Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần hùng vương giai đoạn đến 202...

Tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần hùng vương giai đoạn đến 2025

.PDF
113
643
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG NGUYỄN ĐỨC THỌ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Vĩnh Long, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG --------------- NGUYỄN ĐỨC THỌ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN PHÚ SON Vĩnh Long, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Vĩnh Long, ngày… tháng… năm 2016 Tác giả Nguyễn Đức Thọ LỜI CẢM TẠ Luận văn này là sản phẩm của cả một quá trình học tập và nghiên cứu thực tế của bản thân trong suốt thời gian theo đuổi chương trình học cao học tại Trường Đại học Cửu Long. Để đạt được kết quả trên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Phú Son, người thầy đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn, phân tích, góp ý giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã dạy lớp cao học quản trị kinh doanh khóa 2 Trường Đại học Cửu Long đã truyền đạt những bài học, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và đồng nghiệp đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học thạc sỹ. Vĩnh Long, ngày 02 tháng 07 năm 2016 Nguyễn Đức Thọ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3 1. GIỚI THIỆU................................................................................................. 3 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................. 4 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 5 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 5 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5 6. CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ................................................................................................................ 10 1.1 TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH............... 10 1.1.1 Khái niệm về xây dựng chiến lược ..................................................... 10 1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh ......................................................... 11 1.1.3 Các giai đoạn của quản trị chiến lược ................................................. 13 1.1.4 Quá trình xây dựng chiến lược............................................................ 15 1.1.5 Phân tích môi trường .......................................................................... 17 1.1.5.1 Phân tích môi trường bên trong (IFE) ........................................... 17 1.1.5.2 Phân tích môi trường bên ngoài (EFE).......................................... 18 1.1.6 Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh....................... 20 1.1.7 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh ............................ 21 1.1.8 Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược .................. 21 1.1.8.1 Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) .................................................... 21 1.1.8.2 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE).............................................. 22 1.1.8.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ......................................................... 23 1.1.8.4 Ma trận SWOT ............................................................................. 24 1.1.8.5 Ma trận chiến lược chính .............................................................. 26 1.1.8.6 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) ........... 27 1.2 MỘT SỐ MÔ HÌNH DỰ BÁO ................................................................... 29 i 1.2.1 Khái niệm........................................................................................... 29 1.2.2 Phương pháp dự báo........................................................................... 29 1.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......................... 31 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 37 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 37 1.4.2 Phương pháp so sánh .......................................................................... 38 1.4.2.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối ..................................................... 38 1.4.2.2 Phương pháp so sánh tương đối .................................................... 38 1.4.2.3 Phân tích ma trận.......................................................................... 38 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG....................................................... 40 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG ......................... 40 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Hùng Vương ............................. 40 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty................................................................. 41 2.1.3 Kết quả kinh doanh của công ty.......................................................... 45 2.2 SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ................................................................................................................... 47 2.2.1 Sứ mạng của công ty .......................................................................... 47 2.2.2 Tầm nhìn ............................................................................................ 47 2.2.3 Thực trạng xuất khẩu sản phẩm của công ty ....................................... 47 2.2.3.1 Thị trường xuất khẩu .................................................................... 47 2.2.3.2 Giá trị xuất khẩu........................................................................... 49 2.2.4 Quy trình khép kín của công ty........................................................... 50 2.2.5 Kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2016 ................................ 51 2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ............................................................................................................. 51 2.3.1 Mối quan hệ giữa Tài sản và nguồn vốn ............................................. 51 2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty .................. 52 ii CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025........................................... 58 3.1 CÁC NỘI DUNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH................ 58 3.1.1 Đánh giá các yếu tố bên trong của công ty.......................................... 58 3.1.2 Đánh giá các yếu tố bên ngoài ............................................................ 60 3.1.3 Đánh giá khả năng cạch tranh............................................................. 61 3.1.3.1 Cở sở lựa chọn đối thủ cạnh tranh ................................................ 61 3.1.3.2 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ............................... 62 3.2 PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ......................................................................................................... 65 3.2.1 Phương pháp lựa chọn chiến lược bằng ma trận SWOT...................... 65 3.2.1.1 Cở sở lựa chọn phương án kinh doanh của ma trận SWOT........... 65 3.2.1.2 Phương án lựa chọn nhóm chiến lược kimh doanh bằng ma trận SWOT ..................................................................................................... 66 3.2.2 Lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM .......................................... 68 3.2.2.1 Nhóm chiến lược S – O ................................................................ 68 3.2.2.2 Nhóm chiến lược S – T................................................................. 69 3.2.2.3 Nhóm chiến lược W – O............................................................... 71 3.2.2.4 Nhóm chiến lược W –T ................................................................ 73 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THỰC HIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CP HÙNG VƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025 .................................................................................................................. 74 3.3.1 Giải pháp cho chiến lược xâm nhập thị trường.................................... 74 3.3.2 Giải pháp cho chiến lược phát triển sản phẩm..................................... 76 3.3.3 Giải pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh .......................................... 78 3.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực .............................................................. 79 3.3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào .............................................. 80 3.4 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 81 3.4.1 Đối với địa phương............................................................................. 81 iii 3.4.2 Đối với Công ty CP Hùng Vương....................................................... 81 KẾT LUẬN........................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. BH & DV Bán hàng và dịch vụ. BGH Ban Giám Hiệu CA Competitive Advantage (Lợi thế cạnh tranh). CNTT Công nghệ thông tin. CPI Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) DN Doanh nghiệp. ĐH Đại Học ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ES Environment Stability (Sự ổn định môi trường). EU European Union (Liên minh Châu Âu). FS Financial Strengths (Sức mạnh tài chính). EFE External Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội). GMP Good Manufacturing Practices (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) HACCP Tiêu chuẩn an toàn trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. IS Internal Strengths (Sức mạnh của ngành). IFE Internal Factor Evaluation (Ma trận các yếu tố bên trong). KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm. KD Kinh doanh. MSC Chứng nhận của hội đồng quản lý biển. NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TT Thông tư TSLN Tỷ suất lợi nhuận QCS Quality Controls (Quản trị chất lượng sản phẩm). QSPM Ma trận hoạch định có khả năng định lượng. QSPM Quantitative StrategicPlanning Matrix SPACE Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động. v SSOP Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại công ty. SWOT Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức. SWOT Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats TAS Tổng điểm hấp dẫn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) ............................................... 22 Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu bên ngoài (EFE) ............................................ 23 Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................. 24 Bảng 1.4: Ma trận SWOT ...................................................................................... 25 Bảng 1.5: Ma trận chiến lược chính ....................................................................... 26 Bảng 1.6: Ma trận QSPM ...................................................................................... 29 Bảng 2.1 – Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Hùng Vương trong giai đoạn 2013 -2015 ............................................................................................. 45 Bảng 2.2: Thị phần xuất khẩu của công ty ............................................................ 47 Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.................................................. 51 Bảng 2.4: Phân tích hệ số thanh toán ..................................................................... 52 Bảng 2.5: Vòng quay hàng tồn kho........................................................................ 53 Bảng 2.6: Vòng quay nguồn vốn ........................................................................... 54 Bảng 2.7: Phân tích tỷ số đòn cân nợ ..................................................................... 55 Bảng 2.8: Phân tích chỉ số sinh lời......................................................................... 56 Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .......................................... 59 Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................... 61 Bảng 3.3: Ma trận đánh giá khả năng cạnh tranh các Công ty ................................ 64 Bảng 3.4: Bảng phân tích ma trận SWOT .............................................................. 65 Bảng 3.5: Ma trận QSPM của Công ty CP Hùng Vương – nhóm S - O.................. 68 Bảng 3.6: Ma trận QSPM của Công ty CP Hùng Vương – nhóm S - T .................. 69 Bảng 3.7: Ma trận QSPM của Công ty CP Hùng Vương – nhóm W- O ................. 71 Bảng 3.8: Ma trận QSPM của Công ty CP Hùng Vương – nhóm W - T................. 73 Bảng 3.9: Các chiến lược được lựa chọn................................................................ 74 vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược nguồn ........................... 14 Hình 1.2: Sơ đồ các hoạt động trong quản trị chiến lược nguồn ............................. 15 Hình 1.3: Sơ đồ quản trị chiến lược toàn diện........................................................ 16 Hình 1.4 - ssơ đồ mô hình năm áp lực cạnh tranh của micheal porter.................... 19 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Hùng Vương......................... 41 Hình 2.1: Thị phần xuất khẩu của công ty.............................................................. 48 Hình 2.2: Giá trị xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2003 - 2015 ..................... 49 Hình 2.3: Quy trình sản xuất khép kín của công ty ................................................ 50 Hình 3.1 – Mô hình đề xuất của bộ phận marketing cho công ty CP Hùng Vương ................................................................................................................... 78 viii 1 TÓM TẮT Đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty CP Hùng Vương giai đoạn đến 2025” được thực hiện từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Hùng Vương để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty đến 2025, thông qua việc sử dụng phân tích ma trận nhân tố bên trong (nên viết từ tiếng Anh ra- IFE), phân tích ma trận nhân tố bên ngoài (viết tên tiếng Anh ra -EFE) và phân tích ma trận SWOT.. Đồng thời kết hợp với ma trận chiến lược nhằm đánh giá vị thế của Công ty Công ty Cổ Phần Hùng Vương dựa trên hai khía cạnh: vị trí cạnh tranh và sự tăng trưởng trên thị trường. Đề tài nghiên cứu còn sử dụng thêm phương pháp phân tích ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (viết từ tiếng Anh ra - QSPM).Cuối cùng, đề tài cũng đưa ra những giải pháp khả thi nhằm giúp cho Công ty Công ty Cổ Phần Hùng Vương thực hiện các chiến lược đó phát triển trong tương lai. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được bốn nhóm chiến lược cho công ty cần thực hiện cho những năm tới như Chiến lược cắt giảm chi phí sản xuất, chiến lược phát triển thị trường, xâm nhập thị trường và đào tạo nguồn nhân lực. Cuối cùng, đề tài cũng đưa ra những giải pháp khả thi nhằm giúp cho Công ty Công ty Cổ Phần Hùng Vương thực hiện các chiến lược đó phát triển trong tương lai. 2 ABSTRACT The theme “Building a business strategy of Hung Vuong Joint stock company in the period 2025” was carried out from december 2015 to july 2016. Content focused on analyzing the business environment as a basis for developing the business strategy of company the period 2020 through analyzing internal factor matrix, external factor matrix and SWOT matrix. Besides, combined with trategy matrix to assess the status of Hung Vuong joint stock company on two aspects: competitive position and growth in the market. Research also used analytical methods of strategy planning matrix to quantify. The research result have made four trategic groups for company to implement as cut down production cost, develop market, entry market and train human resources. Finally, theme would like to offer a viable solutions which help the company to implement those things to develop in the future. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Hiện nay trên thế giới, xu thế toàn cầu hoá ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam cũng chịu tác động bởi xu hướng này. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đây là cơ hội tốt cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay. Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến cá tra, cá basa phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh và đang có tiềm năng lớn. Đặc biệt, từ khi Việt Nam mở rộng xuất khẩu và sản phẩm từ cá tra, cá basa tìm được thị trường thì ngành nghề chế biến cá tra và cá basa bước sang một trang mới. Các mặt hàng cá tra, cá basa được chế biến với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và được xuất khẩu sang nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: EU, Mỹ, Nga, Canada, Trung Đông. Trong các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thuỷ sản nhanh nhất, với tốc độ trung bình cao. Trên 13 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, Công ty Cổ phần Hùng Vương có được một thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường quốc tế và nội địa về sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá basa. Hiện nay, Công ty Cổ phần Hùng Vương là nhà xuất khẩu cá tra,cá basa hàng đầu của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 400 triệu USD trong năm 2015. Công ty cổ phần Hùng Vương là một trong những công ty có quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường chế biến thuỷ hải sản cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Hùng Vương cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển cụ thể trong tương lai. 4 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ lúc gia nhập WTO năm 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, hàng hoá trên thị trường trong nước ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường Thế giới. Để nhanh chóng phát triển nền kinh tế hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, bên cạnh những mặt lợi của sự mở cửa nền kinh tế thì chúng ta phải đối mặt với không ít những khó khăn từ bên ngoài, khi hàng hoá của thị trường nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta, dẫn tới việc cạnh tranh trên thị trường hàng hoá càng ngày càng gay gắt hơn. Trong điều kiện đó, vấn đề đặt ra cho các công ty là làm sao phải có những giải pháp tốt hơn để vượt lên chiếm ưu thế trên thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh cho các công ty hiện nay và hơn bao giờ hết càng trở nên quan trọng và cấp thiết, vì nó quyết định sự tồn tại và thành công của công ty, đem đến cho công ty sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh cùng với khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty Cổ phần Hùng Vương luôn có chiến lược kinh doanh rõ ràng và từng bước xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và dần khẳng định được thương hiệu của mình trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động và đa dạng, cạnh tranh giữa các công ty càng trở nên gay gắt, vì thế việc lựa chọn và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn sẽ là yếu tố sống còn, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hùng Vương giai đoạn đến 2025” với mong muốn dùng kiến thức đã được tiếp thu, đồng thời kết hợp với thực tiễn hoạt động của công ty để đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 5 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu chung của đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương trong giai đoạn đến 2025. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích dự báo tình hình hoạt động và nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Công ty. 3.2 Mục tiêu cụ thể 1) Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Hùng Vương. 2) Phân tích môi trường kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn đến năm 2025. 3) Đề xuất một số giải pháp triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Hùng Vương. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Công ty, ứng với môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty, từ đó để xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hùng Vương.. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1 Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Công ty cổ phần Hùng Vương + Thời gian: số liệu được thu thập từ 2013 - 2015 5.2 Giới hạn nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận để biết các bước xây dựng và lựa chọn chiến lược. Tiến hành phân tích môi trường bên trong, bên ngoài Công ty nhằm thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với Công ty. Sử dụng công cụ ma trận SWOT, QSPM để lựa chọn chiến lược ưu tiên, chiến lược hỗ trợ và đề xuất các giải pháp thực hiện. 6 5.3 Thời gian thực hiện Đề tài thực hiện từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 cho các công việc thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết bản nháp, hoàn thiện luận văn, soạn slide bảo vệ,… 6. CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 9/2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra ở Việt Nam giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường chất lượng cao là EU và Mỹ giảm liên tục từ đầu năm (EU giảm 16,1%, Mỹ giảm 3,2%); nhưng tăng mạnh ở thị trường Trung Quốc và Hong Kong, tới 49,1%. Đầu tháng 10 vừa qua, cả nước có 203 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu gần 740.000 tấn sản phẩm cá tra. Trong đó, đứng đầu là thị trường Trung Quốc và Hong Kong, tiếp sau là EU và ASEAN, thị trường Mỹ đứng thứ tư. Theo thông tư số 36/2014/NĐ – CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 quy định về nuôi và chế biến cá tra, xuất khẩu cá tra phi lê đông lạnh phải đáp ứng chất lượng quy định được xuất khẩu nếu đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Đề tài còn kế thừa một số tài liệu của nhiều tác giả đã nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh của các công ty như: - Các công cụ phân tích được sử dụng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty. Bùi Thị Thùy Trang (2013) , Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần thủy sản Vinh Quang, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2014 – 2018, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần thơ. Đề tài sử dụng các công cụ xây dựng chiến lược như phương pháp phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) để phân tích môi trường kinh doanh của công ty. Tác giả sử dụng các phương pháp xây dựng chiến lược bao gồm phân tích ma trận SWOT, phân tích ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty trong giai đoạn 2014 – 2018. 7 Hồ Vũ Linh (2010), Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Dầu khí Mekong đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần Thơ. Tác giả phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Petromekong giai đoạn 2005 - 2009, đồng thời tác giả hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Petromekong đến năm 2015 và đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược. Kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn một số điểm yếu như: Khả năng tài chính, hệ thống cửa hàng bán lẻ chưa đầu tư đúng mức, hoạt động Marketing chưa được chú trọng để khắc phục những tồn tại này tác giả đã đề xuất một số giải pháp: Tăng vốn điều lệ, tái cấu trúc bộ máy quản lý, phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, kết hợp phía trước và phát triển sản phẩm. - Tác động của môi trường kinh doanh bên ngoài đến chiến lược kinh doanh của Công ty Lã Thanh Thùy (2007), Hoạch định chiến lược Marketting xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ của Công ty chế biến và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản CAMIMEX - Cà Mau, Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả đã có được những bước phân tích sâu vào thị trường đối tác Hoa Kỳ, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của Công ty. Đề tài này tiến hành phân tích đầy đủ các yếu tố cần thiết để hoạch định chiến lược Marketing nhưng việc phân tích môi trường bên trong hay bên ngoài Công ty là những phân tích ít nhiều mang tính chủ quan, không có cơ sở cho những nhận định của tác giả là sát với tình hình thực tế của Công ty. Lê Văn Mến (2010), xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đường Biên Hòa, đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng các ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận hình hảnh cạnh tranh (CP_ Matrix) để xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty CP đường Biên Hòa. - Các yếu tố nội tại có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Công ty. Nguyễn Vũ Tương Huy (2014), Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ, Đại học Công Nghệ TP. Hồ 8 Chí Minh. Trong đề tài này tác giả dựa trên cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty thông qua ma trận SWOT. Từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục những nhược điểm của công ty và đưa ra các giải pháp phát huy điểm mạnh của công ty Bibica đến năm 2020. Nguyễn Văn Nhân (2011) Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn năm 2020, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đi sâu về phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp như tình hình sản xuất của công ty, hoạt động Marketing, nguồn nhận lực, tình hình tài chính, công tác quản lý,... kết hợp với việc phân tích các nhóm chiến lược thông qua ma trận QSPM. Tác giả đã đưa ra những giải pháp khắc phục những yếu kém trong nội bộ của công ty, đồng thời đưa ra những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đến năm 2020. - Những thuận lợi và khó khăn các Công ty gặp phải trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay Nguyễn Huỳnh Phước Thiện (2009), Hoạch định chiến lược kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp Thành phố Cần Thơ đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích định tính, nghiên cứu điển hình và phương pháp chuyên gia. Kết quả nghiên cứu tác giả đã tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố thuận lợi, bất lợi liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo TP. Cần Thơ trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra các chiến lược và giải pháp thực hiện phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp này. Lê Văn Phưởng (2010) , Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An giai đoạn 2010 – 2015. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. Đề tài đã sử dụng công cụ xây dựng chiến lược khả thi là ma trận SWOT và ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược tốt nhất thông qua điểm số hấp dẫn của từng chiến lược. các chiến lược được tác giả chọn bao gồm: chiến lược thâm nhập thị trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan