Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh ...

Tài liệu Xây dựng mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh

.PDF
234
427
74

Mô tả:

TRANG PHỤ BÌA VIỆN HÀN VIỆN HÀN LÂM LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NCS NCS LÊ LÊ NGÔ NGÔ NGỌC NGỌC THU THU XÂY DỰNG DỰNG MÔ MÔ HÌNH HÌNH HÀNH HÀNH VI VI LỰA LỰA CHỌN CHỌN XÂY PHƯƠNG THỨC THỨC VẬN VẬN TẢI TẢI HÀNH HÀNH KHÁCH KHÁCH PHƯƠNG LIÊN LIÊNTỈNH TỈNH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Chuyên Quản lý kinh tế Mã số ngành :: 62.34.04.10 Mã số : 62.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRỊNH THÙY ANH 2. PGS. TS DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRỊNH THÙY ANH 2. PGS. TS DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN HÀ NỘI - 2017 i LỜI CAM ĐOAN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Ngô Ngọc Thu ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................. ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................. 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 27 1.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án giải quyết ......................................... 31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH HÀNH VI LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH LIÊN TỈNH ..................................................................................................... 48 2.1. Một số khái niệm nghiên cứu .............................................................. 48 2.2. Cơ sở lý luận về mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh .............................................................................................. 50 2.2.1. Lý thuyết cung cầu ......................................................................... 51 2.2.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ................................................. 54 2.2.3. Mức sẵn lòng chi trả....................................................................... 57 2.2.4. Chất lượng dịch vụ ......................................................................... 61 2.2.5. Lý thuyết về lựa chọn PTVT.......................................................... 62 2.3. Mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh . 66 2.3.1. Chính sách vận tải hành khách liên tỉnh của Việt Nam ................. 66 2.3.2. Mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh hành trình Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội........................................................... 68 2.3.3. Phương pháp xây dựng mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh .......................................................................................... 70 iii CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HÀNH VI LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH LIÊN TỈNH ........................................................ 83 3.1. Thực trạng vận tải hành khách liên tỉnh tại Việt Nam ......................... 83 3.1.1. Thực trạng vận tải hành khách liên tỉnh........................................ 83 3.1.2. Thực trạng vận tải hành khách tuyến Tp.HCM đến HN ............... 88 3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh .............................................................................................. 93 3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................. 93 3.2.2. Kết quả phân tích hồi quy Logit đa thức..................................... 112 3.3. Phân tích kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình hành vi lựa chọn PTVT của hành khách liên tỉnh hành trình từ Tp.HCM đến Hà Nội ........ 120 3.3.1. Điểm tích cực ............................................................................... 120 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................... 135 3.3.3. Hướng khắc phục các hạn chế ..................................................... 135 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH LIÊN TỈNH ................................................................................................... 137 4.1. Định hướng chính sách vận tải hành khách liên tỉnh của Việt Nam đến năm 2020.................................................................................................... 137 4.2. Một số giải pháp cải thiện vận tải hành khách liên tỉnh tại Việt Nam 139 4.2.1. Đối với vận tải hành khách đường sắt ........................................ 140 4.2.2. Đối với vận tải hành khách đường không ................................... 143 4.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 146 4.3.1. Đối với chính phủ........................................................................ 146 4.3.2. Đối với bộ giao thông vận tải và các bộ, ban, ngành liên quan ... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................... 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………..……......................................152 PHỤ LỤC…………………………………………..……………………....162 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations PPP Quan hệ đối tác công tư BRT Xe buýt nhanh BOO Xây dựng – sở hữu – kinh doanh Build-Own-Operate BOT Xây dựng - kinh doanh chuyển giao Build-Operate – Transfer BT Xây dựng – chuyển giao Build Transfer Bus rapid transit BTO Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh CHK Cảng hàng không CO Chất khí Cacbonoxit CTS Điều tra Du lịch Canada D Đường cầu Đường sắt cao tốc ĐBCT Đường bộ cao tốc JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản GTVT Giao thông vận tải Hà Nội LC Mô hình lớp ẩn LCC Build- Transfer- Operate Canadian Travel Survey Demand curve ĐSCT HN Public Private Partnerships Japan International Cooperation Agency Latent class Hãng hàng không giá rẻ v Low Cost Carrier MRT Giao thông công cộng cao tốc Mass rapid transit MPU Ô tô vận chuyển hành khách công cộng Public Passenger Car MXL Mô hình Logit hỗn hợp Mixed Logit Model MNL Mô hình Logit đa thức Multinomial Logit Model NO2 Chất khí Nitơ điôxít NTS Hệ thống giao thông quá cảnh mới NTD Người tiêu dùng RPL Tham số ngẫu nhiên logit PTVT S Tp.HCM New transit system Random Parameter Logit Phương thức vận tải Đường cung Supply curve Thành phố Hồ Chí Minh TRA Hành động hợp lý VNA Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines VOCs Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi Volatile Organic Compounds WTP Sẵn lòng chi trả Theory of Reasoned Action Willingness to pay vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện các giai đoạn nghiên cứu 72 Bảng 2.2. Danh sách chuyên gia kinh tế – giao thông 74 Bảng 2.3. Tên các biến phụ thuộc và biến độc lập 74 Bảng 3.1. Hành lang vận tải Bắc Nam 89 Bảng 3.2. Dự báo khối lượng hành khách và tỷ lệ đảm nhận trên hành lang ven biển Bắc – Nam 89 Bảng 3.3. Số lượt hành khách vận chuyển phân theo vận tải đường Sắt 90 Bảng 3.4. Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường Bộ 91 Bảng 3.5. Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường Hàng không 92 Bảng 3.6. Cơ cấu mẫu theo loại phương thức vận tải và giới tính 94 Bảng 3.7. Cơ cấu mẫu theo sắc tộc và giới tính 95 Bảng 3.8. Cơ cấu mẫu theo số thành viên trong gia đình và giới tính 98 Bảng 3.9. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân và giới tính 98 Bảng 3.10. Cơ cấu mẫu theo sở hữu ô tô và giới tính 99 Bảng 3.11. Tổng số lần đi lại của hành khách bằng xe lửa 100 Bảng 3.12. Tổng số lần đi lại của hành khách bằng máy bay 100 Bảng 3.13. Tổng số lần đi lại của hành khách bằng xe khách 100 Bảng 3.14. Thời gian đi lại của hành khách bằng xe lửa 103 Bảng 3.15. Thời gian đi lại của hành khách bằng máy bay 104 Bảng 3.16. Thời gian đi lại của hành khách bằng xe khách 104 Bảng 3.17. Khoảng cách đi lại của hành khách bằng xe lửa 104 Bảng 3.18. Khoảng cách đi lại của hành khách bằng máy bay 105 Bảng 3.19. Khoảng cách đi lại của hành khách bằng xe khách 105 Bảng 3.20. Đánh giá sự phù hợp của mô hình 113 vii Bảng 3.21. Gía trị R2 113 Bảng 3.22. Kiểm tra tỉ lệ phù hợp các biến độc lập 114 Bảng 3.23. Phân loại tỷ lệ thành công của từng mô hình PTVT 115 Bảng 3.24. Kết quả mô hình hồi quy logit đa thức giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn PTVT 116 Bảng 3.25. Các biến trong mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh (hành trình từ Tp.HCM đến Hà Nội) 118 Bảng 3.26. Giải thích sự ảnh hưởng các biến trong mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh (chặng hành trình từ Tp.HCM đến Hà Nội) 125 viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Hình 1. Phương thức vận tải hành khách liên tỉnh từ Tp.HCM đi Hà Nội 5 Hình 1.1. Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh – hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội 34 Hình 1.2. Tuyến đường xảy ra tai nạn giao thông năm 2015 43 Hình 1.3. Phương tiện gây tai nạn giao thông năm 2015 43 Hình 2.1. Quy trình, dự báo phân tích nhu cầu đi lại 53 Hình 2.2. Biểu đồ đẳng ích 55 Hình 2.3. Đường ngân sách 56 Hình 2.4. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 57 Hình 2.5. Tác động của sự thay đổi giá cả 58 Hình 2.6. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất 60 Hình 2.7. Mô hình sự hài lòng của khách hàng 63 Hình 2.8. Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn PTVT của hành khách liên tỉnh – từ Tp.HCM đi Hà Nội 69 Hình 3.1. Các phương thức vận tải hành khách liên tỉnh tại Việt Nam 85 Hình 3.2. Giao thông vận tải ở Việt Nam 86 Hình 3.3. Số lượt hành khách được vận tải bởi các phương thức năm 2015 87 Hình 3.4. Số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải tải 88 Hình 3.5. Số lượt hành khách vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không giai đoạn 2011 – 2015 93 Hình 3.6. Cơ cấu mẫu theo giới tính 94 Hình 3.7. Cơ cấu mẫu theo hành khách sử dụng 3 loại phương thức vận tải 95 Hình 3.8. Cơ cấu mẫu theo tình trạng học vấn 96 Hình 3.9. Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp 96 Hình 3.10. Cơ cấu mẫu theo thu nhập trung bình 97 ix Hình 3.11. Cơ cấu mẫu theo mục đích chuyến đi 99 Hình 3.12. Sự hài lòng của hành khách về giá vé xe lửa 101 Hình 3.13. Sự hài lòng của hành khách về giá vé máy bay 102 Hình 3.14. Sự hài lòng của hành khách về giá vé xe khách 103 Hình 3.15. Sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ xe lửa 106 Hình 3.16. Sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ máy bay 107 Hình 3.17. Sự hài lòng của hành khách về chất lượng dịch vụ xe khách 108 Hình 3.18. Sự kiện cực đoan ảnh hưởng đến chuyến đi bằng xe lửa 108 Hình 3.19. Sự kiện cực đoan ảnh hưởng đến chuyến đi bằng máy bay 109 Hình 3.20. Sự kiện cực đoan ảnh hưởng đến chuyến đi bằng xe khách 109 Hình 3.21. Giá vé xe khách hành khách cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi trả 110 Hình 3.22. Giá vé xe lửa hành khách cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi trả 111 Hình 3.23. Giá vé máy bay hành khách cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi trả 112 Hình 3.24. Phương tiện đường bộ thải khí gây ô nhiễm môi trường 119 Hình 3.25. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn xe lửa của hành khách liên tỉnh 121 Hình 3.26. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn máy bay của hành khách liên tỉnh 122 Hình 3.27. Phương tiện đường bộ thải khí gây ô nhiễm môi trường 124 Hình 4.1. Số lượt khách được vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt trong 20 năm qua 140 Hình 4.2. Tỷ lệ chậm chuyến của các Hãng hàng không Việt Nam 144 Hình 4.3. Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải 145 Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 73 x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông vận tải (GTVT) là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước [35]. Thực hiện đường lối của Đảng về chính sách đối ngoại được nêu ra tại đại hội Đảng lần thứ XI là tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, ngành giao thông vận tải trong những năm qua đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực giao thông vận tải như vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường biển và vận tải đường thủy nội địa. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông là cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại của doanh nghiệp phát triển và cũng là cơ sở tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động đến các vùng có năng suất lao động cao hơn. Ngày 25/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 355/2013/QĐ-TTg. Mục tiêu cho riêng trục Bắc-Nam sẽ “Ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển. Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư phù hợp đường sắt 1 tốc độ cao. Phát triển mạng đường bay chủ yếu theo mô hình trục nan với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”. Việc đi học, đi làm xa, đi du lịch ngày càng lớn, cộng thêm thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu vận tải liên tỉnh của hành khách luân chuyển năm 2015 ước tính đạt 3283,1 triệu lượt khách (tăng 7,7%) và 143 tỷ lượt khách.km (tăng 7,9%) so với năm 2014 [47]. Nhu cầu vận chuyển hành khách liên tỉnh cao dẫn đến yêu cầu về chất lượng – dịch vụ, thời gian, mức độ an toàn, v.v. của hành khách cũng ngày càng nâng cao. Vận tải hành khách Bắc – Nam cụ thể là vận tải hành khách hành trình Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội (Tp.HCM – HN) là một trong những hành trình có khối lượng vận chuyển hành khách lớn nhất trong cả nước. Với ba phương thức vận tải (PTVT) chính là máy bay, tàu lửa, xe khách, nhu cầu đi lại của hành khách phần nào được đáp ứng. Tuy nhiên, tỷ trọng hành khách lựa chọn máy bay, tàu lửa, xe khách ở những mùa cao điểm và thấp điểm trong năm khá chênh lệch, dẫn đến tình trạng “cháy vé”, hết vé hoặc vé không bán được ở một số phương thức vận tải. Vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng đến lợi ích của hành khách (bị các nhà cung cấp dịch vụ tăng giá, ép giá vận chuyển, …) và ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ vận tải hành khách (cháy vé, ế vé, …), mà còn ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ vận tải hành khách của cơ quan chức trách nhà nước. Xây dựng đủ cơ sở hạ tầng giao thông là điều hết sức quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam. Nhưng để tránh sự lãng phí do (1) quá tải hoặc (2) quá dư thừa công suất của hạ tầng giao thông hoặc (3) do xây dựng hình thức giao thông không phù hợp với thị hiếu của người sử dụng, việc đánh giá cụ 2 thể và chính xác năng lực hiện hữu, nhu cầu vận tải, chi phí kinh tế cũng như thị hiếu của người sử dụng trong việc lựa chọn phương thức đi lại là điều hết sức quan trọng. Thông qua mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh sẽ giúp các nhà chức trách trong việc quản lý nhu cầu giao thông vận tải, nắm được thị hiếu đi lại của hành khách, từ đó có những chính sách, quy định một mặt điều tiết giao thông trên tuyến được hài hòa, đầu tư cơ sở hạ tầng đủ và kịp thời, mặt khác có các chính sách về kinh tế (kiểm soát giá nhiên liệu, kiềm chế lạm phát, …) hợp lý. Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều dự án và nghiên cứu về giao thông vận tải, tuy nhiên các nghiên cứu về hành vi lựa chọn phương thức vận tải của hành khách cho các hành trình liên tỉnh vẫn còn giới hạn. Lý do nêu trên khiến tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh, xét hành trình liên tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội, để có cơ sở xây dựng mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh và đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh, cho cơ quan quản lý nhà nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:  Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến xây dựng mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh. 3  Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.  Phân tích thực trạng hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh tại Việt Nam nói chung và hành trình liên tỉnh từ Tp.HCM – HN nói riêng.  Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh với hành trình Tp.HCM – HN.  Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh hành trình Tp.HCM – HN.  Xây dựng mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh với hành trình Tp.HCM – HN.  Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cải thiện vận tải liên tỉnh ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh thông qua việc phân tích hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chỉ thực hiện phân tích hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh từ đó xây dựng mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh. Ngoài ra, luận án còn có một số giới hạn nghiên cứu như sau: a. Về không gian, địa điểm: + Luận án được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh với 3 địa điểm cụ thể là: Bến xe Miền Đông, Ga đường sắt Sài Gòn và Cảng hàng không (CHK) quốc tế Tân Sơn Nhất. + Luận án chỉ xem xét vận tải hành khách liên tỉnh đường dài (lớn hơn 1.000 Km) với hành trình liên tỉnh từ Tp.HCM đi Hà Nội bằng một 4 trong ba loại hình vận tải hành khách như: đường hàng không (máy bay), đường bộ (xe khách), đường sắt (xe lửa). Thành phố Hồ Chí Minh Đường Hàng không (máy bay) Đường Bộ (xe khách) Đường Sắt (xe lửa) Hà Nội Nguồn: Tác giả thực hiện Hình 1. Phương thức vận tải hành khách liên tỉnh từ Tp.HCM đi Hà Nội b. Về đối tượng nghiên cứu: + Đối với hành khách sử dụng máy bay thì luận án chỉ xét hành khách đi lại của 2 Hãng hàng không giá rẻ (LCC – Hãng hàng không chi phí thấp) gồm: Jetstar Pacific (công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines) và VietJet Air (công ty cổ phần hàng không Vietjet). Luận án không xem xét hành khách đi lại của Hãng hàng không truyền thống VietNam Airlines (VNA – Hãng hàng không quốc gia Việt Nam). Vì giá vé của Hãng hàng không giá rẻ và Hãng hàng không truyền thống có sự chênh lệch lớn xét trong cùng 1 thời điểm mua vé trong năm 2015 (xem phụ lục 7). + Đối với hành khách sử dụng xe khách thì giá vé của các Hãng xe khách tương đồng nhau nên tác giả nghiên cứu hành khách của Hãng A Ba, Hiền Phước, Mai Linh tại bến xe Miền Đông. Tác giả chọn 3 hãng xe khách trên là do 3 hãng xe này có số hành khách và tần suất chuyến đi trong tuần nhiều hơn so với các hãng xe khác. + Đối với hành khách sử dụng xe lửa thì chỉ có một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách là Công ty TNHH MTV Đường sắt 5 Sài gòn, nên tác giả nghiên cứu hành khách của Công ty TNHH MTV Đường sắt Sài gòn. + Đối tượng khảo sát của luận án là những hành khách đã và đang sử dụng máy bay, xe khách, xe lửa tại thời điểm nghiên cứu. c. Về thời gian: + Luận án được thực hiện từ tháng 03/2014 đến tháng 08/2016, trong đó thời gian khảo sát từ đầu tháng 09/2015 đến hết tháng 12/2015. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của luận án sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án được thực hiện thông qua nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu sơ bộ, phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thực hiện. Với nghiên cứu chính thức, chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và hệ thống với nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Trong đó, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tổng cục thống kê; phòng kế hoạch vận tải – Bến xe Miền Đông; phòng kinh doanh – Công ty cổ phần vận tải đường Sắt Sài Gòn và phòng vận tải – Cục hàng không Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp thông qua khảo sát hành khách đang và đã sử dụng máy bay, xe khách, xe lửa tại sân bay, bến xe và ga xe lửa ở Tp.HCM. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh, thế nhưng tại Việt Nam số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, luận án có được 6 một số đóng góp mới về khoa học so với tình hình nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam như sau: Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh. Thứ hai, biết được thực trạng hiện nay về hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh tại Việt Nam nói chung và hành trình Tp.HCM – HN nói riêng. Thứ ba, xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh, nghiên cứu với vận tải hành khách liên tỉnh đường dài (lớn hơn 1.000 km) với hành trình Tp.HCM – HN. Thứ tư, hiểu được sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh trong mô hình hồi quy logit đa thức. Thứ năm, khám phá được yếu tố sự kiện cực đoan và yếu tố sẵn lòng chi trả có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh tại Việt Nam với hành trình Tp.HCM – HN. Thứ sáu, đưa ra các giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe lửa và máy bay với hành trình Tp.HCM – HN, và các kiến nghị với chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: luận án đã hệ thống những vấn đề cơ bản về lý thuyết mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh. Luận án làm rõ quy trình thực hiện như: phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu; cách thức xây dựng mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh thông qua hàm hồi quy logit đa thức bằng phần mềm SPSS; giải thích mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh. Về mặt thực tiễn: luận án đã tổng kết thực tiễn hành vi lựa chọn phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh hành trình Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội 7 trong bối cảnh phát triển mạnh của nhiều phương tiện vận tải, mức sống đi lên của đại đa số người dân nói chung và nhiều rủi ro phi truyền thống. Căn cứ số liệu và dữ liệu người tham gia giao thông, luận án đề xuất một số giải pháp cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh đường dài về lập kế hoạch đầu tư và phát triển PTVT, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển bền vững của vùng và cho quốc gia. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp xây dựng mô hình hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh. Chương 3: Thực trạng hành vi lựa chọn phương thức vận tải hành khách liên tỉnh. Chương 4: Một số giải pháp cải thiện vận tải hành khách liên tỉnh. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, học giả, nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước quan tâm với rất nhiều công trình/đề tài nghiên cứu và tìm hiểu ở các góc độ khác nhau, qui mô khác nhau, thời gian và địa điểm khác nhau. Trong đó, hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh không chỉ là nguyên nhân gây nên hiện tượng co giãn cung cầu đối với dịch vụ vận tải hành khách trong những mùa cao điểm – thấp điểm, mà nó còn là nguyên nhân gây ra sự quá tải đối với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải hành khách, gia tăng nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất đối với các hãng vận chuyển cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đặc biệt là vấn đề đầu tư các cơ sở hạ tầng giao thông tiên tiến và hiện đại với chi phí cao (ĐSCT, BRT/MRT, …) đối với nhà nước. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được xu hướng lựa chọn PTVT liên tỉnh (xu hướng gia tăng hay sụt giảm…) sẽ là cơ sở quan trọng cho các cơ quan quản lý trong việc ban hành các chính sách/quy định điều tiết phí và giá dịch vụ GTVT ở tầm vĩ mô. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về mô hình hành vi lựa chọn PTVT hành khách liên tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt và được rất nhiều học giả trong nước và ngoài nước quan tâm. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Manssour A. Abdulsalam Bin Miskeen và các cộng sự (2014) đã thực hiện việc điều tra hành vi lựa chọn PTVT liên tỉnh của hành khách đối với các chuyến đi công tác không nhằm mục đích kinh doanh tại Libya. 9 Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phát triển thành công và kiểm chứng mô hình phân tách hành vi lựa chọn PTVT cho các chuyến đi liên tỉnh không nhằm mục đích kinh doanh, dựa trên cấu trúc logit nhị phân. Đối với mô hình nhị phân, i và j là hai sự lựa chọn PTVT (ô tô, máy bay) của một hành khách: Uin = Vin+ 𝜀in Ujn = Vjn + 𝜀jn Và xác suất được tính bằng: Pin = Prob [Uin ≥Ujn] = Prob [Vin + 𝜀in ≥Vjn + 𝜀jn ] = Prob [Vin - Vjn ≥𝜀jn -𝜀in ] Xác suất hành khách n lựa chọn phương tiện bằng máy bay được tính toán theo công thức: Pmáy bay 𝑒 𝑉𝑖𝑛 = 𝑒 𝑉𝑖𝑛 + 𝑒 𝑉𝑗𝑛 = 𝑒 𝑉𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 𝑒 𝑉ô𝑡ô + 𝑒 𝑉𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 = 𝑒 𝛽𝑥𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 𝑒 𝛽𝑥𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝑒 𝛽𝑥ô𝑡ô Trong đó: Vôtô = 𝛽0 + 𝛽1 ô𝑡ô 𝑥𝑡𝑢ổ𝑖/ô𝑡ô + 𝛽2 𝑥𝐺/ô𝑡ô + 𝛽3 𝑥𝑁/ô𝑡ô + 𝛽4 𝑥𝐸𝐿/ô𝑡ô + 𝛽5 𝑥𝐻𝐼𝑁𝐶/ô𝑡ô+ 𝛽6 𝑥𝐻𝐶𝑂𝑆𝐻𝑃/ô𝑡ô + 𝛽7 𝑥𝐹𝑇/ô𝑡ô + 𝛽9 𝑥𝐷𝐼𝑆𝑇/ô𝑡ô + 𝛽10 𝑥𝑇𝑇𝐶/ô𝑡ô = (chi phí nhiên liệu + chi phí dầu+ phí đỗ xe) + 𝛽11 𝑥𝐼𝑉𝑇𝑇/ô𝑡ô + 𝛽12 𝑥𝑂𝑂𝑉𝑇𝑇/ô𝑡ô = (thời gian tại các chặng dừng và tiếp nhiên liệu) + 𝛽13 𝑥𝐷𝑂𝑆/ô𝑡ô + 𝛽14 𝑥𝑃𝑅𝐼𝑉/ô𝑡ô + 𝛽15 𝑥𝐶𝑂𝑁𝑉/ô𝑡ô + 𝛽16 𝑥𝐶𝑂𝑀𝐹/ô𝑡ô + 𝛽17 𝑥𝑅𝐸𝐿𝐼𝐴𝐵/ô𝑡ô + 𝛽18 𝑥𝑆𝐴𝐹𝐸/ô𝑡ô + 𝛽19 𝑥𝑊𝐸𝑇𝐻𝐶/ô𝑡ô + 𝜀𝑖 Vmáy bay = 𝛽0 + 𝛽1 𝑥𝑡𝑢ổ𝑖/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽2 𝑥𝐺/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽3 𝑥𝑁/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽4 𝑥𝐸𝐿/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽5 𝑥𝐻𝐼𝑁𝐶/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽6 𝑥𝐻𝐶𝑂𝑆𝐻𝑃/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽7 𝑥𝐹𝑇/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽9 𝑥𝐷𝐼𝑆𝑇/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝐴𝐶𝐸𝑆𝐶 + 𝐸𝐺𝑅𝑆𝑇)+ 𝛽10 𝑥𝑇𝑇𝐶/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 = (𝐿𝐻𝑇𝐶 + 𝛽9 𝑥𝐴𝐸𝐷𝐼𝑆𝑇𝐴/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽11 𝑥𝐼𝑉𝑇𝑇/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽12 𝑥𝑂𝑂𝑉𝑇𝑇/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽13 𝑥𝐷𝑂𝑆/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽14 𝑥𝑃𝑅𝐼𝑉/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽15 𝑥𝐶𝑂𝑁𝑉/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽16 𝑥𝐶𝑂𝑀𝐹/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽17 𝑥𝑅𝐸𝐿𝐼𝐴𝐵/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽18 𝑥𝑆𝐴𝐹𝐸/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝛽19 𝑥𝑊𝐸𝑇𝐻𝐶/𝑚á𝑦𝑏𝑎𝑦 + 𝜀𝑖 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan