy, tâm linh trong tác phẩm thể hiện qua việc Lục Vân Tiên và tiểu đồng đi xem bói, đi nhờ thầy pháp chữa bệnh, Nguyệt Nga làm chay bảy bữa cho Vân Tiên trước khi đi cống Hồ, yêu ma xuất hiện thông qua đội quân Cốt Đột chúng có phép thuật biến hóa liên tục, các đấng thiêng liêng độ mạng luôn luôn xuất hiện để giúp đỡ những người hiền lành trong lúc họ gặp khó khăn và sẵn sàng lấy lại công lí… Ngòi bút của Cụ Đồ như là một vũ khí sắc bén đã tuân thủ tương đối nghiêm ngặt những quan điểm Nho giáo, thứ “bảo bối” phòng thân của Phật giáo và những du thần của các đạo sĩ Đạo phái. Chính các yếu tố thần kì ấy giúp cho con người luôn được an ủi hòa nhập với cuộc sống, tin tưởng vào các đấng thiêng liêng, một tấm gương cho mọi người soi mình để tìm kiếm chính bản thân mình. 1.2.2. Truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu Trong truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu tác giả thể hiện trí tưởng tượng của mình vào trong tác phẩm như cảnh ở thiên đường có Ngọc Hoàng, địa ngục có Diêm Dương hay việc gặp Tiên và biết trước việc tương lai nhờ vào khả năng bói toán. Hai nhân vật chính là Dương Từ và Hà Mậu lên thiên đường xuống địa ngục gặp vô số thần thánh và yêu ma, hoặc với vô số bùa linh cũng đã hỗ trợ cho việc lên xuống các nơi ấy được dễ dàng hơn. Những vấn đề ấy cũng góp phần làm cho yếu tố tâm linh thêm sinh động hơn trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Mặt khác tác giả còn cho độc giả thấy được việc phụng thờ cha mẹ, cúng tế cho cha mẹ khi cha mẹ qua đời như hai anh em Trân - Bửu, đấy là việc làm không thể thiếu trong mỗi gia đình khi có người mất còn gọi là thờ cúng tổ tiên. Qua đó thể hiện ước mơ về một xã hội thiết thực biết nhìn nhận vấn đề đúng và hành động đúng đừng u mê ám chướng. Sống phải sống sao cho xứng đáng đừng mê muội rồi khi chết đi sẽ hóa kiếp đầu thai thành xúc vật thì rất khổ. 1.2.3. Truyện thơ Ngư Tiều y thuật vấn đáp Ngư tiều y thuật vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác tập truyện này để nói lên niềm tin của con người với các đấng thiêng liêng như: Trời, Phật, Thần, Tiên, hai nhân vật chính đi tìm đường học thuốc để cứu dân và cũng là học đạo để cứu người, cứu đời. Rồi lại nằm mơ thấy mình bị đưa ra xét xử, xuất hồn đi rồi hoàn hồn lại, nhân duyên đến được với Thầy, sử dụng bùa phép, bùa lục, linh đan… Tương tự chữa bệnh gây chết người thì âm hồn người chết sẽ mãi không tan luôn đeo bám, hay muốn biết trước số trời nên Tiều đã nhờ Tiên xem dùm, khi không có con cái hoặc sinh ra mà nuôi không được trọn vẹn các bậc mẫu thân hay đi cúng miếu, cúng chùa tin tưởng vào quyền năng vô hạn của đền miếu, chùa chiền. Đó cũng là một nét nghĩa của văn hóa tâm linh nghe có vẻ như trừu tượng, vô lí quá nhưng các yếu tố ấy tạo nên sức mạnh vô hình luôn thoi thúc con người tin vào các lực lượng siêu nhiên dựa vào đó để được tồn tại. 1.2.4. Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh Cuộc sống người dân rất khó khăn, sống thì không được no ấm mà khi chết rồi thì lại càng bơ vơ hơn linh hồn không biết sẽ về đâu. Nên người sống hay dựa vào kinh Phật để làm phép vớt linh hồn, có người thì đi đầu thai chuyển kiếp trong sáu nẻo luân hồi, có người thì chưa được đi đầu thai phải dật dờ không nơi nương tựa thành những cô hồn, hồn ma phách quế, âm hồn, oan quỷ, vong linh, hồn oan, âm phủ, cố hương, âm sát, nước quỷ, non ma. Họ bơ vơ như thế nên muốn họ được nơi nương tựa thì chúng ta phải làm phép linh, đọc kinh cầu siêu để vãng vong hồn cho họ. Tín ngưỡng thờ cúng được thể hiện qua việc đốt nhang trời đất chứng, không thể theo giặc bỏ mồ mả ông bà. Các vấn đề hồn phách, phép linh, kinh Phật cũng góp phần làm cho sáng tác của Cụ Đồ thêm đậm yếu tố tâm linh. 1.2.5. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Bài văn tế tiếp theo phục vụ cho việc tìm hiểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, tín ngưỡng thờ cúng vẫn xuyên suốt trong tác phẩm này: vùa hương, bàn độc, đền miếu cây hương nghĩa sĩ. Trời hiện lên ở đây như để chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông “lòng dân trời tỏ” chỉ có trời mới biết dân chúng đau khổ thế nào, mọi người dân đều Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi trông tin người lãnh đạo như “trời hạn trông mưa”. Ngoài ra còn có vong hồn, linh xưa khi chết đi hồn sẽ xuất ra dù hồn không nơi nương tựa nhưng hồn vẫn muốn giúp đỡ cho nghĩa binh đánh giặc giữ nước. 1.2.6. Thơ điếu Phan Tòng Phan Tòng đã chỉ huy nghĩa quân tấn công vào cứ điểm của giặc. Trong trận đánh này, Phan Tòng đã hi sinh cùng với một số nghĩa quân. Về sau, hàng năm vào ngày này, dân làng nơi đây vẫn tổ chức ngày giỗ hội và lễ cầu hồn để tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh. Đây là việc làm thờ thành hoàng của thôn, làng. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu xúc động thương xót cho vong linh của ông sinh ra không gặp được thời thế và xem những người bất chính là bầy ma. 1.2.7. Hịch đánh chuột Hịch đánh chuột, Nguyễn Đình Chiểu cũng nhắc đến đạo Phật “lục tặc, bàn Phật”, nơi miếu đường, lễ tế trời, bói quẻ, Trời “nền xã tắc” , con vật có tánh linh… 1.2.8. Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định Bài Văn tế Trương Định và thơ điếu Trương Định này cũng không nằm ngoài nét nghĩa tâm linh như hai bài văn tế trên. Nguyễn Đình Chiểu bàn đến linh hồn, thần, trời “thiên tử chiếu”. 1.2.9. Các bài thơ Đường luật (Các bài thơ từ I đến XI). Các bài thơ đường luật của Nguyễn Đình Chiểu hình ảnh Trời được nhắc đến nhiều bên cạnh còn có thần miếu nhưng tần số xuất hiện không nhiều. 1.3. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 1.3.1. Triết lý âm dương Theo Trần Ngọc Thêm: “Triết lí âm dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người. Từ hai cặp đối lập gốc “mẹ - cha” và “đất - trời”, người sưa dần dần suy ra hang loạt cặp đối lập như những thuộc tính của âm dương. Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam Á cổ đại một quan niệm lưỡng phân lưỡng hợp có phần chất phác và thô sơ về thế giới mà nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã từng nói tới. [32, 56] Âm dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương. Quan niệm: Văn hóa nông nghiệp và văn hóa gốc nông nghiệp là văn hóa trọng tĩnh, chứa những đặc trưng âm tính (vì phải định canh, định cư nên phải thuận theo thiên nhiên, uyển chuyển mềm dẻo trong ứng xử giao tiếp. Còn văn hóa du mục chăn nuôi phải thường xuyên di chuyển nên trọng động, thường muốn chinh phục thiên nhiên, chuộng võ, hiếu chiến, nặng về lí trí trong ứng xử. Người Nam Á xưa kí hiệu âm bằng hai vạch ngắn -- (tuy một mà hai, có khả năng sinh sản), còn dương là một vạch dài (vì giống đực không có khả năng sinh sản). Một số cặp phạm trù và tính chất tiêu biểu trong cuộc sống thể hiện triết lý âm dương. Vuông tròn: Hình vuông ổn định, vững chải, (tính tĩnh) nên thuộc âm, tròn là khối cầu dễ lăn nên thuộc dương (tính động). Trong ngôn ngữ Việt Nam, sự hài hòa giữa vuông - tròn thể hiện sự hoàn hảo, hoàn thiện (vậy hoàn hảo tức là quân bình âm dương). Thành ngữ có câu: “Mẹ tròn con vuông”. Ca dao có câu: “Ba vuông sánh với bảy tròn Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu” Trong truyện Kiều của Nguyễn Du cũng xuất hiện hình ảnh vuông tròn: “Trăm năm tính chuyện vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch song Nghĩ mình phận mỏngcánh chuồn Khôn xanh biết có vuông tròn mà hay?” (Truyện Kiều) Chẵn lẻ: chẵn mang tính cặp đôi, được tư duy phương Bắc ưa chuộng vì dễ phân tích. Sau đó đi vào những cách tổ chức cơ cấu như: tứ trụ, tứ hải, tứ đức, lục nghệ, lục thư, lục súc, lục bộ… Còn lẻ (3, 5, 7, 9) mang tính huyền nhiệm, biến hóa uyển chuyển, thích hợp với tư duy nông nghiệp phương Nam. Chẳng hạn như trong ngôn ngữ Việt Nam:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan